Theo nghiên cứu của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers Việt Nam (PwC), chỉ riêng 5 lĩnh vực là du lịch, vận tải, tài chính, nhân lực và dịch vụ video trực tuyến ca nhạc, khi ứng dụng mô hình này làm tăng doanh thu toàn cầu từ 15 tỷ USD năm 2014 và dự báo lên 335 tỷ USD năm 2025.
Phát triển bùng nổ
Giá trị lớn nhất của mô hìnhkinh tế chia sẻ là tác động lên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, buộc thay đổi và cạnh tranh, tiết giảm chi phí và tận dụng tối đa các nguồn lực.
Ở Việt Nam, dù mới phát triển nhưng kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phổ biến của smartphone tại một số đô thị những năm gần đây. Nổi bật là 3 loại hình dịch vụ là vận tải trực tuyến; dịch vụ chia sẻ phòng nghỉ và cho vay ngang hàng (P2P lending). Một số dịch vụ khác cũng bắt đầu xuất hiện như chia sẻ chỗ làm, gửi xe, chia sẻ nhân lực…
Điều này có thể nhìn thấy khi hàng loạt mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận chuyển xuất hiện tại Việt Nam gần đây như: GoViet, Bee hay Grab… đang bành trướng và dần chiếm lĩnh thị trường, khiến các mô hình taxi truyền thống khó cạnh tranh nhờ sức mạnh công nghệ và internet.
Trong lĩnh vực du lịch, mô hình chia sẻ phòng lưu trú cũng đang thu hút được sự tham gia của nhiều startup với dịch vụ cho thuê phòng trực tuyến tại Việt Nam như Luxstay, Homestay…
Theo số liệu của Grant Thomton, năm 2016, dịch vụ này chỉ có 6.500 căn hộ nhưng tới năm 2017 đã tăng lên 16.000 căn, gấp 2,5 lần, chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Khảo sát gần đây của công ty Nielsen cho thấy cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 người cho biết họ thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này; 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ…
Kết quả khảo sát của Facebook và Morning Consult cũng ghi nhận 77% doanh nghiệp nhỏ trên Facebook cho biết sử dụng ứng dụng nền tảng này để tăng doanh số bán hàng và khoảng 76% doanh nghiệp nhỏ có thể tuyển dụng nhân viên thông qua ứng dụng Facebook. Hiện có khoảng 78 triệu người dùng Facebook trên thế giới có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, cho rằng kinh tế chia sẻ sẽ giúp thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Kinh tế chia sẻ cũng sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa, cũng như thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam…
Hoàn thiện khung pháp lý
Dù chứng tỏ được sự ưu việt, tính hấp dẫn, nhưng sự nở rộ của các mô hình kinh tế chia sẻ đang cho thấy mối lo ngại về cạnh tranh không bình đẳng.
Ông Vũ Vinh Phú cảnh báo bên cạnh mặt tích cực, mô hình kinh tế chia sẻ cũng tạo ra nhiều thách thức lớn, chứa đựng rủi ro và các hệ lụy xã hội không mong muốn. Đơn cử như trong dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông, thách thức dễ nhận thấy nhất là áp lực cạnh tranh rất lớn giữa taxi công nghệvới các hãng taxi truyền thống.
Phân tích thêm về mặt trái của nền kinh tế chia sẻ, ông Phú cho rằng nhiều người vẫn chưa có tư duy về chia sẻ, vẫn vì lợi ích cá nhân và cục bộ, chưa lo cho lợi ích lâu dài. Các doanh nghiệp cho đến nay đều chưa được trang bị kiến thức cơ bản về nền kinh tế đặc thù để nhận thức một cách tự giác theo tư duy tiên tiến.
Nếu xuất phát từ tính cấu kết cộng đồng yếu và kỷ luật thị trường kém bền vững sẽ làm cho sự phát triển kinh tế chia sẻ ở Việt Nam khó phát triển nhanh và bền vững. Đơn cử như việc kết nối giữa khách hàng và tài xế Grab, khi hệ thống vận hành hiệu quả thì về nguyên tắc, lợi ích của các bên đều tăng lên. Tuy nhiên, nếu chỉ vì lợi ích cá nhân, người lái xe sẽ thoả thuận với khách hàng và tắt ứng dụng gọi xe để “cưa đôi” phần phí đáng lẽ Grab sẽ được hưởng.
Thạc sĩ Nguyễn Phan Anh, Giảng viên Đại học Thương mại, cũng cho rằng sự phát triển của mô hình nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam được đánh giá là khá nhanh, có chuyển biến tích cực và hiệu quả nhất định giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn tốt hơn và rẻ hơn, giúp cho thị trường có động lực đổi mới phát triển. Tuy nhiên cũng kèm mối lo ngại về sự cạnh tranh không bình đẳng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn, thì lối mòn về những cuộc biểu tình phản đối Uber hay làn sóng tiềm ẩn phản đối kinh tế chia sẻ giống như nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục diễn ra.
Theo các chuyên gia, câu chuyện quản lý nền kinh tế chia sẻ không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý trong nước, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng bối rối. Do đó, cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh để tận dụng lợi ích mà mô hình kinh tế này đem lại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Song song với đó, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống theo hướng rà soát, bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh truyền thống để thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó có kinh tế chia sẻ.
Theo Thời Báo Kinh Doanh
Kênh đầu tư tiềm năng
- Ông Nguyễn Mạnh Hà: Thưa ông Nguyễn Mạnh Hà, nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận định, Việt Nam đang trở thành nơi hấp dẫn về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Ông nhận định như thế nào về diễn biến thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong thời gian qua và đâu là cơ sở tăng trưởng cho thị trường này?
Năm 2019, thị trường bất động sản nói chung ít nhiều bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt tín dụng của Nhà nước cũng như những vướng mắc pháp lý, sự chặt chẽ hơn trong việc rà soát, cấp phép các dự án mới. Tuy nhiên, tổng các giao dịch trên thị trường bất động sản, trong đó có 2 phân khúc vẫn duy trì tốt là căn hộ để ở, nằm ở vị trí không quá xa trung tâm; thứ hai là sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có khả năng tạo ra dòng tiền cho những người thích kinh doanh.
Riêng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã dần trở thành một phân khúc hấp dẫn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây. Phân khúc này được đánh giá là kênh đầu tư đầy tiềm năng khi những con số về lượng khách du lịch cũng như sự bùng nổ của các dự án đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tại các vùng có lợi thế về du lịch biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long hay Phú Quốc...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch của Việt Nam thời gian qua liên tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng, từ 30 - 40%/năm. Riêng năm 2018, du lịch Việt Nam ước đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng.
Việt Nam hiện đang có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế rất cao (21%), trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Dự báo đến năm 2020, lượng khách trong nước và quốc tế đến Việt Nam sẽ cán mốc 100 triệu lượt. Trong đó, khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế, đạt giá trị xuất khẩu du lịch trên 20 tỷ USD.
Kể từ khi Bộ Chính trị đặt ra chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế du lịch đã phát triển khá mạnh tại các tỉnh ven biển và việc các nhà đầu tư bắt đầu tìm đến thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng tại Việt Nam để đầu tư sinh lợi là điều tất yếu. Tình trạng đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, các khu du lịch, dự án, quần thể du lịch tại các địa bàn ven biển cũng đúng với quy luật phát triển.
Đầu tư bất động sản du lịch all-in-one thành xu hướng
- Thưa ông, lượng khách du lịch ngày càng lớn cùng với những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, trò chơi giải trí… Như vậy, chủ đầu tư các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ phải thay đổi cách thức đầu tư, làm dự án như thế nào để đáp ứng yêu cầu của du khách?
Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, từ nửa cuối năm 2018 cho đến nay, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng còn xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp đầu tư các dự án nghỉ dưỡng theo mô hình phức hợp, gắn đầy đủ các dịch vụ lưu trú, mua sắm, thể thao, trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu một điểm đến cho tất cả (all-in-one) của du khách.
Điển hình như quần thể du lịch Bãi Cháy gồm tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Halong Complex, khu nghỉ dưỡng Sun Premier Village Ha Long Bay, khu shophouse phong cách đa châu lục Sun Plaza Grand World, quảng trường Sun Carnival Plaza…
Hay như tại Nam Phú Quốc, Sun Group đã xây dựng quần thể du lịch để du khách đến Phú Quốc được trải nghiệm Cáp treo hòn Thơm, nghỉ dưỡng tại các khu resort 5 sao như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc resort… và sắp tới du khách sẽ được mua sắm tại những con phố thương mại sầm uất mang màu sắc Địa Trung Hải như Sun Premier Village Primavera, hoặc trải nghiệm màu sắc văn hóa địa phương trong khu đô thị Sun Grand City New An Thoi…
Tôi cho rằng, Sun Group, Vin Group cũng như nhiều nhà đầu tư lớn khác đã và đang cho ra đời của những sản phẩm nghỉ dưỡng đa sắc màu cùng với các yếu tố trải nghiệm và giải trí được chú trọng, nhằm tạo nên những tổ hợp du lịch sôi động, hấp dẫn, khiến du khách mong được khám phá, chi tiêu nhiều ngày và nhiều lần hơn.
- Vậy theo ông, khả năng sinh lời khi đầu tư vào các sản phẩm nghỉ dưỡng như của Sun Group, Vin Group hay một số các chủ đầu tư lớn khác có bền vững và an toàn?
Hiện nay, nhà đầu tư đều đang tìm kiếm những sản phẩm bất động sản có tiềm năng sinh lời bền vững, an toàn và bất động sản nghỉ dưỡng thực sự là một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả. Nhất là như tôi phân tích ở trên, du lịch phát triển mạnh mẽ là yếu tố then chốt giúp bất động sản nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn lớn, khiến rất nhiều nhà đầu tư sẵn lòng “bỏ tiền” cho một sản phẩm hứa hẹn tiềm năng sinh lời bền vững, đồng thời khẳng định vị thế của người đầu tư.
Đương nhiên, những dự án có các yếu tố vị trí đẹp, chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm phát triển bất động sản nghỉ dưỡng cùng với đơn vị quản lý vận hành uy tín sẽ quyết định đến doanh thu cho thuê của bất động sản, khả năng sinh lời bền vững khi đầu tư và theo đó, rủi ro cũng thấp hơn.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể quan tâm đến các yếu tố chính sách thanh toán, cam kết lợi nhuận, chất lượng công trình. Đặc biệt là những dự án giải trí – nghỉ dưỡng tầm cỡ, được đầu tư đồng bộ, nâng tầm và làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt du lịch Việt Nam… Nói tóm lại, nhà đầu tư thông minh nên mua sản phẩm từ các dự án quy mô của doanh nghiệp có tên tuổi như Sun Group, Vingroup....
Theo Thời báo ngân hàng
Động thái này được coi là cách để Apple không bị phụ thuộc vào việc lắp ráp tại thị trường Trung Quốc. Nó được mô tả như một phần trong kế hoạch để xuất khẩu những chiếc iPhone "made in India" trên toàn thế giới. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung vẫn còn căng thẳng khiến cho nhà sản xuất iPhone lo ngại họ sẽ sớm trở thành nạn nhân. Apple có kế hoạch chuyển tới 30% dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong vài năm tới.
Nhá máy của Foxconn tại Chennai (trung tâm công nghiệp, thương mại lớn thứ 3 Ấn Độ) sẽ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cho thị trường toàn cầu của Apple. Ngoài ra, một loạt các nhà cung cấp linh kiện khác cũng sẽ đầu tư vào nước này để thúc đẩy nội địa hoá.
Apple đã lắp ráp iPhone tại Ấn Độ thông qua hợp tác với Wistron ở Bengaluru. Nhưng với việc hợp tác với Foxconn, họ sẽ mở rộng được sản xuất.
Báo cáo của Bloomberg 1 tháng trước cho biết Apple đang lên kế hoạch mở rộng ở Ấn Độ sau khi nước này nới lỏng các quy định đối với các công ty nước ngoài. Apple đã xác nhận kế hoạch của mình. Tuy nhiên, công ty cũng cho biết họ sẽ mất một thời gian để có thể mở cửa hàng Apple Store chính thức đầu tiên tại nước này.
Trước đó, một số báo cáo nhận định rằng Việt Nam và Ấn Độ sẽ là những điểm đến cân nhắc của Apple trong mở rộng sản xuất.
Theo Kenh14
Cụm công trình bến xe miền Đông mới, metro số 1, cầu vượt ở nút giao thông cửa ngõ phía Đông TP.HCM
Khai thông cữa ngõ
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, trong tháng 9 này sẽ trình Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt thiết kế hai dự án. Đó là hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) và dự án xây cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới, nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại khu vực này.
Dự án nút giao Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ có tổng vốn đầu tư khoảng 830 tỉ đồng, vừa được UBND Thành phố duyệt phương án cấp vốn. Dự án sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60 m) và hai hầm chui, cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh.
Hai hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 480 m (bao gồm đường dẫn hai đầu hầm và hầm kín). Trong đó, hầm kín chui dưới giao lộ đường Nguyễn Văn Linh với đường Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 80 m; hầm hở phía khu chế xuất Tân Thuận dài khoảng 200 m, phía quốc lộ 1A dài khoảng 200 m.
Đối với dự án cầu vượt trước bến xe Miền Đông mới, hiện đã được UBND TP.HCM cấp vốn.
Theo đó, dự án bao gồm xây cầu vượt số 3 gồm ba làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào bến xe Miền Đông; xây cầu vượt số 4 gồm ba làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ bến xe Miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương.
Ngoài ra, xây dựng hai đường chui, một đường trên phần đường song hành phải quốc lộ 1 rộng 8m, dài 670m cho xe hai bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái quốc lộ 1 rộng 8m, dài 350m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.
Đồng thời, một cây cầu bộ hành rộng 4m vượt qua xa lộ Hà Nội tại gần vị trí ga metro bến xe miền Đông cũng sẽ được hình thành nhằm đảm bảo an toàn, tạo điều kiện tốt nhất kết nối hành khách từ ga metro đi vào khu vực bến xe. Dự án có tổng mức đầu tư 437,1 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào tháng 11/2019.
Ngoài hai dự án trên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM còn cho biết, sắp tới sẽ xây dựng phương án xây dựng các đầu mối giao thông cữa ngõ khác của thành phố như là mở rộng Quốc lộ 1, 13, 22, 50 và nút giao thông An Phú.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cũng đã đồng ý cho nghiên cứu thực hiện hai dự án giao thông gồm công trình mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái dài gần 2 km); đường mới nối cảng Cát Lái - Phú Hữu và mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ Vành đai 2 đến đường ra vào cảng Phú Hữu).
Không chỉ nâng cấp, xây dựng mới các tuyến giao thông nội thành TP.HCM, nhiều dự án hạ tầng liên khu vực nối TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai cũng được lên kế hoạch triển khai.
Chẳng hạn đề xuất kéo dài tuyến metro số 1 xuống đến TP. Biên Hòa (Đồng Nai) hay thị xã Dĩ An (Bình Dương). Đặc biệt là dự án xây dựng cầu Cát Lái nối quận 2, TP.HCM với Nhơn Trạch, Đồng Nai với tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỉ đồng. Dự án này hiện đã được Chính phủ đồng ý giao tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư xây dựng.
Cơ hội cho người mua nhà
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), dẫn số liệu thống kê cho biết, dân số TP.HCM hiện có khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư và hơn 400.000 sinh viên. Mỗi năm, TPHCM có thêm khoảng 50.000 cặp kết hôn mới. Do đó, nhu cầu nhà ở trong khoảng 10 năm tới của thành phố có thể lên đến một triệu căn.
Tuy nhiên, giá nhà hiện nay đang quá cao so với tầm với của phần lớn người dân thành phố. Trung bình gấp từ 20 – 25 lần so với thu nhập bình quân, trong khi đó nhiều nước trên thế giới chỉ từ 5 – 7 lần. Do đó, xu hướng dẫn ra các khu vực vùng ven để tìm những căn hộ giá rẻ là tất yếu.
Sau một thời gian tìm kiếm, anh Huy hiện đang trọ ở quận Thủ Đức đã mua được một căn hộ tại một dự án đang xây dựng trên đường Nguyễn Xiển, quận 9. Khu vực này, cách đây khoảng 5 năm được coi như “vùng sâu, vùng xa” của thành phố vì nằm giáp với Đồng Nai, giao thông cũng khó khăn.
Tuy nhiên, hiện nay sự xuất hiện của nhiều dự án nhà ở đã khiến cho khu vực này dần thay đổi. Giá đất, nhà phố, căn hộ cũng tăng cao nhiều hơn so với trước. Anh Huy cho biết căn hộ anh mua hiện có giá khoảng 25 triệu/m2, tương đương giá bán của nhiều dự án ở trung tâm cách đây vài năm.
Anh Huy cho biết để chọn được căn hộ phù hợp với túi tiền, những người thu nhập trung bình như anh buộc phải về các khu vực vùng ven, chấp nhận đi xa hơn để mua nhà. Điều anh trông chờ lúc này là các dự án hạ tầng giao thông đã và đang được xây dựng.
“Hiện ở khu vực này vẫn còn khó khăn di chuyển. Hy vọng vài năm nữa khi có metro và các tuyến đường vành đai cộng với việc xa lộ Hà Nội mở rộng hoàn thiện, việc đi vào khu trung tâm sẽ dễ dàng hơn”, anh Huy kỳ vọng.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, cho biết để cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra các khu vực ngoại ô hoặc các khu đô thị vệ tinh thì Nhà nước cần đầu tư về hạ tầng giao thông. Vì người mua nhà hiện nay không quan tâm chuyện xa hay gần nữa mà là thời gian di chuyển mất bao lâu. Nếu hạ tầng giao thông thuận lợi thì các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn hơn trong việc tiến ra vùng ven.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Melbourne “trái tim” văn hóa, nghệ thuật và giáo dục của Australia
Nếu như Sydney nổi danh với nhà hát Opera House, Perth nổi tiếng với tháp chuông Swan Bells lâu đời thì nhà ga Flinders – được xem như một biểu tượng lâu đời của Melbourne. Với hệ thống đường ray 250km, hệ thống tàu điện ở Melbourne được ghi nhận là dài nhất thế giới.
Là một thành phố sôi động với mức sống cao với hơn 4,5 triệu dân nhưng Melbourne vẫn mang trong mình vẻ đẹp bình yên và lãng mạn. Melbourne có sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ xưa và hiện đại, là điểm đến hấp dẫn nhất tại Úc dành cho người nhập cư và du khách. Các công trình nghệ thuật khắp nơi, nhạc chơi trên khắp các con phố, cộng đồng dân cư đa văn hóa…
Với điều kiện khí hậu dễ chịu, Melbourne là thiên đường của lễ hội, là kinh đô văn hóa – nghệ thuật – thể thao của Australia. Nơi tổ chức các sự kiện thể thao lớn nhất thế giới: Giải quần vợt Úc mở rộng, Giải đua xe Grand Prix… rất được yêu thích và quan tâm.
Không chỉ nổi danh với biểu tượng văn hóa, Melbourne còn là nơi hội tụ các trường đại học, cao đẳng top đầu thế giới như: Đại học Melbourne, Đại học Monash, Đại học Deakin, Đại học Royal Melbourne Institute of Technology (RMIT)… Mỗi năm, nơi đây đón tiếp hàng nghìn du học sinh từ khắp nơi trên thế giới, thỏa mãn các tiêu chí: Chi phí, chất lượng giáo dục, cơ hội việc làm, chất lượng môi trường sống…
Điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế
Không chỉ là trái tim văn hóa, nghệ thuật của Australia, Melbourne cũng là một trung tâm tài chính quan trọng – đứng thứ 21 trên thế giới. Nền kinh tế của thành phố này khá đa dạng với những thế mạnh về tài chính, sản xuất, nghiên cứu, công nghệ thông tin, giáo dục, bất động sản… là điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư châu Á.
Theo quan sát của giới chuyên gia, mức độ quan tâm từ châu Á đối với bất động sản tại Melbourne rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng do ngày càng nhiều người châu Á lựa chọn Úc là điểm đến để du học và đầu tư.
Thống kê từ Ủy ban Kiểm soát Đầu tư nước ngoài (FIRB) cho thấy, người Việt ngày càng sở hữu nhiều bất động sản ở Úc, chủ yếu tập trung ở Melbourne. Thị trường bất động sản Melbourne được đánh giá sôi động và có tiềm năng tăng trưởng lớn. Với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý và minh bạch từ chính quyền trung ương cùng tiểu bang, an sinh xã hội tốt, điều kiện chăm sóc y tế, chất lượng giáo dục và cơ hội việc làm… hàng đầu nước Úc nên Melbourne ngày càng thu hút làn sóng nhập cư lẫn xu hướng di dân trong nước.
Trong khi mỗi năm Melbourne đón nhận khoảng 100.000 cư dân mới, nguồn cung nhà ở không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng. Điều này cũng chính là yếu tố đã thúc đẩy tăng giá cho thuê nhà tại Melbourne. Dự đoán sẽ có mức giá tăng 10,2% vào năm 2020. Tạo nên một thị trường bất động sản sôi động cho Melbourne trong tương lai.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Theo khảo sát của phóng viên, giá đất mặt tiền các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Lê Lợi tại thành phố Vinh… hiện đang tăng gấp 2 - 3 lần chỉ trong thời gian ngắn, chạm ngưỡng 70 đến hơn 100 triệu đồng/m2. Tại một số khu nhà liền kề cao cấp trên đường Quang Trung, Đinh Công Tráng, mức giá cũng là tương tự.
Đối với đất vùng ven đô thành phố Vinh như phường Vinh Tân, xã Hưng Lộc, Nghi Phú… ở thời điểm năm 2010 giá đất 3 - 4 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên gấp 2, 3 lần. Riêng đất ở các phường trung tâm như Lê Mao, Đội Cung, Hồng Sơn, Trường Thi thì có giá dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi từ 80 - 100 triệu đồng/m2 tùy vị trí....
Chính quyền địa phương quyết tâm xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông kết nối
Cửa Lò, Nghệ An.
Với phương châm hạ tầng đi trước, bất động sản theo sau, hạ tầng phát triển sẽ là bệ đỡ cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, tỉnh Nghệ An đã chú trọng đầu tư xây dựng đồng bộ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông toàn tỉnh, đặc biệt là tại Thành phố Vinh, góp phần nâng cao diện mạo đô thị, khơi dậy những tiềm năng vốn có của địa phương.
Nổi bật cho chuỗi đầu tư hạ tầng kích cầu này phải kể đến Tiểu dự án phát triển đô thị Vinh được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 128 triệu USD, thực hiện trên địa bàn 16 phường nội thành và 9 xã ngoại thành của TP. Vinh.
Tiểu Dự án đô thị Vinh bao gồm các hợp phần: Cải thiện dịch vụ và nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản; Cải thiện vệ sinh môi trường, gồm: Nâng cấp và cải tạo Kênh Bắc, xây dựng hồ điều hoà; nâng cấp và cải tạo hào xung quanh Thành cổ Vinh, nâng cấp và cải tạo hồ Cửa Nam; Xây dựng đường và cầu đô thị; Tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Sau khi hoàn thành các hợp phần xây dựng, dự án sẽ đưa TP.Vinh phát triển theo hướng văn minh, hiện đại xứng tầm là đô thị loại 1.
Cùng với Tiểu dự án phát triển đô thị Vinh, các hạng mục công trình như đường 72m, đường 35m, kênh Bắc… cũng đã được đầu tư với tổng chiều dài hàng chục km đã góp phần chỉnh trang đô thị, tạo nguồn quỹ đất bám đường có giá trị sinh lời rất cao.
Sắp tới, Dự án cầu Cửa Hội vượt sông Lam nối TP. Vinh và tỉnh Hà Tĩnh đi vào hoạt động giúp hỗ trợ giao thương, trao đổi tiềm năng phát triển giữa các vùng kinh tế.
Đặc biệt, theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, TP. Vinh sẽ trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của Bắc Trung Bộ. Điều này sẽ tác động rất lớn đến thị trường bất động sản khu vực này.
Ngoài ra, TP. Vinh đang được xây dựng theo mô hình “Đô thị đa cực, sinh thái phi tập trung, nhất thể hóa đô thị với vùng nông thôn và tự nhiên”. Các trục đường Vinh - Cửa Hội - Cửa Lò đang hoàn thiện, đảm bảo giao thông thuận lợi, trao đổi tiềm năng giữa các vùng kinh tế.
Cụm cảng Quốc tế Cửa Lò hiện gồm có 4 cảng lớn, container, các bến chuyên dụng và bến du thuyền. Trong đó Cảng Cửa Lò được quy hoạch trên diện tích 5.000ha, làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa đường biển cho tỉnh Nghệ An, các tỉnh Bắc Trung Bộ, Lào và khu vực Đông Bắc Thái Lan. Tầm nhìn năm 2030, Cụm cảng Quốc tế Cửa Lò có đủ khả năng đón các tàu du lịch quốc tế tải trọng lớn, tiếp nhận thêm khách du lịch ngoại quốc về đây.
Nhận thấy tiềm năng của thị trường Nghệ An, các “ông lớn” bất động sản liên tiếp đẩy nguồn vốn vào Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung. Trong đó nổi bật là các thương hiệu như: Vingroup, T&T Group, FLC Group, Vinaconex, Mường Thanh, Bảo Sơn Group... Bên cạnh đó, thị trường cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của một số nhà đầu tư ngoại cũng đã triển khai các siêu dự án như: VSIP - Singapore, Tập đoàn Hemaraj - Thailand, Tập đoàn Kovinet - Korea...
Với sức nóng của hàng loạt dự án mới đang đổ bộ vào Nghệ An, các chuyên gia đánh giá từ nay đến cuối năm, khi hàng loạt dự án quy mô lớn được khởi công, giá bất động sản tại nhiều khu vực Cửa Lò, thành phố Vinh sẽ tiếp tục sôi động. Thực tế quan sát cũng cho thấy sau Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa… nhà đầu tư đang dần chuyển hướng về Nghệ An khi giá bất động sản tại đây vẫn đang còn thấp, cơ hội đầu tư còn nhiều.
Đại lộ Vinh – Cửa Lò sẽ là điểm sáng bất động sản
Trục đại lộ Vinh - Cửa Lò đang được quy hoạch sẽ là động lực rất quan trọng, là bước ngoặt lớn để phát triển Vinh, Cửa Lò cũng như cho cả Nghệ An trong thời gian tới. Khu đại lộ này sẽ là nơi tập trung các trung tâm hành chính, các tòa cao ốc, công trình biểu tượng cùng các khu du lịch, giải trí quy mô hàng đầu của toàn tỉnh Nghệ An, tạo ra sự lột xác hoàn toàn cho toàn khu vực Vinh và Cửa Lò.
Quy hoạch đại lộ Vinh- Cửa Lò (ảnh phối cảnh)
Trục đại lộ Vinh – Cửa Lò cũng rút ngắn thời gian di chuyển từ sân bay Quốc tế Vinh về Thị xã Cửa Lò chỉ còn 6 - 8 phút. Khi hoàn thành, đại dự án được đánh giá sẽ tạo ra một lực đẩy khổng lồ biến Cửa Lò thành trung tâm du lịch quy mô hàng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.
Tại hội nghị về phát triển TP. Vinh - Cửa Lò trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá quy hoạch trục đại lộ Vinh - Cửa Lò sẽ là động lực rất quan trọng, là bước ngoặt lớn để phát triển Vinh, Cửa Lò cũng như cho cả Nghệ An trong thời gian tới.
Tại Cửa Lò, cách đây 2 năm, mức giá bất động sản khoảng 15 - 20 triệu đồng/m2 (vùng kề sát biển), 10 - 13 triệu đồng/m2 (đất lối 2) nay đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Hay như ở Quán Bàu, trước đây giá đất nền chỉ có mức 6 - 6,5 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên 12 - 13 triệu đồng/m2 thậm chí có nơi tăng lên 17 - 18 triệu đồng/m2.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Cửa Lò hiện đang là hình ảnh phản chiếu của Nha Trang hơn 10 năm về trước khi thị trường du lịch nghỉ dưỡng đang ở bước phát triển sơ khai. Do đó, hoàn toàn có thể kỳ vọng trong tương lai, nơi đây sẽ trở thành điểm sáng về bất động sản nghỉ dưỡng tiếp theo.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Lượng vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở đô thị lên tới hàng chục tỷ USD, chiếm 20% tổng GDP của Việt Nam.
Đô thị hóa ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế cũng góp phần đáng kể cho sự phát triển đô thị, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, thu hút nguồn lực phát triển đô thị, nhất là hạ tầng vẫn là bài toán khó chưa có lời giải.
Các chuyên gia nhận định ngoài chương trình đầu tư hệ thống hạ tầng khung quốc gia, việc nghiên cứu xây dựng phát triển đô thị cần tập trung 3 phần trọng tâm như xác định nhu cầu xây dựng cải tạo đô thị theo xu hướng đô thị hóa Việt Nam, xác định nguồn lực và giải pháp thực hiện.
Việc xác định vốn đầu tư phát triển đô thị có thể chia làm 2 thành phần gồm cải tạo nâng cấp khu vực hiện hữu và đầu tư xây dựng khu phát triển mới.
Bộ Xây dựng cho biết về cải tạo nâng cấp đô thị, hiện nay Bộ đã phối hợp với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu Chương trình nâng cấp đô thị Quốc gia; trong đó, tập trung nghiên cứu cho gần 100 đô thị từ đô thị loại IV trở lên và chỉ quan tâm đến khu nghèo đô thị hiện hữu.
Đến năm 2020, tổng chi phí dự toán cho nâng cấp đô thị từ loại IV trở lên ước khoảng 174.143 tỷ đồng.
Để đáp ứng các mục tiêu mà Việt Nam đặt ra đối với phát triển hạ tầng đô thị từ năm 2006 đến 2020, các tổ chức tài trợ quốc tế tính toán lượng vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở đô thị đã lên tới hàng chục tỷ USD, chiếm khoảng 15 đến 20% tổng GDP của Việt Nam.
Cụ thể, năm 2010 cần đầu tư khoảng 18 tỷ USD, năm 2020 khoảng 46 tỷ USD.
Đây là những khoản đầu tư rất lớn, đòi hỏi phải được huy động từ nhiều nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Bởi trên thực tế, ngân sách nhà nước chi cho hạ tầng đô thị giai đoạn 1996-2000 mới đạt khoảng trên 5 tỷ USD.
Trong khi đó, nhu cầu vốn hàng năm cho đầu tư phát triển đô thị để đạt được các mục tiêu quy hoạch trong 20 năm tới cao hơn rất nhiều so với mức đầu tư trung bình những năm qua.
Do vậy, các chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quyết định khả năng thực thi các mục tiêu quy hoạch.
Tiến sỹ Huỳnh Thế Du - giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng việc hình thành phát triển đô thị là do thị trường quyết định.
Nhà nước chỉ cần hỗ trợ thực hiện thêm 3 nhiệm vụ là xây dựng hạ tầng, quy hoạch đất, thu thuế và sử dụng đất. Hiện nay, các thành phố phát triển đô thị theo hiện trạng chính sách một đường và thị trường đi một nẻo khiến đô thị phát triển mất cân đối.
Từ bối cảnh đó, nguồn lực cơ sở địa phương chính là một trong những yếu tố cần phát huy. Muốn vậy, cần có chính sách tạo điều kiện cho các địa phương huy động được nhiều vốn hơn từ các nguồn như hỗ trợ phát triển, phát hành trái phiếu và vốn từ các ngân hàng thương mại... hay cơ chế khai thác từ quy hoạch phát triển quỹ đất, vốn đóng góp từ cộng đồng.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách chỉ tập trung đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vẫn cần có kế hoạch ngân sách và cơ chế quỹ phát triển quốc gia hỗ trợ các dự án trọng điểm để tạo động lực phát triển đô thị.
Ông Huỳnh Thế Du dẫn chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tồn tại bất cập trong việc phát triển đô thị là chưa xây dựng được tối thiểu hệ thống giao thông công cộng.
Trong khi đó, ở các thành phố như Seoul của Hàn Quốc hay Thượng Hải của Trung Quốc không có bản đồ quy hoạch tốt, nhưng hạ tầng giao thông công cộng lại rất tốt.
Còn tại Việt Nam, các thành phố quy hoạch đất nhưng khi làm dự án lại không tuân thủ khiến các dự án “treo” nhiều năm.
Bởi vậy, chính sách nên đơn giản để thị trường quyết định và Nhà nước chỉ cần "nắn dòng" theo thị trường để tạo ra đô thị như mong muốn - ông Du phân tích.
Thêm một nguồn lực đầu tư cần tận dụng có thể kể tới là từ các tổ chức, cá nhân nên việc tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư đặc biệt cần thiết. Đó chính là môi trường mở, thân thiện với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Việt Nam cần xúc tiến các quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song phương nhằm thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển đô thị với các cơ chế ưu đãi hợp lý.
Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bất động sản và đất đai là nguồn lực chính đóng góp cho sự tăng trưởng chung của các đô thị vệ tinh cũng như toàn vùng đô thị.
Việc phát triển và điều hành tốt thị trường bất động sản sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp kích thích vào đất đai; tạo lập các công trình, nhà xưởng, vật kiến trúc…, từ đó tạo chuyển dịch đáng kể và quan trọng về cơ cấu trong các ngành.
Các chuyên gia bất động sản nhận định, thị trường này phát triển sẽ làm tăng khối lượng giao dịch hàng hóa bất động sản.
Đây là điều kiện cơ bản tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua thu các loại thuế liên quan đến bất động sản.
Tuy nhiên, khả năng huy động vốn (gián tiếp lẫn trực tiếp) qua thị trường bất động sản hiện vẫn còn hạn chế.
Ngoài hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào các dự án liên doanh, bất động sản hầu như chưa được chuyển hóa thành tài sản tài chính dành cho phát triển kinh tế-xã hội.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng cho rằng, khi đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như làm đường mới chỉ tính đến đơn giá xây dựng con đường chứ chưa nghĩ đến việc tận dụng các quỹ đất xung quanh để có thể bù đắp một phần hoặc toàn bộ cho chi phí đó, thậm chí có thể sinh lãi nếu làm tốt.
Trên thực tế khi nâng cấp hạ tầng khung, hay mở ra những con đường mới đi qua làng xóm hoặc đồng ruộng thường có đơn giá bồi thường thấp.
Thế nhưng, khi có đường mới thì giá đất hai bên đường sẽ tăng rất cao. Nếu lấy dải đất hai bên đường cho đấu thầu thì có thể có lãi và lãi đủ bù chi cho đầu tư công.
Đặc biệt, cảnh quan hai bên đường cũng sẽ được nâng cấp đồng bộ và không còn hiện tượng trục lợi cá nhân gây méo mó quy hoạch, thất thoát tài sản nhà nước - ông Hùng phân tích.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nguồn lực đất đai và bất động sản là con dao hai lưỡi. Nếu quản lý tốt nguồn lực này thì đây sẽ là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của đô thị và đặc biệt là các đô thị vệ tinh.
Ngược lại làm không tốt, thiếu kiểm soát sẽ rất dễ tạo ra bong bóng bất động sản, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tận dụng ở các ngành có giá trị gia tăng thấp, cụ thể là các ngành lắp ráp của Việt Nam để hưởng lợi thế và giá trị xuất khẩu khi mở cửa.
Đây là quan điểm và góc nhìn của tiến sĩ Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo xã hội quốc gia tại Tọa đàm "Thương chiến Mỹ - Trung Quốc và tác động đối với Việt Nam" do Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức chiều qua (29/7) tại Hà Nội.
Tiến sĩ Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo xã hội quốc gia
Theo ông Thắng, trước diễn biến của thương chiến Mỹ - Trung Quốc và cơ hội Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU trong EVFTA, với 10 nước phát triển trong CPTPP, các nhà đầu tư Trung Quốc kỳ vọng Việt Nam là điểm đầu tư tốt trong các ngành lắp ráp mang lại giá trị cao.
Theo ông Thắng, hiện các kỳ vọng đem về lợi thế xuất khẩu khi đầu tư vào Việt Nam khi Việt Nam tham gia vào EVFTA và CPTPP lớn hơn "thương chiến" Mỹ - Trung, điều này thúc đẩy quá trình chuyển vốn của Trung Quốc sang Việt Nam, còn việc chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do "thương chiến" là chưa có cơ sở khẳng định.
"Hiện vốn Trung Quốc bình quân hơn 250 triệu USD/dự án, tập trung chủ yếu vào ngành săm lốp và điện mặt trời. Nếu muốn xác định rõ vốn Trung Quốc vào cụ thể những ngành nào trong thời gian vừa qua thì phải xem danh mục đầu tư, điều này rất cần cho nghiên cứu", ông Thắng nói.
"Tôi cho rằng, nếu dịch chuyển tránh thuế thì lắp ráp là chủ yếu, họ mong muốn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam để xuất khẩu, để tận dụng những sự kém phát triển của các ngành này", TS Thắng nói.
Theo ông Thắng, việc Việt Nam tận dụng "thương chiến" Mỹ - Trung để nhập nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc chỉ đem lại chút lợi thế ít ỏi, không có tác dụng lâu dài đối với nền kinh tế, dễ dẫn đến nhiều nguy cơ, rủi ro khác nhau.
Ở góc nhìn khác, tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay Trung Quốc thời gian tới khó có thể phá giá đồng tiền và bán tháo trái phiếu.
TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc thuộc VEPR
"Có hai yếu tố giúp Trung Quốc không phá giá đồng tiền đó là Mỹ đang đẩy Trung Quốc ra khỏi các lợi ích của nền kinh tế Mỹ; Mỹ muốn tách Trung Quốc ra khỏi hệ sinh thái của Mỹ và khiến cho nhà đầu tư cảm giác Trung Quốc cực kỳ rủi ro... Chính vì vậy, không ai dại gì đầu tư dài hạn", ông Thành nói.
TS Thành phân tích: Nếu bây giờ Trung Quốc phá giá đồng tiền của họ sẽ kích hoạt quả bom nợ hàng nghìn tỷ USD hiện nay. Bên cạnh đó, ngân hàng Trung Quốc giữ không phá giá nhằm không biến doanh nghiệp thoát ly khỏi Trung Quốc.
Về lo lắng nguy cơ bán trái phiếu ồ ạt, theo ông Thành, Trung Quốc khó có khả năng bán ồ ạt trái phiếu mà nước này găm giữ bởi vì điều đó sẽ khiến đồng tiền của họ tăng giá, lợi thế trong cuộc chiến thương mại không còn.
Theo Dân Trí
Trong khi thị trường bất động sản nhiều tỉnh thành miền Trung (trong đó có Nha Trang, Đà Nẵng- Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn thoái trào và đi xuống thì thị trường địa ốc Quảng Bình lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại.
Câu chuyện của các nhà đầu tư
Anh Trần Trọng Hoan (TP, Đà Nẵng), một nhà đầu tư chia sẻ, trước đây vợ chồng anh chỉ quan tâm và đầu tư đất nền khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam do gần nhà cũng như giá cả hợp lý. Trong khoảng 1 năm gần đây, giá đất Đà Nẵng - Quảng Nam đã lên rất cao nên hai vợ chồng quyết định dừng lại, không chạy theo phong trào đầu tư “lướt sóng”. Tuy vậy, trong một lần tình cờ khi đến Quảng Bình, anh Hoan đã đưa ra một quyết định bất ngờ.
CÁc dự án bất động sản Quảng Bình có hạ tầng khá tốt so với nhiều dự án bất động sản ở các địa phương khác.
“Cách đây hơn 1 tuần, nhân dịp nghỉ lễ nên tôi ra Quảng Bình thăm họ hàng. Nhân tiện được một người họ hàng giới thiệu nên tôi có ghé đến dự án Golden Lake tham quan thử với ý định nếu tốt thì đầu tư còn không thì cũng xem như tìm hiểu tiềm năng thị trường ở đây. Tham quan xong, tôi quyết định đặt mua liền 2 lô trước sự bất ngờ của vợ tôi. Kỳ thực dự án ở đây hạ tầng tốt quá, dự án đất nền nhưng nhìn không khác nào một công viên, vuông vức, cây xanh tươi tốt, tiện ích không chê vào đâu được. Trong khi đó giá bán chỉ 10 triệu/m2, kỳ thực nó quá rẻ so với giá trị dự án, cũng như tiềm năng nơi đây”, anh Hoan kể lại.
Một nhà đầu tư khác là bà Ngô Thị Kim Loan (TP. Hà Nội) chia sẻ câu chuyện. Cách đây 2 năm, nhận thấy khu vực Bắc Quảng Nam bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện sốt đất, bà Loan cùng một số người bạn trong nhóm đến từ Hà Nội đã gom tiền đầu tư đất nền tại một dự án ở khu vực Điện Bàn - Quảng Nam. Thời gian đầu, giá đất tại đây liên tục tăng nhanh từ 3 triệu/m2 lên 7 triệu/m2, rồi sau đó là 20 triệu/m2, bà Loan cùng nhóm bạn “thắng lớn” khi “lướt sóng” thành công nhiều lô, thu về hàng tỷ đồng tiền chênh.
Tuy nhiên, thời điểm đó bà Loan đã quyết định không “lướt” hết mà để dành lại 2 lô với ý định sau này làm nhà cho thuê. Thế nhưng quyết định này đã khiến bà gặp nhiều khó khăn khi liên tục hơn 2 năm vừa qua vất vả vào ra nhiều lần, tốn kém nhưng bà vẫn không thể nào đòi được sổ hồng từ chủ đầu tư. Đồng thời, bà Loan và một số người bạn trong nhóm còn đối diện nguy cơ “tiền mất, tật mang” khi dự án bị thiếu pháp lý, chủ đầu tư và đơn vị môi giới kiện tụng nhau ra tòa liên quan đến việc góp vốn hợp tác dự án.
“Mệt mỏi quá, tôi đành để mặc, chờ phán quyết tòa án rồi tính tiếp. Cũng nghĩ sẽ không đầu tư thêm nữa bởi bài học nhãn tiền trước mắt. Nhưng rồi một lần đi tham quan Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình, dọc đường đi ngang qua dự án Nam Bàu Ri, thấy hạ tầng dự án này khác xa các dự án ở Điện Bàn - Quảng Nam, máu “đầu tư” trong người tôi lại trỗi dậy. Sau đó, trở về lại Đồng Hới, tìm hiểu thông tin, kiểm tra tính pháp lý dự án này. Không cưỡng lại được, tôi quyết định chuyển tiền đặt mua luôn 3 lô của dự án này. Nếu không ở, tôi cũng có thể xây homestay hoặc khách sạn kinh doanh, cho thuê. Du lịch Quảng Bình đang tốt, tôi nghĩ không việc gì phải lo mất vốn như mua đất tại Điện Bàn ”, bà Loan kể.
Những câu chuyện vừa kể trên từ các nhà đầu tư đã phần nào nói lên những yếu tố khiến bất động sản Quảng Bình trở nên hấp dẫn và thu hút đến như vậy.
Bước vào giai đoạn tăng tốc
Theo ông Võ Quảng, chuyên gia phân tích thị trường CTCP Bất động sản Protech, thị trường Quảng Bình trong khoảng 2 năm trở lại đây đã bắt đầu trở thành “điểm sáng”. Trong đó, điểm nhấn đáng chú ý chính là việc Cầu Nhật Lệ 2 đi vào hoàn thành nối bờ Đông - Tây TP. Đồng Hới và Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Bình 2018 diễn ra thành công với hàng chục dự án bất động sản nghỉ dưỡng (tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD) được trao chủ trương đầu tư.
“Ngay trong thời điểm diễn ra 2 sự kiện này, tại Quảng Bình, lần lượt các dự án Nhà ở thương mại Trường Thịnh, Bắc Trần Quang Khải, Đức Ninh Đông, Tây Hữu Nghị… được giới thiệu ra thị trường và thành công ngoài mong đợi đã giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thị trường Quảng Bình”, ông Quảng nhận định.
Thị trường Quảng Bình đang đón nhận sự tham gia của nhiều nhà đàu tư ngoại tỉnh
Ông Nguyễn Tuấn Anh, CEO CTCP Bất động sản Trường Gia Phát nhận định, với thị trường bất động sản Quảng Bình, mặc dù diễn ra khá nhộn nhịp và sôi động, nhưng thời điểm 2017 - 2018 vẫn mới chỉ là thời điểm mà thị trường Quảng Bình đang ở giai đoạn khởi động chứ chưa hẵn đã bắt đầu tăng tốc và bứt phá mạnh mẽ như năm 2019 này.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, bước sang thời điểm 2019, mặc dù thị trường nhiều tỉnh thành (trong đó có Đà Nẵng - Quảng Nam) bắt đầu trầm lắng và đi xuống, nhưng thị trường Quảng Bình lại đang “bơi ngược dòng” thị trường cả nước khi lượng giao dịch mua bán diễn ra rất lớn với sự tham gia đông đảo nhà đầu tư trên phạm vi cả nước. Minh chứng là việc hàng loạt các dự án nhà ở thương mại mới như Đông Nam Lê Lợi, Mương Phóng Thủy, Thuận Đức… và mới đây nhất là dự án Golden Lake, Nam Bàu Ri hoàn thành đã nhận được sự quan tâm đông đảo từ khách hàng và nhà đầu tư.
“Yếu tố chính tạo nên điều này có thể là do sự quản lý tương đối chặt chẽ của chính quyền địa phương đối với thị trường bất động sản địa phương, cũng như việc các chủ đầu tư có tâm, có tầm đã thực hiện các dự án một cách bài bản nên khách hàng rất yên tâm về pháp lý và hạ tầng khi đầu tư vào các dự án bất động sản”, ông Nguyễn Tuấn Anh nhận định.
Dự án Golden Lake sẽ được mở bán chính thức vào ngày 22/9 tại TP Đà Nẵng
Ông Lê Thuận Nhật Tân, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản Đông Phong cho biết: “Trong ngày 22/9 tới đây, chúng tôi sẽ tiến hành mở bán chính thức dự án Golden Lake (thuộc khu vực trung tâm Bắc Đồng Hới - thị trấn hoàn Lão, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tại TP Đà Nẵng. Mặc dù vậy, suốt hơn một tháng qua, đơn vị chúng tôi cũng như các đơn vị tham gia phân phối dự án này đã nhận được sự quan tâm, đặt chỗ cho các sản phẩm dự án với số lượng rất lớn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là nhóm các nhà đầu tư Đà Nẵng, Tây nguyên và Hà Nội. Điều này cho thấy rằng hiện nay thị trường Quảng Bình thực sự tạo được sức hút rất lớn từ các nhà đầu tư ngoại tỉnh”.
Theo Báo Đầu Tư
Bộ Công Thương vừa có những nhận định về tình hình xuất khẩu trong 4 tháng cuối năm 2019.
Cụ thể, Bộ này nhận định trong những tháng cuối năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro gia tăng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang kết hợp với sự xung đột thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang làm gia tăng những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa trong ngắn hạn khó có thể tăng mạnh như năm 2017 và 2018.
Xuất nhập khẩu có nhiều ẩn số trong 4 tháng cuối năm.
Cao điểm xuất nhập khẩu
Những tháng cuối năm sẽ là giai đoạn cao điểm cho các doanh nghiệp tập trung sản xuất, đặc biệt là nhóm hàng điện tử tiêu dùng như điện thoại, tivi,.. khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Các dòng sản phẩm điện thoại của Samsung dự kiến ra mắt vào quý III năm 2019 sẽ hỗ trợ cho ngành sản xuất điện thoại và linh kiện trong khi giai đoạn Lễ Tạ ơn và Giáng sinh là cao điểm cho mua sắm tiêu dùng.
Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu trong quý 3/2019 dự báo có xu hướng cao hơn so với quý 2/2019 do nhiều mặt hàng bước vào thời kỳ cao điểm xuất khẩu. Theo chu kỳ, xuất khẩu hàng hóa thường tăng cao trong những tháng cuối năm do đây là thời kỳ cao điểm cho mua sắm tiêu dùng trong các dịp Lễ tết.
Thứ ba, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư.
"Nếu doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ, nội thất… nhanh nhạy, chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội để vươn lên, chiếm lĩnh thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn, nhu cầu và tăng khả năng xuất khẩu, thì sẽ nắm bắt cơ hội tốt hơn. Ngược lại, với thị trường trong nước, các ngành hàng như thép, da giầy, dệt may, nông sản, hàng điện tử,… sẽ chịu thêm áp lực cạnh tranh khi các mặt hàng này có thể dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế", Bộ Công Thương cho hay.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ. Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, CP Việt Nam, Camimex...
Mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Mỹ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Bởi Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang tăng dần do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhiều "ẩn số" khó đoán định
Tuy vậy, Bộ Công Thương cho rằng trong thời gian tới vẫn có nhiều yếu tố cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu, khó có sự tăng trưởng như giai đoạn 2017-2018.
Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn biến khó lường với mức độ ngày càng gia tăng. Ngày 23/8/2019, căng thẳng thương mại giữa hai nước được đẩy lên nấc cao mới khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp mức thuế 5 hoặc 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ (hiệu lực từ ngày 1/9 và 15/12/2019). Ngoài ra, đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ là ô tô và phụ tùng ô tô, Trung Quốc sẽ áp thêm thuế lần lượt là 25% và 5%, từ 15/12/2019.
Ngay lập tức, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đáp trả bằng cách sẽ nâng mức thuế lên 30% (thay vì mức đang áp dụng 25%) đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc (hiệu lực từ ngày 1/10/2019) và sẽ áp mức thuế 15% đối với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại từ Trung Quốc từ 1/9/2019 (thay cho mức 10% như kế hoạch trước đó; trong đó có một số mặt hàng sẽ bị áp thuế từ 15/12/2019); đồng thời, Mỹ cũng tuyên bố có kế hoạch có thể rút các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc.
Các tổ chức quốc tế như IMF, WB,...đều cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đang khiến tăng trưởng kinh tế thế giới, Trung Quốc và Mỹ bị chậm lại và có thể suy giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế khác bị chịu nhiều ảnh hưởng vì cả hai đều là đối tác kinh tế quan trọng của nhiều nước.
Chưa kể, vào ngày 27/8 mới đây, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục giảm giá đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống mức thấp chưa từng có (7,0810 NDT đổi 1 USD). Sau khi tỷ giá tham chiếu được PBOC công bố, đồng NDT được giao dịch trên thị trường quốc tế ở mức thấp hơn nhiều so với phiên liền trước, xuống mức 7,1576 NDT đổi 1 USD, thấp nhất trong vòng 11 năm qua.
"Hoạt động phá giá đồng NDT được thực hiện sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập tuyên bố các mức thuế mới cao hơn sẽ áp lên hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Một đồng NDT yếu hơn sẽ phần nào giúp giảm bớt những thiệt hại do thuế quan Mỹ gây ra. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng như khả năng gia tăng nhập siêu từ thị trường này trong thời gian tới. Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam", báo cáo nêu.
Trong đó, dự báo xuất khẩu nông sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, khiến khu vực nông, lâm thủy sản khó có thể đạt mức tăng trưởng cao như cùng kỳ. Vì ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới có xu hướng quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Chưa kể, các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu, khiến cho giá giảm sâu; trong khi đó, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Một nội dung đáng chú ý khác là trong các diễn biến chung gần đây tiếp tục ghi nhận thêm căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xung quanh việc Nhật Bản ra quyết định hạn chế xuất khẩu 3 loại nguyên liệu được sử dụng để chế tạo chất bán dẫn và các loại màn hình sang Hàn Quốc vào ngày 1/7/2019.
Đối với Việt Nam, quyết định hạn chế xuất khẩu các vật liệu công nghệ cao của Nhật Bản đối với Hàn Quốc không chỉ ảnh hưởng đến các công ty sản xuất chất bán dẫn, chip và màn hình tại Hàn Quốc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ sở sản xuất, nhà máy thuộc các công ty này tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
"Bộ Công Thương đang tiếp tục bám sát theo dõi tình hình căng thẳng thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc trong thời gian tới để có sự phối hợp trong điều hành, xử lý các vấn đề có tác động tới Việt Nam", Bộ này cho hay.
Theo VnEconomy