SAIGONTEL News

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

 

 

Người Thụy Điển gắn chíp dưới da thay thẻ căn cước

Có kích thước bằng hạt gạo, con chíp này được dùng thay cho thẻ căn cước, thẻ vào cửa hay thậm chí vé tàu...

Hàng nghìn người người tại Thụy Điển đã tiến hành cấy con chíp vào cơ thể để thay cho các loại thẻ bao gồm thẻ căn cước hay thậm chí vé tàu. 

Theo Agence France-Presse, đã có khoảng 3.000 người Thụy Điển cấy con chíp - có kích thước bằng hạt gạo, kể từ khi công nghệ này lần đầu tiên được đưa vào ứng dụng tại quốc gia này vào năm 2015.

Con chíp dưới da đã giúp thay thế cho các loại thể cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của người dân.

Ulrika Celsing, 28 tuổi, đã cấy một con chíp dưới tay mình để thay cho thẻ tập gym và thẻ chìa khóa văn phòng. Khi tới nơi làm việc, Celsing chỉ cần vẫy tay gần một chiếc hộp nhỏ và nhập mã để mở cửa, AFP cho biết.

Năm ngoái, công ty đường sắt SJ của chính phủ Thụy Điển cũng bắt đầu chấp nhận quét con chíp gắn trên cơ thể hành khách để thay cho vé tàu.

Con chíp này cũng có thể được dùng để mua sắm giống như một chiếc thẻ tín dụng không tiếp xúc, tuy nhiên, đến nay chưa có ai thử tính năng này.

Người Thụy Điển gắn chíp dưới da thay thẻ căn cước - Ảnh 1.

Bản chụp X quang bàn tay có gắn con chíp - Ảnh: Business Insider.

Quy trình cấy chíp cũng khá đơn giản, nhiều người thậm chí được cấy ngay tại một sự kiện ở nơi làm việc. Tuy nhiên, theo một nhà sinh vật học thuộc MAX IV Laboratory ở miền nam Thụy Điển, việc cấy chíp có thể gây ra nhiễm trùng hoặc phản ứng trong hệ miễn dịch của cơ thể.

Trào lưu Biohacking (bẻ khóa sinh học) - cấy các thiết bị công nghệ vào cơ thể - đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người đã bắt đầu sử dụng các sản phẩm công nghệ đeo trên cơ thể như đồng hồ Apple hay Fitits.

Khoảng 4 năm trước, công ty biohacking Thụy Điển Bionyfiken bắt đầu tổ chức những "bữa tiệc cấy ghép" mà ở đó nhiều người ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Mexico được cấy chíp vào tay.

Khoảng 50 nhân công ty của công ty máy bán hàng tự động Three Square Market có trụ sở tại Wisconsin cũng đã tình nguyện cấy chíp vào tay dùng để mua đồ ăn, đăng nhập vào máy tính và sử dụng máy photocopy.

Thụy Điển là một trong những quốc gia cởi mở với việc ứng dụng công nghệ nhất trên thế giới. Người dân tại quốc gia này nhìn chung sẵn sòng chia sẻ thông tin cá nhân - thông qua hệ thống an sinh xã hội, hơn các nước khác. Theo AFP, người dân nước này có thể dễ dàng biết được thu nhập của người khác chỉ đơn giản bằng cách gọi điện cho cơ quan thuế.

 

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng công nghệ chíp chưa đủ tiên tiến để không bị hacker tấn công. Nhà sinh vật học Libberton nói rằng thông tin cho người dùng còn quá hạn chế khiến họ không sợ bị hack hay giám sát.

"Cơ thể con người là nền tảng lớn tiếp theo. Cơ thể kết nối đã trở thành một hiện tượng và việc cấy ghép là một phần trong đó", Hannes Sjöblad - người sáng lập Bionyfiken cho biết. "Chúng ta đang cập nhật cho cơ thể mình những công nghệ mới trên quy mô lớn với những thiết bị công nghệ đeo trên cơ thể. Tuy nhiên, trong 5 - 10 năm nữa, những thiết bị này sẽ phát triển để có thể cấy vào da".

"Làm gì có ai muốn mang theo smartphone hay đồng hồ thông minh rườm rà nữa khi mà họ có thể đặt nó ở trong móng tay mình? Tôi cho rằng đây là tương lai chúng ta đang hướng đến", Sjöblad nói.

Ngoài Chính phủ, doanh nghiệp tư nhân có thể vay vốn ODA Nhật Bản
Đây là khẳng định của ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam tại cuộc họp báo thường niên diễn ra sáng nay, ngày 10/5, tại Hà Nội.
.
Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam trả lời báo chí ngày 10/5. 

Theo ông Konaka Tetsuo, cho vay với các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài là hoạt động đầu tư tài chính nước ngoài của JICA. Hình thức cho vay này sẽ có ba lĩnh vực được ưu tiên cho vay là: Phát triển cơ sở hạ tầng, Hỗ trợ người nghèo và Biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp tư nhân muốn tiếp cận nguồn vốn ODA của Nhật Bản phải hoạt động trong 3 lĩnh vực trên.

“Đối tương vay là doanh nghiệp tư nhân sẽ khác với Chính phủ, bởi vì doanh nghiệp tư nhân sẽ có hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi sẽ dẫn đến phá sản. Vậy nên, để xét duyệt đi và đến quyết định có doanh nghiệp nào đó hay không chúng tôi thường phải xem xét kỹ đến tình trạng  tài chính của doanh nghiệp đó”, Trưởng đại diện JICA nhấn mạnh.

Nói rõ hơn về nguyên nhân JICA đưa ra vấn đề cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân, ông Konaka Tetsuo cho hay, hiện ngoài JICA còn có các cơ quan tài chính khác như ngân hang Việt Nam hoàn toàn có thể là chủ thể cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này. Nhưng có thể có nhiều nguồn vay từ các tổ chức tài chính khác là do sẽ có một số lĩnh vực đặc thù như trên, cần có yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu chuyên môn khác.

Đặc biệt, hình thức cho vay này không yêu cầu các doanh Việt Nam phải liên doanh với các công ty Nhật Bản hoặc sử dụng các nguyên vật liệu của Nhật. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp này có sự gắn kết, phối hợp với doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được ưu tiên hơn.

Số tiền có thể cho vay không có giới hạn trần, sàn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể trở thành đối tượng được vay. Các dự án cho vay này có thể liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế khác như ngân hàng ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á).

Cũng trong khuôn khổ cuộc họp báo, ông Konaka Tetsuo cho biết thêm, hiện Việt Nam là một trong hai nước nhận nhiều vốn ODA từ Nhật Bản nhất (cùng với Ấn Độ). Từng làm việc ở Trung Quốc và Ấn Độ, ông Tetsuo cho biết nhu cầu vay vốn ODA của Trung Quốc gần như không còn, còn Ấn Độ đã trả được khá nhiều vốn vay ODA.

Trong năm tài chính 2017 (1/4/2017-31/3/2018), đã có 3 hiệp định đã được ký kết với tổng vốn vay ODA là 61,8 tỉ yên. Tổng giá trị vốn vay đã giải ngân là 105,4 tỉ yên, trong đó giá trị ròng là 53,9 tỉ yên. Về đầu tư tài chính nước ngoài, đã ký kết 1 hợp đồng tài chính mới có giá trị 75 triệu US D. Ký kết hiệp định viện trợ không hoàn lại cho 1 dự án mới với tổng trị giá 1,8 tỉ yên. Ngoài ra, 3 dự án hợp tác kỹ thuật đã hoàn thành, 30 dự án đang triển khai, trong đó có 6 dự án mới.

Về dự án chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản: 21 dự án đã hoàn thành, 34 dự án đang triển khai (trong đó có 12 dự án mới. Bên cạnh đó, 1 dự án hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở đã hoàn thành, 29 dự án đang triển khai (trong đó có 12 dự án mới.)

Nguồn: Báo Đầu tư

TP.HCM: Quy hoạch địa điểm phát triển loại hình dự án nghĩa trang công viên

UBND TP.HCM vừa chấp thuận bổ sung nội dung nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể địa điểm xây dựng nghĩa trang trên địa bàn TP vào Nhiệm vụ nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch chung TP theo đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

Việc lập quy hoạch tổng thể địa điểm xây dựng nghĩa trang trên địa bàn thành phố cần nghiên cứu phát triển loại hình nghĩa trang công viên, thân thiện với môi trường, theo mô hình của một khu công viên rộng lớn với cây xanh, hồ nước, đường bộ và các khu mộ được thiết kế một cách bài bản.

TP.HCM đang định hướng phân bổ phát triển không gian, quy mô dân số theo nội dung nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được duyệt.

Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng yêu cầu việc lập quy hoạch nghĩa trang cần cân đối quỹ đất nông nghiệp theo Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và các quy định hiện hành có liên quan, để xác định nhu cầu, quy mô quỹ đất và đề xuất các địa điểm xây dựng nghĩa trang cho phù hợp.

Nguồn: Nhịp sống kinh tế

(XHTT) - Trong thời gian tới, VNPT và NTT (Nhật Bản) sẽ xem xét phương án nhân rộng dự án giáo dục thông minh Smart Education nhằm áp dụng rộng rãi trong các trường học tại Việt Nam.

Hiện dự án này đang được triển khai thử nghiệm tại trường Tiểu học Archimedes. Mô hình giáo dục thông minh là dự án hợp tác giữa VNPT và NTT hướng đến đối tượng học sinh tại các trường tiểu học và THCS tại Việt Nam, trong đó áp dụng các ứng dụng CNTT mới nhất đã được triển khai thành công tại nhiều trường học ở Nhật Bản, phục vụ đắc lực hoạt động giảng dạy, học tập tại các trường.

Nhân chuyến đến thăm và làm việc tại Việt Nam, ngày hôm nay 3/5/2018, ông Manabu Sakai - Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cùng đoàn công tác đã đến trường Tiểu học Archimedes Academy và tham quan dự án Giáo dục thông minh hợp tác giữa VNPT và NTT Vietnam hiện đang được cung cấp thử nghiệm tại trường Tiểu học này.

Tham gia chuyến tham quan mô hình thử nghiệm giải pháp Giáo dục thông minh đang được thử nghiệm tại trường Tiểu học Archimedes còn có đại diện lãnh đạo NTT East, NTT Vietnam cùng đại diện lãnh đạo VNPT, VinaPhone.

 

Trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017, VNPT đã cùng NTT làm việc và thảo luận về khả năng hợp tác triển khai giải pháp Giáo dục thông minh Smart Education của NTT tại Việt Nam. Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, vào cuối tháng 5/2017, triển lãm Giáo dục thông minh, trưng bày giải pháp Smart Education của NTT đã được tổ chức Trung tâm Risupia Panasonic tại 90 Trần Thái Tông, Hà Nội. Triển lãm đã thu hút sự tham gia của đại diện Bộ TT&TT, Đại sứ quán Nhật Bản cùng hàng trăm cán bộ quản lý giáo dục, thấy cô giáo từ Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT, các trường.

Tiếp đó, vào tháng 7/2017, trên cơ sở kết quả thảo luận về kế hoạch thử nghiệm, kế hoạch kinh doanh cũng như tính khả thi của dự án, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc VNPT đã đại diện Tập đoàn tham gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với NTT về triển khai thử nghiệm lớp học thông minh tại Việt Nam.

Triển khai thỏa thuận hợp tác nêu trên, từ tháng 1/2018, được sự cho phép của Bộ GD&ĐT, VNPT và NTT Việt Nam đã triển khai thử nghiệm mô hình lớp học thông minh tại trường Tiểu học Archimedes Academy. Mô hình lớp học thông minh gồm có: Nền tảng điện toán đám mây kết nối bảng tương tác, máy tính và máy tính bảng (Techcanvas); Nội dung giảng dạy được số hóa và lưu trữ trên đám mây; Các thiết bị phục vụ lớp học (bảng tương tác, máy tính cho giáo viên, máy tính bảng cho học sinh, hệ thống tủ sạc, các phụ kiện); Hạ tầng truyền dẫn (đường truyền Internet trực tiếp, Wi-Fi access point, Switch, cáp CAT5...); Nhân viên hỗ trợ CNTT trực tiếp hỗ trợ giáo viên và học sinh trong lớp học.

Sau 4 tháng thử nghiệm, bước đầu dự án đã nhận được những phản hồi tích cực của giáo viên và học sinh về mô hình lớp học thông minh.
Sau 4 tháng thử nghiệm, bước đầu dự án đã nhận được những phản hồi tích cực của giáo viên và học sinh về mô hình lớp học thông minh.

Sau 4 tháng thử nghiệm, bước đầu dự án đã nhận được những phản hồi tích cực của giáo viên và học sinh về mô hình lớp học thông minh. Theo chia sẻ của giáo viên trường Tiểu học Archimedes, qua việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng CNTT hiện đại theo mô hình lớp học thông minh, các em học sinh hào hứng hơn với tiết học. Các bài học cũng trở nên dễ hiểu hơn với các em nhờ có các ví dụ trực quan sinh động; việc được thực hành trực tiếp trên lớp đã giúp các em hiểu bài sâu hơn, từ đó phát huy được tính sáng tạo, năng lực tư duy, cách làm việc nhóm và các kỹ năng cần thiết khác.

Theo chia sẻ của đại diện dự án, kế hoạch kinh doanh và thương mại hóa mô hình Giáo dục thông minh đang được hai bên VNPT và NTT đưa vào thảo luận. Song song với thử nghiệm tại trường Archimedes, các bên sẽ tiếp tục làm việc, đàm phán và tiến hành thương mại hóa mô hình này tại nhiều trường học ở Việt Nam, dự kiến trước thềm năm học mới 2018-2019.

Nguồn: Tạp chí Xã hội Thông tin

Ông Anup Changaroth, Giám đốc cấp cao Phòng Công nghệ và Phát triển Kinh doanh Chiến lược, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Ciena khẳng định, Ciena luôn sẵn sàng và mong muốn được tham gia vào quá trình phát triển công nghệ 5G ở Việt Nam.

Gặp gỡ báo chí Việt Nam sau một hội thảo liên quan đến phát triển 5G tại Việt Nam, ông Anup Changaroth, Giám đốc cấp cao Phòng Công nghệ và Phát triển Kinh doanh Chiến lược, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Ciena khẳng định, Ciena luôn sẵn sàng và mong muốn được tham gia vào quá trình phát triển công nghệ 5G ở Việt Nam.

“Với nhiều nước, người ta vẫn định vị 5G không phải là câu chuyện của hôm nay, năm nay mà là câu chuyện của 2 năm tới hay xa hơn một chút, nhưng quá trình chuẩn bị phải bắt đầu từ bây giờ để tạo ra những nền tảng căn bản giúp 5G nhanh chóng phát triển trong thực tế. Ở Việt Nam, thời điểm có thể xa hơn, nhưng ngay từ lúc này, tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng đều cần phải nghiên cứu trước xem họ cần phải chuẩn bị những gì”, ông Anup Changaroth nói.

.
Ông Anup Changaroth, Giám đốc cấp cao Phòng Công nghệ và Phát triển Kinh doanh Chiến lược, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Ciena

Có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất sớm, Ciena đã hợp tác với rất nhiều khách hàng Việt Nam để trở thành là một trong những đơn vị cung cấp truyền dẫn cáp quang, đặc biệt là cung cấp băng thông rất lớn cho mạng trục Việt Nam và khu vực. Công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN - có thể nói là một trong những khách hàng đầu tiên của Ciena tại thị trường Việt Nam.

“Chúng tôi đang nhìn thấy nhu cầu truyền dẫn băng thông rất lớn của thị trường Việt Nam, và chúng tôi đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này”, ông Anup Changaroth nói.

Thông tin cho biết, hiện nay, tại Việt Nam, Ciena đã và sẵn sàng cung cấp một loạt sản phẩm và giải pháp giúp cải thiện hoạt động vận hành mạng và viễn thông tiên tiến, cũng như các ngành kinh doanh bao gồm cáp quang gói tích hợp, mạng gói, và tự động hóa thông minh.  

Trong đó, các gói cáp quang tích hợp được thiết kế nhằm hiện đại hóa mạng. Các sản phẩm cáp quang gói tích hợp của Ciena hội tụ các tính năng Ethernet, TDM và WDM toàn diện trên các nền tảng đơn lẻ để cung cấp các dịch vụ mới và hiện có một cách hiệu quả về chi phí, từ tiếp cận truy cập đường biên, dọc theo lõi đường trục và qua các tầng đại dương.

Trong khi đó, liên quan đến việc tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ 5G, ông Anup Changaroth  cho biết, Ciena chủ yếu tham gia dưới hai hình thức.

Một là xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn cho các công nghệ như ITU, GSMA hay một số công nghệ khác mà bản thân Ciena cũng tham gia xây dựng các tính năng hay cấu hình cho các hệ thống tiêu chuẩn này.

Hai là tham gia vào cung cấp công nghệ và các giải pháp cho từng khách hàng cụ thể. “Chúng tôi có các khách hàng ở Mỹ, Úc và Nhật. Đây là những đơn vị xây dựng hạ tầng cơ sở để cung cấp nền tảng 5G”, ông Anup Changaroth nói và cho biết, ở Việt Nam, Ciena sẵn sàng cung cấp thông tin và tư vấn cho các khách hàng về cách thức xây dựng hệ thống hay tổ chức các hệ thống kiểm soát phần mềm như thế nào cho hiệu quả khi chuyển sang 5G.  

“Chúng tôi tin rằng, với bất kỳ khách hàng nào lựa chọn Ciena ngay bây giờ sẽ có cơ hội mở rộng sang công nghệ 5G sớm hơn so với bất kỳ một công ty dịch vụ nào khác”, ông Anup Changaroth nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư, ông Anup Changaroth cho biết, lý do khiến các nhà cung cấp dịch vụ nên lựa chọn công nghệ và dịch vụ của Ciena là vì Tập đoàn có những lợi điểm quan trọng.

Thứ nhất, đó là khả năng mở rộng, nâng cấp hệ thống network. Theo đó, Ciena có khả năng nâng cấp bước sóng, đường truyền từ 10 Gbps lên 40 Gbps - 100 Gbps, tiếp nữa là 200 Gbps, thậm chí tới đây là 400 Gbps chỉ trong một thời gian rất ngắn, điều mà không đối thủ nào có thể làm được.

Thứ hai, đó là hiện nay Ciena vẫn là nhà cung cấp duy nhất trên nền tảng phần mềm là mã nguồn mở. “Có nghĩa là chúng tôi công bố công khai cho các khách hàng để họ tự tích hợp hệ thống, tự nâng cấp và mở hệ thống mà không cần phải trả thêm chi phí gì. Chúng tôi sử dụng công nghệ API, hệ thống sử dụng mã nguồn mở giúp mang lại sự chủ động cho khách hàng”, ông Anup Changaroth nhấn mạnh.

“Chúng tôi sẽ không chỉ dừng lại ở năng lực cung cấp bước sóng là 400 Gbps, mà đầu năm tới sẽ tiếp tục nâng cấp lên thành 600-800 Gbps trên một bước sóng. Nghĩa là troong 12 tháng, bước sóng có thể tăng được gấp đôi. Do vậy, chúng tôi luôn tin tưởng sẽ đi trước tất cả các đối thủ khác”, ông Anup Changaroth tin tưởng.

Nguồn: Báo Đầu tư

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo điểm yếu an toàn thông tin nghiêm trọng trên các thiết bị router (thiết bị định tuyến)/switch (bộ chuyển mạch) của Cisco.

"Qua công tác giám sát, theo dõi, thu thập thông tin và phân tích kỹ thuật ban đầu, Cục An toàn thông tin nhận thấy có hơn 1000 thiết bị bị ảnh hưởng và Việt Nam là một trong những nước có dải IP bị dò quét lỗ hổng này nhiều nhất. Đặc biệt các thiết bị này đều là những thiết bị sử dụng trong môi trường mạng lớn và các hệ thống lõi.", Công văn số 151/CATTT-TTTV nêu rõ.

bảo mật,lỗ hổng
Thiết bị của Cisco

40 điểm yếu an toàn thông tin (lỗ hổng) trên nhiều thiết bị của Cisco trong đó có lỗ hổng với mã lỗi quốc tế CVE-2018-0171 tồn tại trong chức năng Smart Install của hệ điều hành Cisco IOS.

Đây là chức năng sử dụng để quản lý cài đặt, triển khai thiết bị và thường được bật mặc định.

Đối tượng tấn công khai thác lỗ hổng bằng cách gửi một thông điệp giả mạo Smart Instal đến cổng TCP 4786 của thiết bị. Việc khai thác thành công cho phép đối tượng tấn công khởi động một tiến trình để nạp lại thiết bị, thực thi mã lệnh từ xa hoặc thực hiện một vòng lặp vô hạn trên thiết bị dẫn đến tình trạng từ chối dịch vụ.

Cisco đã xác nhận thông tin về lỗ hổng này trên các thiết bị router/switch của mình hôm 28/3 vừa qua.

Các chuyên gia an toàn thông tin của Cisco cho biết, đối tượng tấn công đã lợi dụng lỗ hổng CVE-2018-0171 để thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng trên thế giới.

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh nguy cơ bị tấn công mạng, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức cần: Kiểm tra, rà soát các thiết bị mạng có thể bị ảnh hưởng theo hướng dẫn, đặc biệt các thiết bị trong danh sách (dưới đây).

bảo mật,lỗ hổng
Danh sách các thiết bị Cisco có thể bị ảnh hưởng

Cách khắc phục lỗ hổng

Kiểm tra lỗ hổng CVE-2018-0171 bằng cách dùng công cụ Cisco công bố tại đây.

Hoặc chạy lệnh show vstack config trên thiết bị Cisco, nếu hiển thị nội dung như bên dưới thì thiết bị có sử dụng Smart Intstall Client.

bảo mật,lỗ hổng

Khắc phục lổ hổng bằng cách cập nhật và nâng cấp hệ điều hành cho thiết bị theo hướng dẫn của Cisco tại đây.

Trong trường hợp không nhất thiết phải sử dụng chức năng Smart Instal, quản trị viên có thể chạy lệnh no vstack trên thiết bị bị ảnh hưởng để tắt tính năng này.

Ngoài ra, có thể chặn cổng 4786 sử dụng Access List theo hướng dẫn bên dưới nếu không sử dụng đến tính năng của cổng này.

bảo mật,lỗ hổng

Nguồn: Vietnamnet

 

 

Sáng 26/04/2014, Đại hội cổ đông Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) đã diễn ra tại Hội trường văn phòng Tổng công ty – Lô 46, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM; với sự tham dự của các cổ đông sở hữu đại diện cho 88,21% vốn điều lệ.

 TP.HCM, ngày 26 tháng 06 năm 2014

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2013

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG SÀI GÒN – SAIGONTEL

 

Sáng 26/04/2014, Đại hội cổ đông Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) đã diễn ra tại Hội trường văn phòng Tổng công ty – Lô 46, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM; với sự tham dự của các cổ đông sở hữu đại diện cho 88,21% vốn điều lệ.

Đại hội lần này đã bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng Quản trị là bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du Lịch Sài Gòn và bà Nguyễn Thị Sương – Tổng Giám Đốc Công ty CP Sắc Màu Sài Gòn; bổ sung 1 thành viên Ban Kiểm Soát, nhiệm kỳ 2013-2018; Thay đổi ngành nghề kinh doanh; Tăng vốn điều lệ từ 672,75 tỷ đồng lên 740,02 tỷ đồng; đồng thời sửa đổi Điều lệ Công ty theo Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Đại hội cũng đã nhất trí thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2013 và một số chỉ tiêu, định hướng năm 2014. Cụ thể,

Kết thúc năm tài chính 2013, Công ty đã thoát lỗ và mang về lợi nhuận là 160,68 triệu đồng. Trong đó, tổng doanh thu là 259,83 tỷ đồng; đạt 44,73% kế hoạch; tăng 3,23 lần so với cùng kỳ năm 2012.

Trong phần trình bày về hoạt động năm 2013 của Ban điều hành, Tổng giám đốc SAIGONTEL – Bà Nguyễn Cẩm Phương lý giải nguyên nhân Công ty vẫn chưa đạt được chỉ tiêu doanh số đề ra bởi nền kinh tế vẫn chưa kịp hồi phục hoàn toàn sau đợt khủng hoảng vừa qua nên đã ảnh hưởng đến Công ty và các đối tác lớn trong và ngoài nước của SAIGONTEL; nên một số dự án lớn không thể triển khai theo đúng kế hoạch. Mặt khác, nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình chung. Hơn nữa, năm nay SAIGONTEL lại đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ trong tất cả mọi lĩnh vực để phù hợp hơn với tình hình hiện tại, do vậy một số hoạt động kinh doanh của công ty đã ít nhiều bị ảnh hưởng.

Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2014, SAIGONTEL  đặt mục tiêu tăng trưởng 35% về doanh thu; lợi nhuận dự kiến đạt 70 tỷ đồng.

SAIGONTEL cũng xác định, ngoài những nguồn thu ổn định từ việc cho thuê tòa nhà Saigon ICT và KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn; Lĩnh vực công nghệ viễn thông, truyền thông sẽ là hoạt động kinh doanh chính của Công ty trong năm nay, cụ thể:

Tiếp tục đầu tư kinh doanh hạ tầng khu ICT; Triển khai phát triển hạ tầng viễn thông tại các KCN và các dự án do Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) quản lý vốn là thế mạnh của SAIGONTEL; Phân phối các sản phẩm điện tử công nghệ cao, đặc biệt là Smartphone - hiện vẫn đang là một phân khúc đầy tiềm năng đối với thị trường Việt Nam mà SAIGONTEL đã có nhiều kinh nghiệm sẽ là một ưu thế.

Bên cạnh đó, trong năm 2014 Công ty cũng bắt đầu đẩy mạnh việc kinh doanh đối với các dịch vụ và sản phẩm viễn thông cũng như công nghệ số như Set top box (STB), IPTV, các nội dung số cho truyền hình,…

Với những hướng đi này, cùng những thay đổi linh hoạt tùy vào từng thời điểm, Công ty hy vọng sẽ tiếp tục phát triển và nắm bắt nhanh chóng tất cả các cơ hội có được, quyết tâm đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất các nhu cầu của các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng về các sản phẩm cũng như dịch vụ viễn thông, bất động sản – khu công nghiệp và truyền thông.

 

Các hoạt động nổi bật của SAIGONTEL trong năm 2013

Ngày 6/4/2013, SAIGONTEL chính thức tổ chức lễ ra mắt và giới thiệu sản phẩm Smartphone thương hiệu Sharp. Đây cũng là sản phẩm mà SAIGONTEL được phép phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam. Với sự kiện này, SAIGONTEL cũng chính thức bắt đầu triển khai các hoạt động phân phối sản phẩm viễn thông cũng như thiết bị di động công nghệ cao trên thị trường.

Tháng 10/2013, SAIGONTEL tiếp tục trở thành nhà phân phối chính thức cho nhãn hàng điện thoại Haier tại thị trường Việt Nam.

Cuối năm 2013, SAIGONTEL cũng đã ký được hợp đồng cung cấp sản phẩm cho Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel về các thiết bị di động và sản phẩm viễn thông. Việc hợp tác này đã chứng minh được năng lực của SAIGONTEL cũng như sẽ mở ra những cơ hội mới cho SAIGONTEL trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm viễn thông trong tương lai.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG SÀI GÒN – SAIGONTEL

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Bà: Nguyễn Cẩm Phương

Chức vụ: Tổng giám đốc

Địa chỉ: Lô 46, Công viên Phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

Điện thoại: 08.3715.9909

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: www.saigontel.com

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) vừa chính thức khai trương F.Studio đầu tiên thuộc chuỗi cửa hàng được ủy quyền cấp 1 của hãng Apple vào chiều ngày 17/9/2012.

Tọa lạc tại tầng 1 Trung tâm Thương mại IPH (Indochina Plaza) 239 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy (Hà Nội), F.Studio có diện tích 136 m2 là nơi trưng bày và bán các sản phẩm iPod, iPhone, iPad, iMac, MacBook cùng nhiều phụ kiện công nghệ Apple.

Khách hàng được trải nghiệm những sản phẩm mới nhất của Apple tại F.Studio. Ảnh: P.M

Dự kiến, sáng ngày 25/9 tới đây FPT Retail tiếp tục khai trương cửa hàng F.Studio thứ hai tại 121 Lê Lợi, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Trao đổi với ICTnews, ông Ngô Quốc Bảo - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Sản phẩm Apple, thuộc FPT Retail bày tỏ: "Bên cạnh việc ra mắt chuỗi cửa hàng F.Studio hôm nay, FPT Retail cũng chính thức thay đổi tên nhận diện hệ thống bán lẻ sản phẩm cấp 2 của Apple tại Việt Nam là iStore Premium trở thành F.Store".

Như vậy, FPT Retail là công ty duy nhất sở hữu chuỗi bán lẻ với đầy đủ 3 mô hình cửa hàng Apple gồm đại lý ủy quyền cấp 1 APR (Apple Premium Reseller) là F.Studio; đại lý ủy quyền cấp 2 AAR (Apple Authorised Reseller) là F.Store và CES (Consumer Electronic Stores).

Đại diện FPT Retail chia sẻ, đến với 3 mô hình cửa hàng Apple của FPT, khách hàng đều được sử dụng sản phẩm chính hãng và hưởng những ưu đãi về giá tốt nhất cũng như chính sách chăm sóc, bảo hành theo tiêu chuẩn toàn cầu của Apple tại Việt Nam.

Trong tuần đầu tiên khai trương F.Studio Indochina (từ 17 - 23/9/2012), khách tham quan sẽ được miễn phí dán màn hình iPhone, iPad và được cài đặt gói ứng dụng bản quyền trị giá 7 triệu đồng (ứng dụng trò chơi, giải trí, văn phòng…); mua laptop và máy bàn khách hàng sẽ được tặng 1 iPod Shuffle, mua iPad được tặng voucher đến 1 triệu đồng, mua iPhone 4/4S nhận voucher 500.000 đồng.

Ngoài ra, FPT Retail còn đồng loạt giảm 10% giá bán đối với tất cả sản phẩm phụ kiện; tặng túi Tucano Dritta trị giá 1 triệu đồng cho khách hàng có hóa đơn mua hàng từ 2 triệu trở lên; mỗi ngày bán 10 máy The new iPad 16GB với giá 10,99 triệu đồng (giá niêm yết là 12,29 triệu).

Phan Minh (theo ICTNews)

Our Strategic Partners