Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia mới mà Fitch đưa ra cho Việt Nam tuy vẫn ở mức thấp (‘BB’) nhưng đã tiệm cận mức mà các tổ chức xếp hạng tín dụng khuyến cáo đầu tư và nắm giữ.

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch mới đây đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên ‘BB’ từ mức ‘BB-‘, với triển vọng ‘Ổn định’. Nếu các hãng xếp hạng tín dụng chủ chốt khác trên thế giới như Standard & Poor’s và Moody’s cũng có những động thái tương tự thì đây là một điểm rất tích cực cho Việt Nam.

Trước tiên, cần tìm hiểu về ý nghĩa của mức xếp hạng tín nhiệm ‘BB’ của Fitch (tương đương với mức ‘Ba’ của Moody’s và ‘BB’ của Standard & Poor’s). Ở mức này, nợ (trái phiếu) của Chính phủ được xác định là "Hơi có tính đầu cơ; chất lượng thấp". Để so sánh, trên mức này một nấc là mức ‘BBB’ được xác định là mức thấp nhất trong nhóm xếp hạng tín nhiệm ở mức ‘đầu tư’. Còn ở dưới mức ‘BB’ một nấc là ‘B’ thì được xác định là "Rất có tính đầu cơ". Mức ‘đầu tư’ được đặt ra bởi nhiều tổ chức tài chính trên thế giới như ngân hàng chỉ được luật pháp sở tại cho phép đầu tư vào các loại chứng khoán có mức chất lượng tối thiểu là ở mức ‘đầu tư’. Ở mức này, trái phiếu/chứng khoán có chất lượng khá an toàn.

Điều này có nghĩa là tuy trái phiếu Chính phủ Việt Nam tuy vẫn ở mức thấp (‘BB’) nhưng đã tiệm cận mức mà các tổ chức xếp hạng tín dụng khuyến cáo đầu tư và nắm giữ.

Tiếp theo, về tác động của việc cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Hạng tín nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay mượn – tức lãi suất mà người phát hành chứng khoán, trong trường hợp này là Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu, phải chào mời để hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khi xếp hạng tín nhiệm bị hạ xuống, điều này sẽ làm giảm giá trái phiếu Chính phủ (đồng thời làm tăng lợi suất trái phiếu). Ngược lại, nếu xếp hạng tín nhiệm được cải thiện, giá trái phiếu Chính phủ sẽ tăng lên (và lợi suất sẽ giảm đi). Trên thực tế, giá trái phiếu Chính phủ thậm chí còn lên hay xuống ngay cả khi nhà đầu tư nhìn thấy nhiều khả năng xếp hạng tín nhiệm quốc gia sẽ bị hạ đi hay nâng lên và họ sẽ bán hay mua trước để đón đầu.

Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, sự cải thiện về xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam tuy sẽ cần một thời gian để phản ánh đầy đủ tác động, nhưng nhìn chung chắc chắn sẽ làm giảm chi phí vay (lãi suất) vay nợ nước ngoài cho quốc gia. Nó cũng làm giảm chi phí vốn nói chung cho thị trường vốn ở Việt Nam. Các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn cũng được hưởng lợi khi họ có thể tiếp cận với thị trường vốn trong và ngoài nước với chi phí thấp hơn. Với các ngân hàng thương mại, do chi phí tái cấp vốn sẽ giảm nên việc củng cố và cải thiện cơ sở vốn sẽ thuận lợi hơn, góp phần tăng cường sức khỏe của hệ thống ngân hàng.

Một điều rất quan trọng nữa là xếp hạng tín dụng của nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng được "ăn theo" sự cải thiện về xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, do mức xếp hạng tín dụng của họ được mặc nhiên gắn với xếp hạng tín nhiệm quốc gia (thường ở mức thấp hơn một nấc), do sự ngầm định rằng Chính phủ sẽ phải ra tay cứu trợ và trả nợ thay cho các DNNN nếu chúng gặp khó khăn và/hoặc mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự nâng hạng tín nhiệm quốc gia không chỉ mang đến toàn những điểm cộng. Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, vẫn có những rủi ro cần xử lý. 

Thứ nhất, do chi phí vay nợ nước ngoài giảm đi nên Chính phủ và các doanh nghiệp nói chung có xu hướng tăng cường vay mượn nước ngoài nhiều hơn. Điều này làm cho dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế nhiều hơn, tăng áp lực lên giá của tiền đồng, ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam.

 

Tuy vậy, trong bối cảnh đồng USD có xu hướng mạnh lên trên thế giới do các đợt nâng lãi suất của Fed đã và sắp tới, áp lực lên giá của tiền đồng, nếu có, do sự gia tăng của dòng ngoại tệ đổ vào nền kinh tế bắt nguồn từ việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Fitch sẽ trung hòa áp lực xuống giá của tiền đồng so với USD khi Fed tăng lãi suất ở Mỹ. Nếu USD không mạnh lên trên thị trường thế giới thì cơ quan hữu trách của Việt Nam cần phải điều hành chính sách ngoại tệ một cách khéo léo để tiền đồng không lên giá mạnh so với USD.

Thứ hai, nếu lãi suất vay mượn bằng tiền đồng không giảm tương ứng, điều này sẽ làm tăng chênh lệch chi phí vay mượn bằng tiền đồng với ngoại tệ theo hướng có lợi cho việc vay mượn bằng ngoại tệ. Kết quả là Chính phủ và doanh nghiệp cũng như ngân hàng có xu hướng tăng cường vay mượn bằng ngoại tệ so với nội tệ, làm tăng tỷ trọng nợ ngoại tệ trong tổng nợ quốc gia và doanh nghiệp, làm tăng mức độ rủi ro và tổn thương của nền kinh tế khi dòng vốn ngoại đổi chiều. Để hóa giải rủi ro này, cần thiết phải thắt chặt các hạn mức về vay mượn bằng ngoại tệ, đồng thời có những giải pháp khai thông thị trường vốn trong nước với lãi suất vay nội tệ giảm tương ứng hoặc nhanh hơn lãi suất vay ngoại tệ nói chung. Việc thắt chắt các hạn mức vay mượn ngoại tệ này cũng góp phần làm giảm áp lực lên giá tiền đồng như nói ở trên.

TS. Phan Minh Ngọc (Theo Trí thức trẻ)

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc là điển hình trong số những thị trường có giá trị xuất khẩu lớn nhất.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2018 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kim ngạch 35,57 tỷ USD, giảm 11,1% so với kết quả thực hiện của tháng 3 trước đó. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 18,37 tỷ USD, giảm 13,1% so với tháng trước, nhập khẩu hàng hóa vào nước ta đạt 17,20 tỷ USD, giảm 8,9%.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 4 năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 143,89 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 73,89 tỷ USD, tăng 19,2% và nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng thời gian năm trước.

Mới 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 8 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD - Ảnh 1.

Nguồn: Hải quan Việt Nam.

Trong 4 tháng năm 2018, có 18 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD; trong đó có 8 thị trường đạt trên 2 tỷ USD.

Trong số các thị trường có kim ngạch trên 1 tỷ USD thì xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 104,3% (chủ yếu do xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 606 triệu USD) và chỉ có thị trường Malaysia là giảm 4% so với cùng thời gian năm 2017.

Mới 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 8 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về thị trường nhập khẩu, trong 4 tháng năm 2018, có 11 thị trường Việt Nam đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 thị trường đạt trên 2 tỷ USD.

Mới 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 8 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD - Ảnh 3.

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trong số các thị trường lớn này, Malaysia đang dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam với kim ngạch đạt 2,47 tỷ USD, tăng 42,8% so với cùng thời gian năm trước. Trong đó, chủ yếu tăng do nhập khẩu xăng dầu (đạt 768 triệu USD, tăng mạnh 115% so với cùng kỳ năm 2017).  

Với kết ​quả xuất nhập khẩu nêu trên, cán cân thương mại hàng hóa của nước trong tháng 4/2018 có mức thặng dư 1,16 tỷ USD, qua đó làm cho cán cân thương mại hàng hóa cả nước 4 tháng từ đầu năm 2018 có mức thặng dư 3,89 tỷ USD.

 

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 4/2018 đạt 22,51 tỷ USD, giảm 15,6% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 4 tháng từ đầu năm 2018 đạt 93,92 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 11,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 12,7 tỷ USD, giảm 16,7% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của khối này trong 4 tháng từ đầu năm 2018 lên 52,44 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng thời gian năm trước. 

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 4/2018 đạt 9,81 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch trong 4 tháng từ đầu năm 2018 đạt 41,48 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 4/2018 đạt mức thặng dư 2,89 tỷ USD, qua đó đưa cán cân thương mại của nhóm doanh nghiệp này trong 4 tháng từ đầu năm 2018 lên mức thặng dư 10,96 tỷ USD.

Ngọc Anh (Theo Nhịp sống kinh tế)

Người ôm đất tưởng giá tăng lên, thật ra khoản chênh lệch phản ánh chỉ số trượt giá đồng tiền theo thời gian.

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết ít nhất 4 nguyên lý cơ bản khiến cho những cơn sốt đất qua đi song giá đất khó quay về vùng đáy trước đây.

Trượt giá hàng năm tích tụ trong giá đất

Theo chuyên gia này, giá bất động sản nói chung và giá đất nói riêng chỉ phản ánh sự tăng lên của lạm phát và chi phí xây dựng ngày càng cao hơn. Điều này cũng đúng với vàng và các hàng hóa khác. Tuy nhiên, khác với vàng, bất động sản có thể cho thuê, khai thác để kiếm về một khoản thu nhập. Với bất động sản liền thổ, sốt đất phản ảnh rõ nét sự tích tụ của trượt giá đồng tiền qua từng năm.

Trong 20 năm qua, tính bằng đơn vị thập niên, giá đất tại TP HCM không hề giảm. Nhưng sự tăng giá này có nguyên nhân sâu xa, đó là giá trị đồng tiền cách đây vài thập niên đã thay đổi nên giá đất vì thế cũng thay đổi theo. Như vậy, không phải là giá đất tăng lên mà là tỷ lệ trượt giá đã tích tụ trong khoảng thời gian tính bằng thập niên đã đội lên rất cao. Do có khả năng chống trượt giá, đầu tư đất được xem là một kênh trú ẩn an toàn.

Hiện nay thị trường bất động sản trở nên bất thường, khó đoán, làm dấy lên những quan ngại về bong bóng giá. Thế nhưng, có một nguyên lý tham chiếu là thị trường sẽ trở về đúng với xu thế tự nhiên khi bất động sản không tăng giá cao hơn mức độ trượt giá.

Đất nền thuộc khu Cát Lái, quận 2, TP HCM. Ảnh: Dothi.net

Đất nền thuộc khu Cát Lái, quận 2, TP HCM. Ảnh: Dothi.net

Chi phí liên quan đến đất đai ngày càng tăng cao

Ngoài tỷ lệ trượt giá, bong bóng giá đất còn tích tụ trong hàng loạt những chi phí khác liên quan đến tài sản này. Đó là xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, chuyển mục đích sử dụng, hoàn tất thủ tục pháp lý… Ngay cả nhân công tăng lên, giá vật tư leo thang, vốn vay làm hạ tầng, chi phí mặt bằng ngày càng đắt đỏ cũng được cộng dồn vào giá đất.

Do các chi phí đầu vào hình thành nên tài sản này không ngừng đội lên nên giá đất rất khó sụt giảm về vùng đáy cũ sau mỗi cơn nóng sốt. Tất nhiên, nếu chi phí liên quan đến quá trình hình thành khu đất ở mức cực thấp thì khả năng điều chỉnh giá có thể diễn ra khi thị trường bước vào chu kỳ khủng hoảng.

Cuộc chiến tích trữ đất đai lên đến đỉnh điểm

Việt Nam là một thị trường bất động sản đặc biệt, ở đó tài sản gắn liền với đất trong ý thức hệ của người dân là hàng hóa thiết yếu của cả một đời người. Mảnh đất cần thiết như các mặt hàng nhu yếu phẩm, xếp ngang hàng với nhu cầu ăn, mặc là nhu cầu ở. Điều này tạo nên kịch bản tích trữ đất, gom đất và ôm đất càng nhiều càng tốt. Trong 4 năm qua, làn sóng thu gom đất đã lên đến đỉnh điểm, sóng sau cao hơn sóng trước.

Do nhu cầu tăng lên trong khi nguồn cung hạn chế đã khiến tài sản này trở nên ngày càng khan hiếm. Thông thường, cái gì khan hiếm thì giá cao, lập đỉnh và rất khó quay trở về vùng đáy trước đó.

Mật độ dân cư sẽ phản ánh đúng giá đất

Những khu vực nào từng diễn ra sốt đất và duy trì cột giá cao bền vững theo thời gian thì đó chính là giá trị thật tương đối của tài sản. Tác nhân giúp duy trì giá đất chính là mật độ dân cư đông đúc. Những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, hình thành cộng đồng dân cư hoàn chỉnh, hạ tầng đồng bộ, thường khó bị sụt giảm giá sau những cơn sốt đất đỉnh điểm.

Tính năng tiêu dùng của bất động sản hay mật độ dân cư thường phản ánh được nhu cầu đất đai tại khu vực nào đó là thật hay ảo. Theo ông Nghĩa, nếu nhà đầu tư thu gom đất vô tội vạ và bỏ qua nguyên lý thứ tư này, rất có thể họ đang tích tụ bong bóng giá đất.

Theo Vũ Lê (Vnexpress)

Đầu tư phát triển EQ còn quan trọng hơn cả IQ, đó là loại trí thông minh giúp bạn tồn tại tốt nhất trong xã hội.

 
Trí tuệ có nhiều loại, đầu tư đúng sẽ giúp bạn "có được cả thế giới"
 
 

Dù bạn ở bất cứ nơi đâu, làm công việc gì, trí tuệ cũng đều rất cần thiết. Những người thông minh thường có công việc tốt hơn.

Trong quá khứ, chỉ số IQ được xem là yếu tố để lựa chọn ứng viên cho những lớp năng khiếu hay ứng viên tài năng trong các tập đoàn. Nhưng ngày nay, chỉ số trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng hơn và có thể cho thấy tiềm năng của một người.

Nói một cách đơn giản, bạn cho rằng thông minh theo kiểu sách vở hay thông minh trong ứng xử cuộc sống tốt hơn? Kiểu thông minh nào thực sự giúp bạn tồn tại tốt trong xã hội ngày nay.

Ngày càng nhiều nghề nghiệp đánh giá cao trí tuệ cảm xúc hơn kỹ thuật và sự thông minh bởi đó là thứ để phân biệt giữa người có thể giải quyết công việc tốt và những người không có kỹ năng.

Vậy, nếu trí tuệ cảm xúc quan trọng đến vậy, bạn có muốn biết mình đang ở vị trí nào? Trong thực tế, không như IQ, trí tuệ cảm xúc EQ có thể được rèn luyện và cải thiện qua thời gian. Trí thông minh cảm xúc là năng nhận biết, hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác.

Bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc được công nhận đầu tiên trên thế giới được xây dựng dựa trên mô hình năng lực cảm xúc của Daniel Goleman. Ông phân chia EQ thành 4 loại: Tự nhận thức, tự quản lý, nhận thức xã hội và quản lý quan hệ.

Trí tuệ có nhiều loại, đầu tư đúng sẽ giúp bạn có được cả thế giới - Ảnh 1.
 

Trong một nghiên cứu năm 1998, Goleman chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc là yếu tố xác định 80% - 90% sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc với một nhà lãnh đạo trung bình. Các hành vi được xác định bao gồm:

- Khả năng nhận biết, hiểu tâm trạng, cảm xúc và điều hướng tác động của bản thân đối với người khác.

- Khả năng kiểm soát hoặc chuyển hướng xung đột, tâm trạng và suy nghĩ trước khi hành động.

- Niềm đam mê làm việc với những mục tiêu vượt qua cả chuyện tiền bạc, theo đuổi những mục tiêu lớn với năng lượng và sự nhiệt huyết.

- Khả năng hiểu được sự che giấu cảm xúc của người khác và kỹ năng đối xử với mọi người theo phản ứng, cảm xúc của họ, thành thạo trong việc quản lý các mối quan hệ, xây dựng mạng lưới quan hệ và khả năng tìm thấy các điểm chung và tạo dựng mối quan hệ với những người mới gặp.

Thông thường, chỉ số IQ của bạn có tính di truyền và được cải thiện một chút trong thời thơ ấu. Vì hầu hết mọi người đều có chỉ số IQ tương đương nhau, nên chỉ số IQ cao cũng cho bạn không nhiều lợi thế cạnh tranh trong công việc

Mặt khác, chỉ số EQ có thể được cải thiện ở mọi lứa tuổi. Nâng cao năng lực EQ của bạn không phải điều dễ làm, nó cần sự kiên trì trong quá trình đánh giá, cam kết, cải thiện từng hành vi trong suốt quá trình dài.

Năng lực EQ cũng không nâng lên theo độ tuổi của bạn. Một số người có thể học được nhiều điều từ cuộc sống của họ, nhưng một số thì không.

Theo tỷ phú Warren Buffett EQ là yếu tố tác động mạnh đến thành công. Nhà đầu tư có chỉ số IQ được cho là 160 từng chia sẻ:

"Thành công trong đầu tư không liên quan gì tới chỉ số IQ, ngay cả khi IQ của bạn ở mức trên 125. Nếu bạn chỉ thông minh ở mức trung bình, điều bạn cần là khí chất".

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Với IQ cao, bạn có thể được tuyển dụng, nhưng để thăng tiến, phát triển, chỉ số EQ quan trọng hơn nhiều. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Theo Minh An (Thời đại)

Điều khiến vị trí Digital Marketing trở nên khan hiếm và vụt đắt giá chính bởi sự thiếu hụt tính chất kỹ thuật của lực lượng Marketing truyền thống. Hòa vào đó là niềm mơ hồ về công nghệ của các lãnh đạo doanh nghiệp.

 
Digital Marketing phải chăng đang đang bị thổi phồng?
 
 

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Digital Marketing phải chăng đang đang bị thổi phồng" của tác giả Đỗ Quốc Việt Anh. Mời độc giả đón đọc.


Mặc dù, tôi là người đang được hưởng nhiều lợi thế từ việc Digital Marketing lên ngôi như hiện nay nhờ có nền tảng đào tạo cũng thực hành về cả Marketing-Kinh doanh và Lập trình ứng dụng. Đặc biệt là đã trải qua từ mức độ tay chân đến mức độ có quan hệ gần gũi với cộng đồng Start-up để tiếp nhận sự cập nhật thường xuyên. Nhưng tôi phải cho rằng, vị trí này tại Việt Nam đang bị thổi phồng hoặc gây bối rối quá mức, một cách đáng ra có thể tránh được, với nhiều tổ chức.

Digital Marketing phải chăng đang đang bị thổi phồng? - Ảnh 2.

Về bối cảnh chung

Trong quá trình chuyển đổi môi trường tương tác của người tiêu dùng một cách nhanh chóng từ ấn phẩm in sang điện tử, từ TV sang Mobile, từ tiếp nhận thông tin sang xuất bản thông tin, từ giao tiếp trực tiếp sang mạng xã hội,…như hiện nay, các hoạt động Marketing truyền thống bị choáng ngợp và tác động mạnh mẽ bởi các kênh truyền thông Digital thay thế. Tốc độ chuyển đổi của công nghệ, các dữ liệu về hành vi khách hàng nhanh chóng lạc hậu, sự tăng trưởng ngoạn mục của đối thủ, những huyền thoại về "Growth Hacking" hay các "kỳ lân" càng khiến mọi "tay chơi" nóng ruột, rối bời.

Theo trưởng phòng tuyển dụng một Group hàng đầu về khởi nghiệp tại Hà Nội chia sẻ: "Việc tuyển được người giờ khó khăn hơn, mức lương cũng bị đẩy lên cao thêm 30%. Một nhân viên Digital Marketing được tuyển dụng chỉ với 1-2 năm kinh nghiệm cũng được trả lương từ 10 triệu đồng/tháng trở lên". Nhu cầu này đã được sớm dự báo từ vài năm trước khi chỉ trong vòng 2 tháng giữa năm 2015, một Website tuyển dụng đã ghi nhận tới 196.593 hồ sơ tuyển dụng cho các vị trí Digital & Online Marketing.

Về thị trường nhân sự

Điều khiến vị trí Digital Marketing trở nên khan hiếm và vụt đắt giá chính bởi sự thiếu hụt tính chất kỹ thuật của lực lượng Marketing truyền thống. Hòa vào đó là niềm mơ hồ về công nghệ của các lãnh đạo doanh nghiệp. Từ sự mơ hồ và sợ tụt hậu, các doanh nghiệp đổ xô tuyển dụng vị trí mới nổi này ngay cả khi một bức tranh tổng thể về Marketing với Digital trong đội hình còn chưa hoàn thiện. Biểu hiện tiêu biểu cho điều này là các buổi phỏng vấn thường cực kỳ chi tiết, danh mục các kỹ năng và hiểu biết về Platform, Channel, Tool cho ứng viên dài hơn cả trang giấy nhưng KPI lúc nhận việc thì lại không đầy đủ, chưa nói đến là ở mức giản đơn. Mức giá nhân lực trên thị trường càng thêm nhiễu loạn.

Trong khi tính kỹ thuật được đề cao thì cái cốt lõi về Marketing không toàn diện hoặc thái độ nhầm lẫn rằng "làm việc trong phòng Marketing có nghĩa là một Marketer" lại khiến những người làm Digital Marketing – vốn được bố trí tương đối độc lập trong tổ chức Marketing nhờ bức màn kỹ thuật – dễ trở nên thiếu thấu hiểu mục tiêu chung, có các phương án tiệp cận sai lạc, dễ ngụy biện hoặc trở nên không chủ động và chỉ chờ đợi các mệnh lệnh cụ thể.

Về giải pháp: Đừng chia tách Marketing truyền thống và Digital Marketing

Tôi cho rằng cái gốc của hoạt động Marketing là dữ liệu và sự sáng tạo trong hành xử với dữ liệu nắm giữ. Bản chất của Digital Marketing lại là các Platform và sự đa dạng của Channel và Tool so với Marketing truyền thống . Bản chất của Platform là sở hữu, nắm giữ và năng lực tiếp cận với Data.

Do bản chất của hoạt động Digital Marketing và Marketing truyền thống là tương đồng nhau về mục tiêu, tư duy. Điểm khác duy nhất là môi trường tiếp cận nên việc tách bạch bộ phận Digital Marketing thành một dòng song song với Marketing truyền thống là lãng phí và mang lại sự thiếu động bộ trong hoạt động. Tôi từng có kinh nghiệm cụ thể trong triển khai một chiến dịch khảo sát khách hàng của một doanh nghiệp, khi họ chia việc trong tiếp nhận ý kiến khách hàng cho cả hai nhánh cùng triển khai thì mang lại kết quả hoàn toàn trái ngược nhau, bởi thiếu phối hợp trong đối chiếu Profile nhóm người dùng.

Các doanh nghiệp cũng có thể nên cân nhắc để tạo nên các "chuyên gia nằm vùng" để tư vấn lãnh đạo Digital Strategy, đào tạo nội bộ trong giai đoạn chuyển đổi và thẩm định Agency đồng thời với trang bị các kỹ năng Digital Marketing cho lực lượng Marketing truyền thống. Bởi việc hoàn toàn ủy thác cho các Digital Agency có thể dẫn đến sự xa rời kế hoạch Marketing tổng thể cũng như xói mòn sự gắn kết trong hoạt động chung.

Cách tiếp cận này có đầy đủ tính khả thi bởi độ khó của thực hành của Digital Marketing ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Với sức mạnh công nghệ, đặc biệt là AI và Big Data, các Platform như Google, Facebook,… sẽ đi tới tự động tối ưu giúp người dùng (chạy quảng cáo) một cách chính xác hơn. Nhiều công nghệ của bên thứ ba ra đời cũng sẽ giúp việc phối hợp các kênh và đo lường thuận tiện hơn. Theo kinh nghiệm cá nhân mình, nhất thể hóa Digital Marketing vào Marketing truyền thống một cách hiệu quả không quá khó, nếu 03 bài toán sau được giải quyết:

* Đặt được nó vào một chỉnh thể Marketing chung (Master Plan), từ chiến lược, cách phối hợp, cho tới ngân sách.

* Tạo ra các chỉ tiêu cụ thể Marketing rồi áp dụng chiến thuật Digital phù hợp, thay vì bó hẹp trong các Platform danh tiếng Chuyển đổi nhân sự Marketing truyền thống sang lĩnh hội và làm chủ các công cụ Digital Marketing. 

* Hiện nay rất nhiều khóa học Marketing Online chất lượng có giá phải chăng dễ dàng tham khảo. Không nắm được, là bởi kém năng lực, yếu thể lực hoặc lười biếng. Cá nhân tôi cũng không cho là dễ nhưng hoàn toàn có thể vượt qua. Thời gian tìm hiểu và thử một Tool/Channel mới từ Zero tới mức độ đủ dùng cũng không mất quá thời gian.

Nhìn lại, đã làm Marketing trước tiên phải hiểu về Marketing còn việc "khó" trong phối hợp đội Digital Marketing hiệu quả có lẽ đến từ sự rạn nứt hoặc không đồng đều trong 03 khía cạnh:

* Hiểu về cách hành xử với dữ liệu để đạt được mục tiêu doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn – Chất Marketing 

* Hiểu về kỹ thuật để cập nhật các Platform, Channel, Tool mới cũng như tạo dựng các Digital Assets cho doanh nghiệp. Kiểm định kết quả từ các Agency. – Chất Kỹ thuật 

* Sự thấu hiểu và niềm tin từ lãnh đạo để đầu tư vào những thứ mới mẻ, phức tạp và đắt đỏ (nguồn lực). 

Bởi vậy, các tổ chức lớn sẽ không hiệu quả trong Digital Marketing bằng các SME hoặc Start up. Bởi các đơn vị này có thể nhanh chóng triển khai và dám thử các kênh dẫn Data hoặc Platform mới. Do với Start-up thì Digital Marketing là kênh chủ yếu nhờ chi phí thấp, còn CEO và Head of Marketing thường cách nhau có 50cm của bàn trà đá mà thôi.

* Bài viết thể hiện quan điểm của người viết. 

Đỗ Quốc Việt Anh (Theo Trí Thức Trẻ)

Con số này trên thế giới là 61%.

 Đó là nhận định trong báo cáo về triển vọng kinh doanh và thương mại toàn cầu HSBC Navigator 2018 vừa được công bố.

Theo báo cáo này, các doanh nghiệp tại châu Á Thái Bình Dương có sự lạc quan cao nhất (69%) tiếp đến là Trung Đông, Bắc Mỹ và châu Âu. Báo cáo dự báo giá trị dịch vụ sẽ tăng trưởng mạnh (9%) trong năm nay.

Còn về dài hạn, các chuyên gia HSBC nhận định: "Tăng trưởng giá trị thương mại dịch vụ sẽ đạt gần 7% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030."

Tại Việt Nam, nhu cầu tăngmôi trường kinh tế thuận lợi và độ sẵn có của lao động có tay nghề là 3 yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ đối với doanh nghiệp. Cụ thể, 44% doanh nghiệp cho biết nhu cầu tăng đối với dịch vụ là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Con số này với hai yếu tố còn lại lần lượt là 60% và 33%.

Thêm vào đó, các xu hướng toàn cầu (tầng lớp trung lưu tăng chi tiêu, chi phí vận chuyển giảm, tiến bộ công nghệ, thay đổi về chính sách) cũng góp phần vào tăng trưởng của thị phần dịch vụ trên thế giới.

Theo báo cáo, hai chiến lược thông dụng nhất được các doanh nghiệp sử dụng để phát triển trong tương lai là tham gia vào thị trường mới và lĩnh vực dịch vụ mới. Chuyên gia HSBC còn nhận định: "Nhằm đẩy mạnh tăng trưởng các doanh nghiệp dịch vụ cũng có xu hướng sử dụng thương mại điện tử và năng lực dữ liệu nhiều hơn so với các nhà sản xuất."

Về yếu tố rào cản, các doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương trong khảo sát của HSBC chỉ ra 3 yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, gồm: những thay đổi tiêu cực lên môi trường kinh tế (41%), chi phí lao động cao (31%) và vấn đề tỉ giá (29%).

Theo Trí Thức Trẻ

Dựa trên dữ liệu 200 ca ung thư, hệ thống trí tuệ nhân tạo đưa ra phác đồ tương đồng 90% so với phương án của bác sĩ.

Ngày 10/5, Bệnh viện K Trung ương báo cáo kết quả thử nghiệm hệ thống IBM Watson for Oncology (IBM WFO) trong hỗ trợ điều trị ung thư.

Khảo sát được thực hiện trong 3 tháng qua, trên 200 hồ sơ bệnh án; phần lớn là bệnh ung thư vú, phổi. Đây là những hồ sơ bệnh án đã được bác sĩ chẩn đoán. Kết quả tỷ lệ tương đồng 90% giữa phác đồ của bệnh viện và phác đồ của hệ thống.

Bác sĩ Đào Văn Tú cho biết, hiện phần mềm chỉ có vai trò hỗ trợ, cần người có chuyên môn nhập dữ liệu đầu vào thì kết quả mới chính xác. Với bệnh ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm, tỷ lệ tương đồng giữa phác đồ của bác sĩ và hệ thống lên đến 97%. Điều đó cho thấy những phác đồ bác sĩ Việt Nam đang áp dụng so với các phác đồ trên thế giới tương đồng rất cao. 7 trường hợp cho kết quả không tương đồng trong thử nghiệm này là những ca khó, hoặc do loại thuốc thế giới có nhưng chưa được sử dụng tại nước ta...

“Hệ thống này chỉ là công cụ tham khảo; bệnh nhân, bác sĩ có thể xem nó là gợi ý. Việc đưa ra phác đồ nào phù hợp phải thông qua hội chẩn”, bác sĩ Tú nói.

Tiến sĩ Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khẳng định hệ thống này không thể thay thế bác sĩ trong việc khám, chẩn đoán và quyết định điều trị lâm sàng. Điều trị ung thư là cá thể hóa, việc đưa ra phác đồ điều trị phụ thuộc vào đặc điểm của từng bệnh nhân. Hệ thống chỉ là phương tiện gợi ý, giúp bác sĩ có thêm sự lựa chọn, tham khảo trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, với bệnh ung thư, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng chiếm đến 70-80% hiệu quả điều trị. Tuy nhiên phần mềm này mới chỉ đưa ra phác đồ điều trị hóa chất, với điều kiện ung thư phát hiện giai đoạn sớm. Những trường hợp ung thư giai đoạn muộn, tái phát... thì ứng dụng phần mềm còn hạn chế.

Theo tiến sĩ Quảng, y học dựa trên bằng chứng là cách tiếp cận phổ biến hiện nay, hệ thống IBM WFO giúp bác sĩ cập nhật nhanh chóng các phác đồ, thuốc mới trong điều trị ung thư để đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả và phù hợp cho từng bệnh nhân. Hệ thống hữu ích trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ trẻ và nhất là tại tuyến tỉnh.

IBM Watson for Oncology là hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đưa ra phác đồ điều trị ung thư dựa trên bằng chứng. Nó được xây dựng dựa trên việc tổng hợp hàng triệu hồ sơ bệnh án ung thư, hơn 300 tạp chí y khoa, 200 sách giáo khoa và hơn 15 triệu trang tài liệu y văn liên quan tới điều trị ung thư.

Hệ thống hỗ trợ các thông tin liên quan tới 13 loại ung thư, đã triển khai ở hơn 80 bệnh viện và cơ sở y tế tại 13 quốc gia.

Trên thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 50.000 tài liệu nghiên cứu về ung thư được xuất bản. Tới năm 2020, dự báo cứ sau 73 ngày thì lượng thông tin y tế sẽ tăng gấp đôi, khiến con người khó có thể cập nhật kịp với khối lượng kiến thức mới về y khoa. Vì thế, công nghệ điện toán biết nhận thức hỗ trợ điều trị ung thư được kỳ vọng như giải pháp nhằm giúp bác sĩ dễ dàng cập nhật và tra cứu tài liệu về ung thư.

Theo Nam Phương (VnExpress)

Tổng cục Thống kê vừa công bố các thông tin thống kê về kinh tế tháng 4/2018 với nhiều điểm sáng...

 
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 1.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 2.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 3.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 4.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 5.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 6.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 7.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 8.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 9.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 10.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 11.
 
Kinh tế Việt Nam tháng 4/2018 qua các con số - Ảnh 12.
 

Theo Đào Hưng (Vneconomy) 

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT Công văn giải trình BCTC 2017 đã được kiểm toán

Theo tiết lộ từ báo cáo của Ủy Ban Truyền Thông Mỹ (FCC) thì Facebook cũng đang nghiên cứu dự án Internet vệ tinh băng thông rộng để cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk.

Cả thế giới từng choáng ngợp trước thông tin SpaceX của Elon Musk phát triển hệ thống Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu với tốc độ cao và dự án này đã được Ủy Ban Truyền Thông Mỹ (FCC) bật đèn xanh cấp phép triển khai. Mới đây, theo một báo cáo của FCC công bố thì có vẻ như Mark Zuckerberg cũng tham gia cuộc chiến này.

Báo cáo của FCC cho biết rằng Facebook đang lên kế hoạch thử nghiệm phóng vệ tinh trị giá hàng tỷ USD với tên gọi Athena. Nếu được FCC thông qua, dự án hệ thống vệ tinh Athena sẽ cung cấp được kết nối internet tốc độ cao cho cả các vùng hẻo lánh trên Trái Đất và tương lai còn có thể phủ sóng cho những vùng xa xôi khác trong... vũ trụ.

Facebook cũng làm vệ tinh phát Internet băng thông lớn cạnh tranh với Elon Musk, viễn cảnh Internet tốc độ cao phủ sóng toàn cầu không còn xa - Ảnh 1.
 

 Thông tin về dự án vệ tinh internet mang tên Athena được trình lên bởi công ty PointView, được cho là một công ty con của Facebook dự kiến sẽ phóng lên quỹ đạo các vệ tinh có khả năng phát sóng với bước sóng vài mm, nhằm cung cấp đường truyền tốc độ cao cho toàn thế giới.

Trong bản báo cáo của mình, PointView cũng đã đề cập tới 3 trạm thông tin được xây dựng dưới mặt đất để thu và phát dữ liệu từ các vệ tinh trong dự án Athena.

Trạm thu phát thông tin đầu tiên sẽ đặt tại Northridge, vùng ven Los Angeles nơi Facebook đặt trụ sở cơ quan nghiên cứu vũ trụ của mình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia dự đoán rằng PointView chính là một công ty con thuộc sở hữu của Facebook.

Facebook cũng làm vệ tinh phát Internet băng thông lớn cạnh tranh với Elon Musk, viễn cảnh Internet tốc độ cao phủ sóng toàn cầu không còn xa - Ảnh 2.
 

 Theo lịch trình được đưa lên FCC thì PointView dự kiến sẽ phóng chính thức vệ tinh Athena vào năm 2019 sau quá trình thử nghiệm kéo dài 2 năm của mình. Dự án này sẽ cung cấp đường truyền internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu giống như tham vọng của Elon Musk đặt ra cho SpaceX trước đây.

Được biết, vệ tinh Athena sẽ sử dụng sóng có tần số cao, có thể cung cấp tốc độ đường truyền nhanh cho mạng 5G. Nếu được FCC phê duyệt và triển khai thì Athena có thể sẽ trở thành một đối trọng của hệ thống vệ tinh Starlink mà SpaceX cùng Elon Musk đang triển khai. Và như vậy thì có thể thấy rằng viễn cảnh Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu đang dần trở thành hiện thực, ngày chúng ta được sử dụng các gói internet vệ tinh tốc độ cao sẽ không còn xa nữa.

Thế Anh

Theo Trí Thức Trẻ/Theo DailyMail

Our Strategic Partners