SAIGONTEL News

Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục 10 dự án đầu tư có sử dụng đất và công bố danh mục lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở và khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.

39

Danh mục gồm các dự án: Nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức), Nhà ở xã hội Phước Điền (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ), Khu đô thị mới dầu khí Vũng Tàu (phường 10 và phường 11, TP. Vũng Tàu), Nhà ở xã hội tại khu công trình công cộng và tái định cư phường 12 (phường 12, TP. Vũng Tàu), Nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư 10ha (phường 10, TP. Vũng Tàu) và 5 Khu nhà ở công nhân 14,5ha đô thị mới Phú Mỹ (phường Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ).

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ danh mục dự án được phê duyệt, tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo các quy định của pháp luật.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thực hiện Đề án "Phát triển quỹ NOXH", đến nay tỉnh đã đầu tư và đưa vào sử dụng 1.423 căn hộ, đạt khoảng 28,5% so với đề án. Vốn ngoài ngân sách xây dựng khoảng 1.900 căn, đạt 47% so với đề án, trong đó DN trong các KCN đầu tư khoảng 1.722 căn đáp ứng cho khoảng 5.000 công nhân có chỗ ở ổn định và DN kinh doanh bất động sản xây dựng khoảng 176 căn phục vụ chủ yếu cho các cán bộ, công nhân và người lao động có thu nhập thấp khu vực đô thị.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người có thu nhập thấp, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chương trình NOXH. Theo đó, đến năm 2020, tỉnh dự kiến sẽ triển khai xây dựng 7.765 căn hộ với tổng diện tích xây dựng khoảng 961.000m2.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi khi nhà đầu tư tham gia đầu tư NOXH tại BR-VT gồm: được giao đất sạch, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; DN được dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án để bán, cho thuê theo giá kinh doanh thương mại; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN; được vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh; được miễn thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình.

Theo Chỉ thị 28-CT-UBND của UBND tỉnh tháng 11-2017, giai đoạn 2017-2020, ngoài các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như trên, UBND tỉnh còn tập trung chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch phát triển NOXH.

Về nguồn vốn, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bố trí đủ nguồn vốn từ nay đến năm 2020 để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các công trình NOXH do Nhà nước thực hiện; nghiên cứu phương án dành 10% tiền bán đấu giá các khu đất công, trụ sở các cơ quan Nhà nước để xây dựng NOXH.

Tháng 5/2018, UBND tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương công khai thông tin 6 khu đất với tổng diện tích 124.699ha chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh để thực hiện thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án theo quy định.

Theo đó, 6 khu đất gồm: Khu đất thuộc quy hoạch Khu công cộng và tái định cư phường 12, Khu đất thuộc khu tái định cư 10ha phường 10 (TP.Vũng Tàu); khu đất thuộc khu tái định cư đô thị mới Phú Mỹ, khu đất 14,5ha đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại phường Phú Mỹ (TX.Phú Mỹ); khu đất thuộc đường quy hoạch số 2 thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ); khu đất quy hoạch dân cư thuộc thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức).

 

Nam Phong

Theo Nhịp sống kinh tế

Trong báo cáo mới đây, CBRE Việt Nam đã chỉ ra khu vực phát triển mạnh mẽ nhất loại hình shophouse (phân khúc nhà phố tại khối đế dự án căn hộ bán) tại Tp.HCM thuộc về khu Nam (bao gồm quận 7 và huyện Nhà Bè).

38

Trong đó, khu vực huyện Nhà Bè, tập trung quanh tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, đang là một thị trường mới và đầy tiềm năng cho các sản phẩm shophouse.

Theo CBRE, hiện nay khu vực quận 7 (bao gồm khu đô thị Phú Mỹ Hưng) đang có 471 căn shophouse tại khối đế các dự án chung cư với giá chào thuê bình quân đạt từ 22 - 30 USD/m2/tháng và giá chào bán các căn hộ dạng này cũng đạt mức từ 4.000 USD/m2.

Cùng với quận 7, khu vực huyện Nhà Bè cũng đang bắt đầu nổi lên khi có hàng loạt dự án hiện hữu có shophouse như: Phú Hoàng Anh, Sunrise Riverside, Hoàng Anh Gia Lai 3, Dragon Hill và Phú Mỹ Hưng Saigon South Residence.

Các dự án mới, đang xây dựng có thể kể đến như: Sunrise Riverside và Phú Mỹ Hưng Saigon South Residence (có mức giá bán cho shophouse trung bình lần lượt là 3.652 USD/m2 và 2.767 USD/m2).

Dự án The Park Residence cũng sẽ có 90 căn shophouse (Center Point Shopping Plaza) dự kiến sẽ cho thuê dài hạn trong năm 2019. Giá chào thuê tại khu vực cũng đạt mức trung bình từ 10 đến 25 USD/m2/tháng, có dự án đạt mức giá thuê từ 15 - 20 USD/m2/tháng như Phú Hoàng Anh 1.

Theo Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

Saturday, 23 February 2019

Vay mua nhà ngày càng khó

Lãi suất vay mua nhà có xu hướng nhích lên, trong khi nguồn vốn cho vay trung dài hạn của ngân hàng không còn dồi dào như trước

Đang có nhu cầu vay 250 triệu đồng để sửa nhà, mấy ngày nay, chị Thanh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) chạy đôn đáo hỏi ngân hàng (NH) thủ tục vay nhưng chưa được vì thấy lãi suất lên tới 11,5% - 12,5%/năm.

Ngược xuôi gõ cửa ngân hàng

Có NH đưa ra mức lãi suất ưu đãi thấp hơn nhưng chỉ trong 3-6 tháng đầu, sau đó thả nổi theo thị trường. "Tôi thấy mức lãi suất này cao, chưa kể các NH sẽ thả nổi sau khi hết thời gian ưu đãi. Với xu hướng lãi suất huy động nhích lên từ cuối năm ngoái đến giờ, sợ lãi vay còn tiếp tục tăng" - chị Thanh băn khoăn.

37

Lãi suất vay tăng, nguồn vốn trung và dài hạn hạn chế khiến việc vay mua nhà ngày càng khó Ảnh: TẤN THẠNH

Tiếp tục khảo sát thêm vài NH nữa, chị Thanh vẫn nhận được trả lời từ cán bộ tín dụng về mức lãi suất khoảng 11%/năm với điều kiện vay có tài sản thế chấp kèm chứng minh thu nhập đủ khả năng trả nợ. "Tôi hỏi chi nhánh một NH thương mại nhà nước ở quận Gò Vấp, cán bộ tín dụng cho biết lãi suất vay năm đầu là 9,5%/năm, từ năm thứ 2 trở đi lãi suất 10,5%/năm nhưng điều kiện vay khó và chỉ nhận hồ sơ của khách hàng ở các quận lân cận" - chị Thanh nói.

Tại một chi nhánh ở quận 1 của NH TMCP Sài Gòn (SCB), nhân viên tín dụng thông tin với chị mức lãi suất vay mua nhà đang được SCB áp dụng là 11,5%/năm với điều kiện khách hàng mua thêm một gói bảo hiểm nhân thọ khoảng 8 triệu đồng (năm đầu tiên). Nếu không mua bảo hiểm, mức lãi vay mua nhà là 12,5%/năm, được tính bằng lãi suất huy động trung dài hạn bình quân 7,7%/năm cộng biên độ 4,8%.

Hiện một số NH khác đang triển khai gói ưu đãi tín dụng cho khách hàng vay mua nhà, sửa nhà có tài sản thế chấp nhưng chỉ trong vài tháng đầu, sau đó thả nổi lãi suất. Như tại NH TMCP Tiên Phong (TPBank), cán bộ tín dụng chi nhánh NH này ở quận 1 cho biết vừa triển khai gói tín dụng vay mua nhà lãi suất 6,6%/năm trong 3 tháng, từ tháng thứ 4 lãi vay bình quân khoảng 11%/năm hoặc gói tín dụng 8,9%/năm trong 12 tháng và sau đó lãi suất thả nổi khoảng 11,9%/năm.

Tại NH TMCP Phương Đông (OCB), lãi vay mua nhà đang áp dụng gần 7%/năm trong 6 tháng đầu, sau đó thả nổi bình quân khoảng trên 11%/năm. Dù vậy, lãi vay có thể thấp hơn đôi chút hoặc cao hơn tùy thuộc vào khả năng trả nợ, năng lực tài chính của từng khách hàng nếu đã có lịch sử vay vốn tại NH…

Chưa đáng lo ngại?

Thực tế, lãi suất cho vay mua nhà đất đã nhích lên đáng kể sau "cuộc đua" tăng lãi suất huy động từ cuối năm 2018 đến nay. Hiện mặt bằng lãi suất huy động đã xuất hiện phổ biến các mức trên 8%/năm, trong khi lãi vay phần lớn cũng trên 11%/năm, tăng thêm khoảng 0,5-1 điểm phần trăm so với nửa năm trước.

Một yếu tố khác, từ đầu năm 2019, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NH Nhà nước đã giảm xuống còn 40%, thay vì mức 45% như năm ngoái, khiến nguồn vốn tín dụng trung dài hạn đổ vào bất động sản không còn dồi dào. Trong khi các khoản vay mua nhà thường khá dài, từ 10-20 năm, thậm chí hơn 20 năm. Do đó, một số NH đã chủ động tăng lãi suất vay mua nhà lên để hạn chế nhu cầu vay vốn từ khách hàng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, nhìn nhận đầu năm ngoái, NH Nhà nước đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 17% nhưng đến cuối năm hệ thống NH chỉ tăng hơn 14%. Năm nay, chủ trương từ đầu năm là kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức thấp hơn cả năm 2018, trong đó cho vay lĩnh vực bất động sản tiếp tục được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ. "Quyết định cho vay vẫn thuộc về các NH sau khi thẩm định, đánh giá nhưng người vay cũng cần cân nhắc bảo đảm khả năng tài chính" - ông Minh nói.

Theo tổng giám đốc một NH cổ phần tại TP HCM, đến giờ NH vẫn chưa nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 từ cơ quan quản lý. Hiện mới có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14% áp dụng cho ngành NH trong năm nay nên NH cũng phải cân nhắc khi cho vay các lĩnh vực trung dài hạn, trong đó có vay mua nhà dù không hạn chế nhưng cũng phải cân nhắc.

Dù vậy, trước lo ngại của nhiều khách hàng, lãnh đạo nhiều NH khẳng định lãi vay sẽ khó tăng mạnh. Chủ trương của NH Nhà nước ngay từ đầu năm là ổn định lãi suất, một số NH lớn đã có động thái giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên. Ngoài ra, vì yếu tố cạnh tranh khiến các NH không dám mạnh tay đẩy lãi vay lên cao, trong đó có lãi suất cho vay mua nhà.

Theo vị tổng giám đốc NH cổ phần trên, nhiều quy định của NH Nhà nước sắp có hiệu lực cũng yêu cầu NH thương mại tính toán lãi suất cho từng khoản vay của khách hàng. Chẳng hạn, nếu người vay mua nhà có giấy tờ đầy đủ, thu nhập từ lương đủ trả gốc và lãi hằng tháng lãi suất sẽ khác; khách vay nhà ở hình thành trong tương lai, nguồn trả nợ từ kinh doanh tự do hoặc vay mua nhà để kinh doanh, cho thuê... lãi suất cũng sẽ khác. Hiện một số NH đang tính toán, chia nhóm khách hàng vay mua nhà theo mục đích, thu nhập và khả năng trả nợ để từ đó xác định lãi suất phù hợp. 

 

Đừng "để vài bữa rồi tính"!

Theo các chuyên gia, khi vay mua nhà, khách hàng cần tìm hiểu kỹ chu kỳ thay đổi lãi suất theo năm (thường là lãi suất huy động kỳ hạn 12-13 tháng cộng biên độ từ 3,5%-4,8%), thủ tục trả nợ trước hạn, quy định kỹ về lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu.

"Một số người vay cứ nghe cán bộ tín dụng tư vấn nói "để vài bữa rồi tính", vay xong giải ngân, đến 1-2 năm sau lãi suất tăng cao mới ngã ngửa. Hợp đồng vay mua nhà cần lưu ý vài điều khoản quan trọng về cách tính lãi suất, kỳ hạn trả nợ, các loại phí..." - lãnh đạo một NH khuyến cáo.

Tại Đà Nẵng, trong năm 2018, phân khúc đất nền hoạt động rất mạnh và sôi động cũng là năm ghi nhận rất nhiều sự quan tâm và yêu cầu của khách hàng tìm kiếm các bất động sản bên phía biển. Trong năm 2018 thị trường này cũng đã chứng kiến một vài đợt sốt ảo, tuy nhiên với "bàn tay sắt" của chính quyền địa phương, thị trường đã dần dần ổn định.
 35
 

Giới đầu tư cũng cho rằng sự điều chỉnh trong nhận thức cũng như có góc nhìn cởi mở hơn với các bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng nói riêng. Những sản phẩm nghỉ dưỡng có cam kết lợi nhuận không hẳn sẽ là những sản phẩm tối ưu. Ngược lại, các sản phẩm có khả năng gia tăng giá trị trong tương lai, quyền sở hữu rõ ràng với số lượng có hạn lại có tín hiệu trở lại.

"Có thể nói, rất nhiều khách hàng đang mong chờ vào năm 2019, khi Đà Nẵng tiếp tục có những sản phẩm chất lượng, tính minh bạch, tính sở hữu rõ ràng để giới thiệu ra thị trường. Các nhà đầu tư cũng kỳ vọng trong năm 2019 thị trường này sẽ mang tới cả những sản phẩm mang tính đô thị chứ không riêng gì những sản phẩm mang yếu tố nghỉ dưỡng", ông Dương Đức Hiển - Giám độc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Miền Bắc và Trung Savills Việt Nam, đánh giá.

Tại Đà Nẵng, trong năm 2018, ngoài phân khúc đất nền hoạt động rất mạnh và sôi động những sản phẩm nghỉ dưỡng có cam kết lợi nhuận cũng đạt mức độ cạnh tranh khá cao. Xu hướng cho thấy, các sản phẩm có khả năng gia tăng giá trị trong tương lai, quyền sở hữu rõ ràng với số lượng có hạn sẽ có tín hiệu tăng mạnh trở lại.

Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2018, phân khúc condotel đã tạo nguồn cung tích lũy lên 8.601 căn. Hiện đang có thêm 6.500 căn hộ khách sạn mới đang được xây dựng để đưa ra thị trường trong năm 2019. Do đó, thị trường BĐS năm 2019 tại Đà Nẵng đặt ra nhiều thách thức cho phân khúc condotel tuy rằng nguồn cung vẫn đang tiếp tục tăng từ các dự án sắp khởi công xây dựng.

Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Phạm Lâm - Tổng giám đốc công ty DKRA Việt Nam, khẳng định rằng trong năm nay thị trường nhà đất tại TP.HCM tiếp tục "chững" lại, ít nhất là phải qua hết nửa năm mới có đà phục hồi. Chính điều này đang giúp đẩy mạnh dòng tiền "chảy" vào thị trường nhà đất tại những địa phương có lợi thế khác, bởi nhu cầu vẫn đang tăng cao ở mọi phân khúc.

"Bằng việc siết chặt giải quyết thủ tục đầu tư dự án mới, nguồn cung nhà đất tại TP.HCM sẽ giảm rõ rệt trong năm nay, thay vào đó nhiều chủ đầu tư đang ráo riết săn quỹ đất tại nhiều địa phương xa để tạo dòng tiền, kéo theo làn sóng đầu tư mới tại những khu vực mới nổi", ông Lâm cho biết thêm.

Cũng theo ông Lâm, các thị trường truyền thống hiện nay đang rơi vào tình trạng bão hoà, do vậy nhà đầu tư luôn tìm kiếm những yếu tố mới tại một số địa phương. Trong năm 2019, qua phân tích cho thấy một vài "điểm nóng" nhất của thị trường BĐS tỉnh xa phải kể đến là Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai, bởi nơi đây đang hội đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà"!

"Trong đó, với những quyết sách mạnh mẽ cải cách thủ tục đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông kết nối liên vùng, thị trường địa ốc những nơi này sẽ tiếp tục bùng nổ", ông Lâm nói thêm.

Theo đó, trong vòng vài năm trở lại đây, mật độ xây dựng tại các khu đô thị của TP Đà Nẵng tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy, nhu cầu về nhà ở của người dân trên địa bàn cùng một bộ phận người dân từ nơi khác đến sinh sống, lập nghiệp tại thành phố đã góp phần vào sự tăng trưởng tích cực của thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, một số người có tiền nhàn rỗi thay vì gửi ngân hàng thì chọn mua đất nền, xem đây là “của để dành” chờ thời điểm tăng giá bán ra. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư thứ cấp, người dân đã dần thay đổi quan điểm và cân nhắc hơn khi chọn mua đất có thổ cư thay vì mua đất vườn, đất lúa, đất trồng cây lâu năm, đất không có thổ cư để tận dụng giá rẻ chờ bán kiếm lời. 

Bằng chứng cho thấy ở thời điểm hiện tại, đất nền dự án từ vùng nông thôn đến thành thị trên địa bàn thành phố được rao bán rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và các Trung tâm môi giới BĐS được dựng lên ngay tại dự án. Những nơi được rao bán đất nền, nhà ở nhiều nhất vẫn phải kể đến địa bàn quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn…và nhu cầu người mua tiếp tục tăng cao, mặc dù giá chào bán cũng đã tăng từ 15-30% trong hơn một năm qua.

Giá đất tại khu vực ven biển dọc theo trục đường Võ Nguyên Giáp, mặt đường được xác định khoảng 300 triệu đồng/m2 (tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2017). Các trục đường lớn lớp trong mặt tiền ven biển có mức giá khoảng 200 triệu đồng/m2 và các đường nhỏ từ trên 100 triệu - 150 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Theo nhận định của giới kinh doanh, đầu tư BĐS, đến nay vẫn chưa có một dấu hiệu nào cho thấy thị trường BĐS ở Đà Nẵng sẽ vỡ "bong bóng", bởi khu vực này vẫn còn những hấp lực riêng. Bên cạnh những nhà đầu tư đến từ nơi khác, tại đây vẫn còn có nhiều người dân địa phương đang có những nhu cầu thực tế về nhà ở.

Về vấn đề này, ông Võ Văn Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Đà Nẵng cho rằng, trên thực tế đã có không ít nhà đầu tư lo ngại chu kỳ 10 năm xảy ra cho thị trường BĐS Đà Nẵng. Tuy nhiên, khác với thời điểm 2008, thị trường BĐS ở Đà Nẵng giá sản phẩm trên thị trường vẫn không hề giảm.

Đặc biệt, tại các đô thị mới ở khu vực phía nam thành phố, giá trị đất nền vẫn tương đối ổn định; thậm chí những khu đất ven biển có vị trí đẹp còn tăng giá nhẹ ngay cả khi thị trường BĐS đang có dấu hiệu chững lại.

Còn theo nhận định của đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh BĐS, trong năm 2019, thị trường BĐS tại Đà Nẵng sẽ là giai đoạn giảm giá, và sẽ chỉ giảm sâu ở những nơi thời gian qua bị đẩy lên cao gấp 2-3 lần.

Tuy nhiên, BĐS ở Đà Nẵng sẽ không xảy ra tình trạng chạm đáy như cách đây 10 năm (năm 2008). Bên cạnh đó, đối với những dự án phát triển đô thị của thành phố - nơi có cơ sở hạ tầng kết nối tốt, dịch vụ phát triển sẽ vẫn giữ được giá bán ổn định và phát triển tốt. Riêng những khu vực có hạ tầng được hoàn thiện và kết nối tốt thì sẽ khó giảm sâu. Giải quyết nhu cầu về nhà đất trong giai đoạn hiện tại thì phân khúc BĐS nhà phố sẽ là lựa chọn và có triển vọng tăng trưởng trong năm 2019.

Đáng chú ý, mới đây TP Đà Nẵng đã công bố danh mục gồm 44 dự án đang xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 16 dự án ở lĩnh vực với quy mô khá lớn trị giá hàng trăm triệu USD. Đồng thời, TP Đà Nẵng đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 thông qua các dự án phát triển đô thị mới. Mọi thông tin về chiến lược này sẽ được công bố trong chương trình "Tọa đàm mùa Xuân 2019", dự kiến diễn ra vào ngày 1/3/2019 với sự có mặt của hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ của tọa đàm, TP Đà Nẵng tiến hành ký kết hợp đồng triển khai lựa chọn nhà thầu tư vấn lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 và Thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030 với kinh phí thực hiện hợp đồng này trị giá khoảng 90,1 tỷ đồng, trong đó, ngân sách thành phố chi trả 36,1 tỷ đồng còn lại kêu gọi xã hội hóa.

TP Đà Nẵng cũng trao quyết định chủ trương đầu tư cho 9 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 547,6 triệu USD và trao thông báo cho nghiên cứu đầu tư dự án của 11 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3.321 triệu USD...

Nguyên Minh

Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận, việc triển khai dự án Cảng hàng không Phan Thiết, đối với khu bay quân sự, đến nay đơn vị tư vấn đã lập xong hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
 34
 

Đặc biệt, Sở này cho biết thêm Bộ Quốc phòng đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, hiện nay các bộ, ngành liên quan đang tham gia thẩm định. Công ty tư vấn thiết kế ADCC đã tổ chức khảo sát, cắm mốc ranh giới bê tông ngoài thực địa, đồng thời xác định sơ bộ hệ thống đường giao thông kết nối vào từng trận địa.

Đối với hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT: đơn vị tư vấn đã lập xong hồ sơ điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, hiện Sở Giao thông Vận tải đã đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt điều chỉnh.

Đến nay, đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Cảng hàng không Phan Thiết với diện tích 543 ha. Riêng khu gia đình quân nhân, hiện có 11 hộ và 1 tổ chức nhận tiền và bàn giao mặt bằng, hiện còn 4 hộ chưa đồng ý nhận tiền do chưa thống nhất giá đền bù.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, để phấn đấu trong quý 3/2019 sẽ triển khai thi công dự án theo đúng tiến độ đã đăng ký, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ động làm việc với Bộ Giao thông Vận tải sớm có nội dung thẩm định thiết kế cơ sở của dự án, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành thẩm định điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi trình UBND tỉnh phê duyệt.

UBND thành phố Phan Thiết có trách nhiệm phối hợp giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc khu gia đình quân nhân. Tiếp tục vận động các trường hợp còn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng lên nhận tiền, bàn giao mặt bằng, trường hợp các hộ không đồng ý sau khi đối thoại và áp dụng đầy đủ các chính sách thì củng cố hồ sơ tổ chức cưỡng chế bàn giao mặt bằng theo quy định.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm việc Bộ Quốc phòng thống nhất vị trí 10 hạng mục phát sinh, đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập các thủ tục quy hoạch sử dụng đất.

Đối với nhà đầu tư là Công ty cổ phần Rạng Đông chủ động triển khai công tác lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ đánh giá tác động môi trường, cấp phép thi công… theo đúng quy định.

Đồng thời, phối hợp với đơn vị tư vấn thường xuyên liên hệ với Cục Hàng không Việt Nam, các bộ, ngành liên quan chủ động giải trình, chỉnh sửa hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt hồ sơ điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở dự án đảm bảo chặt chẽ.

Cảng hàng không Phan Thiết được quy hoạch là cảng hàng không quốc nội cấp 4E với vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Nhà ga hành khách có công suất thiết kế 2 triệu khách/năm.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Bộ Quốc phòng bổ sung quỹ đất gần 200 ha để đầu tư thêm 1 đường cất hạ cánh vào dự án Cảng hàng không Phan Thiết do Bộ này đầu tư. Đồng thời bổ sung kinh phí (khoảng 386 tỷ đồng) vào tổng mức đầu tư của dự án Khu dùng chung, khu quân sự Cảng hàng không Phan Thiết để tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi đủ điều kiện.

Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030.

Để đáp ứng chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng Phan Thiết. Trong đó, trước mắt Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Phan Thiết được điều chỉnh quy hoạch sân bay từ cấp 4C lên cấp 4E để phù hợp với quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

Mục tiêu nâng cấp sân bay nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác các chặng bay Nội Bài - Phan Thiết, Vân Đồn - Phan Thiết, Cát Bi - Phan Thiết, với các máy bay code E, trong giai đoạn đến năm 2030, cũng như khai thác được các loại máy bay quân sự hiện đại nhất hiện nay.

Nhà ga hành khách sân bay Phan Thiết được mở rộng từ 5.000 m2 lên 19.200 m2, để đạt công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.

Với quy hoạch điều chỉnh, sân bay Phan Thiết sẽ được chia làm 3 khu, khu bay dùngchung cho cả mục đích dân dụng và quân sự; khu phục vụ hàng không dân dụng gồm sân đỗ máy bay hàng không dân dụng, và công trình hàng không dân dụng nằm độc lập; khu quân sự dành riêng đỗ máy bay quân sự, hạ tầng kỹ thuật quân sự.

Nam Phong

Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại cuộc họp về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

33

Theo đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 16 dự án trọng điểm đang được tỉnh tổ chức kêu gọi đầu tư, bao gồm: khu đất Paradise, khu đất Safari, khu vực Núi Dinh, khu đất dự án Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis, khi trung tâm Logistics Cái Mép Hạ 800ha, Quỹ đất nhận chuyển giao từ ngân hàng Công thương (Trung tâm phát triển quỹ đất), Khu đất cụm 5, Khu đất Cụm 3 (TP. Vũng Tàu), Khu công viên văn hóa thể thao Bàu Trũng, Khu công viên Bàu Sen, Khu đô thị Gò Găng, Dự án đường Long Sơn - Cái Mép, Dự án cầu Phước An, Dự án nạo vét kênh Bến Đình, đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khu bãi Ngang - Long Hải.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, một số dự án đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, xin đầu tư như: khu đất Safari, khu vực Núi Dinh, khu đất dự án Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis, khi trung tâm Logistics Cái Mép Hạ 800ha…Trong quá trình thực hiện, các dự án này cũng đang gặp một số vướng mắc, khó khăn, do đó, Sở đã đề xuất các giải pháp giải quyết và kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.

Ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều dự án tiềm năng, quy mô lớn đã được khởi công xây dựng như Hóa dầu Long Sơn hoặc đang đón chờ nhà đầu tư như: Đô thị Gò Găng (gần 1.800ha); Paradise (220ha), Chí Linh-Cửa Lấp (trên 800ha); Đô thị Tây Nam Bà Rịa; Khu du lịch Núi Dinh; Bàu Trũng (khoảng 170ha); Vườn thú Safari…

Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đang điều chỉnh quy hoạch, kêu gọi đầu tư nhiều dự án du lịch - nghỉ dưỡng lớn đã bị thu hồi do nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai để giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động. Đây được xem là những "thỏi nam châm" thu hút các nhà kinh doanh BĐS đầu tư vào địa phương này.

Thời gian qua, cũng theo ông Hưng, nhiều nhà đầu tư xin chủ trương vào đầu tư du lịch nghỉ dưỡng như: Tập đoàn Tuần Châu đề xuất siêu dự án nghỉ dưỡng rộng gần 400ha tại TP. Vũng Tàu; Tập đoàn SunGroup cũng đã khảo sát, tìm hiểu dự án nghỉ dưỡng khu vực núi Dinh; Tập đoàn FLC đề xuất rót vốn đầu tư khu vườn thú hoang dã Safari và tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp rộng gần 600ha; Tập đoàn BRG cũng đã làm việc nhiều lần với địa phương để đầu tư một dự án ven biển quy mô khá lớn…

Trước đó, Công ty Korea Infrastructure Company Limited (Hàn Quốc) cũng đã trình bày với UBND tỉnh dự án đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng tại khu đất Paradise và khu đô thị mới Bàu Trũng (TP.Vũng Tàu). Korea Infrastructure Company Limited dự kiến đầu tư vào 2 dự án này khoảng 3,2 tỷ USD và sẽ liên doanh cùng các DN Hàn Quốc để điều hành việc kinh doanh.

 

Trong khi đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã chi cả ngàn tỷ đồng để mua 4 dự án có quy mô lớn ngay trung tâm TP. Vũng Tàu. Còn Tập đoàn Novaland thì tham gia vào dự án Palm Beach Vũng Tàu. Công ty BĐS Danh Khôi đã chuyển nhượng thành công 1 dự án có quy mô gần 10ha ngay trung tâm TP.Bà Rịa để phát triển thành khu đô thị mang tên Barya Citi.

Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định 4 loại hình sản phẩm du lịch mũi nhọn gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch sinh thái chất lượng cao và du lịch lịch sử, tâm linh.

Trong thu hút đầu tư, tỉnh ưu tiên kêu gọi những nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, có thương hiệu quốc tế, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, thu hút được dòng khách cao cấp với 6 cụm du lịch sau: TP.Vũng Tàu phát triển các sản phẩm du lịch thương mại, hội nghị - hội thảo (MICE), nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa.

Cụm du lịch Long Hải - Phước Hải và vùng phụ cận thu hút các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, làng nghề và du lịch sinh thái. Cụm du lịch TP. Bà Rịa - Núi Dinh và vùng phụ cận phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với núi Dinh, vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng, du lịch kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cụm du lịch Hồ Tràm - Bình Châu chuyên dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn với biển và sinh thái rừng, vui chơi giải trí cao cấp, du lịch chữa bệnh và dịch vụ sức khỏe, trong đó tỉnh đang kêu gọi đầu tư dự án Safari với diện tích khoảng 600ha.

Cụm du lịch Côn Đảo chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp, tham quan đảo, trải nghiệm di sản thiên nhiên và tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh. Các dự án du lịch ven sông và rừng ngập mặn trên Sông Dinh, các vịnh hạ lưu Sông Dinh, Sông Ray, Sông Cái Mép - Thị Vải và tuyến nối Vũng Tàu - Cần Giờ.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến các dự án nêu trên, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Riêng, đối với một số dự án phải xin ý kiến bộ, ngành Trung ương thì các sở, ngành liên quan liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn và thống nhất các phương án thực hiện.

Nam Phong

Kinh tế tăng trưởng ổn định, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2019 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục phát triển, tuy nhiên sự khan hiếm về nguồn cung quỹ đất vẫn là thách thức phải đối mặt. Do đó, đất nền các tỉnh được xem là triển vọng mới của nhà đầu tư (NĐT) và thị trường BĐS năm 2019.
 1
 

Doanh nghiệp BĐS “mạnh dạn” đổ về tỉnh làm dự án, hút giới đầu tư

Sức hấp dẫn do giá cả, quỹ đất rộng, hệ thống hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư mạnh mẽ khiến các NĐT, đầu cơ và cả những chủ đầu tư, doanh nghiệp phát triển BĐS hình thành xu hướng dịch chuyển hoạt động đến các thị trường tỉnh.

So với Tp.HCM, BĐS ở các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Phan Thiết, Bình Phước hay Bà Rịa Vũng Tàu,... hiện nay không hề thua kém về sức hút đầu tư, đặc biệt là những dự án quy mô lớn, có hạ tầng đã và đang hình thành. 

Thực tế thị trường cho thấy, nhiều doanh nghiệp địa ốc nắm bắt được xu hướng này đã đổ về tỉnh lân cận để “săn” quỹ đất và triển khai dự án rầm rộ thời gian gần đây. Trong đó, một số doanh nghiệp làm dự án quy mô hàng trăm héc-ta, mạnh dạn đầu tư các tiện ích đồng bộ, hút cư dân về sinh sống.

Đơn cử như tập đoàn Địa ốc Cát Tường đang triển khai dự án Cát Tường Phú Hưng rộng tới 90ha. Dự án nằm tại trung tâm TP Đồng Xoài (Bình Phước) được quy hoạch  thành khu đô thị đồng bộ. Được biết, sau đợt 1 hơn 800 nền đã có chủ, cuối tháng 3/2018 tới, đơn vị này tiếp tục mở bán đợt 2 với mức giá từ 789 triệu đồng/nền.

Cùng khu vực, mới đây, UBND tỉnh Bình Phước đã đồng thuận chủ trương cho phép FLC nghiên cứu, lập quy hoạch dự án khu đô thị mới kết hợp khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam với diện tích 986,5ha .

Tương tự, khu dân cư Đại Nam cũng sắp được mở bán ở Chơn Thành, Bình Phước. Được biết dự án có quy mô 100 ha, tiện ích được quy hoạch đồng bộ.

Bên cạnh thị trường Bình Phước nổi lên như một hiện tượng của thị trường BĐS thời gian gần đây thì những dự án quy mô cũng đang được các doanh nghiệp khác rục rịch ở các tỉnh thành lân cận Tp.HCM như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Chẳng hạn, Công ty Hưng Thịnh đang triển khai dự án đất nền quy mô tại Quốc lộ 51, Bà Rịa Vũng Tàu.  Hay tại thị trường Long An, Trần Anh, Nam Long cũng rục rịch triển khai các dự án mới.

2

Trong đó, một số CĐT mạnh dạn đầu tư các tiện ích tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Ảnh: Minh họa

Đáng nói, các dự án triển khai tại thị trường tỉnh lân cận Tp.HCM có  hấp lực khá tốt. Theo ghi nhận, tỉ lệ tiêu thụ đất nền có pháp lý hoàn chỉnh luôn đạt trên 90% giai đoạn đầu mở bán. Trong đó, những dự án chất lượng, được CĐT đầu tư bài bản, tọa lạc ở khu vực dân cư đông đúc ra hàng khá nhanh, hút giới đầu tư.

Thực tế thị trường thời gian gần đây cho thấy, BĐS tỉnh thành lân cận được xem là “điểm sáng” của thị trường nhà đất năm 2019 khi tầm ngắm của NĐT đã chuyển hướng mạnh mẽ về đây. Trong đó có trên 60% là các NĐT đến từ Tp.HCM, họ tìm kiếm các dự án được quy hoạch bài bản, pháp lý hoàn chỉnh.

Triền vọng nào cho BĐS tỉnh lẻ năm 2019?

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường BĐS năm 2019 tiếp tục lạc quan, trong đó dòng tiền của NĐT có xu hướng chuyển mạnh đến các khu vực ven, lân cận Tp.HCM.  Kết hợp với các yếu tố tích cực từ thị trường, dự báo cuộc đua về giá, sức mua bắt đầu hình thành mạnh mẽ trong năm Kỷ Hợi.

Cụ thể, GDP năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011 tới nay và vượt xa so với mục tiêu 6,7% mà Chính phủ đề ra. Trong khi đó, chỉ số CPI ở mức 3,54% so với cùng kỳ 2017 và vẫn trong tầm kiểm soát. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2018 đạt hơn 19 tỷ USD, trong đó riêng thị trường BĐS đã là 6,6 tỷ USD.  Các yếu tố này tiếp tục tạo đà cho thị trường BĐS nói riêng, kinh tế nói chung.

3

Xu hướng dịch chuyển về thị trường tỉnh săn đất nền ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Ảnh: Minh họa

Tại cuộc họp do Bộ Xây dựng tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS dự báo: Diễn biến thị trường trong năm 2019 nhiều khả năng sẽ ổn định, tích cực, dù những đợt sốt cục bộ ở từng dự án, từng khu vực nhỏ vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, năm 2019, thị trường BĐS được dự báo sẽ đứng trước những thách thức về sự thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, đặc biệt là nguồn cung dự án phân khúc trung cấp”.

Về triển vọng thị trường trong năm Kỷ Hợi, các chuyên gia BĐS cho rằng, phân khúc đất nền tiếp tục là kênh đầu tư hút vốn, trong đó đất nền tỉnh giáp với các thành phố lớn sẽ có nhiều triển vọng bởi so với các phân khúc khác, thị trường này vẫn đang trong chu kì phát triển, giá còn mềm, đòn bẩy hạ tầng kết nối liên vùng ngày càng được đầu tư đồng bộ.

Nhận định về cơ hội đầu tư BĐS tại các tỉnh giáp Tp.HCM, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cho biết, cùng với sự phát triển hạ tầng liên vùng ngày càng hoàn chỉnh, các tỉnh lân cận đã được xem như vùng ngoại ô của Tp.HCM.

Đồng quan điểm, Ông Lê Tiến Vũ, Phó TGĐ Điều hành Tập đoàn Địa Ốc Cát Tường cho rằng: “Tiềm năng tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa, mật độ dân cư và chất lượng dự án là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng gia tăng giá trị của dự án BĐS tỉnh. Do đó, nhà đầu tư nên hướng đến những dự án chất lượng, được đầu tư bài bản, tại các khu vực đông dân cư, trung tâm kinh tế của tỉnh để có cơ hội sinh lời hiệu quả.”

Hạ Vy

 

BizLIVE - Theo chuyên gia, đầu tư vào các dự án đã được cấp phép, minh bạch về thông tin được xem là "kênh" đầu tư an toàn so với các sản phẩm sở hữu riêng lẻ.

35

Nhà đầu tư cần dành thời gian tìm hiểu sản phẩm mình đầu tư, thông qua các dự án chủ đầu tư đã làm - Ảnh: Huyền Trâm.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, đầu tư các sản phẩm ở trong dự án đó là sự đảm bảo ở mức độ nào đó cho nhà đầu tư cá nhân. Bởi các dự án được đầu tư bởi các chủ đầu tư, theo đó các giấy tờ liên quan tới pháp lý, việc cho phép dự án đã được mở bán, đã xong phần móng hay chưa… khá rõ ràng, minh bạch. Tính pháp lý theo đó cao hơn những sản phẩm nằm ngoài dự án, được sở hữu bởi các cá nhân riêng lẻ.

Tuy nhiên, đi sâu hơn các sản phẩm nằm trong dự án vẫn có rủi ro, đó là các dự án chưa được phép bán mà chủ đầu tư đã bán sản phẩm. Tình trạng này đang ngày càng nhiều, và chủ đầu tư tìm nhiều cách khác nhau để “lách luật”. Có những dự án chưa xây xong phần móng, thậm chí là chưa được cấp phép xây dựng mà chủ đầu tư đã giới thiệu dự án và đặt cọc với giá trị khoảng 5-10% tổng giá trị dự án. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền nhất là với dự án nằm vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín.

Nhưng bà Dương chỉ ra rủi ro cho việc đầu tư trên là trong trường hợp chủ đầu tư không triển khai dự án hay không nhận được giấy phép xây dựng thì khả năng nhà đầu tư nhận lại tiền đặt cọc cũng không phải dễ. Và nếu ra tòa thì nhà đầu tư ở thế yếu hơn, khá khó để đòi lại.

Một vấn đề nữa đó là việc liệu dự án có được bảo lãnh ngân hàng hay không. Theo quy định, điều kiện được bán nhà là dự án phải được một ngân hàng bảo lãnh. Nhà đầu tư có quyền đòi hỏi chủ đầu tư trình cho xem giấy bảo lãnh đó của ngân hàng. Nhiều nhà đầu tư không quan tâm điều này. Những quyền lợi đảm bảo ở mức độ nào đó cho tính pháp lý thì nên đòi hỏi.

Ngoài ra, chủ đầu tư được phép ký hợp đồng khi xây xong phần móng. Nhà đầu tư nên dành thời gian xuống tận nơi xem dự án đã khởi công, xây xong móng chưa. Nhiều chủ đầu tư đặt văn phòng bán hàng, nhà mẫu khác địa điểm dự án đang xây dựng. Hầu hết giao dịch mua bán diễn ra ở khu vực bán hàng, nhà mẫu đó. Nhiều nhà đầu tư mua hàng mà chưa hề đặt chân tới dự án mình mua.

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, chuyên gia bất động sản cá nhân nêu, phần lớn nhà đầu tư bất động sản lười đọc luật. Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng là 3 luật nhà đầu tư cần biết. Ít nhất không đọc hết thì cũng phải biết nếu mua căn hộ thì cần những điều kiện gì.

Với bất động sản là nhà phố, đất nền, ông Chánh khuyên nhà đầu tư nên mua sản phẩm phải có "sổ đỏ", "sổ đỏ" 100%. Chỉ riêng điều này đã giúp nhà đầu tư hạn chế 90% rủi ro. Tuy nhiên, có những dự án có "sổ đỏ" nhưng vẫn có rủi ro thì điều này liên quan tới việc đọc, hiểu thông tin trên sổ. Pháp lý sổ nếu đứng tên công ty như thế nào, cá nhân thì làm sao, dự án đã ở khâu nào trong quá trình tạo lập dự án…

Và nếu không hiểu luật, nhà đầu tư nên tìm đến nhờ luật sư tư vấn. Thậm chí, còn có người giúp nhà đầu tư “check” pháp lý tốt đó là công chứng viên, hỏi họ xem hợp đồng mình định ký có phù hợp quy định pháp luật hay không…

 

Về những rủi ro pháp lý liên quan đất nền, chuyên gia này cho rằng “rất khủng khiếp”. Nhiều trường hợp quảng cáo đất quận 2 giá 10 triệu/m2, nhà đầu tư leo lên xe rồi bị chở xuống tận Long Thành, Đồng Nai.

Với đất nền, nếu chưa có pháp lý "sổ đỏ" thì có pháp lý khác là tách thửa, sẵn sàng tách thửa mới nên mua. Liên quan đến đất nền còn có giấy phép xây dựng. Nhiều dự án đất nền có sổ mà xây dựng không được, mua đất rồi để đó không xây được.

Đề cập tới việc huy động vốn của chủ đầu tư, ông Chánh cho rằng thường khi phát triển dự án chủ đầu tư thiếu nhất là thiếu tiền. Thiếu tiền thì dẫn đến phải huy động vốn. Việc huy động vốn có tác dụng hay là có thêm vốn và thử thị trường để xác định chính xác giá sẽ bán sản phẩm.

Một trong những cách để tìm hiểu chủ đầu tư có vấn đề hay không đó là tìm hiểu qua các dự án họ đã làm. Trong mọi trường hợp phải có giấy tờ chủ đầu tư cung cấp và phải “check” ngược với cơ quan chức năng. Hai cơ quan quản lý có thể hỏi thông tin là phòng quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường.

Ông Chánh cũng nêu quy trình để mua bất động sản, trong đó lưu .ng việc. Trước công chứng nhà đầu tư cũng khá hời hợt, thường chỉ kiểm tra quy hoạch. Ngoài đó ra cần phải kiểm tra ngăn chặn giao dịch, tìm hiểu ở phòng công chứng. Thường mọi người ẩu đi cọc giấy tay và bị bẫy mua nhà giá rẻ.

Bổ sung vấn đề trên, bà Dương Thùy Dung lưu ý đến việc trên một sổ có nhiều người đứng tên, vốn tạo nhiều rủi ro cho nhiều người khi mua bán.

Bà Dũng dẫn chứng, có trường hợp đi mua đất ở Đồng Nai, người bán cho biết đã được ủy quyền bán khu đất khoảng 3.000m2. Người mua đinh ninh đã sở hữu trọn sản phẩm nhưng thực tế mới chỉ được mua một phần và hoàn toàn bị vô hiệu sau đó vì giấy ủy quyền giả, 2 người đứng tên còn lại không đồng ý bán đất đó. Theo đó phát sinh tranh chấp.

“Điều này ít gặp ở trong đất nền dự án nhưng với đất nền riêng lẻ, đặc biệt là đất trước đây là nông nghiệp sau chuyển đổi thành đất thổ cư thì nhà đầu tư cũng nên để ý”, bà Dung lưu ý.

HUYỀN TRÂM

Chỉ tính riêng năm 2018, đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc, Nhật, Hong Kong, Đài Loan...hàng trăm dự án đã đổ bộ vào Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án đầu tư vào khu công nghiệp Quế Võ của Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC). Ngay những ngày đầu năm mới 2019 nhiều dự án cũng được cấp phép đầu tư.

25 

Trong những năm gần đây, các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Lũy kế đến hết năm 2018, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút khoảng 1.300 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 17,2 tỷ USD đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, đầu tư vào 14 ngành, lĩnh vực, đứng thứ 6 cả nước về quy mô vốn đầu tư. 

Riêng năm 2018, Bắc Ninh thu hút được 175 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,1 tỷ USD. Trong đó, tiêu biểu là nổ lực và kết quả thu hút đầu tư từ Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).

Theo thông tin từ KBC, ngay những ngày đầu năm 2019, tỉnh Bắc Ninh đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho hàng loạt các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước. ‎Tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 338 triệu USD. Các doanh nghiệp đều cam kết sớm triển khai các dự án đầu tư. Trong số này, có nhiều nhà đầu tư đã và đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh và tiếp tục tăng quy mô hoặc đầu tư mới các dự án.

Đáng chú ý là dự án công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 260 triệu USD (chiếm tới 77% tổng số vốn đầu tư của các dự án được tỉnh Bắc Ninh trao Giấy chứng nhận ngay đầu năm mới 2019) của nhà đầu tư Goertek (Hong Kong) triển khai tại Khu công nghiệp Quế Võ - Khu công nghiệp do KBC làm chủ đầu tư. Đây là dự án đầu tư trong lĩnh vực chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện.

Trước đó, Tập đoàn Goertek đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại KCN Quế Võ vào tháng 3 năm 2013 với dự án sản xuất linh kiện điện thoại di động, flycam…. Goertek là một trong những vệ tinh cấp I quan trọng của tập đoàn Samsung.

Sau 5 năm đầu tư tại đây, Goertek đã quyết định tiếp tục mở rộng đầu tư và quyết định lựa chọn KCN Quế Võ để đầu tư dự án thứ 2 với quy mô lớn. Goertek trở thành nhà đầu tư tiêu biểu trong KCN Quế Võ và đã tạo việc làm thu nhập tốt cho trên 10.000 lao động, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho tỉnh Bắc Ninh.

26

Được biết, hiện KBC đã và đang phát triển 15 KCN trên toàn quốc, có tiềm năng lớn trong việc khai thác hạ tầng khu công nghiệp, cộng với việc đón nhận cơ hội từ làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước trong khu vực vào Việt Nam, lãnh đạo KBC tin tưởng đủ khả năng phát triển các dự án mới trong tương lai và kỳ vọng sẽ bứt phá trong thu hút đầu tư trong năm 2019.

Bình An

Our Strategic Partners