Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Tại phiên thảo luận diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam lần đầu được tổ chức cho Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì ngày 9/5/2019, các doanh nghiệp công nghệ lớn cùng với cơ quan nhà nước đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về những vướng mắc còn tồn tại trong việc kết nối với thị trường và đưa sản phẩm vào thị trường.

dsc 0963 bo truong1 145915 090519 59

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc

Ông Lương Tuấn Thành – Giám đốc công nghệ CMC: "Khi ta làm ra sản phẩm mà không biết sale và marketing hay thậm chí là chuyển miễn phí cho khách hàng thì rất khó bán. Làm ra sản phẩm tốt nhưng chưa gửi được thông điệp tốt đến khách hàng tiềm năng của mình thì cũng khó bán được. Vì khách hàng không biết sản phẩm có giá trị gì và có sẵn sàng mua hay không. Món quà để cho khách hàng dùng thử và khách dùng tốt thì tự họ sẽ giới thiệu cho khách hàng xung quanh. Nếu ta tự tin sản phẩm là tốt thì cộng đồng chính là kênh bán hàng tốt nhất".

Ông Thành cũng cho biết, thực ra khi chính phủ càng lớn, doanh nghiệp càng lớn thì hệ thống IT công nghệ càng lớn và quy trình càng phức tạp. "Khi chúng tôi trao đổi với chính phủ Singapore, họ nhìn nhận rất rõ hệ thống thông tin đã ổn định nhiều năm, chỉ cải thiện nâng cấp thì rất khó đi nhanh. Đầu tư kiểu gì cũng khó đi nhanh. Ta không thể nào vừa làm ổn định phục vụ số đông lại vừa làm công nghệ mới như AI cùng lúc, ta cần phải suy nghĩ hai vấn đề này tách bạch nhau.

Đối với các dự án lớn đòi hỏi đấu thầu vẫn cần phải theo quy trình. Cần phải tách bạch các bài toán lớn và việc sáng tạo, tạo ra giải pháp vượt trội. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ vì cái gì mới sẽ phát triển rất nhanh nhưng cũng đầy rủi ro.

Ông Lê Minh Quốc - Giám đốc Kỹ thuật MK Smart: Thực ra có thể con đường như bấy lâu nay chúng ta đã nói, xác định đầu tiên làm chủ thị trường trong nước mới ra nước ngoài. Nhưng khi tổng kết, doanh số xuất khẩu chiếm đến 60-70% sang các thị trường Nhật, một số quốc gia châu Á khác, Châu Phi...

Người Việt vẫn có tâm lý sử dụng đồ ngoại và tôi cũng không biết tâm lý này bao giờ mới xóa bỏ được. Mặc dù người Việt hoàn toàn có thể làm được. Người Việt làm được nhưng không bán được chính là những rào cản rất lớn.

Bên cạnh đó, thực trạng hiện nay là doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi hơn doanh nghiệp Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh một điều, sản phẩm Việt Nam của chúng tôi hy vọng được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài.

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường: Thời gian vừa qua Bộ y tế đã tổ chức cuộc thi Y tế thông minh – lựa chọn sản phẩm công nghệ ứng dụng vào ngành y tế. Chúng tôi khẳng định doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đủ năng lực, đủ trí tuệ để giải quyết cơ bản hầu hết các bài toán y tế của Việt Nam.

Chỉ có 3 lĩnh vực các doanh nghiệp chưa quan tâm và đầu tư chưa nhiều nên chưa làm, có thể là do cơ chế tài chính, dự án y tế chưa hấp dẫn được các doanh nghiệp. Thứ nhất là bệnh án điện tử, thứ hai là hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh pacs và thứ ba trí tuệ nhân tạo trong y tế

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà: Cơ quan nhà nước có những quy định đã tồn tại từ rất lâu. Có những thể chế để thay đổi phải mất rất nhiều thời gian, đó là rào cản với các doanh nghiệp. Ta chưa có cơ chế để duy trì vận hành hệ thống và hoàn thiện.

Nhiều lúc, doanh nghiệp làm xong cơ quan nhà nước chưa kịp dùng đã hết tiền để chi cho bảo hành nên rất khó. Nên doanh nghiệp còn chưa kịp chứng minh tính hiệu quả của ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước. Chúng tôi cũng muốn nếu doanh nghiệp tham gia một cách có trách nhiệm thì phải cùng với cơ quan nhà nước chứng minh hiệu quả mà ứng dụng đem lại. Nếu chúng ta chỉ đi được nửa đường và không chứng minh được hiệu quả thì cũng khó để giải trình.

Ông Dư Thái Hùng - đại diện MobiFone: Ngoài khó khăn liên quan đến quy trình thì cũng có cái khó liên quan đến quy định nhà nước. Đôi khi nhà nước quy định rõ chỉ tiêu kỹ thuật, nên các sản phẩm mới không thể đầu tư được vì không biết đó là gì.

Ông Lý Quốc Chính - CEO VNPT Technology: VNPT không tham gia vào các dự án với chính phủ nhiều lắm nhưng cũng gặp khá nhiều khó khăn với câu hỏi làm thế nào để trả lương xứng đáng cho người lao động. Hiện tại lương cho các chuyên gia một tháng chỉ 7-8 triệu trong khi lương sinh viên mới ra trường trả từng đó họ đã đi chỗ khác . Thứ hai là chuyển giao công nghệ phải tuân theo luật đấu thầu. Các doanh nghiệp nước ngoài không phải ai cũng hỗ trợ việc đấu thầu. Nếu chỉ có 1-2 nhà cung cấp cũng không đủ để đấu thầu. Chúng tôi nhiều lúc cũng khó khăn đến mức không mua nữa mà phải tự làm.

Thái Trang

Theo Trí thức trẻ

Thông qua Đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2018 vừa qua, Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn đã khẳng định chiến lược “CHUYỂN MÌNH – VƯỢT SÓNG”  của SAIGONTEL trong giai đoạn 2018 – 2022 là tập trung mở rộng đa dạng lĩnh vực hoạt động kinh doanh ; đẩy mạnh phát triển lĩnh vực Bất động sản với các dự án: cao ốc văn phòng phức hợp, Khu đô thị, Bất động sản nghỉ dưỡng, Bất động sản tâm linh…

Xây dựng hình ảnh công ty luôn à một trong những việc được chú trọng nhằm khẳng định với khách hàng, đối tác đặc biệt là tập thể nhân viên SAIGONTEL về sự đầu tư và chuẩn bị của Ban lãnh đạo về chiến lược phát triển và tầm nhìn dài hạn trong tương lai. Kể từ ngày 03/05/2019, SAIGONTEL chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới bao gồm logo và các biểu mẫu trong toàn bộ hệ thống SAIGONTEL GROUP, cụ thể:

  1. Logo

Logo mới được thiết kế dựa trên tính kế thừa của logo cũ tuy nhiên chú trọng tạo ra các mảng khối phản ánh định hướng phát triển một cách chắc chắn và bền vững của Saigontel. Sự đan xen của các sóng khác nhau tượng trưng cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau; các vùng giao thoa giữa các sóng hàm ý liên quan và sự tương trợ giữa các lĩnh vực khi kết hợp cùng nhau.

Không có mô tả ảnh.

Bộ nhận diện thương hiệu mới của Saigontel vẫn giữ màu xanh dương làm chủ đạo; tượng trưng cho hòa bình - trung thực  - tin cậy

 

  1. Bộ biểu mẫu theo đó cũng sẽ thay đổi như concept của logo để đồng nhất và hoàn thiện. 

Quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của SAIGONTELnhằm hoàn thiện hơn về mặt hình ảnh, uy tín đồng thời tương xứng với tầm vóc mới của SAIGONTEL trong tương lai. Cụ thể, SAIGONTEL đang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản kết hợp công nghệ, đón bắt xu thế và vận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào bất động sản tạo ra những giá trị thông minh, đưa SAIGONTEL lên một tầm cao mới...

Thông qua việc ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, Ban lãnh đạo mong muốn truyền tải thông điệp  thay đổi tích cực trong văn hóa nội bộ, tác phong và quy trình làm việc của đội ngũ nhân viên trong toàn hệ thống, phát huy tối đa thế mạnh của mỗi cá nhân và tập thể để cùng nhau tạo dựng giá trị vững bền.

- Ban Truyền thông

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 1 năm 2019 

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính riêng lẻ Quý 1 năm 2019

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1 năm 2019

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thương mại điện tử đòi hỏi việc tạo ra những mô hình bất động sản công nghiệp kiểu mới hiện đại hơn, gắn kết hơn. Tại đó, một khu công nghiệp (KCN) không đơn thuần truyền thống chỉ là nơi sản xuất mà còn là khu đa chức năng cung cấp cả những dịch vụ cơ bản, đa dạng và thiết yếu như mua sắm, ăn uống, giải trí kết hợp nhu cầu vật chất và tinh thần cho các khách hàng.
 
KCN Đại Đồng Hoàn Sơn – Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Trên thực tế, câu chuyện chuyển đổi các khu công nghiệp từ các mô hình truyền thống sang các mô hình mới với quy chuẩn và tiêu chuẩn cao hơn đã nhen nhóm từ cách đây vài năm, nhưng thực sự nở rộ trong vòng khoảng 1 năm trở lại đây.

Số liệu từ Vụ Quản lý các Khu kinh tế cho biết lũy kế đến hết tháng 11-2018, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được khoảng 7.500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 970 nghìn tỷ đồng và khoảng 8.000 dự án có vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 145 tỷ USD.

Cùng với vốn đầu tư, sự chuyển dịch dòng vốn ngoại vào các khu công nghiệp cũng vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức trong việc chuyển dịch và thay đổi các mô hình phát triển theo phương thức truyền thống vừa yếu về hạ tầng kỹ thuật, vừa thiếu về hạ tầng xã hội sang mô hình kiểu mới gắn kết hơn. 

Trong đó, mô hình mới phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí cơ bản của một khu công nghiệp hiện đại, nhưng cũng được triển khai một cách tổng thể, có tính liên kết không chia cắt trong nội khu, không chia cắt giữa khu công nghiệp và khu độ thị hay không chia cắt "phụ trợ" và "không phụ trợ". Bên cạnh đó, mô hình mới cũng phải gắn với yếu tố công nghệ cao để vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ hoạt động giao lưu, nghỉ ngơi và thư giãn. 
 

Phối cảnh tổng thể khu đất trung tâm dịch vụ
Với những đòi hỏi như vậy, sau thời gian tìm hiểu việc cung cấp sản phẩm - dịch vụ trong khu công nghiệp tại các nước tiên tiến, Saigontel đã ấp ủ lên ý tưởng cho việc quy hoạch và xây dựng chuỗi trung tâm dịch vụ khu công nghiệp chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam với dự án thí điểm đầu tiên tại Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tại đây, theo chia sẻ của Bà Nguyễn Cẩm Phương – Tổng Giám đốc Saigontel, đại diện chủ đầu tư dự án, mô hình Trung tâm Dịch vụ của Saigontel sẽ cung cấp nhanh chóng những sản phẩm dịch vụ cơ bản, đa dạng và thiết yếu có thể kể đến như mua sắm, ăn uống, giải trí kết hợp nhu cầu vật chất và tinh thần cho các khách hàng, người lao động cũng như cư dân lân cận bên cạnh những dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp, cho thuê đất đai và nhà xưởng như truyền thống.

Với thiết kế thông minh, tinh tế gồm các phân khu chức năng đặc biệt như khu văn phòng, khu thương mại dịch vụ, không gian văn hóa giải trí,… được quy hoạch một cách bài bản và khoa học, mô hình mang tới trải nghiệm hoàn toàn khác cho các cán bộ, công nhân viên hoạt động trong Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn.

Đặc biệt, sự ấn tượng của mô hình Trung tâm Dịch vụ mới mà Saigontel đang theo đuổi chính là khu văn phòng với mô hình việc “Coworking Space” lần đầu tiên được đưa vào mô hình trung tâm dịch vụ tại các khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu thuê không gian làm việc trong thời gian ngắn của các doanh nghiệp. 
 

Khu văn phòng – quản lý
 
"Đây sẽ là nơi làm việc, nơi truyền cảm hứng với chi phí thấp và hiệu quả dành cho các các công ty cung ứng, bảo trì bảo hành, đối tác, các công ty khởi nghiệp… Saigontel sẽ hợp tác với một đơn vị nổi tiếng và giàu kinh nghiệm về quản lý và vận hành mô hình coworking tại Việt Nam, đưa chất liệu địa phương cùng những đặc trưng văn hóa vào trong thiết kế nhằm khai thác tối ưu hóa tiện ích và đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp", bà Nguyễn Cẩm Phương nhấn mạnh.
 

Hiện nay trong khi các KCN chỉ đơn thuần xoay quanh việc khai thác các dịch vụ cho thuê đất đai, các dịch vụ hạ tầng KCN thì Saigontel chọn cho mình sứ mệnh phát triển một mô hình trung tâm dịch vụ KCN đúng nghĩa nhằm khai thác các tiềm năng dịch vụ thương mại xoay quanh KCN, vừa mang ý nghĩa xã hội khi thu hút những tiểu thương tại địa phương tham gia, góp phần hỗ trợ tỉnh xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm không đảm bảo ATVSTP, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 

Được biết, nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh và vận hành của trung tâm dịch vụ, bên cạnh việc lựa chọn hình thức hợp tác kinh doanh với các đối tác, doanh nghiệp và tiểu thương có kinh nghiệm để cung cấp chất lượng dịch vụ cao nhất cho người sử dụng, Saigontel cũng sẽ tập trung vào việc quản lý và truyền thông marketing cho trung tâm dịch vụ để đảm bảo lưu lượng tham quan mua sắm.

"Chúng tôi hy vọng, sau khu trung tâm dịch vụ đi vào hoạt động sẽ góp phần giúp sẽ mang đến cho công nhân và người dân xung quanh một điểm đến không chỉ để tham quan mua sắm mà còn là điểm đến về mặt tinh thần khi kết hợp không gian công cộng để lưu giữ và quảng bá các loại hình văn hóa cộng đồng, văn hóa dân gian…", bà Nguyễn Cẩm Phương cho biết thêm.

(Theo Hanoimoi)

Thứ năm, 18 Tháng 4 2019

CBTT: Báo cáo thường niên năm 2018

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố Báo cáo thường niên năm 2018

Một số chuyên gia bất động sản khẳng định, việc phát triển condotel phải có luật định rõ ràng. Và mô hình condotel chỉ thực sự hoạt động hiệu quả khi đó là điểm du lịch hấp dẫn, khiến khách du lịch liên tục quay lại nhiều lần, trong nhiều năm liền.

11

Chuyên gia cho rằng: "Việt Nam chưa thực sự phù hợp với condotel".

Tại Diễn đàn với chủ đề "Triển vọng thị trường và thách thức nguồn nhân lực" vừa diễn ra cuối tuần trước, ông Kai Marcus Schroter, Tổng giám đốc Hospitality Tourism Management (HTM) cho rằng, sở dĩ condotel “nóng” là bởi nhiều người còn chưa thực sự hiểu rõ về loại hình này.

Theo vị chuyên gia, về cơ bản, condotel là một mô hình bất động sản tạo dòng tiền tốt, nhưng lợi nhuận 10 - 15%/năm "chỉ là con số mang tính quảng bá, và chưa thực sự khả thi".

Ông cho rằng, đúc rút kinh nghiệm từ các thị trường trong khu vực, việc phát triển condotel phải có luật định rõ ràng. Và mô hình condotel chỉ thực sự hoạt động hiệu quả khi đó là điểm du lịch hấp dẫn, khiến khách du lịch liên tục quay lại nhiều lần, trong nhiều năm liền.

“Mô hình condotel ở California mất hàng thế kỉ mới được khẳng định. Tại Thái Lan, người ta mất trên 20 năm. Trong khi ở Việt Nam, tôi chưa thấy khách du lịch nào quay lại đây 20 năm liên tiếp. Do đó, quan điểm của tôi là Việt Nam chưa thực sự phù hợp với condotel”, ông Kai Marcus Schroter nhận định.

Chia sẻ về condotel, ông Adam Bury, Phó chủ tịch cấp cao của JLL cho biết, condotel ở nước ngoài không còn tồn tại nhiều lắm trong khi đó tại Việt Nam, condotel cũng gặp vấn đề với yếu tố pháp lý.

"Tôi sẽ đưa 1 ví dụ một dự án nổi tiếng tại Đà Nẵng, khi dự án này bán condotel họ rất thành công khi bán được sản phẩm mà không cần cam kết lợi nhuận. Thay vì cam kết lợi nhuận, chủ đầu tư cung cấp cho những người mua condotel một kế hoạch kinh doanh khả thi. Cũng nhờ vậy, chủ dự án không gặp gánh nặng nợ nần, áp lực lợi nhuận. Nó cho thấy, không phải toàn bộ thị trường condotel đình trệ lại mà nó phụ thuộc vào từng dự án", ông nói.

Ở mặt ngược lại, theo Adam Bury, nếu nhà đầu tư vay vốn để phát triển condotel có thể rơi vào rủi ro không đủ tài chính để hoàn thành. Giả sử có dự án condotel có 100 nghìn căn hộ mà chỉ bán được 25 nghìn căn, họ sẽ không thể có đủ tiền để triển khai tiếp.

"Mô hình condotel rất khó thành công với nhà đầu tư tiềm lực tài chính kém. Họ phải vật lộn tài chính và chậm tiến độ. Tại Thái lan và Bali, các quốc gia này đã từng trải qua nỗi đau Condotel trên bờ biển của mình, Việt Nam cũng vậy", Adam Bury nhấn mạnh.

Còn theo ông Luis Mesquita de Melo - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Pháp chế - Asian Coast Development Ltd: "Tôi biết có dự án condotel rất được nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc ưa chuộng vì nó là 1 khu nghỉ dưỡng thích hợp, qua đó nhận được giá trị cộng thêm từ sân golf,… quanh khu vực đấy".

"Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi chúng ta không thể có khái niệm về khu nghỉ dưỡng thích hợp nếu chúng ta không có hệ thống pháp lý, khung pháp lý rõ ràng", ông này nói.

Theo vị chuyên gia, nguyên tắc chúng ta không cần sáng tạo ra bánh xe nữa, Việt Nam chỉ cần xem xét các thị trường khác đã từng trải qua điều này để học hỏi ứng dụng.

"Condotel cũng chỉ là 1 trong rất nhiều mô hình thôi, tương tự như time sharing, muốn thành công, chúng ta phải có khung pháp lý hoàn chỉnh để vận hành", ông nói thêm.

Phương Dung

Để phát triển bền vững, chuyên gia cho rằng, thị trường cần có những nhà đầu tư chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tự nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự, không nên phụ thuộc quá nhiều vào các khóa học bên ngoài. 

10

Để phát triển bền vững, thị trường cần có những nhà đầu tư chất lượng. 

Phát biểu tại một hội thảo về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng do TheLEADER tổ chức cuối tuần qua, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, dù dư địa thị trường lớn, miếng bánh trên thị trường bất động sản du lịch “rất ngon” nhưng không phải ai cũng ăn được.

"Để phát triển bền vững, thị trường cần có những nhà đầu tư chất lượng. Tuy nhiên, phương pháp đấu giá bất động sản hiện nay không ổn. Đối với bất động sản du lịch, các doanh nghiệp cần tham gia đầu thầu dự án gồm doanh thu, phương pháp xây dựng,…", ông nói.

Bên cạnh đó, ông Nam cũng cho rằng, trình độ, kỹ năng của các nhân viên khá yếu tại nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Các doanh nghiệp cần tự nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự, không nên phụ thuộc quá nhiều vào các khóa học bên ngoài .

Để tháo gỡ khó khăn về thiếu hụt nguồn nhân lực, theo ông Nam, các công ty phải chủ động xây dựng lực lượng thông qua hoạt động đào tạo nội bộ. Đối với lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp Việt, việc nâng cao các kỹ năng mềm và cập nhật các kiến thức về pháp luật, thị trường BĐS là điều cần được chú trọng trong giai đoạn này.

Còn theo ông Kai Marcus Schroter, Tổng giám đốc Hospitality Tourism Management (HTM), một trong những điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là việc đầu tư công chưa đầy đủ, sản phẩm nghỉ dưỡng thiếu tính khác biệt, độc đáo.

“Tôi có cơ hội tham gia khá nhiều hội thảo đầu tư tại Việt Nam. Tại đây, người ta kêu gọi rất nhiều các dự án casino, trường đua, thể thao… Nghe thì thú vị, nhưng khi nhìn vào quy hoạch tổng thể thì lại rời rạc. Tôi tin rằng, việc kêu gọi đầu tư này là một động thái tốt. Nhưng để đi vào thực tế, Việt Nam cần cân nhắc tính khả thi. Tỉ lệ 90% các dự án đầu tư được kêu gọi thiếu tính khả thi là điều rất đáng suy ngẫm”, ông Kai Marcus Schroter đánh giá.

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch, năm 1994 Việt Nam lần đầu tiên đón 1 triệu lượt khách quốc tế, đến 2015 đón 7,9 triệu và đến 2018 đón 15,5 triệu. Sự lớn mạnh của ngành du lịch đã kích thích đầu tư vào bất động sản du lịch, kéo theo nhu cầu mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực lưu trú du lịch.

Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn số lượng cơ sở lưu trú chủ yếu là khách sạn, resorts, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại du lịch tăng lên nhanh chóng. Năm 2011 cả nước có 13.756 cơ sở lưu trú du lịch với trên 256.000 buồng thì tới 2018 con số đã đạt 28.000 cơ sở với 550.000 buồng lưu trú, tốc độ tăng trưởng về quy mô buồng bình quân 12%/năm.

Thực tế từ năm 2014 đến nay, trên phạm vi cả nước đã xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển bất động sản du lịch khi du lịch tăng trưởng mạnh. Các dự án bất động sản du lịch được mở bán tại các thành phố lớn, các khu vực ven biển, miền núi, hải đảo như Hà Nội, TPHCM, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt...

"Trong đó, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 3 địa bàn đang phát triển rất mạnh. Điều này khẳng định rõ sự tăng trưởng khách du lịch tạo sức hấp dẫn cho kênh đầu tư vào bất động sản du lịch và chính yếu tố hấp dẫn du lịch là cội nguồn gia tăng giá trị cho bất động sản tại điểm du lịch", ông Siêu nói.

Ông Siêu cho rằng, với xu hướng dòng khách tiếp tục hướng về khu vực Châu Á-Thái bình dương, trong đó Việt Nam như ngôi sao đang lên trong ASEAN, chúng ta luôn lạc quan dự báo về viễn cảnh tăng trưởng du lịch 10 năm tới.

Theo đó, đến năm 2020 dự báo cả nước ó 650.000 đến 700.000 buồng lưu trú du lịch; năm 2025 cần có 950.000 đến 1.050.000 buồng và đến năm 2030 cần có 1.300.000 đến 1.450.000 buồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 8,2-8,5% đến 2020; 7,8-8,0% giai đoạn 2020-2025 và 7-7,5% giai đoạn 2025-2030.

Cùng với đó, dự báo đến năm 2020, Việt Nam đón 21,0 triệu lượt khách quốc tế, đến 2025 đón 32 triệu lượt và đến 2030 sẽ đón 47 triệu lượt, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 9-11%/năm.

"Tiếp đà tăng trưởng của ngành du lịch, nhu cầu đầu tư vào cơ sở lưu trú du lịch cũng tăng lên tuy nhiên tính chất, loại hình và địa bàn sẽ thay đổi theo xu hướng nhu cầu của khách du lịch thế hệ mới. Bất động sản du lịch vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hứa hẹn hiệu quả cao nếu lựa chọn đúng địa bàn, đúng loại hình phù hợp với xu hướng nhu cầu của thế hệ khách du lịch mới, thời kỳ gắn với cách mạng công nghiệp 4.0", ông nói thêm.

Ông Hà Văn Siêu nhận định, giai đoạn tới, khách du lịch sẽ quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư mở rộng và phát triển thêm nhiều trải nghiệm du lịch, ví dụ dự án bất động sản du lịch sẽ trở thành quần thể và gắn với nhiều tiện ích như casino, thể thao, sự kiện, nghệ thuật...

Phương Dung

Chỉ trong vòng một tháng qua, giá đất nền tại trung tâm TP Đà Lạt liên tục tăng cao. Nhiều trục đường như Nguyễn Chí Thanh, Bùi Thị Xuân, Phan Bội Châu... được rao bán từ 200 - 250 triệu đồng/m2.

86

Tại trục đường Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu giá đất được rao bán hơn 200 triệu/m2.

Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tại khu vực Hòa Bình, giá đất ở đây liên tục biến động. Các khu vực quanh trung tâm Hòa Bình, Chợ Đà Lạt được đẩy lên cao "kỷ lục". Cách đây một năm, khu vực này cũng nơi cao nhất cũng chỉ mới rao bán khoảng 150 triệu đồng/m2 nhưng nay đã lên tới hơn 200 triệu đồng/m2.

Khảo sát tại khu vực trung tâm Đà Lạt (khu Hòa Bình), đường Nguyễn Chí Thanh, Bùi Thị Xuân, Phan Bội Châu, Lê Thị Hồng Gấm các chủ đất đều cho biết giá đất sẽ còn tăng cao. Một số chủ đất còn dự đoán chỉ vài tháng nữa đất ở đây sẽ tăng lên 300 triệu đồng/m2.

"Giá giờ là giá chung rồi em ạ, ở đây bây giờ giá cũng phải trên 200 triệu đồng/m2 em ạ, không rẻ hơn được đâu. Em cứ đi hỏi xung quanh đây thì sẽ rõ chứ tụi anh đẩy giá lên cao làm gì. Sắp tới, Đà Lạt trở thành TP trực thuộc Trung ương giá còn cao gấp nhiều lần. Em đầu tư khách sạn thì vị trí này quá đẹp, vừa gần chợ, vừa gần Hồ Xuân Hương, em không đầu tư nhanh là có người đầu tư ngay", chủ khu đất trên đường Bùi Thị Xuân chia sẻ.

8

Những khu vực quanh chợ Đà Lạt đều đồng loạt tăng giá kỷ lục.

Theo chia sẻ của người dân địa phương, giá đất tại Đà Lạt tăng mạnh từ khoảng một năm trở lại đây. Tùy vào vị trí, đường lớn hay nhỏ mà giá tăng từ 10 - 100 triệu đồng/m2. Giới đầu tư ở đây chủ yếu để xây dựng nhà hàng, khách sạn. Thậm chí, có những con hẻm nhỏ trước đây giá chỉ khoảng 20 triệu/m2 nhưng nay cũng được đẩy lên 70, 80 triệu đồng/m2.

"Diện tích đất ở đây là 86m2, giá bán là 17 tỉ, em có thể thương lượng một chút. Đường này ô tô vào thoải mái, giao thông lại thuận tiện, nhiều người trả 16,5 tỉ mà anh không bán. Nếu em có thiện chí mua thì đặt cọc trước 7 tỉ anh làm hồ sơ luôn. Đất này giờ nhiều người hỏi lắm, em không mua là mai có người đến mua liền", ông Thiên - chủ khu đất trên đường Lê Đại Hành giới thiệu.

Trên các trang web mua bán nhà đất, nhiều khu vực trung tâm còn được rao bán từ 300 - 400 triệu đồng/m2. Chưa dừng lại ở đó, nhiều khu vực cách TP hơn 40km cũng được rao bán hơn 20 - 30 triệu đồng/m2 dù chỉ là đất nông nghiệp, bán giấy tay.

"Thấy đất ở trung tâm giá cao quá tôi đi ra khu vực ngoài rìa cách TP tầm 40 km để mua thì thấy giá cũng cao ngất ngưởng. Khu Tà Nung, Xuân Thọ tôi hỏi họ cũng đều báo giá gần 30 triệu đồng/m2 dù là đất nông nghiệp và chưa có sổ. Mua bán cũng bằng giấy viết tay hết. Tôi tính mua đất để mở quán cà phê và xây homestay nhưng thấy giá cao và pháp lý bất ổn quá nên thôi", chị Thiên Ý chia sẻ.

 9

Chủ yếu khu vực này để xây khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Do giá đất tăng cao, nhiều người dân ở Đà Lạt cũng bỏ việc đi làm "cò" đất để kiếm thêm thu nhập. Nhiều người chỉ vài tháng đã kiếm được hàng tỉ đồng. Người có vốn thì vừa làm cò vừa mua đi bán lại để kiếm lời nhanh.

"Cứ bán được nhà hay đất thì chủ nhà sẽ chia từ 1 - 2% trên tổng giá trị tài sản. Mình khéo léo thì mình đẩy giá lên để ăn chênh lệch. Lúc trước, tôi làm bên kinh doanh hải sản nhưng từ lúc giá đất đẩy lên cao tôi chuyển qua bên môi giới bất động sản luôn. Giờ hàng trăm người đi làm môi giới nên cũng cạnh tranh lắm nhưng vẫn kiếm ăn được", anh Hòa (ngụ Đà Lạt) chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Như Bình - Chuyên gia môi giới bất động sản, giá đất tại Đà Lạt cao chỉ là giá "ảo" và cơ quan chức năng cần sớm ngăn chặn tình trạng trên.

"Thực tế giá trị đất ở khu vực trung tâm và các khu vực vùng ven Đà Lạt cũng chỉ bằng 1/2 so với giá rao bán. Tuy vậy, nhiều chủ đất thổi giá lên để kiếm lời. Một người thổi giá rồi cả trăm người thổi giá nên mới có giá cao như bây giờ. Người dân không nên mua đất thời điểm này để tránh bị mua giá "cắt cổ". Các khu vực vùng ven nhiều người bán giấy tay cũng rất nguy hiểm nếu sau này xảy ra tranh chấp".

Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo các ban ngành liên quan tìm hiểu vấn đề trên và sớm có thông tin về sự việc cho người dân.

Vừa qua, UBND TP Đà Lạt vừa công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt”. Khu vực quy hoạch này có diện tích 30ha (thuộc phường 1, TP Đà Lạt), phạm vi từ đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng, hẻm nhà thờ Tin Lành, Nguyễn Văn Trỗi, đến đầu đường Ba Tháng Hai, Nguyễn Chí Thanh, đường dẫn xuống Lê Đại Hành qua vòng xoay đài phun nước gần cầu Ông Đạo (Nguyễn Văn Cừ, Lê Đại Hành, Trần Quốc Toản).

Xuân Hinh

Đối tác chiến lược