Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin Báo cáo quản trị 6 tháng của SAIGONTEL
On 26/07/2018, at the office of Provincial Party Committee of BRVT, there was a meeting between Leaders of Provincial Party Committee and Saigon Telecommunication & Technologies Corporation (SAIGONTEL).
On behalf of the provincial leaders, there was the participation of Mr. Nguyen Hong Linh - alternate member of the Party Central Committee X, XI. Member of the Central Committee of the Party Central Committee XII. Secretary of the provincial Party Committee, Chairman of People's Council of Ba Ria - Vung Tau province and leaders representing departments. Representatives of SAIGONTEL, attended by Mr. Dang Thanh Tam - Chairman of the Board of Directors of Saigon Invest Group (SGI) and also the Chairman of the Board of Directors of Saigon Telecommunication & Technologies Corporation (SAIGONTEL) together with the Board of Directors of the Company.
At the meeting, Mr. Dang Thanh Tam proposed to invest in industrial parks and urban areas of Ba Ria Vung Tau province. With strengths and experience in more than 10 years of building industrial parks from north to south, urban areas, smart buildings and the spiritual real estate, SAIGONTEL is confident in being the owner of industrial park, creating a technology development environment that will attract domestic and foreign investment, especially high technology, to maintain and accelerate the economic development of Ba Ria - Vung Tau province and the southern economic regionas well as in Vietnam.
On behalf of the provincial leaders BRVT, Mr. Nguyen Hong Linh - Secretary of Provincial Party Committee, Chairman of People's Council BRVT also very welcomes, supports, creates favorable for SAIGONTEL to invest. Listen to suggestions and ideas to discuss the policies and guidelines of the province; together with building and socio-economic development. In addition, the provincial leaders also set sustainable and selective targets, ensuring an efficient development environment for investors.
Ba Ria - Vung Tau province is currently in the southern key economic zone. It is a potential province for economic development such as tourism, oil refining and industrial development, especially for industrial parks and hi-tech parks. This is also the third province in the country with revenues of 67 trillion dong a year. As well as investing in other provinces in Vietnam, SAIGONTEL will set up a new business in BRVT to implement the project, and at the same time to pay taxes, contribute to the provincial social movements as well as become typical enterprises of Ba Ria Vung Tau province in the near future.
- PR Dept.-
Đó là thông tin được đại diện Sở Tài nguyên Môi trường đưa ra tại Hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư bất động sản" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 18/7 tại TP.HCM.
Theo ông Huỳnh Thái Ngọc - Phó trưởng phòng Kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, đến năm 2020 một số chỉ tiêu sử dụng đất của TP.HCM sẽ có những bước phát triển nhảy vọt.
Cụ thể ,thành phố sẽ chuyển hơn 26.000 ha đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp. Trong đó nổi bật là đất khu công nghiệp khoảng 3.500 ha sẽ tăng lên 6.000 ha; Đất ở sẽ tăng đến 7.321 ha
Ông Ngọc còn cho biết thêm đây là một con số lớn trong khi giai đoạn 2010 - 2015 chỉ khoảng 3.000 ha. Đất ở đô thị sẽ chiếm tỷ lệ lớn khoảng 4.500 ha và còn lại là đất ở nông thôn. TP.HCM sẽ mạnh dạn cho chuyển đổi sử dụng đất sẽ đạt được nhiều mục tiêu như an sinh xã hội ở các quận ven ngoại thành để tránh tình trạng xây dựng trái phép xảy ra trong thời gian trước.
Bên cạnh đó, một số thủ tục hành chính liên quan về đất đai, xây dựng cũng đã rút ngắn. Chẳng hạn thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà gắn liền với đất chỉ còn 15 ngày so với thời gian 57 ngày trước đó, góp phần nhanh đưa sản phẩm vào thị trường hay tạo điều kiện nhu cầu chuyển nhượng.
Mới đây, UBND TP.HCM đã trình HĐND TP.HCM thông qua Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2025. Theo đó, UBND TP.HCM đề ra mục tiêu là phấn đấu nâng chỉ tiêu diện tích bình quân đầu người đến năm 2020 của toàn thành phố lên 19,8 m2/người, tổng diện tích nhà ở xây dựng mới tăng thêm trong giai đoạn 2016 - 2020 là 40 triệu m2 sàn.
Theo Trí thức trẻ
Sáng nay (18/7), tại Hà Nội, dự Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quyết tâm chính trị, quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn” trong xây dựng Chính phủ điện tử…
Với chủ đề "Hướng tới Chính phủ số và kinh tế số", đây là lần thứ 8 Vietnam ICT Summit được tổ chức, có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương cũng như các đơn vị công nghệ thông tin đầu ngành trên toàn quốc.
Nhất trí với ý kiến cho rằng Diễn đàn lần này là diễn đàn của hành động và "chúng ta cùng đồng tâm hiệp lực để hành động thành công", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trước hết là xây dựng thành công Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số ở Việt Nam, "một chủ đề chúng ta đã quan tâm từ lâu, phải bắt tay vào ngay".
Thủ tướng cho rằng, thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên của điện tử hóa, tự động hóa và tin học hóa sang kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo. "Chúng ta thấy đã xuất hiện những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thông toàn cầu nhưng không sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu chiếc xe nào, hãng khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu phòng khách sạn nào... đã và đang góp phần định hình nên một thời đại kinh tế mới, thời đại của kinh tế số". Vì vậy, Diễn đàn cần thảo luận để tạo ra nhận thức chung sâu sắc hơn về những đặc trưng cơ bản của kinh tế số... từ đó lựa chọn được hướng đi phù hợp, phát huy tốt các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong phát triển kinh tế số.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại số được dự báo tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động của Chính phủ và toàn xã hội. Đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước. Theo Thủ tướng, để không bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số.
Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm "hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy", "nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn", Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu.
Thủ tướng cho biết, có nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng nền kinh tế số Việt Nam xung quanh 3 trụ cột chính. Đó là hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế. Tiếp theo là tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và thứ ba là chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ.
Thủ tướng cũng cho rằng, việc xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, bảo đảm thực thi hiệu quả. Do vậy, Việt Nam đang thiết lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo; các thành viên Ủy ban là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ liên quan trực tiếp tới các nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời có sự tham gia của đại diện cho khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công-tư trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Thủ tướng thăm các gian trưng bày sản phẩm công nghệ tại Diễn đàn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0 để làm cách mạng thành công
Trong giai đoạn trước mắt, Thủ tướng nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Đó là tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế pháp luật, chính sách nền tảng cho xây dựng chính phủ điện tử, cụ thể là đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo vệ thông tin cá nhân; xác thực điện tử cá nhân, tổ chức; hệ thống báo cáo điện tử; văn thư lữu trữ điện tử...
Thủ tướng cho rằng, việc bảo đảm cho thành công là yếu tố con người, chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0 là đòi hỏi cấp thiết cả trước mắt và lâu dài. Muốn làm cách mạng thành công trước hết phải xây dựng được lực lượng cách mạng. Nguồn nhân lực thông minh cộng với sự sáng tạo là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bên cạnh đó là phát triển công nghệ. Tập trung triển khai các giải pháp nền tảng công nghệ Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như cập nhật Khung kiến trúc Chính phủ điện tử; rà soát, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xây dựng, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung duy nhất ở các bộ, địa phương; xây dựng hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; thiết lập hệ thống thông tin Chính phủ phi giấy tờ và hệ thống điện tử về tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; liên thông giữa hai hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia và chữ ký chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
Cần dồn sức và đa dạng hóa nguồn lực để phát triển Chính phủ điện tử trên cơ sở xác định mục tiêu trọng tâm và ưu tiên đầu tư trong ngắn hạn và trung hạn cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người. Phát huy hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp, chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia.
Cho rằng văn hóa chia sẻ và hợp tác chưa đi vào tư duy của nhiều người, đây được xem là một trong những rào cản rất lớn trong việc phát triển nhanh Chính phủ số, Thủ tướng nhấn mạnh, cần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhận thức về Chính phủ điện tử, kinh tế số, hạ tầng số.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng yêu cầu Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) báo cáo Thủ tướng Chính phủ các đề xuất, kiến nghị cụ thể của Diễn đàn; đồng thời giao VINASA chủ trì cùng với các tổ chức xã hội khác thực hiện việc giám sát độc lập từ góc nhìn của khu vực tư nhân để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy kinh tế số tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 đã được Chính phủ đề ra trong các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo Trí thức trẻ
Hệ thống chăm sóc xã hội Nhật Bản là một trong những hệ thống toàn diện nhất trên thế giới cho người già, được xây dựng xung quanh mục tiêu làm giảm gánh nặng chăm sóc người già cho các hộ gia đình.
Từ lâu, Nhật Bản đã nổi tiếng với sự tôn trọng dành cho người lớn tuổi và ý thức mạnh mẽ về nghĩa vụ chăm sóc cho họ. Thậm chí, tên gọi “Nhà nước phúc lợi kiểu Nhật” được chính thức sử dụng để nói về sự tham gia và trách nhiệm của các thành viên gia đình trong quá trình chăm sóc người già.
Tuy nhiên, khi cấu trúc dân số của xã hội thay đổi, dân số dần già đi – Nhật Bản hiện đang có dân số già nhất thế giới – cung cấp các dịch vụ chăm sóc ngày càng được coi là một mối quan tâm của xã hội (không chỉ của riêng các gia đình nữa).
Vào năm 2000, Nhật Bản đã cho ra mắt Bảo hiểm Chăm sóc Dài hạn (LCTI), được xây dựng để cung cấp bảo hiểm cho tất cả công dân trên 65 tuổi dựa theo nhu cầu của họ. Như vậy, hệ thống chăm sóc xã hội Nhật Bản là một trong những hệ thống toàn diện nhất trên thế giới cho người già, được xây dựng xung quanh mục tiêu làm giảm gánh nặng chăm sóc người già cho các hộ gia đình.
Hệ thống chăm sóc xã hội tại Nhật Bản hoạt động như thế nào?
Ở Nhật Bản, những người trên 65 tuổi đăng ký với chính quyền địa phương, và một bài kiểm tra phức tạp được thực hiện để đánh giá nhu cầu của họ. Một quản lý về dịch vụ chăm sóc tư vấn về cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu này, dựa trên ngân sách và thông tin về các nhà cung cấp dịch vụ địa phương. Các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm các tổ chức nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận, thường có quy mô nhỏ và được lồng ghép vào cộng đồng địa phương.
Số lượng nội trú trong các trại dưỡng lão bị hạn chế, thay vào đó chăm sóc cộng đồng được nhấn mạnh: một quyết định không chỉ dựa trên cơ sở tài chính mà còn cả cách thức chăm sóc sức khỏe toàn diện tốt nhất.
Bảo hiểm được cấp vốn từ phí bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả công dân từ 40 tuổi trở lên và các khoản đồng thanh toán từ những người tham gia bảo hiểm. Khác với các chương trình hỗ trợ và phúc lợi trước đây, do điều kiện yêu cầu dễ dàng và tính bắt buộc của phí bảo hiểm, hệ thống mới ít phân biệt hơn đáng kể và người dân có thể tiếp cận dịch vụ một cách dễ dàng.
Để làm cho chương trình bảo hiểm trở nên hấp dẫn hơn hoặc ít nhất dễ chấp nhận hơn đối với người dân, ban đầu, các điều kiện tiêu chuẩn tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, hệ thống bảo hiểm đã được thiết kế linh hoạt để các điều kiện tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt hơn khi số lượng người tham gia bảo hiểm tăng lên.
Những thách thức
Theo các NGO ở Osaka, tuy ý tưởng già đi tại nhà và phát triển các cộng đồng trợ giúp chắc chắn mang tính tích cực, nhưng cần phải nhận ra rằng nó phụ thuộc khá nhiều vào công việc không lương của nhiều tình nguyện viên, nhiều người trong số họ đã chăm sóc cho các thành viên trong gia đình và vì vậy, hiểu được gánh nặng liên quan đến công việc này.
Trên thực tế, nhiều tình nguyện viên chính là những người trên 65 tuổi. Ranh giới mỏng manh giữa những người chăm sóc và những người được chăm sóc có rất nhiều khía cạnh tích cực. Sự tham gia của những tình nguyện viên lớn tuổi được người Nhật coi là một hoạt động có giá trị và ý nghĩa.
Tuy nhiên, khi các điều kiện tiêu chuẩn để tham gia vào chương trình bảo hiểm bị thắt chặt, áp lực lên khu vực tình nguyện đã gia tăng. Dù các tổ chức bắt đầu nhận được nhiều tiền hơn cho các hoạt động của họ, nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các thành viên giúp đỡ họ thực hiện các hoạt động trợ giúp.
K Nguyễn
Theo Thời Đại
Giá bán USD của các ngân hàng vẫn ở quanh vùng 23.100 đồng.
Sáng nay ngày 16/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 22.653 đồng, tăng 5 đồng so với cuối tuần trước.
Với biên độ +/-3%, tỷ giá trần các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 23.332 đồng và tỷ giá sàn là 21.973 đồng.
Trong tuần trước, tỷ giá trung tâm đã có 4 ngày tăng liên tiếp và mới chỉ giảm được 5 đồng hôm thứ Sáu ngày 13/7.
Tại các ngân hàng, giá USD đầu giờ sáng nay khá tĩnh lặng. Vietcombank hiện niêm yết ở mức 23.010 - 23.080 đồng (mua vào - bán ra) đổi 1 USD.
Ngân hàng Sacombank - là ngân hàng niêm yết tỷ giá ở mức cao nhất trên thị trường - thì điều chỉnh giảm 2 đồng so với cuối tuần trước, hiện niêm yết tại 23.009- 23.102 đồng.
Giá USD tại Techcombank, VIB, DongABank... vẫn như cuối tuần trước, hiện là 22.990 - 23.090 đồng.
Ngoài thị trường tự do, giá USD đầu giờ sáng nay vẫn niêm yết tương tự cuối tuần trước, quanh 23.230 đồng.
Theo Trí Thức Trẻ
Chiều nay, 12/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt, làm việc với lãnh đạo các tập đoàn, diễn giả của Diễn đàn cấp cao “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế cùng 15 diễn giả quốc tế tiêu biểu.
"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Nhận thức rõ hơn về CMCN 4.0 và sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng ấy là vấn đề rất lớn hiện nay", Thủ tướng mở đầu cuộc làm việc. "Điều quan trọng là không chỉ nhận thức mà biện pháp nào để Việt Nam có thể thành công trong cuộc cách mạng đó".
Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe ý kiến của các đại biểu về những nội dung cốt lõi của CMCN 4.0 để từ đó "chúng ta hiểu đầy đủ bản chất của CMCN 4.0, những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức mà Việt Nam đối diện và những chủ trương, chính sách để Việt Nam chủ động tham gia CMCN 4.0.
Đại diện các tập đoàn cho biết, đã và đang tiếp tục áp dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đây cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công của mình thời gian qua. Trên thế giới, năm 2008, Tốp 10 công ty hàng đầu thế giới chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực về tài nguyên thiên nhiên như khai thác dầu mỏ thì năm 2017, đa phần trong Tốp 10 này là công ty về đổi mới sáng tạo. Thông tin này được đại biểu dẫn chứng để cho thấy vai trò, sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 đối sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp.
Hoan nghênh một số chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực khoa học công nghệ, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa, nhất là về đào tạo nguồn nhân lực.
Có ý kiến cho rằng, rủi ro lớn trong CMCN 4.0 là rủi ro về nhân lực, do đó, cần có chính sách tạo nguồn nhân lực 4.0 và trước hết, cần thay đổi công nghệ đào tạo để nhiều người có thể học tập. Và trong nguồn nhân lực thì nhân lực thuộc diện "hot nhất" là nhân lực về trí tuệ nhân tạo khi mà trên toàn cầu hiện nay, mới có khoảng 10.000 chuyên gia về lĩnh vực này. Trong khi đó, các trường tại Việt Nam rất ít đào tạo về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các đại biểu cho rằng, cần đưa chương trình giảng dạy về lĩnh vực này vào các trường đại học và cả ở tiểu học.
Điều quan trọng, theo ý kiến đại biểu, để áp dụng CMCN 4.0 thì cần tạo ra sự khác biệt.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Nhất trí với ý kiến này, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, năm nay, Đảng sẽ ban hành nghị quyết thể hiện quyết tâm cao, chủ động, tích cực trong cuộc CMCN 4.0, trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng các chiến lược, kế hoạch hành động, cơ chế, chính sách, tạo ra môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với "môi trường 4.0".
Đánh giá cao các ý kiến của chuyên gia, diễn giả, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn về "những lời nói chân thành, lời khuyên, nhất là những giải pháp mà các bạn dành cho Chính phủ Việt Nam".
Nhấn mạnh Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng với việc ký kết hàng loạt FTA, với độ mở nền kinh tế rất cao (tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 1,9 lần GDP), Thủ tướng cho rằng CMCN 4.0 đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Việt Nam đã bước đầu áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, người máy. Phần lớn người dân Việt Nam đều sử dụng smartphone, đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập sâu hơn. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo được hình thành với khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp.
"Quý vị có lời khuyên và chúng tôi tiếp thu ý này, là Chính phủ Việt Nam tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển khoa học công nghệ nói chung và cho CMCN 4.0 nói riêng, trong đó có luật về chuyển giao công nghệ, công nghệ cao, sở hữu trí tuệ…", Thủ tướng nói. "Đến giờ phút này, hệ thống pháp luật của Việt Nam tương đối hoàn thiện, phù hợp với cam kết quốc tế".
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thông tin về xếp hạng mới nhất về Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng thêm 2 bậc trong năm 2018, xếp thứ 45/126 nền kinh tế, Thủ tướng nhìn nhận, vẫn nhiều yếu kém, bất cập, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện, đòi hỏi phương án triển khai nhanh, quyết liệt hơn.
"Tôi đồng ý với ý kiến một số vị đã nêu, chúng ta phải tìm sự khác biệt để nâng cao tốc độ áp dụng cuộc cách mạng này, đặc biệt là giới khoa học công nghệ, giới doanh nghiệp để tiến bước với các nước hàng đầu khu vực ASEAN", Thủ tướng nói.
Cuộc CMCN 4.0 tạo ra những cơ hội mới để phát triển, đồng thời nảy sinh thách thức không nhỏ đối với quốc gia, doanh nghiệp, mỗi cá nhân. Trước sự phát triển vũ bão ấy, không những Nhà nước, doanh nghiệp mà người dân cần có nhận thức tốt hơn để áp dụng kịp thời những tiến bộ kỹ thuật, từ Chính phủ điện tử, đến thành phố thông minh mà như nhiều đại biểu đã nêu, là đào tạo nguồn nhân lực. "Vì vậy, áp dụng, ứng phó, ngăn chặn tác động tiêu cực để phát triển tốt hơn, hoàn thiện hơn, tạo cơ hội để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, là vấn đề chúng tôi suy nghĩ, đặt ra và cũng mong các chuyên gia, diễn giả, các nhà khoa học, các doanh nghiệp tiếp tục ủng hộ Việt Nam tiến bước trong CMCN 4.0".
Theo chương trình, ngày mai, 13/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự, chủ trì phiên Diễn đàn cấp cao về CMCN 4.0, dự kiến sẽ đưa ra thông điệp rõ ràng về CMCN 4.0 của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời sẽ trực tiếp trả lời hoặc chỉ định các bộ trưởng trả lời những vướng mắc được doanh nghiệp nêu ra.
Theo báo cáo thị trường BĐS 6 tháng đầu năm của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường BĐS Đà Nẵng những tháng đầu năm 2018 trầm lắng, nhất là với phân khúc nhà ở chung cư do không có nguồn cung với loại hình này ra thị trường. Có nhiều dự án được phê duyệt nhưng không được triển khai do gặp vấn đề pháp lý, chính quyền không tháo gỡ được tạo hiện tượng khan hiếm hàng hóa trên thị trường.
Các dự án quý I được bán chạy thì đến nay do thiếu nguồn hàng, bị môi giới đẩy giá ảo, xuất hiện bong bóng. Khi bắt đầu có các chính sách thắt chặt về mặt pháp lý, làm cho giới đầu cơ tháo chạy, khiến khối lượng giao dịch, mua bán giảm dần.
Không có dự án phát triển nhà ở nào mới được tung ra bán trong suốt 6 tháng đầu năm 2018 (kể cả đất nền và căn hộ chung cư). Trong quý I – 2018, do hiện tượng sốt đất ảo xuất hiện, các nhà đầu tư nhảy vào mua đi bán lại đẩy giá lên cao (Báo cáo quý I – 2018 đã nêu). Trong quý II – 2018, hiện tượng này đã giảm rõ rệt. Nhưng giá BĐS thì hầu như vẫn đứng yên, không sụt giảm.
Giá đất tại khu vực ven biển dọc theo trục đường Võ Nguyên Giáp, mặt đường được xác định khoảng 300 triệu đồng/m2 (tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2017), nhưng không có giao dịch nào xuất hiện. Các trục đường lớn lớp trong có mức giá khoảng 200 triệu đồng/m2 và các đường nhỏ từ trên 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Chủ yếu là mua đi bán lại và giao dịch không nhiều.
Đất dự án đô thị tại một số quận ven đô có giá giao dịch bình quân từ 10 – 15 triệu đồng/m2, tăng so với cùng kỳ 2017 khoảng trên 30%. Đánh giá đây là mức giá phù hợp trong điều kiện thành phố Đà Nẵng đã và đang đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, và tăng trưởng kinh tế của thành phố này ở mức cao vào ổn định.
Sản phẩm căn hộ chung cư thương mại tại thành phố Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm có nguồn cung khoảng 800 căn. Trong đó, sản phẩm cao cấp từ dự án Rise Marine có trên 300 căn, với giá bán từ 40 triệu – 70 triệu đồng/m2. Dự án trung cấp Monarchy (giai đoạn 2) cung cấp 400 căn có giá cho 3 đợt bán trong năm bình quân ở mức 32 triệu đồng/m2. Dự án hạng sang Bạch Đằng Complex có giá bán 80 triệu đồng/m2 và một số dự án khác. Tính hấp thụ của các dự án này đều đạt 80% trong 6 tháng đầu năm 2018.
Các chủ đầu tư dự án vẫn kỳ vọng vào thị trường nên vẫn có các dự án mới chuẩn bị đầu tư. Nhiều dự án bị đắp chiếu lâu do pháp lý hoặc do năng lực của chủ đầu tư yếu kém sau thời gian ngừng triển khai, xuất hiện "làn sóng" đầu tư mới thông qua thay đổi chủ đầu tư. Việc Đà Nẵng vừa thông qua điều chỉnh quy hoạch và thiết kế kiến trúc cho một số dự án sẽ tạo cơ sở pháp lý cho nhà đầu tư mới triển khai đầu tư xây dựng để xóa dự án "treo" tồn tại nhiều năm nay ở trung tâm thành phố.
Theo Trí thức trẻ
"Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cần phù hợp với vùng, với sản phẩm của từng vùng thì mới hiệu quả. Còn không sẽ tốn kém và lãng phí."
Đó là nhận định của TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tại hội thảo chuyên đề "Nông nghiệp thông minh" diễn ra chiều 12/07 tại Hà Nội.
"2 năm qua, 60 hội thảo liên quan đến công nghệ thông minh đã được tổ chức, là chúng ta đã đi ngay," TS. Phạm S nói. Nhưng theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, đi nhanh và đi chính xác còn là vấn đề nan giải với nông nghiệp Việt Nam.
"Đất nước ta hiện có 11 triệu hecta đất nông nghiệp nhưng ứng dụng về nông nghiệp thông minh rất hạn chế. Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cần phù hợp với vùng, với sản phẩm của từng vùng thì mới hiệu quả. Còn không sẽ tốn kém và lãng phí." TS nhận định.
TS Phạm S
Làm sao để đi nhanh và đi chính xác? Tại hội thảo, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra 6 khuyến nghị để phát triển nông nghiệp thông minh trong giai đoạn tới.
Một là, giao cho Bộ Thông tin Truyền thông nghiên cứu mô hình quản lý mới.
Hai là, "chúng ta đi từ 1.0 lên thẳng 4.0 nên hạ tầng công nghệ thông minh của chúng ta hầu như hạn chế," TS nói. TS. Phạm S khuyến nghị cần đầu tư nguồn lực cho công nghệ thông minh.
Ba là, xây dựng đề án về phát triển nông nghiệp thông minh. Theo TS. Phạm S, Việt Nam vẫn chưa có đề án về phát triển nông nghiệp thông minh.
Bốn là, các trường đại học cần thay đổi về đào tạo nguồn lực để phù hợp với nhu cầu mới. "Vai trò của các trường đại học rất lớn," TS nhận định.
Năm là, nghiên cứu đi thẳng vào phần mềm phần cứng để sản xuất ra các thiết bị công nghệ 4.0 phục vụ nông nghiệp. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho hay hiện nay các thiết bị 4.0 như IoT phải nhập từ Nhật, Mỹ với chi phí đắt. Vì vậy cần đặt hàng các viện nghiên cứu trong nước phát triển công nghệ này.
Sáu là, các tỉnh muốn phát triển nông nghiệp thông minh thì phải đào tạo toàn diện từ cấp quản lý, các doanh nghiệp và người nông dân. "Nếu cán bộ quản lý không biết hay người nông dân không biết thì cuối cùng sẽ không tiếp cận được công nghệ, dẫn đến lãng phí trong giai đoạn mới," TS cho hay.
Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, biến đổi khí hậu nếu chúng ta không có công nghệ, không có giải pháp đồng bộ thì sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ khó cạnh tranh. Việt Nam và nông nghiệp Việt Nam không thể bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Hội thảo "Nông nghiệp thông minh" diễn ra chiều 12/07 nằm trong khuôn khổ Industry 4.0 Summit - diễn đàn cấp cao với chủ đề "Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4" diễn ra ngày 12 - 13/07 tại Hà Nội. Diễn đàn được tổ chức bởi Ban Kinh tế Trung ương, với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều đại biểu, lãnh đao cấp cao các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Theo Trí Thức Trẻ