SAIGONTEL News

Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

SSI kỳ vọng, sự góp mặt của nhiều cổ phiếu lớn cũng làm gia tăng mức độ tập trung của thị trường vào nhóm cổ phiếu trụ cột.
 
 

Đó là câu hỏi SSI Research đặt ra trong báo cáo tiền tệ mới công bố, và cũng là thắc mắc của nhiều nhà đầu tư sau những cú giảm sốc vừa qua.

Trên thực tế, thị trường chứng khoán tháng 5 là sự tiếp nối chuỗi giảm điểm kéo dài từ tháng 4. Các chỉ số tiếp tục giảm sâu xóa hết nỗ lực tăng điểm từ đầu năm. VN-Index tạo đáy ở 931,75 điểm, giảm 11,3% trong tháng 5 và giảm 22,6% từ mức đỉnh ngày 9/4. Mặc dù hiện chỉ số phục hồi trong những phiên cuối tháng lên 971,25 điểm nhưng vẫn thấp hơn mức cuối năm 2017.

Không chỉ thất vọng về điểm số, giao dịch thị trường cũng rất trầm lắng trong tháng 5. Giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt 7.160 tỷ đồng/phiên, nếu không tính giao dịch kỷ lục 30.716 tỷ đồng cổ phiếu VHM thì giá trị giao dịch cả thị trường chỉ đạt mức 5.764 tỷ đồng/phiên, thấp nhất trong 7 tháng.

Dòng tiền giảm do dịch chuyển sang phái sinh

Theo SSI, thanh khoản sụt giảm có thể được lý giải do một phần dòng tiền đã dịch chuyển từ thị trường cơ sở sang thị trường phái sinh trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng kém tích cực. Trong tháng 5, giá trị giao dịch của thị trường phái sinh đã tăng gấp 2,3 lần tháng 4, đạt mức bình quân 7.400 tỷ đồng/phiên, và vượt qua thị trường cơ sở. Phiên kỷ lục vào ngày 30/5 đã có 114.000 hợp đồng được giao dịch, tương đương với 10.446 tỷ đồng giá trị hợp đồng. Bối cảnh thị trường giá xuống đã tạo điều kiện cho các hợp đồng tương lai phát huy lợi thế giao dịch hai chiều và giao dịch T+0 vượt trội so với thị trường cơ sở.

Thị trường chứng khoán đã thực sự tạo đáy? - Ảnh 1.
 

Một lý do khác, khối ngoại liên tục bán ròng gia tăng sức ép lên thị trường. Trong tháng 5, giá trị bán ròng của khối này tính riêng khớp lệnh là 6.600 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 3.000 tỷ đồng trong tháng 4. Như vậy, khối ngoại đã bán ròng trong 4 tháng liên tiếp với giá trị lên tới 12.800 tỷ đồng. Nhờ một số giao dịch thỏa thuận lớn, đáng chú ý là giao dịch 28.500 tỷ đồng cổ phiếu VHM, nhà đầu tư nước ngoài duy trì mua ròng trên thị trường chứng khoán với giá trị 35.100 tỷ đồng lũy kế từ đầu năm.

Song, vẫn còn điểm sáng là các quỹ ETF đang có động thái mua vào khá tích cực trong thời gian gần đây. Trong tháng 5, 3 quỹ ETF đã liên tục tăng vốn và mua ròng 386 tỷ đồng cổ phiếu. Mặc dù quỹ VanEck bị rút vốn, hai quỹ VFM VN30 và DB FTSE Vietnam ETF được tăng vốn đáng kể giúp tổng dòng vốn ETF đảo chiều tăng khá từ tháng 5.

Nhóm cổ phiếu trụ cột đang giảm định giá

Đồng thuận với nhiều ý kiến của các chuyên gia, SSI cho rằng sau đợt giảm sâu, định giá của thị trường đã được đưa về mức hợp lý hơn. P/E VN-Index giảm từ 21.5x về mức 18x. Nếu không tính VHM mới niêm yết trong tháng, P/E thị trường chỉ còn 16.1x, ngang với mức trung bình của giai đoạn đầu 2017. Thị trường chứng khoán đã quay trở lại nền định giá cũ, tăng trưởng của thị giá phù hợp hơn với mức tăng trưởng lợi nhuận.

Quan sát kỹ hơn một số nhóm cổ phiếu trụ cột, định giá cũng có xu hướng giảm rõ rệt. P/E của nhóm ngân hàng giảm từ 20.2x vào cuối tháng 2 về 13.5x vào cuối tháng 5. Định giá P/B của nhóm này cũng được đưa về 2x sau khi tăng lên hơn 2.4x trong giai đoạn trước đó. P/E của nhóm bất động sản giảm về 16.7x vào cuối tháng 5, vẫn cao hơn so với mức 15x vào cuối tháng 9/2017 do kỳ vọng về thị trường bất động sản tăng cao. Tương tự, định giá nhóm dầu khí đã giảm về 16.7x từ mức PE 24.6x vào cuối tháng 1 khi thị trường kỳ vọng cao về sự phục hồi của  giá dầu.

Thị trường chứng khoán đã thực sự tạo đáy? - Ảnh 2.
 

Đáng chú ý, nhóm chứng khoán đang giao dịch ở định giá khá thấp ở 10x, giảm đáng kể so với cuối tháng 9/2017 nhờ tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Định giá các nhóm cổ phiếu dẫn dắt nhìn chung đã được đưa về mặt bằng hợp lý giúp kích thích lực mua tạo ra những phiên phục hồi đầu tháng 6.

Rủi ro cơ cấu danh mục và mức độ tập trung vốn hóa

Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn phân phối lại tài sản khi khối lượng lớn cổ phiếu được niêm yết trong thời gian ngắn làm thay đổi cục diện thị trường. VHM và TCB được niêm yết với giá trị tương ứng 246 nghìn tỷ và 149 nghìn tỷ đồng là những thương vụ chào sàn điển hình trong thời gian gần đây.

Trong thời gian tới, nhiều cổ phiếu có kế hoạch chuyển sàn niêm yết như ACV, HVN, BSR, GVR, POW, PGV, hay các doanh nghiệp đang rục rịch lên sàn như VEAM, Thaco,... với tổng giá trị ước tính hơn 500 nghìn tỷ đồng. Những cổ phiếu này tác động không nhỏ làm thay đổi cơ cấu thị trường cũng như tỷ trọng danh mục các chỉ số.

Do đó, nhiều quỹ đầu tư phải cân đối lại danh mục bằng cách bán ra lượng đang nắm giữ để mua vào các cổ phiếu mới. Điều này cũng giúp lý giải một phần nguyên nhân khối ngoại liên tục bán ròng trên sàn trong thời gian qua. Hoạt động này đã gây áp lực lớn lên các cổ phiếu trên sàn cũng như chỉ số chung một cách có hệ thống.

SSI kỳ vọng, sự góp mặt của nhiều cổ phiếu lớn cũng làm gia tăng mức độ tập trung của thị trường vào nhóm cổ phiếu trụ cột. Sau khi TCB niêm yết, top 10 cổ phiếu lớn nhất sàn HOSE bao gồm VIC, VHM, VNM, VCB, GAS, SAB, TCB, CTG, BID và HPG chiếm tỷ trọng 57,8% giá trị vốn hóa toàn sàn; top 20 cổ phiếu chiếm tới 78% giá trị sàn HOSE. Mức độ tập trung này lớn hơn rất nhiều so với các các thị trường trong khu vực như Thailand, Indonesia, Philippines với tỷ trọng tương ứng 53%, 59% và 66% thuộc về top 20.

Theo Trí Thức Trẻ

 

Khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh liên tục tăng và đạt kỷ lục mới. Tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch danh nghĩa của thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh, đạt 1.640.735 hợp đồng và 162.529,58 tỷ đồng, tương ứng tăng 191,17% và 162,46% so với tháng 4.

Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), trong tháng 5, thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh so với tháng 4. Giá các hợp đồng tương lai cũng biến động theo chỉ số thị trường cơ sở. Cụ thể với trường hợp mã hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 5/2018, tại thời điểm niêm yết trong tháng 3, khi kỳ vọng đối với thị trường cơ sở tăng, hợp đồng được giao dịch với giá cao hơn chỉ số VN30 Index.

Tuy nhiên khi còn một tháng đến thời điểm đáo hạn, giá của hợp đồng tương lai bám sát chỉ số và biến động đồng đều với chỉ số. Thanh khoản thị trường tập trung vào hợp đồng kỳ hạn ngắn, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động.

Trong tháng 5, VN30 Index tiếp tục biến động mạnh, sụt giảm hơn 100 điểm và chỉ có dấu hiệu tăng điểm trong 3 ngày cuối tháng. Trong khi đó, khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh liên tục tăng và đạt kỷ lục mới. Tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch danh nghĩa của thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh, đạt 1.640.735 hợp đồng và 162.529,58 tỷ đồng, tương ứng tăng 191,17% và 162,46% so với tháng 4. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 74.579 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.387,7 tỷ đồng/phiên, với mức tăng lần lượt là 151,46% và 126,82% so với tháng trước.

Chứng khoán phái sinh lập kỷ lục trong tháng 5 - Ảnh 1.

Khối lượng giao dịch cao nhất vào ngày 30/5 với 114.240 hợp đồng và giá trị giao dịch danh nghĩa đạt hơn 10.446 tỷ đồng, tương ứng gấp 1,8 và 1,6 lần so với kỷ lục lập trong tháng 4. Thị trường chứng khoán phái sinh đã trở thành một kênh thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động.

Khối lượng mở OI toàn thị trường duy trì ổn định trong suốt tháng và đạt 11.008 hợp đồng tại ngày 31/5, tăng 32,4% so với tháng 4, khối lượng mở OI cao nhất đạt 13.856 hợp đồng ngày 28/5.

Chứng khoán phái sinh lập kỷ lục trong tháng 5 - Ảnh 2.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh được mở tiếp tục tăng 12,77% so với tháng trước, đạt 30.995 tài khoản. Hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (97,48%).

Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong nước vẫn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 0,28% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán tăng gấp đôi so với tháng 4, chiếm 2,18% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5 tăng nhẹ so với tháng 4, đạt 2.081 hợp đồng, chiếm 0,06% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

 
Chứng khoán phái sinh lập kỷ lục trong tháng 5 - Ảnh 3.

Tổ chức nước ngoài cũng bắt đầu giao dịch nhiều hơn trên thị trường chứng khoán phái sinh, với 992 hợp đồng được giao dịch, gấp 5 lần so với tháng 4.  

Chứng khoán phái sinh lập kỷ lục trong tháng 5 - Ảnh 4.

Minh Anh (Theo Trí thức trẻ)

Cơn sốt đất tại vùng ven Tp.HCM nhìn chung đã “lặng sóng” hơn so với 1-2 tháng trước, nhưng thực tế một số khu vực vẫn đang âm thầm lên giá, do tác động từ hạ tầng giao thông mới hoàn thành.

 

Đất ở một số khu vực Quận 2 bật tăng mạnh

Ghi nhận thực tế thị trường cho thấy, vừa chính thức thông cây cầu bắc qua đảo Kim Cương, giá đất nền tại P.Thạnh Mỹ Lợi, P.Cát Lái (Q.2) đã tăng chóng mặt. Được biết, cây cầu này hoàn thiện sẽ giảm áp lực giao thông cho đường Đồng Văn Cống, người dân từ Q.2 thuận lợi hơn khi di chuyển vào các quận trung tâm TP.

Những dự án gần cây cầu mới thông, giá đã tăng từ 20-40% so với 1-2 tháng trước. Cụ thể, nền đất dự án Công nghiệp Sài Gòn tăng giá từ 69 triệu đồng/m2 lên 80-85 triệu đồng/m2; đất nền thứ cấp tại dự án Thế Kỷ tăng từ 75 triệu đồng/m2 lên 100 – 105 triệu đồng/m2; hay đất dự án Huy Hoàng tăng từ 90-100 triệu đồng/m2 lên 112 – 120 triệu đồng/m2, thậm chí 1 số lô gốc giá tăng cao từ 100 triệu đồng/m2 lên 145 triệu đồng/m2.

Một dự án khác là Saigon Mystery Villas của Hưng Thinh Corp nằm trong KDC Thạnh Mỹ Lợi ghi nhận mức tăng giá lên cả tỉ đồng/nền chỉ trong vòng 1-2 tuần trở lại đây, từ 87 triệu đồng/m2 lên 110-120 triệu đồng/m2.

Mức tăng này ghi nhận mạnh nhất từ thời điểm cây cầu đang trong quá trình hoàn thiện (đầu tháng 5/2018) đến thời điểm chính thức thông (cuối tháng 5). Những lô có mặt tiền lớn, hoặc hướng ra sông Sài Gòn giá tăng cao từ 30-40%.

Đặc biệt những lô gốc có vị trí đẹp giá có thể được chào bán từ 200-230 triệu đồng/m2. Đáng nói, từ sau sự kiện thông xe cây cầu 500 tỉ bắc qua Đảo Kim Cương hoạt động mua – bán BĐS tại các khu vực đường Đặng Như Mai, Nguyễn Văn Kỉnh (Q.2) trở nên nhộn nhịp hơn. Nhiều môi giới và NĐT đất nền, căn hộ cùng lúc đổ về đây để xem đất, tư vấn.

Trong khi đó, tại khu vực giáp ranh là Q.9, mức tăng đất nền đã "chậm lại" so với tháng trước nhưng giao dịch vẫn diễn ra ổn định. Theo ghi nhận, đất thổ cư tại Q.9 hiện mức tăng dao động trung bình từ 10-15% so với 1- 2 tháng trước.

Tuy nhiên, ở một vài khu vực cư dân đã đông đúc như P.Long Trường, P.Trường Thạnh, P.Phú Hữu, đất nền thứ cấp vẫn âm thầm trong cơn "sóng ngầm", tăng giá cao. Cụ thể, các nền đất đang chào bán tại P.Long Trường ghi nhận tăng giá từ 1.7 tỉ đồng/nền lên 2-2.1 tỉ đồng/nền (trong vòng 1 tháng); một vài nền thứ cấp tại đường Lò Lu ( P.Trường Thạnh) giá giao dịch vẫn tăng khoảng 25% so với cách đây 1 tháng. Đa số các nền này đều ở vị trí đẹp, qua tay nhiều NĐT trước đó.

Hay theo khảo sát tại thị trường đất nền Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh mặc dù hiện tượng mua bán không còn nhộn nhịp như trước nhưng giá bán chưa giảm. Tại một số tuyến đường như tỉnh lộ 10, Phạm Hùng… giá đất thổ cư vẫn tăng đều từ 20-30%. Hiện các NĐT tham gia vào thị trường này thường nhắm đến nguồn hàng còn sót lại trong các KDC đã đông đúc dân về ở.

Kịch bản nào cho thị trường BĐS khu ven quý III/2018?

Trao đổi với chúng tôi, Bà Trần Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Exinland nhấn mạnh: "Đất nền khu ven Tp.HCM sẽ không giảm giá trong thời gian tới. Có chăng, so với cách đây 1 tháng, giá có chững lại ở một số nơi, tức là mức tăng chậm chứ không phải "đứng giá".

Theo bà Tú, việc nhà đầu cơ ôm hàng rồi thoát hàng hiện nay chiếm tỉ lệ nhỏ trên thị trường nên giá dường như ít biến động. Mức tăng giá vẫn diễn biến âm thầm ở một số khu vực có hạ tầng tốt. Bà Tú cũng khẳng định thêm, mặc dù giá đất ven Sài Gòn tăng cao nhưng không phải giá ảo vì vẫn có giao dịch diễn ra.

Còn ông Phan Công Chánh, Chuyên gia BĐS cá nhân cho hay: Sẽ có 2 kịch bản cho thị trường BĐS đất nền trong quý III/2018. Một là, giá đất nền tiếp tục tăng khi có những thông tin về cú hích hạ tầng và thay đổi chính sách. Hai là, thị trường phản ứng chậm lại do chính sách tín dụng siết chặt của ngân hàng.

Tuy nhiên, chuyên gia này khẳng định, với tình hình đang diễn biến tăng giá mạnh ở một số nơi như Q.2 hiện nay rất có thể kịch bản 1 sẽ xảy ra cho thị trường quý III/2018. "BĐS không "im ắng" mà đang "sóng ngầm". Do đó, NĐT và cả người mua ở cần hết sức cẩn thận không nên quá chủ quan vào yếu tố "hạ nhiệt" rồi ồ ạt mua bán mà bỏ qua yếu tố giá bán hoặc giá mặt bằng chung của từng khu vực cụ thể để so sánh trước khi xuống tiền", ông Chánh chia sẻ.

Theo Hạ Vy (Trí Thức Trẻ)

Mỗi năm, có hơn 257.17 tỷ giao dịch thẻ thanh toán được thực hiện, tương đương với hơn 704 triệu giao dịch thẻ diễn ra hàng ngày. Để những giao dịch này có thể diễn ra một cách trơn tru, nhanh chóng và được bảo mật cao thì phải kể đến vai trò của công ty công nghệ trong ngành công nghiệp thanh toán quốc tế như Mastercard.

Khám phá những công nghệ bảo mật tối tân đằng sau mỗi giao dịch thẻ
 
 

Hãy cùng tìm hiểu những công nghệ bảo mật tối tân mà Mastercard đã xây dựng và phát triển nhằm đem lại sự an toàn và tin tưởng tuyệt đối khi thanh toán cho người tiêu dùng

Công nghệ thẻ chip EMV tối tân

Chip EMV là loại chip điện tử với bộ xử lý như một máy tính với công nghệ cao, có khả năng lưu trữ và mã hóa thông tin với độ bảo mật cao. Thẻ được trang bị chip EMV sẽ có một ô vuông nhỏ bằng kim loại ngay trên số thẻ, đó là chip EMV.

Khám phá những công nghệ bảo mật tối tân đằng sau mỗi giao dịch thẻ - Ảnh 1.

Trái với thẻ từ truyền thống chứa thông tin cố định có thể dễ dàng bị đánh cắp và hiện đang được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, thẻ với công nghệ chip EMV mỗi khi được dùng để thanh toán sẽ tạo ra một mã giao dịch độc nhất và không bao giờ lặp lại. Trong trường hợp thẻ bị đánh cắp thông tin từ một cửa hàng nào đó, chiếc thẻ giả sẽ không bao giờ hoạt động vì mã giao dịch bị trộm sẽ không dùng lại được.

Ngoài ra, để một giao dịch trên thẻ EMV thành công sẽ phải trải qua những bước xác nhận phức tạp 2 chiều từ thiết bị nhận thẻ đến ngân hàng thanh toán, tổ chức Mastercard và ngân hàng phát hành. Khi được tất cả những tổ chức liên quan cấp phép, giao dịch mới thành công.

Chính bởi những lý do đó mà việc sử dụng thẻ EMV rất an toàn, nhất là khi bạn sử dụng ở nước ngoài. Hiện nay, các ngân hàng trên toàn thế giới đều chuyển sang sử dụng thẻ EMV để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ, tránh được tình trạng giả mạo, trộm tiền.

Công nghệ xác thực 3D Secure – đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mua hàng trực tuyến

Trước đây, chủ thẻ chỉ cần nhập thông tin thẻ tín dụng (số thẻ, số xác minh thẻ ở mặt sau) khi giao dịch thanh toán online, việc này chứa đựng nhiều rủi ro vì kẻ gian chỉ cần đánh cắp được những thông tin trên là có thể sử dụng thẻ của bạn để mua hàng trên mạng. 

Với dịch vụ 3D Secure, người dùng cần phải nhập thêm một lần nữa mật khẩu sử dụng một lần (OTP) để hoàn tất việc thanh toán. Điều này đem lại sự an toàn tuyệt đối cho chủ thẻ, vì ngay cả khi bạn để lộ thông tin trên thẻ, kẻ gian vẫn không thể sử dụng chúng để thanh toán online. Dịch vụ 3D Secure sẽ xác thực chủ thẻ bằng mật khẩu sử dụng một lần – OTP, được gửi tự động tới duy nhất chủ thẻ thông qua tin nhắn SMS hoặc thư điện tử mà họ đã đăng ký trước đó với ngân hàng.

Công nghệ thẻ không tiếp xúc – giải pháp cho nỗi lo bị lộ danh tính thẻ

Khi sử dụng thẻ thanh toán, điều khiến người tiêu dùng lo ngại chính là việc đưa thẻ tín dụng cho người khác mang đi thanh toán, vì họ có thể chụp lạ thông tin trên thẻ tín dụng của bạn.

Khám phá những công nghệ bảo mật tối tân đằng sau mỗi giao dịch thẻ - Ảnh 2.

Với công nghệ thẻ không tiếp xúc (contactless payment), thẻ hay thiết bị sẽ không bao giờ rời khỏi tay bạn, giúp bảo vệ dữ liệu giao dịch cao hơn. Khi thanh toán chỉ cần chạm nhẹ thẻ vào các máy POS mà không phải đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng, không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro bị mất thông tin hay làm giả thẻ mà còn giúp giao dịch nhanh chóng, gọn gàng hơn rất nhiều.

Cuối cùng, dù trong trường hợp xấu nhất là tiền trong thẻ Mastercard của bạn bị sử dụng trái phép, chính sách bảo hiểm của thẻ Mastercard sẽ giúp bạn lấy lại được tiền đầy đủ, dễ dàng và nhanh chóng theo chính sách miễn trừ trách nhiệm của Mastercard (Mastercard’s Zero Liability).

A.D (Theo Nhịp Sống Kinh Tế)

Hai "ông lớn" công nghệ đặt máy chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng chỉ có hơn 10 trung tâm dữ liệu lớn. 

Trung tâm xử lý dữ liệu luôn là bài toán lớn và cần được tối ưu thường xuyên với các công ty công nghệ, đặc biệt là những hãng lưu trữ dữ liệu người dùng lớn như Facebook và Google. Theo BBC, năm 2017, Facebook phải xử lý mỗi ngày hàng tỷ lượt nhấn "thích" và hàng nghìn tỷ tin nhắn được gửi đi từ khoảng hơn 2 tỷ người dùng. Trong khi đó, trung tâm xử lý dữ liệu của Google cũng phải xử lý trung bình 40 triệu lượt tìm kiếm mỗi giây hay 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. 

Bên trong một trung tâm dữ liệu của Facebook. 

Bên trong một trung tâm dữ liệu của Facebook.

Sở hữu lượng người dùng, dữ liệu và lần truy xuất dữ liệu khổng lồ nhưng cả Facebook và Google đều không đặt trung tâm dữ liệu (Data Center) ở quá nhiều nơi. Thậm chí, phần lớn chúng đều đang ở tại Mỹ. 

Đến hết năm 2017, Facebook thông báo đã có 11 trung tâm dữ liệu trên toàn cầu nhưng có tới 6 trong số này là tại các bang ở Mỹ. Chỉ có hai trung tâm dữ liệu ở châu Á được đặt tại Hong Kong và Singapore. Google có nhiều hơn, với tổng cộng 15 trung tâm dữ liệu, trong đó có 8 đặt tại Mỹ, một ở Nam Mỹ, 4 tại châu Âu và hai ở châu Á là Đài Loan và Singapore. 

Tuy nhiên, để trải nghiệm người dùng được nâng cao, thời gian truy xuất dữ liệu nhanh và ổn định hơn, các công ty này sử dụng đến mạng lưới CDN (Content Delivery Network). Để giảm khoảng cách truy cập từ người dùng đến máy chủ (server), mạng CDN sẽ lưu nội dung đệm (cache) tại các máy chủ ở nhiều địa điểm khác nhau, thường được gọi là PoP (Point of Presence). Mỗi PoP sẽ bao cồm các máy chủ lưu bộ nhớ đệm, chịu trách nhiệm cho việc truyền tải nội dung đến các người dùng ở gần nhất. 

Không giống như Data Center có rất ít, Google và Facebook thiết lập máy chủ dạng PoP ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong các quốc gia như vậy. Tháng 4/2017, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết nhiều doanh nghiệp trong nước đã cho Facebook, Google (Youtube) đặt máy chủ tại Việt Nam. 

Trong đó, VNPT cho Google thuê 608 máy chủ, Facebook là 120 máy chủ. Viettel cho Google thuê 334 máy chủ, Facebook là 96 máy chủ. Còn theo thống kê mới nhất của Bộ Công an, đến tháng 1/2018, tổng cộng Google đã thuê gần 1.800 máy chủ, Facebook đã thuê 441 máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam. 

Chi phí hàng đầu của các công ty như Google, Facebook liên quan đến xây dựng, bảo trì các trung tâm dữ liệu. 

Chi phí hàng đầu của các công ty như Google, Facebook liên quan đến xây dựng, bảo trì các trung tâm dữ liệu. 

Theo tiết lộ của một chuyên gia về hạ tầng mạng, các doanh nghiệp cung cấp mạng Internet của Việt Nam thường tạo điều kiện tối đa cho Google, Facebook đặt máy chủ ở trong nước. Thậm chí, có đơn vị còn không thu phí đặt chỗ máy chủ của các công ty này. Lý do là việc đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ làm giảm băng thông đi quốc tế của các nhà cung cấp mạng này, từ đó tiết kiệm chi phí của họ với các đối tác quốc tế. 

Cũng theo người này, dữ liệu thường nằm ở máy chủ trong mạng lưới CDN như đang đặt tại Việt Nam chủ yếu lưu trữ hình ảnh, video với dung lượng lớn. Các loại dữ liệu này chiếm băng thông cao và thời gian truy xuất lâu hơn. Trong khi đó, các dữ liệu thông tin người dùng vẫn nằm tại các trung tâm dữ liệu lớn của hãng. Trong một ví dụ cụ thể với Facebook, anh cho biết hình ảnh theo thông tin được lấy về từ một máy chủ có IP tại Việt Nam, còn khi truy xuất dữ liệu ở trang tin News Feed, máy chủ có IP tại Hong Kong. 

Facebook và Google đều có kế hoạch mở rộng Data Center của mình mỗi năm nhưng điều kiện hàng đầu của các hãng này đều hướng tới việc cắt giảm chi phí. Tại châu Âu, các công ty này thường chọn những quốc gia ở Bắc Âu nhờ khí hậu lạnh, nguồn điện tốt và nhân công trình độ cao. Facebook từng giải thích lý do chọn Lulea (Thụy Điển) để đặt trung tâm dữ liệu bởi ở đây nhiệt độ luôn thấp, nhiều khi xuống tới âm 25 độ C, giảm chi phí phải làm mát máy móc. Vùng đất này cũng có nguồn thủy điện dư thừa và tìm kiếm các chuyên gia công nghệ thông tin tại đây cũng không khó. 

Tuấn Hưng

Tỉ giá đã trên đà tăng liên tục kể từ tuần trước và đã có lúc vượt ngưỡng 22.900 đồng/USD trong ngày hôm qua 30/5. Đây là một diễn biến khá bất ngờ khi tỉ giá đã có một thời gian dài tính bằng tháng khá bình lặng. Diễn biến này làm dấy lên nỗi lo về những tác động khi tỉ giá tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Chuyên gia: Tỉ giá tăng là… hợp lý
 
 

Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Phan Minh Ngọc, chuyên gia kinh tế tài chính.

PV: Theo ông nguyên nhân nào làm tỉ giá lên mạnh những ngày qua?

TS. Phan Minh Ngọc: Nói về nguyên nhân, giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều yếu tố góp phần tạo ra sự biến động của tỉ giá hiện nay. Tuy vẫn có sự bất đồng ở một mức độ nhất định nhưng tựu trung sự mạnh lên của USD là một trong những yếu tố được viện dẫn ra hàng đầu.

Quả thật, nhìn vào đồ thị của chỉ số Đô la (dollar index), đồng USD đã tăng một mạch từ mức thấp trong nhiều tháng trở lại đây là 89,03 vào ngày 26/3 lên đỉnh kỷ lục mới kể từ tháng 11/2017 là 94,88 vào ngày 30/5/2018. Như vậy, trong vòng 3 tháng, USD đã lên giá tới 6,6% so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới.

Trong bối cảnh USD lên giá mạnh như vậy thì việc mất giá của bất cứ đồng tiền nào, kể cả tiền đồng, là một điều không có gì lạ, khó hiểu, khó có thể tránh khỏi.

PV: Mặc dù tỉ giá biến động khá mạnh nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn không có động thái nào, phải chăng đó là sự chủ động để cho tiền đồng yếu đi?

TS. Phan Minh Ngọc: Như đã nói, sự biến động của tỉ giá là khó tránh khỏi, nhưng điều đáng nói hơn ở đây là giữa sự mất giá và sự ổn định tương đối của tiền đồng với USD, đâu là điều hợp lý hơn?

Trước tiên, nếu nói về sự ổn định tỉ giá, NHNN ít nhất là trong thời gian vài tháng tới hoàn toàn có đủ khả năng ổn định tỉ giá tiền đồng như họ vẫn làm vậy cho đến tận gần đây. Quỹ dự trữ ngoại hối đã được bổ sung liên tục của NHNN, tuy vẫn chỉ ở mức "sạch nước cản" – tương đương khoảng 3 tháng nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế - nhưng lại đủ lớn ở mức độ tuyệt đối để can thiệp ra thị trường trong phạm vi vài tỉ USD mà không làm ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của quỹ này.

Ngoài ra, NHNN còn có sẵn một vài công cụ để siết tỉ giá nếu muốn, chẳng hạn quy định siết chặt hơn việc vay mượn bằng ngoại tệ - hiện đang khá "thoáng" khi NHNN tiếp tục gia hạn cho các đối tượng được phép vay mượn bằng ngoại tệ, dẫn đến tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng mạnh hơn tăng trưởng tín dụng bằng tiền đồng từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, cơ chế tỉ giá trung tâm cũng cho phép NHNN "trói" tỉ giá tại các ngân hàng thương mại ở mức họ mong muốn, ít nhất là trong ngắn hạn.

Nhìn rộng ra, sự khan hiếm tương đối của USD hiện tại dường như là hiện tượng mới có, với bằng chứng là tỉ giá trên thị trường tự do đã và đang không chênh lệch quá lớn với tỉ giá trong các ngân hàng thương mại. Điều này có nghĩa là tỉ giá chưa bị dồn nén quá mức, nếu có, dẫn đến rủi ro là khi không kiểm soát được thì sẽ bùng lên như những năm trước.

Tuy vậy, việc NHNN không có dấu hiệu can thiệp tỉ giá, thậm chí còn có xu hướng thuận theo xu hướng của thị trường khi cũng điều chỉnh tăng tỉ giá trung tâm cho thấy dường như họ đã lựa chọn phương án để tiền đồng yếu đi ở mức độ nhất định so với USD.

Lý do gì khiến NHNN chọn "hành động" như vậy, thưa ông?

TS Phan Minh Ngọc: Lý do để NHNN lựa chọn như trên đương nhiên vẫn là mục đích không để tiền đồng lên giá thực so với USD do lạm phát ở Việt Nam đã gia tăng gần đây, và tất nhiên là cao hơn lạm phát ở Mỹ.

Quan trọng không kém, việc để tiền đồng yếu đi so với USD cũng tức là đặt tiền đồng vào trong xu thế chung (yếu đi) của nhiều đồng bản tệ khác trên thế giới (so với USD). Trên giác độ này, tỉ giá tiền đồng/USD tăng lên như hiện nay sẽ góp phần duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam so với hàng hóa và dịch của của nhiều nước trên thế giới khi chúng được làm lợi bởi sự suy yếu của các đồng bản tệ của các nước này. Và trên hết, NHNN càng có thêm lý do để theo đuổi một đồng tiền yếu hơn khi thâm hụt thương mại đã quay trở lại trong tháng này sau khi đã xuất siêu trong nhiều tháng trước.

Nhưng cần lưu ý một điều rằng NHNN không chỉ có động thái một chiều là điểu chỉnh tăng tỉ giá trung tâm. Kể cả những ngày gần đây vẫn có lúc NHNN điều chỉnh giảm tỉ giá trung tâm này. Đây là một điều khó hiểu và có vẻ mâu thuẫn với phần phân tích ở trên. Tuy nhiên, sẽ không còn là khó hiểu khi đặt mình vào vị trí của NHNN khi phải thận trọng với diễn biến tâm lý trên thị trường ngoại hối. Việc chỉ có điều chỉnh tăng tỉ giá sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng rằng NHNN chấp nhận/buộc phải để tiền đồng yếu đi, và điều này có thể gây ra những xáo trộn và những cú sốc lớn khi tâm lý đầu cơ được kích hoạt và nhập cuộc.

Với tính chất (theo công bố) của tỉ giá trung tâm là gắn bó hơn với thị trường, NHNN có sẵn lý do cho việc điều chỉnh tỉ giá trung tâm theo cả 2 chiều tăng, giảm để làm dịu tâm lý thị trường. Nhưng về tổng thể, có thể thấy rõ tỉ giá trung tâm đã tăng lên một cách có chủ đích, mở đường cho tỉ giá thương mại tại ngân hàng và trên thị trường tự do điều chỉnh theo.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Theo Tùng Lâm

Trí thức trẻ

Chuyên gia cho rằng xu hướng tăng của tỷ giá thời gian gần đây chủ yếu phụ thuộc vào biến động của đồng USD trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, số liệu về lạm phát mới được công bố cũng là một yếu tố làm cho tỷ giá "nóng" lên.

Tỷ giá, lạm phát tăng mạnh: Có nên lo?
 
 

Khoảng 1 tuần trở lại đây, giá USD trên thị trường tự do tăng tương đối mạnh, có lúc vượt mức 22.900 đồng đổi 1 USD. Giá bán USD tại các NHTM cũng phổ biến ở mức trên 22.880 đồng. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 5/2018 ghi nhận mức tăng 0,55% so với tháng trước và là mức tăng cao nhất của tháng 5 trong vòng 6 năm qua.

Nhiều lo ngại đặt ra rằng, sự gia tăng mạnh của tỷ giá và lạm phát hiện nay là những biến động nhất thời hay báo hiệu một xu hướng mới? Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính.

PV: Thưa ông, theo ông thì đâu là nguyên nhân dẫn đến giá USD tăng mạnh trên cả thị trường chính thức và thị trường tự do trong những ngày gần đây?

TS. Nguyễn Đức Độ: Hiện nay, nếu chỉ xét trên khía cạnh cung-cầu USD, thì không có nhiều áp lực khiến tỷ giá phải tăng mạnh. Cán cân thương mại của nền kinh tế đang thặng dư, còn NHNN vẫn đang mua ròng USD để tăng dự trữ ngoại hối. Điều này cho thấy, nguồn cung USD vẫn dồi dào, mặc dù sự sụt giảm của giá cổ phiếu thời gian qua có thể có ảnh hưởng nhất định đến kỳ vọng của thị trường về dòng vốn ngoại ra/vào Việt Nam trong thời gian tới.

Về mặt giá trị, chỉ số đồng đô la (U.S. Dollar Index) trên thị trường thế giới trong hơn một tháng qua đã tăng tương đối mạnh, khoảng 5%. Xu hướng này có thể dẫn đến thị trường kỳ vọng rằng NHNN sẽ cho phép VND giảm giá một chút so với USD để hỗ trợ xuất khẩu, qua đó thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt như đã cam kết. Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng khoảng 50 đồng trong 1 tháng qua cho thấy kỳ vọng này là có cơ sở.

Như vậy, tỷ giá VND/USD chủ yếu phụ thuộc vào những biến động của đồng USD trên thị trường quốc tế. Ông có dự đoán gì về xu hướng của tỷ giá trong thời gian tới? 

Rất khó để dự báo về xu hướng tăng/giảm của đồng USD trên thị trường quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôi tin rằng cho dù đồng USD trên thị trường thế giới có biến động thế nào, thì với tình hình cung cầu ngoại tệ và dự trữ ngoại hối hiện nay, NHNN sẽ không để tỷ giá tăng mạnh. Ngưỡng tâm lý 23.000 đồng đổi 1 USD nhiều khả năng sẽ chưa bị phá vỡ trong khoảng từ nay đến cuối năm 2018.

Theo đánh giá của ông, các số liệu về lạm phát mới được công bố có tác động đến tỷ giá?

Xu hướng tăng tỷ giá đã hình thành trong nhiều ngày qua. Tuy nhiên, mức tăng mạnh trong ngày 29/5 có thể một phần là do những lo ngại về lạm phát sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu mới.

Vậy CPI tăng mạnh trong tháng 5/2018 là nhất thời hay xu hướng, thưa ông?

Có 2 yếu tố chính khiến CPI tăng mạnh trong tháng 5/2018 là giá xăng dầu và giá thực phẩm. Đây đều là 2 mặt hàng có giá cả biến động khó lường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với tổng cầu hiện chỉ ở mức "vừa phải", thể hiện qua việc lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,37% trong vòng 12 tháng qua, mức biến động của giá thực phẩm được dự báo sẽ không quá lớn, nếu tính cho cả năm 2018. Kể từ đầu năm nay, giá thực phẩm mới chỉ tăng khoảng 2%, còn nếu tính trong vòng một năm qua, mức tăng là 3,63%. Mức tăng của năm nay có thể cũng chỉ khoảng trên/dưới 4%, tức là trung bình thấp hơn 0,4%/tháng.

Kể từ đầu tháng 5/2018 giá dầu thô tại thị New York cũng đã tăng từ mức 68 USD/thùng lên mức 72 USD/thùng sau khoảng 3 tuần, nhưng đến nay đã giảm trở lại mức 66 USD/thùng. Với nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ vẫn tiếp tục tăng, đồng thời Nga và Ả-rập-xê-út cùng tăng sản lượng so với mức cam kết trước đây, khả năng giá dầu cũng sẽ khó tăng mạnh.

Theo ông thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm nay có đạt được không?   

Lạm phát trung bình trong 5 tháng đầu năm 2018 mới chỉ ở mức 3%. Nếu CPI tăng trung bình 0,45%/tháng trong thời gian còn lại của năm, thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm nay vẫn đạt được. Mọi thứ, theo tôi, vẫn đang nằm trong tầm tay của Chính phủ.

Xin cảm ơn ông!

Theo Hải Vân thực hiện

Trí thức trẻ

Tỷ phú này đưa ra lời cảnh báo rất quả quyết khi lợi suất trái phiếu của Italy leo lên mức cao nhất trong nhiều năm và các thị trường mới nổi gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đang phải chật vật trong việc ngăn chặn hậu quả của lạm phát.

George Soros cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sắp nổ ra
 
 

Theo nhà đầu tư George Soros , việc đồng USD vẫn đang trên đà tăng giá cùng với xu hướng rút vốn từ các thị trường mới nổi có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng khác. Ông cũng đưa ra lời cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một mối đe dọa về nguy cơ tan rã.

Trong một bài phát biểu tại Paris vào hôm thứ Ba, ông Soros nói, việc "chấm dứt" thỏa thuận hạt nhân với Iran và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa EU và Mỹ bị phá vỡ "rất có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế châu Âu và nhiều mối đe doạ khác", bao gồm sự tụt dốc không phanh của đồng tiền từ các thị trường mới nổi. "Có thể chúng ta đang sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn khác."

Tỷ phú này đưa ra lời cảnh báo rất quả quyết khi lợi suất trái phiếu của Italy leo lên mức cao nhất trong nhiều năm và các thị trường mới nổi gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đang phải chật vật trong việc ngăn chặn hậu quả của lạm phát. Ông Soros – người luôn phải hứng chịu sự giận dữ từ chính phủ của quê hương mình là Hungary, đã nói về một tương lai ảm đạm nhất của EU.

Ông nói: "Những gì có thể sai thì đã sai rồi", đồng thời cho biết rằng cuộc khủng hoảng nhập cư và các chính sách thắt lưng buộc bụng đã đẩy chủ nghĩa dân túy lên nắm quyền, cũng là nguyên nhân của sự kiện Brexit. "Đây là một thực tế rất khắc nghiệt."

Soros cũng đưa ra giải pháp cho một số mối đe doạ mà EU đang phải đối là kế hoạch Marshall cho châu Phi do châu Âu tài trợ, trị giá khoảng 30 tỷ euro (35 tỷ USD) một năm, giúp giảm gánh nặng di cư đến lục địa này. Ông cho rằng châu Âu nên có sự thay đổi mang tính toàn diện, bao gồm cả việc bãi bỏ điều khoản buộc các nước thành viên tham gia phải sử dụng đồng tiền chung.

Ông nói thêm: "Đồng tiền chung châu Âu hiện có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết và họ không được phép phá vỡ EU".

Theo Hương Giang (Trí thức trẻ)

Trong 5 tháng đầu năm, 52.322 doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 516,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 6,4% về vốn so với cùng kỳ năm 2017.

 

Tổng cục Thống kê vừa ra báo cáo về tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2018. Theo đó, vẽ nên bức tranh vĩ mô về kinh tế Việt Nam qua các con số. 

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,6% của cùng kỳ năm 2017.

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 1.
 

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, gồm:  

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 2.
 

Trong khi đó, các ngành thuộc nhóm khai thác dầu thô, khí đốt, khai khoáng giảm mạnh 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 3.
 

Số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động có chiều hướng tăng 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 4.
 

Hàn Quốc tiếp tục giữ ngôi vương về đầu tư vào Việt Nam 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 5.

Đơn vị: triệu USD

Tài chính ngân hàng là lĩnh vực Việt Nam đầu tư mạnh nhất ra nước ngoài 

Tính chung tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 5 tháng đầu năm 2018 đạt 184,7 triệu USD.

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 6.

Đơn vị: triệu USD

Chưa bội chi ngân sách 5 tháng đầu năm 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 7.

Đơn vị: nghìn tỷ

Thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước đóng góp nhiều nhất cho ngân sách Nhà nước 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 8.

Đơn vị: nghìn tỷ

Chi thường xuyên vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong việc chi tiêu của ngân sách 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 9.

Đơn vị: nghìn tỷ

Việt Nam xuất siêu 3.39 tỷ USD 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 10.

Đơn vị: tỷ USD

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản đã tăng khá trong 5 tháng đầu năm 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 11.

Đơn vị: tỷ USD

Điện tử, máy tính và linh kiện là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất 

Những con số đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm - Ảnh 12.

Đơn vị: tỷ USD

Thế Trần (Theo Trí Thức Trẻ)

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đem 7 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài nhưng có đến 25% dư án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế và 46,6% dự án không có báo cáo về doanh thu, lợi nhuận.

Đầu tư ra nước ngoài: 25,5% báo lỗ, 46,6% không có báo cáo doanh thu Kinh tế
 
 

Sáng 28/5, báo cáo trước Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Hồng Thanh nhấn mạnh, việc đầu tư ra nước ngoài của các DNNN được triển khai khá tích cực.

Đến 31/12/2016 có 18 TĐ, TCT 100% vốn nhà nước có dự án đầu tư ra nước ngoài, thực hiện đầu tư 110 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,608 tỷ USD, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản…

Tuy nhiên, báo cáo giám sát cũng thắng thắn chỉ ra rằng, hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Lũy kế tính đến 31/12/2016 đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỷ USD, có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD, tương đương trung bình 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện.

Về nội dung này, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, tính đến 31/12/2016 có 18 Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốn nhà nước có dự án đầu tư ra nước ngoài, thực hiện đầu tư tại 110 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản…

Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 12.608 triệu USD, trong đó đầu tư lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí (bao gồm công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn) với số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 6.687 triệu USD (chiếm tỷ trọng 53%), thứ 2 là Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel với 2.130 triệu USD (17%), thứ 3 là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với 1.412 triệu USD (11%). Lũy kế đến 31/12/2016, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của các doanh nghiệp này là 7.074 triệu USD.

Qua số liệu tổng hợp đến ngày 31/12/2016 cho thấy hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DNNN thời gian qua còn thấp: 25,5% dự án báo lỗ năm 2016, 29% dự án lỗ lũy kế tính đến 31/12/2016, 46,4% dự án không có báo cáo về doanh thu – lợi nhuận. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD.

Điều đáng lo ngại được báo cáo của Chính phủ chỉ ra là nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại (như bị rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai) và rủi ro thị trường (như giá đầu ra giảm mạnh) ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Có dự án bị ngừng cấp bảo lãnh Chính phủ dẫn tới việc phải dừng dự án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án.

Theo Văn Kiên (Tiền Phong)

Our Strategic Partners