News Reviews

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia nhận định bất động sản du lịch đang là kênh đầu tư hấp dẫn

be boi 1566216242 width1997height1221

Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia nhận định bất động sản du lịch đang là kênh đầu tư hấp dẫn

Sức cầu lớn đối với bất động sản du lịch

Nhận định về diễn biến của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết: “Căng thẳng thương mại sẽ khiến tỷ giá hối đoái USD - NDT khó lường. Nhà đầu tư sẽ khó đưa ra những tính toán cụ thể. Bởi đây là hai đồng tiền ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tiền tệ của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, dòng tiền đầu tư đổ vào Việt Nam có thể tăng lên, tạo ra sức cầu rất lớn cho bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch”.

Ông Thiên cũng đưa ra dự báo năm nay du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Động thái này sẽ tác động tích cực lên thị trường bất động sản du lịch.

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), bất động sản du lịch là xu hướng đầu tư trong những năm gần, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Thị trường bất động sản du lịch của những tháng còn lại trong năm 2019 còn tiềm năng rất lớn vì nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng ngày càng tăng. Một số loại hình du lịch mới như nghỉ dưỡng tham quan, nghỉ dưỡng chữa bệnh, hội thảo hội nghị, du lịch tâm linh, du lịch mua sắm… đang có xu hướng phát triển. Hơn nữa, hiện nhiều địa phương cũng đang tổ chức mời gọi đầu tư vào bất động sản du lịch ”, ông Khởi phân tích.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, những địa phương còn thiếu các sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng 4 - 5 sao nhưng có nhiều tiềm năng về du lịch, sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư địa ốc. Các nhà đầu tư đang dồn sự quan tâm về các vùng đất mới nổi, còn nhiều dư địa tăng trưởng như: Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Phan Rang - Tháp Chàm(Ninh Thuận)…

“Những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn thường chọn các thị trường mới bắt nhịp trở lại, hoặc mới nổi vì sẽ có dư địa tăng trưởng mạnh trong tương lai…”, bà Dương Thị Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Namcho biết.

Cam kết sinh lời hấp dẫn

Theo các chuyên gia, xu thế đầu tư bất động sản du lịch đang dịch chuyển từ những thành phố lớn tại Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa… sang các địa phương còn nhiều tiềm năng lợi thế về du lịch biển như Quy Nhơn, Phan Thiết, Ninh Thuận…

Đáng nói, những dự án bất động sản du lịch mới ra đời với những lợi thế về vị trí, tiềm năng sinh lời đang tạo ra sức hút lớn với các nhà đầu tư. Trong đó nổi bật là dự án SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang mới ra mắt tháng 4/2019 nhưng đã gây ấn tượng mạnh nhờ chính sách khác biệt sinh lời đều đặn cho nhà đầu tư. Theo đó, để tạo điều kiện và gia tăng tối đa lợi ích cho nhà đầu tư khi sở hữu các căn hộ nghỉ dưỡng tại dự án, chủ đầu tư Crystal Bay và các đối tác đã cam kết thuê lại trọn đời dự án, tương đương 60 năm. Mức tiền thuê Crystal Bay đưa ra được tính theo tỷ giá đô la, cùng điều khoản tiền thuê tăng 2% mỗi năm.

Tính theo phương án này với căn hộ 2 phòng ngủ của dự án, nhà đầu tư sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư hơn 109% sau 12 năm, tương ứng số tiền hơn 4,23 tỷ đồng. Tổng thu nhập sau 60 năm hơn 25,8 tỷđồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư khoảng hơn 669%. Đây là một con số không tưởng với các loại hình đầu tư an toàn hiện nay. Tiền lãi tăng đều qua mỗi năm cũng đồng nghĩa việc các nhà đầu tư bỏ tiền một lần và có lợi nhuận suốt đời với mức tiền theo tỉ giá USD tăng trưởng ổn định.

Nhận định về mức cam kết trên, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Thường trực CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: “Các chủ đầu tư bất động sản du lịch đang tìm giải pháp tài chính có lợi nhất cho nhà đầu tư. Với việc cam kết thuê lại trọn đời, nhà đầu tư vừa được đảm bảo ổn định về mặt tài chính mà vẫn hưởng phần gia tăng do chủ đầu tư mang lại. Đây là mô hình cần được tạo điều kiện thuận lợi để nhân rộng nhằm thu hút nguồn lực trong thời gian tới”.

Theo Báo Giao Thông

5 năm trở lại đây, hàng hải được đánh giá là một trong những ngành có sự đột phá mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

Keyword đầu tiên có dấu

Tàu lớn làm hàng tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Tạ Tôn

Thời gian qua, hàng hải Việt Nam mang một hình ảnh mới khi tích cực tham gia các tổ chức, công ước quốc tế, nâng cao vị thế quốc tế và “đón sóng” cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp (DN).

Hội nhập sâu rộng, tăng vị thế trên trường quốc tế

Ông Phan Nguyễn Hải Hà, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế (Cục Hàng hải VN) cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược biển và các nhiệm vụ đặt ra đối với ngành hàng hải, những năm qua, Cục Hàng hải VN đã chủ động xúc tiến triển khai công tác hợp tác quốc tế và hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.

“Hiện tại, Việt Nam đã là thành viên chính thức của 7 tổ chức và diễn đàn quốc tế về hàng hải, bao gồm: Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO); Hiệp hội các cơ quan quản lý hỗ trợ hàng hải và hải đăng quốc tế (IALA); Diễn đàn các nhà lãnh đạo cơ quan hàng hải châu Á - Thái Bình Dương (APHoMSA); Tổ chức Vệ tinh hàng hải quốc tế (Imso/Inmarsat); Thỏa thuận về kiểm tra Nhà nước cảng biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Tokyo Mou), Chương trình COSPAS-SARSAT quốc tế và Mạng lưới dịch vụ cảng biển APEC (APSN).

Hiện Việt Nam cũng đã gia nhập 19 công ước và Nghị định thư về hàng hải của IMO, 1 công ước của Liên hợp quốc và 1 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Việt Nam cũng đã ký hiệp định vận tải biển/hiệp định hàng hải song phương cấp chính phủ với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ; Ký thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận chuyên môn với 32 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài cũng được Cục Hàng hải VN tích cực triển khai đàm phán, cung cấp nguồn vốn phát triển hạ tầng hàng hải Việt Nam như: Dự án ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Chính phủ Nhật Bản thông qua nguồn vốn ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và các dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Lân, cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng”, ông Hà thông tin.

Ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN cho rằng, việc trở thành thành viên chính thức và tham gia các công ước, hoạt động trong các tổ chức quốc tế và khu vực về hàng hải giúp Việt Nam thể hiện vị thế trong cộng đồng hàng hải quốc tế và khu vực, có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trên các lĩnh vực của ngành; Giải quyết các vấn đề chung như: Ô nhiễm môi trường, tìm kiếm cứu nạn, quyền tự do đi lại của tàu biển trong khu vực, đảm bảo công tác an toàn, an ninh hàng hải nói riêng và an ninh quốc phòng nói chung.

Cũng theo ông Thu, việc ký kết các thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên với các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu treo cờ của các quốc gia và vùng lãnh thổ đó, tạo thuận lợi cho hoạt động cung ứng thuyền viên ra nước ngoài làm việc, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

“Cùng đó, việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài đã giúp ngành hàng hải thực hiện xã hội hóa, giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, công nghiệp tàu thủy và nâng cấp trang thiết bị, cơ sở đào tạo”, ông Thu nói.

Đột phá cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp hưởng lợi

Bên cạnh hội nhập, mở rộng quan hệ với các tổ chức, diễn đàn hàng hải và các quốc gia trên thế giới, 5 năm trở lại đây, hàng hải được đánh giá là một trong những ngành có sự đột phá mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC).

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho biết, sau khi Bộ luật Hàng hải năm 2015 được Quốc hội thông qua, đơn vị đã thực hiện quyết liệt công tác cải cách TTHC, rà soát lại quy định các thủ tục cấp phép cho tàu thuyền vào, rời cảng biển theo hướng đơn giản hóa, hạn chế phát sinh thủ tục không cần thiết.

“Hiện tổng số thủ tục trong lĩnh vực hàng hải được công bố là 101 TTHC, trong đó có 21 thủ tục được đề xuất cắt giảm, đạt 21,7%”, ông Sang nói.

Về dịch vụ công trực tuyến, theo ông Sang, Cục Hàng hải VN là cơ quan đi đầu trong việc tham gia thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia ngay từ giai đoạn 1 (năm 2014). Hiện, Cục Hàng hải đã xây dựng lộ trình, triển khai: 58 TTHC mức độ 2; 39 thủ tục cung cấp trực tuyến mức độ 3; 9 thủ tục về quản lý thuyền viên cung cấp trực tuyến mức độ 4.

“Đặc biệt, việc thực hiện cung cấp 11 TTHC lĩnh vực hàng hải tham gia Cơ chế một cửa Quốc gia tại 25 cảng vụ hàng hải nâng cao công khai, minh bạch, chất lượng giải quyết TTHC của cơ quan quản lý nhà nước mà còn giúp DN vận tải rút ngắn được tương đối chi phí, thời gian trong mỗi chuyến hành trình.

Theo thống kê, tổng số hồ sơ điện tử được 25 cảng vụ hàng hải tiếp nhận, phê duyệt từ ngày 1/1/2019 - 15/6/2019 là hơn 41.100 hồ sơ, đạt tỷ lệ 92%”, ông Sang thông tin.

Theo Báo Giao Thông

Các quyết định, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, giao thông và thuyết minh phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng vừa yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo đơn vị chức năng trực thuộc, cơ quan chuyên môn đăng tải các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tỉnh, huyện lên Cổng thông tin điện tử quyhoach.xaydung.gov.vn.

Nội dung thông tin đăng tải trong các đồ án quy hoạch xây dựng và đô thị bao gồm: quyết định phê duyệt, bản đồ hiện trạng, sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ giao thông, thuyết minh tóm tắt...

Hiện Cổng thông tin Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch đô thị Việt Nam đã được cơ quan quản lý cập nhật một số dữ liệu gồm quyết định, hình ảnh quy hoạch của các tỉnh.

Theo ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Xây dựng, giải pháp lập cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch đô thị sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin, giám sát quy hoạch.

Việc lập cổng thông tin quốc gia về quy hoạch đô thị cũng nhận được đồng tình từ Bộ Tài nguyên & Môi trường, đơn vị cùng quản lý lĩnh vực đất đai tại phiên chất vấn ở kỳ họp Quốc hội tháng 5. 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, việc lập cơ sở dữ liệu đất đai và đưa giao dịch mua bán trao đổi lên sàn giao dịch sẽ giúp hình thành giá trị đất trung bình của thị trường sau 5 - 10 năm. "Khi đó việc định giá đất đai sẽ minh bạch, có cơ sở khoa học", ông nhận xét.

Tình trạng thiếu minh bạch quy hoạch gây bức xúc dư luận gần đây. Nhiều dự án tại Hà Nội từng được quảng cáo là kiểu mẫu tại Hà Nội như Linh Đàm, Trung Hòa Nhân Chính, Ngoại giao đoàn, Nam Thăng Long (Ciputra)... bị chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh tăng tầng, mật độ cư dân, song không xin đầy đủ ý kiến của cộng đồng cư dân, không công khai. Thậm chí, có nhiều dự án thay đổi tới 6 lần quy hoạch.

Đặc biệt, sau khi thay đổi quy hoạch, nhiều cư dân dự án không biết, cho đến khi một vài công trình được xây dựng hoặc hoàn tất, đưa vào vận hành. Các thông tin về quy hoạch này họ cũng không được tiếp cận.

Tại Nghị quyết số 83 (14/6) của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 và Chỉ thị số 05 (ngày 1/3) của Thủ tướng, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ xây dựng Cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Theo VnExpress

Mặc cho thị trường bất động sản Tp.HCM 6 tháng cuối năm được dự báo không có quá nhiều khởi sắc, phân khúc căn hộ hạng sang vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường...

Chuyên gia bất động sản từ Savills cho biết, trong 6 tháng cuối năm, bất động sản siêu sang sẽ có một số thay đổi ở thị trường tiêu thụ và đầu tư. 

Thị trường đầu tư bất động sản: cục diện thay đổi

Từ đầu năm 2019 trở về các năm trước, nhà đầu tư nước ngoài đang tiêu thụ bất động sản hạng sang tỷ trọng 30% mua theo room và một lượng không nhỏ thuê dài hạn, nhà đầu tư trong nước gần như lép vế. 

Tuy nhiên cục diện  có xu hướng thay đổi dần vào nửa cuối năm 2019 với số lượng người Việt sẵn sàng mua bất động sản siêu sang tăng dần lên, tỷ trọng này có thể đạt 35-40%.

Điều đó cho thấy xu hướng đầu tư bất động sản hạng sang đang trở nên ngày càng hấp dẫn giới siêu giàu trong nước.

Theo số liệu tổng hợp gần đây từ CBRE Việt Nam, tỷ lệ bán của các căn hộ hạng sang ở quận 1 là 89%. Căn hộ cho thuê tại Tp.HCM có mức sinh lời 6-8%/năm, gần gấp đôi so với ở Hà Nội, trong đó, mức sinh lời lớn nhất đến từ bất động sản hạng sang. Giá thuê khu vực trung tâm cũng tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 128,6 USD mỗi m2 một tháng. Với những gì đang diễn ra có thể thấy bất động sản cao cấp tại trung tâm quận 1 như thỏi nam châm hút giới đầu tư Hà Nội.

Theo thống kê lượt tìm kiếm từ khóa trên Google, người Hà Nội chủ yếu tìm kiếm các loại bất động sản hạng sang ở quận 1 và quận 3, trong đó 86% là ở quận 1 do có lợi thế vượt bậc về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển và thuận tiện cho các hoạt động thương mại.

Theo một nghiên cứu mới đây của DKRA cho thấy, tỷ lệ người Hà Nội mua nhà tại Tp.HCM luôn áp đảo tỷ lệ người Tp.HCM mua nhà tại Hà Nội. Đặc biệt tại các dự án mới, có vị trí đắc địa tại Tp.HCM khi mở bán người Hà Nội nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung có tỷ lệ sở hữu khoảng 15-20%. Hiện nay cứ 5 năm dân số Tp.HCM tăng thêm 1 triệu dân, trong số này tỷ lệ nhập cư từ các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ đáng kể từ đó nhu cầu về nhà ở, đầu tư cũng tăng theo.

a

Điểm sáng của bất động sản phân khúc hạng sang

Thị trường nhà ở hạng sang ở vùng lõi trung tâm Sài Gòn trong nửa cuối năm 2019 là sân chơi gần như một mình một ngựa của rất ít dự án được ra mắt. Đây cũng là rổ hàng độc quyền trong giai đoạn 2018-2020. Chính vì sự độc quyền dẫn đến khan hiếm và vị trí đắc địa có một không hai của bất động sản hạng sang nên đây vẫn là kênh hút vốn của các nhà đầu tư có tài chính mạnh hoặc giới siêu giàu.

Đánh giá là vậy, song không phải bất cứ dự án căn hộ hạng sang nào bung ra thị trường cũng có thể khiến giới đầu tư và khách hàng "hồ hởi" chạy theo đặt mua.

Tiện ích sống được đánh giá là tiêu chí không thể bỏ qua để "xếp thứ hạng" cho một dự án căn hộ hạng sang. Đặc biệt đối với các gia đình trẻ hiện đại, họ coi trọng các tiện ích đồng bộ mang tiêu chuẩn quốc tế với môi trường học tập, làm việc, tận hưởng hoàn hảo cho mỗi thành viên, để mỗi tổ ấm là nơi kết nối, yêu thương và thể hiện bản sắc cá nhân qua cách hưởng thụ cuộc sống sành điệu.

Thực tế cho thấy, không chỉ khách hàng chờ mong những căn hộ hạng sang "xứng tầm để sống" mà ở khía cạnh đầu tư, những chuyên gia cũng chờ mong các dự án nhắm đúng vào nhu cầu sống thực, sống mới, sống sang và sống sành cho cư dân vì đây vốn là hướng đi bền vững cho các thị trường bất động sản của tương lai.

Theo VnEconomy

Đây là nội dung được ông Keir Veskivali – nhà sáng lập Smartly nêu ra tại buổi Họp báo Công bố Hội nghị Công nghệ - Tech Summit 2019, do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức vào cuối tháng này.

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên phát triển và ứng dụng công nghệ mạnh mẽ, dẫn dắt hành vi và thay đổi phong cách sống hằng ngày của nhân loại. Việt Nam đang chuyển mình đáng kể trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội mà trong đó, yếu tố công nghệ đóng vai trò then chốt. Tác động của công nghệ đã dẫn đến sự thay đổi của nhiều mô hình kinh doanh truyền thống, hình thành những mô hình, ý tưởng kinh doanh mới, cũng như các nền tảng kinh tế. 

Chi 1% cac startup tren the gioi dang su dung cong nghe AI

Các diễn giả dự kiến của Techsummit 2019 do NCĐT tổ chức vào cuối tháng 8.

Theo ông David Lang, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc và hiện là tư vấn chiến lược tại Yellow Blocks cho biết, chuyển đổi số đến từ 3 yếu tố. Thứ nhất là tư duy lãnh đạo, thứ hai là mô hình tổ chức doanh nghiệp và cuối cùng là công nghệ. Trong đó, công nghệ là công cụ quyền năng nhất giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Song việc tích hợp các công nghệ như Blockchain vào hệ thống hiện tại của doanh nghiệp như thế nào thì không phải dễ dàng.

Ông David Lang dẫn ví dụ về sự tăng trưởng giá trị vốn hóa mạnh mẽ của Microsoft trong 7 năm qua lên tới 1,2 nghìn tỷ USD hiện nay là nhờ việc công ty này chuyển sang chiến lược điện toán đám mây. Hiện nay, Microsoft đang là công ty có thị phần điện toán đám mây lớn thứ 2 toàn cầu. Với Việt Nam, đây là miếng bánh thị trường tiềm năng do độ phủ điện toán đám mây ở Việt Nam chưa nhiều.

Trong khi đó, ông Keir Veskivali, người sáng lập Smartly cho biết, hiện nay đa số các startup đều nói mình ứng dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Hầu hết các công ty và ngay cả Smartly chủ yếu là ứng dụng công nghệ tự động hóa. Đây là nền tảng của AI. “Chỉ 1% các startup trên thế giới đang sử dụng công nghệ AI. Cho nên chúng ta phải rất thận trọng trong việc xem xét doanh nghiệp có đang sử dụng trí tuệ nhân tạo hay không", ông Keir nhấn mạnh.

Chi 1% cac startup tren the gioi dang su dung cong nghe AI

Đối với lĩnh vực tài chính hiện nay, việc các startup hiện đang sử dụng cụm từ AI để dễ marketing và xây dựng thương hiệu. Còn thực sự để ứng dụng được công nghệ AI thì nó cần một sự đầu tư rất nhiều. Thị trường tài chính Việt nam hiện nay, dữ liệu chưa đủ nhiều để ứng dụng AI. Nguồn vốn và Data là 2 thách thức lớn nhất cho các startup ứng dụng công nghệ AI.

Thực tế thì rất khó để biết AI sẽ ở đâu sau 10 hay 20 năm nữa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, AI hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới. Và các doanh nghiệp để tăng doanh thu thì cần phải áp dụng công nghệ phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Tính đến tháng 7/2019, cả nước có gần 87.000 ô tô nguyên chiếc các loại được nhập về. Số lượng này gần tương đương với số nhập khẩu của cả năm 2018.

Chưa bao giờ số lượng ô tô nhập khẩu lại tăng cao kỷ lục tới hơn 500% như trong 6 tháng đầu năm nay, xấp xỉ bằng cả năm trước đó. Vì sao lại có tình trạng nhập khẩu ồ ạt như vậy?

Lựa chọn mua những dòng xe có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng là xu hướng người tiêu dùng của đa số người dân từ đầu năm tới nay. Điều này cũng lý giải vì sao số lượng xe tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường thời gian qua là các mẫu xe sedan, hatchback cỡ nhỏ và vừa. Tính trung bình mỗi tháng, các doanh nghiệp nhập khẩu khoảng gần 12.600 xe ô tô.

Xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống nhập về Việt Nam chủ yếu xuất xứ ASEAN chiếm 92%, trong đó, cao nhất là từ Thái Lan với khoảng gần 35.000 chiếc và 23.000 chiếc từ Indonesia.

Tuy tăng mạnh số lượng nhưng kim ngạch nhập khẩu không tăng tương ứng do giá xe giảm hơn 4.000 USD/xe có lợi cho người tiêu dùng. Dự kiến, nhập siêu ngành ô tô năm 2019 sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD do các doanh nghiệp tranh thủ ưu đãi về thuế quan và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo do nhu cầu trong nước tăng mạnh.

Trước số lượng xe nhập khẩu tăng đến hơn 500% trong nửa đầu năm, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc nhập khẩu tăng mạnh cũng tác động đến sản xuất lắp ráp ôtô trong nước. Các doanh nghiệp tranh thủ cơ hội ưu đãi thuế quan để tăng sự cạnh tranh áp lực tăng đối với doanh nghiệp nội địa.

Hình ảnh có liên quan

Ông yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu rà soát lại việc nhập khẩu và phân tích về hiện tượng tăng nhanh số lượng nhập ôtô về Việt Nam vừa qua. Còn Cục Công nghiệp được yêu cầu rà soát đánh giá chung trong bối cảnh phát triển công nghiệp ô tô trong nước, tính toán các phương án, dư địa có thể sử dụng (thuế nội địa, thực thi cam kết hội nhập) nhằm hài hoà lợi ích quốc gia, phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước và bảo vệ người tiêu dùng.

Trong khi đó, Cục Công nghiệp kiến nghị việc sớm ban hành các chính sách mới tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh các dự án lớn về sản xuất, lắp ráp của các doanh nghiệp lớn, thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia vào các dự án có qui mô lớn có kèm chuyển giao và làm chủ công nghệ tại Việt Nam. Đồng thời, Cục cũng đề xuất sửa đổi quy định theo hướng không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với phần giá trị tạo ra trong nước, với thời hạn của chính sách là từ 5-10 năm.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

BVSC cho biết, dự báo nguồn cung ngoại tệ được dự báo vẫn dồi dào nhờ các thương vụ mua bán, sáp nhập trong cuối năm 2019.

Tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng, từ mức 23.102 VND/USD lên mức 23.120 VND/USD. Tuy vây, tỷ giá giao dịch thực tế tại các Ngân hàng Thương mại (NHTM) lại giảm nhẹ từ mức 23.221 VND/USD xuống 23.208 VND/USD. Khoảng cách giữa tỷ giá trung tâm và tỷ giá thực tế tại các NHTM tiếp tục thu hẹp, chỉ còn 88 đồng.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thời gian tới, nguồn cung ngoại tệ được dự báo vẫn dồi dào nhờ các thương vụ mua bán, sáp nhập trong cuối năm 2019 như BIDV sẽ bán 15% vốn cho KEB Hana Bank tương đương với khoảng 882 triệu USD, Vietcombank có khả năng bán 6,5% cổ phần, MB dự kiến bán 7,5% vốn cho nước ngoài. Tổng giá trị các thương vụ M&A trong nửa cuối năm nay ước tính khoảng 2 tỷ USD.

Trong tuần vừa qua, lãi suất liên ngân hàng giảm ở tất cả các kỳ hạn và duy trì ở mức thấp quanh 3%/năm. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần giảm nhẹ, lần lượt từ mức 2,9%/năm; 3,1%/năm và 3,2%/năm xuống mức 2,65%/năm; 3,05%/năm và 3%/năm. Thanh khoản vẫn tương đối ổn định nên diễn biến của lãi suất liên ngân hàng được dự báo sẽ không có biến động quá lớn trong thời gian tới.

Nguon cung ngoai te se van doi dao trong nua cuoi nam 2019

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng thời gian qua. Ảnh: BVSC

Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện hút ròng 2.980 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 41.999 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,75%/năm) trong khi có 38.999 tỷ đồng đáo hạn trong tuần. Trên kênh OMO, NHNN phát hành mới 20,4 tỷ đồng với lãi suất ở mức 4,75%.

Theo quan sát của BVSC, trong 4 tuần gần đây, lượng bơm/ hút ròng của NHNN qua kênh OMO và tín phiếu ở mức tương đối thấp. Diễn biến này cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng giai đoạn này đang tương đối ổn định. Tính lũy kế từ đầu năm 2019 tới nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 98.487 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở.

Ở thị trường trái phiếu Chính phủ sơ cấp, trong tuần qua, KBNN tổ chức gọi thầu tại 3 loại kỳ hạn: 10 năm, 15 năm và 30 năm. Khối lượng gọi thầu cho 3 loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 1.500 tỷ, 1.500 tỷ và 500 tỷ đồng. Tỷ lệ trúng thầu lần lượt ở mức 100%; 100% và 39%.

Đối với thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch Outright đạt 19.662 tỷ đồng, giảm 6,16% so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch Repos đạt mức 20.340 tỷ đồng (giảm 26,41%). Khối ngoại thực hiện bán ròng 256 tỷ đồng.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Việc tạo nên các dự án nhà ở, văn phòng chất lượng, các chủ đầu tư cũng ngày một chú trọng tới công tác quản lý, vận hành, xem đó như một giá trị gia tăng thêm cho dự án.

Với một số nhà đầu tư, bất động sản không phải là vàng khối mà là một loại hình tài sản sống với giá trị có thể được gia tăng. Nhiều thị trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được nhận định là đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng. Điều này khiến việc duy trì và gia tăng giá trị bất động sản càng quan trọng.

Quản lý bất động sản thông minh có thể làm gia tăng giá trị bằng cách tăng sức hút của tòa nhà với khách thuê, tiết kiệm chi phí và làm tăng tính thương mại cho tòa nhà.

Các nguyên tắc quản lý giúp tăng giá trị bất động sản bao gồm: Chọn nhân sự quản lý bất động sản chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và dịch vụ quản lý bất động sản chất lượng có thể làm tăng tính thương mại của một tòa nhà.

Tiếp đó là liên tục nâng cấp và cải thiện các tiện ích trong tòa nhà có thể nâng cao giá trị của tòa nhà và giá thuê. Áp dụng các giải pháp và dịch vụ gia tăng giá trị tài sản như sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và các giải pháp khác để nâng cao tính cạnh tranh của tòa nhà.

Lưu ý đến vấn đề quản lý tài chính, quản lý tài chính đúng đắn có thể đảm bảo tính bền vững và khả năng sinh lời của dự án và không xem nhẹ yếu tố “chính trị”: Duy trì mối quan hệ với các đơn vị làm luật và đồng hành cùng cộng đồng có thể có những giá trị nhất định.

Cách tăng giá trị cho dự án bất động sản

Các dự án được quản lý bởi các công ty có thương hiệu lớn trên thế giới thì hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng sẽ có ưu thế hơn

Sau vài năm đầu bỡ ngỡ, hiện tại, các nhà phát triển bất động sản đều đã nhận thấy những lợi ích thực tế mà mô hình quản lý bất động sản từ các thương hiệu, tập đoàn quốc tế uy tín, giàu kinh nghiệm địa phương mang lại. Ngoài các lợi ích trực tiếp như đảm bảo sự an toàn, hài lòng cho cư dân, dịch vụ quản lý bất động sản chuyên nghiệp còn gián tiếp làm gia tăng giá trị bất động sản của các chủ sở hữu.

Đối với các dự án bất động sản đang trong giai đoạn thiết kế thi công, việc sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý bất động sản sẽ giảm thiểu chi phí chỉnh sửa thiết kế của dự án, đảm bảo việc vận hành sau này, cũng như đưa ra được cho chủ đầu tư một bức tranh toàn cảnh về chi phí vận hành của dự án.

Còn với những dự án đang trong giai đoạn giới thiệu ra thị trường, việc chọn được một đơn vị quản lý chuyên nghiệp sẽ tạo được niềm tin và “tâm trạng muốn mua” của khách hàng đối với dự án.

Theo đánh giá chung, các dự án được quản lý bởi các công ty có thương hiệu lớn trên thế giới thì hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng sẽ có ưu thế hơn. Nhiều chủ đầu tư chia sẻ, các thương hiệu quốc tế giúp họ hiểu được rõ hơn giá trị của việc sở hữu một đại diện quản lý chuyên nghiệp bởi tính hiệu quả dài hạn, khả năng xử lý tình huống hợp lý trong trường hợp có tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên.

Bà Trần Minh Ái, Giám đốc bộ phận Quản lý Bất Động sản, Savills TP.HCM cho hay, quản lý bất động sản là một khái niệm quen thuộc trên thế giới, có thể được hiểu là một chu trình khép kín để vận hành một tòa nhà, bao gồm: Quản lý hệ thống và nhân sự, điều hành, hoạch định tài chính, bảo trì và quản trị rủi ro quảng cáo, tiếp thị bán, cho thuê... 

Tại Việt Nam, do thói quen kinh doanh và mức độ phát triển của thị trường, các đơn vị quản lý bất động sản chủ yếu cung cấp dịch vụ tiện ích, bảo trì, vệ sinh, an ninh cho các chung cư, khu đô thị mới, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại. 

Hiện nay, việc thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này được nêu rõ trong Thông tư 02/2016/TT-BXD, trong đó đặc biệt chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ của những người tham gia trực tiếp vận hành bất động sản, phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo theo quy định của Bộ Xây dựng

“Quản lý bất động sản đang ngày càng được coi trọng tại các dự án nhà ở và thương mại tại Việt Nam. Dù là chủ đầu tư tự quản lý hay đơn vị quản lý bất động sản độc lập, hoạt động này đang ngày càng chuyên nghiệp hóa và tích cực hỗ trợ cho việc gia tăng giá trị bất động sản”, bà Ái nhận định.

Theo Reatimes.vn

Thị trường bất động sản các tỉnh phía Bắc đang trở nên hấp dẫn hơn khi xuất hiện nhiều khu vực tiềm năng, có sóng lớn. Vậy trong năm 2019, những thị trường nào của phía Bắc sẽ là hấp lực mạnh nhất đối với dòng tiền đầu tư trên cả nước?

Quảng Ninh là thị trường bất động sản tỉnh có sức nóng khá đồng đều ở nhiều khu vực, thay vì tính chất cục bộ, đơn lẻ như nhiều tỉnh khác. 

Sức nóng nhà đất Quảng Ninh tập trung ở 3 khu vực chính: khu vực truyền thống là Hạ Long và Bãi Cháy, khu vực phát triển mạnh nhờ chính sách như Vân Đồn và các khu vực mới nổi như Uông Bí, Mạo Khê và Móng Cái. 

Từ nhiều năm qua, với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, đường bờ biển, Quảng Ninh đã hút mạnh dòng vốn đầu tư, đặc biệt ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Riêng năm 2019, giới chuyên gia dự báo sẽ là năm bùng nổ của bất động sản Quảng Ninh.

Với hệ thống hạ tầng ngày cang hoàn thiện trong những năm qua, cuối năm 2018, chuỗi dự án giao thông trọng điểm cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn chính thức đưa vào sử dụng, tạo đòn bẩy quan trọng cho du lịch, bất động sản Quảng Ninh.

Ban xúc tiến đầu tư của tỉnh cũng được thành lập để thúc đẩy kinh tế và mời gọi các nhà đầu tư. Nhờ đó, từ năm 2013, Quảng Ninh đã luôn duy trì trong top 5 các tỉnh thành về xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, trước khi đạt ngôi vị quán quân vào năm 2017. 

Hiện nay, hầu như tất cả các chủ đầu tư lớn từ Bim Group, Vingroup, CEO, FLC đều góp mặt ở Quảng Ninh.

Ngoài ra, tâm điểm của làn sóng đầu tư bất động sản còn phải kể đến các tỉnh khác như:  Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Đất nền được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn bởi độ an toàn cao và khả năng tăng trưởng tốt.

Theo tìm hiểu cuả chúng tôi, giai đoạn 2016-2017, bất động sản Bắc Ninh phát triển rất mạnh. Những nhà đầu tư 'xuống tiền' từ năm 2015, giá trị thu về có thể tăng đến 3 lần. Đến năm 2018, tỉ suất lợi nhuận đầu tư ở Bắc Ninh đã giảm vì nguồn cung tăng lên.

DJI 0073

Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn - Bắc Ninh

Bên cạnh đó, Thái Nguyên từng được biết đến là 'điểm nóng' của thị trường đất nền phía Bắc, nhất là trong năm 2017-2018 khi Samsung đầu tư mạnh vào thành phố này. Động thái này kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng lên nhanh chóng, cũng như nhu cầu đầu tư vào các dự án nơi đây cũng phát triển rầm rộ.

Trong khi đó tại TP. Bắc Giang, điểm nhấn rất đáng chú ý đó là trong quý 1/2019 các giao dịch liên quan tới đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tăng mạnh làm cho thị trường bất động sản Bắc Giang sôi động trở lại.

Một dự án căn hộ cao cấp với nguồn cung vào khoảng 187 căn được cung cấp ra thị trường cũng là một điểm nhấn của thị trường bất động sản thành phố này. Tính đến nay, TP. Bắc Giang có khoảng 6 dự án đang triển khai cung cấp khoảng 3000 căn hộ, giá 11tr-25tr/m2.

Tiếp đến, là thị trường bất động sản Lạng Sơn đã có những bước tiến mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt các dự án khai trương Vinparl Lạng Sơn, Vincom, nhà phố Shophouse. Các dự án đất nền tập trung đông ở khu trung tâm thành phố giá giao động từ 7tr-15tr/m2.

Trong quý I/2019 thị trường đang bùng nổ mạnh mẽ các căn hộ shop house  đang tung ra bán với sự thu hút mạnh từ thị trường. Trong quý I, các dự án của các chủ đầu tư cũng đang đưa ra các chính sách kích cầu, các chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng. Điều này khiến thị trường bất động sản Lạng Sơn vẫn đang được các chủ đầu tư quan tâm. 

Theo Nhadautu.vn

Hiện nay, vẫn còn những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh như các luật: kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng, nhà ở, đất đai, bảo vệ môi trường…
 

Như vậy, về kinh doanh nói chung và kinh doanh bất động sản nói riêng đang vướng phải nhiều chồng chéo, khó khăn.

Tuy nhiên, tại lần sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng 2014 (hiện đang xây dựng dự thảo và tiếp nhận góp ý của Nhân dân) và chỉnh sửa các luật liên quan sẽ khắc phục tình trạng nêu trên.

Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật xây dựng 2014 nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân cấp mạnh mẽ hơn, hạn chế “xin - cho”; bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan hữu quan (Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) rà soát, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật: doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai, bảo vệ môi trường... nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đây là nội dung được đề cập tại Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2019.

Với những thay đổi nêu trên sẽ tạo cú hích lớn cho nền kinh tế nước nhà nói chung và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo CafeLand

Our Strategic Partners