SAIGONTEL News

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

At 3:00 pm on July 27, 2018, in the framework of “TAIWAN EXPO 2018” was held at the Saigon Exhibition & Convention Center (SECC), District 7, Ho Chi Minh. Saigon Telecommunication and Technologies Corporation (SAIGONTEL) has signed a memorandum of understanding on environmental protection projects with NANOPLUSTECH, a company established in 2006, with major shareholders. such as Foxconn Technology Group, Nichia Group, JAFCO.

The main products of NANO PLUSTECH are Nanoparticles; Thermal Materials, Biotechnology; Research, produce and sell laser applications.

NANO PLUSTECH is always at the forefront of technology as well as environmental treatment equipment in Taiwan, specializing in waste water treatment and recycling and air pollution.

0A4442FD 2BEF 48B4 9DE5 A23D48D09A32

The purpose of this MOU is to document the parties’ commitment to collaboration and to clearly identify the roles and responsibilities of each party in relation to environmental protection business joint-development in Vietnam's industrial zones

SAIGONTEL is responsible for Conducting and Obtaining the relevant government approval documents. And is committed to the establishment of relevant legislation; Providing a place to carry out work to overcome environmental pollution problems, first of all sample sites.; Working with NANOPLUSTECH closely to develop and expand environmental protection business related to air pollution and wastewater treatment , Waste treatment and recycling project and etc.in Vietnam's industrial zones.

In addition, NANOPLUSTECH is responsible for Provide equipment, Conducting the necessary technical guidance, market experience sharing, sample delivery, and logistical support; Providing an innovative, effective and comprehensive business model for Party A so that both parties can expand the environmental protection business in Vietnam quickly and efficiently.

CAE1D53B D91C 485F BB5C FD493A57DF57

Ms Nguyen Cam Phuong CEO of SAIGONTEL and Mr Jasper Lu - Chairman of NANOPLUSTECH (betwen) Representatives of the two sides signed a memorandum of understanding

Memorandum of Cooperation between SAIGONTEL and NANOPLUSTECH is also witnessed by representatives of Environmental Engineering Company (ECOVE), one of NANOPLUSTECH's partners. Founded in 1994, ECOVE is a wholly owned subsidiary of Taipei-based CTCI Global Engineering Corporation, with 7,500 employees and a turnover of 71.6 billion TWD ($ 2.4 billion) for the whole year.

ECOVE has markets throughout Taiwan, Macao, China, Southeast Asia, India and the United States, providing environmental services from Waste Management (EfW), Waste Management waste water treatment, solar energy and PET recycling.

With more than 20 years of experience, ECOVE has quickly become a pioneer in investing and developing photovoltaic power plants, recycling and processing plants through public-private partnerships (PPPs) , energy production from waste, waste management, resource recovery and solar business.

The signing ceremony has been a success, since the relationship between the two sides will be increasingly tightened and tightened together to develop the environmental protection of enterprises in industrial parks. in Vietnam such as nanotechnology, air pollution and waste water treatment, waste treatment and recycling ... etc ...

Overview of the signing ceremony of the Memorandum of Understanding on environmental protection projects with NANOPLUSTECH (Taiwan) via the link: https://youtu.be/lPYNJP8VO0k

PR Dept.

photo1533218774051 15332187740511248491027

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh

đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là nội dung được đề cập tại Hội nghị thẩm định Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHVT Bắc Ninh) do Thứ trướng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh chủ trì ngày 2/8, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thành cùng tham dự Hội nghị.

Đô thị phát triển nhanh hơn so với quy hoạch được duyệt

Bắc Ninh gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Diện tích tự nhiên khoảng 822,7km2, dân số khoảng 1,3 triệu người.

Báo cáo tại Hội nghị, tư vấn đồ án – Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (VIUP) cho biết: Việc điều chỉnh QHVT Bắc Ninh là rất cần thiết bởi sau 5 năm triển khai QHVT Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt năm 2013, Bắc Ninh đã phát triển kinh tế, dân số, lao động tăng cao hơn nhiều so với dự báo. Nhiều nhà đầu tư lớn đề xuất dự án mới có quy mô lớn, phát triển đô thị nhanh hơn so với quy hoạch được duyệt.

Hơn nữa, việc điều chỉnh QHVT Bắc Ninh còn nhằm cụ thể hóa đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016. Theo đó, Bắc Ninh cùng với Hà Nội và Vĩnh Phúc sẽ là các cực tam giác tăng trưởng, giữ vai trò hạt nhân của vùng Thủ đô.

Đồng thời, việc điều chỉnh QHVT Bắc Ninh còn là nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022. Đồ án Điều chỉnh QHVT Bắc Ninh sẽ cập nhật nội dung quy hoạch phù hợp với các tiêu chí xây dựng đô thị loại I trực thuộc Trung ương; đề xuất các giải pháp và lộ trình phát triển đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp…

Điều chỉnh QHVT Bắc Ninh sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, lập điều chỉnh quy hoạch chung và định hướng cho điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ.

Hình thành 5 trục phát triển

Theo đồ án điều chỉnh QHVT Bắc Ninh, cấu trúc đô thị được định hướng là “Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn”, gồm đô thị trung tâm Bắc Ninh, đô thị vệ tinh – xã Thuận Thành, cùng 2 vùng dân cư nông thôn là Gia Bình, Lương Tài.

Cấu trúc không gian được kết hợp giữ cấu trúc mạng hướng tâm và cấu trúc hành lang phát triển. QHVT Bắc Ninh sẽ hình thành 5 trục phát triển. Thứ nhất là trúc phát triển đô thị, dịch vụ dọc QL1, nối Từ Sơn – Tiên Sơn – Bắc Ninh, kết hợp với trục phát triển đô thị Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang.

Thứ hai là trục phát triển đô thị công nghiệp dọc QL18, nối Yên Phong – Bắc Ninh – Quế Võ, xây dựng các đô thị công nghiệp hoàn chỉnh, bổ sung cơ sở hạ tầng xây dựng, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp.

Thứ ba là trục phát triển đô thị, dịch vụ dọc QL38, vành đai 04, TP Bắc Ninh, Thuận Thành. Thứ tư là trục phát triển đô thị, dịch vụ dọc hành lang sông Đuống. Thứ năm là trục phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp sinh thái công nghệ cao dọc QL17, nối Quế Võ – Gia Bình – Thuận Thành.

Khu vực Bắc sông Đuống là vùng nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương (đô thị trung tâm) với chức năng là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ. Trung tâm khu vực là TP Bắc Ninh.

Khu vực Nam sông Đuống là vùng ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương, gồm huyện Thuận Thành với chức năng vùng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp; huyện Gia Bình với chức năng là vùng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ; huyện Lương Tài với chức năng là vùng nông nghiệp – công nghiệp- dịch vụ. Trung tâm khu vực là huyện Thuận Thành.

Cũng theo quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2035 gồm 7 đô thị, trong đó đô thị trung tâm Bắc Ninh là đô thị loại I. 6 đô thị còn là gồm các khu vực Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài.

Các khu chức năng cấp vùng tỉnh, gồm khu đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ I (làng Đại học I), khu vực du lịch văn hóa và sinh thái núi Dạm tại TP Bắc Ninh; Làng Đại học II, Khu đô thị du lịch Phật tích tại huyện Tiên Du; Khu liên hiệp thể thao Bắc Ninh tại huyện Tiên Du và Quế Võ; Khu đô thị sinh thái, văn hóa nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí địa bàn huyện Tiên Sơn, thị xã Từ Sơn; Sân gofl quốc tế, khu tổ hợp đô thị, du lịch, văn hóa, vui chơi, giải trí tại huyện Thuận Thành.

photo 1 1533218756311439930413

Đặc biệt, Bắc Ninh phát triển vành đai xanh “Du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống, trong đó sông Đuống làm trung tâm. Cụm di tích Thuận Thành, Phật tích, Gia Bình làm hạt nhân với các chức năng vành đai xanh, cân bằng sinh thái, vùng cảnh quan, hành lang kết nối 2 khu vực Bắc và Nam sông Đuống.

Vành đai xanh “Du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống chính là “xương sống” của bộ khung bảo vệ thiên nhiên, vùng bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử, làng cổ, làng nghề truyền thống, vùng du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng.

 

Đồ án cũng đề cập các nội dung khác như hệ thống điểm dân cư nông thôn, các khu vực kiểm soát đặc biệt, hệ thống cơ sở sản xuất (gồm các khu công nghệ cao, Khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, hệ thống thương mại, dịch vụ và du lịch, nông thôn), hệ thống hạ tầng xã hội; định hướng quy hoạch sử dụng đất đai, định hướng hạ tầng kỹ thuật và xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư…

Cần chú trọng phát triển Bắc Ninh thành đô thị thông minh

Tại Hội nghị, các thành viên hội đồng thẩm định đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện đồ án. Theo đó, đồ án được đơn vị tư vấn thực hiện công phu, bài bản, có nhiều số liệu, nội dung có tính khả thi cao. Tuy nhiên, đồ án cần phân tích ưu, nhược điểm hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông; rà soát chỉ tiêu đất giao thông đô thị; chú ý hệ thống chiếu sáng đô thị; xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư; bổ sung nội dung xây dựng nông thôn mới, cụm công nghiệp làng nghề.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh trong việc chỉ đạo đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thành đồ án để trình thẩm định. Đơn vị tư vấn đã nghiêm túc triển khai đồ án, tuân thủ đúng theo nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy hoạch vùng có liên quan đến Bắc Ninh.

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh yêu cầu đơn vị tư vấn bổ sung đánh giá hiện trạng hạ tầng đô thị, giao thông, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, phát triển nông thôn mới; xác định lại định hướng phát triển không gian vùng, chú trọng phát triển Bắc Ninh thành đô thị thông minh, rà soát các dự báo về đô thị hóa, tăng dân số đảm bảo có cơ sở và bám sát thực tế hơn.

Sau cùng, Thứ trưởng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tư vấn tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia phản biện và thành viên Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng, sớm hoàn thiện báo cáo thuyết minh đồ án gửi lãnh đạo Bộ Xây dựng xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Quý Anh – Đình Hà (Xây dựng)

Nhiều chính sách mới quan trọng về kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2018...

baocaotaichinhxnvj 15330893728761503592888 0 119 804 1550 crop 1533089379951505671787

Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng; thay mức 1.417.000 đồng trước đây.

Tăng trợ cấp cho người có công, quy định chi phí hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp; trường mầm non quốc tế được nhận trẻ dưới 5 tuổi' thí điểm lập đội quản lý trật tự đô thị cấp quận huyện…là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2018.

Tăng trợ cấp cho người có công

Nghị định 99/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 27/8 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng; thay mức 1.417.000 đồng trước đây.

Như vậy, mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của mỗi liệt sỹ là 1.515.000 đồng. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1.270.000 đồng.

Bệnh binh được hưởng trợ cấp từ 1.581.000 đến 3.859.000 đồng, tùy mức suy giảm khả năng lao động. Riêng bệnh binh bị suy giảm từ 81% trở lên còn được hưởng thêm mức phụ cấp từ 760.000 đến 1.515.000 đồng/tháng.

Hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp đến 10 tỷ đồng

Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp quy định dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết (nhà xưởng, bến bãi…). Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.

Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng. Hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

Để được hưởng ưu đãi, các bên liên kết phải đảm bảo một số điều kiện như: phù hợp với quy hoạch; có giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm chất lương sản phẩm, an toàn thực phẩm; thời gian liên kết tối thiểu 3 năm hoặc 5 năm. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/8.

Thí điểm Đội Quản lý TTXD đô thị cấp quận, huyện

Quyết định 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng về thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã ở Hà Nội, có hiệu lực từ 10/8.

Quyết định nêu rõ Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã thuộc Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.

Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình; thực hiện nhiệm vụ thông báo, kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý.

Trẻ dưới 5 tuổi được học trường quốc tế

Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ 1/8. Theo đó, Nghị định bỏ quy định học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi không được học các chương trình đào tạo nước ngoài như trước đây.

Quy định mới chỉ yêu cầu số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.

Thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không quá 5 năm, kể từ ngày phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.

Phải khai báo y tế khi đưa hài cốt, thi thể qua biên giới

Đó là một trong những nội dung của Chính phủ ban hành Nghị định 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/6/2018, về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Nghị định yêu cầu thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế. Việc kiểm tra giấy tờ được thực hiện với tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới.

Các giấy tờ kiểm tra gồm: Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (kể cả tro cốt); giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát; giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam; giấy tờ chứng minh tử vong đối với thi thể, hài cốt.

Thời gian hoàn thành việc kiểm tra này là không quá 15 phút/thi thể, hài cốt. Riêng việc kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt, thời gian hoàn thành là không quá 1 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/8.

Tiêu chuẩn với viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 03/2018 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội có hiệu lực từ 1/8, quy định về tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, viên chức lĩnh vực này phải tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp...

Thông tư cũng yêu cầu viên chức phải công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực người học; có đủ sức khỏe và lý lịch rõ ràng.

Ngoài ra, một số chính sách, quy định mới điều chỉnh mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc, Biểu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xử phạt tôm bơm tạp chất…cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2018.

Theo Bảo Quyên (VnEconomy)

photo1533049749689 15330497496891036269209

Sau giao dịch ông Đặng Thành Tâm sở hữu hơn 29 triệu cổ phiếu.

Ông Đặng Thành Tâm vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo. Theo đó trong khoảng thời gian từ 28/6 đến 27/7/2018 ông Đặng Thành Tâm đã hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu ITA đăng ký trước đó, nâng lượng nắm giữ sau giao dịch lên hơn 29.06 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,1% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Tân Tạo.

Ông Đặng Thành Tâm là em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT của Tân Tạo. Ngoài sở hữu cổ phiếu ITA, ông Đặng Thành Tâm còn là cổ đông lớn của Kinh Bắc (KBC), của Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC), của Saigontel (SGT). Trong đó ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT của Kinh Bắc (KBC) và của Saigontel (SQC).

Sau những ngày giảm sâu, hiện tại cổ phiếu ITA đang bắt đầu phục hồi và tăng lên mức 2.700 đồng/cổ phiếu.

Tân Tạo cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 với lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỷ đồng, gấp 22 lần cùng kỳ năm ngoái. Do quý 1 lỗ nên LNST 6 tháng đầu năm đạt 46,5 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái

q 15330498599353719514

Diễn biến giá cổ phiếu ITA trong 6 tháng gần đây.

 

Theo InfoNet

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT về Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất Quý 2/2018

photo1532907483497 15329074834971599455631

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng đến 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái...

Trong số gần 60.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, có gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26%) và gần 40.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể (tăng 45,6%).

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7/2018, cả nước có 11.262 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 122,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 0,2%.

Cũng trong tháng 7/2018, có gần 3.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 9% so với tháng trước; gần 8.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm 9% và hơn 1.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1%.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước có gần 76.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 771,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 7,4%.

Nếu tính cả 1.460,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2018 là 2.231,5 nghìn tỷ đồng.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, với 18.696 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng qua đã nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay lên gần 94,5 nghìn doanh nghiệp.

Theo lĩnh vực hoạt động, trong 7 tháng đầu năm 2018 có 25,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, chiếm 33,9% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, một số ngành khác có số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở mức cao là doanh nghiệp xây dựng (tăng 5,2%); doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (tăng 15,4%); doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 12,7%); doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (tăng 43,9%)...

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 lên đến gần 60.000 doanh nghiệp, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 26% và gần 40.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 45,6%.

 

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng đầu năm 2018 là 7.714 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy (tăng 19,8%); công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 26,2%); xây dựng (tăng 6,9%).

Theo Duyên Duyên (Vneconomy)

photo1532594142454 15325941424561396828003

Kết quả khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp Singapore cho thấy Việt Nam là 1 trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp nước này. Tính đến tháng 10/2017, Singapore đầu tư hơn 30 tỷ USD vào Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

‎Một nghiên cứu từ HSBC chỉ ra rằng tổng đầu tư từ các doanh nghiệp tại Singapore vào thị trường ASEAN đến năm 2020 được kỳ vọng sẽ tăng, trong đó Việt Nam là một trong 3 thị trường chính.

Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn, 76% cho rằng họ đã hoạt động tại thị trường Việt Nam (là tỉ lệ cao chỉ đứng sau Malaysia 87%, Indonesia 81% và Thái Lan 80%), và 30% kỳ vọng mở rộng hoạt động hơn nữa tại thị trường này trong hai năm tới (chỉ sau Indonesia và Malaysia).

Theo kết quả khảo sát, Nhu cầu tiêu dùng và môi trường đầu tư là 2 yếu tố chính thúc đẩy các kế hoạch mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Singapore.

Theo kết quả báo cáo, 81% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam đánh giá cao Nhu cầu khách hàng tiềm năng, 75% nhấn mạnh Tổng thể môi trường đầu tư và 63% đề cao Chi phí hoạt động kinh doanh.

2 lý do tiếp theo để Việt Nam hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Singapore là việc Dễ dàng xây dựng mối quan hệ đối tác và Luật đầu tư nước ngoài.

Năm 2016, Singapore mang lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao thứ ba, chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức 2,41 tỷ USD. Tính đến tháng 10 năm 2017, theo Cục Xúc Tiến Thương Mại Việt Nam, Singapore đầu tư hơn 41 tỷ đô la Singapore (tương đương 30 tỷ USD) vào Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đầu tư từ Singapore vào Việt Nam đến từ các doanh nghiệp bản địa cũng như từ nhiều công ty quốc tế. Trong số 37.400 doanh nghiệp quốc tế tại Singapore, có 7.000 công ty là công ty đa quốc gia và 60% có hoạt động trong khu vực.

Ông Winfield Wong, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam nhận định: "Trong khi các doanh nghiệp Singapore đánh giá cao đà tăng trưởng của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, báo cáo cho thấy nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này trước những tiềm năng kinh tế có được từ sự thay đổi nhân khẩu học."

"Ngoài lĩnh vực tiêu dùng, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam – vốn đã có thế mạnh – hiện đang phát triển ở một tầm cao hơn. Do đó, trong khi nhiều công ty đặt trụ sở và khối văn phòng hỗ trợ tại Singapore, nhiều hoạt động tạo ra lợi nhuận hiện đang được vận hành tại Việt Nam. Và xu hướng này được kỳ vọng phát triển hơn nữa khi thị trường Việt Nam ngày càng tăng trưởng về chuỗi giá trị và cung ứng."

Khảo sát do Liên đoàn Doanh nghiệp Singpore thực hiện theo ủy quyền của HSBC tìm hiểu về nhận định của 1.036 doanh nghiệp tại Singapore về kế hoạch của họ đối với việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

86% doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh thu hàng năm ở mức 100 triệu USD hoặc có ít hơn 200 nhân viên.

Theo Trí Thức Trẻ

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa giải đáp thắc mắc cho đoàn viên quy định về đối tượng được xét chi trả chế độ BHXH một lần.

Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 58/2014 quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH một lần, đối tượng được xét hưởng chế độ gồm:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

- Sau 1 năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22-6-2015).

  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 có hiệu lực áp dụng từ 1-3-2018).
  • Ra nước ngoài để định cư.

photo 1 1532500682270896987138

Về hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp BHXH 1 lần, căn cứ vào Điều 109 Luật BHXH 58/2014 hồ sơ gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần; CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu. Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu do nước ngoài cấp; thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế cần trích sao hồ sơ bệnh án. Cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.

Theo Đ.Viên (Người lao động)

photo1532483230185 1532483230185545638926

Báo cáo của Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật (MITI) cho thấy nước này thiếu khoảng 40.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2015. Dù Nhật Bản chấp nhận 10.000 y tá vào năm 2020 thì nước này vẫn còn thiếu khoảng 30.000 người nữa. Với tỷ lệ sinh đẻ âm như hiện nay, Nhật Bản ước tính sẽ thiếu khoảng 790.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2035.

 

Mới đây, chính phủ Nhật Bản đã đồng ý mời 10.000 y tá của Việt Nam sang làm việc từ nay cho tới năm 2020 do thiếu nhân lực trầm trọng.

Theo thông báo, Nhật Bản sẽ nhận khoảng 3.000 y tá trong vòng 1 năm và sẽ hỗ trợ tài chính cho các khóa học tiếng. Trong vòng 2 năm, con số này sẽ lên 10.000 người trong 2 năm tới và Nhật Bản đang kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiền trình này ngay lập tức.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã yêu cầu nội các bắt đầu thu xếp để chấp nhận thêm lao động nước ngoài do thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Không riêng Việt Nam, Nhật Bản cũng đang hướng đến các nguồn lao động ở Indonesia, Cambodia hay Lào.

Kể từ tháng 11/2017, Nhật Bản đã chấp nhận những y tá Việt đến quốc gia này học tập và làm việc theo chương trình hợp tác đào tạo kỹ thuật giữa 2 nước. Những y tá có thể nói được vài câu giao tiếp cơ bản thậm chí có thể nhận được thị thực làm việc 5 năm tại Nhật. Hiện chính phủ Nhật đang xây dựng một chương trình cho phép các y tá kết thúc khóa đào tạo trên tiếp tục ở lại thêm 5 năm nữa.

Trên thực tế, không có nhiều lao động theo được chương trình đào tạo y tá của Nhật do đòi hỏi về ngôn ngữ quá cao. Quy định trước đây yêu cầu các học viên phải đạt chứng chỉ ngôn ngữ nhất định sau 1 năm học tập nếu không sẽ bị đuổi về nước, qua đó khiến rủi ro và chi phí tăng cao cho những người muốn xuất khẩu lao động.

Theo chương trình mới, phía Nhật sẽ tài trợ chi phí học tập cũng như làm việc với các công ty thuê y tá nước ngoài để đảm bảo họ được trả lương tương đương với những nhân viên địa phương chăm sóc người già tại đây.

Sắp tới, Nhật Bản sẽ nhận khoảng 3.000 y tá thông qua 12 công ty môi giới kiêm đào tạo của nước này. Chính phủ Việt Nam cũng sẽ thông qua 6 công ty môi giới để gửi lao động sang phía Nhật.

Trong khoảng 2008-2017, khoảng 3.500 nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe đã đến Nhật Bản do lượng người cao tuổi ở đây tăng cao nhưng chính phủ lại không đủ y tá. Việc Nhật Bản tăng thêm 3.000 người sắp tới tương đương với việc tăng gấp đôi số lượng hiện nay.

Báo cáo của Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật (MITI) cho thấy nước này thiếu khoảng 40.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2015. Dù Nhật Bản chấp nhận 10.000 y tá vào năm 2020 thì nước này vẫn còn thiếu khoảng 30.000 người nữa. Với tỷ lệ sinh đẻ âm như hiện nay, Nhật Bản ước tính sẽ thiếu khoảng 790.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe vào năm 2035.

Chương trình đào tạo y tá chăm sóc tại gia của Nhật Bản năm tài khóa từ 2015 đến 2017 chỉ mới hoàn thành 70% mục tiêu đề ra và việc thiếu quan tâm đầu tư, hỗ trợ của chính phủ là nguyên nhân chính cho tình trạng này.

Theo Báo Thời Đại

 

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia (VNCERT) vừa phát cảnh báo khẩn về việc theo dõi, ngăn chặn kết nối và xoá các tập tin mã độc tấn công có chủ đích vào ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng của quốc gia.

hacker

VNCERT vừa phát cảnh báo khẩn về việc theo dõi, ngăn chặn kết nối và xoá các tập tin mã độc  tấn công có chủ đích vào ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia.

Theo Trung tâm VNCERT, trong thời gian gần đây (cuối tháng 7/2018), Trung tâm VNCERT đã ghi nhận các hình thức tấn công có chủ đích của tin tặc nhắm vào hệ thống thông tin của một số ngân hàng và hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam. Với hình thức tấn công có chủ đích này, tin tặc đã tìm hiểu kỹ về đối tượng tấn công và thực hiện các thủ thuật lừa đảo, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cao để qua mặt các hệ thống bảo vệ an toàn thông tin (ATTT) của các ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng và thông qua đó tấn công các hệ thống máy tính nội bộ chứa thông tin quan trọng khác. Mục đích chính của tin tặc là đánh cắp các thông tin quan trọng của ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia. Với việc sử dụng các kỹ thuật cao để tấn công thì các hệ thống bảo vệ ATTT của ngân hàng hoặc các tổ chức hạ tầng quan trọng sẽ khó phát hiện kịp thời và đồng thời giúp tin tặc duy trì quyền kiểm soát hệ thống thông tin.

Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, Trung tâm VNCERT đề nghị các ngân hàng và các tổ chức hạ tầng quan trọng quốc gia thực hiện gấp các biện pháp sau để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công có chủ đích.

Ông Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh, đây là những mã độc rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá huỷ hệ thống thông tin, vì vậy Trung tâm VNCERT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối.

Cụ thể Trung tâm VNCERT đề nghị các đơn vị:

  1. Theo dõi và ngăn chặn kết nối đến các máy chủ C&C có địa chỉ IP sau:
     a) 38.132.124.250
     b) 89.249.65.220
  2. Rà quét hệ thống và xoá các thư mục và tập tin mã độc có kích thước tương ứng:
    a) syschk.ps1 (318 KB (326,224 bytes))

            - MD5: 26466867557F84DD4784845280DA1F27

            - SHA-1: ED7FCB9023D63CD9367A3A455EC94337BB48628A
            b) hs.exe (259 KB (265,216 bytes))

            - MD5: BDA82F0D9E2CB7996D2EEFDD1E5B41C4

            - SHA-1: 9FF715209D99D2E74E64F9DB894C114A8D13229A

  1. Hướng dẫn kiểm tra mã MD5, SHA-1 của tập tin và cách thức xoá tập tin chữa mã độc trong Phụ lục kèm theo.
  2. Sau khi thực hiện, yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình về Cơ quan điều phối ứng cứu sự cố quốc gia (Trung tâm VNCERT) theo địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it./điện thoại: 0869100319 trước 12h ngày 26/7/2018.

Hướng dẫn kiểm tra mã MD5, SHA-1 của tập tin và cách thức xoá tập tin chứa mã độc

  1. Hướng dẫn kiểm tra mã hash MD5, SHA-1:
    a) Download phần mềm tại: http://www.nirsoft.net/utils/hashmyfiles.zip(các đơn vị có thể sử dụng các công cụ kiểm tra mã hash tin tưởng khác)
     b) Kiểm tra: Giải nén tập tin hashmyfiles.zip trên, tiến hành mở file “HashMyFiles.exe”. Nhấn vào File -> Add Files; Trỏ đến file cần kiểm tra mã Hash. Mã MD5 và SHA-1 sẽ hiển thị bên khung chương trình.  Thực hiện đối chiếu mã MD5 và SHA-1 tương ứng trong Công văn đi kèm và làm bước 2 hướng dẫn gỡ bỏ tệp tin.
  2. Hướng dẫn gỡ bỏ tập tin chứa mã độc:
     a) Xác định mã độc: Nếu mã MD5 và SHA-1 trùng nhau thì tập tin trên máy tính là phần mềm có chứa mã độc. Nếu không trùng thì chưa khẳng định 100% nó không phải là mã độc. Có thể không xoá trong trường hợp này nhưng cần trích xuất tệp tin và thực hiện phân tích chuyên sâu. Đối với các máy có chứa file mã độc cần ngay lập tức cô lập và báo cáo cho Cơ quan điều phối quốc gia ( Trung tâm VNCERT)
    b) Cách xoá tập tin chứa mã độc: Do tập tin này đang được thực thi nên trên máy nên cần dừng hoặc tắt tiến trình này trước khi xoá. Trước tiên cần tải phần mềm miễn phí có tên “Process Explorer” của Microsoft tại địa chỉ bên dưới: https://download.sysinternals.com/files/ProcessExplorer.zip

            Sau khi tải về giải nén ta chạy file “procexp.exe”.

Tiến hành tìm kiếm các tiến trình tương ứng trong Công văn ở trên và nhấn chuột phải chọn Properties, tại mục Explore để mở Path của tệp tin, thư mục Autostart Location để hiển thị vị trí các giá trị Registry mà mã độc đã tạo hoặc thay đổi giá trị.

Trích xuất các tệp tin nghi ngờ hoặc mã độc này bằng cách nhấn vào Create Dump, copy nén và đặt pass khó cho file thực thi để phục vụ công tác điều tra.

Tiến hành tìm kiếm các tiến trình tương ứng trong Công văn ở trên và nhấn chuột phải chọn “Suspend” hoặc “Kill Process”. Sau khi chọn xong, ta vào đường dẫn tương ứng để xoá. Kiểm tra các giá trị Registry đã được tạo hoặc thay đổi và xóa.

Nguồn ICT News

Our Strategic Partners