Những xu thế chính của dòng vốn FDI tại châu Á

Written by  - Wednesday, 24 October 2018

Châu Á giữ vững vị trí là nơi tiếp nhận dòng vốn FDI lớn nhất thế giới trong năm 2017, chiếm 36,2% tổng FDI toàn cầu, tăng 8,4% so với năm 2016, theo Báo cáo hội nhập kinh tế châu Á năm 2018 của ADB.

photo1540364201921 154036420192154502553

FDI vào châu Á chỉ biến động nhẹ mặc cho FDI toàn thế giới giảm rõ rệt trong năm 2017

Theo dữ liệu của cán cân thanh toán tiêu chuẩn, FDI toàn thế giới năm 2017 giảm 23,4%, đạt mức 1,4 nghìn tỷ USD.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là từ việc cắt giảm FDI từ các nước phát triển, do tỷ suất lợi nhuận trên FDI thấp, mở rộng sản xuất quốc tế hạn chế và môi trường kinh tế thế giới không ổn định đã phần nào làm các nhà đầu tư nản lòng. Vốn FDI chỉ có sự tăng nhẹ tại các nước đang phát triển.

Tuy vậy, châu Á vẫn thu hút được 517,5 tỷ USD FDI trong năm 2017, chỉ giảm 0,5% so với năm 2016. Theo sau Trung Quốc trong top những quốc gia nhận được nhiều FDI nhất là Hồng Kông, Singapore, Australia và Ấn Độ.

Trong khi đó, số liệu hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, cho thấy cả những vụ sáp nhập, mua lại và đầu tư mới FDI vào châu Á đều giảm đột ngột trong năm 2017 với số lượng 9,3% so với cùng kì năm 2016, trong khi giá trị danh nghĩa của đầu tư mới FDI vào châu Á giảm 43,5%, sáp nhập và mua lại giảm 21,9%.

Mặc dù vẫn là nhà đầu tư vào trong khu vực châu Á lớn nhất, lượng đầu tư của Trung Quốc lại giảm mạnh (70,2%) năm 2017, tác động lớn đến các dịch vụ tài chính và bất động sản. Những nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự sụt giảm đầu tư này là Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Australia.

Một nước khác đã từng là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Á cũng có đã FDI giảm trong năm 2017 là Mỹ với 36,6%. Sự giảm sút tới từ hai quốc gia này chiếm khoảng 59,2% lượng giảm sút FDI đầu tư mới và mua lại, sáp nhập vào châu Á.

Lượng FDI đầu tư mới sụt giảm rất đang quan ngại, do nhiều quốc gia châu Á đã tận dụng nó như một cơ hội để tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp chế tạo.

Đông Nam Á là khu vực duy nhất của châu Á có lượng FDI đầu tư vào không bị sụt giảm

Số liệu của cán cân thanh toán chỉ ra rằng hơn một nửa lượng FDI đầu tư vào châu Á chảy về khu vực Đông Á. Đông Nam Á chiếm 26,1%, Nam Á và Trung Á mỗi nơi nhận 9% trong khi con số đó của khu vực Thái Bình Dương chỉ dưới 3%. Trong năm 2017, lượng FDI đầu tư vào tất cả các khu vực đều giảm, ngoại trừ Đông Nam Á tăng 12,1% so với năm 2016, tương ứng 14,5 tỷ USD, đạt mức 135,2 tỷ USD.

Indonesia là nước nhận được lượng FDI tăng đột biến, gấp 6 lần so với năm 2016. Nguồn FDI đầu tư vào Myanmar, Philipines, Thái Lan và Việt Nam cũng tăng lên gần 44,9%.

Nguyên nhân một phần là do các công ty Trung Quốc ngày càng gia tăng độ phủ sóng tại thị trường Đông Nam Á, chủ yếu qua hình thức sáp nhập và mua lại, điển hình là thương vụ Tập đoàn Alibaba mua lại PT Tokopedia của Indonesia với giá 1,1 tỷ USD.

photo 1 1540364185986805461350

Xu thế FDI đầu tư vào Việt Nam

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lượng FDI cam kết đầu tư trong 8 tháng đầu năm nay của Việt Nam đạt 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kì năm trước. Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore là các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, chiếm hơn 65% tổng lượng FDI.

photo 1 1540364188723702759486

 

Theo xu thế, các lĩnh vực sản xuất truyền thống như điện tử, hàng may mặc, giày dép,... sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, với tốc độ đô thi hóa và tăng thu nhập cá nhân nhanh, những lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, bán lẻ, thực phẩm, thương mại điện tử và FMCG sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018.

Và với những điều kiện như môi trường kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách của nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, trình độ dân trí không ngừng được cải thiện,... Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm dừng chân đáng tin cậy của nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngày càng nâng cao vị thế của mình trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Theo Trí Thức Trẻ

Our Strategic Partners