News Reviews

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng chuyển biến tích cực, theo nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Sáng 2/12, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng, Thủ tướng cho biết, kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm lại và diễn biến phức tạp về thương mại, đầu tư, rủi ro tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng, biểu hiện rõ là phản ứng nới lỏng chính sách của nhiều nước, trong đó Mỹ đã 3 lần giảm lãi suất.

Trong nước, trước tình hình thế giới khó khăn, Thủ tướng đánh giá trong tháng 11 và 11 tháng, các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước đã chung sức đồng lòng nỗ lực vượt khó, nền kinh tế chúng ta tiếp tục xu hướng chuyển biến tích cực.

Các chỉ số vĩ mô của Việt Nam trong 11 tháng qua: 

Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2019 - Ảnh 1.

Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2019 - Ảnh 2.

Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2019 - Ảnh 3.

Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2019 - Ảnh 4.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, còn một số tồn tại cần có giải pháp cụ thể để giải quyết ngay từ nay đến cuối năm cũng như đầu năm 2020.

Đơn cử, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp lưu ý ảnh hưởng kép của dịch bệnh và giá nông sản giảm. Không để xảy ra tình trạng khan hiếm thực phẩm trong dịp Tết. Chấn chỉnh tình trạng phá rừng, nhất là một số tỉnh ở Tây Nguyên. 

Thủ tướng cũng lưu ý tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, TP Hồ Chí Minh cần chú ý vấn đề này. Bên cạnh đó, ông cho biết cần quan tâm hơn nữa các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực văn hóa, môi trường, an ninh trật tự.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận việc thực hiện các nhiệm vụ còn lại của năm 2019, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết 01, dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa Chính phủ với các địa phương vào cuối tháng này, đưa ra các giải pháp mới, quyết liệt, thảo luận một số chỉ tiêu cụ thể.

Theo CafeF

Sở GTVT Hà Nội lý giải việc xây dựng 6 cầu vượt cho người đi bộ kết hợp đi xe đạp qua sông Tô Lịch và đường Láng...

Hà Nội nêu lý do đầu tư 6 cầu vượt qua sông Tô Lịch và đường Láng

Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc đầu tư hệ thống cầu vượt là rất cấp thiết để bảo đảm an toàn và thuận tiện cho người tham gia giao thông - Ảnh minh họa

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản trả lời Sở KH-ĐT Hà Nội về việc thẩm định chủ trương đầu tư dự án xây dựng 3 cầu vượt cho người đi bộ kết hợp đi xe đạp qua sông Tô Lịch và dự án xây dựng 3 cầu vượt cho người đi bộ qua đường Láng.

Tại văn bản này, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn cho rằng, tuyến đường Láng có mật độ phương tiện giao thông cao và là nơi tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, trường học. Nhu cầu di chuyển qua đường Láng để sang phần đường đi bộ ven sông Tô Lịch cũng như nhu cầu đi bộ, đi xe đạp qua sông Tô Lịch để sang làn đường đi bộ, đi xe đạp trên tuyến đường Láng tăng cao. Tuy nhiên, hiện chưa có hệ thống các cầu vượt dành cho người đi bộ qua đường Láng và hệ thống cầu vượt cho người đi bộ, đi xe đạp vượt sông Tô Lịch.

"Đường Láng là trục đô thị kết nối 3 quận lớn gồm: Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, đồng thời là đoạn tuyến quan trọng của đường Vành đai 2 kết nối sân bay quốc tế Nội Bài nên có mật độ phương tiện cao, tốc độ di chuyển lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Ngoài ra, việc bố trí các nhà chờ xe buýt hiện tại còn cách xa các cầu vượt sông, gây khó khăn cho người đi bộ từ đường Nguyễn Khang, đường Nguyễn Ngọc Vũ ra điểm dừng xe buýt trên đường Láng. Do đó, việc đầu tư hệ thống cầu vượt nói trên là rất cấp thiết nhằm bảo đảm an toàn và thuận tiện cho việc đi lại của người dân", Sở GTVT Hà Nội nêu rõ.

Được biết, 3 cầu vượt qua sông Tô Lịch gồm: cầu Tô Lịch 1 (nằm giữa cầu Cót và cầu 361); cầu Tô Lịch 2 (nằm giữa cầu 361 và cầu Trung Hòa); cầu Tô Lịch 3 (nằm giữa cầu Trung Hòa và cầu Hòa Mục). Mỗi cầu có chiều dài dự kiến 40m.

Các cầu đi bộ qua đường Láng gồm: cầu số 1 đặt gần số nhà 1174 đường Láng - siêu thị Điện máy Xanh có chiều dài nhịp 43m; cầu số 2 đặt tại khu vực phố Pháo Đài Láng, gần số nhà 778 đường Láng, chiều dài nhịp 33m; cầu số 3 đặt tại khu vực chợ Láng Hạ, chiều dài nhịp 41m.

Theo Báo Giao Thông

Bất động sản du lịch 2020 không chỉ xuất hiện các xu hướng mới, mô hình mới mà còn xuất hiện các vùng đất du lịch mới, đủ điều kiện, tiềm năng và “lực hút” với nhà đầu tư.

Bất động sản du lịch biển phát triển mạnh mẽ

Không thể phủ nhận, sự tăng trưởng vượt trội của du lịch biển đã giúp phân khúc bất động sản du lịch tại Việt Nam “lên ngôi” những năm gần đây. Tờ Telegraph (Anh) đã xếp Việt Nam vào top 20 thị trường ngôi nhà mới nổi nhờ sở hữu hệ thống tài nguyên thiên nhiên đa dạng và dịch vụ nghỉ dưỡng giải trí đang phát triển rất nhanh.

Trước sự bùng nổ của ngành du lịch, bất động sản du lịch được xem là con gà đẻ trứng vàng. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt gần 14,5 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ 2018. Trong số đó, khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm gần 56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, đây là mức tăng trưởng ấn tượng, cao hơn đáng kể mức bình quân chung của thế giới cũng như khu vực.

Tổng cục Du lịch dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 21 triệu lượt khách quốc tế, và đến 2025 con số này sẽ tăng lên 32 triệu lượt. Theo đó, đến năm 2020, dự báo cả nước cần 650.000 - 700.000 phòng lưu trú; đến năm 2025 cần có từ 950.000 - 1.050.000 buồng lưu trú.

Còn theo CBRE Việt Nam, cùng với cú hích từ hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn khách du lịch gia tăng mạnh mẽ hằng năm sẽ là đòn bẩy kích thích sự phát triển bền vững cho phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Đó cũng là lý do phân khúc này nhanh chóng chiếm được vị trí cao trên bảng xếp hạng thị trường bất động sản trong năm 2019.

Chưa kể, Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.400km trải dọc từ Bắc tới Nam, với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt bãi tắm hoang sơ, là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Bên cạnh sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên thì những nét văn hóa vùng miền đặc trưng và việc thừa hưởng các di tích lịch sử phong phú cũng là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của các loại hình du lịch biển nước ta so với nhiều quốc gia khác.

Theo thống kê sơ bộ, số khách đến du lịch biển chiếm khoảng 70% và doanh thu trên 60%. Đây là ngành du lịch mũi nhọn trong các loại hình du lịch của Việt Nam. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng du lịch lớn đã và đang được đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né cũng đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu ngành du lịch cả nước.

Dòng vốn dịch chuyển về những vùng đất mới

Nguồn khách du lịch gia tăng mạnh mẽ theo từng năm là “đòn bẩy” quan trọng kích thích sự phát triển của phân khúc bất động sản du lịch. Các dòng sản phẩm bất động sản du lịch khi được đặt trong quần thể phức hợp đầy đủ tiện ích được nhiều chủ đầu tư triển khai đồng thời cũng trở thành đích ngắm của nhiều nhà đầu tư thứ cấp.

Tại các thị trường truyền thống như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc… từ năm 2015 ghi nhận sự bùng nổ của hàng loạt các dự án quy mô lớn, thu hút dòng vốn đầu tư sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, đến thời điểm từ giữa năm 2018, số lượng các dự án được chào bán mới tại những khu vực này bắt đầu hạn chế, nguồn cung cũng có dấu hiệu sụt giảm.

Lý giải cho hiện tượng này là hàng loạt lý do. Áp lực quỹ đất sạch, cạnh tranh về vị trí, giá sản phẩm, dòng vốn đầu tư ngày càng lớn… đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung, khiến thị trường dần rơi vào tình trạng bão hòa. Khi dư địa phát triển ngày càng khan hiếm, những cái tên mới trên bản đồ du lịch Việt Nam đã trở thành miền đất hứa đối với nhiều doanh nghiệp phát triển du lịch và bất động sản du lịch. Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Vũng Tàu… đã được gọi tên như những thị trường đầu tư mới nổi đầy hấp dẫn trong bối cảnh như vậy!

Sở hữu quỹ đất dồi dào, giá đất thấp, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn…, sức hút của những vùng đất mới còn được thúc đẩy từ chính nhu cầu du lịch đa dạng của du khách. Thay bằng việc lựa chọn điểm đến chỉ để “nghỉ dưỡng” như trước đây, du khách ngày càng mong muốn được tận hưởng một kỳ nghỉ theo hướng kết hợp nghỉ dưỡng và trải nghiệm hàm lượng cao.

Ninh Thuận: Địa phương nổi tiếng với các di tích Champa và làng nghề truyền thống. Trong năm 2018, Ninh Thuận đã đón 2,19 triệu lượt khách, tăng 15,2% so với năm 2017, doanh thu từ du lịch tăng 18,7% so với năm 2017. Một kế hoạch tổng thể để phát triển kinh tế, xã hội tới năm 2020 đã được thiết lập với 3 ngành mũi nhọn là du lịch, bất động sản và năng lượng sạch. Hiện Ninh Thuận có 61 dự án du lịch, với tổng số vốn đăng ký gần 20 nghìn tỷ đồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vũng Tàu được kết nối tốt với TP.HCM bằng đường cao tốc và kế hoạch phát triển 2 sân bay (Hồ Tràm và Gò Găng). Thành phố có kế hoạch phát triển du lịch như một ngành nghề trọng điểm với 155 dự án đầu tư, bao gồm 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị vốn đăng ký 4,4 tỷ USD và 137 dự án có vốn đầu tư trong nước với giá trị vốn đăng ký 48,7 nghìn tỷ đồng.

Hạ Long: Một loạt các dự án như cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Hạ Long - Hải Phòng, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long… cùng hàng loạt các khu nghỉ dưỡng, sân golf, cơ sở dịch vụ, sản phẩm du lịch mới đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo đô thị, diện mạo ngành du lịch Quảng Ninh.

Theo Tạp Chí Tài Chính

 

Chuyên gia cho rằng hiện có rất nhiều nguồn vốn cơ bản dịch chuyển vào thị trường bất động sản. Xem xét nguồn vốn đầu tư vào thị trường 2019 sẽ thấy tình hình năm 2020 sẽ không có nhiều biến động đặc biệt.

Vốn đổ vào thị trường bất động sản năm 2020 có gì đặc biệt?

Dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản năm 2020 không có biến động. Nguồn: Internet.

Theo PGS., TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và quản lý trung ương chia sẻ quan điểm tại Diễn đàn bất động sản thường niên lần thứ 2 năm 2019, từ 2010 đến 2018, đóng góp của bất động sản vào tăng trưởng GDP là 0,6 điểm %, toàn ngành xây dựng là 0,9 điểm %.

"Đây là số liệu và kết quả của Tổng cục Thống kê đã công bố. Tôi cho rằng, với thị trường hiện nay, xem xét nguồn vốn vào thị trường bất động sản là cốt lõi trong tất cả các nghiên cứu", ông Chung nói.

Ông Chung cho rằng, hiện có nhiều nguồn vốn cơ bản dịch chuyển vào thị trường bất động sản:

Vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam, số liệu 18 tháng gần nhất cho thấy gia tăng rõ rệt. Vốn từ các Ngân hàng thương mại đã được cải thiện nhưng có xu hướng siết chặt vào cuối năm.

Hiện đã đạt được 119 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu, trong đó các ngành được 90%, đây là luồng tiền quan trọng của thị trường bất động sản.

Nguồn kiểu hối sau năm 2016 có suy giảm, nhưng đến 3 năm gần đây đạt 16 tỷ đồng vào 2019.  

Nguồn đầu tư tư nhân vào hạ tầng bắt đầu trỗi dây, chứng tỏ kinh tế tư nhân làm được những việc mà cách đây 20 năm chỉ là viễn cảnh. Mở rộng từ bất động sản cho thấy rất nhiều doanh nghiệp tham gia đấu thầu công trình BT là một điều tích cực.

Nguồn phái sinh, đặc biệt là condotel, 4 năm trước nếu có những cảnh báo như hôm nay thì mọi người sẽ tỉnh táo hơn, tránh được những đổ vỡ từng phần.

Ngoài ra còn nguồn vốn vào bất động sản từ chứng khoán, đầu tư công... Tuy nhiên đầu tư công năm 2019 chậm hơn.

Do đó, xem xét nguồn vốn đầu tư vào thị trường 2019, thì sẽ thấy tình hình 2020 sẽ không có nhiều biến động đặc biệt...

"Vận hành vào từng thị trường ngách khác nhau sẽ khác nhau, nhưng vẫn phải quan tâm đến luồng tiền vì đây là động lực phát triển của thị trường. Năm 2020 nếu có điều gì cực đoan xảy ra thì đến trên 50% thị trường bất động sản năm 2020 sẽ theo hướng tiện tiến ngoại suy, đi lên một chút theo hướng bình ổn", ông Chung nhận định.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Bộ Xây dựng đánh giá trong quý 3, giá bất động sản tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có biến động, tuy nhiên mức độ không lớn.

Bộ Xây dựng lần đầu công bố thông tin thị trường bất động sản theo quý

Bộ Xây dựng lần đầu công bố thông tin thị trường bất động sản theo quý.

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng công bố thông tin về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý 3 năm 2019. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng công bố thông tin định kỳ theo quý về thị trường này.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Phát triển nhà và Thị trường bất động sản, cho biết Bộ Xây dựng rất mong muốn công bố các thông tin để nhà đầu tư, khách hàng cũng như nhà quản lý nắm được nhưng từ trước đến nay còn chậm do quy trình rất mất thời gian.

Theo quy định, các sở, địa phương cũng phải công bố thông tin về thị trường bất động sản và cập nhật về Bộ Xây dựng. Đến nay, tỷ lệ này đã đạt mức cao. Bởi vậy, thời gian tới, các thông tin này sẽ được cập nhật ngày một đầy đủ hơn giúp thị trường minh bạch và rõ ràng.

Theo Bộ Xây dựng tổng hợp từ 22 Sở Xây dựng có báo cáo, trong quý 3/2019 có 167 dự án phát triển nhà ở với 134.668 căn hộ được cấp phép và đang triển khai xây dựng.

Đối với dự án du lịch nghỉ dưỡng, có 10 dự án với 3.184 căn hộ du lịch và 720 biệt thự du lịch được cấp phép và đang triển khai xây dựng. Số lượng nhà ở hoàn thành trong quý là 22.004 căn.

Cùng đó, lượng giao dịch bất động sản, bao gồm căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng, văn phòng cho thuê, căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort/villa), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) được tổng hợp từ 15/22 Sở Xây dựng có báo cáo số liệu cho thấy đã có 48.260 giao dịch thành công trong quý vừa qua.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số địa phương có thị trường bất động sản phát triển như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Kiên Giang... ghi nhận sự sôi động của thị trường với 28.674 giao dịch bất động sản thành công, tăng 58,3% so với quý 2/2019.

Trong số đó, số lượng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch) thành công 2.515 giao dịch - tăng 79,9% so với quý trước đó.

Nguồn cung chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền có 68 dự án với 29.762 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai được các Sở Xây dựng phê duyệt; trong đó, Hà Nội có 22 dự án mới đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 6.569 căn hộ chung cư và 640 căn nhà ở thấp tầng; Thành phố Hồ Chí Minh có 8 dự án với 11.797 căn hộ chung cư, 502 căn nhà thấp tầng và 50 căn biệt thự.

Bộ Xây dựng đánh giá, trong quý 3, giá bất động sản tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có biến động, tuy nhiên mức độ không lớn.

Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,21% so với quý 2/2019; trong đó, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,31% so với quý 2/2019, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,76%, riêng căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,12%. Đáng chú ý, nhà ở riêng lẻ giá có biên độ tăng lớn nhất, khoảng 1,25%.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,77%; trong đó, căn hộ cao cấp giá khoảng 0,5%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,99%, căn hộ bình dân giá tăng 0,54%. Giá nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 2,74%.

Trong quý 3, số lượng các dự án bất động sản, bao gồm số lượng nhà ở, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú do Bộ Xây dựng đã thẩm định là 19 dự án được Cục Quản lý hoạt động xây dựng thẩm định với số lượng gồm: 15.090 căn nhà ở; 198 căn hộ du lịch.

Cùng đó, Cục Giám định nhà nước và chất lượng công trình xây dựng đã chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng 37 dự án với tổng số 15.784 căn nhà ở, 1.945 căn hộ du lịch, 107 căn văn phòng kết hợp lưu trú.

Theo TTXVN

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 của cả nước tăng 0,96% so với tháng trước đó. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Theo Tổng cục Thống kê, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng 10/2019.

Theo Tổng cục Thống kê, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng 10/2019.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thông tin, dự báo năm 2030, huyện Nhà Bè không còn ai làm nông nghiệp, "nếu lên quận thì Nhà Bè là số 1".

Ảnh: Reatimes

Tại hội nghị lần thứ 34 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X ngày 30/11, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề về sự phát triển tại 5 huyện của TP.HCM trong tương lai. 

"Theo nguyên tắc, huyện phải có nhiều đất nông nghiệp và có sản xuất nông nghiệp. Đất thì còn nhiều nhưng còn làm nông nghiệp không", Bí thư Nhân đặt câu hỏi.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, huyện Củ Chi có diện tích 43.000 ha, đất nông nghiệp là 14.000 ha chiếm 32%, tuy nhiên số lượng người dân làm nông chỉ chiếm 4% tổng số dân. 

Diện tích đất huyện Hóc Môn có diện tích đất gần 11.000 ha, đất nông nghiệp là 2.200 ha chiếm 21%. Dự kiến đến năm 2025, số hộ làm nông chỉ chiếm 0,6% số hộ ở đây.

"Tới lúc đó gần như các huyện này không còn làm nông nghiệp nữa, không thể gọi là huyện được", người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM nêu quan điểm. 

Bí thư Nhân nhấn mạnh vấn đề của huyện Bình Chánh. Nơi đây có diện tích đất là 25.000 ha, đất nông nghiệp là 7.900 ha chiếm 31%. Đến năm 2025, theo dự báo, huyện này chỉ còn 0,4% hộ dân tại đây sản xuất nông nghiệp. 

Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM cho rằng với việc chênh lệch giữa tỷ lệ phần đất nông nghiệp và tỷ lệ người còn làm nông quá cao, Bình Chánh đang gặp nhiều nguy cơ vi phạm quy định về đất đai.

c

TP.HCM đang đặt vấn đề về sự phát triển tại 5 huyện của TP.HCM trong tương lai

"Khi chờ đợi quy hoạch không được, không còn mục đích sử dụng để làm nông, họ buộc phải tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất bất hợp pháp", ông Nhân đánh giá. 

Bí thư Thành ủy nhấn mạnh đây là một sự lãng phí tài nguyên lớn. Chính quyền cần có biện pháp để người dân có thể chuyển đổi mục đích đất hợp pháp và có thể thu được về ngân sách tiền sử dụng đất. 

Tương tự, huyện Nhà Bè đến năm 2025 được dự báo chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp, chiếm là 0,1% tổng hộ. Năm 2030, Nhà Bè không còn hộ nào làm nông nghiệp. Về cơ cấu đất, Nhà Bè có thể là huyện lên quận sớm nhất. 

Huyện Cần Giờ có diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 60%, đến năm 2025 còn khoảng 3.000 hộ làm nông nghiệp, chiếm 18% số hộ. Cần Giờ là địa phương duy nhất của TP.HCM còn tỷ lệ người làm nông nghiệp phù hợp với cơ cấu của một huyện.

Từ những lý do trên, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM yêu cầu trong năm 2019, Chủ tịch UBDN của 5 huyện trên cần thảo luận với Sở Nông nghiệp, Sở Công Thương, Sở Quy hoạch Kiến trúc tìm định hướng phát triển trong 10 năm tới. 

"Đến năm 2030 chỉ còn Cần Giờ chắc chắn là huyện, 4 huyện còn lại phải tính toán lộ trình 5 năm, 10 năm để chuyển từ huyện lên quận hoặc quận có nông nghiệp", Bí thư Nhân chỉ đạo.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Trong quý III/2019, giá nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM tăng 2,74%, trong khi đó tại Hà Nội, giá nhà ở tăng khoảng 1,25% so với quý II/2019.

Ảnh: tapchimuabannhadat.com

Bộ Xây dựng vừa có thông báo về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý 3/2019 dựa trên số liệu tổng hợp từ 22 Sở Xây dựng có báo cáo. Theo đó, trong quý III/2019 có 167 dự án phát triển nhà ở với 134.668 căn hộ được cấp phép và đang triển khai xây dựng. Đối với dự án du lịch nghỉ dưỡng, có 10 dự án với 3.184 căn hộ du lịch và 720 biệt thự du lịch được cấp phép và đang triển khai xây dựng. Số lượng nhà ở hoàn thành trong quý là 22.004 căn.

Về lượng giao dịch bất động sản, trong quý III có 48.260 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó tại Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương có thị trường bất động sản phát triển như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Kiên Giang, ... chiếm đến 28.674 giao dịch, tăng 58,3% so với quý II/2019.

Riêng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, số giao dịch thành công là 2.515 giao dịch, tăng 79,9% so với quý II/2019).

Về nguồn cung nhà ở, bao gồm số lượng chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền, trong quý 3/2019 có 68 dự án với 29.762 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai được Sở Xây dựng phê duyệt, trong đó tại Hà Nội có 22 dự án mới đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 6.569 căn hộ chung cư và 640 căn nhà ở thấp tầng. Tại Tp.HCM có 8 dự án mới đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 11.797 căn hộ chung cư, 502 căn nhà thấp tầng và 50 căn biệt thự.

Giá nhà ở

Giá nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM đã tăng khoảng 2,74% so với quý II/2019. Ảnh:tapchimuabannhadat.com

Trong quý III, giá bất động sản tại TP. Hà Nội và TP.HCM có biến động, tuy nhiên mức độ không lớn. Cụ thể:

Tại Hà Nội, so với quý II/2019, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,21%, trong khi đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,12%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,31%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,76%. Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 1,25% so với quý II/2019.

Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,77%, trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 0,5%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,99%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,54%, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 2,74%.

Như vậy, giá nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM đã tăng nhanh gấp 2 lần so với thị trường Hà Nội.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong quý III/2019 có 19 dự án được Cục Quản lý hoạt động xây dựng thẩm định với số lượng căn hộ cụ thể: Nhà ở: 15.090 căn; Căn hộ du lịch: 198 căn; Không có biệt thự du lịch và văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) nào được thẩm định trong quý.

Ngoài ra, trong quý III/2019 có 37 dự án được Cục Giám định nhà nước và chất lượng công trình xây dựng chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng với số lượng căn hộ cụ thể: Nhà ở: 15.784 căn; Căn hộ du lịch: 1.945 căn; Biệt thự du lịch: 0 căn; Văn phòng kết hợp lưu trú (officetel): 107 căn.

Về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản quý II/2019 là 478.648 tỷ đồng, tăng 3,6% so với quý I/2019. Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản trong quý II/2019 tăng so với quý I/2019.

Tuy nhiên về cơ cấu dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản không có sự thay đổi lớn, trong đó tỷ lệ dư nợ tín dụng cho vay đối với hầu hết các hạng mục đều tăng, trong đó dư nợ cho vay đối với các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, cho vay mua quyền sử dụng đất và cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở để bán, cho thuê tăng trên 7% so với quý 1/2019.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng cho thuê và dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng giảm so với quý I/2019.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Là loại hình BĐS lâu đời, đất nền luôn được khách hàng quan tâm với chi phí hợp lý và tính thanh khoản cao.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong bối cảnh BĐS công nghiệp lên ngôi và quỹ đất ngày càng khan hiếm, các dự án đất nền đô thị cạnh KCN, khu đô thị cảng càng được săn đón.

Lợi điểm sổ đỏ, sở hữu lâu dài

Tâm lý chuộng đất nền vẫn luôn in đậm trong tâm lý đa phần người Việt với suy nghĩ "mua thổ thì lời". Đáp ứng nhu cầu sở hữu lâu dài, đất nền có biên độ tăng giá ổn định và bền vững. Mặt khác, nhà liền thổ mang đến không gian riêng tư và sự độc lập hơn hẳn các loại hình khác.

Ghi nhận thực tế tại một số dự án đất nền cho thấy, giá không chỉ tăng qua các đợt mở bán mà giá chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp cũng không ngừng tăng. Có những dự án dù tăng giá song tìm kiếm mua lại trên thị trường thứ cấp cũng không có hàng.

Đi kèm với đó, yếu tố pháp lý đang được xem là tiêu chí cực kỳ quan trọng để khách hàng quyết định xuống tiền. Trên thực tế, số lượng các dự án có pháp lý rõ ràng, sổ đỏ sở hữu lâu dài và riêng cho từng nền luôn được săn đón. Thị trường cuối 2019 - đầu 2020 được dự báo sẽ tiếp tục thiếu nguồn cung, trong đó đất nền vẫn được xem là kênh đầu tư hàng đầu.

Đất nền khu đô thị cảng, KCN: Tiềm năng bậc nhất

Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Savills, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 326 KCN đã được thành lập với tỷ lệ lấp đầy 74%. Từ đó, đất nền liền kề KCN, khu đô thị cảng biển là từ khóa đầu tư được quan tâm nhiều nhất từ đầu năm 2019 đến nay.

Việc phát triển mạnh các KCN sẽ kéo theo một lượng lớn chuyên gia và người lao động từ khắp nơi đến sinh sống và làm việc. Các khu vực gần KCN thường tập trung dân cư đông đúc, đi kèm nhu cầu thiết yếu về y tế, giáo dục, giải trí cũng như hạ tầng đường xá nâng cấp đồng bộ.

Đầu tư vào BĐS khu vực này, khách hàng nghiễm nhiên được thừa hưởng những tiện ích sẵn có. Thêm vào đó, khi sống gần các khu công nghiệp, cư dân sẽ có cơ hội tìm được việc làm gần nhà với đa dạng các vị trí, từ phổ thông đến chuyên môn cao. Đặc biệt hơn, nếu sản phẩm đó là đất nền nhà phố thì còn mang lại cơ hội kinh doanh xôm tụ, với nguồn khách dồi dào cho gia chủ.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

 

Tương tự các lần ông Trump đánh tiếng “xử lý” Top 7 quốc gia cung cấp hàng hóa vào Mỹ nhiều nhất, Việt Nam chuyển tập trung vào mảng khí đốt...

Ảnh: gibbsconstruction.com

Đến Việt Nam để thảo luận về hợp tác thương mại và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng vào tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Wilbur Ross, đã chứng kiến AES, một tập đoàn năng lượng có trụ sở tại Virginia, ký với Bộ Công Thương một biên bản ghi nhớ triển khai Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2. Trong khi Công ty Murphy Oil có trụ sở tại Arkansas ký được hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2/17 với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP) và SK Innovation. “Biên bản ghi nhớ này là một cột mốc quan trọng đối với quá trình phát triển Nhà máy Sơn Mỹ 2, dự án mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp chuyển đổi ngành năng lượng tại Việt Nam”, ông Mark Green, Chủ tịch AES khu vực châu Á - châu Âu, cho biết.

ơn Mỹ 2 bổ sung cho kế hoạch đầu tư của AES vào cơ sở hạ tầng khí đốt tại Việt Nam cùng với Kho cảng nhập khí hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ với tổng vốn đầu tư dự kiến 1,4 tỉ USD đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt hồi tháng 8.2019.

“Tôi rất vui được chứng kiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp làm việc để tạo dựng các mối quan hệ lớn hơn”, ông Wilbur Ross nói trong bữa tiệc trưa do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn BRG đồng tổ chức. Cảm xúc của ông Wilbur Ross là hoàn toàn hiểu được khi cuộc chiến thuế quan ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà xuất khẩu khí đốt của Mỹ.

Nước Mỹ, trên thực tế, đã bị gạt ra xa vai trò một nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới khi bị Trung Quốc quay lưng. Theo RT, xuất khẩu LNG của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 80% trong năm tài chính này, so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đang chuyển dần thành một trong những nhà nhập khẩu khí lớn nhất thế giới. Nước này dự kiến sẽ tăng từ 53 triệu tấn nhập khẩu LNG trong năm 2018 lên khoảng 93 triệu tấn vào năm 2025. Thế nhưng, tác động của cuộc chiến thương mại có thể khiến Trung Quốc quay sang ký thỏa thuận 20 năm nhập khẩu khí của Úc.

Thực ra, ngay cả khi Việt Nam đang phải nhập khẩu LNG để sản xuất điện, nhưng các nhà năng lượng Mỹ đã bắt lấy cơ hội định hình tương lai năng lượng của Việt Nam. Exxon Mobil (Mỹ) đã hợp tác với PVN và PVEP để triển khai dự án thượng nguồn mỏ Cá Voi Xanh, mỏ khí được cho là lớn nhất Việt Nam, nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100km về phía Đông.

Tiến độ cấp khí của Cá Voi Xanh được triển khai đồng bộ với tiến độ xây dựng 2 nhà máy dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I và Dung Quất III ở Quảng Ngãi, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong khi đó, Việt Nam đang phải nhập khẩu khí để sản xuất điện. Ông Lê Minh Nguyên, Giám đốc khu vực của Man Energy Solutions, một tập đoàn năng lượng của Đức, ước tính, tổng nhu cầu khí năm 2020 dự kiến khoảng 11 tỉ m3. Tuy nhiên, sản lượng khí về bờ đang xu hướng giảm, năm 2018 sản lượng khí về bờ là 9,7 tỉ m3, năm 2019 dự kiến chỉ đạt  9,6 tỉ m3 khí, năm 2020 sản lượng có thể nhích lên một chút do được cập nhật một số dự án, như Sao Vàng Đại Nguyệt.

Theo ông Nguyên, trữ lượng các mỏ khí hiện nay của Việt Nam ước đạt 700 tỉ m3, có thể khai thác trong 40-50 năm. Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu là một trong những nút thắt chính, làm ảnh hưởng đến cả quá trình thăm dò và khai thác khí. Thực tế, đầu tư ban đầu cho các dự án khí rất lớn, ví dụ mỏ Lô B Ô Môn từ 6-7 tỉ USD, còn Cá Voi Xanh khoảng 10 tỉ USD.

Ông Nguyên hy vọng việc nhập khẩu khí cho các dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 chỉ mang tính ngắn hạn. Nguồn cung khí sẽ được bổ sung thêm vào năm 2023, khi 2 siêu dự án là Cá Voi Xanh và Lô B - Ô Môn được cập nhật.

“Phát triển nhiệt điện khí, một sự chuyển đổi tốt hơn cho môi trường của Việt Nam so với nhiệt điện than”, ông Morten Bæk, Quốc vụ khanh phụ trách lĩnh vực Khí hậu, Năng lượng và Hạ tầng Đan Mạch, nói với NCĐT. Tuy nhiên, nếu Việt Nam sử dụng khí hóa lỏng để phát triển điện khí, sự phụ thuộc vào nguồn khí nhập khẩu sẽ hiện diện trong tương lai. Tình hình sẽ tương tự việc Việt Nam nhập khẩu than để sản xuất điện và dần trở nên phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu. Ngoài ra, sự trồi sụt của giá khí cũng là vấn đề Việt Nam cần tính đến.

“Nhiệt điện khí không phải là lời giải cho tương lai bền vững, Việt Nam chỉ nên phát triển nguồn năng lượng này nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng”, ông Morten Bæk nói. Việt Nam có thể giảm mức phát thải carbon hằng năm tới 39% vào năm 2050 so với hiện tại. Mức giảm này tương đương 370 triệu tấn CO2. Ông cho rằng Việt Nam có thể dựa vào báo cáo này để hiện thực hóa quá trình chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh và hiệu quả về chi phí, đồng thời giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Our Strategic Partners