Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Ngày 12/02/2020, Nghị viện châu Âu đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA). Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế.

Việt Nam cam kết xóa bỏ 99% số dòng thuế nhập khẩu từ EU trong vòng 10 năm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hiệp định EVFTA và EVIPA đã được ký chính thức ngày 30/6/2019 tại Hà Nội. Hiệp định EVFTA gồm nội dung cắt giảm thuế xuất nhập khẩu nên sau khi Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn thì có thể thực thi ngay.

Về phía EU, 18h30 ngày 12/2/2020,  Nghị viện châu Âu đã hoàn tất việc bỏ phiếu với kết quả là 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ và 40 phiếu trống. Nghị viện châu Âu sẽ ra văn bản thống báo hoàn tất quá trình phê chuẩn và chuyển hồ sơ phê chuẩn trở lại Hội đồng Liên minh châu Âu để hoàn tất các thủ tục cuối cùng.

Về phía Việt Nam, các cơ quan đang triển khai các thủ tục để trình Quốc hội, dự kiến tại kỳ họp tháng 5/2020. Trường hợp Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5/2020 và 2 bên thông báo cho nhau đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong tháng 6/2020 thì Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Để thực thi nghĩa vụ cam kết thuế của Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định EVFTA áp dụng từ ngày Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam và có lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo đúng cam kết trong Hiệp định.

Về biểu thuế nhập khẩu: Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU, và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan của WTO.

Lộ trình cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam như sau: ô tô (sau 9 năm đối với ô tô phân khối lớn (trên 3000cc cho động cơ xăng và trên 2500 cc cho động cơ diesel) và 10 năm đối với các loại ô tô còn lại); linh kiện, phụ tùng ô tô (tối đa 7 năm); hóa chất (tối đa 7 năm); đồ uống có cồn (tối đa 10 năm); thịt bò (3 năm), thịt lợn đông lạnh (7 năm), thịt gà (10 năm); sữa và sản phẩm sữa (3-5 năm); cá và các sản phẩm cá (3-7 năm); thuốc lá, xì gà (15 năm); máy móc thiết bị (tối đa 7 năm);...

Về cam kết thuế xuất khẩu: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu với hàng hóa xuất khẩu sang EU với lộ trình lên đến 15 năm, trừ những mặt hàng được duy trì thuế xuất khẩu tập trung vào một số nhóm hàng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc),...

Theo Tạp Chí Tài Chính

 

UBND tỉnh Đồng Nai mới ký ban hành quyết định phê duyệt dự toán dự án đầu tư đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu với mức đầu tư 1.340 tỷ đồng.

Kết quả hình ảnh cho hơn 1300 tỷ làm đường ven sông đồng nai

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, mới ký ban hành quyết định số 231/QĐ-UBND phê duyệt dự toán chuẩ bị dự án ven sông Đồng Nai, thành phố Biên Hòa, đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu.

Theo quyết định này, dự án đường ven sống Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu nằm trên địa bàn phường Bửu Long (Biên Hòa) là công trình giao thông trong đô thị, cấp II, nhóm B.

Công trình đầu tư hoàn thiện tuyến đường có chiều dài khoảng 5,2 km, điểm đầu dự án tại mố A cầu Hóa An, điểm cuối giáp ranh huyện Vĩnh Cửu. Mặt cắt ngang toàn tuyến đường là 34 m (vỉa hè mỗi bên 5 m, mặt đường 24 m) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tuyến.

Công trình bao gồm các hạng mục: đầu tư hoàn thiện nền đường, mặt đường, hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống thoát nước, vỉa hè lát gạch, cây xanh, xây dựng cầu Rạch Lung, đầu tư hệ thống chiếu sáng và trạm biến áp cấp nguồn chiếu sáng. Có khoảng 260 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, thuộc diện được thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Dự án do UBND thành phố Biên Hòa làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án tối đa là 5 năm từ khi bố trí thực hiện dự án. Tổng mức đầu tư dự án là 1.340 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng công trình là hơn 384 tỷ đồng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng hơn 712 tỷ đồng, chi phí dự phòng là khoảng hơn 204 tỷ đồng. Riêng kinh phí chuẩn bị dự án là hơn 3 tỷ đồng...

Dự án đường ven sông Đồng Nai được Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 quyết nghị chủ trương đầu tư tại Kỳ họp bất thường năm 2019 diễn ra ngày 29/10/2019.

Dự án nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phường Bửu Long (Biên Hoà) và các xã Bình Hòa, Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu), chia sẻ giao thông nội ô thành phố Biên Hòa, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch giao thông đô thị trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai.

Theo Zing News

TP HCM, Hà Nội lần lượt xếp thứ ba và thứ bảy trong bảng xếp hạng thành phố năng động do JLL vừa công bố. 

Với vị trí thứ ba và thứ bảy trong bảng xếp hạng Thành phố Năng động Toàn cầu được tập đoàn đa quốc gia Jones Lang LaSalle (JLL) phát hành lần thứ bảy, TP HCM và Hà Nội tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á.

Bảng xếp hạng tổng hợp các chỉ số kinh tế xã hội và thương mại của 130 thị trường để xác định chỉ số năng động. JLL xác định một số động lực tăng trưởng quan trọng, bao gồm năng lực thu hút nhân tài, các trung tâm sáng tạo và phương án quy hoạch đô thị mà các thành phố sử dụng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến động.

"Kết quả này thể hiện dòng chảy tăng trưởng đang dịch chuyển từ Tây sang Đông, với các thành phố thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam chiếm lĩnh các vị trí hàng đầu. Việt Nam có tới hai thành phố trong top 20, nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á", JLL đánh giá. 

Một góc TP HCM nhìn từ trên cao. 

Một góc TP HCM nhìn từ trên cao. 

Cũng theo đơn vị nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Trung Quốc và Mỹ gần đây. Theo đó, các công ty buộc phải di chuyển chuỗi cung ứng và từ đó thúc đẩy sản lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng vọt.

Theo JLL, trong những năm gần đây, Việt Nam đã bước vào hành trình hội nhập quốc tế và hướng đến nền kinh tế xuất khẩu. Các hiệp định thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam có cơ hội hợp tác với 60 quốc gia trên toàn cầu và hỗ trợ đất nước trên con đường trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

"Các hiệp định thương mại thành công được dự đoán sẽ thúc đẩy GDP Việt Nam tăng từ 2,18% đến 3,25% hàng năm đến năm 2023 và tăng 4,57% đến 5,30% hàng năm trong giai đoạn 2024-2028", JLL nhận định. 

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho rằng, TP HCM và Hà Nội dẫn đầu nhóm năng động nhất tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam đang gây áp lực rất lớn đối với cơ sở hạ tầng hiện hữu. TP HCM và Hà Nội đều đang đầu tư mạnh vào mạng lưới tàu điện phục vụ cho giao thông công cộng mới. Sân bay quốc tế Long Thành cũng đang nằm trong kế hoạch xây dựng để giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất tại TP HCM.

TP HCM và Hà Nội cũng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Sumitomo, Lotte Group và ABB Group tham gia phát triển các khu đô thị thông minh...  JLL đánh giá những thành phố của Việt Nam sẽ không ngừng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng. 

Theo VnExpress

TP HCM Nhà phố đa năng: để ở, đặt văn phòng và bán buôn hay bất động sản công nghiệp sẽ là kênh hút vốn đầu tư năm Canh Tý.

Bà Hương Nguyễn - Tổng giám đốc Đại Phúc Land nhận định, sau giai đoạn 2018-2019 đầy thách thức vì thị trường kéo dài đà giảm tốc, nguồn cung hạn chế, rủi ro pháp lý khiến tâm lý thị trường xuống thấp, giới đầu tư địa ốc có xu hướng chọn hướng đi an toàn hơn. Đó là nhắm đến các loại hình bất động sản đa chức năng để khai thác tiêu dùng. Bà Hương chỉ ra 3 nhóm tài sản đa năng hứa hẹn hút vốn đầu tư năm 2020.

Nhà phố thương mại

Thuộc nhóm bất động sản liền thổ, nhà phố thương mại bao gồm cả nhà phố mặt tiền khu trung tâm hiện hữu, nhà phố dự án nằm trên các trục đường chính hoặc shophouse. Những tài sản này thường tọa lạc tại vị trí cửa ngõ đi vào thành phố hoặc nơi có mật độ dân cư đông đúc hay đang hình thành cộng đồng doanh nghiệp quy mô lớn.

Hiện nhà phố mặt tiền trong khu dân cư hiện hữu thuộc nội đô TP HCM đa phần đã có chủ hoặc được giao dịch mua đi bán lại với giá rất cao, có thể lên đến triệu USD mỗi căn. Dù có giá giao dịch khá lớn, nhóm sản phẩm này được xem là loại tài sản đa năng vừa có thể khai thác cho thuê tiêu dùng (làm văn phòng công ty, cửa hàng bán buôn) và tiện lợi nếu dùng để ở hoặc tích lũy dòng tiền, chống trượt giá.

Trong khi đó, loại nhà phố dự án có diện tích sử dụng lớn gấp 3 lần so với nhà phố dạng ống truyền thống, được thiết kế thang máy với chiều ngang mặt tiền cả chục mét và cao đến 5-6 tầng cũng được giới đầu tư quan tâm trong 12 tháng tới. Việc khai thác cho thuê lại tài sản này khá thuận lợi do có thể phân chia thành từng tầng linh hoạt, nhằm tiếp cận với nhiều loại nhu cầu khách thuê khác nhau từ bán lẻ, tài chính, bảo hiểm, văn phòng công ty...

Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Lucas Nguyễn

Thị trường bất động sản TP HCM. Nguồn: Internet

Văn phòng chia sẻ

Đầu tư và kinh doanh văn phòng linh hoạt hay còn gọi là văn phòng chia sẻ (co-working) ban đầu chỉ mới xuất hiện ở trung tâm TP HCM (quận 1, 3) nhưng càng về cuối năm 2019, làn sóng dịch chuyển ra vùng ven Sài Gòn dần tăng lên. Hiện các không gian làm việc linh hoạt đã lộ diện tại quận 2, tức là có lộ trình dịch chuyển về khu Đông TP HCM, tọa lạc tại khối đế của các dự án chung cư cao tầng. Làn sóng này xuất hiện mạnh mẽ trong 6 tháng gần đây và chưa có dấu hiệu dừng lại trong năm 2020.

Năm Canh Tý được xem là thời điểm vàng để đầu tư văn phòng chia sẻ tại các dự án quy mô lớn nằm kế cận trung tâm thành phố. Trong bối cảnh thị trường văn phòng cho thuê khan hiếm nguồn cung mới và giá thuê, công suất thuê đang tăng cao nhất trong vòng nửa thập niên qua, văn phòng chia sẻ, văn phòng linh hoạt ở rìa trung tâm sẽ là kênh đầu tư có tính cạnh tranh cao. Thị phần của văn phòng linh hoạt cũng còn rất lớn và đầy tiềm năng phát triển do làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ tại đô thị lớn và sôi động như TP HCM.

Bất động sản công nghiệp

12 tháng qua, bất động sản công nghiệp là điểm sáng duy nhất xuyên suốt toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam. Theo khảo sát sơ bộ từ các doanh nghiệp kinh doanh cho thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, số lượng đơn đặt hàng khách thuê bất động sản công nghiệp từ khối ngoại tăng mạnh trong năm 2019. Cung không đủ cầu nên năm 2020, thị trường này tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn.

Nhiều nhà đầu tư đang săn lùng quỹ đất kế cận Sài Gòn hoặc các khu công nghiệp thuộc vùng TP HCM để mở rộng đầu tư khu công nghiệp cho thuê trong năm 2020. Mặc dù đây là kênh đầu tư hấp dẫn với nhu cầu của khách thuê cực lớn, thách thức đang đặt ra là cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các khu, cụm công nghiệp. Do đó, nhà đầu tư vào kênh bất động sản này cần tính toán đến tốc độ kết nối hạ tầng, thậm chí là dự trù kinh phí đầu tư cho hạ tầng, trước khi chọn mặt gửi vàng.

Theo VnExpress

Hệ thống dịch vụ thuế điện tử eTax sẽ thay thế hệ thống dịch vụ khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử, bắt đầu thực hiện từ 10/2.

Từ 7-9/2, Cục Thuế TP HCM sẽ ngừng cung cấp hệ thống dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn và nộp thuế điện tử http://nopthue.gdt.gov.vn để thực hiện chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống dịch vụ thuế điện tử eTax.

Kể từ ngày 10/2, người nộp thuế bắt đầu thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng trên cùng hệ thống eTax tại địa chỉ http://thuedientu.gdt.gov.vn.

Trụ sở Cục Thuế TP HCM.

Trụ sở Cục Thuế TP HCM.

Việc chuyển đổi này nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế một cách hiệu quả, nhanh chóng và thuận lợi. Thông tin chi tiết, truy cập website của Cục Thuế TP HCM hoặc Tổng cục Thuế.

Nguồn: Cục Thuế TP.HCM

Nhà máy Daikin Việt Nam triển khai hàng chục chương trình đào tạo mỗi năm, áp dụng quy trình quản lý "chuẩn Nhật" giúp nâng cao tay nghề nhân lực địa phương.

Giám đốc Nhà máy Daikin Việt Nam Ogami Noriyoshi đã gắn bó với tập đoàn Nhật Bản này suốt 36 năm qua. Hành trình của ông bắt đầu từ khi là công nhân 18 tuổi tại nhà máy ở xứ sở mặt trời mọc, sau đó là chuyển sang Giám đốc Sản xuất Daikin Bỉ, Brazil rồi dừng chân tại Việt Nam. Dù làm việc ở đâu, ông và đội ngũ cũng thuộc nằm lòng nguyên tắc: "Không làm ra hàng lỗi - Không nhận hàng lỗi - Không để lọt hàng lỗi ra thị trường". Đây là một phần trong kỷ luật lao động của người Nhật và triết lý xuyên suốt trong hoạt động đào tạo của tập đoàn Daikin nói chung và Daikin Việt Nam nói riêng. 

Đề cao yếu tố con người

Triết lý "lấy con người làm trung tâm" không phải là lời nói suông tại Daikin Việt Nam. Mỗi quy trình sản xuất, mỗi công đoạn thực hiện và từng hoạt động của các phòng ban đều theo sát triết lý này. Tại đây, trước khi vào ca làm việc mỗi sáng, toàn thể nhân viên sẽ tập thể dục và hô vang khẩu hiệu "An toàn là trên hết - Yoshi" để nhắc nhở nhau.

Tại nhà máy Daikin Việt Nam, văn hóa hô vang khẩu hiệu An toàn là trên hết - Yoshi đã trở thành thói quen mỗi ngày của nhân viên.

Tại nhà máy Daikin Việt Nam, văn hóa hô vang khẩu hiệu "An toàn là trên hết - Yoshi" đã trở thành thói quen mỗi ngày của nhân viên.

Là đơn vị ứng dụng dây chuyền sản xuất và công nghệ hiện đại nhất tập đoàn toàn cầu, Daikin Việt Nam vẫn chú trọng tương tác giữa người với người, trong từng bộ phận và giữa các bộ phận với nhau.

"Với tôi, sự tương tác, quá trình làm việc giữa con người và con người rất quan trọng. Do đó tôi luôn đồng hành cùng nhân viên để phát huy năng lực của mỗi người", ông Mitsuo Takahashi - Giám đốc Sản xuất Daikin Việt Nam nói.

Daikin Việt Nam thường xuyên tổ chức đào tạo cho các cấp nhân viên.

Daikin Việt Nam thường xuyên tổ chức đào tạo cho các cấp nhân viên.

Mỗi năm, công ty tổ chức hàng chục chương trình đào tạo lớn nhỏ ở các cấp độ nhằm chuyển giao công nghệ, kiến thức và kỹ năng, qua đó góp phần bồi dưỡng các thế hệ nhân sự tài giỏi tại Việt Nam. 

Đại diện Daikin Việt Nam cho biết, toàn bộ hơn 1.000 nhân sự tại nhà máy đều trải qua khóa tập huấn do chuyên gia từ tập đoàn trực tiếp hướng dẫn. Riêng nhân sự quản lý đều phải tham gia các chương trình đào tạo tại nước ngoài, qua đó mở rộng tầm nhìn và tiếp tục truyền tải thông điệp về sự an toàn và chất lượng sản phẩm vốn làm nên uy tín của Daikin toàn cầu.

Nâng cao năng lực nhân sự Việt

Ban đầu nhà máy chỉ có một đội 10 người, nhưng đến nay, đội ngũ đã có hơn 1.000 người. Chính sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa người Nhật và người Việt đã tạo nên sự thành công cho Daikin Việt Nam.

Nhà máy chú trọng tuyển dụng nhân sự trẻ, độ tuổi trung bình khoảng 26 tuổi trong khi tại Nhật Bản, độ tuổi trung bình của người lao động lên đến 35 tuổi. Đại diện Daikin Việt Nam nhận xét, nhân lực Việt Nam năng động, trẻ trung, có động lực cao và sự nhanh nhạy cần thiết trong môi trường làm việc thay đổi liên tục, cập nhật nhanh những xu thế công nghệ mới.

Kể từ khi xây dựng nhà máy tại Hưng Yên, Daikin Việt Nam mang đến cho vùng đất này một cơ sở để phát triển công việc ổn định. Hàng nghìn công nhân có thu nhập, tay nghề cao, được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, nhờ đó chất lượng cuộc sống được nâng cao, từng bước hình thành thị trường lao động ổn định, chất lượng.

Ông Nguyễn Đình Tình, thành viên của nhà máy Daikin Việt Nam chia sẻ, trước khi làm việc ở đây, gia đình ông đã dùng sản phẩm Daikin từ lâu. Lúc đấy ông chưa nghĩ đến việc một ngày nào đó sẽ góp phần tạo ra những chiếc máy lạnh Daikin ngay tại Việt Nam.

"Ngày mà chiếc máy lạnh Daikin đầu tiên được sản xuất ra tại Việt Nam là ngày tôi nhớ nhất, vì lúc ấy cả nhà máy, từ các chuyên gia người Nhật đến các bạn công nhân, ai cũng vui mừng. Nhưng hơn hết là vì ngày hôm đó đánh dấu việc tôi có thể tự hào giới thiệu với bạn bè và người thân rằng: chất lượng sản phẩm Daikin chính là nỗ lực và tâm huyết của người Việt", ông Tình trải lòng.

Sắp tới đây, nhà máy sẽ mở rộng hoạt động của trung tâm đào tạo cho hàng chục nghìn kỹ thuật viên về sản phẩm, lắp đặt và bảo dưỡng trong năm 2020. Công ty sẽ đón nhận hầu hết ứng viên từ các nhà bán lẻ bản địa, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác với các trường cao đẳng, đại học về kỹ thuật để phát triển nhân tài trên đất Việt, trên cơ sở kế thừa tiêu chuẩn Nhật Bản vốn đã làm nên tên tuổi của Daikin.

Theo VnExpress

Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan lo mất vị trí dẫn đầu vào tay Việt Nam do sức cạnh tranh yếu đi và chủng loại gạo không đa dạng.

Trên Bangkok Post, Charoen Laothamatas – Chủ tịch Hiệp hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, chi phí sản xuất cao hơn các đối thủ (như Việt Nam) biến động tỷ giá và hạn hán lan rộng, Thái Lan có nguy cơ rơi xuống vị trí thứ ba trên thế giới năm nay. Thay vào đó, Việt Nam có thể chiếm ngôi xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới.

Công nhân chuyển gạo bên bờ sông Chao Phraya (Thái Lan). Ảnh: Reuters

Công nhân chuyển gạo bên bờ sông Chao Phraya (Thái Lan). Ảnh: Reuters

"Thái Lan đã bán đúng những giống gạo này suốt 30 năm qua, thiếu phát triển giống mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và hành vi tiêu dùng đang thay đổi", ông Charoen cho biết, "Năm nay, hiệp hội đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn, tương tự mục tiêu của Bộ Thương mại, trị giá 4,2 tỷ USD". Đây là mục tiêu thấp nhất trong 7 năm qua.

Năm ngoái, Thái Lan xuất khẩu 7,58 triệu tấn, thu về 131 tỷ baht, giảm lần lượt 32% và 25% so với năm trước đó. Thị trường lớn nhất của nước này là Benin, sau đó đến Nam Phi, Mỹ và Trung Quốc.

Ông Chookiat Ophaswongse – chủ tịch danh dự của hiệp hội cho biết các rủi ro chính với triển vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan là đồng baht mạnh, hạn hán diện rộng, kho dự trữ khổng lồ của Trung Quốc và Việt Nam liên tục phát triển giống gạo mới, đặc biệt là gạo thơm và gạo trắng hạt dài.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thành công trong việc xuất khẩu gạo giá rẻ hơn Thái Lan và tiếp cận nhiều thị trường quan trọng như Trung Quốc, Hong Kong, Philippines và Malaysia. Các rủi ro khác gồm Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có thể giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu của Cục Ngoại Thương Thái Lan, Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, với 11,79 triệu tấn năm 2018 và ước tính 10,6 triệu tấn năm 2019. Số liệu ước tính năm ngoái của Thái Lan và Việt Nam lần lượt là 7,58 triệu tấn và 6,85 triệu tấn.

Theo VnExpress

CafeLand - Giới quan sát thị trường nhận định, trong bối cảnh căng thẳng chính trị và những bất ổn kéo dài giữa các khu vực, Việt Nam là một trong những điểm sáng của bất động sản khu vực nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh và kết cấu dân số trẻ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông Simon Smith, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills châu Á – Thái Bình Dương, đánh giá thị trường bất động sản khu vực này phát triển nhanh chóng và đa dạng.

Các chu kỳ khác nhau đang tạo ra các nhóm rủi ro và cơ hội khác nhau, trong khi sự xuất hiện của các loại hình tài sản mới đang cung cấp cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn và chiến lược kinh doanh mới.

Việt Nam đang trở thành một điểm sáng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và kết cấu dân số trẻ. Mặc dù vậy, các loại hình tài sản có thể đầu tư vẫn còn khá khan hiếm.

Các rào cản về hành chính và các biện pháp chống tham nhũng vẫn đang lần lượt làm giảm thanh khoản và trì hoãn tiến độ phát triển. Tuy nhiên về lâu dài, điều này sẽ thiết lập hệ thống quản trị hợp lý và môi trường kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư.

Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam, cho biết nguồn cầu lớn ở các mảng thị trường từ nhà đầu tư trong khu vực do biên độ lợi nhuận hấp dẫn tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh các thị trường khác đang không đạt kỳ vọng.

Trong đó, số lượng các nhà đầu tư ở mảng công nghiệp và logistics tăng mạnh. "Đây cũng là mảng thị trường chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều hơn các giao dịch thành công trong năm 2020", ông Neil MacGregor chia sẻ .

Các phân khúc thị trường bất động sản truyền thống như văn phòng và nhà ở sẽ tiếp tục ghi nhận nguồn cầu hạn chế. Tuy nhiên, đối những nhà đầu tư có khả năng tham gia vào thị trường, biên độ lợi nhuận kỳ vọng sẽ rất hấp dẫn.

Ngoài Việt Nam, Ấn Độ cũng là điểm sáng của bất động sản khu vực trong tương lai.

Dân số đất nước này được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc trong vòng 5 năm tới, mang đến cơ hội đầu tư dài hạn hơn. Chính phủ Ấn Độ đã có các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế bằng cách giảm thuế doanh nghiệp và tái cấp vốn cho các ngân hàng. Ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất chuẩn 5 lần trong năm 2019.

Những biện pháp này sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê đối với các loại hình tài sản truyền thống như văn phòng, song song đó là những cơ hội thực sự trong các lựa chọn thay thế. Mô hình sống chia sẻ (co-living) là một ví dụ điển hình nhận được ủng hộ của một lượng lớn giới trẻ tại Ấn Độ.

Ở cấp độ khu vực, những bất ổn vẫn còn kéo dài trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa các khu vực, các mối quan hệ thương mại của Mỹ và sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế.

Từ đó, mức độ rủi ro đối với một số quốc gia trong khu vực vào năm 2020 dự đoán sẽ ngày càng tăng cao, đặc biệt là các nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, vì các nhà đầu tư vẫn có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản hơn là đối mặt với những rủi ro như vậy.

Trong thời gian tới, việc nới lỏng hơn các điều kiện về tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản khi làn gió đầu tư trong và ngoài nước gia tăng. Các nhà đầu tư lớn sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực văn phòng cho dù có sản lượng thấp, tập trung vào các thành phố lớn trong khu vực.

“Sản lượng trên hầu hết các thị trường châu Á - Thái Bình Dương dường như đã chạm đáy. Do đó, nhà đầu tư đang tìm kiếm các tài sản có năng suất cao hơn. Các loại tài sản thay thế, như lưu trữ tài sản, trung tâm dữ liệu và nhà ở cao cấp, đang được hưởng lợi”, chuyên gia Savills nhận định.

Theo CafeLand

Đây là 1 trong 4 dự án đường sắt trọng điểm cấp bách, nằm trong 14 dự án giao thông cần phải hoàn thành gấp trong năm 2020, đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Sẽ khởi công dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.HCM vào tháng 6/2020

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong số 4 dự án đường sắt quan trọng cấp bách, Ban QLDA Đường sắt được Bộ GTVT giao nhiệm vụ triển khai 3 dự án gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh; Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn; Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.HCM.

Trong đó, dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.HCM có tổng mức đầu tư 1.949,3 tỉ đồng. Dự án dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 6/2020. Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tổng mức đầu tư 1.398,7 tỉ đồng và dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn có tổng mức đầu tư 1.849,7 tỉ đồng, dự án này dự kiến khởi công tháng 11/2020.

Đối với dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang do Ban QLDA 85 dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 8/2020, và sẽ hoàn thành công tác xây lắp vào cuối năm 2021.

Theo CafeF

Việt Nam hiện được coi là điểm đến tiềm năng cho nhiều công ty đa quốc gia trong xu hướng đa dạng hóa công xưởng sản xuất bên cạnh Trung Quốc – báo cáo của Công ty chứng khoán VNDirect nhận định.

Vì sao Việt Nam đã sẵn sàng trở thành công xưởng tiếp theo của châu Á?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Việt Nam đang dần trở thành một điểm sáng trong lĩnh vực sản xuất ở châu Á, đặc biệt với ngành thiết bị điện tử, nhờ những ưu thế về lực lượng lao động dồi dào với chi phí thấp, chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn, môi trường kinh doanh ổn đinh, vị trí địa lý thuận lợi và chính sách thương mại mở. 

Theo báo cáo này, giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo đã tăng trưởng ấn tượng với tăng trưởng kép giai đoạn 2014-2018 đạt 11,5%, cao nhất trong các quốc gia trong khu vực.

Sản lượng sản xuất quốc gia cũng tăng trưởng mạnh 11,8% trong cùng giai đoạn, với động lực chủ yếu đến từ các sản phẩm điện thoại/máy tính/thiết bị điện tử và ô tô (CAGR lần lượt đạt 26,5% và 18,9% trong cùng thời kỳ).

Đóng góp của ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong quy mô GDP vươn lên đáng kể từ mức 13,2% năm 2014 lên 16,5% trong 2019. Mặc dù mức độ đóng góp của ngành trong quy mô nền kinh tế còn thấp so với các nước châu Á nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất ghi nhận tỷ lệ này gia tăng trong một thập kỷ qua, VNDirect nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cơ cấu ngành phụ thuộc quá mức vào doanh nghiệp FDI khiến cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa bị thu hẹp.

Cụ thể, dù các nhà sản xuất nội địa đang phát triển nhưng họ không đóng góp nhiều vào chuỗi cung ứng. Bộ KHĐT cho biết trong năm 2019, chỉ có 21% doanh nghiệp Việt Nam đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (30%), Malaysia (46%).

Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam vẫn thấp. Đơn cử đối với nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng chỉ ở mức 36,3%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 46% của các nước châu Á.

Dù vậy, báo cáo VNDirect cũng chỉ ra rằng đã nhận thấy nhiều cơ hội từ các chính sách thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước.

Cụ thể như tháng 5/2018, chính phủ đã ban hành Quyết định số 598/2018 về kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025. Quyết định này nhằm thúc đẩy, hỗ trợ và thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, với mục tiêu tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu trong nước, từ đó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam bước vào chuỗi giá trị toàn cầu. Kế hoạch phát triển tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp phụ trợ; Tạo điều kiện cho khu vực đầu tư tư nhân tăng trưởng…

Ngoài ra, trong năm 2020, sự chú ý cũng được dồn nhiều cho các siêu dự án được phát triển bởi doanh nghiệp nội địa.  

Cụ thể như tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast là dự án ô tô lớn nhất Việt Nam với tổng mức đầu tư ban đầu là 3 tỷ USD và công suất giai đoạn 1 là 250.000 ô tô và 250.000 xe máy điện/năm; Tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Vinsmart có diện tích gần 14,8 ha với công suất 125 triệu thiết bị/năm; Tổ hợp thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, với công suất thiết kế là 4-4,8 triệu tấn thép/năm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến chế tạo vừa và nhỏ trong nước khác đã và đang mở rộng sản xuất

"Chúng tôi hy vọng các siêu dự án có thể thay đổi về mặt căn bản bức tranh ngành chế biến chế tạo nội địa, mở rộng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy xu hướng các công ty sản xuất niêm yết đang nâng cấp sản phẩm hay mở rộng chuỗi giá trị của mình bằng các dự án mớI", báo cáo cho biết.

Theo CafeF

Đối tác chiến lược