Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán 

Thứ sáu, 29 Tháng 3 2019

Báo cáo tài chính riêng năm 2018

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chínht riêng năm 2018 đã kiểm toán 

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 đã kiểm toán 

Ngay giai đoạn đầu năm 2019, Bình Phước được xem là một trong những thị trường tạo nên sức nóng của BĐS khu lân cận Tp.HCM. Các nhà đầu tư (NĐT) tìm đến các dự án đất nền, tạo nên không khí giao dịch sôi động.

Nhà đất Đồng Xoài hưởng lợi từ việc lên Thành phố

Tháng 12/2018, việc thị xã Đồng Xoài chính thức lên Thành phố đã thu hút giới đầu tư địa ốc. Một số doanh nghiệp “nhắm” đến nơi đây như một thị trường tiềm năng lớn trong tương lai. Giới đầu tư hướng về đây với kỳ vọng lợi nhuận đầu tư gia tăng trong thời gian tới.

Theo giới chuyên gia, Bình Phước được xem là thời kỳ đầu của sự tăng trưởng khi cả hạ tầng lẫn những định hướng đầu tư bắt đầu bắt nhịp với sự tăng tốc của thành phố trẻ Đồng Xoài. Theo ghi nhận, bên cạnh lượng vốn sắp tới sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của TP Đồng Xoài, thì thị trường còn chờ đợi sự đầu tư mạnh mẽ của cả tỉnh Bình Phước, vốn thừa hưởng lợi thế vùng kết nối với Tp.HCM. Được biết, từ TP Đồng Xoài dễ dàng kết nối di chuyển đi TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh thông qua hệ thống hạ tầng giao thông xuyên suốt như: đường QL.14, QL.13.

82

Ghi nhận tại lễ mở bán 1 dự án TP.Đồng Xoài, Bình Phước, trong buổi sáng có đến 800 giao dịch đất nền thành công

Cũng theo các chuyên gia, việc từ thị xã lên thành phố thì nhu cầu nhà ở sẽ lớn, quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh thì mặc nhiên BĐS sẽ phát triển ăn theo.

Đồng Xoài hiện hướng đến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp -dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Do đó, tỉ lệ thương mại - dịch vụ của TP Đồng Xoài chiếm 52,6%, công nghiệp xây dựng chiếm 39,9%.  

Hiện nơi đây có 4 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 500ha, thu hút hơn 4.600 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ và lượng lớn lao động đổ về đây. Khi lao động tăng trưởng thì kéo theo nhu cầu về chỗ ở cũng tăng theo, đây là động lực lớn cho sự phát triển của thị trường BĐS.

Chưa kể, những tiềm năng của thị trường Bình Phước nói chung đã hiện hữu thời gian qua, khi nơi đây hội tụ nhiều KCN lớn như: KCN Đồng Xoài I, KCN Đồng Xoài II, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, KCN Minh Hưng III, KCN Tân Khai I, KCN Tân Khai II,… 

Hiện có 8 KCN đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Theo quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 13 KCN với tổng diện tích 4.686ha và 1 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Trong năm 2018, 3 KCN gồm: Becamex - Bình Phước (tổng diện tích 4.633ha); KCN Minh Hưng – Sikico (tổng diện tích 655ha) và KCN Đồng Xoài III (tổng diện tích 120ha) cũng đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng.

83

Bình Phước đang tạo nên sức nóng ngay đầu năm khi nhiều NĐT ở Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương đổ về tìm các dự án "mới tinh" chào bán trong năm 2019

Công nghiệp phát triển, đồng nghĩa với việc thu hút FDI sẽ gia tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã thu hút được 27 dự án FDI, tăng 45,45% về số dự án và tăng 405% về vốn đăng ký so cùng kỳ năm 2017. Thu hút nguồn vốn FDI là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường BĐS địa phương thanh khoản tốt. Đó cũng là lý do dòng tiền từ các nhà đầu tư TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận đang bắt đầu đổ về BĐS Bình Phước như một làn sóng rõ nét thời gian gần đây.

Ông lớn địa ốc tìm miếng bánh ngon tại thị trường Bình Phước

 

Hoạt động tìm kiếm quỹ đất cũng như việc triển khai các dự án gần với thời điểm thị xã Đồng Xoài lên Thành phố là động thái cho thấy, các chủ đầu tư khá “nhạy bén” với thị trường và tìm cơ hội lâu dài tại đây. Đặc biệt, các ông lớn BĐS nhắm đến các dự án quy mô, bài bản, đầu tư tiện ích chỉn chu trước bối cảnh thị trường Bình Phước khá ít dự án khu đô thị xuất hiện trên địa bàn. 

Theo đại diện các doanh nghiệp BĐS, tại một TP đang bước đầu phát triển như Đồng Xoài thì nếu đầu tư một dự án quy mô thì sẽ thu hút NĐT đổ về săn đón, làm tiền đề cho thị trường BĐS phát triển theo. Việc các ông lớn BĐS đổ về làm dự án hoặc săn quỹ đất lớn là nguyên nhân khiến thị trường BĐS Bình Phước rục rịch thời gian gần đây.

Tại Đồng Xoài, dự án có quy mô lớn thu hút sự quan tâm của NĐT có thể kể đến như Cát Tường Phú Hưng của Cát Tường Group. Với quy mô hơn 92ha. Mới đây, đơn vị này bung hơn 800 nền thuộc đợt 2 của dự án với mức giá từ 789 triệu đồng/nền và tỉ lệ giao dịch đạt gần 100%.

 84

Thông tin thị xã Đồng Xoài lên Thành phố đã khiến thị trường BĐS nơi đây rục rịch. Không chỉ các chủ đầu tư mà các NĐT cũng dồn về đây đón đầu hạ tầng, kỳ vọng khả năng sinh lời trog tương lai

Đại diện đơn vị này cho hay, việc đầu tư bài bản một khu đô thị lớn tại Bình Phước là nằm trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Không chỉ thu hút các NĐT khu vực lân cận đổ về mà dài hạn, doanh nghiệp này hướng đến nhu cầu ở thực của người dân. Bởi trên thực tế, khu đô thị chỉ thực sự tăng giá trị khi kéo được nhu cầu ở thực về sinh sống, từ đó mớ thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của BĐS Đồng Xoài nói riêng, Bình Phước nói chung.

Nhiều ông lớn BĐS như FLC, Vingroup, Đại Nam, HUB Nha Trang… cũng đang đổ về Bình Phước phát triển dự án quy mô. Đơn cử như Đại Nam đang đầu tư dự án khu dân cư Đại Nam Bình Phước quy mô gần 100ha (huyện Chơn Thành, Bình Phước).

Trong khi đó, cuối năm 2018, UBND tỉnh Bình Phước đã đồng thuận chủ trương cho phép FLC nghiên cứu, lập quy hoạch dự án khu đô thị mới, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam với diện tích khoảng 986,5ha tại phường Tân Phú và xã Tiến Thành (khu quy hoạch hướng Bắc hồ Suối Cam).

Vingroup cũng đang “nhắm” đến thị trường nơi đây để triển khai khu đô thị quy mô.

Theo ghi nhận, việc các ông lớn cùng lúc nhắm đến thị trường Bình Phước cho thấy, tiềm năng của thị trường nơi đây là rõ thấy. Bài toán về hạ tầng giao thông, quy hoạch vùng hay quá trình tăng trưởng dân số, tốc độ đô thị hóa phần lớn nhờ vào sự tăng tốc của các doanh nghiệp này.

Khảo sát thị trường BĐS sau Tết, Bình Phước nổi lên là “tâm điểm” mới của thị trường BĐS khi nhà đầu tư lẻ đổ về đây tìm kiếm dự án mới quy mô ngày càng nhiều.

Ông Trương Ngọc Linh, Tổng Giám đốc công ty cổ phần kinh doanh nhà đất Cát Tường cho hay, quỹ đất Tp.HCM không còn nhiều, việc mở rộng đầu tư về các tỉnh vệ tinh là bài toán của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn về Bình Phước đầu tư dự án sẽ kéo theo làn sóng đầu tư dồn về đây, thúc đẩy thị trường tăng trưởng về hạ tầng, kinh tế, xã hội. Theo ông Linh, đây mới là thời kỳ đầu của sự tăng trưởng nên cơ hội để cả chủ đầu tư lẫn các nhà đầu tư đón đầu thị trường này còn rất lớn.

 Theo Trí thức trẻ

Sau suốt thời gian nhà đầu tư (NĐT) đổ bộ làm “nóng” thị trường nhà đất Vũng Tàu, hiện tại nơi đây tiếp tục chứng kiến sự chuyển biến tích cực của các phân khúc. Các doanh nghiệp và giới đầu tư bắt đầu tấn công mạnh về đây, đón sóng hạ tầng. Theo giới chuyên gia, sau Long An, Đồng Nai, Bình Dương thì Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là tâm điểm hút người mua.

 

Doanh nghiệp lớn, nhỏ cùng lúc tấn công thị trường

Theo ghi nhận, cuối năm 2018, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư kinh doanh BĐS, từ những ông lớn đến những doanh nghiệp nhỏ, các nhà phân phối đều cùng lúc tham gia thị trường. Đây cũng là thời điểm BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành cơn sốt mới của giới địa ốc, chính quyền phải vào cuộc ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng trái phép.

Đến thời điểm này, BĐS nơi đây tiếp tục rục rịch. Hoạt động mua bán, các NĐT quay trở lại thị trường và những kế hoạch mở bán sản phẩm mới của doanh nghiệp BĐS cũng bắt đầu chộn rộn trở lại.

80

Lợi thế biển đẹp trải dài là điểm nhấn khiến khu vực này tạo tiềm năng riêng

Trước đó, thị trường nhà đất nơi đây vốn sôi động khi hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đổ bộ. Chẳng hạn, Công ty Hưng Thịnh triển khai hơn 400 sản phẩm đất nền, Công ty Bất động sản Eximrs đầu tư dự án đất nền sổ đỏ Baria Central, hay Công ty Danh Khôi có 427 căn nhà phố thương mại thuộc dự án khu đô thị Barya Citi; Công ty Allgreen Vượng Thành - Trùng Dương đầu tư dự án biệt thự biển Regency ở Chí Linh, TP.Vũng Tàu và một dự án ở Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Tập đoàn Novaland cũng từng tham gia vào dự án khu nghỉ dưỡng quy mô Palm Beach Vũng Tàu.

Mới đây, Công ty CP Yeshouse cho biết, năm 2019 sẽ triển khai một dự án mới về du lịch sinh thái tại Bà Rịa. Dù chưa cụ thể thời điểm mở bán trong năm nhưng đại diện đơn vị này tiết lộ, đây là dự án có quy mô lớn với tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng cao. Dự án liền kề khu hành chính Bà Rịa và các tiện ích đã hiện hữu. Đơn vị này cũng cho hay, hiện đang hoàn thiện về mặt pháp lý trước khi giới thiệu dự án mới nhằm giảm thiểu rủi ro và tính thanh khoản cao khi ra hàng.

Nhiều đại gia phía bắc cũng “nhắm” đến thị trường BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đón sóng tiềm năng nơi đây. Chẳng hạn như Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn BRG, FLC đang thăm dò để đổ dòng vốn lớn đầu tư vào Bà Rịa-Vũng Tàu hay Korea Infrastructure Company Limited cho biết sẽ sẵn sàng đầu tư 3,2 tỉ USD dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Paradise và khu đô thị mới Bàu Trũng nếu được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận.

Theo giới chuyên gia, khi các NĐT đổ về đầu tư dự án thì thị trường nhà đất sẽ sôi động ăn theo. So với các thị trường bất động sản vùng ven của Tp.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai thì Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là thị trường mới nổi. Dự báo trong thời gian tới, Bà Rịa - Vùng Tàu sẽ là địa bàn “nóng” về BĐS.

Việc doanh nghiệp cùng lúc tấn công, khai thác lợi thế của khu vực này đã khiến giá nhà đất biến động tăng mạnh. Hiện đất nền, nhà phố tại khu trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức giá bán dao động từ 40-50 triệu đồng/m2. Trong vòng năm 2018, giá đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận tăng trung bình từ 20-30%, có một số nơi như Phú Mỹ, Tp.Bà Rịa giá tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn.

Lực hút từ tiềm năng du lịch, hạ tầng

Theo giới phân tích, không phải ngẫu nhiên mà BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu nổi lên là một sân chơi mới của giới đầu tư. Lợi thế biển đẹp trải dài là điểm nhấn khiến khu vực này tạo tiềm năng riêng.

Nơi đây là điểm đến quen thuộc của người dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ vào dịp lễ hoặc kỳ nghỉ cuối tuần. Theo Tổng cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngành du lịch Thành phố tỷ lệ khách bình quân tăng từ 15-18 % năm sau so với năm trước, làm cho doanh thu dịch vụ ngành tăng cao, doanh số năm 2018 tăng gấp đôi so với 2017. Ngành du lịch kỳ vọng sẽ ngày càng nâng cao vai trò vị thế, cũng như những dấu ấn mạnh mẽ trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Dự báo, trong 5 năm tới, địa phương sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn khi hệ thống cơ sở hạ tầng cùng các dự án lớn về giao thông đưa vào vận hành.

Đặc biệt, quy hoạch xây dựng vùng Tp. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh xác định tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc tiểu vùng phía Đông nằm trên trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu.

79

Một số doanh nghiệp địa ốc tiết lộ sẽ triển khai dự án quy mô tại thị trường này trong năm 2019

Về hạ tầng, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu một cách dễ dàng. Hay như tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay Quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu… được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động đã thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo các chuyên gia, cùng với tốc độ phát triển về hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch, BĐS tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng nhiệt ăn theo. Các NĐT chọn nơi đây để đầu tư, đón sóng cơ hội khiến thị trường nhà đất nơi đây được dự báo sẽ có thể tiếp tục “nóng sốt” trở lại trong giai đoạn quý 3/2019 trở đi.

Theo Trí thức trẻ

 

 

Theo thông tin mới nhất về chỉ số nhà ở hạng sang của Savills, tốc độ tăng giá nhà ở cao cấp giảm đáng kể trong nửa cuối 2018 tại các thị trường hàng đầu trên thế giới, ghi nhận mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

73

Theo Savills, chỉ số có dấu hiệu chạm đỉnh. Chỉ số giá tăng chỉ 2,3% trong cả năm 2018, ghi nhận tốc độ tăng chậm hơn trong nửa cuối năm, chỉ 0,4%. Tăng trưởng trong 2018 thấp hơn so với mức tăng 3,3% của năm 2017. Tốc độ tăng trưởng giá thuê cũng đồng thời giảm, ghi nhận lợi suất cho thuê trung bình của phân khúc nhà ở hạng sang thấp nhất trong 10 năm qua với chỉ 3,2% tại các thành phố lớn trên thế giới.

"Giá trị bất động sản nhà ở hạng sang đang có tốc độ tăng chậm hơn và ổn định hơn, và chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ không lặp lại mức tăng bình quân hai chữ số như thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu", Bà Sophie Chick, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu Savills, cho biết.

Theo đó, trong năm 2007, khi dân số toàn cầu trở nên giàu có và cạnh tranh săn tìm các bất động sản chiến lợi phẩm tại các thành phố thế giới, chỉ số nhà ở hạng sang của Savills nghiên cứu cho thấy tăng 15,4% theo năm. Nhưng hiện nay khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, Savills dự kiến người mua sẽ tìm kiếm sự ổn định trong việc sở hữu và sử dụng BĐS dài hạn tại các thành phố mà những cá nhân giàu có trên thế giới muốn đến sinh sống và làm việc, và đây sẽ là yếu tố quyết định giá trị nhà ở cao cấp.

Câu chuyện của các thành phố thế giới

Ngoài thị trường New York đang giảm sút, chỉ số nhà ở cao cấp phản ánh một số câu chuyện chính: các biện pháp hạ nhiệt làm giảm tốc độ tăng trưởng giá, câu chuyện Brexit khiến thị trường London chững lại đồng thời làm tăng nhu cầu nhà ở tại thành phố Châu Âu có giá trị thấp hơn, và các thành phố công nghệ bờ Tây tiếp tục tăng trưởng.

Hồng Kông tiếp tục một mình một bảng, liên tục chiếm vị trí cao nhất trong chỉ số giá nhà ở cao cấp 10 năm qua. Giá trị trung bình của nhà ở hạng sang hiện nay ở Hồng Kông là 4.660 USD/ft2 (tương đương 50.160 USD/m2, cao hơn 50% so với thị trường đắt đỏ thứ hai là Tokyo.

New York (2.610 USD/ft2 tương đương 28.094 USD/m2) và London (1.880 USD/ft2 tương đương 20.236 USD/m2) góp mặt trong top 4, trong khi đó Thượng Hải giành vị trí thứ 5 từ Sydney, nơi giá giảm -1,7% do các chính sách hạ nhiệt, các chỉ tiêu cho vay chặt chẽ hơn và tăng thuế.

"Chắc chắn rằng những người giàu có trên thế giới sẽ muốn nắm giữ ít nhất một bất động sản nhà ở hạng sang trong danh mục đầu tư của mình, vừa để tích lũy giá trị, vừa là nơi để làm việc và vui chơi giải trí," bà Sophie Chick cho biết.

 

Cũng theo vị này, nhưng trong bối cảnh các thành phố trên thế giới dần trưởng thành, giá nhà ở sẽ ít có khả năng tăng đột biến và thị trường nhà ở hạng sang dự kiến sẽ có xu hướng tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.

Sẽ có những trường hợp ngoại lệ do sự phát triển của các thành phố mới trên thế giới và tình hình kinh tế được cải thiện. Trong tương lai gần, các thành phố Châu Âu nhiều khả năng sẽ có tốc độ tăng giá cao nhất nhờ Brexit, giá nhà ở thấp hơn và niềm tin của khách hàng được củng cố tại các thị trường như Tây Ban Nha.

Câu chuyện của các thành phố Việt Nam

Theo báo cáo tiêu điểm "Thị trường nhà ở Việt Nam: Tầm nhìn & Triển vọng" của Savills, giá căn hộ tại TP HCM và Hà Nội nhìn chung vẫn thấp hơn so với các thị trường tương đương trong khu vực như Kuala Lumpur và Bangkok, mặc dù tốc độ tăng trưởng ở TP. HCM cao hơn khi so sánh với các thị trường này.

Theo ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, mức giá trung bình dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhưng chậm hơn, sự tăng giá này sẽ phần nào phản ánh về những tiêu chuẩn phát triển cao hơn, nhu cầu nhà ở mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa nhanh, sự bùng nổ của tầng lớp trung và thượng lưu cũng như cơ sở hạ tầng thuận lợi.

Giá nhà mới tại khu trung tâm TP. HCM đang giữ mức trung bình khoảng 5.500 - 6.500 USD/m2, bằng một phần rất ít so với Hong Kong - nơi mà nhà ở luôn ở mức giá đắt đỏ kỷ lục. Các biện pháp hạ nhiệt đã khiến thuế nhà ở tại nhiều quốc gia trở nên cao hơn trong khi mức thuế này tại Việt Nam lại tương đối thấp, hấp dẫn người mua trong và ngoài nước.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu đầu tư BĐS tại Việt Nam đã tăng đáng kể từ khi chính sách sở hữu nhà ở cho người nước ngoài có hiệu lực vào năm 2015. Với sự thiếu hụt rõ rệt trong dự án cao cấp tại các đô thị lớn, người mua có thể thấy được tiềm năng tăng vốn dài hạn rõ rệt. Trong khi đó, với khoản lợi nhuận cho thuê vượt quá 5%, đây là một kênh đầu tư hấp dẫn so với lợi nhuận sụt giảm ở những địa điểm khác trong khu vực.

Cũng theo đơn vị nghiên cứu này, sự xuất hiện ngày một nhiều của những cơ hội đầu tư dài hạn trong phân khúc nhà ở cao cấp, đặc biệt là khi các chỉ số kinh tế vẫn phát triển vượt trội, người mua hoàn toàn sẽ được hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị đầu tư.

Mặc dù chặng đường để thị trường BĐS Việt Nam đạt đến đỉnh cao như Hong Kong và Singapore còn dài; nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bùng nổ tầng lớp trung lưu và giá cả phải chăng, Việt Namsẽ tiếp tục tiến bước, trở thành mãnh hổ tiếp theo của Châu Á.

Theo Trí thức trẻ

Khi nhiều nhà đầu tư Tp.HCM (NĐT) cùng lúc tìm đến các tỉnh thành lân cận để “săn” đất nền đã khiến thị trường nơi đây chộn rộn, hoạt động mua bán, công chứng cũng tăng nhiệt rõ nét mỗi ngày.

Nhà đầu tư "ôm đất" đợi cầu, sôi sục mua bán

Trong một buổi chiều giữa tháng 3, chúng tôi về Nhơn Trạch (Đồng Nai) để tìm hiểu thị trường nơi đây. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, hoạt động mua bán đất nền tại đây không sôi động bằng, nhưng nếu so với thời điểm giữa năm 2018 (đến trước Tết âm lịch), hiện tại cả lượng giao dịch lẫn giá bán đã “tăng nhiệt” rõ nét. Thậm chí, có một số sàn giao dịch một ngày chốt trên dưới 10 giao dịch thành công.

Theo ghi nhận, khoảng 3 tuần trở lại đây, giới đầu tư khu vực Q.2, Q.9 tìm về thị trường Nhơn Trạch ngày càng đông. Đặc biệt, các NĐT săn tìm nền đất giáp ranh khu vực phà Cát Lái (Q.2, Tp.HCM) xung quanh xã Đại Phước, Phú Đông.

Gặp gỡ một NĐT sống tại Q.2 được biết, sau khi giao dịch thành công 2 nền đất tại xã Đại Phước (với mức giá 1.3 tỉ đồng/nền), NĐT này tiếp tục tìm kiếm nền trong khoảng giá trên dưới 1 tỉ đồng tại đây nhưng không còn hàng. Riêng những sản phẩm có giá 800-900 triệu đồng/nền trong khoảng 1 tháng trước, hiện tại đã“vắng bóng”.

72

Tại phòng công chứng, hoạt động công chứng nhà đất tại đây cũng chộn rộn không kém. Ảnh: Hạ Vy

Gặp một NĐT khác đến từ Q.9, Tp.HCM tại phòng công chứng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, vừa ký vào tờ giấy chuyển nhượng, vừa than: “Giờ nói môi giới khu vực tìm cho nền ở xã Đại Phước giá tầm 1 tỉ đồng mà không có hàng. Đành chấp nhận mua cách đó khoảng 15km”.

Một môi giới đất nền tên Q cho hay, hầu hết các nền giáp ranh khu vực Tp.HCM không còn hàng để bán cho khách mặc dù khách hỏi rất nhiều. Nếu khoảng tháng 1/2019, những nền giá tầm 800 triệu đến 1 tỉ đồng còn kha khá thì hiện tại tìm nền trong khoảng giá này không có. Thời gian gần đây, rất nhiều NĐT khu vực Tp.HCM đổ về đây mua bán khiến sản phẩm khan hiếm, giá bắt đầu tăng.

Theo chân môi giới đến một phòng công chứng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, hoạt động công chứng nhà đất tại đây cũng chộn rộn không kém. Một số môi giới cùng lúc làm giấy tờ cho 3-4 khách hàng. Vào tầm khoảng 10h30 trưa nắng nhưng phòng công chứng còn khá đông khách chờ để công chứng, chuyển nhượng đất đai. Theo một môi giới tại đây, không chỉ NĐT khu vực Tp.HCM, có khá nhiều NĐT sống trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, có tiền nhàn rỗi đem đi đầu tư đất ở thời điểm này. Trong đó, có những NĐT đã lớn tuổi mua đi bán lại nền đất liên tục trong khoảng vài tháng. Hiện tại NĐT này vẫn tiếp tục tìm các nền đất giá dưới 1 tỉ đồng ở khu vực xa để tái đầu tư.

Cũng theo các môi giới, thông tin cây cầu nối Q.9 với Nhơn Trạch dự kiến sẽ khởi công vào năm 2020 đã tác động rõ nét đến thị trường BĐS nơi đây. Rất nhiều NĐT “ôm đất”, đợi cầu xây dựng, dự kiến giá BĐS nơi đây còn biến động nhiều.

 

Theo ghi nhận, so với thời điểm giữa năm 2018, hiện giá đất nền Nhơn Trạch biến động tăng ít nhất 10%, riêng các nền đất giáp ranh khu vực Q.9, Q.2 (Tp.HCM) tăng từ 20-30%. Theo khảo sát, các nền đất có mặt tiền lớn, ô tô vào được giá ghi nhận tăng mạnh trên 30% trong vòng vài tháng. Mặc dù giá tăng nhưng để tìm một nền mức giá 1 tỉ đồng gần Phà Cát Lái (Q.2) ở thời điểm hiện tại là khá khó khăn. Trong khi lượng khách đầu tư vẫn kéo về nơi đây ngày càng nhiều.

Bình Phước: Nhà đầu tư săn đất đón đầu đại gia làm dự án

Dù chưa có những lợi thế phát triển như khu vực Nhơn Trạch (Đồng Nai) nhưng BĐS Bình Phước thời gian gần đây đã được NĐT “để ý”, đặc biệt các khu vực có dự án lớn của doanh nghiệp về làm.

Theo chân môi giới BĐS xuống Bình Phước, nhận thấy, khá ít các dự án bài bản của doanh nghiệp BĐS được triển khai tại đây. Một số ít dự án đã được bán khoảng 1-2 năm trước đó , ở giai đoạn này chỉ lác đác một vài dự án khu đô thị có quy mô. Tìm hiểu được biết, trong vòng vài năm tới khi các chủ đầu tư lớn như Vingroup, FLC về đây đầu tư dự án thì thị trường nơi đây sẽ biến động mạnh.

71

Trong khi đó, tại thị trường Bình Phước, các NĐT Tp.HCM cũng đổ về tìm hiểu đất đai

Khi không có nhiều dự án quy mô ra thị trường lại là lý do khiến một số dự án đang triển khai ở giai đoạn này có lợi thế khi nhiều NĐT “xuống tiền” nhanh đón đầu. Theo thông tin từ môi giới, giai đoạn 2 dự án Cát Tường Phú Hưng (Tp.Đồng Xoài) đang cho giữ chỗ giai đoạn 2 nhưng khi vừa có thông tin giữ chỗ, lượng khách đầu tư đã đặt full chỗ ưu tiên 1. Những khách hàng giữ chỗ sau đó, đặt chỗ ưu tiên 2,3.

Theo một nữ môi giới bán dự án này, do giai đoạn 2 giá dao động từ 9.5 triệu đồng/m2 nên những nền diện tích 80-90m2 có mức giá từ 700-900 triệu nên khá nhiều NĐT vào giữ chỗ. Một số sẽ lướt sóng vào giai đoạn sau của dự án.

“Nếu như các nền diện tích lớn thì đa số chỉ có ưu tiên 1 giữ chỗ, riêng các nền giá 700-900 triệu, số lượng giữ chỗ ưu tiên sau khá nhiều”, môi giới này cho hay.

Theo ghi nhận, sức hấp dẫn do giá cả còn mềm, quỹ đất rộng, hệ thống hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt cuối năm 2018, thông tin thị xã Đồng Xoài lên Thành phố đã khiến thị trường BĐS nơi đây rục rịch theo. Bên cạnh các chủ đầu tư tìm về săn quỹ đất làm dự án tại đây thì các NĐT lẻ cũng tăng cường tìm kiếm BĐS nơi đây để đầu tư, đón đầu. Theo đó, thời gian gần đây, thị trường Bình Phước chộn rộn hẳn khi hoạt động mua bán tăng nhiệt.

Theo Trí thức trẻ

 

 

Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 08/3, SAIGONTEL, Quỹ từ thiện Khát Vọng cùng HHVN 2018 Tiểu Vy đã tổ chức Chiến dịch nhân ái "With Heart - Bằng cả trái tim" . Chương trình nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cán bộ nhân viên và các đơn vị thành viên thuộc SAIGONTEL, các anh chị là bạn bè, đối tác của SAIGONTEL.
Ban tổ chức đã đến thăm hỏi, động viên, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cũng như trao tặng 60 phần quà tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh và 46 phần quà tại Bệnh viện K (Hà Nội) trong hai ngày 08/03 và 15/03 với tổng trị giá quà tặng là 232.300.000 đồng.
Đây là một chương trình ý nghĩa nhằm giúp đỡ những phụ nữ đang phải điều trị ung thư, giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.

 

Ngoài nguyên nhân sốt đất khiến giá ảo, một bộ phận khách hàng mua nhà đất với tâm lý mù quáng đã đẩy cột giá lên cao tới mức không tưởng.

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho rằng giá nhà đất tại Sài Gòn đang có dấu hiệu tăng ảo đáng lo ngại.

Chuyên gia này đánh giá có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khiến cho thị trường địa ốc Sài Gòn xảy ra kịch bản buôn một vốn bốn lời trong vài năm gần đây. Ông Nghĩa nhận định có ít nhất 5 lý do chính dẫn đến tình trạng này.

Sốt đất domino

Giai đoạn 2016 - 2018 đánh dấu bước ngoặt lớn cho thị trường bất động sản TP HCM khi năm nào cũng diễn ra ít nhất một cơn sốt đất. Đặc biệt, năm 2017 cơn sốt đất lan nhanh trên diện rộng làm đảo lộn nhiều trật tự giá cả trên thị trường. Trong giai đoạn hậu sốt đất, tức năm 2019, tuy chưa xảy ra những biến động lớn nào dẫn đến giá nhà đất tăng mạnh nhưng dư chấn của các cơn sốt ảo trước đó vẫn còn âm ỉ, vì vậy, mới xảy ra tình trạng một số trường hợp giá chào bán nhà phố bị hét lên rất cao đến mức không tưởng.

Những cơn sốt đất tích tụ trong 3 năm qua đã tạo cơ hội cho nhiều đối tượng đầu cơ tham gia thị trường thực hiện các chiêu thổi giá, kích giá nhà đất. Té nước theo mưa, những người đang nắm giữ bất động sản liền thổ mặc sức hét giá bán cao ngất ngưỡng để chốt lời. Khi hành vi bán chốt lời diễn ra thường xuyên tạo nên xu hướng mạnh mẽ, nhà đất lại càng bị đẩy lên mặt bằng giá cao hơn. Đà tăng vì vậy không có điểm dừng nếu thiếu các công cụ kiểm soát vĩ mô với liều lượng đủ mạnh.

56

Thị trường nhà đất TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Hành vi mua vào mù quáng

Giá chào bán hét cao ngất ngưởng, mua 5 tỷ đồng chờ sốt đất kê lên bán giá 20 tỷ, sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có giao dịch thành công vì chỉ một bàn tay không tạo nên tiếng vỗ. Việc giá chào bán bị hét ở mức rất cao chưa thể hình thành nên giá thị trường nhưng vùng giá này có sức lây lan và tác động cảm tính đến những tài sản cùng khu vực và vị trí.

Giá thị trường tức là bên bán và bên mua gặp nhau. Điều khiến cho kịch bản buôn nhà phố một vốn bốn lời trở thành hiện thực là có một bộ phận khách hàng sẵn sàng mua nhà đất với giá ngất ngưỡng, họ bất chấp quy luật giá cả, không lưu ý đến các cảnh báo giá ảo.

Nhóm khách hàng này có thể chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là người thừa tiền thiếu kỹ năng, mua nhà giá cao một cách mù quáng nhưng số này không nhiều. Loại thứ hai là các nhà đầu cơ cá mập đầy toan tính, những cá nhân hoặc tổ chức bỏ tiền ra mua mức giá khủng để tạo cơn sóng ảo cho thị trường nhà đất. Không ít đối tượng sử dụng mức giá chào bán làm công cụ kích giá nhà đất bằng thủ thuật tác động đến tâm lý đám đông.

Tô hồng bức tranh bất động sản

Đầu tiên, lực lượng cò đất, môi giới trong ngành địa ốc chính là nhân tố tô hồng cho bức tranh thị trường bất động sản, tạo nên nhiều kỳ vọng cho thị trường này. Kế đến là tương tác truyền miệng, rỉ tai nhau của những nhóm khách hàng là nhà đầu tư F1, F2 tham gia thị trường về sự tăng giá thần tốc của bất động sản liền thổ. Tiếp theo là các hành vi tung tin đồn tăng giá thiếu kiểm chứng.

Diễn biến tô hồng bức tranh bất động sản theo hướng một chiều này tạo nên tâm lý kỳ vọng cực lớn vào cơ hội tăng giá trị của bất động sản liền thổ. Từ đó, người tham gia thị trường không cảnh giác với bong bóng bất động sản và tiếp tục tin vào cơ hội tăng giá trong tương lai.

Mặt khác thị trường lại thiếu các cảnh báo mạnh mẽ, không có phản biện khoa học về các cơn sốt giá nhà đất, các cuộc điều tra về những cơn sốt đất cũng không được công bố rộng rãi khiến cho người mua thiếu công cụ hỗ trợ tham khảo. Đây là điểm yếu của thị trường và nhà đầu tư cá nhân thường sẽ chịu thiệt thòi khi sự cố xảy ra.

Tâm lý ôm đất - sợ hết chỗ

Người Việt vốn bị ám ảnh tâm lý thích sở hữu nhà đất và sẵn sàng gom tài sản gắn liền với đất bằng mọi giá, bất chấp giá ảo, sốt ảo hay ôm đất ngay trong lúc thị trường địa ốc nguội lạnh, đóng băng. Thêm vào đó, niềm tin quỹ đất Sài Gòn không còn nhiều, càng chần chừ không mua giá lại càng tăng cao, sẽ mất cơ hội mua vào chính là cái bẫy lớn nhất khiến cho thị trường vẫn xảy ra các giao dịch nhà đất lãi 3-4 lần trong vài ba năm. Bên bán hét giá kỷ lục nhưng bên mua vì căn bệnh tâm lý này nên chấp nhận các mức giá cao chưa từng có.

Lời khuyên chữa chứng bệnh tâm lý này là áp dụng quy tắc kiểm tra chéo ít nhất 3 nguồn tin về giá nhà đất trước khi mua và tuân thủ lời răn "thà bỏ qua chứ không mua lầm (nhầm, hớ)".

Các kênh đầu tư khác lép vế so với nhà đất

Theo ông Nghĩa, một thực tế đáng buồn là thị trường đầu tư tài chính đang thiếu những kênh hấp dẫn đủ sức cạnh tranh với bất động sản liền thổ. Biên lợi nhuận của việc gửi tiết kiệm, mua vàng, tích trữ ngoại tệ, đầu tư chứng khoán, căn hộ cho thuê, kinh doanh sản xuất... đều kém xa tỷ suất sinh lời của việc ôm nhà đất chờ thời. Điều này vô tình tạo nên một niềm tin mù quáng cho những nhà đầu tư chọn nhà đất làm kênh trú ẩn an toàn, khiến họ bỏ qua mọi cảnh báo rủi ro hoặc không tính đến kịch bản màu xám.

Trên thực tế, không có kênh đầu tư nào vừa an toàn vừa mang lại lãi khủng. Do đó, với biên lợi nhuận quá cao, mang lại mức lãi khó tin, lời gấp đôi mỗi năm, gấp 3-4 lần trong 3 năm của kênh đầu tư nhà đất cho thấy, đây chính là mặt trận tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Vũ Lê

11

Hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Một làn sóng đầu tư rầm rộ đang dần hiện diện, kèm  theo đó là những chiến lược mới được triển khai để phù hợp với yêu cầu khắt khe hơn. Điển hình là mới đây quỹ đầu tư Gaw Capital Partners hợp tác với NP Captial Partners để đầu tư vào các dự án khu công nghiệp và dịch vụ logistics của Việt Nam. Đối tượng kinh doanh mà nhà đầu tư Hồng Kông này hướng tới là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thị trường bán lẻ và nhất là xu thế thương mại điện tử đang bùng nổ ở Việt Nam.

‘’Chúng tôi mở rộng sự hiện diện tại đây và khai phá nhiều cơ hội tại một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á”, ông Kenneth Gaw, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Gaw Capital Partners, nói.

Bên cạnh hình thức đầu tư trực tiếp, M&A tiếp tục là công cụ được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Cuối năm ngoái, nhà đầu tư Singapore Mappletree Logistics Trust đã chi ra hơn 30 triệu USD thâu tóm kho chứa hàng tại Bình Dương của Unilever Vietnam. Đáng chú ý, nhà đầu tư logistics lớn nhất của Nhật là CRE đã chi ra 6 triệu USD đầu tư vào Sembcorp Infra Services. Số vốn huy động được, đi kèm với các khoản vay ngân hàng sẽ được Sembcorp phát triển thêm 30.000m2 diện tích kho vận tại Việt Nam.

61

Một số nhà đầu tư trong nước tiếp tục dốc tiền mạnh vào mảng khu công nghiệp. Chia sẻ với NCĐT, lãnh đạo Khu Công nghiệp Long Hậu cho biết dự án mở rộng giai đoạn 3 của Khu Công nghiệp Long Hậu ở khu Nam Sài Gòn đang nỗ lực hoàn thành thủ tục để khởi công. “Hiện nay, các Khu Công nghiệp Long Hậu 1 và 2 gần như đã lấp đầy khách thuê”, vị lãnh đạo này cho biết.

Bên cạnh thị trường TP.HCM, Long Hậu còn mở rộng mạng lưới đầu tư ra Đà Nẵng với thương vụ đầu tư dự án nhà xưởng công nghệ cao trị giá hơn 1.000 tỉ đồng. Điểm mạnh của nhà xưởng này là mức giá cho thuê cạnh tranh, chỉ từ 3 USD/m2/tháng, đi kèm với diện tích linh hoạt 500-3.300 m2.

Ở Bình Dương, Công ty Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên dự kiến sẽ bắt đầu khởi động dự án Khu Công nghiệp Nam Tuân Uyên 3 vào cuối quý II. Liên doanh giữa Tập đoàn Warburg Pincus và Tổng Công ty Becamex IDC được ra mắt với pháp nhân là Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BWID). Với số vốn ban đầu khoảng 200 triệu USD và tiếp tục phát triển để đạt được tổng giá trị tài sản 2 tỉ USD trong 5 năm tiếp theo. “BW Industrial sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam trong nhiều năm tới để thúc đẩy sự phát triển đầy hứa hẹn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam”, ông CK Tong, Tổng Giám đốc của BW Industrial, cho biết.

62

Còn VSIP đang phát triển thêm một loạt các khu công nghiệp mới ở Nghệ An, Quảng Ngãi hay Bình Định hay ông lớn ngành hàng ô tô Trường Hải cũng khởi công dự án khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao trị giá 7.800 tỉ đồng ở Thái Bình. Theo các chuyên gia, xu thế đầu tư vào các khu công nghiệp dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi các phân tích cho thấy dòng vốn đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia đang dịch chuyển mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan hay Trung Quốc. Trong nước, các tập đoàn lớn cũng mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, chế biến thực phẩm, đồ uống.

Tỉ lệ cho thuê tại các khu công nghiệp đang ở mức khá cao. Đơn cử như theo Công ty Tư vấn JLL Việt Nam, ở miền Đông Nam Bộ, tỉ lệ lấp đầy trung bình của gần 100 khu công nghiệp lên đến 74% (tương đương 18.000ha được thuê). Giá thuê trung bình tại khu vực này đạt mức 63,3 USD/m2. “Giá thuê được dự báo sẽ tăng nhẹ trong tương lai gần, khi nhu cầu về diện tích công nghiệp tăng cao nhờ Việt Nam thu hút nhiều lượng vốn FDI nhờ nhiều hiệp định thương mại được công bố.

63

“Đáng lưu ý, đầu tư vào các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và sử dụng công nghệ hiện đại sẽ được khuyến khích hơn nữa tại các Khu Công nghiệp Đông Nam Bộ”, JLL nhận định. Nhận định của JLL xem ra phù hợp với chiến lược thu hút dòng vốn FDI mới của Việt Nam, điều buộc các chủ đầu tư khu công nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng dòng sản phẩm dự kiến sẽ triển khai, lớp khách hàng nhắm đến để đảm bảo tỉ lệ cho thuê hiệu quả.

Hiện nay, Chính phủ đang sửa đề án về thu hút vốn FDI mới, trong đó sẽ ưu tiên các ngành công nghệ cao, công nghệ mới, thân thiện với môi trường như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, logistics... Điều này đồng nghĩa với việc các ngành thâm dụng lao động, năng lượng, không thân thiện với với môi trường sẽ dần bị hạn chế.

Một số tỉnh thành đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược để phù hợp với định hướng mới. Tiêu biểu như Bình Dương đang đầu tư các dự án khu công nghiệp gắn liền với phát triển mô hình thành phố thông minh. Hay theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực của TP.HCM, trong thời gian tới, Thành phố sẽ thu hút các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, có năng lực quản trị cao và tập trung vào lĩnh vực khởi nghiệp, sáng tạo vào các khu công nghiệp công nghệ cao ở phía Đông.

Theo kịp các thay đổi về chính sách sẽ là thách thức lớn cho các nhà đầu tư khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến tăng trưởng của kinh tế thế giới. “Dòng vốn FDI có thể chững lại trước những bất ổn, cũng như nhu cầu chậm lại của thế giới”, đại diện JLL cảnh báo.

Nguyễn Sơn

Đối tác chiến lược