Hình ảnh tấm banner cỡ lớn mang tên "Make in Viet Nam" mới đây được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Người thì cho rằng cụm từ trên đang viết sai chính tả, từ chuẩn phải là "Made in Viet Nam". Người am hiểu hơn thì cho rằng từ này gần với chiến dịch "Make in India" - chiến dịch nhắm mục tiêu biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Nhưng đối chiếu lại cách dùng cụm từ này và bối cảnh của nó, thì có vẻ các cách hiểu trên đều đang nhầm…
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa thực chất của từ này, trước hết hãy cùng xem bối cảnh sử dụng cụm từ này tại Việt Nam!
"Make in Viet Nam"(*) lần đầu được dùng ở đâu?
Theo tìm hiểu của người viết, cụm từ " Make in Viet Nam " được dùng một cách công khai lần đầu tại sự kiện ra mắt xe VinFast chiều 20/11/2018 tại Hà Nội.
Lễ ra mắt này được lồng ghép trong sự kiện Lễ phát động phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Tại sự kiện này, cụm từ "Make in Viet Nam" được TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sử dụng.
"Phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam" thực chất là cuộc vận động nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và thương hiệu Việt. "Make in Viet Nam" - sản xuất bởi Việt Nam để phục vụ cho đồng bào mình và vươn ra thị trường thế giới. Cuộc vận động phải triển khai một cách toàn diện: từ nhận thức tới nâng cao năng lực, xây dựng nền tảng văn hóa, đổi mới công nghệ, nâng cấp quản trị, tăng cường kết nối, tổ chức công tác tiếp thị và phân phối..."
"Đây là yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập", TS. Lộc nói.
"Make in Viet Nam" được dùng trong ngành ICT khi nào?
Sản phẩm "Make in Viet Nam" được trình diễn tại Myanmar hồi tháng 12/2018. Nguồn: MIC.
Trên Cổng TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụm từ "Make in Viet Nam" được sử dụng trong tin hoạt động của Bộ vào ngày 24/12/2018.
Theo đó, tại Diễn đàn Công nghệ Thông tin - Truyền Thông Việt Nam – Myanmar với chủ đề "Chuyển đổi số trong Chính phủ" tổ chức tại Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến các sản phẩm và giải pháp "Make in Viet Nam" với những trải nghiệm thực tế tại triển lãm được tổ chức bên lề Diễn đàn. Các sản phẩm đó gồm Bphone của BKAV, MyTel của Viettel cùng các sản phẩm công nghệ của VNPT.
Cụm từ "Make in Vietnam" một lần nữa được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắm tới việc phát triển IoT (Internet vạn vật) là định hướng trọng tâm trong thời gian tới của Bộ để tạo bước đột phá, đưa ngành công nghiệp ICT Việt Nam mang nhãn hiệu "Make-in-Viet Nam" vươn tầm thế giới.
Tuy nhiên, cụm từ này cũng bị một số đơn vị truyền thông hiểu lầm là sai chính tả và đã sửa lại thành "Made-in-Viet Nam".
"Make in Viet Nam" có ý nghĩa giống "Make in India" hay không?
Ảnh: livemint.com.
Cũng có người cắt nghĩa từ "Make in Viet Nam" mang hàm ý tương tự như chiến dịch " Make in India " mà Ấn Độ đã làm rất thành công từ năm 2014. "Make in India" là một sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ khởi xướng vào tháng 9/2014 với mục tiêu chuyển Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất toàn cầu (global manufacturing hub). Kết quả, Ân Độ đã nổi lên thành một điểm đến hàng đầu toàn cầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 60 tỷ USD FDI năm 2015, vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc.
Hiểu nôm na, "Make in India" là chiến dịch biến Ấn Độ thành công xưởng gia công. Nhiều người cho rằng "Make in Vietnam" dịch nghĩa đen là "Hãy làm ở Việt Nam". Còn "Made in Vietnam" là "Được làm tại Việt Nam".
Tuy nhiên, "Make in Viet Nam" có mang hàm ý biến Việt Nam thành "công xưởng gia công " như vậy? Không hề. Xem xét những yếu tố sau sẽ rõ:
- Banner "Make in Viet Nam" xuất hiện ở đâu?
"Make in Viet Nam" là tên triển lãm công nghệ, được tổ chức bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Banner mang tên "Make in Viet Nam" được treo tại sự kiện này.
- Sự kiện treo Banner "Make in Viet Nam" có những doanh nghiệp/sản phẩm gì?
Mobifone, VCCorp, Viettel... đều là những doanh nghiệp mang đến triển lãm các sản phẩm thuần Việt. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Các doanh nghiệp tham gia triển lãm là doanh nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông lớn của Việt Nam, gồm Mobifone (với công nghệ nhận diện hình ảnh), VCCorp , Robot phục vụ nhà hàng của Misa, camera giám sát thông minh của Viettel, BPhone của BKAV…
Với một triển lãm toàn doanh nghiệp Việt và các sản phẩm thuần Việt, rõ ràng "Make in Viet Nam" không thể mang hàm ý gia công tại Việt Nam như chiến lược "Make in India" của nước bạn.
Về ý nghĩa của cụm từ này, một vị lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ tham gia triển lãm nói trên cũng bình luận: "Trong trường hợp này là "được tạo ra ở Việt Nam", "do người Việt làm ra" chứ không có hàm ý gia công tại Việt Nam".
(*) Theo thông lệ quốc tế, tên quốc gia Việt Nam được quy ước viết là Vietnam. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chỉ phân tích về ý nghĩa của slogan, bởi vậy chúng tôi xin giữ nguyên văn cụm từ "Make in Viet Nam" của ban tổ chức.
Theo CafeF
Năm 2019 có thể là một năm thách thức của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khi hàng loạt dự án được đưa vào vận hành, cộng với hàng loạt dự án mới được đầu tư. Nguồn cung mới vẫn tập trung chủ yếu ở những địa phương quen thuộc như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bình Thuận.
Theo ý kiến của giới chuyên gia, thị trường BĐS biển luôn đi sau thị trường nhà ở khoảng một năm. Bắt đầu từ giai đoạn 2014, khi nhà đất TP.HCM thoát khỏi vùng trũng, ấm dần lên thì đến 2015, thị trường BĐS biển trỗi dậy với loạt dự án tầm cỡ.
Theo đó, trong giai đoạn đầu chu kỳ, các ông lớn tập trung lăng xê địa danh quen thuộc và đổ dòng tiền vào biệt thự biển xây sẵn, condotel cao cấp với mức giá chào bán khá cao. Tuy nhiên sau một thời gian có biểu hiện chững lại, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng tạo nên bức tranh đa màu cho phân khúc ven biển.
Nửa cuối 2018, thị trường ven biển đã chứng kiến sự đổ bộ của những địa danh hoàn toàn mới với giá trị đầu tư vừa tầm, được xem là bắt đúng mạch khách hàng thời điểm hiện tại. Theo nhận định của GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thị trường bất động sản 2018 phát triển ổn định, dự báo năm 2019 thị trường sẽ tiếp tục phát triển tốt. Trong đó, với bất động sản nghỉ dưỡng không cần lo "bong bóng" hay thừa cung, dư địa còn nhiều.
Công ty nghiên cứu CBRE Việt Nam cũng vừa công bố báo cáo tiêu điểm về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng với ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Việt Nam bình quân đạt 27% trong 2 năm qua và thuộc những quốc gia có đà tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh đầu tư hấp dẫn và là một sản phẩm thể hiện phong cách sống của tầng lớp khá giả.
Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, sự bùng nổ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển Việt Nam được châm ngòi bởi những yếu tố như cơ sở hạ tầng cải thiện, lượng du khách quốc tế và trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng cao.
"Cũng không thể phủ nhận một thực tế là bất động sản nghỉ dưỡng đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hội tụ đầy đủ những yếu tố này nên dễ hiểu tại sao thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam chưa bao giờ hết nóng", bà Dung nhấn mạnh.
Đơn vị này cung cấp số liệu cho thấy hiện 4 thị trường lớn gồm Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, lượng cung giới thiệu ra thị trường vào khoảng 30.000 căn hộ khách sạn (condotel). Bên cạnh đó, cũng có khoảng 5.500 căn biệt thự nghỉ dưỡng đã được tung ra thị trường, và tỷ lệ hấp thụ cũng đạt khoảng 90%. Thị trường cũng đang xuất hiện những khu vực mới nổi khác nằm trong vòng bán kính không xa các địa điểm trên.
Đơn cử như từ giữa năm 2017, thị trường BĐS Đà Nẵng là một trong những điểm “nóng” về giá của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt dự án quy mô lớn xuất hiện mang đến nhiều sản phẩm ở các phân khúc khác nhau, khiến thị trường BĐS diễn ra rất sôi động; đặc biệt là phân khúc condotel và đất nền ven biển của các dự án phát triển đô thị.
Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều người cho rằng tỉnh này bỗng nhiên "được mùa" dự án nghỉ dưỡng khi trong một thời gian rất ngắn xuất hiện hàng loạt đại gia địa ốc toan tính rót vốn đầu tư vào đây. Chẳng hạn, tập đoàn Tuần Châu, BRG, FLC, Novaland, DIC, Hưng Thịnh Corp., đều đang làm việc với chính quyền địa phương để tìm quỹ đất cho các dự án khu nghỉ dưỡng siêu sang rộng hàng trăm hecta.
Trong khi đó, riêng tại thị trường Phú Quốc (Kiên Giang), nhiều nhà đầu tư sau một thời gian ồ ạt bung tiền gom đất đón đầu cơ hội nơi này trở thành đặc khu, nay đã và đang âm thầm rút vốn để chuyển hướng đầu tư mới. Trước đó, Ninh Thuận cũng nhanh chóng trở thành ẩn số đáng gờm với sự xuất hiện của loạt dự án nghỉ dưỡng hạng sang dọc những vị trí đắc địa ven biển.
Điển hình nhất là "hiện tượng" tập đoàn Novaland chuyển hướng đầu tư sang mô hình dự án nghỉ dưỡng khép kín khi "thử nghiệm" một bước tiến mới tại TP Cần Thơ với dự án nghỉ dưỡng hợp túi tiền, kéo theo đó là FLC cũng đang làm việc với chính quyền địa phương này để đầu tư một khu nghỉ dưỡng khác tại Cồn Ấu, Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền...
Song song đó, Novaland cũng đang triển khai đầu tư một siêu dự án rộng gần 1.800ha tại Mũi Né và dự án Nova Hills ngay thiên đường nghỉ dưỡng Phan Thiết. Mới đây, Novaland vừa công bố chiến lược đầu tư năm 2019, trong đó BĐS nghỉ dưỡng tiếp tục là phân khúc đầu tư mạnh của doanh nghiệp này, mở rộng sang nhiều địa phương khác như tại Cam Ranh (Khán Hoà), TP. Vũng Tàu....
Không bỏ lỡ cơ hội thị trường này, "ông lớn" FLC cũng đang làm việc với tỉnh Bình Thuận về việc xúc tiến đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng hơn 1.000ha.. Cạnh đó là siêu dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Dubai Việt Nam tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận do Công ty TNHH Dịch vụ và Du lịch Thương mại Nông thị Dubai Việt Nam làm chủ đầu tư, dự án có diện tích đất hơn 1.169 ha, với tổng vốn đầu tư 14.602 tỷ đồng cũng đang được gấp rút thực hiện các thủ tục pháp lý để triển khai xây dựng trong quý 1/2019...
Đánh giá về thị trường BĐS nghỉ dưỡng trong thời gian tới, đại diện CBRE cho biết: "Bất chấp việc nguồn cung tăng mạnh tại các phân khúc khác nhau trên cả nước, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt. So sánh những điểm đến khác trong khu vực Đông Nam Á như Phuket (Thái Lan), tổng số sản phẩm của bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn còn thấp và tiềm năng tăng trưởng vẫn lớn".
Theo CafeF
KitKat xì dầu, KitKat mù tạt, KitKat dấm táo ... những hương vị lạ đời nằm trong danh sách hơn 300 loại KitKat “chẳng giống ai” tại Nhật Bản, luôn nằm trong cặp sách học sinh vì được tin là sẽ mang lại may mắn vào những ngày thi cử.
Nội dung nổi bật:
Bối cảnh: Xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm 1970s, dù đón đầu xu hướng chuộng bánh kẹo ngoại của người dân vào thời điểm đó nhưng doanh thu của KitKat lại không mấy đặc biệt.
Kế hoạch: Tái định vị bản thân thành "sản phẩm thay thế bánh gạo", KitKat liên tục cho ra đời hàng loạt mùi vị đặc trưng cho mỗi vùng miền và phân phối chủ yếu tại cửa hàng lưu niệm.
Kết quả: 2 nhà máy sản xuất riêng cho nội địa, 4 triệu thanh kẹo được bán mỗi ngày. KitKat bùng nổ trở thành một nét văn hóa của riêng Nhật Bản, biến đây thành thị trường tiêu thụ KitKat lớn nhất thế giới.
Những bậc thầy marketing
Vào năm 2015, giám đốc marketing KitKat, Ryoji Maki, nhận được một chiếc cúp hình thanh Kitkat mạ vàng cho những cống hiến trong năm. Tuy không nhớ nổi những cống hiến đó là gì, nhưng Maki lại cực kỳ tự hào về ý tưởng xuất phát từ nó.
"Chiếc cúp là cảm hứng để tôi đề xuất thanh KitKat mạ vàng ăn được". Maki cho hay: "Với giá 18 USD, KitKat vàng bán đắt như tôm tươi tại Tokyo."
Ý tưởng độc đáo của Maki đã gia nhập danh sách dài (và sẽ còn dài hơn) với 300 vị Kitkat khác nhau chỉ có tại Nhật Bản. Những mùi vị này hấp dẫn đến mức rất nhiều du khách đã quyết định đặt chân một lần đến đất nước mặt trời mọc chỉ để thưởng thức KitKat và mua về làm quà.
KitKat tại Nhật bản đã đi sâu vào văn hóa của quốc gia, với các vị như rượu sake, mù tạt wasabivà trà xanh macha, ngoài ra còn một số vị "lạ" như: muối Pháp, nho Địa Trung Hải, hay dấm táo …
Maki nói thêm: "Mọi người cứ nghĩ rằng chúng tôi cố tình tạo ra thật nhiều mùi vị "quái đản" để tạo scandal. Nhưng trên thực tế KitKat chỉ muốn đa dạng hóa sản phẩm của mình."
KitKat và truyền thống "đi chơi phải có quà"
KitKat lần đầu xuất hiện trên thị trường với tên gọi "Rowntree's Chocolate Crisp" vào năm 1935 tại Anh, sản phẩm hướng tới tầng lớp lao động với giá bán thấp do tận dụng được những mẫu KitKat bị vỡ trong quá trình sản xuất để tái sử dụng thành nhân bánh. Vào năm 1937, sản phẩm này mới được đổi tên thành "Kit Kat Chocolate Crisp."
Với hương vị thơm ngon của mình, KitKat nhanh chóng xuất hiện tại Canada, Nam Phi, Ireland, Australia và New Zealand vào những năm 1950. Mãi đến năm 1973, KitKat mới chính thức đặt chân tới đất nước mà nó sẽ trở thành huyền thoại – Nhật Bản.
Sau một thời gian dài phát triển không mấy nổi bật, KitKat bắt đầu chú tâm hơn vào thương hiệu và kênh phân phối. Vào đầu những năm 1990s, KitKat tiến sâu vào Hokkaido, vùng đất phía Bắc với nền du lịch phát triển nhất nhì nước.
Tự định nghĩa bản thân là "sản phẩm thay thế bánh gạo", KitKat xuất hiện khắp các cửa tiệm lưu niệm trong khu vực với mong muốn trở thành một sản phẩm "mua về làm quà".
"Trước khi có KitKat, bạn chỉ tìm được bánh gạo ở các quầy lưu niệm khắp cả nước", theo Takuya Hiramatsu, đại diện của Nestle Nhật Bản: "Với truyền thống mua quà mỗi khi đi du lịch, những người ở nhà không khỏi ngán ngẩm khi nhận được bánh gạo hết lần này tới lần khác."
Sau khi KitKat hương dâu được bán độc quyền ở Hokkaido và trở thành một hiện tượng trong ngành du lịch, KitKat bắt tay vào sáng chế hàng loạt hương vị độc lạ cho từng vùng miền, như KitKat mù tạt ở tỉnh Shizuoka, KitKat nhân đậu đỏ ở vùng Kanto, KitKat lá đỏ tại Hiroshima ...
Và những hương vị độc đáo đó hoàn toàn không phải là "chiêu trò" marketing vì mùi vị cũng được khách hàng đánh giá rất cao. KitKat hương chanh với vị chua đặc trưng, KitKat matchakhông chỉ ngọt mà còn hơi đắng, còn hương mù tạt có hẳn nhiều cấp độ cay khác nhau, khuyến khích khách hàng mua nhiều loại để "thử thách" với bạn bè.
Xâm nhập vào văn hóa
"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", KitKat cực kỳ may mắn khi phát triển tại Nhật Bản vì theo cách phát âm của người dân, KitKat sẽ được đọc là "kitto kattsu" - đồng nghĩa với chữ "chắc chắn thành công".
Nestle nắm lấy cơ hội đó vào năm 2009 khi hợp tác với nhiều doanh nghiệp giao nhận để tung ra chiến dịch "Thư KitKat". Mỗi bưu kiện sẽ gồm một gói KitKat và một thấm thiệp chúc may mắn để gửi đến những sĩ tử trước kỳ thi Đại học khắc nghiệt.
Vào tháng 3 năm 2011, một trận động đất kèm sóng thần đã gây thiệt hại vô cùng lớn khắp bờ biển cả nước, hàng loạt người dân lại tiếp tục gửi những bưu phẩm chứa đầy KitKat tới những vùng thiệt hại nặng với dòng chữ "kitto fukkyu kanau" (tạm dịch: Bạn chắc chắn sẽ hồi phục).
Nestle Japan còn chủ động hỗ trợ thiệt hại cho đường ray Sanriku nổi tiếng, một phiên bản KitKat đặc biệt được tung ra để quyên góp tiền hỗ trợ xây dựng đường tàu này. Khi công trình hoàn tất vào năm 2014, KitKat tiếp tục hỗ trợ trang trí 2 toa tàu và cho phép người dân đổi KitKat lấy vé tàu để lấp đầy ghế trống.
Hiện quá trình sáng tạo ra mùi vị mới của KitKat được rút ngắn chỉ trong vòng 6 tháng từ ý tưởng đến các điểm bán lẻ. Nhưng không phải cứ tung ra là thành công, vào năm 2010, nhiều hương vị như KitKat Cola, KitKat nước chanh … buộc phải ngừng kinh doanh vì doanh thu ế ẩm. Vào năm 2009, "KitKat nước tăng lực" cũng nhanh chóng bị tháo khỏi kệ sau một thời gian thất bát.
Nhưng không vì thế mà nản lòng, KitKat tiếp tục tung ra hương "kẹo ngậm ho" vào hè năm 2018 để ủng hộ đội nhà tham dự World Cup, tập đoàn này nghĩ rằng người dân sẽ ra sức hò hét để ủng hộ đội tuyển Nhật Bản, vì thế, KitKat vừa có thể bổ sung năng lượng, vừa giúp họ làm dịu cơn đau họng để tiếp tục "chiến đấu".
Vào năm ngoái, KitKat còn mở cửa hàng Chocolatory trên Ginza, con phố sầm uất nhất thủ đô Tokyo. Chocolatory tập trung phân phối các hương vị "sanh chảnh" nhất của KitKat như: Cocktail hương cam, hay Trà xanh hoa anh đào …
Từ năm 2010 đến năm 2016, doanh thu KitKat tại Nhật Bản đã tăng hơn 50%, Nestle còn mở thêm một nhà máy chuyên sản xuất KitKat để theo kịp nhu cầu tiêu thụ đang ngày một phát triển trong nước.
Đối với hương vị, KitKat cho ra đời hơn 20 sản phẩm mới mỗi năm, và các hương vị sẽ liên tục được hoán đổi tại các cửa hàng tiện lợi mỗi 2 tháng nhằm đảm bảo chất "đa dạng" của mình.
Chiến thuật trên đã giúp KitKat giữ chắc ngôi vương ngành bánh kẹo tại Nhật Bản và đồng thời biến đất nước mặt trời mọc thành thị trường tiêu thụ KitKat lớn nhất thế giới.
Theo CafeF
Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT sẽ thuê tư vấn thẩm định giá để xác định giá khởi điểm băng tần 2.6 GHz cho 4G. Sau đó, Bộ TT&TT sẽ tiến hành đấu giá băng tần 2.6 GHz cho 4G trong tháng 3/2019.
Sẽ đấu giá băng tần 2.6 GHz cho 4G trong tháng 3/2019
Sẽ đấu giá băng tần 2.6 GHz cho 4G trong tháng 3/2019Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, Bộ TT&TT sẽ thuê tư vấn thẩm định giá để xác định giá khởi điểm băng tần 2.6 GHz cho 4G. Cục Tần số sẽ phối hợp với Cục Viễn thông, Vụ Pháp chế để xây dựng nội dung phục vụ quy chế đấu giá. Sau đó, Bộ TT&TT sẽ tiến hành đấu giá băng tần 2.6 GHz cho 4G trong tháng 3/2019.
Mới đây, Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ TT&TT trước quý II năm 2019 phải tháo gỡ triệt để những khó khăn, vướng mắc cho nhà mạng để cấp phép băng tần 2.6 GHz triển khai mạng 4G theo hình thức thi tuyển, đấu giá, cấp phép băng tần theo đúng quy định của pháp luật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phải khẩn trương phân bổ quyền sử dụng băng tần 2.6GHz cho các doanh nghiệp viễn thông để nâng cao chất lượng dịch vụ 4G và phát triển 5G bởi thực tế việc phân bổ băng tần viễn thông phục vụ phát triển, hoàn thiện chất lượng dịch vụ mạng 4G, tiến tới 5G còn lúng túng, chậm trễ. Theo thống kê thì tốc độ mạng 4G tại Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới.
Trước đó, tại buổi họp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với các bộ ngành sáng 26/7/2018, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đề nghị các bộ ngành cùng đồng thuận trong giải quyết các thủ tục để cấp phép sớm băng tần 4G. Hiện lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1800 MHz (đang phục vụ cả mạng 2G) quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G. Hiện tốc độ trung bình Inetrnet của Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới. Vì vậy, Bộ TT&TT đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz để các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G và hiện có 4 doanh nghiệp đăng ký. Đây là những doanh nghiệp đã triển khai mạng 4G thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, giữa các bộ ngành liên quan còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện việc cấp phép.
Phát biểu tại cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải khẳng định mong muốn các bộ ngành cùng đồng thuận trong giải quyết các thủ tục để cấp phép sớm cho doanh nghiệp, không thể nào chấp nhận mạng 4G mà chất lượng kém như hiện tại.
Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tần số Vô tuyến điện cũng cho hay, sở dĩ việc cấp cấp phép băng tần 2.6GHz chậm, do vướng Luật đấu thầu. Vì vậy Bộ TT&TT đang xin ý kiến Bộ Tài chính về việc xác định giá trị tài sản.
Luật Đấu thầu đang làm trở ngại lớn nhất cho việc tiến hành đấu thầu băng tần cho 4G vậy nên các nhà mạng mới chỉ tận dụng các băng tần đã được cấp cho 2G và 3G để cung cấp dịch vụ 4G. Vì vậy, các nhà mạng kêu thiếu băng tần và khó đảm bảo chất lượng 4G cung cấp cho khách hàng là điều dễ hiểu.
Công nghệ thực tế ảo (VR) ngày nay đã không còn xa lạ đối với giới công nghệ trên thế giới. Thông qua công nghệ này, con người có thể học tập hay giải trí tương tác với thế giới ảo một cách chân thực.
Ở Việt Nam, công nghệ VR đã và đang được ứng dụng sâu rộng vào các lĩnh vực như: công nghệ, giải trí, giáo dục… nhằm đem lại sự trải nghiệm thú vị cho người sử dụng.
Không lạ nhưng chưa đột phá
Tuy nhiên, mặc dù đã tiếp cận trào lưu mới nhưng thị trường công nghệ thực tế ảo tại Việt Nam vẫn chưa phát triển do nhiều nguyên nhân như chi phí đầu tư cao cả về chất xám và công nghệ, thiếu địa điểm thích hợp để người dùng trải nghiệm.
JP World - Thế giới mới của công nghệ giải trí thực tế ảo
Với mong muốn góp phần phát triển công nghệ giải trí tại Việt Nam, JP World hứa hẹn mang đến những trải nghiệm sống động, thú vị và đột phá cho người dùng khi ứng dụng công nghệ VR và công nghệ 3D mapping tương tác vào không gian giải trí hấp dẫn mới.
Khu giải trí công nghệ tương tác “JP World” chính là trái tim của tổ hợp giải trí hiện đại tại TTTM Gigamall, một địa điểm sắp khai trương vào đầu tháng 1/2019. Với diện tích hơn 1.500m2 – JP World có không gian rộng lớn để mang lại những trải nghiệm ấn tượng và khó quên cho người xem. Được mệnh danh là “phù thủy thị giác”, công nghệ 3D mapping tương tác kết hợp với những hình ảnh digital sống động góp phần tạo nên một không gian kỳ ảo thu hút quan khách ngay từ khi đặt chân bước vào.
Nói về 3D mapping, đây là công nghệ đa máy chiếu đòi hỏi phải sử dụng một loạt máy chiếu với độ phân giải cao, có độ sắc nét và độ sáng rất cao, và phải đảm bảo kết hợp nhuần nhuyễn các góc máy, kết hợp chính xác từng vị trí cả về màu sắc, ánh sáng với nội dung câu chuyện. Đây là công nghệ đã được ứng dụng tại Singapore, Nhật Bản, nhưng JP World mới là đơn vị hiếm có ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam trong một TTTM hiện đại như Gigamall.
Khu vực công nghệ 3D Mapping sẽ mang lại nhiều bất ngờ thú vị cho người xem khi đặt chân đến JP World.
Đầu tư chất lượng bởi đội ngũ chuyên nghiệp
Đặc biệt hơn, khu tương tác nghệ thuật độc đáo này hoàn toàn được kiến tạo bởi đội ngũ người Việt, bao gồm những đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, kỹ sư ánh sáng, tin học được đào tạo từ nước ngoài với trình độ đẳng cấp. Vì thế, nội dung của JP World luôn được chủ động thay mới, tự phát triển sáng tạo, thay vì phải mua hoặc nhượng quyền từ thương hiệu nước ngoài, vốn chậm hơn và lâu được thay đổi hơn.
Người xem có thể trực tiếp khám phá, tương tác với các tác phẩm xuất hiện trong JP World cũng như trải nghiệm tương tác với những người xem khác. Các màn trình diễn nghệ thuật kỹ thuật số tương tác mới khiến bạn như đắm mình vào một thế giới kì diệu và độc đáo khiến chúng ta khó lòng rời mắt. Đặc biệt, chủ đề nội dung tại JP World sẽ luôn được làm mới theo từng tháng để mang lại cảm giác thú vị và bất ngờ cho người dùng.
Không chỉ mang lại sân chơi hiện đại, bổ ích cho mọi nhà, JP World còn khéo léo lồng ghép các nội dung giáo dục và nghệ thuật trong các khu trò chơi hấp dẫn tại đây như: phòng panorama, cầu tuột tương tác, thành phố tương lai… để phục vụ cho nhu cầu trải nghiệm của mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và gia đình có con nhỏ.
JP World sẽ được mở cửa trong ngày khai trương chính thức của TTTM Gigamall vào 12/01/2019 sắp tới tại địa chỉ 240 - 242 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức.
Theo CafeF
Mặc dù vẫn ở giai đoạn đầu, bước đột phá này có thể giúp những người mắc các bệnh như ALS giao tiếp dễ dàng hơn.
ALS là tên viết tắt của cụm từ Amyotrophic Lateral Sclerosis, tạm dịch là xơ cứng teo cơ một bên. Đây là một trong những căn bệnh kì lạ nhưng vô cùng nguy hiểm mà con người từng ghi nhận sự tồn tại.
ALS khiến cho các tế bào thần kinh vận động không truyền được tín hiệu tới các cơ bắp như chân, tay, ngực… Khi tế bào cơ không nhận được tín hiệu của não và tủy, chúng mất dần sức mạnh, cơ teo dần và cuối cùng là chết hoàn toàn. Thời điểm cơ bắp không còn hoạt động, bệnh nhân cũng sẽ không thể qua khỏi được nữa.
Trí tuệ nhân tạo biến hoạt động của não thành lời nói
Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking là một trong những nạn nhân của ALS được rất nhiều người biết đến. Để giao tiếp, nhà vật lý Stephen Hawking (đã qua đời năm ngoái) phải giao tiếp thông qua việc sử dụng cơ má. Tuy nhiên nếu công nghệ biến hoạt động của não thành lời nói dựa trên AI thành công, bệnh nhân mắc hội chứng ALS có thể có một cách giao tiếp mới và dễ dàng hơn.
Công nghệ này về cơ bản hoạt động theo phương thức: bệnh nhân thực hiện suy nghĩ hay lời nói (bằng não bộ) vào một cỗ máy. Cỗ máy này có thể hiểu các tín hiệu não và dựa trên AI chúng sẽ nói lên những gì bệnh nhân muốn nói.
Các nhà nghiên cứu từ ba nhóm đã thu được dữ liệu hoạt động não trong các ca phẫu thuật cắt bỏ khối u não hoặc thông qua các điện cực được trồng trong não của bệnh nhân động kinh để xác định nguồn gốc của cơn động kinh, và sau đó đào tạo AI để dịch dữ liệu thành lời nói.
Kết quả thu được là khá khả quan dù đang ở giai đoạn đầu, nội dung được “dịch ra” người nghe có thể tạm hiểu được khoảng 40% đến 80% nội dung.
Tại thời điểm hiện tại, máy tính chỉ có thể được đào tạo một lần cho mỗi cá nhân vì các tín hiệu dịch lời nói là khác nhau giữa các cá thể. Đồng thời, để AI hoạt động chính xác thì công nghệ yêu cầu tiếp xúc với não không thông qua hộp sọ (đây là giới hạn rất lớn).
Một giới hạn nữa là công nghệ này cũng chưa phân biệt được đâu là suy nghĩ trong não và đâu là lời nói mà não muốn phát ra từ miệng.
Theo Vietnamnet
Từ ngày 10/02/2019, Nghị định số 165/2018/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính chính thức có hiệu lực.
Nghị định 165/2018/NĐ-CP gồm 3 Chương, 22 Điều, quy định cụ thể và phù hợp với thực tiễn các nội dung liên quan đến chứng từ điện tử nhằm khẳng định giá trị pháp lý và đảm bảo khả năng ứng dụng của chứng từ điện tử. Quy định các tình huống chấp nhận chứng từ điện tử là bản gốc phù hợp thực tiễn hiện nay của giao dịch điện tử .
Nghị định cũng đề cập trực tiếp đến việc sử dụng chữ ký số và các biện pháp kỹ thuật cụ thể tương đương chữ ký điện tử, tạo căn cứ pháp lý vững chắc, thuận lợi cho việc mở rộng triển khai giao dịch điện tử; đồng thời vẫn có quy định mở để đáp ứng các công nghệ mới trong tương lai.
Nghị định 165 sẽ giúp cụ thể hóa giá trị pháp lý của giao dịch điện tử và chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính (Ảnh minh hoạ: KT)
Quy định đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tế (bao gồm điều chỉnh các quy định hiện hành và bổ sung quy định mới) về các vấn đề liên quan đến chứng từ điện tử: chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại; sửa đổi chứng từ điện tử; lưu trữ chứng từ điện tử; hủy hiệu lực và tiêu hủy chứng từ điện tử; niêm phong chứng từ điện tử. Đồng thời, xóa bỏ các quy định không có tính thực tế như tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử.Bên cạnh đó, cũng giải quyết vấn đề sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức (bao gồm cả ký số tự động) thay cho chỉ đề cập chữ ký số, chữ ký điện tử của cá nhân. Quy định này nhằm giải phóng phương thức áp dụng giao dịch điện tử, không bắt buộc phải mô phỏng hình thức chữ ký, con dấu như trong giao dịch giấy tờ truyền thống, khai thác tối đa tính hiệu quả của giao dịch điện tử.
Quy định rõ các cách thức xác minh thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bằng phương thức điện tử; đồng thời quy định cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính chỉ được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất trình chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử trong trường hợp không thực hiện được việc xác minh thông tin theo phương thức điện tử. Quy định này nhằm giải quyết bất cập hiện nay về sự thiếu đồng bộ trong việc triển khai, áp dụng giao dịch điện tử thiếu giữa các cơ quan nhà nước, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Quy định về hệ thống thông tin; quy định về bảo đảm an toàn giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính trên cơ sở các quy định hiện hành về an toàn thông tin mạng.
Quy định về dịch vụ trung gian phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính căn cứ quy định về “Người trung gian” trong Luật Giao dịch điện tử và các dịch vụ liên quan thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014 (thay thế quy định về dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính trong Nghị định 27).
Quy định về trách nhiệm của tất cả các bên liên quan tới giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, trong đó bao gồm trách nhiệm công nhận và sử dụng chứng từ điện tử theo giá trị pháp lý của chứng từ điện tử.
Ngoài ra, để đảm bảo không làm ngắt quãng các giao dịch điện tử đã được triển khai, Nghị định số 165/2018/NĐ-CP quy định một số nội dung chuyển tiếp liên quan đến dịch vụ người trung gian và việc sử dụng chữ ký số của các cơ quan sử dụng ngân sách để giao dịch với cơ quan tài chính.
Nghị định số 165/2018/NĐ-CP được kỳ vọng giúp cụ thể hóa giá trị pháp lý của giao dịch điện tử và chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Đồng thời, góp phần thực hiện các mục tiêu của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; làm nền tảng triển khai Chính phủ điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; giảm gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập quốc tế./.
Theo CafeF
Trước phản ánh của doanh nghiệp về việc giao dịch điện tử trực tiếp thông qua Cổng thông tin điện tử của ngành Bảo hiểm Xã hội “gặp khó”, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã lên tiếng phủ nhận.
Đến tháng 12/2018 có 69.255 đơn vị sử dụng phần mềm giao dịch điện tử do cơ quan BHXH cung cấp miễn phí. (Ảnh minh họa: Internet)
Theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, mới đây, Cổng thông tin điện tử Chính phủ nhận được phản ánh của Công ty Cổ phần CONECO Miền Trung về việc doanh nghiệp này liên hệ với cơ quan quản lý BHXH địa phương thì được thông báo: nếu đơn vị lựa chọn giao dịch điện tử qua Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam thì có thể bị lỗi không gửi được hồ sơ, nếu gửi được thì một thời gian sau có thể bị khoá... và có những giải thích mang ý nghĩa là những lỗi đó cơ quan BHXH không có thời gian để khắc phục.
Và cơ quan BHXH địa phương cũng gợi ý là phải chọn những tổ chức I-VAN để được cung cấp dịch vụ phần mềm và phải trả phí.
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp của Chính phủ, Công ty Cổ phần CONECO Miền Trung đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, ứng dụng giao dịch điện tử qua Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam có nhiều bất cập như trên tại sao vẫn sử dụng và gây lãng phí cho doanh nghiệp (cách nộp truyền thống của người sử dụng lao động trước đây: lập và in bản giấy, liện hệ bưu điện đến nhận trực tiếp... đơn giản, nhanh gọn)?
Ngoài ra, tổ chức I-VAN đóng vai trò gì trong bộ máy quản lý của BHXH Việt Nam? Tại sao trước đây các đơn vị sử dụng lao động vẫn giao dịch điện tử qua Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam bình thường nhưng bây giờ lại khó khăn?
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau: Theo Khoản 6, Điều 3 Nghị định số 166/2016: “Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH (sau đây gọi là dịch vụ I-VAN) là dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và cơ quan BHXH để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử”.
Nghị định 166/2016 quy định: “Tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được BHXH Việt Nam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH”.
Hiện nay, Cổng thông tin của ngành BHXH đang chấp nhận giao dịch đúng theo Nghị đinh 166/2016 “cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH được lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trực tiếp qua Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN theo quy định của Nghị định này”.
Theo số liệu thống kê trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam, đến tháng 12/2018 có 69.255 đơn vị sử dụng phần mềm giao dịch điện tử do cơ quan BHXH cung cấp miễn phí trên tổng số 409.782 đơn vị đang thường xuyên giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, chiếm khoảng 17%.
Từ con số này cho thấy việc giao dịch điện tử trực tiếp thông qua Cổng thông tin điện tử của ngành BHXH không hề khó khăn như phản ánh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, cơ quan BHXH liên tục triển khai bổ sung rất nhiều thủ tục có thể giao dịch điện tử, do vậy có thể trong qua trình bổ sung nâng cấp và điều chỉnh phần mềm đã phát sinh ra lỗi kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nộp hồ sơ trên Cổng giao dịch điện tử của Công ty CP CONECO Miền Trung, dẫn đến sự hiểu lầm không đáng có này.
Thông qua phản ánh của Công ty Cổ phần CONECO Miền Trung, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH tỉnh Hà Tĩnh làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể đã thông tin không chính xác về hệ thống giao dịch của ngành tới công ty.
Hiện nay, BHXH Việt Nam đã triển khai Trung tâm chăm sóc khách hàng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khi có vướng mắc, trong trường hợp cần hỗ trợ doanh nghiệp có thể liên hệ qua số 1900969668 để được hướng dẫn kịp thời.
Theo ICT News
Nếu bạn đang ám ảnh với sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI), thì nghiên cứu mới của đại học Stanford và Google sẽ khiến bạn khiếp sợ hơn nữa. Còn nếu không, có lẽ bạn sẽ thấy khá thú vị đấy.
Một thuật toán học máy (machine learning), vốn được phát triển nhằm chuyển đổi các hình ảnh trên không thành bản đồ đường phố và ngược lại, đã bị phát hiện... gian lận bằng cách giấu đi thông tin nó sẽ cần sau này trong một "tín hiệu tần số cao gần như không thể nhận ra được".
Sự việc này làm bộc lộ một vấn đề với máy tính đã tồn tại kể từ khi chúng được phát minh ra: máy móc làm chính xác những gì chúng ta bảo chúng phải làm.
Mục đích của các nhà nghiên cứu là tăng tốc và cải thiện quy trình biến hình ảnh vệ tinh thành các bản đồ với độ chính xác tuyệt vời của Google. Để thực hiện được việc đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một thứ được gọi là "CycleGAN" - một mạng lưới thần kinh có khả năng học cách chuyển đổi hình ảnh loại X sang loại Y và ngược lại một cách hiệu quả và càng chính xác càng tốt thông qua một loạt các thử nghiệm đặc biệt.
Trong những kết quả ban đầu, thuật toán này hoàn thành tốt - tốt đến mức đáng nghi ngờ. Điều khiến cho nhóm nghiên cứu thắc mắc là, khi thuật toán này dựng nên các tấm ảnh trên không từ bản đồ đường phố, có rất nhiều chi tiết dường như không hề có trên bản đồ đường phố. Ví dụ, các giếng trời trên mái nhà vốn từng bị loại bỏ trong quá trình tạo bản đồ đường phố bỗng tái xuất hiện một cách thần kỳ khi nhóm nghiên cứu yêu cầu thuật toán thực hiện quy trình đảo ngược.
Bản đồ gốc bên trái; bản đồ đường phố tạo ra từ bản đồ gốc ở giữa; và bản đồ nhìn từ trên không tạo ra chỉ từ bản đồ đường phố bên phải. Hãy chú ý sự hiện diện của các chấm trên cả hai bản đồ trên không nhưng không hiện diện trên bản đồ đường phố.
Dù rất khó để xem phương thức làm việc bên trong của các quy trình thuộc một mạng lưới thần kinh, nhưng nhóm nghiên cứu lại có thể dễ dàng kiểm tra dữ liệu nó tạo ra. Và với một thử nghiệm nhỏ, họ phát hiện ra rằng CycleGAN quả thực đã đánh lừa những chủ nhân của nó!
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là làm sao để thuật toán có thể diễn dịch các chi tiết của cả hai loại bản đồ và sau đó tìm chi tiết tương ứng của loại bản đồ này trong bản đồ còn lại. Nhưng trên thực tế, nhóm lại chấm điểm thuật toán này dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có mức độ giống nhau giữa bản đồ trên không so với bản đồ gốc, cũng như độ rõ ràng của bản đồ đường phố.
Vậy là thuật toán này không hề "học" cách biến một loại bản đồ thành một loại bản đồ khác. Nó học cách mã hóa một cách tinh tế các đặc điểm của bản đồ này vào... những vệt nhiễu hạt trên bản đồ còn lại. Các chi tiết của bản đồ trên không được ghi một cách bí mật vào dữ liệu thị giác thực sự của bản đồ đường phố: hàng ngàn các thay đổi nhỏ trong màu sắc mà mắt người không chú ý ra, nhưng máy tính lại có thể dễ dàng phát hiện.
Sự thực là máy tính giỏi giấu các chi tiết kia vào trong các bản đồ đường phố đến mức nó đã học được cách mã hóa bất kỳ bản đồ trên không nào thành bất kỳ bản đồ đường phố tương ứng. Nó thậm chí không chú ý đế bản đồ đường phố thực sự - mọi dữ liệu cần thiết để tái xây dựng lại hình ảnh trên không có thể được đặt chồng lên nhau hoàn toàn vô hại trên một bản đồ đường phố hoàn toàn khác, theo xác nhận của các nhà nghiên cứu:
Bản đồ bên phải đã được mã hóa vào các bản đồ bên trái mà không gây ra bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về mặt thị giác
Bản đồ màu sắc trong hình (c) ở trên cho thấy những khác biệt nhỏ mà máy tính tạo ra. Bạn có thể thấy rằng chúng tạo nên hình dạng tổng quát của bản đồ trên không, nhưng bạn không bao giờ chú ý đến nó trừ khi xem xét kỹ và phóng đại lên như hình trên.
Hành vi mã hóa dữ liệu vào hình ảnh không hề mới; đó là một loại hình khoa học nổi tiếng với tên gọi steganography, và được sử dụng rất rộng rãi để đóng dấu watermark lên các hình ảnh hay thêm các dữ liệu metadata như thông số máy ảnh chẳng hạn. Nhưng một máy tính tạo ra phương thức steganography của riêng nó để tránh việc phải học cách thực hiện các tác vụ được giao thì lại là một điều chưa từng có tiền lệ (nghiên cứu này được tung ra vào năm ngoái, do đó đến thời điểm này cũng không còn được gọi là "mới" nữa, nhưng nó vẫn khá kỳ lạ).
Người ta có thể nói rằng "máy móc đang trở nên thông minh hơn", nhưng sự thật thì gần như ngược lại. Máy móc, không đủ thông minh để thực hiện công việc khó khăn là chuyển đổi những loại hình ảnh tinh vi nói trên sang một loại hình ảnh khác, nên đã tìm cách "nói dối" con người - và chúng ta khó lòng phát hiện ra điều đó mà thôi. Tất nhiên, có thể hạn chế được sự dối trá này bằng cách đánh giá nghiêm khắc hơn kết quả mà thuật toán tạo ra, và không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn sau sự việc này, các nhà nghiên cứu đã phải thực sự làm như vậy.
Vẫn như mọi khi, máy tính vẫn làm chính xác những gì chúng được yêu cầu, do đó bạn phải rất cụ thể trong những mệnh lệnh đưa ra. Trong trường hợp này, giải pháp của máy tính là khá thú vị, và nó làm bộc lộ một điểm yếu của loại hình mạng lưới thần kinh này - đó là máy tính, nếu không bị ngăn cấm, sẽ tìm cách để truyền tải các chi tiết đến chính nó nhằm giải quyết vấn đề được giao một cách nhanh gọn và dễ dàng.
Tình huống này là minh chứng cho một câu ngạn ngữ cổ điển trong ngành điện toán: PEBKAC - "Problem exists between keyboard and chair", Vấn đề nằm ở giữa bàn phím và ghế. Hay nói dễ hiểu hơn: đó là do lỗi của con người!
Theo Trí Thức Trẻ
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho hay, năm 2019, dự kiến Bộ Xây dựng sẽ ban hành bộ quy chuẩn cho phép xây dựng nhà ở có diện tích dưới 45m2.
Đánh giá tổng quan thị trường BĐS cả nước và TP.HCM trong năm 2018, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường vẫn giữ được sự phát triển ổn định, không có “bong bóng” và nằm trong chu kỳ phục hồi.
Tuy vậy, đã có dấu hiệu sụt giảm nguồn cung dự án, sản phẩm nhà ở và giảm cả số lượng giao dịch. Trong khi phân khúc BĐS công nghiệp, văn phòng cho thuê tăng trưởng tốt thì loại hình căn hộ du lịch (condotel) có dấu hiệu chững lại.
Trong năm 2018 đã có 2 đợt “sốt” đất nền, đất nông nghiệp nhưng đã được chính quyền các địa phương quyết liệt vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, yếu tố đáng lo ngại là tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp có xu hướng tăng trong phân khúc thị trường nhà ở cao cấp, trung cao cấp, cần có chính sách điều tiết hiệu quả trong thời gian tới để đảm bảo sự phát triển bền vững.
“Tình trạng quá thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội, nhất là loại căn hộ cho thuê giá rẻ phù hợp với khả năng tài chính của công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị đang tiềm ẩn yếu tố tác động đến ổn định an sinh xã hội”, ông Châu phân tích.
Quy chuẩn xây dựng nhà ở diện tích dưới 45m2 sẽ được ban hành trong năm 2019?
Dự báo trong năm 2019, Chủ tịch HoREA cho rằng, thị trường BĐS sẽ đứng trước nhiều thách thức cũng như cơ hội. Thị trường thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, nguồn cung dự án phân khúc nhà ở trung cấp và nhà ở có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn.
Phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung, phải đối diện với nhiều thách thức trong năm 2019. Sự cạnh tranh ở phân khúc căn hộ cao cấp sẽ rất khốc liệt, trong đó các dự án căn hộ cao cấp khu trung tâm thành phố được hưởng lợi thế “độc quyền” vì thành phố đã quyết định không chấp thuận thêm dự án chung cư cao tầng từ nay đến năm 2020 theo Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020.
Phân khúc condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn. Dự kiến sẽ có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các loại hình BĐS mới như condotel, hometel, officetel, serviced apartment, shophouse để định hướng phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Thành phố sẽ đấu thầu 9 dự án nhà ở xã hội với diện tích khoảng 6 ha để lựa chọn nhà đầu tư. Dự kiến Bộ Xây dựng sẽ ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam cho phép xây dựng căn hộ chung cư nhà ở thương mại có diện tích dưới 45m2 với tỷ lệ nhất định ở những khu vực phù hợp sẽ tạo điều kiện phát triển căn hộ giá rẻ, trong đó, có loại căn hộ cho thuê giá rẻ.
Theo ông Châu, dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2019 - 2020 chỉ vào khoảng trên dưới 16%/năm, đi đôi với việc các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng không quá 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nên các doanh nghiệp BĐS ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn này.