Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Trong năm 2019, lần đầu tiên lượng người dùng dành thời gian cho Internet sẽ nhiều hơn so với TV, radio hay các hình thức truyền thông đa phương tiện truyền thống khác. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại.

Lượng người dùng Internet trên thiết bị di động sẽ nhiều hơn TV vào năm 2019
 
 

Theo báo cáo từ hãng truyền thống Zenith ước tính, người dân hiện nay thường dành trung bình khoảng 170,6 phút/ngày tương đương khoảng 3 giờ liên tục cho Internet. Các hoạt động chủ yếu của người dùng là mua sắm, lên mạng xã hội, trò chuyện với bạn bè, phát nhạc và video trực tuyến.

Zenith đã tiến hành đo lượng sử dụng phương tiện truyền thông bằng cách theo dõi các tín hiệu truyền đi như tín hiệu truyền hình hay báo giấy. Hay ví dụ như việc xem video trên web hoặc đọc một tờ báo điện tử cũng được coi là đang sử dụng Internet.

Sở dĩ, TV dần mất đi lợi thế vốn có bởi những nền tảng trực tuyến như Netflix hay YouTube đang lớn mạnh hơn bao giờ hết. Thông qua các kênh dịch vụ này, bạn có thể xem được mọi thứ bạn muốn trên các nền tảng di động mà không cần phải bật TV để theo dõi. Đặc biệt, các thiết bị di động đã trở thành “công cụ” tiếp tay hoàn hảo cho sự thay đổi này.

Theo số liệu công bố mới đây, gần 1/4 lượng truy cập vào các phương tiện truyền thông hiện nay đến từ các thiết bị di động, tăng tức mức 5% hồi năm 2011. Đến năm 2020, con số này được dự báo đạt khoảng 28%.

Lượng người dùng Internet trên thiết bị di động sẽ nhiều hơn TV vào năm 2019 - Ảnh 1.
 

Thời gian sử dụng phương tiện truyền thông trung bình hàng ngày

Sự gia tăng lượng người dùng thiết bị di động cho truyền thông cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Điều rõ thấy nhất là thời gian mỗi người dành cho đọc báo giấy đã giảm tới 45% và tạp chí là 56%. Truyền hình và radio cũng mất đi đáng kể lượng xem. Thời gian xem TV đã giảm 3% và radio là 8% kể từ năm 2011 tới 2018.

Zenit cho biết, một người trung bình sẽ dành tổng cộng khoảng 8 giờ/ngày để truy cập các dịch vụ truyền thông trong năm 2018, tăng 12% so với năm 2011. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 8,2 giờ/ngày vào năm 2020.

Mặc dù vậy, Zenith không đánh đồng tất cả mọi nơi trên thế giới đều xảy ra tình trạng Internet “nuốt trọn” TV. Tại một số nơi ví dụ như Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và toàn bộ Bắc Mỹ, TV vẫn chiếm thế thượng tôn ít nhất cho tới năm 2020. Trong khi đó tại các khu vực như Trung Đông, Nam Phi hay Châu Á - Thái Bình Dương, Internet đang dần áp đảo TV.

Lượng người dùng Internet trên thiết bị di động sẽ nhiều hơn TV vào năm 2019 - Ảnh 2.
 

Tại các khu vực như Bắc Mỹ, Châu Âu và Mỹ La Tinh, lượng người xem TV vẫn còn khá đông

Đây là bản báo cáo Media Consumption Forecasts hàng năm lần thứ tư của Zenith. Bản báo cáo tập trung khảo sát sự thay đổi của các mô hình sử dụng truyền thông kể từ năm 2011.

Ngoài ra, dữ liệu từ báo cáo còn góp phần dự báo số thời gian mà mọi người dành cho truyền thông đa phương tiện từ nay tới năm 2020 tại 63 quốc gia.

Thiên Long (Theo Trí Thức Trẻ)

... và lừng chừng đứng giữa không ai khác ngoài Amazon.

Mối quan hệ giữa Apple và Microsoft đang ấm dần lên, nhưng đi kèm các động thái ưu ái lẫn nhau của 2 cựu thù này lại là những mũi giáo bất ngờ chĩa vào các đối thủ khác. Khi nói về đám mây, CEO Satya Nadella của Microsoft, vốn là người khá thân thiện và điềm đạm, cũng đã công khai chê Google (và Amazon) trước mặt báo giới. Trong scandal rò rỉ dữ liệu của Facebook, vị lãnh đạo của Microsoft cũng lên tiếng nói móc mạng xã hội số 1 hành tinh không thể có "niềm tin" từ người dùng .

Bất ngờ hơn nữa về những phát ngôn của một Satya Nadella điềm đạm là những mũi giáo của Tim Cook. Giống như từ trước đến nay, CEO Apple vẫn gần như không thèm gọi thẳng tên Google để bới móc nhưng bỗng dưng cũng lại lên tiếng chỉ trích Mark Zuckerberg : “Tôi sẽ chẳng bao giờ rơi vào tình huống scandal của Facebook cả”.

Các gã khổng lồ công nghệ đang dần chia làm 2 phe: Microsoft và Apple một bên, Google và Facebook bên còn lại... - Ảnh 1.

CEO mới của Microsoft là Satya Nadella tỏ ra đặc biệt thân thiện với Apple.

Vô hình chung, 4 gã khổng lồ đang chia làm 2 phe. Khi Microsoft và Apple ngày một thân thiết hơn, Facebook và Google cũng có những động thái "xích lại gần nhau". Sau một thời gian dài Mark Zuckerberg khẩu chiến với Elon Musk về AI, Eric Schmidt (cựu chủ tịch, cựu CEO Google) đã chọn cách đứng về Facebook khi nặng lời gọi nhà sáng lập Tesla là “nhầm lẫn một cách cơ bản”. Khi trình diễn Android O tại I/O, Google cũng sử dụng khá nhiều đến tên tuổi của Instagram, mạng xã hội trực thuộc Facebook.

Bản chất quảng cáo

Tại sao lại có hiện tượng chia bè phái như vậy? Câu trả lời nằm trong hai chữ “quảng cáo”: về bản chất, Google và Facebook là những công ty quảng cáo, cần khai thác tối đa thói quen sử dụng của người dùng để gợi ý những mặt hàng, dịch vụ phù hợp nhất. Ở phía ngược lại, Apple rõ ràng vẫn là công ty bán phần cứng, Microsoft chủ yếu tập trung vào nền tảng/doanh nghiệp. Trong 2 thị trường này, không ai muốn "phơi bày" thông tin theo kiểu mạng xã hội hay tìm kiếm cả.

Các gã khổng lồ công nghệ đang dần chia làm 2 phe: Microsoft và Apple một bên, Google và Facebook bên còn lại... - Ảnh 2.

Nếu Facebook bị Mỹ và EU gây khó, Google cũng sẽ gặp khó.

Khi đã nhìn rõ cách sống của các bên, bạn sẽ thấy vì sao những lời nói móc tưởng chừng "chẳng liên quan" lại xuất hiện ngày một dày đặc. Apple và Microsoft cùng chỉ trích Facebook chỉ là để “khoe” về mức độ bảo vệ thông tin của mình, cùng lúc cũng mỉa mai luôn được nguồn thu của đối thủ Google. Hiện tại, Google có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với cả Apple lẫn Microsoft, và nếu scandal của Facebook lan sang Google (thực tế là Google đã bị triệu tập tại nhiều nơi), cả Apple lẫn Microsoft đều sẽ mỉm cười.

Còn Google bỗng dưng lại bênh Facebook trên lĩnh vực AI cũng chỉ vì một nguyên nhân duy nhất: 2 công ty này áp dụng AI vẫn là hướng đến người dùng. Google Assistant hay các thuật toán gợi ý bài đăng quảng cáo (Sponsored) muốn hữu ích vẫn sẽ phải thu về càng nhiều dữ liệu càng tốt. Nếu người dùng lo ngại hơn về dữ liệu cá nhân hay về AI của Facebook, Google cũng sẽ gặp thêm nhiều bất lợi.

Còn kẻ đứng ngoài

Buồn cười là cuộc chiến mới còn có một tên tuổi thứ năm: Amazon. Hiện tại, nhờ có đám mây AWS đứng đầu thế giới, Amazon cũng có tiềm năng rất lớn trên mảng doanh nghiệp. Nhưng ở phía còn lại, với vị thế là nền tảng bán hàng online lớn nhất thế giới, Amazon cũng là một thế lực quảng cáo và cũng có cách riêng để... thu thập dữ liệu người dùng. Với các mẫu Echo mà đặc biệt là Echo Look (có camera), Amazon đang ngày một đi sâu vào cuộc sống riêng tư của người dùng hơn nữa.

Các gã khổng lồ công nghệ đang dần chia làm 2 phe: Microsoft và Apple một bên, Google và Facebook bên còn lại... - Ảnh 3.

Có duy nhất 1 gã khổng lồ "lừng chừng" đứng giữa cả hai bên...

Công ty của Jeff Bezos sẽ đứng về phía ai? Rất khó nói, nhưng Amazon hiện giờ chưa thực sự chọn kẻ thù. Trợ lý ảo Alexa của Amazon và Cortana của Microsoft mới đây đã bắt tay. Vào tháng 3 năm ngoái, Amazon lại đã được chọn làm 1 trong 6 đối tác cung ứng quảng cáo lớn nhất cho Facebook.

Bất kể quyết định cuối cùng của Amazon là gì, chắc chắn công ty đứng thứ 2 thế giới này cũng sẽ phải chọn phe trong cuộc chiến mới. Scandal Cambridge Analytica đã làm thay đổi đáng kể quan niệm của người dùng về dữ liệu, buộc các công ty hoặc phải chọn cách cam kết tối đa quyền riêng tư, hoặc phải... chống chế về quyền riêng tư trên mạng. Amazon có thể nhùng nhằng đứng giữa thêm một thời gian, nhưng sớm hay muộn có lẽ rồi cũng sẽ rơi vào tầm ngắm của Tim Cook và Satya Nadella mà thôi.

Theo Liam

Trí Thức Trẻ

 

Số bội chi năm 2016 thấp hơn dự toán nhưng tỷ lệ bội chi vẫn vượt chỉ tiêu 0,57% do GDP không đạt kế hoạch.

Sáng 12/6, hơn 95% đại biểu bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước 2016. Theo đó, tổng thu ngân sách hơn 1,407 triệu tỷ đồng, gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2015 sang 2016; thu kết dư ngân sách địa phương 2015, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2002.

Tổng chi ngân sách gần 1,575 triệu tỷ đồng, gồm cả số chi chuyển nguồn năm 2016 sang năm 2017.

Mức bội chi ngân sách 2016 là 248.728 tỷ đồng, bằng 5,52% GDP. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách gồm vay trong nước 197.165 tỷ đồng, nước ngoài 51.563 tỷ.

Giải trình, tiếp thu trước đó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, có ý kiến lo ngại tỷ lệ bội chi ngân sách/GDP năm 2016 cao hơn tỷ lệ Quốc hội cho phép, ảnh hưởng đến nợ công.Về tỷ lệ, mức bội chi ngân sách 2016 được quyết toán cao hơn mức cho phép 0,57%. Ảnh:PV

Về tỷ lệ, mức bội chi ngân sách 2016 được quyết toán cao hơn mức cho phép 0,57%. Ảnh:PV

Theo ông Hải, bội chi năm 2016 thấp hơn dự toán nhưng do GDP không đạt kế hoạch, giảm gần 600.000 tỷ đồng, nên tỷ lệ bội chi trên GDP cao hơn tỷ lệ Quốc hội cho phép (4,95%). Chưa kể số nợ bảo hiểm xã hội 22.090 tỷ đồng, tỷ lệ nợ công trên GDP tiếp tục tăng, 63,71%.

Năm 2017 các chỉ số này đã được kiểm soát tốt hơn, nợ công giảm về 61,4% GDP. Vì thế, để bảo đảm giữ mức bội chi hàng năm, giảm áp lực gia tăng nợ công, Quốc hội đề nghị Chính phủ cần dự báo, tính toán GDP sát thực tế; trong điều hành cần bám sát dự toán, ưu tiên sử dụng tăng thu, tiết kiệm chi để giảm và bảo đảm bội chi hàng năm trong phạm vi đã được Quốc hội quyết định cả số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm (%).

"Chính phủ cần có giải pháp đảm bảo mục tiêu bội chi ngân sách 2016 - 2020 khoảng 3,9%GDP, dư nợ công trong mức giới hạn cho phép", ông Nguyễn Đức Hải nói.

Trường hợp dự báo tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch cần chủ động điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp để bảo đảm tỷ lệ bội chi trên GDP theo Nghị quyết của Quốc hội.

Anh Minh (Vnexpress)

 

423 trong tổng số 466 đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đồng ý thông qua dự thảo Luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 12/6 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết.

Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

An ninh mạng được định nghĩa là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.

Sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm

Điều 8 của Luật quy định chi tiết sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể, người dùng bị cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;….

Các hành vi như: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị cấm.

Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,… đều nằm trong danh sách cấm của Luật.

Kết quả biểu quyết của Quốc hội về dự thảo Luật An ninh mạng. 

Kết quả biểu quyết của Quốc hội về dự thảo Luật An ninh mạng. Ảnh: Võ Hải 

Luật dành một chương với 7 điều quy định về phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. 

Điều 16 của chương này nêu, thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm việc "Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự".

Cũng theo điều 16, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác...

Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại một số khoản được nêu tại Điều 16, phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam

Nội dung này được quy định tại Điều 26 của Luật. Theo đó, doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nêu trên được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Chính phủ trình dự án Luật An ninh mạng ở kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14. Qua hai kỳ họp tháng 11/2017 và kỳ họp đang diễn ra, bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều đại biểu đã nêu quan ngại, phản biện một số quy định của dự Luật. Trong đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy lo lắng, nếu các doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ quy định về lưu trữ dữ liệu như Luật quy định thì có thể không được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, "ảnh hưởng rất lớn đối với việc truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ của người dân".

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019.

Bảo Hà (Theo Vnexpress)

Đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ kịch trần bảng giá đất 210 triệu đồng mỗi m2, thấp hơn thực tế một tỷ đồng.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa kiến nghị bỏ quy định Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần tại điều 113 Luật Đất đai. Thay vào đó, Hiệp hội đề xuất giao thẩm quyền cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm ban hành bảng giá đất đảm bảo phù hợp với diễn biến trên thị trường.

Trong văn bản này, HoREA chỉ ra sự lạc hậu của bảng giá đất tại TP HCM. Hiện nay giá đất quy định trong bảng giá đất của TP HCM chỉ bằng 30-50% giá đất thị trường. Đặc biệt, mức giá cao nhất trong bảng giá đất của đô thị trên 10 triệu dân này đã tạo khoảng cách quá xa so với thực tế.

Nghị định 104 quy định giá đất tối đa tại TP HCM (liệt vào nhóm đô thị đặc biệt) là 162 triệu đồng mỗi m2. Bảng giá đất TP HCM quy định 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) áp dụng mức cao nhất không vượt quá 30%, tương đương 210,6 triệu đồng một m2 nhưng vẫn thấp hơn thực tế một tỷ đồng mỗi m2.

Kể cả nếu cộng thêm hệ số biến động 2,1 cho 3 tuyến đường này, mức kịch trần giá đất cũng chỉ dừng lại ở ngưỡng 442,26 triệu đồng mỗi m2. Như vậy, dù có áp khung cao nhất, ưu tiên định mức cao nhất và cộng thêm hệ số biến động, giá đất của 3 tuyến đường sầm uất và đẹp nhất khu trung tâm Sài Gòn vẫn thấp hơn thực tế rất nhiều.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM. Ảnh: Duy Trần

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM. Ảnh: Duy Trần

Tình trạng bảng giá đất quá thấp được lý giải là do vướng quy định UBND cấp tỉnh được ban hành mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất. Đồng thời Ủy ban không được quy định mức giá đất thấp hơn mức giá tối thiểu của cùng loại đất trong khung giá đất.

HoREA cho hay, việc tổ chức thực hiện công tác định giá đất cụ thể trong nhiều trường hợp còn chậm, kéo dài từ 1-3 năm. Công tác này chưa đáp ứng kịp thời tiến độ tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính bồi thường, mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế và quy trình hành chính trong khâu tổ chức thực hiện.

Quy trình định giá đất thủ công hiện nay khá lủng củng. Sở Tài nguyên Môi trường lập kế hoạch định giá đất cụ thể và tổ chức thực hiện việc xác định giá đất cụ thể. Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh để thẩm định phương án giá đất.

Cơ chế này đã dẫn đến quy trình hành chính xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất thiếu tính minh bạch, thiếu tính liên thông, có sơ hở tạo ra cơ chế "xin cho", nhũng nhiễu, dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh. Thêm vào đó, tiền sử dụng đất hiện nay vẫn là ẩn số, là gánh nặng của chủ đầu tư dự án và cả người mua nhà, và cũng là tác nhân gây cản trở cho nỗ lực kéo giảm giá nhà về mức hợp lý.

Ngoài ra, các phương pháp định giá đất đang được áp dụng hiện nay, theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM cũng có sự chênh lệch rất lớn về kết quả. Đặc biệt đối với các loại đất có giá trị thương mại cao như đất ở, đất thương mại, dịch vụ tại khu vực đô thị hoặc các khu vực đang được đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng đến kết quả công tác xác định giá đất, thẩm định giá đất thiếu tính chính xác, thiếu độ tin cậy, dễ dẫn đến vận dụng tùy tiện và phát sinh tiêu cực.

Việc điều tra, khảo sát giá đất phổ biến trên thị trường gặp khó khăn. Nếu áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp thì phải căn cứ vào giá giao dịch thực tế. Thế nhưng phần lớn giá giao dịch thực tế đã bị khai thấp so với giá giao dịch thực để không phải nộp nhiều thuế thu nhập cá nhân. Bởi lẽ, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, bên chuyển nhượng bất động sản phải nộp 2% giá trị hợp đồng, bất kể chuyển nhượng bất động sản có lãi, hòa vốn, hoặc lỗ đều phải nộp thuế.

Chính vì những bất cập này, HoREA kiến nghị bỏ quy định ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần và giao thẩm quyền này cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm ban hành giá đất cụ thể nhằm đưa loại hàng hóa đặc biệt này về vùng giá phù hợp với diễn biến trên thị trường và phù hợp với thực tế tình hình của địa phương.

Vũ Lê (Vnexpress)

Thứ hai, 11 Tháng 6 2018

Yahoo - ngôi sao đã tắt

Không bắt kịp tốc độ phát triển của thị trường di động được nhận định là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lụi tàn của Yahoo.

Yahoo tuyên bố sẽ đóng cửa dịch vụ trò chuyện Messenger vang danh một thời vào tháng tới. Còn từ 2017, công ty đã phải "bán mình" cho đại gia viễn thông Mỹ Verizon. Sự lụi tàn của Yahoo đã được dự đoán từ lâu và nó bắt nguồn từ những bước chậm chạp của công ty, trong khi các đối thủ không ngừng mạnh lên.

Yahoo từng là một đế chế trên Internet.

Yahoo từng là một đế chế trên Internet

Từ 2006, hơn một năm trước khi mẫu iPhone đầu tiên được phát hành và hơn hai năm trước khi điện thoại Android đầu tiên ra đời, CEO Google đã có cái nhìn dài về điện thoại di động. "Tôi muốn nêu bật một số tiến bộ mà chúng tôi đã thực hiện trên nền tảng di động, đó là một lĩnh vực chiến lược với chúng tôi", ông Eric Schmidt nói. 

Cũng trong thời gian này, Yahoo lại không đề cập đến điện thoại di động. "Mảng di động của Yahoo hầu như không tồn tại khi bà Marissa Mayer tiếp quản Yahoo vào năm 2012", New Yorker viết. Mayer được giao nhiệm vụ đưa công ty vào "thời đại điện thoại thông minh" khi mà giai đoạn này thực tế đã diễn ra từ năm năm trước. Vào 2012, Apple và Google đều đã chiếm ưu thế với các hệ điều hành cho smartphone, còn Facebook trên đà tăng trưởng mạnh. Có lẽ 2012 đã quá muộn.

Sự xuất hiện của Marissa Mayer khiến Yahoo quan tâm hơn về di động, tăng gấp ba lần vào năm 2012 khi bà bắt đầu được thuê làm CEO, so với thời điểm 2011. Trước đó, công ty rất ít đề cập đến mobile, đặc biệt khi so sánh với đối thủ Google. Năm 2008, Google giới thiệu hệ điều hành Android cho smartphone và chỉ mất vài năm để trở thành công ty hàng đầu về di động.

Hơn nữa, các sản phẩm của Yahoo thích ứng thấp với thế giới di động. Theo nhà phân tích Benedict Evans, các dịch vụ cốt lõi của Google và Facebook dễ dàng tương thích với smartphone và đã gặt hái thành công. Trong khi đó "các sản phẩm của Yahoo không hoạt động trên thiết bị di động".

Yahoo từng được coi là một trong những siêu sao đầu tiên của kỷ nguyên Internet với gần một tỷ người dùng. Ra đời từ 1995, nó đóng vai trò như một cổng thông tin tổng hợp từ tìm kiếm, thư điện tử, blog cho đến game, lưu trữ... Ở thời kỳ đỉnh cao năm 2000, giá trị thị trường của Yahoo lên tới 128 tỷ USD, gấp đôi so với Walt Disney - con số đáng nể với một công ty thành lập được 5 năm trên mạng.

Bài học của Yahoo là không quan trọng bạn lớn mạnh và quyền lực đến đâu, rồi sẽ có lúc mọi thứ phải đi xuống, giống như chuyện đã xảy ra với Motorola, Nokia, General Motors, Kodak, Xerox và hàng loạt hãng từng ngự trên đỉnh cao thế giới khác.

Bảo Anh (Vnexpress)

Hai nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán kỳ vọng vẫn sẽ là những nhóm dẫn dắt dòng tiền trong thời gian tới khi kết quả kinh doanh quý 2 dự báo sẽ khả quan.

 

Chứng khoán Mirae Asset: Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán kỳ vọng vẫn sẽ là những nhóm dẫn dắt dòng tiền

Phiên cuối tuần ghi nhận sự điều chỉnh rõ nét ở hàng loạt mã cổ phiếu sau giai đoạn tăng khá mạnh.  Chúng  tôi  vẫn duy trì quan điểm  TÍCH CỰC và khuyến nghị nhà đầu tư nên gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở những đợt giảm.

Chúng  tôi  cho  rằng  dòng  tiền  vẫn  sẽ tập  trung ở nhóm  các  cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn. Đặc biệt, hai nhóm cổ phiếu (ngân hàng, chứng khoán) kỳ vọng vẫn sẽ là những nhóm dẫn dắt dòng tiền trong  thời  gian  tới  khi  kết  quả kinh  doanh  quý  2  dự báo  sẽ khả quan.

Chứng khoán BSC: Nhà đầu tư giữ nguyên tỷ trọng tại các cổ phiếu trụ

Thị trường vận động trong kênh hẹp với thanh khoản giảm mạnh vào phiên cuối tuần cho thấy sự dè dặt của nhà đầu tư trong thị trường khi chỉ số đã hồi phục 6 phiên liên tiếp. Dòng tiền trong phiên hôm nay tiếp tục tập trung vào những mã tài chính có ảnh hưởng lớn đến chỉ số như VCB, VPB, TCB và DXG. Nhiều khả năng nhóm này sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong tuần tới.  BSC khuyến nghị nhà đầu tư giữ nguyên tỷ trọng tại các cổ phiếu trụ và giảm tỷ trọng các mã chưa có sự phục hồi tốt trong giai đoạn vừa qua.

Chứng khoán Nhất Việt – VFS: Nhà đầu tư đã "bắt đáy" thành công trước đó có thể cân nhắc chốt lời dần tại các cổ phiếu tăng nóng

Trên đồ thị kỹ thuật ngày chỉ số Vn-index có thêm cây nến nhỏ tăng điểm cho thấy động lực tăng giá bị yếu đi. Các chỉ báo thành phần như MFI và RSI chuyển sang đi ngang. Cộng với việc chỉ số có chuỗi các cây nến tăng giá liên tục khiến cho rủi ro xuất hiện cây nến đỏ giảm điểm kỹ thuật tăng lên. Theo thống kê từ trước tới nay thì chuỗi tăng dài nhất của chỉ số là 10 cây nến xanh liên tiếp, trong khi hiện tại chỉ số đang có 7 cây nến xanh.  Chúng tôi đánh giá chỉ số sẽ cần một số phiên điều chỉnh kỹ thuật  quanh đường MA 20 trước khi tạo đà để tiến tới test đường Bollinger band trên tại 1.090.

Có thể nói giai đoạn biến động mạnh tạo đáy với mức phục hồi ấn tượng của phần lớn cổ phiếu đã qua. Giờ là giai đoạn dòng tiền phân hóa hơn để hướng tới cổ phiếu "khỏe" nhất. Thêm nữa kênh tăng giá dù vẫn được duy trì nhưng sự suy yếu ngắn hạn của dòng tiền là điều dễ nhận ra. Đối với nhà đầu tư đã "bắt đáy" thành công trước đó có thể cân nhắc chốt lời dần tại các cổ phiếu tăng nóng và mua lại trong nhịp giảm hoặc cơ cấu sang các cổ phiếu tiềm năng khác có mức tăng thấp hơn để bảo toàn lợi nhuận. Nhà đầu tư cần hạn chế mua mới để theo dõi thêm động lực thị trường hoặc chờ đợi phiên giảm mạnh nếu có để mua vào cho nhịp tăng tiếp theo.

Nhận định về các nguy cơ mất an toàn an ninh trên môi trường mạng Việt Nam phải đối mặt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 năm 2018, ông Bùi Quang Minh, CEO công ty bảo mật SecurityBox nhận định cuộc cách mạng này sẽ mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức.

Trong đó, thách thức về an toàn an ninh mạng sẽ là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt.

Ông Bùi Quang Minh cho rằng, mức độ và quy mô tấn công sẽ mạnh mẽ hơn. Với sự bùng nổ của các thiết bị kết nối Internet (IoT - Internet kết nối vạn vật), không chỉ đơn thuần là máy tính mà bất cứ thiết bị nào cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công.

Tấn công APT (Advanced Persistent Threat - tấn công dai dẳng và có chủ đích) sẽ gia tăng, trong đó, nạn nhân đầu tiên sẽ là các nhân viên trong công ty, vốn kiến thức và nhận thức về an ninh mạng còn thấp.

"Khi đó mỗi thành phần của hệ thống CNTT (thiết bị, ứng dụng, con người) đều có thể trở thành một mắt xích lỗi và là điểm bùng phát cho các cuộc tấn công diện rộng", ông Minh khuyến cáo.

Tuy nhiên, rất đáng lo ngại là nhận thức về an toàn thông tin của người dùng nhân viên các doanh nghiệp và thậm chí là nhiều lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp về an toàn bảo mật vẫn chưa cao.

Tại Security Day 2017 diễn ra mới đây, các chuyên gia đánh giá: xét về mặt bằng chung so với thế giới và trong khu vực, mức độ an toàn thông tin của Việt Nam và các doanh nghiệp vẫn tương đối thấp. Việt Nam đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng nhiều tổ chức doanh nghiệp chưa có nhận thức và đầu tư tương xứng cho vấn đề an toàn thông tin.

Bằng chứng là năm 2017, chỉ số an toàn thông tin toàn cầu GCI của Việt Nam đứng thứ 101, tức là giảm 25 bậc so với năm 2016 và đứng thấp hơn rất nhiều nước trong khu vực như Singapore (đứng số 1), Malaysia (số 3), Thái Lan (thứ 20), Lào (đứng thứ 77) …

Sưu tầm

Các nước đều nhất trí đánh giá hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3, EAS và ARF tiếp tục đạt những kết quả quan trọng.

 
 

Trong các ngày 6-7/6/2018 tại Singapore đã diễn ra các Hội nghị Quan chức cao cấp trong khuôn khổ ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), với sự tham dự của quan chức cao cấp các nước ASEAN và đối tác.

Các Hội nghị đã tập trung thảo luận tình hình hợp tác trong các khuôn khổ ASEAN+3, EAS và ARF thời gian qua và phương hướng thời gian tới, công tác chuẩn bị cho các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao dự kiến diễn ra đầu tháng 8/2018, cũng như trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đã tham dự hội nghị.

Trong thảo luận tại các Hội nghị, các nước đều nhất trí đánh giá hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3, EAS và ARF tiếp tục đạt những kết quả quan trọng. Với tiến trình ASEAN+3, phát huy đà tiến triển đã đạt nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập (1997-2017), hợp tác đang có những phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, lương thực, y tế, giáo dục, giao lưu văn hoá và nhân dân…

Trước những biến động trong tình hình kinh tế khu vực và thế giới, các nước nhất trí cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, đặc biệt sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đồng thời nỗ lực triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác hiện có, trong đó có Kế hoạch công tác ASEAN+3 giai đoạn 2018-2022, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thương mại điện tử, xây dựng thành phố thông minh…

Về tiến trình Cấp cao Đông Á (EAS), các nước tái khẳng định tầm quan trọng của EAS với vai trò là diễn đàn của các lãnh đạo để đối thoại về những vấn đề chiến lược lớn cùng quan tâm. Theo đó và để triển khai thoả thuận cấp cao, các nước sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác trong những lĩnh vực ưu tiên đã nhất trí như năng lượng, giáo dục, tài chính, y tế, môi trường, ứng phó thiên tai, kết nối… Đặc biệt, các nước đánh giá cao việc Kế hoạch hành động Manila giai đoạn 2018-2022 được thông qua tháng 4/2018, trong đó bổ sung những lĩnh vực ưu tiên mới như hợp tác biển, và nhất trí cần bảo đảm triển khai hiệu quả kế hoạch này. Bên cạnh đó, hội nghị cũng xem xét một số đề xuất thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như thành phố thông minh, chống khủng bố, ngăn ngừa rác thải nhựa trên biển và an ninh hạt nhân.

Tại Hội nghị Quan chức cao cấp Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), các nước đã thảo luận và đạt nhất trí về nhiều biện pháp xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa và tăng cường hợp tác để ứng phó với những thách thức nổi lên, trong đó có an ninh mạng, an ninh biển, khủng bố, cứu trợ thảm hoạ và thiên tai, an ninh hàng không… Các biện pháp này sẽ được tổng hợp để đưa vào kế hoạch công tác của ARF trong năm giữa kỳ sắp tới (8/2018-8/2019).

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, các nước đánh giá cao những tiến triển tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó có các Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều; khẳng định ủng hộ hoà bình, ổn định và phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên; đặc biệt trông đợi Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Lãnh đạo Triều Tiên ngày 12/6/2018 sẽ có kết quả tốt đẹp.

Về tình hình Biển Đông, các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cho rằng đây là lợi ích chung của tất cả các nước. Trong tình hình đó, nhiều nước bày tỏ lo ngại trước những diễn biến vừa qua trên thực địa, trong đó có hành động tập trận quy mô lớn, triển khai tên lửa, cho máy bay ném bom diễn tập cất-hạ cánh…, cho rằng những hành động này đã gây phương hại cho hoà bình, ổn định, làm xói mòn lòng tin giữa các nước, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình thương lượng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tiếp tục cùng nhau bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC và sớm đạt được COC có ý nghĩa và hữu hiệu. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian trao đổi về những thách thức đang nổi lên ở khu vực, trong đó có nạn di dân bất thường, an ninh mạng, khủng bố và bạo lực cực đoan, biến đổi khí hậu…

Phát biểu tại các Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề cao tầm quan trọng của các cơ chế hợp tác đối với hoà bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực. Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các nước tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính, kết nối, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hẹp khoảng cách phát triển, giao lưu văn hoá-nhân dân… cũng như ứng phó với những thách thức nảy sinh; đi đôi với tiến hành những biện pháp nhằm củng cố, cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế này.

Về tình hình khu vực và quốc tế, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng lưu ý về những chuyển dịch trong cục diện địa chính trị khu vực đang có những tác động to lớn tới ASEAN và các cơ chế do ASEAN đẫn dắt, trong đó có các sáng kiến, chiến lược hợp tác khu vực, liên khu vực do một số nước lớn đưa ra. Trong tình hình đó, ASEAN càng cần phải giữ vững vai trò trung tâm, phối hợp chặt chẽ cùng nhau, phát huy vai trò các cơ chế hiện có để đóng góp cho đối thoại, hợp tác vì hoà bình, an ninh và phát triển ở khu vực.

Về vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã chia sẻ về những diễn biến đáng quan ngại trên thực địa, trái với DOC và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình thương lượng COC. Trong tình hình đó, Thứ trưởng kêu gọi các bên kiềm chế, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982, không có các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và trái với luật pháp quốc tế, qua đó bảo đảm môi trường thuận lợi cho hoà bình và ổn định ở Biển Đông.

Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Trưởng đoàn Mỹ, EU và Ấn Độ để trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm./.

Theo Trí Thức Trẻ

Thanh khoản giảm, nhà đầu tư lướt sóng rời đường đua, nguy cơ bán tháo chực chờ có thể gây khó cho thị trường đất nền.

Trong buổi gặp gỡ môi giới chủ đề "Diễn biến thị trường địa ốc 6 tháng cuối năm 2018" do Hội cà phê Bất động sản tổ chức, Tổng giám đốc Dataland, Đoàn Thiên Việt dự báo về 4 thay đổi có thể gây áp lực cho thị trường đất nền Sài Gòn.

Thanh khoản giảm mạnh

Trong vòng nửa tháng qua, tại khu Đông TP HCM, mãi lực đất nền thuộc các quận 2, 9, Thủ Đức chững lại, giá đi ngang. Lưu lượng mua bán chỉ đạt khoảng 40% so với đỉnh tháng 4/2018. Thanh khoản sụt giảm gần 60% so với trước đây.

Ở khu Tây TP HCM, đất nền phân lô quận 12, Bình Tân, Bình Chánh cũng ghi nhận mãi lực sụt giảm đến 70% so với 5 tháng đầu năm. Giao dịch thứ cấp sôi động nhất trên thị trường đất nền TP HCM diễn ra hồi tháng 4-5/2018. Thế nhưng, bước sang tháng 6, giao dịch thứ cấp đã đứng lại, giá đi ngang, hàng ký gửi khá nhiều và mãi lực yếu dần.

Theo ông Việt, thanh khoản là một dấu hiệu quan trọng nhận biết sự chuyển động của thị trường. Với tình trạng giao dịch đi xuống, áp lực cho phân khúc đất nền trên thị trường thứ cấp là có thật. Trong ngắn hạn thị trường này sẽ hạ nhiệt và kém sôi động hơn trước đây đồng thời bị bao trùm bởi tâm lý chờ đợi và hoài nghi.

Sạch bóng nhà đầu tư lướt sóng

Thanh khoản đất nền giảm mạnh cũng là thời điểm mọi mua bán nhanh đều bị đứng lại. Nhà đầu tư lướt sóng có thể sẽ rời bỏ thị trường, tìm một kênh đầu tư khác ưu việt hơn để thay thế hoặc tạm nghỉ một thời gian. Không còn sóng để lướt, nhà đầu tư ngắn hạn rời khỏi đường đua là diễn biến tất yếu.

Thị trường giảm bớt lượng nhà đầu tư 3-6 tháng và thay vào đó nhà đầu tư dài hạn sẽ thế chỗ đóng vai trò cầm trịch thị trường. Như vậy, thay đổi đáng kể nhất là thị trường đất nền sẽ đi theo xu hướng dài hạn. Nhu cầu mua bán nhanh sẽ giảm dần khi thanh khoản điều chỉnh mạnh mẽ.

Bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Vũ Lê

Sẽ có nhiều môi giới chuyển nghề

Khi thị trường đất nền thay đổi thì thì lực lượng môi giới cũng sẽ thay đổi. Đây là sự thay đổi để thích nghi với biến động cung cầu trên thị trường. Môi giới trước đây bán đất nền có thể dịch chuyển sang một phân khúc bất động sản khác như: nhà phố riêng lẻ, nhà phố xây sẵn, căn hộ hoặc bất động sản cho thuê. Nguyên nhân chính môi giới chuyển nghề hoặc chuyển phân khúc là: nguồn cung đất nền hạn chế và mãi lực thị trường thứ cấp quá thấp.

Do môi giới sống chủ yếu nhờ vào phí giao dịch (hoa hồng), lương cơ bản khá thấp chỉ ở mức tượng trưng, nên ngay khi thanh khoản đất nền sụt giảm sẽ khiến thu nhập của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, sẽ có một bộ phận môi giới đất nền rời khỏi thị trường do cảm thấy không phù hợp.

Theo ông Việt, môi giới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản vận hành và phát triển. Do đó, khi thanh khoản thị trường sụt giảm, những nhân tố này chắc chắn sẽ tự sàng lọc và phân hóa mạnh mẽ. Đây là chức năng tự cân bằng cực tốt của thị trường.

Có thể xuất hiện tình trạng bán tháo

Khi thanh khoản sụt giảm, thị trường sẽ cần thêm một thời gian chờ nữa mới xuất hiện diễn biến mới. Bán tháo (nếu xảy ra) chỉ là động thái cuối cùng của giai đoạn suy thoái. Tình trạng bán tháo chỉ diễn ra khi nhà đầu tư mất kiên nhẫn (niềm tin vào kênh đầu tư bị lung lay) hoặc gặp khó khăn về tài chính và cần rút tiền khỏi đất nền một cách nhanh chóng.

Một thực tế đã diễn ra trong nhiều năm qua là dòng tiền đổ vào đất nền đa phần là vốn nhàn rỗi. Bằng chứng là khách hàng mua đất nền chủ yếu bằng tiền mặt. Cụ thể, có đến 60% khách hàng dùng tiền mặt để mua đất nền khi chủ đầu tư áp dụng chương trình chiết khấu nhanh hoặc khuyến mãi tốt.

Như vậy, chỉ những trường hợp nào nhà đầu tư đất nền sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà hoặc mất niềm tin mới phải bán tháo để thu hồi dòng vốn về. Tuy nhiên, do niềm tin của người Việt vào kênh đầu tư đất nền quá lớn, khả năng thị trường xuất hiện tình trạng bán tháo có thể chỉ diễn ra một cách nhỏ giọt hoặc cá biệt. Tỷ lệ bán tháo có thể không cao, trong ngưỡng 10-15%.

Theo ông Việt, khi thị trường nóng sốt, nhiều nhà đầu tư thường tiếc nuối tại sao mình không mua bất động sản của 5 năm về trước (thời điểm các tài sản có giá mềm hơn). Thế nhưng sự tiếc nuối đó thường khá muộn màng. Tương tự như vậy, khi thị trường xuất hiện các dấu hiệu giảm tốc, nhiều nhà đầu tư thay vì tìm kiếm cơ hội, lại hoài nghi và chờ đợi. Chính tâm lý chờ đợi này sẽ trì hoãn những phiên bán tháo trong ngắn hạn.

Vũ Lê

 

 

Đối tác chiến lược