SAIGONTEL News

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Trong khi quỹ đất tại trung tâm thành phố Vinh đang ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang những khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển như phường Đông Vĩnh.

Bất động sản Phường Đông Vĩnh, Nghệ An có nhiều cơ hội để phát triển

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sức hút từ hạ tầng

Thuở sơ khai, Đông Vĩnh là một phường ven đô nhưng cùng với sự phát triển chung nơi đây trở thành trung tâm của thành phố với mật độ dân cư đông đúc, kinh tế phát triển.

Hiện nay, cơ sở vật chất "điện, đường, trường, trạm" trên địa bàn đã được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Với định hướng phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp, phường đang thu hút được ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà xưởng cũng như cụm công nghiệp đóng chân. Sự phát triển về kinh tế, sự hoàn thiện về hạ tầng và lợi thế tự nhiên vốn có đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản (BĐS).

Bất động sản Phường Đông Vĩnh, Nghệ An có nhiều cơ hội để phát triển - Ảnh 1.

Đông Vĩnh là điểm đầu của đại lộ 72m Vinh - Cửa Lò

Đông Vĩnh có vị trí tiếp giáp với các phường, xã như Lê Lợi, Đội Cung, Quán Bàu, Hưng Chính, Hưng Đông và huyện Hưng Nguyên…. Phường gần kề đường Trường Chinh và cách các trục đường chính như Quang Trung, Lê Lợi chỉ 2-3 km. 

Đông Vĩnh còn là điểm tiếp giáp đầu của đại lộ 72 m - nơi tập trung các trung tâm hành chính, các tòa cao ốc, công trình biểu tượng cùng các khu du lịch, giải trí quy mô hàng đầu của Nghệ An. Bởi vậy, phường sẽ được hưởng lợi từ quy hoạch của đại lộ này.

Trong vài năm trở lại đây, BĐS ở Nghệ An bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Đơn cử như giá đất tại phường Lê Mao, Đội Cung, Hồng Sơn, Trường Thi có giá dao động từ 15 đến 30 triệu/m2, thậm chí có nơi từ 80-100 triệu đồng/m2....

Theo các chuyên gia, hiện Đông Vĩnh đang ở thời kỳ đầu của chủ kỳ phát triển nên mức giá hợp lý, chỉ từ 13-15 triệu/m2. Với lợi thế: quỹ đất còn nhiều, kinh tế phát triển nhanh, hạ tầng hoàn thiện và có tiềm năng tăng giá, bất động sản địa phương đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển.

Theo CafeF

Nửa cuối 2019, Nhơn Trạch thu hút giới đầu tư và khách hàng an cư khi cầu Cát Lái chính thức được thông qua. Hiện nay, đông đảo người mua nhà từ TP.HCM và các tỉnh thành khác đang đổ về "săn tìm" những sản phẩm ưng ý mỗi dịp cuối tuần.

Sóng "dồn" Nhơn Trạch

Dự án xây cầu thay thế phà Cát Lái nối TP.HCM và tỉnh Đồng Nai vừa được thông qua, thị trường nhà đất tại Nhơn Trạch lập tức có sự biến động mạnh, có nơi tăng gấp đôi so với thời điểm 1 năm trước.

Theo thống kê, hai năm gần đây, Nhơn Trạch giữ nhịp tăng giá ổn định từ 25-35%/năm, có nơi tăng đột biến gấp đôi. Con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh nguồn cung nhà đất TP. HCM suy giảm kỷ lục và cầu Cát Lái rục rịch triển khai biến nơi đây thành Quận ngoại thành.

Tại phía Nam huyện này, giá đất cũng tăng âm ỉ khi dự án sân bay Quốc Tế Long Thành rục rịch khởi động. Sở hữu hai át chủ bài cực mạnh khi có cả sân bay, cầu thông với trung tâm TP, Nhơn Trạch trở thành điểm đến hàng đầu của cả giới đầu tư và người mua ở.

Nhơn Trạch cũng là nơi tập trung phát triển công nghiệp trọng điểm của khu vực phía Nam khi có tới 8 KCN, 2 cụm công nghiệp thu hút đến 120.000 chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc. Đồng thời là địa phương thu hút dòng vốn FDI hàng đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Điều này tạo ra áp lực bức thiết về nhà ở phục vụ cho chuyên gia, tri thức, lao động và cả nhu cầu giãn dân từ trung tâm TP.HCM.

Nhơn Trạch: Tâm điểm đầu tư

Từ bến phà Cát Lái đi vào trung tâm huyện Nhơn Trạch, dọc hai bên đường Lý Thái Tổ, xã Phú Hữu xuất hiện nhan nhản những bảng rao bán đất. Các quán ăn, tiệm cắt tóc đến quán cà phê đều trở thành "trung tâm môi giới nhà đất". Theo anh Đ, nhân viên của một công ty bất động sản tại xã Đại Phước, năm trước giá đất mặt tiền đường Lý Thái Tổ từ 20 – 25 triệu đồng/m2 nhưng nay đã lên 30 – 45 triệu đồng/m2, tuỳ vị trí. Với giá tầm 1,5 tỷ đồng thì rất khó để mua được đất mặt tiền.

Ghi nhận đến đầu tháng 11, quanh khu vực này đường Hùng Vương (đoạn tiếp giáp với Nguyễn Văn Ký, Long Thọ) đang có giao dịch vô cùng sôi động, nhiều sàn giao dịch mọc lên dày đặc quảng bá từ phân lô hộ lẻ đến các dự án quy mô hàng chục ha.

Nhơn Trạch đón sóng đầu tư - Ảnh 1.

Cầu nối Bến Lức - Long Thành

Được biết tại Nhơn Trạch, đường Hùng Vương đóng vai trò là cửa ngõ huyết mạch khi kết nối nhanh chóng tới TP.HCM qua cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây. Đường Hùng Vương còn kết nối trực tiếp với TL 25 B, 25C tạo nên mạch nối thông suốt. Từ đây chỉ mất 3-5 phút để di chuyển tới KCN Nhơn Trạch 1&2, 10 phút tới sân bay Quốc tế Long Thành và 30 phút tới Quận 2 (Tp.HCM). Với vị trí quan trọng, hiện Hùng Vương là tuyến thương mại sầm uất với khu dân cư hiện hữu, dịch vụ tiện ích phát triển dày đặc. Do đó, nhà đầu tư, người mua ở luôn ưu tiên săn tìm các vị trí liền kề tuyến đường này.

Đô thị xanh chiếm sóng Nhơn Trạch

Dân cư sầm uất với các loại hình dịch vụ dày đặc đòi hỏi nhu cầu nâng tầm chất lượng sống của cư dân ngày càng gia tăng. Do đó, xu hướng đầu tư và an cư chủ lực tại Nhơn Trạch hiện nay là những khu đô thị được quy hoạch bài bản, tích hợp đầy đủ tiện ích cao cấp không thua kém TP.HCM.

Chỉ tính từ giai đoạn 2018-2019 đến nay, Nhơn Trạch đã đón gần 10 dự án khu đô thị quy mô lớn, nguồn cung không dưới 10,000 sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự.

Các chuyên gia cho rằng, làn sóng xây dựng KĐT đa tiện ích là động thái đón đầu sóng di cư giãn dân trong bối cảnh cầu Cát Lái chắc chắn sẽ khởi động đưa Nhơn Trạch trở thành Quận ngoại thành đắt giá nhất trong hệ thống đô thị vệ tinh của TP.HCM.

Theo CafeF

Ngay từ năm 2018, thị trường khu Đông đã luôn thuộc nhóm sôi động nhất tại TPHCM. Trong năm 2019, khi thị trường chung có dấu hiệu chậm lại thì giá BĐS khu Đông vẫn tăng trưởng.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão

Ảnh minh họa: Nguồn: CafeF

Các nhà đầu tư cho rằng chính sự phát triển của hạ tầng giao thông, thuận lợi gần trung tâm TPHCM, kết nối tốt với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu… là thế mạnh của nhà đất nơi đây.

Mới đây, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), chủ đầu tư dự án đã mở rào chắn, chính thức thông xe hai chiều tại nút giao ĐHQG TP.HCM (quận 9). Đây là một trong những hạng mục của dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1, đoạn từ ngã 3 Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn. Nút giao thông dài khoảng 1,8 km, bắt đầu từ cổng Khu du lịch Suối Tiên đến cây xăng Bình Thắng, quận 9, Thủ Đức (TP.HCM) và một phần thị xã Dĩ An (Bình Dương).

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 1.

Hầm chui nút giao thông Đại học Quốc gia TPHCM vừa được thông xe, tạo điểm kết nối quan trọng với dự án nhà ga trung tâm Metro số 1, Bến xe miền Đông mới...

Ngoài dự án này, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết dự kiến, cuối năm nay, nhiều dự án mở rộng đường giải tỏa áp lực giao thông tại các cửa ngõ TP.HCM sẽ chính thức khởi công.

Trong đó có dự án "Xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới" trên xa lộ Hà Nội với mục tiêu đảm bảo kết nối giao thông khi Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động. Dự án có tổng mức đầu tư 437,1 tỉ đồng, bao gồm xây cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe (sát bên cầu vượt số 2 của nút giao Đại học Quốc qia) để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông;

Xây cầu vượt số 4 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương. Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải QL1 rộng 8 m, dài 670 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái QL1 rộng 8 m, dài 350 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.

Trước đó, trong tháng 8/2019, nút giao thông 3 tầng Mỹ Thủy (quận 2) là điểm nóng về kẹt xe và là điểm đen về tai nạn giao thông đã được đầu tư và thông xe giai đoạn 1 nhằm tạo thuận lợi cho xe lưu thông vào các khu dân cư, cảng biển Cát Lái. Các chuyên gia trong ngành cũng khẳng định rằng đây là dự án trọng điểm của UBND TPHCM giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên trên các trục đường ra vào cảng Tân Cảng - Cát Lái. Dự án kỳ vọng sẽ xóa bỏ dứt điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn, giúp việc giao thương hàng hóa giữa khu vực TPHCM với các vùng lân cận thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Công trình sẽ xây dựng cầu Mỹ Thủy 3 (nằm giữa cầu Mỹ Thủy 1 và cầu Mỹ Thủy 2) dài 124m cho 6 làn xe, xây cầu vượt rẽ trái từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ dài 725m cho 2 làn xe lưu thông và xây dựng cầu Kỳ Hà 4 trên nhánh rẽ phải từ cầu Phú Mỹ về cảng Cát Lái dài 75m cho 4 làn xe lưu thông.

Dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy giai đoạn 2 dự kiến triển khai cuối tháng 12-2019. Theo đó xây dựng cầu Mỹ Thủy 3 trước, các hạng mục còn lại sẽ thi công tùy thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng ở quận 2. Tổng mức đầu tư xây dựng 1.435 tỉ đồng, trong đó vốn xây lắp 1.087 tỉ đồng.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 3.

Dự án hầm chui 3 tầng ở Mỹ Thủy (Quận 2) đã thông xe giai đoạn 1

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 4.

Dự án cầu Cát Lái nối Quận 2 với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2020

Cách hầm chui Mỹ Thuỷ khoảng 3km, một dự án quy mô khá lớn 7.000 tỷ đồng cũng chuẩn bị được khởi công xây dựng là cầu Cát Lái. Được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa  đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án cầu Cát Lái nối Đồng Nai và TPHCM. Đồng Nai sẽ thực hiện dự án này trên cơ sở thống nhất giữa UBND tỉnh Đồng Nai và UBND TPHCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình.

Với quyết định trên, Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với UBND TPHCM trong suốt quá trình triển khai dự án. Cầu Cát Lái có tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5 km; cầu chính kết cấu dây văng 2 trụ tháp, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, mặt cắt ngang 60 m, độ thông thuyền H=55m, B=250m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.

Dự án xây dựng cầu Cát Lái thay thế cho phà Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông - vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ Giao thông - vận tải. Cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai nối quận 2 (TPHCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Ở một hướng khác, Dự án nâng cấp quốc lộ 13, từ ngã tư Bình Dương - Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu (khoảng 5,5 km, quận Thủ Đức) vừa được trình HĐND TPHCM xin chủ trương đầu tư.

Ban quản lý dự án các công trình giao thông TPHCM cho biết, công trình dự kiến thực hiện trước năm 2023, tổng vốn đầu tư là gần 10.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 1.300 tỷ, tiền giải phóng mặt bằng khoảng 8.100 tỷ; còn lại là các khoản chi phí tư vấn, quản lý, di dời hạ tầng kỹ thuật, dự phòng...

Còn theo UBND tỉnh Bình Dương, QL 13 là trục giao thông xương sống của hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương và nằm trong hệ thống đường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có tên quốc tế là AH13 (ASEAN Highway). Đường này có ý nghĩa như chiếc đòn bẩy nâng cao vị thế của Bình Dương từ tỉnh nghèo thuần nông lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 6.

Dự án mở rộng tuyến Quốc lộ 13 dự kiến sẽ được đầu tư trong năm 2020

Một cửa ngõ kết nối TPHCM với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khác dài hơn chục km cũng đã hoàn thành và tiếp tục được đầu tư nâng cấp, kéo dài là đại lộ Phạm Văn Đồng. Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc và đi qua các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, đại lộ Phạm Văn Đồng với chiều dài 12km, rộng 12 làn xe được xem là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với trung tâm TPHCM.

Kể từ khi được đưa vào hoạt động cuối năm 2013, đại lộ Phạm Văn Đồng đã góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, cải thiện hạ tầng đô thị, đồng thời kết nối với các khu vực trung tâm của TPHCM như quận 1, quận 2, Phú Nhuận, sân bay Tân Sơn Nhất nhanh chóng và thuận tiện hơn. Không chỉ kết nối nhanh vào trung tâm, tuyến đường này còn giúp dễ dàng di chuyển đến các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua quốc lộ 1A.

Toàn cảnh hạ tầng giao thông đồ sộ ở 4 cửa ngõ khu Đông Sài Gòn, nơi thị trường BĐS phát triển như vũ bão - Ảnh 8.

Các tuyến đường nối trực tiếp với đại lộ  Phạm Văn Đồng cũng đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai

Theo quy hoạch, TPHCM sẽ xây dựng tuyến đường Vành đai 2 khép kín theo vòng tròn ôm lấy TPHCM từ phía ngoài, với mục đích giảm tải áp lực giao thông lên các tuyến nội đô, và rút ngắn thời gian di chuyển giữa miền Đông - miền Tây.

Theo đó, đoạn 2 dài 1,99km từ nút giao Bình Thái đến Phạm Văn Đồng cũng đang được TPHCM đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đây cũng là đoạn quan trọng của Vành đai 2, kết nối 2 tuyến huyết mạch của TPHCM là Xa lộ Hà Nội và Phạm Văn Đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ giúp giao thông của các dự án dọc tuyến Phạm Văn Đồng vào khu đô thị Thủ Thiêm và trung tâm trở nên dễ dàng hơn.

"Các công trình này tạo sự gắn kết về kinh tế, lưu thông hàng hóa giữa TPHCM với Bình Dương, thành phố Biên Hòa trở nên vô cùng thuận lợi. Kết hợp với sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cát Lái, cảng Cái Mép – Thị Vải,… sẽ giúp cho khu vực kinh tế sôi động nhất cả nước như hổ mọc thêm cánh. Cộng với việc chính quyền địa phương luôn sát cánh tháo gỡ nhanh những khó khăn trong việc thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư nên doanh nghiệp có thêm điều kiện triển khai nhanh dự án đưa sản phẩm ra thị trường", ông Ngô Quang Phúc - Tổng giám đốc Phú Đông Group, cho biết thêm.

Theo CafeF

 

Sau giai đoạn đoạn trầm lắng, thời gian gần đây bất động sản nghỉ dưỡng Hòa Bình có phần sôi động trở lại với sự góp mặt của hàng loạt ông lớn trong ngành.

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Hòa Bình hiện nay ra sao?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cách thủ đô Hà Nội 70 km, Hoà Bình được coi là điểm dừng chân lý tưởng để du lịch, nghỉ dưỡng với nét văn hóa độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên tươi xanh mang vẻ đẹp nguyên sơ hiếm hoi. Đến Hòa Bình, du khách đã có cơ hội tham quan và chiêm ngưỡng những di tích lịch sử như đền thờ Bà Chúa Thác Bờ nổi tiếng, thưởng ngoạn cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng và được trải nghiệm nếp sống giàu bản sắc riêng biệt của người dân tộc Mường, Tày, Thái, Dao,...tại Hoà Bình.

Cuối năm 2018, tuyến đường nối Đại lộ Thăng Long với thành phố Hoà Bình chính thức thông xe đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến trung tâm Hoà Bình xuống còn 1 tiếng. Bên cạnh đó còn có cầu Văn Lang với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đã hoàn thành, kết nối Hoà Bình với Phú Thọ. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch đầu tư 22.000 tỷ đồng để xây dựng đường cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu, từ đó mở toang cánh cửa đưa Hoà Bình trở thành một trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc và cận kề Hà Nội.

Với cảnh quan tự nhiên hiếm có cùng giao thông thuận tiện, thời gian vừa qua khách du lịch đến Hòa Bình liên tục tăng trưởng mạnh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, 9 tháng đầu năm 2019, khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình đạt hơn 2,5 triệu lượt khách bằng tổng lượng khách đến Hòa Bình trong cả năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đạt 290.000 lượt, khách nội địa đạt 2.210.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch là 1.650 tỷ đồng, đạt 82,5% kế hoạch năm. Hòa Bình cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón được 6,3 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế chiếm 10%, số ngày lưu trú bình quân của khách đạt 1,5 ngày.

Với sự tăng trưởng mạnh về khách du lịch cùng tiềm năng nghỉ dưỡng từ lâu Hòa Bình đã lọt vào "mắt xanh" của các doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên, các dự án thời gian trước phát triển manh mún, nhiều chủ đầu tư kém về tài chính gặp bối cảnh thị trường suy giảm đã phải tạm dừng triển khai dự án. Hiện nay, một thế hệ các nhà đầu tư mới đang đổ về Hoà Bình, với những dự án mang lớn, tầm cỡ cùng sự quyết tâm đưa Hòa Bình trở thành trung tâm nghỉ dưỡng núi của miền Bắc.

Có thể nói, sau thời gian BĐS nghỉ dưỡng biển phát triển mạnh mẽ, bất động sản nghỉ dưỡng núi đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây cũng là lý do khiến thị trường BĐS Hòa Bình phát triển trở lại trong thời gian gần đây.

Theo CafeF

Lợi thế du lịch cùng sự tham gia của các ông lớn bất động sản tại Phú Yên tạo cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư tiên phong.

Cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Phú Yên

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại một sự kiện về bất động sản nghỉ dưỡng khu vực phía Nam diễn ra vào tháng 6/2019, bà Dương Thị Thùy Dung - Giám đốc cao cấp của CBRE Việt Nam nhận định bên cạnh Nha Trang, Phú Quốc là những thị trường đã quá sôi động, một số địa phương đang nổi lên như những thị trường tiềm năng.

Theo chuyên gia, nếu đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng tại những thị trường đã phát triển, cơ hội cho thuê, sinh lời sẽ cao vì lượng du khách đông đảo. Tuy nhiên cần lưu ý điều này cũng khiến thị trường trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Ngược lại, những thị trường chưa được khai thác mạnh, còn sơ khai, mới chính là cánh cửa rộng mở cho các nhà đầu tư nhanh nhạy.

Hiện trên toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ, một trong những "điểm sáng" mới sở hữu nhiều tiềm năng phát triển vượt trội về thương mại - du lịch - bất động sản nghỉ dưỡng, phải kể đến Phú Yên. Với nhiều danh thắng như Ghềnh Đá Dĩa, Mũi Điện, Bãi Súng, Bãi Xếp, vịnh Vũng Rô..., Phú Yên đang là điểm đến thu hút du khách ưa thích trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, độc đáo.

Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nền du lịch Phú Yên phát triển, những năm qua Chính phủ và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều công trình hạ tầng trọng điểm, nhấn mạnh tầm quan trọng của liên kết vùng, giúp du lịch miền Trung nói chung và Phú Yên nói riêng tạo đà bứt phá.

Cùng với đó, hạ tầng ngày càng hoàn thiện cũng góp phần tạo thuận lợi trong giao thương và thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế đến với vùng đất được thiên nhiên ưu đãi này. Từ khi hầm Đèo Cả, hầm đèo Cù Mông thông xe, sân bay Tuy Hòa nâng cấp, hai hãng hàng không Nga lên kế hoạch mở đường bay quốc tế... du lịch địa phương khởi sắc và hứa hẹn sẽ tiếp tục có nhiều chuyển biến trong tương lai.

Cuối năm nay, sân bay Tuy Hòa sẽ chính thức đón các chuyến bay quốc tế. Vietnam Airlines cũng dự kiến bổ sung các chuyến bay tới Tuy Hòa từ tháng 11/2019. Ngoài ra địa phương còn đầu tư phát triển hệ thống đường thủy, du thuyền, bến thuyền để hình thành tuyến du lịch tại vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, vịnh Vũng Rô...

Tận dụng cơ hội sinh lời ngay từ sớm, hàng loạt chủ đầu tư đã rót vốn vào địa phương đầy tiềm năng này. Các phiên tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất ven biển tại thành phố Tuy Hòa những năm qua thu hút hàng nghìn hồ sơ tham gia. Giá bán cũng cao hơn nhiều so với ước tính của chính quyền địa phương, thể hiện sức hấp dẫn của thị trường và tiềm năng lớn trong mắt các nhà đầu tư.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, năm 2018 tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách. Doanh thu du lịch ước đạt 1.556 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Năm 2019, ngành du lịch tỉnh đặt mục tiêu thu hút trên 1,55 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.900 tỷ đồng.

Theo CafeF

Theo dự báo của một số đơn vị nghiên cứu thị trường, trong năm 2020, sẽ có 4 xu hướng dẫn dắt thị trường, trong đó yếu tố chính sẽ dẫn dắt thị trường là các đô thị ở các vùng ngoại vi thành phố sẽ là nơi tạo nguồn cung chính.

Thị trường nhà đất vùng ven TPHCM liệu có tiếp tục nóng sốt trong năm 2020?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Các chuyên gia dự báo khả năng hấp thụ thị trường vẫn tốt hơn trong bối cảnh giá bán ổn định. Các nhà phát triển bất động sản sẽ chú trọng đa dạng sản phẩm mới nhưng tập trung vào sự tiện lợi của cư dân và tối đa hóa diện tích sử dụng. Một yếu tố quan trọng nữa sẽ thúc đẩy giá căn hộ, đất nền và nhà phố tiếp tục tăng trong tương lai đến từ việc kết nối hạ tầng liên tỉnh, bao gồm các tỉnh lân cận TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương.

"Thị trường nhà đất tại các vùng giáp ranh với TPHCM nói trên sẽ tiếp tục diễn biến khá sôi động, nhất là khi chiến lược thu hút đầu tư và phát triển hàng loạt khu đô thị vệ tinh của thành phố được triển khai trong thời gian tới", bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, nhận định.

Cũng theo bà Dung, một trong những lý do khiến các doanh nghiệp lớn tại TPHCM tìm kiếm cơ hội ở thị trường này là ách tắc thủ tục hành chính khiến cho nhiều dự án ở TPHCM không thể triển khai suốt hơn 2 năm qua.

Bên cạnh đó, cơ hội từ các thị trường tiềm năng ở một số địa phương giáp ranh, nói cách khác là "một vùng biển còn xanh" khi có ít đối thủ cạnh tranh, cũng hấp dẫn không kém. Đặc biệt, các địa phương này đang xây dựng nhiều chính sách thu hút đầu tư, phối hợp cùng TPHCM đầu tư phát triển mạng lưới giao thông liên kết vùng như các tuyến cao tốc, kéo dài tuyến metro số 1, xây mới tuyến đường sắt phụ vụ dân sinh....

Một xu thế nhận thấy rõ, tại TPHCM nguồn cung, thanh khoản và lợi tức đối với người mua, xuống mức thấp khi đầu tư trong thời gian dài qua. Do vậy, người mua tất yếu sẽ tìm đến các thị trường mới lận cận với nhiều sự lựa chọn sản phẩm, cộng với chính sách giá bán hấp dẫn hơn nhiều so với TPHCM.

"Các nhà phát triển BĐS nhìn thấy xu hướng đang lên này và tập trung phát triển những dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu người mua. Trong ngắn hạn và trung hạn, sản phẩm được ưa chuộng ở thị trường các vùng giáp ranh với TPHCM sẽ là đất nền và nhà phố hoặc biệt thự xây sẵn. Theo đó, tiến độ các dự án giao thông kết nối càng được đẩy nhanh tiến độ triển khai thì thị trường sẽ càng "nóng", bà Dung nói thêm.

Dẫn chứng một ví dụ cụ thể, bà Dung cho rằng TPHCM trong thời gian qua khi thực hiện quy hoạch mở rộng vùng đô thị về hướng Long An, lập tức thị trường một số khu vực giáp ranh khởi sắc hơn hẳn. Theo đó, thời gian tới, cùng với sự quan tâm từ Trung ương và các bộ, ngành trong việc rót vốn đầu tư các dự án về hạ tầng giao thông giúp kết nối không chỉ Long An với TPHCM mà còn với những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khác một cách thông suốt.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, theo đề án Quy hoạch vùng TPHCM thì 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TPHCM. Trước sự chuyển động của các dự án hạ tầng, từ cuối năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản Long An liên tục tăng giá, tạo thành những cơn "sốt" nhất là tại các khu  vực giáp ranh TP.HCM như Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc...

Chẳng hạn, TPHCM sẽ tiếp tục đẩy nhanh thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án: Xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái (vượt Kênh Tẻ và rạch Bến Nghé) nối các quận 1, 4, 7; Nâng cấp quốc lộ 50 (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An); Xây dựng mới cầu Rạch Dơi trên đường Lê Văn Lương; Nâng cấp đường Phạm Hữu Lầu (đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát đến cầu Phước Long); Xây dựng đường Nhơn Đức - Phước Lộc nối dài (đoạn từ cầu Kênh Cây Khô đến quốc lộ 50); Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng; Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 50.

Theo UBND TPHCM, địa phương hiện đang đầu tư, kêu gọi đầu tư các tuyến giao thông huyết mạch kết nối các khu, cụm công nghiệp với nhau, kết nối với khu đô thị cảng Hiệp Phước, Cảng biển Quốc tế Long An, tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là kết nối với các huyện giáp ranh: Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa và TP.Tân An.

Nguồn cung thị trường đất nền tại Long An đang khá sôi động và biên độ tăng giá từ 15-30%, những điểm nóng có khi tăng dao động từ 60 - 80% một năm. Đáng chú ý, tại Cần Giuộc, giá đất nền hiện tại đang dao động ở mức 18 - 25 triệu đồng/m2, đã tăng gấp đôi với năm 2016. Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai với sự hoàn thiện đến từ hạ tầng, giá bất động sản khu vực này sẽ còn tăng gấp nhiều lần hơn nữa.

Sở Xây dựng tỉnh Long An cho biết hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có một số chủ đầu tư từ TPHCM đã nhận được quyết định đầu tư khu dân cư tại Cần Giuộc, Đức Hoà, Đức Huệ và TP Tân An, hứa hẹn sẽ cung cấp cho thị trường hàng nghìn sản phẩm nhà ở trong vòng 2 năm tới. Những khu dân cư này đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, được phê duyệt đánh giá tác động môi trường, chỉ còn chờ các chủ đầu tư khởi công xây dựng.

Đơn cử như tại Cần Giuộc, theo thống kê, trong khoảng 3 năm trở lại đây có đến 26 dự án được phát triển với quy mô từ 10ha đến hơn 200ha. Theo tìm hiểu, UBND tỉnh Long An đã thống nhất về chủ trương để Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tiếp nhận, đầu tư nhiều dự án mới trên địa bàn huyện Cần Giuộc. 

Ngoài ra, thị trường nhà đất Cần Giuộc có ưu thế có pháp lý hoàn chỉnh được ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao ấn tượng. 

Chuyên gia BĐS Phan Công Chánh cho rằng, mặc dù thị trường BĐS Long An trong giai đoạn đầu năm 2019 có mức giao dịch không như kỳ vọng nhưng cá nhân ông dự đoán từ quý 4/2019 đến những tháng đầu năm 2020 thị trường sẽ có chiều hướng khởi sắc hơn.

"Tâm lý chung của người Việt từ trước tới nay thường mua nhà để đón Tết. Bên cạnh đó, nguồn kiều hối cũng bắt đầu đổ về vào dịp cuối năm. Trong khi đó, giá BĐS ở TP.HCM quá cao nên BĐS vùng ven sẽ là lựa chọn chính", ông Chánh dự đoán.

Theo CafeF

Với sự chung tay của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người tiêu dùng và bằng nhiều hình thức khác nhau, hàng Việt đã tạo được chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng Việt.

Hàng Việt tạo chỗ đứng vững chắc

Hàng Việt đã tạo được chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng Việt. Nguồn: internet

Tạo vị thế mới

Ông Diệp Dũng - Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, 10 năm qua, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op trên cả nước đã thực hiện nhiều biện pháp ưu tiên cho hàng Việt, từ chính sách thu mua đến trưng bày quảng bá, duy trì tỷ lệ hàng Việt ổn định hơn 90%. Thông qua các chương trình hỗ trợ hàng Việt, Saigon Co.op đã giúp nhiều doanh nghiệp (DN), các hợp tác xã, nông dân trên cả nước thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn đưa hàng Việt xuất ngoại. 

Theo ông Diệp Dũng, từ năm 2009 đến nay, Saigon Co.op đã nâng tầm chương trình “Người tiêu dùng và hàng Việt Nam chất lượng cao” thành chương trình “Tự hào hàng Việt”. Chương trình được tổ chức định kỳ vào tháng 9 hằng năm tại hệ thống Co.opmart, Co.opXtra và Co.opFood với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Các chương trình đã góp phần tạo một diện mạo khác biệt, đẳng cấp hơn cho hàng Việt cả về hình thức lẫn chất lượng. Từ đó, giúp hàng hóa Việt Nam nhận được những tình cảm tốt đẹp của người tiêu dùng Việt Nam và bạn bè quốc tế, đóng góp quan trọng cho việc thực hiện các chỉ tiêu và duy trì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam. “Điều quan trọng là các hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, từ tâm lý sính ngoại đã dần chuyển sang sử dụng, góp ý và nhiệt tình ủng hộ hàng Việt”, ông Diệp Dũng cho biết.

Cùng nhận định này, ông Võ Hồng Sơn - Trưởng đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng phía Nam (Bộ Công Thương) cho rằng, hàng Việt đã có những bước tiến nhất định trong công cuộc hội nhập với thế giới khi hàng hóa ra các nước ngày càng nhiều. Trong 10 năm qua, nhiều thương hiệu sản phẩm - dịch vụ của Việt Nam được công nhận là thương hiệu mạnh, thương hiệu lớn, được các công ty, người tiêu dùng nước ngoài đón nhận. Đơn cử, có nhiều nhãn hiệu của Việt Nam vươn tầm quốc tế như VNPT, Vinafone, các DN như Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải Phòng... đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Ngay như mặt hàng sữa dinh dưỡng, thương hiệu sữa Việt Nam Vinamilk cũng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. 

Hiện hàng hóa Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trong việc cải tiến mẫu mã, cũng như trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Không những thế, nhiều DN, đặc biệt là DN ngành bán lẻ như Co.opmart, Vinmart... đã mở rộng thị phần. Trong đó, Saigon Co.op đã có quy mô và vị thế nhà bán lẻ hàng đầu với hơn 800 siêu thị, trung tâm thương mại lớn nhỏ trên cả nước và đón hơn 1 triệu lượt khách mỗi ngày. Các hệ thống bán lẻ của Vingroup đã mở chuỗi lên đến hơn 2.000 điểm bán gồm các trung tâm thương mại Vincom, siêu thị Vinamart, cửa hàng tiện lợi Vinmart+.  

Thay đổi xu hướng tiêu dùng

Các chuyên gia cho rằng, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Một số ngành hàng sản xuất Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản phẩm như tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, ngành da giày chiếm khoảng 40-50%... 

Trong khi đó, các hệ thống phân phối hàng Việt từng bước tạo lập thương hiệu ở các địa phương thông qua các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới được tổ chức thường xuyên. Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, các đợt bán hàng Việt không chỉ thu hút người dân trên địa bàn đến tham quan mua sắm mà còn thu hút người tiêu dùng các nước Lào, Campuchia...

Tại thị trường nội địa, hàng Việt chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện hàng Việt chiếm từ 80-90% tại các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, hàng Việt hiện chiếm 72% trong hệ thống siêu thị, 58% tại hệ thống trung tâm thương mại, 67% chuỗi cửa hàng tiện lợi và mở rộng phân phối đến nhiều vùng xa trung tâm Thành phố. 

Không chỉ chiếm tỷ lệ cao tại hệ thống siêu thị nội địa, hàng Việt cũng chiếm số lượng lớn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài. Năm 2018, tỷ lệ hàng Việt tại các kệ hàng siêu thị nước ngoài chiếm từ 60-96%. Cụ thể, tại hệ thống Lotte, hàng Việt chiếm 82% theo doanh thu và 84% theo số lượng mặt hàng. Tại hệ thống Big C, hàng Việt chiếm tỷ lệ đến 96% doanh thu và tỷ lệ này tại hệ thống siêu thị MM Mega Market là 95%. 

Một điều quan trọng không kém là người tiêu dùng đang rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Dư luận Xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương, có 92% người tiêu dùng Việt Nam được hỏi khẳng định rất quan tâm đến hàng Việt, 63% khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt và 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè lựa chọn sử dụng hàng Việt khi cần mua sắm.

Có 67% người được hỏi cho rằng, kể từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bản thân họ đã xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam. So với các năm trước, có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức, thái độ của người tiêu dùng Việt Nam khi mua sắm hàng hóa. Cụ thể, năm 2010, có 59% người tiêu dùng ưu tiên mua hàng Việt thì đến năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 63%, và tăng lên 67% trong năm 2019.

Theo Tạp Chí Tài Chính 

 

Từ đầu năm 2019 đến nay Bắc Ninh trở thành thành phố thu hút đầu tư lớn bậc nhất miền Bắc trong lĩnh vực BĐS công nghiệp và nhà ở.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục thống kê, 10 tháng đầu năm 2019, Bắc Ninh đã cấp mới cho 194 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 758,3 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 123 dự án với số vốn điều chỉnh tăng là 562,6 triệu USD; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 169 lượt với giá trị là 55,6 triệu USD. Lũy kế đến ngày 20/10, Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 1.451 dự án với tổng vốn đầu tư  đạt 18.437 triệu USD.

Vốn FDI tăng liên tiếp qua các năm và sự có mặt của các nhà sản xuất lớn giúp Bắc Ninh nhiều năm qua luôn nằm trong danh sách các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất của cả nước.Nhiều tập đoàn đa quốc gia lựa chọn Bắc Ninh làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất như Canon (Nhật Bản), Hong Hai (Đài Loan, Trung Quốc), Microsoft (Mỹ), Samsung (Hàn Quốc)…Nhờ đó, trong quy hoạch phát triển, Bắc Ninh được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thời gian tới Bắc Ninh sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc khi được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thời gian qua khiến nhiều ông lớn công nghệ đặt nhà máy tại Trung Quốc đang chuẩn bị kế hoạch rút dần khỏi quốc gia này. Cụ thể báo cáo về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam của JLL nêu rõ những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại kéo dài và cả những doanh nghiệp có nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất đang tìm cách sang các quốc gia láng giềng Trung Quốc và Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng. Với lợi thế là "thủ phủ công nghiệp phía Bắc" bất động sản công nghiệp tại Bắc Ninh được dự báo sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Số liệu của JLL cũng cho thấy, tính đến cuối quý III/2019, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê ở miền Bắc ở mức 9.371ha. Trong đó, Bắc Ninh - thị trường công nghiệp hàng đầu miền Bắc vẫn còn nhiều đất trống để chào đón các nhà đầu tư. Hơn nữa, nguồn cung mới đến từ các dự án mới tại vị trí thuận lợi và các giai đoạn mở rộng của các khu công nghiệp hiện hữu cũng cung cấp thêm cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn hơn. Chính vì lý do này, từ đầu năm 2019 đến nay Bắc Ninh trở thành thành phố thu hút đầu tư lớn nhất ở miền Bắc.

Bắc Ninh đón làn sóng chuyển dịch BĐS công nghiệp            - Ảnh 1.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia lựa chọn Bắc Ninh làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc thị trường Hà Nội của JLL Việt Nam nhận định sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất tại Bắc Ninh đang mang lại tiềm năng phát triển lớn cho các lĩnh vực bất động sản khác. Hàng loạt dự án dân cư đang được phát triển để tận dụng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng từ số lượng người di cư và người nước ngoài đến làm việc tại Bắc Ninh. Điều này đã được minh chứng bằng dòng vốn đầu tư mạnh đang đổ vào thị trường bất động sản nhà ở tại tỉnh này thời gian gần đây.

Đồng quan điểm với bà Vân, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, Bắc Ninh đang thu hút khoảng 60.000 kỹ sư, chuyên gia nước ngoài tới làm việc tại các khu công nghiệp và lực lượng lao động này tăng từ 20 - 25% mỗi năm. "Những đối tượng này là người có điều kiện về kinh tế, thu nhập cao, nên nhu cầu về nhà ở của họ cũng cao. Do đó, nhu cầu sản phẩm của họ là các dự án đạt chuẩn 4 - 5 sao hoặc những căn villa, biệt thự trong khu đô thị quy hoạch bài bản tại trung tâm thành phố rất được ưa chuộng. Ngoài ra, còn có khoảng hơn 1 triệu công nhân kỹ thuật cao, chuyên gia, kỹ sư trong nước làm việc, cũng tạo ra lực cầu lớn tại Bắc Ninh", ông Đính cho biết.

Đánh giá về triển vọng thị trường BĐS Bắc Ninh giai đoạn mới từ 2020, các chuyên gia cho biết Bắc Ninh là một thị trường tiềm năng bậc nhất cả nước vì tốc độ tăng trưởng rất cao, luôn trong top đầu cả nước, di dân cơ học và cơ hội việc làm lớn dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng đột biến. Đây chính là cơ hội vàng cho đầu tư bất động sản tại địa phương này.

Theo CafeF

"Khai trương văn phòng quốc tế đầu tiên của chúng tôi tại Vương quốc Anh là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam", ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch - TAB cho biết.

Việt Nam đặt văn phòng du lịch ở nước ngoài đầu tiên tại London

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ủy ban Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) đã chọn London làm địa điểm cho văn phòng đại diện đầu tiên ở nước ngoài của mình với mong muốn đưa du lịch Việt đến gần hơn với du khách Anh, truyền cảm hứng cho chuyến đi và khuyến khích du khách ghé thăm Việt Nam.

Văn phòng du lịch mới là một dự án của Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT) và TAB - một tập đoàn tư nhân của các bên liên quan trong ngành hỗ trợ phát triển du lịch tại Việt Nam. 

PC Agency, một công ty tư vấn du lịch chuyên nghiệp, đã được chỉ định để quản lý quan hệ truyền thông và thương mại cho thị trường Anh và Ireland.

"Khai trương văn phòng quốc tế đầu tiên của chúng tôi tại Vương quốc Anh là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam", ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch - TAB cho biết.

"Vương quốc Anh sẽ là một trong những thị trường lớn nhất và quan trọng nhất của chúng tôi. Khách du lịch yêu thích ẩm thực địa phương của Việt Nam, các thành phố sôi động, những bãi biển tuyệt vời và phong cảnh đẹp, cũng như văn hóa độc đáo của chúng tôi. Văn phòng này sẽ cho thấy một Việt Nam luôn luôn chào đón và giúp nhiều du khách Anh nhận ra những trải nghiệm tuyệt vời này" - ông Kiên nói thêm.

Tin tức xuất hiện ngay sau khi ra mắt chiến dịch tiếp thị điểm đến mới 'VietnamNOW', nhằm mục đích làm mới hình ảnh của Việt Nam như một điểm đến du lịch nước ngoài.

Với những nỗ lực tiếp thị được tăng cường, Việt Nam hy vọng sẽ thu hút 500.000 du khách Anh vào năm 2023, tăng từ mức trung bình 290.000 khách Anh hàng năm ở thời điểm hiện tại.

Theo CafeF

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 10/2019 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 1,86 tỷ USD, đưa mức thặng dư lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10 lên 9,01 tỷ.

Cập nhật mới, Việt Nam nâng kỷ lục xuất siêu lên 9,01 tỷ USD

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 10/2019 đạt 46,61 tỷ USD, luỹ kế đến hết tháng 10, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 428,3 tỷ USD.

Đặc biệt, trong tháng 10/2019 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 1,86 tỷ USD, đưa mức thặng dư lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10 lên 9,01 tỷ. Dữ liệu này cập nhật mới so với con số ước tính trước đó của Tổng cục Thống kê.

Cụ thể, trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu đạt 24,23 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 22,37 tỷ. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu đạt 218,82 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 209,81 tỷ.

So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2019 tăng 8%, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 8,3% và kim ngạch nhập khẩu tăng 7,7%.

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt giá trị cao nhất ở mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 5,2 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước, tuy nhiên cộng dồn hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng đạt 44 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, trong tháng 10, giá trị xuất khẩu máy vi tính và sản phẩm điện tử cũng đạt 3,5 tỷ USD; hàng dệt may 2,6 tỷ USD; máy móc thiết bị, phụ tùng khác đạt 1,7 tỷ USD; giày dép các loại đạt 1,59 tỷ USD.

Về nhập khẩu, các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao, bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,4 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,1 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD; vải các loại 1,2 tỷ USD; sắt thép các loại đạt 891 triệu USD.

Theo CafeF

Our Strategic Partners