Ngô Thị Lam Vân

Ngô Thị Lam Vân

Trong quý I có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 12,4 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Quý I, có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cụ thể, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,2 tỷ USD, tăng 16,2%; hàng dệt may đạt 6,5 tỷ USD, giảm 8,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,7%; giày dép đạt 3,9 tỷ USD, giảm 1,9%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,5 tỷ USD, tăng 9,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2 tỷ USD, giảm 5,5%; thủy sản đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,2%. 

Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm 92,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 77,2%; giày dép chiếm 75,5%; hàng dệt may 57,1%. 

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản quý I năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 831 triệu USD, giảm 11,5%; cà phê đạt 794 triệu USD, giảm 6,4% (lượng giảm 3,9%); cao su đạt 331 triệu USD, giảm 26,1% (lượng giảm 33%); hạt tiêu đạt 156 triệu USD, giảm 17,6% (lượng giảm 0,9%). 

Riêng gạo và hạt điều tăng cả lượng và giá trị, gạo đạt 653 triệu USD, tăng 7,9% (lượng tăng 1,1%); hạt điều đạt 644 triệu USD, tăng 0,8% (lượng tăng 14,3%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I/2020, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 32 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 54,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). 

Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 20,8 tỷ USD, giảm 0,2% và chiếm 35,3% (giảm 0,2 điểm phần trăm). 

Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 4,6 tỷ USD, giảm 4,5% và chiếm 7,8% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,2% và chiếm 2,7% (giảm 0,4 điểm phần trăm).

Theo Dân Sinh

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 của Việt Nam ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

[Infographics] GDP quy 1 cua Viet Nam uoc tinh tang 3,82% hinh anh 1

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 của Việt Nam ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08% (đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15% (đóng góp 58,4%), riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, tuy đạt mức tăng không cao nhưng vẫn đóng vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế quý 1 năm nay.

Ngoài ra, khu vực dịch vụ tăng 3,27% (đóng góp 41,4%), trong đó các ngành dịch vụ thị trường như bán buôn và bán lẻ tăng 5,69%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,19%./.

Theo Vietnam+

Dự kiến khi EVFTA có hiệu lực, tình hình sẽ có những thay đổi khả quan hơn; đây là khả năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lưu ý.

Ảnh: QH

 

3 tháng đầu năm thường là chu kỳ giảm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) do có nhiều ngày nghỉ của cả hai bên.

Thêm vào đó nhiều doanh nghiệp có tâm lý chờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực mới xuất/nhập hàng để được hưởng ưu đãi thuế, cùng với những thông tin tiêu cực về suy giảm kinh tế do dịch bệnh COVID-19 khiến triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được dự báo rơi vào mức rất thấp trong quý 1 này và quý 2 tới.

Trong tháng Một vừa qua, cả hai bên đều có kỳ nghỉ Tết dài ngày nên nhiều đơn hàng bị đình trệ.

Sau đó tới tháng Hai vừa qua, Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA nên phía doanh nghiệp EU đặt hàng rất ít, tới đầu tháng Ba này khi dịch bệnh bùng phát, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu phải tạm ngừng nhập hàng.

Thực tế là các công ty chủ động giảm nhập khẩu chứ EU không có quy định nào cấm.

Nguyên do là nhiều nước châu Âu bị phong tỏa, các cửa hàng phải đóng cửa theo lệnh của nhà chức trách một số nước, hoặc có rất ít khách tới mua hàng.

Kênh mua bán trên mạng của ngành thời trang cũng không khả quan vì trong bối cảnh dịch bệnh đa số người dân cũng không có tâm trạng hoặc không có khả năng mua những mặt hàng này.

Một số doanh nghiệp châu Âu có xu hướng đợi thực thi hiệp định EVFTA. Theo dự kiến, Hiệp định sẽ được thực thi vào tháng Bảy tới (nếu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp dự kiến tổ chức vào tháng Năm tới).

Nếu nhập khẩu lúc này vẫn phải chịu thuế trong khi nguy cơ hàng hóa bị ứ đọng là rất cao. Trước khả năng hàng hóa không tiêu thụ được, nếu tiếp tục nhập về còn phát sinh thêm nhiều chi phí để lưu kho, bảo quản; nếu đợi tới sau tháng Bảy tới hàng nhập từ Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất 0% sẽ cạnh tranh hơn nhiều.

Dự kiến khi EVFTA có hiệu lực, tình hình sẽ có những thay đổi khả quan hơn. Đây là khả năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lưu ý.

Nguồn ảnh: TTXVN

Nguồn ảnh: TTXVN

 

Theo Trưởng Thương vụ Việt Nam tại EU, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tính đến khả năng sản xuất và dự trữ hàng hóa để đến khi điều kiện thuận lợi (dịch hết, EVFTA bắt đầu thực thi…), lúc đó Việt Nam có sẵn hàng hóa để đáp ứng các đơn hàng từ châu Âu.

Thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát và EVFTA đi vào hiệu lực thì sẽ giảm bớt yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào châu Âu. Đến khi đó, nếu châu Âu hết phong tỏa, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp thuận lợi.

Đại diện một doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các nước  châu Âu như Bỉ, Hà Lan, Italy, Pháp và Đức, có văn phòng đóng tại Bỉ (tên là Gocity) cho biết các đơn hàng cũng như việc phát triển mẫu và hoạt động xúc tiến chào hàng của công ty đều bị dừng lại. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm dừng vì COVID-19.

Theo đánh giá của đại diện công ty, khách hàng châu Âu rất quan tâm đến các sản phẩm dệt may của Việt Nam, đặc biệt là sau khi EVFTA được ký kết và phê chuẩn.

Doanh nghiệp nhận định chắc chắn các hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU sẽ được nối lại sớm khi dịch bệnh được kiềm chế và khách hàng châu Âu sẽ quan tâm đến hàng hóa của Việt Nam nhiều hơn nữa.

Để không bỏ lỡ cơ hội, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có nhiều biện pháp giữ chân khách hàng hiện tại, tích cực hợp tác với đối tác châu Âu trong việc hủy hoặc điều chỉnh đơn hàng cho phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay.

Nếu làm tốt được điều này, đối tác châu Âu chắc chắn sẽ đánh giá cao sự thiện chí chia sẻ của phía Việt Nam trong lúc thị trường biến động khó khăn và họ là những khách hàng trung thành.

Một thông tin rất đáng quan tâm là có thể sau cuộc khủng khoảng này thị trường sẽ có nhiều thay đổi, cả về quy mô các đơn hàng cũng như cách thức vận hành.

Dự kiến là cách thức tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp EU sẽ có những điều chỉnh rất đáng kể, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam cần lưu ý cập nhật và điều chỉnh kịp thời.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

 

Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm bất động sản ưu tiên cho yếu tố sức khỏe và đầu tư sinh lời tăng cao. Second home trở thành chọn lựa của giới đầu tư thức thời. Thị trường Hạ Long nổi lên như một khu vực lý tưởng nhờ vào các yếu tố tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kinh tế du lịch.

Hạ long - Lựa chọn hàng đầu cho Second home tại miền Bắc

Miền đất được thiên nhiên ưu ái

Một trong những lý do Hạ Long được đánh giá cao về tiềm năng phát triển loại hình bất động sản second home tại khu vực phía Bắc chính là điều kiện tự nhiên ưu ái bậc nhất.

Sở hữu một trong những vịnh biển đẹp bậc nhất thế giới với bờ biển dài 120km và 1.969 hòn đảo nhỏ, Hạ Long đắm mình trong không gian thư thái, thoáng đãng với gió biển, đồi núi xanh mát và các thung lũng nhỏ yên bình. Hạ Long được xem là thiên đường nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng chỉ cách hà Nội 90 phút đi xe, lánh xa cuộc sống chen chúc, khói bụi, ngột ngạt tại các đô thị lớn.

Hạ tầng được chú trọng đầu tư, phát triển

Với thế mạnh về vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan thiên nhiên, tỉnh Quảng Ninh đầu tư cho Hạ Long diện mạo cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm như cầu Bạch Đằng nối Hải Phòng – Hạ Long, sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai,…được đồng loạt đi vào hoạt động kể từ 2018. Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái hoàn thiện giúp cho việc di chuyển từ thủ đô đến thành phố biển Hạ Long chỉ còn 90 phút, từ Hải Phòng chỉ còn 30 phút. Năm 2020, TP. Hạ Long đã có kế hoạch triển khai 57 công trình, dự án, chủ yếu đầu tư hạ tầng giao thông, tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.

Bên cạnh sự đầu tư của tỉnh, sự xuất hiện của nhiều ông lớn trong ngành bất động sản với quy hoạch bài bản cũng đưa diện mạo Hạ Long ngày một cất cánh, trở thành tâm điểm du lịch hàng đầu miền Bắc.

Khai thác đòn bẩy từ du lịch phát triển

Ngoài các yếu tố xã hội, Hạ Long cũng là nơi du lịch phát triển bậc nhất miền Bắc. Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long đến năm 2040, nơi đây sẽ được tập trung phát triển thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế. Ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết, năm 2019, ước tính lượng khách đến vịnh Hạ Long đạt 4,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế gần 2,9 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ 2018. Chỉ tính lượng khách đến với Hạ Long đã giúp du lịch Quảng Ninh vượt lên hẳn so với các địa phương khác, chỉ xếp sau Thủ đô Hà Nội.

Hạ long - Lựa chọn hàng đầu cho Second home tại miền Bắc - Ảnh 1.

Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ tạo đà cho bất động sản Hạ Long phát triển.

 

Mở ra cơ hội đầu tư second home cho cư dân miền Bắc

Với các nhà đầu tư nhanh tay nắm bắt thị trường thì Hạ Long chính là thị trường tiềm năng cho loại hình bất động sản second home lên ngôi. Khi second home đòi hỏi yếu tố nghỉ dưỡng: cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, không gian ở đẳng cấp, khả năng thu về lợi nhuận từ đầu tư cho thuê; tiềm năng tăng giá… thì Hạ Long chính là nơi đáp ứng được những yêu cầu trên.

Nếu Bãi Cháy phù hợp để khai thác du lịch biển thì khu vực Hòn Gai – Hạ Long lại phù hợp cho phong cách sống nghỉ dưỡng. Người Hạ Long có câu "sống Hòn Gai, chơi Bãi Cháy" bởi Bãi Cháy là khu vực sôi động, nhộp nhịp, trong khi Hòn Gai lại thanh bình, yên ả, gần gũi với thiên nhiên, nhưng tiệm cận các trung tâm vui chơi, giải trí, khám phá, trải nghiệm văn hóa địa phương. Chỉ hơn 10 phút để di chuyển giữa "thiên đường nghỉ dưỡng Hòn Gai" và "trung tâm du lịch Bãi Cháy", do đó, Hòn Gai thích hợp cho các loại hình second home phát triển, đặc biệt là các second home chú trọng yếu tố sinh thái, vì sức khỏe.

Sở hữu những điều kiện thuận lợi về địa lý, kinh tế, xã hội, Hòn Gai đang trở thành "điểm nóng" được giới đầu tư chờ đợi và săn đón. Có thể nói, việc đầu tư vào một dự án bất động sản second home chất lượng, pháp lý rõ ràng sẽ mang lại sự an tâm và là bài toán đầu tư hiệu quả, đem lại tiềm năng sinh lời dài hạn.

Theo CafeF

 

Theo số liệu được thống kê trong quý I/2020, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực…

Ảnh: congnghieptieudung

 

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số vốn FDI đăng ký và giải ngân trong quý I/2020 đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đăng ký giảm 20,9% và vốn giải ngân giảm 6,6%.

Cụ thể, tính đến ngày 20/3/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong quý I/2020, cả nước có 758 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 5,5 tỷ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Điều này là do trong quý I có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 3,85 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019.

 

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó sản xuất phân phối điện dẫn đầu với tổng số vốn đạt hơn 4 tỷ USD (phần lớn là của dự án Nhà máy điện tại Bạc Liêu). Tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD, lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký 682 triệu USD.

Đã có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,54 tỷ USD, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

 

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2020 đạt 21,47 tỷ USD, tăng 6,2% (tương ứng tăng 1,26 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2020.

Việt Nam xuất siêu hơn 880 triệu USD trong nửa đầu tháng 3/2020

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2020 (từ ngày 01/3 đến ngày 15/3/2020) đạt 21,47 tỷ USD, tăng 6,2% (tương ứng tăng 1,26 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2020.

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2020 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 97,85 tỷ USD, tăng 4,4% (tương ứng tăng 4,11 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. 

Trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2020 đạt 11,18 tỷ USD, giảm 0,9% (tương ứng giảm 106 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 2/2020. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2020, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 50,29 tỷ USD, tăng 6,8% (tương ứng tăng 3,22 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. 

 

Việt Nam xuất siêu hơn 880 triệu USD trong nửa đầu tháng 3/2020 - Ảnh 1.

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (Lũy kế từ đầu năm đến 15/3/2020 so với cùng kỳ năm 2019).

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

 

So với nửa cuối tháng 2, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 3/2020 biến động tăng/giảm ở một số mặt hàng: sắt thép các loại giảm 79 triệu USD tương ứng giảm 32,3%;máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 58 triệu USD, tương ứng tăng 6,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 54 triệu USD, tương ứng giảm 14,4%; giày dép các loại giảm 45 triệu USD, tương ứng giảm 6,3%...

Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2020 đạt 10,29 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 1,34 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2020. Tính đến hết ngày 15/3/2020, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 47,55 tỷ USD, tăng1,9% (tương ứng tăng 887 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2019.

 

Việt Nam xuất siêu hơn 880 triệu USD trong nửa đầu tháng 3/2020 - Ảnh 2.

Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (Lũy kế từ đầu năm đến 15/3/2020 so với cùng kỳ năm 2019).

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2020 có mức thặng dư 882 triệu USD, đưa mức thặng dư cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2020 lên 2,74 tỷ USD. 

Các mặt hàng nông thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật hai tháng đầu năm tăng 2-25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nông sản Việt: Xuất khẩu đứng top đầu thế giới nhưng không thương hiệu

Ảnh: Internet

 

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 2 tháng đầu năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, một nửa là xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật, tăng 6%.

Nhóm hàng nông, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu 248,3 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số này, rau quả tăng mạnh nhất với 21,1 triệu USD, tăng 25%, tiếp đến là hạt điều tăng 19,1%, hàng thủy sản tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy Nhật ngày càng có xu hướng chuộng hàng nông sản Việt Nam.

Ngoài ra, một số mặt hàng khác như nhóm chế biến, chế tạo đạt kim ngạch xuất khẩu 2,38 tỷ USD, tăng 0,84% so với cùng kỳ 2019; trong đó dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng có kim ngạch xuất khẩu lớn.

Với nhiên liệu, khoáng sản cũng đạt kim ngạch xuất khẩu 140,9 triệu USD, tăng 393,1% so với cùng kỳ năm 2019. Còn nhóm hàng vật liệu xây dựng đạt kim ngạch xuất khẩu 128,8 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Ở chiều ngược lại, lượng hàng nhập từ Nhật về Việt Nam cũng gia tăng, trong đó nhóm hàng chế biến, nông thủy sản và khoáng sản tăng 10-40%. Riêng linh kiện điện tử, vải các loại giảm 2-5%.

Theo VnExpress

Trong tháng 2/2020, nhiều cơ chế nâng cấp, phát triển hạ tầng cho Tp.HCM và các tỉnh lân cận được thông qua mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS phía Nam sau thời gian lâm khủng hoảng.

Hàng loạt dự án giao thông lớn khởi động năm 2020, BĐS vùng ven Tp.HCM sẽ được hưởng lợi

Thị trường BĐS Tp.HCM trong năm 2019 đối mặt với vô số những khó khăn đến từ việc lấn cấn pháp lý, hàng trăm dự án bị đứng bánh vì vướng thanh tra, khắp các quận huyện đều ghi nhận hàng trăm ngàn trường hợp vi phạm trong xây dựng. 

Từ sự mạnh tay của chính quyền trong việc nỗ lực xử lý sai phạm trên địa bàn, thị trường Tp.HCM và nhiều tỉnh lân cận rơi vào tình thế ảm đạm chưa từng có trong vòng 5 năm trở lại đây. Thậm chí, giới chuyên gia còn nhận định năm đây là giai đoạn cả thị trường bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, một “cơn bĩ cực” đối với các doanh nghiệp địa ốc.

Bước sang năm 2020, mặc dù phải tiếp tục “khó chồng khó” nhưng phần đa doanh nghiệp BĐS đều không ngừng hy vọng thị trường sẽ có cơ hội sớm hồi phục trước khi hàng loạt doanh nghiệp đuối sức, không còn khả năng cầm cự. Ngoài những sự quyết liệt trong tháo gỡ cho các dự án “đóng băng” của UBND TP, những biến chuyển về cơ sở hạ tầng cũng là một tín hiệu tích cực cho lĩnh vực BĐS.

Theo một khảo sát nghiên cứu thị trường từ DKRA Vietnam, trong những tháng đầu năm 2020, một loạt hệ thống giao thông công cộng ở Tp.HCM và một số tỉnh lân cận đang được chính quyền nghiên cứu đưa vào triển khai, đẩy nhanh một số công trình bị chậm tiến độ để sớm đưa vào sử dụng. Mặc dù sẽ khó có cơ hội phục hồi nhanh chóng do ảnh hưởng bởi dịch nhưng các nhà đầu tư BĐS đã có nhiều niềm tin hơn vào thị trường khi nhìn vào tổng quan hạ tầng này trong những năm tới.

Quy hoạch tuyến cao tốc thứ 2 ở miền Tây: Bộ GT-VT đã giao Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình nghiên cứu thực hiện nâng cấp 51.1km tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Cần Thơ – Kiên Giang) lên thành tuyến cao tốc thứ hai ở miền Tây. Tổng chiều dài toàn tuyến đạt 84km (kết nối thêm đoạn cầu Vàm Cống - cầu Cao Lãnh) với 4 làn xe, vận tốc thiết kế đạt 80 – 100km/h, dự kiến đưa vào hoạt động vào Quý 1/2021.

Tiếp tục nối dài tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây: Tháng 2/2020, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư xem xét báo cáo Thủ tướng phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (Đồng Tháp). Dự án có chiều dài 26.16km, rộng 17m, 04 làn xe, tổng vốn đầu tư 4,520 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tp.HCM sẽ hoàn thành 53 dự án cầu, đường giảm ùn tắc trong năm nay: Năm 2020, Sở GTVT đặt mục tiêu hoàn thành 53 dự án cầu đường giảm ùn tắc, giảm ngập nước như: dự án cầu chữ Y, đường nối nút giao thông cầu bà Chiêm đến KCN Hiệp Phước, dự án hầm chui An Sương, dự án cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện mặt đường tuyến vành đai phía Đông (đoạn từ nút giao thông Mỹ Thủy đến cầu Rạch Chiếc) Quận 2;… Với tổng mức đầu tư hơn 17,755 tỷ Đồng.

Nghiên cứu quy hoạch huyện Cần Giờ - Bình Chánh, Hóc Môn và Đông Tp.HCM: Ngày 13/2/2020, UBND TP đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiến nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép TP nghiên cứu lập và phê duyệt Quy hoạch phân khu: Huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Khu đô thị phía Đông TP. UBND TP cũng chấp thuận tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh tai 24 quận, huyện vào ngày 14/2/2020, tại trụ sở UBND thành phố.

Khởi công cầu Mỹ Thuận 2: Ngày 27/2/2020, Bộ GTVT cùng các ban - ngành liên quan đã công bố khởi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài 6.6km, 06 làn xe với tổng mức đầu tư 5,003 tỷ Đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Đây là một dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020, được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2199/QĐ-BGTVT ngày 10/10/2018.

Với những dự án giao thông lớn được khởi động trong năm 2020, trong đó đa số là nhằm kết kết vùng ven đô thị TP với các tỉnh, thành lân cận thì BĐS khu vực vùng ven này sẽ được hưởng lợi nhờ cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Theo CafeF

Tính đến ngày 20-3-2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 8,55 tỷ USD, bằng 79,1% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93,4% so với cùng kỳ năm 2019.
 

von fdi vao viet nam quy i nam 2020 dat 855 ty usd

Tính đến ngày 20-3-2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD. (Ảnh: TL)

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I năm 2020, cả nước có 758 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 5,5 tỷ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đăng ký mới tăng do trong Quý I năm 2020 có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp GCNĐKĐT mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD.

Về vốn điều chỉnh, có 236 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,07 tỷ USD, bằng 82% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 2.523 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp gần 2 tỷ USD, tăng 52,6% về số lượt góp vốn, mua cổ phần và bằng 34,4% giá trị vốn góp so với cùng kỳ năm 2019.

Tính lũy kế đến ngày 20-3-2020, cả nước có 31.665 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 370 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 215,63 tỷ USD, bằng 58,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó sản xuất phân phối điện dẫn đầu với tổng số vốn đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 682 triệu USD và 264 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, đã có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,54 tỷ USD, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 846,7 triệu USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 815,6 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,...

Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Tây Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký đạt 506,8 triệu USD, chiếm 6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu,...

Theo Báo Pháp Luật & Xã Hội

 

Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã trở lại bình thường, không còn ghi nhận hoa quả dồn ứ qua ngày.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã trở lại bình thường /// Ảnh Hoàng Phan

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã trở lại bình thường (Ảnh Hoàng Phan)

 

Sáng nay, 24.3, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng các hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc đã trở lại bình thường.
 
Theo báo cáo, tại tỉnh Lạng Sơn những ngày gần đây có khoảng hơn 1.000 xe hoa quả chờ xuất khẩu. Còn tại Quảng Ninh, trong 3 tháng đầu năm, cửa khẩu Móng Cái đã thông quan xuất khẩu 169 container thanh long, xoài, mít, chuối, tương đương 3.524 tấn; 290 container bột sắn, tương đương 10.046 tấn; 165 container thủy hải sản tươi sống, tương đương 1.586 tấn, không có hoa quả tồn qua ngày.
 
Bộ NN-PTNT khẳng định tình hình giao thương, thông quan hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu giáp với Trung Quốc hiện tại đã diễn ra bình thường nhưng tốc độ chậm, do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch.
 
Để hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu tiêu thụ nông sản, Bộ này đã đề nghị  Bộ Tài chính, Bộ Công thương cùng phối hợp, và các tỉnh biên giới chỉ đạo các trạm hải quan, kiểm dịch và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa xuất sang Trung Quốc.
Đồng thời, 3 bộ cùng với địa phương đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản trong nước, phát triển thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ, kinh doanh thực phẩm, hàng nông sản ảnh hưởng do dịch Covid-19.
 
Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ Công thương tăng cường quản lý nhà nước về thương mại, quản lý thị trường, lưu thông, cung ứng hàng hóa; kiên quyết xử lý các hành vị trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và tiêu dùng; hướng dẫn các địa phương cân đối cung cầu hàng hóa, tránh đưa hàng hóa ồ ạt lên các tỉnh biên giới phát sinh ùn tắc, ứ đọng.
Theo Báo Thanh Niên 
 

Đối tác chiến lược