SAIGONTEL News

Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

IoT đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu, không chỉ cho cộng đồng mà còn cả các doanh nghiệp. Ai là kẻ thức thời, người đó sẽ thành công.

Sự bùng nổ về cuộc cách mạng 4.0 đã khiến cụm từ Internet of Things hay Vạn vật kết nối Internet trở lên không còn quá xa lạ với nhiều người. Theo dự đoán của trang Gartner, ngày nay có hơn 3,1 tỉ vật được kết nối với Internet, và năm 2020 sẽ đạt đến ngưỡng 7,6 tỉ.

Chẳng phải tự nhiên, người ta đổ xô vào sử dụng IoT. Không những có thể tăng tần suất, giảm chi phí, mà trải nghiệm của khách hàng cũng được cải thiện rất nhiều. Đó là lý do IoT trở thành một miếng mồi bắt buộc phải ăn đối với các nhà kinh doanh.

Tương lai ở đây chứ đâu

Dù có vẻ mới mẻ, nhưng trên thực tế IoT đã từng đứng ở vị trí cao nhất trong bảng đánh giá triển vọng về công nghệ của Gartner vào tháng 7 năm 2014. Vì vậy có thể nói công nghệ này cũng đã chiếm vị trí nhất định trong lòng chúng ta một khoảng thời gian tương đối.

Rất nhiều người nói rằng nó có thể sẽ trở thành kẻ thay đổi toàn bộ cục diện của thị trường, bằng cách khiến cho mọi vật đều kết nối với nhau. Daniel Burrus - chuyên gia dự đoán công nghệ nổi tiếng từng chia sẻ IoT là một trào lưu công nghệ "sẽ đem lại cho chúng ta những triển vọng nhất trong vòng 5 năm tới."

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 1.
 

Quay trở lại ngày nay, theo nghiên cứu của Forbes Insights, chúng ta đang và sẽ thấy rất nhiều thành quả từ chính IoT mang lại. Rất nhiều công ty hiện nay đã và đang dốc hết sức lực để phát triển thật mạnh IoT.

Cụ thể, 11% trong số những người phản hồi đã nói rằng IoT có vai trò rất lớn đối với công việc của họ. 40% người khác bày tỏ, sản phẩm từ IoT mà họ đang sở hữu mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc, và 36% cho biết họ đang triển khai các chương trình thí điểm. Chỉ 13% còn lại thừa nhận vẫn đang trong giai đoạn lên kế hoạch.

Qua đó có thể thấy, IoT đóng một vai trò cực kì thiết yếu trong công việc kinh doanh, phát triển sự nghiệp đối với các doanh nghiệp ngày nay.

Cuộc đua chính thức bắt đầu

Thậm chí với đầy đủ những động lực kia thì khi nhìn vào các công ty trên sân chơi về IoT, lòng nhiệt huyết ấy chắc chắn sẽ vơi đi phần nào.

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 2.
 

Hơn 50% giám đốc điều hành chia sẻ rằng khi triển khai, họ hoàn toàn bơ vơ giữa đại dương bao la rộng lớn kia vì không biết mình thực sự ở đâu. Nếu có thì chỉ ngang hàng với các đồng nghiệp trong lĩnh vực phát triển IoT.

Chỉ một phần rất nhỏ, tương đương 19% những người tự nhận thức được rằng họ giỏi hơn những đồng ngiệp của mình hoặc đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ này. Số còn lại thừa nhận họ là người theo sau, chỉ học tập từ người đi trước.

Thêm vào đó, theo khảo sát của Forbes Insights về sự thành công gặt hái được trong những bước đầu phát triển về IoT, thì con số thu được rất đáng kinh ngạc, khi 51% cho rằng nếu xét thang điểm về tầm quan trọng, IoT xứng đáng nhận được 3 trên tổng 5 điểm.

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 3.
 

39% nói đã đạt được thành công ở một mức độ khả quan và chỉ 3% cuối cùng cho biết chương trình của họ đã vượt qua sự mong đợi.

Từ các con số trên có thể nhận thấy nếu chỉ lơ là một chút thôi, ta sẽ không thể nào xác định được mình đang ở đâu và sẽ làm gì khi thứ hạng luôn thay đổi một cách chóng mặt.

IoT giờ đây là hiện thực không thể phủ nhận

Điều này có nghĩa là gì? Đó là các doanh nghiệp coi IoT như một công nghệ nổi bật, quan trọng với tiềm năng mang đến lợi thế trong tương lai.

Đối với những người không nhận ra tầm quan trọng của IoT, họ sẽ sớm nhận ra con đường đi đến thành công càng ngày sẽ càng khó đi và gồ ghề hơn nữa. Các công ty càng chậm trễ bao nhiêu thì họ sẽ càng bị bỏ xa bấy nhiêu. Đơn giản là vì, IoT tăng trưởng theo cấp số nhân, vậy nên khoảng cách ấy sẽ chỉ ngày một lớn thêm.

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 4.

Khi mọi thiết bị cùng kết nối, nó sẽ gia tăng theo cấp số nhân

Công nghệ được kết hợp từ những sự tiến bộ trước đó, tiếp thu những cái có trước và nâng cấp, thay đổi để có được những cái mới với hiệu năng cao nhất. Khi số lượng các thiết bị kết nối được gia tăng, áp lực đặt lên việc tận dụng khả năng và lợi ích của IoT cũng sẽ được tăng cường.

Kết quả, những người luôn ung dung tự tại sẽ bắt buộc phải thay đổi. Những đối thủ cạnh tranh lớn sẽ ngày càng mở rộng khoảng cách, nhanh chóng tạo ra những sự khác biệt đáng kể, đặt những kẻ chậm chân hơn vào tình thế báo động, ngàn cân treo sợi tóc.

Tóm lại, IoT đang và chắc chắn sẽ tạo ra những biến chuyển rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh cũng như công nghệ. Đối với những người đã có kinh nghiệm hoạt động IoT, cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tốc độ ấy, tạo tiền đề cho việc phát triển sau này.

Còn những ai chưa chuẩn bị sẵn kiến thức trong mình cần ngay lập tức bổ sung tham gia vào cuộc chơi nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Nguồn: Forbes Insight

Đa phần người dân Trung Quốc không biết SenseTime là gì, nhưng họ hoàn toàn có thể bị chính công nghệ này “soi mặt” và theo dõi sát sao hằng ngày.

Ứng dụng nhận diện khuôn mặt "tỷ đô"

Nếu bất kỳ người dùng Trung Quốc nào từng đi mua sắm lại Suning, chuỗi cửa hàng điện máy lớn nhất quốc gia, thì rất có thể họ đã "được" theo dõi bằng các camera trang bị phần mềm quan sát khuôn mặt và hành vi của SenseTime.

Hoặc nếu ai sử dụng mặt mình để mở khóa ứng dụng cho vay Rong360, SenseTime rất có thể đã nắm được dữ liệu của bạn do ứng dụng trên cũng sử dụng công nghệ này. Hay thậm chí là gửi một ảnh selfie trên ứng dụng trò chuyện SNOW, nơi mà SenseTime được tích hợp để đưa ra các ảnh ghép chuẩn xác.

Tất cả thông tin trên đều được SenseTime nắm giữ và có thể ứng dụng một cách "thần kỳ" như cách công an Trung Quốc nhận diện được khuôn mặt tội phạm giữa 50.000 người đang xem hòa nhạc.

Có thể nói, SenseTime hiện đang dẫn đầu cuộc cách mạng Trí tuệ nhân tạo (AI) với mục tiêu trở thành ngành công nghiệp 150 tỷ USD vào năm 2030 được chính phủ Trung Quốc nhiệt liệt ủng hộ.

SenseTime – Công nghệ nhận diện khuôn mặt tỷ đô có thể phát hiện tội phạm giữa 50.000 người với sự “chống lưng” của Jack Ma - Ảnh 1.
 

Được thành lập tại Hồng Kông, SenseTime hiện đang có hàng trăm khách hàng trên thế giới với sự "chống lưng" của các tên tuổi lớn như Qualcomm và Dalian Wanda. Vào tuần trước, gã khổng lồ công nghệ Alibaba cũng tuyên bố rằng họ vừa đầu tư hơn 600 triệu USD vào SenseTime, đẩy tổng giá trị của công ty này lên mức 3 tỷ USD.

Điều đặc biệt là cho đến giờ chưa có bất kì công ty nào trên thế giới chạm mức định giá "tỷ đô" chỉ dựa vào mỗi một công nghệ nhận diện. Sự phát triển "vũ bão" của SenseTime cho thấy tiềm năng to lớn mà các nhà đầu tư đang thấy ở công nghệ này trong tương lai.

Từ dự án cấp trường trở thành công ty "tỷ đô"

Được thành lập vào năm 2014 bởi giáo sư Tang Xiaoou, trưởng ban công nghệ thông tin Đại học Trung Quốc. Ông cùng với 11 sinh viên của mình nghiên cứu về những ứng dụng của phân tích hình ảnh và Deep learning trong một dự án khoa học ở trường. Một năm sau đó, cả nhóm quyết định tách ra thành một công ty riêng chuyên về nhận diện hình ảnh và đến nay đã có hơn 400 khách hàng khắp thế giới.

SenseTime – Công nghệ nhận diện khuôn mặt tỷ đô có thể phát hiện tội phạm giữa 50.000 người với sự “chống lưng” của Jack Ma - Ảnh 2.
 

Đa phần khách hàng của SenseTime là những phòng ban cảnh sát ở nhiều nước với nhu cầu nhận diện khuôn mặt cũng như biển số xe, thậm chí có một nhà tù sử dụng SenseTime để quản lý các phạm nhân của mình.

Ngoài ra thì SenseTime còn hỗ trợ mạng xã hội Weibo hay nhà sản xuất Oppo để cải thiện các tính năng sắp xếp và tổng hợp hình ảnh. Nhưng ứng dụng "cao cấp" nhất là ở các địa điểm bán lẻ với hệ thống phân tích thời gian thực trên từng khách hàng đang mua sắm nhằm phát hiện ra các hành vi hay đối tượng "đáng ngờ", nổi bật là một số cửa hàng Walmart tại Trung Quốc.

Nhu cầu nhận diện bùng nổ

SenseTime – Công nghệ nhận diện khuôn mặt tỷ đô có thể phát hiện tội phạm giữa 50.000 người với sự “chống lưng” của Jack Ma - Ảnh 3.
 

Sự thành công của SenseTime đến từ ngành cho vay bùng nổ xuyên suốt năm 2016 tại Trung Quốc với hàng loạt ứng dụng mượn tiền ra đời. Để giảm thiểu nguy cơ giả mạo danh tính, SenseTime và các ứng dụng nhận diện khác cung cấp tính năng kiểm tra "tức thời" giữa khuôn mặt trước thiết bị đang ra lệnh mượn tiền và kho dữ liệu cá nhân khổng lồ của chính phủ. Trước khi có công nghệ này, các ứng dụng cho vay phải dựa vào mắt người để kiểm tra với hiệu quả, chi phí và tốc độ thua hẳn cho với SenseTime.

Ngoài ra còn 2 xu hướng khác đứng sau sự phát triển của công nghệ nhận diện. Thứ nhất là cuộc chiến thêm vào tính năng mở khóa và tạo emoji bằng khuôn mặt của người dùng, sau khi Apple đưa hai "công nghệ" trên vào dòng iPhone mới, các tính năng này gần như trở thành một thứ "phải có" nếu các hãng điện thoại khác muốn tiếp tục cạnh tranh và tồn tại trên thị trường.

Thứ hai là mong muốn kiểm soát và theo dõi người dân ngày một tăng cao của chính phủ Trung Quốc. Chỉ tính riêng quốc gia đông dân nhất thế giới này, 176 triệu camera đang được bố trí theo dõi 24/24. Trung Quốc cũng có tỷ lệ "tăng trưởng" camera ở mức 13%, gấp 6,5 lần so với thế giới.

Và để sử dụng hiệu quả các thông tin thu thập được từ hệ thống khổng lồ đó, SenseTime đang phối hợp với chính quyền khắp các tỉnh Quảng Châu, Thâm Quyến và Vân Nam để giúp các phòng ban Công An dễ dàng nhận dạng được tội phạm xuất hiện bất cứ đâu trong khu vực.

Để cải thiện hiệu quả vận hành của SenseTime, chính quyền Trung Quốc đã hỗ trợ cung cấp cho công ty này hơn 2 tỷ hình ảnh khác nhau (so với chỉ 10 triệu ảnh đối với các công ty nhận diện khác trên thế giới). Theo nhà sáng lập của SenseTime, số lượng dữ liệu khổng lồ trên đã giúp công nghệ của công ty luôn "đi trước một bước" so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Ngoài SenseTime, ngay tại Trung Quốc còn hai đối thủ khác "nặng ký" khác trong công nghệ nhận dạng là Megvii và Yitu, cả hai công ty này cũng đều vượt mốc định giá "tỷ đô", biến Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghệ của tương lai này.

Lê Thanh Sang

Theo Trí Thức Trẻ

Trong một tuần gần đây, ít có phiên giao dịch nào VN-Index giữ nguyên một xu thế từ thời điểm mở cửa đến lúc đóng cửa.

 Chốt phiên giao dịch ngày 18/4, VN-Index xuất hiện trên bảng thống kê các thị trường chứng khoán trên thế giới với hai thái cực hoàn toàn khác nhau - thị trường chứng khoán tăng tốt nhất trong 6 tháng và nhóm 3 thị trường giảm mạnh nhất trong một tuần.

Sau khi chạm đỉnh 1.200 điểm, chỉ số đại diện cho Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM đã đảo chiều. Lần lượt các ngưỡng hỗ trợ mạnh bị phá vỡ, gần nhất chỉ số này đã về dưới ngưỡng 1.140 điểm, giảm hơn 5% kể từ mức đỉnh mới xác lập.

Biến động của bảng giá ngày càng khó đoán định.

Biến động của bảng giá ngày càng khó đoán định.

 

Cùng là đà giảm tuy nhiên, điểm khác biệt so với giai đoạn trước là thị trường biến động theo cách khó đoán định hơn.

Không còn những phiên giao dịch có xu hướng chủ đạo từ đầu, thay vào đó là những cú rơi bất thình lình trước khi đóng cửa, hay những phiên giao dịch tăng giảm đan xen với biên độ cao. 

Nhiều nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý cho đợt điều chỉnh này khi VN-Index tăng hơn 60% trong một năm gần đây. Nhưng khi thị trường thực sự điều chỉnh, không ít người lại trở nên hoang mang với diễn biến theo kiểu "không biết đâu mà lần". 

Phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index chốt phiên tăng 4,79 điểm, tương đương 0,4%. Tuy nhiên con số tuyệt đối không phản ánh được diễn biến thực tế của thị trường. VN-Index biến động trong dải từ 1.139,33 điểm tới 1.156,7 điểm, tương đương biên độ tới 17,4 điểm. Tăng mạnh ngay từ đầu phiên, nhưng gần như cả phiên giao dịch VN-Index nằm dưới mức tham chiếu, đến sát thời điểm đóng cửa nhịp hồi lại xuất hiện.

Ngày 18/4, kịch bản ngược lại khi thị trường tăng đến gần cuối phiên sáng nhưng lực bán tháo ngay trước phiên ATC đã kéo VN-Index giảm sâu gần 15 điểm.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX) trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 50% trong năm nay. Còn chỉ số nỗi sợ và lòng tham (fear & greed) của CNN đang ở mức sợ hãi cực độ trong vài tuần vừa qua. Thị trường Việt Nam không có một chỉ số cụ thể đo lường trạng thái tâm lý của nhà đầu tư, nhưng nếu nhìn vào sự vận động của thị trường và thanh khoản, phần nào của câu chuyện cũng lộ diện.

Ngày 11/4, VN-Index rơi từ 1.200 điểm về 1.167 điểm. 33 điểm là con số hấp dẫn để bắt đáy, nhưng phiên giao dịch khi đó đã đóng cửa tại mức thấp nhất trong phiên, nhịp hồi như thường lệ đã không xuất hiện. Thanh khoản trên HoSE gần đây, nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận, có những phiên đã về dưới 5.000 tỷ đồng.

Sự biến động khó lường về diễn biến trong một phiên giao dịch đang đặt tâm lý của nhà đầu tư vào một phép thử, mà ở đó sự không ổn định, thiếu thận trọng là mấu chốt dẫn tới thua lỗ. 

Một bộ phận nhà đầu tư cũng lựa chọn cách tạm thời rút khỏi thị trường và chờ một xu hướng được xác nhận, dù tăng hay giảm. Biểu hiện rõ ràng là thanh khoản sụt mạnh. "Lướt sóng" trong giai đoạn hiện tại cũng gần như bất khả thi bởi diễn biến tăng giảm đan xen không thể dự báo. 

Trong báo cáo đưa ra tối 18/4, các công ty chứng khoán hầu như chỉ đưa ra góc nhìn mang tính trung lập, hơn là một dự báo mang tính đích danh về xu hướng.

"Việc thanh khoản thị trường sụt giảm cho thấy tâm lý e ngại đang có phần thắng thế. Nhiều khả năng chỉ số VnIndex sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh về những mốc điểm sâu hơn trước khi có được nhịp hồi phục bền vững trở lại", báo cáo của BVSC nhận định. Còn với Công ty chứng khoán KB Việt Nam, khuyến nghị đưa ra với nhà đầu tư là thị trường đang trong xu hướng tiêu cực với rủi ro tăng mạnh.

"Hãy tham lam khi người khác sợ hãi" - câu nói được nhắc đến gần đây trên nhiều diễn đàn về chứng khoán. Tuy nhiên, yếu tố tham lam không chỉ là những toan tính mua vào khi người khác bán ra, mà còn cần được đặt trong khả năng quản lý rủi ro của mỗi nhà đầu tư. Đặc biệt trong giai đoạn mà thị trường đang đưa ra một phép thử khó khăn.

Minh Sơn (VnExpress)

Việt Nam hiện có đủ lợi thế riêng của mình để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài khi Trung Quốc tiến hành các biện pháp giành lấy nguồn vốn về cho đất nước họ.

Trung Quốc có thể không phải là nhà máy của thế giới như trước năm 2012, thời điểm mà chính phủ nước này bắt đầu đẩy nhà đầu tư vào những lĩnh vực dịch vụ, sạch sẽ hơn. Nhưng quốc gia này hiện vẫn sản xuất hơn 2 nghìn tỉ USD hàng hóa mỗi năm, và theo hãng tin Xinhua, vào hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có động thái để phát triển các nhà máy bằng cách nói rằng họ sẽ mở cửa đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam cũng đang có những biện pháp riêng của mình để thúc đẩy các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Kể từ những năm 1980, chính phủ Việt Nam đã tìm kiếm nguồn đầu tư nước ngoài như là một cách để phát triển nền kinh tế. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu SSI ở Hà Nội, những nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đến 155,24 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng GDP 202 tỉ USD của Việt Nam. SSI cũng cho biết thêm, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 15,2% tính theo cùng kỳ năm trong 2 tháng đầu năm 2018 so với 2017, nhờ đà tăng sản xuất.

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được "tiếp cận rộng hơn" với viễn thông và các loại năng lượng mới, hãng tin Xinhua trích lời Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước Quốc hội. Ông cho biết chính phủ của mình sẽ "trải đều những ứng dụng thực tiễn được phát triển ở các vùng thương mại tự do trên khắp đất nước", ngụ ý rằng sẽ có ít thuế và các ràng buộc khác hơn dành cho những nhà sản xuất.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không chịu thua kém, ngay cả khi Trung Quốc nỗ lực có được nguồn vốn sản xuất nước ngoài vì hai quốc gia này đủ khác biệt để tránh một sự cạnh tranh trực tiếp cho nhiều nhà đầu tư. Và đây là lý do vì sao:

1. Nhiều loại nhà máy khác nhau

Các nhà máy của Việt Nam chuyên về những loại hàng hóa có giá trị thấp như ô tô, đồ đạc gia dụng và quần áo. Xuất khẩu "hiện tập trung phần lớn vào những sản phẩm thêm vào giá trị thấp so với Trung Quốc", công ty dự báo kinh tế FocusEconomics bình luận. Trung Quốc tập trung vào những thiết bị công nghệ cao như máy tính để bàn và điện thoại thông minh, một phần trong giá trị hàng sản xuất của họ. Trung Quốc hiện cũng đang rất có sức thu hút đối với giới doanh nhân của đất nước họ như những gã khổng lồ ngành điện tử tiêu dùng Huawei và Oppo.

Việt Nam đã thu hút được 6,5 tỉ USD đầu tư từ tập đoàn Samsung và 1 tỉ USD từ Intel. Tuy vậy, Việt Nam thường thu hút những tên tuổi đầu tư truyền thống như nhà sản xuất ô tô Ford và tập đoàn sản xuất thép Formosa.

2. Việt Nam có chi phí thấp hơn

Chi phí đang tăng lên ở Trung Quốc, vì thế những nhà đầu tư mà đang tìm kiếm địa điểm để tiết kiệm tiền sẽ chọn bến đỗ ở Việt Nam. Lương tối thiểu của Việt Nam hiện chỉ khoảng 175 USD/tháng, so với của Trung Quốc là 325 USD/tháng, theo Dustin Daugherty, chuyên gia cao cấp của công ty tư vấn doanh nghiệp Dezan Shira & Associates ở thành phố Hồ Chí Minh. Trung Quốc hiện cũng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.

"Cách đây 20 năm, các công ty đầu tư ở Trung Quốc như là một phần trong chiến lược giảm thiểu chi phí cho những thị trường toàn cầu. Giờ đây, Việt Nam và những quốc gia khác đang thay thế Trung Quốc ở tiêu chí đó", Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Mekong Economics ở Hà Nội, phân tích.

3. Dễ kinh doanh ở Việt Nam hơn

Một số nhà sản xuất nước ngoài hiện muốn đa dạng hóa ngành nghề ra khỏi Trung Quốc để đặt chân vào Việt Nam, Deborah Elms, giám đốc điều hành của nhóm vận động của Trung tâm thương mại châu Á ở Singapore, cho biết. Cả hai đều đang tăng trưởng nhanh, nhưng Việt Nam được tiếng là "dễ sống" hơn. Dữ liệu từ Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy Trung Quốc quản đầu tư "chặt" hơn Việt Nam gấp 3 lần ở 9 lĩnh vực, trong đó có sản xuất. Việt Nam xếp thứ 68 và Trung Quốc xếp thứ 78 ở hạng mục "Môi trường kinh doanh dễ dàng" của Ngân hàng thế giới.

 

Việt Nam cũng là "địa điểm logistics trung tâm để giúp cho việc giao thương với các hàng xóm trong khối ASEAN trở nên dễ dàng", Daugherty nói. 10 quốc gia ASEAN hiện có khoảng 630 triệu dân.

4. Trung Quốc có thị trường tiêu dùng lớn nhất

Các nhà đầu tư hướng đến Trung Quốc quốc như là một nơi để bán cũng như sản xuất hàng hóa, Elms lưu ý. Khoảng 1/3 trong 92 triệu dân Việt Nam sẽ là tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn vào năm 2020, tập đoàn tư vấn Boston cho biết. Tuy nhiên, con số đó hầu như không thể so sánh với ít nhất 420 triệu dân Trung Quốc đang được xem là trung lưu. "Nếu Trung Quốc làm cho việc ở lại Trung Quốc hấp dẫn hơn thì sẽ có các công ty luôn hướng tới Trung Quốc. Đó là một thị trường nội địa khổng lồ, hấp dẫn nhà đầu tư bằng những đặc điểm riêng của mình".

Theo Lê Thanh Hải

Theo Trí thức trẻ

Không quá mạnh mẽ nhưng loài sói vẫn luôn tồn tại và vẫn được xem là "sát thủ rừng xanh".

Khi vào rừng, điều đáng sợ nhất không phải là hổ báo hay sư tử, mà đó chính là những con sói. Lý do là bởi, sói đông, hoạt động theo bầy đàn, hoạt động ở phạm vi rộng lớn, chúng có khứu giác rất nhạy và khả năng tổ chức săn mồi rất linh hoạt, cộng thêm bản tính gian xảo, nên con mồi khi phải đối diện với chúng sẽ có cơ hội sống sót cực kỳ thấp.

Chính vì những lý do vậy, nên mặc dù không có được sức mạnh vô song, nhưng loài sói chính là những sát thủ thực sự của rừng xanh. Để tồn tại, tạo nên những "thế lực" lớn trong rừng thẳm, bầy sói phải luôn tuân thủ những quy tắc sống riêng của chúng.

Nếu gặp loài vật mạnh hơn nó, nó sẽ rút lui

Cho dù cả đàn sói phải đối mặt chỉ với vài con sư tử đi nữa, sói cũng sẽ gọi nhau rút lui, bởi chúng biết chiến thắng mà phải trả giá nặng nề thì cũng chẳng khác nào một trận thua.

Con người chúng ta thì lại luôn mắc phải điều này, rất nhiều người luôn nghĩ rằng phải chiến thắng bằng mọi giá, và quên mất rằng có những cái giá phải trả còn đắt hơn nhiều so với những gì chúng ta đạt được sau chiến thắng.

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện chó sói xung trận - hãy lạnh lùng như bầy sói khi chọn cách đối đầu với thử thách - Ảnh 1.
 

Trong kinh doanh, chúng ta từng chứng kiến nhiều cuộc chiến "nảy lửa" và cả 2 cùng thiệt ví dụ như cuộc đối đầu của 2 anh em nhà tỷ phú Ấn Độ Muskesh Ambani và Anil Ambani. Cuộc chiến của 2 anh em, 2 ông chủ nhãn hiệu giày nổi tiếng Puma và Adidas đã khiến cho 2 hãng giày này mất đi cơ hội phát triển, còn tạo điều kiện cho đối thủ Nike tranh thủ thời cơ chiếm mất thị phần.

Trong kinh doanh, chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp những cuộc chiến cạnh tranh bằng hình thức giảm giá – giảm sâu xuống cả dưới giá trị thực của hàng hóa. Khi các đối thủ không chịu nhường bước – cả 2 đều sẽ bị thương tích đầy mình. Do vậy, cũng nên như loài sói, khi gặp đối thủ mạnh trước hết hãy rút lui bảo toàn lực lượng và tìm phương hướng phát triển mới.

Vinh quang và sĩ diện luôn luôn tồn tại trong mỗi người, vì vậy để đạt được sự "lạnh lùng" như loài sói, đôi lúc chúng ta phải gạt bỏ những điều đó sáng một bên, để có thể tồn tại trước.

Tinh thần đoàn kết, tính bầy đàn là số 1

Nếu sói buộc phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn, cả đàn sói sẽ cùng tấn công, và sau trận chiến cả đàn sẽ không bao giờ bỏ mặc những con bị thương.

Để tồn tại lâu dài, luôn cần phải có bầy đàn, chúng ta sẽ đi nhanh nếu đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa, hãy đi theo nhóm. Và quan trọng hơn, nhóm đó cần phải đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau, một người vì mọi người.

Chuyện cuối tuần: Câu chuyện chó sói xung trận - hãy lạnh lùng như bầy sói khi chọn cách đối đầu với thử thách - Ảnh 2.
 

Buôn có bạn, bán có phường là câu châm ngôn được đúc kết từ xa xưa. Trong kinh doanh, kể cả các đối thủ cùng ngành cũng có nhừng hình thức liên kết để cùng nhau phát triển, không hẳn cạnh tranh mới là tốt, mà liên kết còn mang lại kết quả tốt hơn.

Con Sói đầu đàn luôn đi sau cùng

Theo nghiên cứu, khi bầy sói di chuyển, những con sói yếu nhất sẽ đi đầu để tạo tốc độ chung cho cả đàn làm cho không một con nào, dù yếu nhất, bị bỏ rơi lại trong suốt cuộc hành trình. Những con sói khỏe nhất đàn sẽ được "chia đôi", một tốp đi sau những con yếu nhất phía đầu đàn, để làm lá chắn bảo vệ đàn phía trên, một tốp khác đi sau, để bảo vệ đàn sói mặt sau. 

Và đặc biệt con sói đầu đàn sẽ đi cuối cùng để luôn đảm bảo không một thành viên nào trong đoàn bị bỏ rơi lại, và để quan sát, hỗ trợ cho toàn đàn trong mọi tình huống.

Những người lãnh đạo không chỉ là những người tiên phong mà còn là những người luôn quan tâm, hỗ trợ các thành viên trong đội, nhóm của mình. Những người lãnh đạo luôn là người quan sát, bao quát mọi vấn đề và ra mặt giúp đỡ các thành viên trong đội, nhóm những lúc cần thiết.

Theo Cafe F

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin việc tăng vốn và đổi tên công ty con. 

Doanh nghiệp của cả 2 lĩnh vực này cần chủ động bắt tay với nhau, xác định cùng hỗ trợ phát triển để tăng trưởng bền vững.

Tại Việt Nam, sự tham gia của các doanh nghiệp đa quốc gia trong 2 lĩnh vực logistics và thương mại điện tử chỉ thực sự phát triển những năm gần đây. Nhưng sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng có vai trò đặc biệt quan trọng.

Tỷ lệ chi phí dành cho dịch vụ logistics và chuyển phát khá cao trong giá bán trực tuyến các sản phẩm hữu hình, là một trong các yếu tố dẫn tới giá mua hàng trực tuyến chưa thấp hơn đáng kể so với mua theo phương thức truyền thống.

Thương mại điện tử muốn phát triển không thể thiếu dịch vụ logistics - Ảnh 1.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định thương mại điện tử muốn phát triển không thể thiếu dịch vụ logistics.

Chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV lo ngại, liệu dịch vụ logistics có đáp ứng nhu cầu phát triển của thương mại điện tử hiện tại và tương lai hay không. Nhất là khi tốc độ phát triển của thương mại điện tử tăng đến 25%, logistics sẽ đáp ứng như thế nào khi phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

"Với nền kinh tế số và thương mại điện tử cần lấy khách hàng là trung tâm", ông Lực đề xuất và lưu ý các doanh nghiệp số cần thay đổi mô hình kinh doanh, khách hàng làm việc trực tiếp với người bán hàng. Thêm vào đó, cần nâng cao chuỗi cung ứng, cộng với nguồn nhân lực đang có bất cập lớn và công nghệ thông tin đang thiếu về thương mại hoặc kinh doanh.

“Có doanh nghiệp cho rằng cần phải giao hàng nhanh với chi phí thấp và dịch vụ tốt… nhưng tôi cho rằng, nhân tố chính là chất lượng và niềm tin. Hiện nay hàng giả, hàng nhái nhiều, vì thế rất cần thiết phải có sự trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp cần nhìn nhận thêm từ phương diện khách hàng”, TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng khẳng định, Logistics và thương mại điện tử đang bùng nổ và là xu hướng phát triển trong thời gian tới. .

“Thời gian vừa qua đã có sự kết hợp giữa thương mại điện tử và logistics, tuy nhiên, sự kết hợp này còn bộc lộ nhiều điểm bất cập, khó khăn, chưa có luật về e-logistics (dịch vụ hậu cần điện tử), quy định về giao thông thay đổi thường xuyên, thủ tục hành chính phức tạp, thiếu nhân lực có trình độ và kinh nghiệm, việc ứng dụng công nghệ trong e-logistics còn thấp…”, ông Hải nói.

Để logistics phát triển đồng hành cùng thương mại điện tử, ông Nguyễn Trần Thi, Tổng Giám đốc Giaohangnhanh.vn cho rằng, cần phải cải thiện nhiều mặt, song chủ yếu nằm ở sự chủ động của các doanh nghiệp. Thông qua kết hợp hệ thống và quy trình của 2 bên để giảm chi phí và hiệu quả hơn. Các bên cần xem nhau như các bộ phận nội bộ để liên kết chặt chẽ; cùng thiết kế ra một giải pháp tổng thể để cung cấp cho khách hàng…

Còn theo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, nếu các doanh nghiệp logistics biết liên kết lại với nhau, tận dụng được thế mạnh của nhau từ nền tảng của dịch vụ có sẵn của các bên, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

 

Nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics nhằm hỗ trợ sự phát triển của thương mại điện tử đang là yêu cầu cấp bách. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp thương mại điện tử phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hoạt động còn chưa lớn, tính chuyên nghiệp chưa cao, và đặc biệt là chưa có sự liên kết chặt chẽ để phục vụ khách hàng.

Việc hiện đại hóa quản lý, trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là những mệnh lệnh sống còn đối với doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp thương mại điện tử.

 

Theo Nguyễn Quỳnh (VOV)

Chuyên gia Savills cho rằng đang có sự cạnh tranh khập khiễng giữa mô hình bán hàng online với các sàn thương mại điện tử quy mô lớn.

Dưới đây là nhìn nhận của Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TP HCM, Phạm Thái Bình về thương mại điện tử Việt Nam - thị trường mà theo ông đang ở hành trình của hoa hồng với mức tăng trưởng 25-30%.

Trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. Không ít thương hiệu rời bỏ cuộc chơi như Beyeu, Deca, Foodpanda… và nhiều doanh nghiệp rút lui lặng lẽ. Dù được đánh giá là màu mỡ, mảnh đất thương mại điện tử rõ ràng không dễ đãi ngộ bất cứ ai.

Thị trường đang có sự cạnh tranh khập khiễng giữa các sàn thương mại điện tử và các loại hình mua sắm qua mạng xã hội như Facebook, Zalo... Những Lazada, Thegioididong, Sendo, Shopee, Tiki… được đầu tư bài bản, với chi phí lớn, đang chịu sức ép không nhỏ từ mô hình "nhà nhà bán hàng, người người bán hàng" trên mạng xã hội. 

Mô hình này quy mô nhỏ lẻ nhưng số lượng lại vô cùng lớn. Quan trọng hơn, chi phí của hoat động này không đáng kể, trong đó có việc họ chưa bị tác động bởi các chính sách thuế.

Thương mại điện tử đang tạo nên cơn lốc mua sắm kiểu mới tại Việt Nam.

Thương mại điện tử đang tạo nên cơn lốc mua sắm kiểu mới tại Việt Nam.

Từ đây, sự cạnh tranh cũng trở nên khập khiễng, khi chi phí ít dẫn đến giá thành sản phẩm thấp, nhờ vậy mô hình bán hàng qua mạng xã hội được đón nhận bởi số đông. Trong khi đó, các trang mạng tên tuổi, đầu tư bài bản từ con người đến hệ thống vận hành, lại chịu nhiều gánh nặng chi phí liên quan.

Trong đó, chi phí marketing (tiếp thị quảng cáo) giữ vai trò then chốt cho lĩnh vực này và không hề ít như nhiều người vẫn nghĩ. Theo như ghi nhận, ngân sách chạy marketing cho kế hoạch trong hai năm đầu của thương mại điện tử dao động xấp xỉ 2 triệu đôla và tính sống còn sẽ được định đoạt sau thời gian này.

Bên cạnh đó, dù tiềm năng phát triển là có thật, thương mại điện tử tại Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại. Đó là sự phát triển thiếu bền vững, người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm, thông tin còn đơn điệu, thiếu chi tiết, thiếu sức hấp dẫn cũng như một số công cụ hỗ trợ khách hàng.

Theo nghiên cứu, hơn một nửa người Việt Nam thích mua hàng ở nước ngoài do sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bên cạnh dịch vụ, thanh toán, hậu mãi. Ngoài ra, thói quen mua sắm đặc trưng là “thấy, sờ và… thử” nên thường họ dạo chơi trên mạng để khảo giá là chính. 

Bên cạnh đó, xét trên khía cạnh thị trường, mua sắm trực tuyến ở Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nhưng các nhà bán lẻ thương mại điện tử cần nghiên cứu thêm hành vi tiêu dùng, đồng hóa tư duy giúp dễ dàng tiếp cận cả người mua lẫn các đơn vị cung cấp hàng hóa, đặc biệt nên hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.

Bên cạnh đó, những khó khăn còn tồn đọng tại Việt Nam cũng đến từ nhiều nguyên nhân. Nhiều thương hiệu có tên tuổi quy định không có chính sách bán hàng qua trang thương mại điện tử, dẫn đến sự thiếu tính đa dạng chủng loại và các thương hiệu còn lại chủ yếu vẫn là những sản phẩm nội địa. Thông thường, lợi nhuận của nhãn hiệu nội địa chỉ tầm khoảng 40-45%, trong khi đó, chi phí phải trả cho đơn vị thương mại điện tử khá cao, trung bình 30%.

Để hạn chế rủi ro từ việc trả hàng, tồn hàng, hàng qua mùa, hay các chương trình khuyến mãi của trang thương mại điện tử…, các nhà bán lẻ phải đưa giá thành cao hơn. Vô hình trung, trang thương mại điện tử mang tính quảng cáo nhiều hơn và thậm chí đây cũng là kênh tốt để các nhà bán lẻ cho các mục tiêu marketing hay branding - làm thương hiệu.

Việc chú trọng hơn về văn hóa tiêu dùng của người Việt - vốn hay thay đổi và thích cái mới cũng quan trọng. Những nhà đầu tư cần thử nghiệm trước khi tiếp cận, trước khi có kế hoạch thâm nhập thị trường này. Đã không ít nhà bán lẻ gặp phải nhiều khó khăn khi đối mặt với vấn đề thích ứng văn hóa tiêu dùng. Và cẩn trọng luôn là một bài học không bao giờ cũ.

Theo Hà Thanh (Vnexpress)

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL): Công văn giải trình chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán 2017

Our Strategic Partners