Nhật mở cửa 14 nghề, lao động Việt Nam có thể ở lại dài hạn

Written by  - Monday, 10 December 2018

photo1544401643308 1544401643876 crop 15444016728511582798617

Luật này gồm 10 điều, đáng chú ý luật cho phép người lao động nhập cư ở lại lâu dài (năm năm) tại Nhật.

Dù có nhiều ý kiến phản đối, tuy nhiên ngày 8-12, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật mới (Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn), cho phép nước này tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong nước kéo dài.

Theo Nikkei, việc thông qua luật này là bước ngoặt ngoạn mục để giải quyết thiếu hụt nguồn nhân công lâu nay tại Nhật. Luật này gồm 10 điều, đáng chú ý luật cho phép người lao động nhập cư ở lại lâu dài (năm năm) tại Nhật.

Theo đó, chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài thời gian tới. Cụ thể theo chính sách tiếp nhận nhân công mới này có 14 ngành nghề được thông qua lần này gồm: nông nghiệp, điều dưỡng, chế tạo, chế biến thực phẩm, xây dựng, đóng tàu, ngành khách sạn, nhà hàng, đánh cá, vệ sinh tòa nhà, chế tạo máy, điện điện tử, kỹ thuật ô tô, hàng không, gia công nguyên liệu. 

Chuyên gia lao động việc làm Nhật Bản tại Việt Nam phân tích để giải quyết tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong nước. Chính phủ quyết định thay đổi chính sách. Theo đó kỹ năng đặc định số 1 trong thời gian làm việc tại Nhật năm năm không được bảo lãnh gia đình. Còn khi được gia hạn qua kỹ năng đặc định số 2 thì có khả năng bảo lãnh gia đình sang Nhật. 

photo 1 15444016433321503400676

Thực tập sinh kỹ năng Việt Nam đang làm việc tại các nhà máy sản xuất phao xăng cho các động cơ ở Nhật.

Như vậy, bên cạnh chương trình thực tập sinh và tiếp nhận nhân công có tay nghề cao hiện tại việc mở ra chính sách tiếp nhận lao động mới này nguồn lao động có tay nghề, kỹ năng tốt tại Việt Nam có nhiều cơ hội sang Nhật làm việc lâu dài.

Trước đó, ô ng Lê Long Sơn , Giám đốc Công ty TNHH Esuhai (trụ sở chính tại TP.HCM), đã được Quốc hội (QH) Nhật Bản mời đóng góp ý kiến về Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn. Đây là lần thứ hai ông Sơn được mời phát biểu trước QH Nhật Bản.

Trong đó, ông Sơn nhận xét chương trình thực tập sinh hiện đang được vận hành rất tốt bởi sự quản lý và kiểm soát của Nhật Bản và Việt Nam. Vì vậy ông Sơn đề xuất với chương trình mới này, chính phủ Nhật cũng nên ký kết quy định hợp tác giữa hai nước để chính phủ Việt Nam kiểm soát và quản lý được quá trình tuyển chọn, đào tạo một cách hợp pháp và chặt chẽ trước khi người lao động nhập cảnh sang Nhật làm việc; đồng thời kiểm soát và chọn ra các công ty uy tín để tham gia phái cử người lao động sang Nhật Bản làm việc.

 Bên cạnh đó, ông Sơn cũng đề nghị chính phủ Nhật Bản nên có sự xác nhận và liên kết chặt chẽ với Việt Nam đối với những người muốn tham gia chương trình mới này. Thực tế tại Việt Nam có rất nhiều người muốn sang Nhật làm việc, khi chương trình mới được thông qua thì số lượng người muốn tham gia sẽ tăng lên nhiều hơn. Họ có thể sẽ tìm mọi cách để qua Nhật. Nếu không thể đi hợp pháp thì có thể họ sẽ tìm mọi cách để qua thông qua những đơn vị môi giới bất hợp pháp, cò mồi môi giới. Những thành phần nhân sự không tốt sẽ tới Nhật. 
Theo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

Our Strategic Partners