Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Khảo sát cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, giá đất tại trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh...

Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những thị trường được nhận định sẽ bừng sáng vào dịp cuối năm 2019 với nhiều dự án sở hữu vị trí đắc địa, sản phẩm đa dạng được giới thiệu ra thị trường thu hút sự quan tâm của khách hàng an cư và đầu tư.

Thiết lập mặt bằng giá mới

Khảo sát cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, giá đất tại trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh. Hàng loạt dự án nhà phố, đất nền chào bán thời điểm cuối năm 2018 đến nay đều ghi nhận sự điều chỉnh giá theo chiều hướng tăng từ 20-30%. Tính đến thời điểm hiện tại, Bà Rịa đang là địa phương có mức giá đất tăng cao nhất trong số các tỉnh thuộc khu vực phía Nam và là 1 trong 7 thị trường bất động sản được nhà đầu tư quan tâm tìm kiếm nhiều nhất trong các 9 tháng đầu năm 2019. Xét về biên độ tăng giá, Bà Rịa - Vũng Tàu có mức tăng nhanh hơn, song xét về mặt bằng giá chung so với các khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Dương thì giá đất tại đây vẫn còn khá mềm.

Không chỉ đất dự án, “cơn sốt” đất tại Bà Rịa còn tập trung quanh các tuyến đường: Hùng Vương, Hương lộ 2, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, xung quanh Bệnh viện Bà Rịa. Giá đất mặt tiền ở khu vực này hiện nay dao động ở mức từ 45-50 triệu đồng/m2. Đơn cử như giá nhà đất tại đường Hùng Vương đang giao dịch ở mức 50 – 60 triệu đồng/m2, Trần Hưng Đạo giá từ 36 - 60 triệu/m2. Một nhà đầu tư lâu năm tại thị trường Bà Rịa cho biết, chị vừa bán cho một khách hàng đến từ TP.HCM lô đất với giá 4,5 tỷ đồng (45 triệu đồng/m2). Chỉ 3 tuần sau, người  này đã sang cho người khác với giá 5,5 tỷ đồng. Từ đó đến nay, miếng đất đã được sang tay cho 2 người nữa và giá hiện nay đã được người bán đẩy lên gần 6 tỷ đồng.

Hạ tầng đồng bộ và mức giá “hấp dẫn”

Lý giải về nguyên nhân giá đất Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục tăng mạnh thời gian qua, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Việt Holdings cho biết, nếu cách đây vài năm, nói Bà Rịa - Vũng Tàu là thị trường tiềm năng, thì hiện nay đã bước vào chu kỳ tăng mạnh.

Ở các khu vực lõi trung tâm của các huyện và trung tâm của TP. Bà Rịa hiện quỹ đất không còn nhiều, đồng thời biểu giá tiền sử dụng đất năm 2019 tăng hơn 40% so với năm 2018, nên giá đất tăng cũng là điều dễ hiểu”, ông Tiến nói.

aa

Bên cạnh đó, với việc nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, so với các địa phương giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai…, thì Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá như một thị trường mới nổi của giới đầu tư bất động sản.

Với lợi thế hạ tầng giao thông kết nối  đồng bộ, Bà Rịa đang từng bước đón đầu cơ hội phát triển trong những tháng cuối năm 2019. Cụ thể, về đường bộ, Quốc lộ 51 được mở rộng lên quy mô 6 làn xe, giải quyết tình trạng kẹt xe và giúp việc di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng. Đặc biệt, sắp tới đây, khi tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, được đẩy nhanh tiến độ …sẽ trở thành “sợi chỉ đỏ” để bất động sản Bà Rịa dễ dàng cất cánh. Với những gì đang diễn ra, theo phân tích của giới chuyên môn, giá đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang đi theo quy luật chung của thị trường

Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đẩy mạnh nhiều dự án về cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước. Đồng thời, UBND tỉnh cũng sẽ tập trung vào việc khai thác tối đa tiềm năng du lịch của địa phương. Cùng với du lịch biển, các dạng du lịch nghỉ dưỡng cũng sẽ được đẩy mạnh ở vị trí sở hữu hạ tầng phù hợp.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Sự trầm lắng thời gian qua là khoảng dừng cần thiết cho thị trường Condotel để các chủ đầu tư có thể nhìn lại những thành công và hạn chế...

Trái với quá khứ náo nhiệt, 2019 là năm mà thị trường căn hộ du lịch im ắng một cách lạ thường. Ngay tại thủ phủ du lịch Nha Trang, không có dự án mới nào được mở bán và chỉ có giai đoạn tiếp theo của một dự án hiện hữu mở bán thêm hơn 140 căn. “Nguồn cung hạn chế trong khi tâm lý người mua ngày càng cẩn trọng kéo theo lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2019 suy yếu. Lượng bán ra đạt chưa đến 200 căn, giảm mạnh so với con số 850 cùng kỳ năm ngoái, Công ty Tư vấn Savills ghi nhận.

Nhưng không khí trầm lắng của thị trường mang đến cơ hội cho các chủ đầu tư dự án nhìn lại những khiếm khuyết để từ đó, có bước điều chỉnh hợp lý hơn. Đó là lý do vì sao trong thời gian cuối năm nay, dòng sản phẩm condotel có dấu hiệu phục hồi tại một số thị trường còn tiềm năng, đi kèm với mô hình hoạt động được thay đổi theo sát với triển vọng kinh doanh mà dòng sản phẩm này mang lại. Đáng chú ý, thay vì hấp dẫn người mua bằng chính sách cam kết lợi nhuận (có dự án lên tới 12-14%/năm) như trước đây, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn từ bỏ thông điệp siêu lợi nhuận này mà thay vào đó, tập trung hơn đầu tư vào các tiện ích, xây dựng giá trị thực cho sản phẩm.

Đơn cử như mới đây, Tập đoàn An Gia cho ra mắt dự án The Sóng có quy mô 1.600 căn condotel tại Vũng Tàu không kèm theo cam kết lợi nhuận. Nam Group giới thiệu Tổ hợp Du lịch Thanh Long Bay (Hàm Thuận Nam) cũng vắng bóng cam kết lợi nhuận. Ngay cả Novaland cũng nói không với cam kết lợi nhuận tại Tổ hợp Novaworld Phan Thiết. Xu thế này được dự báo sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian cuối năm nay, đồng thời là phép thử đối với khả năng tồn tại và phát triển của dòng sản phẩm condotel tại Việt Nam.

Chính sách cam kết lợi nhuận là con dao 2 lưỡi. Trước mắt, công cụ này có thể là điểm cộng rất hấp dẫn cho dự án, nhưng thực tế sau đó đã chứng minh: khá nhiều chủ đầu tư đã không đảm bảo được thỏa thuận với khách hàng như trường hợp của dự án Bavico Nha Trang.

Một số dự án khác vì uy tín, chủ đầu tư buộc phải giảm lợi nhuận của mình để đảm bảo cam kết lợi nhuận cho khách hàng. “Chủ dự án đào đâu ra để đảm bảo mức lợi nhuận 10-12%”, Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM chia sẻ. Tất nhiên, sự trầm lắng của thị trường condotel còn liên quan đến các thông tin chưa rõ ràng về pháp lý, đặc biệt là quyền sở hữu. Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills TP.HCM, thị trường căn hộ nghỉ dưỡng trầm lắng không hẳn là bước lùi của thị trường mà thậm chí có thể được xem là bước tiến. Sau một thời kỳ phát triển quá nóng, căn hộ nghỉ dưỡng đã bộc lộ một số thiếu sót trong quản lý và khâu pháp lý, điều đang được các cơ quan có thẩm quyền rất quan tâm và tiến hành hoàn thiện.

Thực tế, loại hình condotel là loại hình đầu tư phổ biến trên thế giới từ rất lâu, đồng thời chứng tỏ là kênh kinh doanh có tỉ suất lợi nhuận khá ổn cho người mua. Không chỉ mang lại cơ hội thụ hưởng một không gian nghỉ dưỡng tại các thành phố biển, chủ sở hữu các căn condotel có thể thu được thu nhập ổn định từ mảng cho thuê phòng nhờ lượng khách du lịch trong và ngoài nước tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng khá lạc quan.  Đồng thời, sự tiến bộ của công nghệ với nhiều ứng dụng proptech giúp thị trường kinh doanh du lịch thuận tiện hơn trước khá nhiều.

Nếu so với các loại hình cho thuê khác, thậm chí dòng sản phẩm condotel đang chứng kiến tỉ suất sinh lợi tốt hơn. Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của Công ty CBRE Việt Nam, lợi nhuận đầu tư vào condotel ghi nhận ở mức khá cao 7-9% trong giai đoạn đầu. Mặc dù nguồn cung tăng lên đáng kể trong các năm qua nhưng tính đến đầu năm 2019, tỉ suất lợi nhuận theo khảo sát vẫn còn ở mức 6-7%, tức cao hơn mức sinh lợi khi đầu tư vào căn hộ tại các đô thị lớn.

Thị trường condotel có thể sẽ sôi động trở lại một khi các bên nhận thức rõ ràng hơn cơ hội đầu tư đi kèm rủi ro đặc trưng của loại hình này. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự trầm lắng thời gian qua là khoảng dừng cần thiết để các chủ đầu tư có thể nhìn lại những thành công và hạn chế của các dự án đã phát triển, từ đó giúp hoàn thiện sản phẩm, để có thể tiếp tục nâng cao niềm tin của người mua. “Thị trường tương lai do đó đang được trông đợi sẽ ngày càng minh bạch và chuyên nghiệp hơn”, bà Võ Thị Khánh Trang nhận định.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Hạ tầng phát triển nhanh, mặt bằng giá đất còn thấp là những yếu tố đem lại sức hấp dẫn riêng để Long An gia tăng sức hút đối với các nhà đầu tư.
 

Điểm sáng hạ tầng

Long An hiện đang nổi lên như một đô thị vệ tinh chiến lược trong bối cảnh TP.HCM đang ngày càng đối diện với tình trạng quá tải về dân số, đặt ra vấn đề bức thiết là nhu cầu giãn dân ra ngoại thành ngày càng tăng cao.

Với khoảng 100km giáp ranh TP.HCM, thời gian gần đây Long An đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển. Hiện nay, kết nối các tuyến theo trục dọc giữa TP.HCM và Long An đang được cải thiện rõ nét.

Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 như quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến quốc lộ N1, N2…

Nằm ở vị trí kết nối giữa TP.HCM và ĐBSCL, Long An cũng được hưởng lợi lớn từ hệ thống đường cao tốc cho kế hoạch phát triển toàn diện. Bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ thông xe vào năm 2020.

Ngoài ra, Long An còn có các công trình trọng điểm khác như trục động lực TP.HCM - Tiền Giang - Long An, đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức, đường vành đai thành phố Long An.

Bất động sản Long An tăng trưởng nhờ cú hích hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, với việc sở hữu quỹ đất còn tương đối lớn, dân số trẻ cùng các chính sách thu hút đầu tư, Long An hứa hẹn sẽ là một đô thị vệ tinh quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể trung tâm kinh tế TP.HCM trong tương lai, giúp TP.HCM giãn dân về phía tây và tây nam.

Trong đó, Đức Hòa có lợi thế đặc biệt nằm ngay cửa ngõ chính phía tây TP.HCM nên được thừa hưởng nhiều thuận lợi về hạ tầng, kinh tế và đang là một trong những khu vực giàu tiềm năng đầu tư tại Long An.

Từ Đức Hòa có thể di chuyển thuận lợi đến các thị trấn Củ Chi, Hóc Môn của TP.HCM nằm trên quốc lộ 22 và quốc lộ 1A. Thị trấn Đức Hoà cách Chợ Bến Thành khoảng 28 km, cách thành phố Tân An khoảng 35 km. Quốc lộ N2 dài 19 km còn là trục giao thông quan trọng nối với quốc lộ 22 tạo thành trục giao thông liên hệ trực tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Hơn nữa, đây còn là vùng đất tương đối bằng phẳng và cao ráo, nền đất có chân cứng rất thích hợp cho việc xây dựng.

Bên cạnh đó, Đức Hoà còn được xem là thủ phủ kinh tế, nơi tập trung hàng loạt các khu công nghiệp lớn, các trường đại học, các khu đô thị và trung tâm thương mại lớn, được ví như thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư.

Theo CafeLand

Tập đoàn Charmvit đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng trường đua ngựa đầu tiên của Việt Nam ở ngoại thành Hà Nội.

Ngày 14/10/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Chủ tịch Charmvit Lee Dae Bong để xây dựng dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa ở xã Tân Minh và Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương bổ sung dự án này vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Dự án sẽ được nhà đầu tư Hàn Quốc phát triển trên diện tích 125ha, trong đó có sân đua ngựa với sức chứa 30.000 khán giả, khách sạn, trung tâm hội nghị và khu biệt thự nghỉ dưỡng.

Với tổng vốn đầu tư khoảng 420 triệu USD, dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024.

Tuy nhiên, ông Chung đề nghị huyện Sóc Sơn đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao đất cho chủ đầu tư để triển khai dự án với mong muốn giải đua đầu tiên sẽ được khởi tranh vào tháng 10 năm tới.

Hàn Quốc đầu tư 420 triệu USD xây trường đua ngựa ở Hà Nội

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung (phải) trao giấy chứng nhận đầu tư cho ông Lee Dae Bong, Chủ tịch Charmvit

Trường đua ngựa là dự án lớn thứ ba của Charmvit ở Việt Nam. Hiện tại, nhà đầu tư Hàn Quốc này đang vận hành tổ hợp khách sạn Grand Plaza với 586 phòng và toà nhà văn phòng Charmvit Tower ở Hà Nội và sân golf 54 hố Phoenix tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Dự án trường đua ngựa lần đầu tiên được đề xuất cách đây 20 năm và dự kiến được xây dựng tại xã Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, do thiếu khuôn khổ pháp lý về cá cược thể thao nên đối tác nước ngoài đã rút khỏi dự án vào năm 2005.

Một dự án trường đua ngựa khác cũng đang được Công ty TNHH MTV Trường đua ngựa Phú Yên triển khai tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dự án được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2016 với tổng mức đầu tư 100 triệu USD nhưng vẫn đang giải phóng mặt bằng.

Theo The Leader

Ngoài việc có mức cải thiện điểm số cao nhất thế giới, Việt Nam còn là á quân về gia tăng thứ bậc trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) mới được công bố bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 67/141 nền kinh tế được xếp hạng với 61,5/100 điểm.

So với năm ngoái, Việt Nam là đại diện có điểm số cải thiện cao nhất thế giới với 3,5 điểm và gia tăng thứ bậc mạnh mẽ nhất (10 bậc) sau Azerbaijan.

Yếu tố Sức khỏe thuộc trụ cột Nguồn lực con người có điểm số cao nhất với 81 điểm nhưng chỉ xếp thứ 71 thế giới. Năng lực sáng tạo là chỉ số được đánh giá thấp nhất với 37 điểm, xếp thứ 76 toàn cầu nhưng đã có sự cải thiện so với năm ngoái.

Nhìn chung, gần như các yếu tố đánh giá của Việt Nam năm nay đều có sự cải thiện về mức điểm.

Việt Nam đứng đầu thế giới về cải thiện năng lực cạnh tranh

Đây là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên vào nửa trên của bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu.

Quy mô thị trường của Việt Nam có xếp hạng cao nhất (thứ hạng 26) trong 12 yếu tố với 72 điểm.

Với việc đạt điểm tuyệt đối 100, Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ khủng bố thấp nhất thế giới và lạm phát ổn định nhất thế giới.

Căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến nền kinh tế trở nên bất ổn và có thể làm giảm tốc thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, sự tiến bộ của một số thị trường năm nay được WEF đánh giá dường như được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Việt Nam là một trong số đó, cùng với Singapore.

Theo báo cáo, Singapore năm nay đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, trong khi các nền kinh tế lớn khác của châu Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia, đã bị giảm thứ hạng.

Quốc đảo này đứng đầu danh sách về cơ sở hạ tầng, bao gồm chất lượng đường và hiệu quả của các cảng và sân bay. Chỉ số hệ thống tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô của Singapore cũng tăng xếp hạng.

Mặc dù nhường lại vị trí cho Singapore, Mỹ vẫn là một trong những cường quốc về đổi mới, đứng đầu thế giới về trụ cột năng động trong kinh doanh, thứ 2 về khả năng đổi mới và thứ 1 về tìm kiếm nhân viên lành nghề.

WEF xếp hạng các nền kinh tế thông qua 103 tiêu chí được chia thành 12 yếu tố. Các yếu tố này được phân thành 4 nhóm chính, gồm Môi trường thuận lợi (thể chế, cơ sở hạ tầng, sự phổ cập công nghệ thông tin – viễn thông, ổn định vĩ mô), Thị trường (sản phẩm, lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường), Nhân lực (sức khỏe, kỹ năng) và Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (sự năng động trong kinh doanh, năng lực sáng tạo). 

The Leader

Theo đánh giá của Customs World Dubai, giá trị xuất khẩu trung bình hơn 200 tỷ USD mỗi năm của Việt Nam là con số đáng khích lệ nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của các sản phẩm.

Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt từ ‘con đường tơ lụa Dubai’

UAE hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Châu Phi

Nhiều thị trường có cơ hội giao thương cao nhưng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp như châu Phi, Mỹ Latinh khi con số chỉ dưới 0,5%. 

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), bà Nadya Kamali, Giám đốc Customs World Dubai đánh giá lượng hàng xuất từ Việt Nam sang UAE thường có thói quen trung chuyển qua Frankfurt nên chi phí rất cao và mất nhiều thời gian. 

Theo đó, “cần thay đổi thói quen trung chuyển ở Dubai thay vì Frankfurt, giúp tiết kiệm chi phí ít nhất 1.000 USD và rút ngắn thời gian thêm 2 tiếng”, bà nhấn mạnh. 

Dubai được xem là trạm chung chuyển của con người và hàng hóa giữa các quốc gia và các châu lục với số lượng 3 tỷ người mỗi năm. Với sự kết nối giữa hàng không, cảng biển, sân bay, kho bãi, “con đường tơ lụa Dubai” sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận và phát triển tại các thị trường mới. 

Bên cạnh đó, hàng hóa cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thông quan khi được thực hiện trước khi hàng hóa đến nơi, giảm thời gian kiểm hàng, hàng hóa được bốc xếp sẵn lên tàu mà không tốn chi phí, bà Nadya Kamali cho biết.  

Khi có hộ chiếu logistic thế giới (World Logistic Passport) từ UAE, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận những dịch vụ liên thông để giảm thiểu thời gian lưu kho tới 48 giờ, tăng giao thương và giảm chi phí. 

Bà Nadya Kamali kỳ vọng từ con số dưới 0,5%, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường mới sẽ lên đến 27%. 

UAE hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - châu Phi với trên 60 nhóm mặt hàng. 

Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt từ ‘con đường tơ lụa Dubai’

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại Diễn đàn.

Năm 2018, trao đổi thương mại hai chiều đạt 5,67 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,5% và kim ngạch nhập từ UAE đạt 468 triệu USD, giảm 18% so với năm 2017. 

9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 4,26 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong khi UAE đóng vai trò cửa ngõ chiến lược để các sản phẩm từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Đông thì Việt Nam là cửa ngõ giúp UAE tiếp cận thị trường Đông Nam Á. 

Hiện Việt Nam đóng góp 39% tổng khối lượng thương mại giữa UAE và các nước ASEAN năm 2018. 

“Với vai trò đó, Việt Nam là đối tác tiềm năng của UAE”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế UAE Sultan bin Saeed Al Mansouri nhận định tại diễn đàn.

Đồng tình với quan điểm đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết hai nước có lợi thế rất lớn về mặt vị trí địa lý để tăng cường kết nối. 

Ông Trần Tuấn Anh đánh giá, UAE đang là một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong khu vực Trung Đông - châu Phi. Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như dầu mỏ và khí đốt, UAE cũng đạt được những thành tựu về năng lượng sạch, công nghệ, hậu cần, cảng, hàng không… 

Theo The Leader

Thủ tướng đồng ý giao TP.HCM triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, với chiều dài hơn 53 km, vốn đầu tư gần 10.700 tỷ đồng, theo hình thức BOT.

Thủ tướng giao TP.HCM làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài kỳ vọng giải quyết bài toán giao thông cho tỉnh Tây Ninh

Thời gian gần đây, giao thương tại khu vực cửa khẩu Mộc Bài (giáp với Campuchia) tăng mạnh, trong khi đó, quốc lộ 22 nối TP.HCM với Tây Ninh lại đang quá tải. 

Xét theo đề xuất của UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh, Bộ Giao thông vận tải vừa qua đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng giao thẩm quyền tổ chức triển khai dự án (chủ đầu tư) cho TP.HCM nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, thay vì Bộ Giao thông vận tải như trước đó.

Theo đó, TP.HCM sẽ phối hợp với Tây Ninh bỏ tiền giải phóng mặt bằng gồm phía TP HCM khoảng 2.000 tỷ đồng, Tây Ninh 1.000 tỷ; phần kinh phí xây lắp, đầu tư còn lại gần 8.000 tỷ kiến nghị Chính phủ cho đấu thầu hoặc chỉ định thầu.. 

Khi có đất sạch, TP.HCM sẽ đấu thầu chọn nhà đầu tư theo hình thức BOT (kinh doanh - xây dựng - chuyển giao).

Theo thiết kế, cao tốc TP HCM – Mộc Bài có chiều dài 53,5 km, bắt đầu từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM và điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài thuộc Tây Ninh.

Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước) và chia làm hai giai đoạn. 

Ở giai đoạn 1, xây dựng đoạn TP.HCM - Trảng Bàng (Tây Ninh) với chiều dài 33 km, quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn, tốc độ thiết kế 120km/h và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với chiều dài 20,5 km, quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế 80km/h). 

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.700 tỷ đồng, trong đó phần vốn tham gia của nhà đầu tư chiếm khoảng 51%. 

Giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn chỉnh), xây dựng đoạn TP.HCM - Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 6 làn xe.

Sau khi hoàn thành, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài được kỳ vọng không chỉ giải quyết bài toán giao thông cho tỉnh Tây Ninh, TP.HCM và kết nối hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia mà còn tháo nút thắt giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ngoài ra, để tạo thêm nguồn thu cho dự án, trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải vào tháng 9, UBND TP.HCM đã đề xuất cho phép mở rộng phạm vi bồi thường giải phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các điểm phù hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ… 

Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị gần với khu vực các nút giao liên thông để khai thác các quỹ đất, tạo nguồn thu cho các địa phương.

Theo The Leader

Khan hiếm nguồn hàng mới sẽ tiếp tục là diện mạo chính của bức tranh thị trường bất động sản những tháng cuối năm.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản cuối năm?

 

Trong bối cảnh đó, tỉ lệ hấp thụ tại các thị trường lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ cao và giá bán sẽ tiếp tục tăng.

Những tháng cuối năm, thị trường sẽ phát triển ổn định, có tính chất bền vững

Nguồn cung sụt giảm mạnh 

Riêng trong quý III/2019, thị trường bất động sản Hà Nội sụt giảm cả về lượng cung và giao dịch so với cùng kỳ năm 2018. Đây là tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Giá bán căn hộ gần như không có biến động so với quý trước, chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. Hà Nội vẫn là thị trường thiếu sức hút so với TP. Hồ Chí Minh khi đầu tư kinh doanh bất động sản nhỏ lẻ kém hiệu quả.

Các giao dịch thành công trên thị trường chủ yếu vẫn đến từ khách hàng có nhu cầu sử dụng thực, đầu tư lướt sóng lãi nhanh giảm mạnh.

Trong khi đó, lượng cung và giao dịch bất động sản nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh trong quý III/2019. Lượng cung chung cư quý III tăng xấp xỉ 3,5 lần so với quý I, tăng gấp 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2018. Giao dịch chung cư quý III tăng xấp xỉ 3,9 lần so với quý I; 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Tỷ lệ hấp thụ bất động sản nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm qua, xấp xỉ 95%. Trong đó, căn hộ chung cư trung cấp có tỷ lệ hấp thụ cao nhất, hơn 97%. Giá căn hộ trung cấp tiếp tục tăng khoảng 5% so với quý trước.

Đáng chú ý, căn hộ giá rẻ đang vô cùng khan kiếm nguồn hàng. Nếu lấy mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 để xếp loại căn hộ giá rẻ thì riêng tại TP. Hồ Chí Minh, trong 3 tháng không có dự án nào. Căn hộ giá thấp đã bị đẩy giá vượt mức 25 triệu đồng/m2 và trở thành phân khúc trung cấp. 

Thị trường căn hộ chung cư tiếp tục cho thấy sự phát triển mất cân đối giữa các phân khúc, căn hộ chung cư trung cấp vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo, thiếu trầm trọng nhà giá rẻ, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, một số vùng có thị trường bất động sản đã phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác trên cả nước tiếp tục có dấu hiệu suy giảm bởi chịu tác động từ các vấn đề về chính sách và vốn tín dụng, lãi suất ngân hàng.

Nguồn cung hạn chế, giao dịch chủ yếu đến từ các dự án đã chào bán trước đó, một số dự án thậm chí phải đóng bảng hàng, ngừng giao dịch do điều kiện pháp lý chưa đảm bảo hoặc không bán được hàng.

Một số thị trường mới như Hòa Bình, Yên Bái, Lâm Đồng… giành được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Tuy  nhiên, hiện các dự án phát triển tại các khu vực này đều trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên chưa có sản phẩm chào bán ra thị trường.

Nhìn nhận về thị trường bất động sản 3 tháng vừa qua, ông Đính cho rằng thị trường có dấu hiệu phát triển không ổn định, có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018. Vì vậy cần theo dõi sát sao và có biện pháp bình ổn nếu cần thiết.

Kịch bản nào cho thị trường cuối năm?

Những tháng cuối năm, thị trường sẽ phát triển ổn định, có tính chất bền vững. Tại thị trường Hà Nội, nguồn cung có thể không tăng và tỷ trọng các phân khúc nhà ở sẽ không có nhiều thay đổi. Giao dịch có thể vượt quý 3/2019 nhưng sẽ không đạt được mức cùng kỳ năm 2018. Giá cả không có biến động lớn, ước tăng 1-2%.

Tại TP. Hồ Chí Minh, với tình hình không có nhiều thay đổi từ cơ chế, chính sách, nguồn hàng mới từ các dự án sẽ tiếp tục khan hiếm và có chiều hướng sụt giảm so với quý 3/2019. Đặc biệt thị trường TP. Hồ Chí Minh thiếu hẳn phân khúc nhà ở giá thấp. Giao dịch vẫn tiếp tục với tỷ lệ hấp thụ cao, duy trì ở mức trên 90%, giá tiếp tục tăng từ 3-5%.

Nguồn cung và lượng giao dịch các tỉnh Miền Đông Nam Bộ có thể sụt giảm mạnh từ vụ việc của Công ty Alibaba. Chính quyền sẽ quản lý chặt chẽ hơn, khó có dự án mới ra hàng. Nhà đầu tư và người tiêu dùng đều e ngại việc mua – bán bất động sản.

Thị trường Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam và Quảng Ngãi tiếp tục trầm lắng, không có nhiều thay đổi bởi gần như chưa thấy có dấu hiệu về việc cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh phát triển dự án trở lại.

Trong khi đó, các tỉnh Đông Bắc Bộ như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên… có thể khởi sắc hơn so với các quý trước với nhu cầu đầu tư mạnh dịp cuối năm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trong giai đoạn 2016 đến tháng 6/2019, TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 14 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với tổng diện tích đất 15,8ha, quy mô 10.255 căn hộ.

Dùng quỹ đất công xây nhà ở xã hội

Báo cáo với Bộ Xây dựng về tình hình cũng như hiệu quả sử dụng quỹ đất đô thị dành để phát triển NƠXH, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10ha, mặc dù theo quy định, các chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất xây dựng NƠXH, nhưng một số chủ đầu tư chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc chậm xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nên chưa triển khai đầu tư xây NƠXH.

Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng dưới 10ha, hầu hết chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ NƠXH theo hình thức nộp bằng tiền (20% tiền sử dụng đất). Về nguồn vốn dài hạn hỗ trợ các chủ đầu tư vay để thực hiện dự án NƠXH, các đối tượng được hưởng chính sách vay mua nhà chưa ổn định; nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng chưa được bố trí. 

Để việc phát triển NƠXH đáp ứng nhu cầu của người dân, Sở Xây dựng  kiến nghị ưu tiên sử dụng các quỹ đất Nhà nước trực tiếp quản lý (do DN đang sử dụng làm nhà xưởng sản xuất tại các quận huyện, thuộc diện phải di dời vào khu công nghiệp), quỹ đất do các cơ quan nhà nước hiện đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại, để đầu tư xây dựng NƠXH thuộc sở hữu nhà nước, đảm bảo đúng quy định của Nghị định 167/2017 về sắp xếp, xử lý tài sản công.

"Trong 6 tháng cuối năm 2019, phấn đấu hoàn thành 6 dự án với quy mô 3.810 căn hộ. Năm 2020 phấn đấu hoàn thành 3 dự án có quy mô 3.879 căn hộ. Lũy kế giai đoạn 2016-2020 hoàn thành 17.944 căn hộ. "

Về nguồn vốn, thành phố đề xuất phân bổ nguồn vốn ngân sách thu được của chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới thực hiện nghĩa vụ NƠXH theo hình thức nộp bằng tiền (20% tiền sử dụng đất) để đầu tư xây dựng các dự án NƠXH sử dụng vốn ngân sách, bổ sung cho Quỹ Phát triển nhà ở TPHCM để đầu tư phát triển NƠXH trên địa bàn thành phố và giải quyết cho các hộ gia đình chính sách vay mua NƠXH.

Đồng thời, xem xét cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ triển khai việc cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách NƠXH theo Luật Nhà ở, cũng như chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện cho vay ưu đãi và chính sách tiết kiệm NƠXH theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 100/2015, tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình NƠXH và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng NƠXH. Ngoài ra, đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án NƠXH sử dụng quỹ đất công; cải cách hành chính các thủ tục đầu tư xây dựng NƠXH.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp ước đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao, trong đó 7 chỉ tiêu ước đạt và 5 chỉ tiêu ước vượt kế hoạch.

[Infographics] Bức tranh kinh tế-xã hội năm 2019 và kế hoạch năm 2020 - Ảnh 1

Theo TTXVN

Our Strategic Partners