Hằng năm, Tạp chí Fortune công bố bảng xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới về doanh thu.
Thông tin được lấy từ bảng xếp hạng Global 500 (500 công ty hàng đầu thế giới) của Fortune theo doanh thu. Howmuch.net minh họa 100 công ty hàng đầu trong bảng xếp hạng trên, với mỗi hình bát giác đại diện cho một công ty. Trong mỗi hình bát giác có logo các công ty, doanh thu và quốc gia nơi công ty đặt trụ sở.
Kích thước của mỗi hình bát giác trong hình ảnh tỷ lệ thuận với doanh thu của công ty, hình dạng lớn hơn thể hiện doanh thu cao hơn. Ngoài ra, mỗi công ty được phác thảo bằng một màu đại diện cho ngành công nghiệp của mình, như năng lượng, thực phẩm và bán lẻ, và công nghệ.
Top 10 công ty có giá trị nhất thế giới theo doanh thu:
1. Walmart - Hoa Kỳ - 514 tỷ USD
2. Tập đoàn Sinopec - Trung Quốc - 415 tỷ USD
3. Royal Dutch Shell - Hà Lan - 397 tỷ USD
4. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc - Trung Quốc - 393 tỷ USD
5. State Grid- Trung Quốc - 387 tỷ USD
6. Saudi Aramco - Ả Rập Saudi - 356 tỷ USD
7. BP - Anh - 304 tỷ USD
8. Exxon Mobil - Hoa Kỳ - 290 tỷ USD
9. Volkswagen - Đức - 278 tỷ USD
10. Toyota Motor - Nhật Bản - 273 tỷ USD
Theo Fortune, tổng doanh thu cho Global 500 tăng 9% so với năm trước. Giảm thuế doanh nghiệp quốc gia đã được ghi nhận là một lý do cho doanh thu cao hơn trong các công ty Hoa Kỳ, mặc dù chính phủ liên bang cũng đưa ra thuế doanh thu ít hơn do chính sách thuế mới.
Đầu năm nay, các nhà phân tích cũng dự đoán rằng mặc dù các công ty của Hoa Kỳ đang mang lại doanh thu cao hơn, các công ty này có thể có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn do tăng chi phí cho lao động và nguyên liệu thô.
Ngoài ra, thuế quan đang có tác động đến các công ty ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Một số mức thuế quốc tế mới như thuế dịch vụ kỹ thuật số của Pháp sẽ không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, đặc biệt là ở Thung lũng Silicon, mà còn ảnh hưởng đến doanh thu.
Hơn nữa, một số nhà kinh tế cho rằng các chính sách của Trump về Hồi giáo Mỹ đang ngăn cản các công ty nước ngoài đầu tư vào Hoa Kỳ. Các công ty lớn sẽ theo dõi chặt chẽ những phát triển chính sách này để xem sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty như thế nào.
"Kết hợp lại, 100 công ty hàng đầu thế giới đã tạo ra doanh thu hơn 15 nghìn tỷ USD.
Có 17 quốc gia được đại diện trong 100 công ty hàng đầu.
Hơn một nửa trong số 100 công ty có giá trị nhất thế giới được đặt tại Hoa Kỳ (35 công ty), Trung Quốc (23 công ty).
100 công ty có giá trị nhất được trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp, với sự đại diện đặc biệt mạnh mẽ về năng lượng, xe cơ giới và dịch vụ tài chính."
Theo Nhadautu.vn
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp trong tháng ước đạt 2,4 tỷ USD, giảm 9,1% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, ước đạt 20,54 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính khoảng 17,2 tỷ USD, giảm 2,0% so với cùng kỳ.
Chiều 27/8, tiếp Tổng Giám đốc quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) Abdullhamid Alkhalifa, Thủ tướng cho rằng, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi để khu vực tư nhân ở Việt Nam nghiên cứu khả năng được tiếp cận các nguồn lực của OFID nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn của doanh nghiệp.
Dẫn chứng Việt Nam đã chuyển sang là nước có mức thu nhập trung bình, tuy nhiên, còn nhiều vùng khó khăn và rất cần nguồn lực để đầu tư, đặc biệt về cơ sở hạ tầng. Thủ tướng mong muốn OFID tiếp tục hỗ trợ, nhất là đối với các lĩnh vực mà OFID có kinh nghiệm tài trợ thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn vay của OFID với mức lãi suất ưu đãi hơn.
OFID tiếp tục ưu tiên tài trợ cho các dự án, các địa phương có khả năng vay lại phần vốn vay OFID của Chính phủ. Việt Nam sẽ phối hợp với OFID để xây dựng các dự án, chương trình đáp ứng ưu tiên của OFID cũng như đáp ứng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế duy trì lãi suất thấp trong thời gian dài và có khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam mong muốn Quỹ OFID và cá nhân Tổng giám đốc xem xét áp dụng điều kiện vay ưu đãi hơn cho Việt Nam để tạo thuận lợi cho các địa phương của Việt Nam được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, góp phần tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hai bên.
Với những dự án Thủ tướng đề xuất, ông Abdullhamid Alkhalifa cho biết OFID luôn sẵn sàng giúp đỡ, mong muốn Chính phủ Việt Nam coi OFID là một đối tác tin cậy, nhớ tới OFID khi kêu gọi vốn cho các dự án.
Về cho vay khu vực tư nhân, Tổng Giám đốc OFID mong muốn các bộ, ngành chức năng của Việt Nam xử lý một số vấn đề để Quỹ có thể tham gia lĩnh vực này.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng yêu cầu đại diện các bộ, ngành có mặt tại tăng cường hợp tác với OFID, tích cực xử lý các vấn đề đặt ra, để OFID có thể tham gia cho vay khu vực tư nhân.
Được biết hiện nay, OFID đã cho Việt Nam vay 20 dự án và chương trình trải dài trên nhiều lĩnh vực gồm giao thông, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo, y tế và giáo dục. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này Tổng Giám đốc OFID đã ký kết Hiệp định tài trợ cho dự án “Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng” tiếp tục là một mốc đánh dấu quan trọng cho giai đoạn hợp tác chặt chẽ mới tăng cường hơn nữa giữa Chính phủ Việt Nam và OFID.
Theo Bizlive
Thống kê kết quả kinh doanh của gần 1.000 doanh nghiệp đang niêm yết chứng khoán trên 3 sàn cho thấy, trong quý II/2019, doanh thu tăng bình quân 6,7% và lợi nhuận cổ đông công ty mẹ tăng bình quân 10,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tính riêng khu vực doanh nghiệp (không có nhóm ngân hàng và bảo hiểm) tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chỉ ở mức 4,7% và 4,9%.
Các nhà phân tích của FiinGroup đánh giá kết quả kinh doanh QII/2019 nhóm doanh nghiệp bất động sản khởi sắc trở lại. Doanh thu và các chỉ số quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành đều đi lên tích cực trong quý II/2019.
Sau khi VIC và VHM (chiếm 69% tổng vốn hóa ngành BĐS) công bố kết quả kinh doanh quý II với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tương ứng 687,5% và 75,3% thì lợi nhuận ròng doanh nghiệp nhóm ngành BĐS đã tăng trưởng lên đến 67,15%, đứng đầu thị trường.
Ngoài ra, EBITDA toàn ngành cũng tăng mạnh trở lại, tăng 72,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp trong ngành giảm nhẹ còn 1,47 (không tính VIC và VHM, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu đạt 1,33).
Bên cạnh VIC, VHM lãi khủng, nổi bật nhất trong các mã còn lại có NTL (lợi nhuận gấp 10 lần cùng kỳ), LDG (+567%), D2D (+141%), DXG (+119%).
Ngành ngân hàng: Nợ xấu nhóm 3-5 tăng nhẹ
Đã có 18/18 ngân hàng niêm yết công bố báo cáo tài chính. Toàn ngành trong quý II/2019 tăng trưởng 25,9% lợi nhuận cổ đông công ty mẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chỉ có 10/18 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, VCB tiếp tục ghi nhận lãi khủng, lợi nhuận cổ đông tăng 49%, trong khi đó BIDV lợi nhuận giảm 7,6% so với cùng kỳ.
Có 7/15 doanh nghiệp đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm trong 6 tháng đầu năm 2019.
Nếu tính cả nhóm ngân hàng trên OTC, Quý II/2019 ngành ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng của doanh thu 18%. Tuy nhiên nợ xấu tăng nhẹ (nợ xấu tăng 12,7%; tăng trưởng tín dụng tăng 12,4% so với cùng kỳ). Một số ngân hàng có nợ xấu nhóm 3-5 tăng như: BIDV, SHB, TPB; đặc biệt BIDV có nợ xấu hơn 21.120 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ 7,7%.
Theo Bizlive
Hướng tới sự phát triển bền vững.
Sự chuyển đổi cơ cấu từ ngành năng lượng "hóa thạch" sang nguồn năng lượng tái tạo không chỉ góp phần thúc đẩy lĩnh vực kinh tế, sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội và môi trường. So với nguồn năng lượng hóa thạch thì các nguồn năng lượng tái tạo được coi là năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.
Không chỉ ở Việt Nam, đây cũng là xu hướng chung của thế giới trong cuộc CMCN 4.0. Theo Wood Mackenzie, Trung Quốc tiếp tục là câu chuyện lớn nhất về năng lượng mặt trời, nhưng quốc gia này được cho là sẽ giảm từ mức chiếm khoảng 55% thị trường (năm 2017) xuống còn 19% vào năm 2023 bởi sự phát triển của lĩnh vực này ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Ả-rập Xê-út, Ấn Độ, Chi-lê và một phần của châu Phi.
Đối với các nhà sản xuất như First Solar, SunPower và JinkoSolar, nhu cầu tạo tiền để cho sự tăng trưởng doanh thu. Áp lực giá có xu hướng dịu bớt khi ngành công nghiệp này phát triển, và điều đó mang lại lợi thế cho rất ít nhà sản xuất có quy mô để cạnh tranh với các đối thủ lớn này.
Sự khác biệt cũng bắt đầu trở nên quan trọng hơn bởi vì các nhà phát triển đang cố gắng tạo ra nhiều năng lượng hơn từ mỗi đơn vị diện tích trên mặt đất hoặc trên sân thượng. First Solar đang nâng cấp lên công nghệ Series 6, giúp giảm chi phí và mang lại năng lượng nhiều hơn một chút từ mỗi tấm pin mặt trời. Còn SunPower đang mở rộng sản xuất A-Series, giúp các tấm pin có hiệu suất 22.8% khi biến năng lượng mặt trời thành điện, và cũng đang mở rộng các tấm pin P-Series, sản phẩm đã đạt hiệu suất ổn định hơn 19%.
Nhiều cơ chế ưu đãi để phát triển năng lượng mặt trời.
Ngoài những điều kiện thuận lợi về tài nguyên tự nhiên, Việt Nam hiện còn có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp có hướng phát triển năng lượng tái tạo. Chính phủ đã có nhiều quyết định về cơ chế chính sách hỗ trợ, như: Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch; Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam; Quyết định 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện sinh khối tại Việt Nam; Quyết định 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/05/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam.
Trước những điều kiện thuận lợi đó, điện năng lượng mặt trời cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trở thành ngành kinh doanh tiềm năng, góp phần đưa cổ phiếu ngành này trở thành phân khúc nóng trên thị trường chứng khoán trong tương lai.
Cơ hội cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Nếu ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đạt được số lượng lắp đặt kỷ lục vào năm 2019 và các công ty có thể đáp ứng tối ưu các yêu cầu về giải tỏa công suất và xử lý nguồn thải thì đây hoàn toàn là một bước đi mang tính xu thế của cuộc CMCN 4.0.
Với việc xu hướng chính sách trên toàn cầu cũng đang ủng hộ năng lượng mặt trời thay thế nguồn năng lượng truyền thống, cổ phiếu ngành này càng có cơ sở thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chứng khoán.
Tại Việt Nam, các đơn vị sản xuất năng lượng sạch đã có bước đi tiên phong trong việc niêm yết cố phiếu trên sàn chứng khoán, trong đó có thể kể đến CTCP Phát triển Năng lượng Sơn Hà (mã SHE, sàn HNX); CTCP Licogi 13 (mã LIG, sàn HNX); CTCP Điện Gia Lai (mã GEG, sàn UPCOM), CTCP Create Capital Việt Nam (mã CRC, sàn HOSE). Trong đó, việc đàm phán hợp tác với JinkoSolar - nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới từ Trung Quốc của CTCP Create Capital Việt Nam hồi đầu tháng 8 vừa qua có thể mở ra nhiều cơ hội cho bản thân doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển nguồn năng lượng sạch trong nước, qua đó giảm phụ thuộc vào năng lượng tái tạo (thủy điện) và năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí, uranium). Hi vọng những bước đi này sẽ góp phần tạo nên một thị trường năng lượng cạnh tranh hoàn chỉnh và phát triển đồng bộ, gắn liền mục tiêu phát triển năng lượng quốc gia với xu hướng hội nhập quốc tế.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Tổng cục Thống kê cho hay việc thực hiện đánh giá lại quy mô GDP chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.
Cơ quan này khẳng định việc “đánh giá lại quy mô GDP” không phải là cách tính mới. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới.
Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ. Từ 2010 đến nay, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đức, Nga, Italia, Croatia, Indonesia,... đã tiến hành điều chỉnh, công bố lại quy mô GDP và các chỉ tiêu vĩ mô khác có liên quan.
Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại quy mô GDP thường xuyên và định kỳ.
Cuối tháng 7/2013, Mỹ công bố kết quả đánh giá lại quy mô GDP năm 2012 tăng thêm 560 tỷ USD, tăng 3,6% so với số liệu đã công bố. Trung Quốc cũng nhiều lần tiến hành đánh giá lại quy mô GDP (năm 2004, 2008, 2013 và 2015), trong đó năm 2013 đã bổ sung khoảng 305 tỷ USD vào quy mô GDP, tương đương tăng thêm 3,4%; năm 2015 tiếp tục bổ sung 141 tỷ USD vào quy mô GDP, tương đương tăng thêm 1,3%.
Năm 2013, GDP của Nga được đánh giá lại tăng 24,3%; Đức tăng 3%; Italia tăng 7%. Năm 2014, GDP của Bulgari đánh giá lại tăng 31,2%; Rumani và Croatia tăng 28,4%...
Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP thay đổi dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan tới chỉ tiêu GDP cũng thay đổi.
Sự thay đổi của các chỉ tiêu có liên quan bao gồm: Tích lũy tài sản; Tiêu dùng cuối cùng; Tổng thu nhập quốc gia (GNI); Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người; Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR); Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ thuế trừ trợ cấp sản phẩm so với GDP; Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP; Tỷ lệ dư nợ công so với GDP; Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
Theo CafeF
Làm căn hộ thật tại ngay dự án đang xây
Thực tế, trên thị trường hầu hết doanh nghiệp làm chung cư đều mở căn hộ mẫu để khách hàng tham quan trước khi bán dự án. Trong đó, không ít trường hợp khách hàng bức xúc vì căn hộ mẫu và căn hộ thực tế sau khi hoàn thiện khác nhau “một trời một vực”.
Để làm khác đi, một số doanh nghiệp BĐS đã làm ngay căn hộ thật ngay khi dự án còn đang xây dựng để khách hàng (đã mua) tận mắt chứng kiến căn hộ của mình sau khi bàn giao và những khách hàng (chưa mua) có thể đối chứng được căn hộ trước khi “xuống tiền”. Đây được xem là một cách làm khá hay của doanh nghiệp địa ốc trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Thực tế cũng chưa nhiều doanh nghiệp BĐS làm được điều này.
Tại thị trường TP.HCM, gần đây đã xuất hiện nhiều dự án mạnh tay làm căn hộ thật. Đơn cử như dự án Phú Đông Premier chuẩn bị khai trương căn hộ thật dù 2 block chung cư 35 tầng này đang xây dựng phần thân, dự kiến cất nóc vào tháng 10/2019.
Theo lý giải của chủ đầu tư thì việc làm căn hộ thật ở tại chính dự án đang xây là cách để người mua nhà có cảm nhận đúng nhất về căn hộ của mình sẽ nhận được trong tương lai, từ cách bài trí đến chất lượng vật liệu...
Từ đó, khách hàng có thể đối chứng được với những cam kết của chủ đầu tư trước đó và đánh giá được các tiêu chí về thiết kế, công năng sử dụng của mỗi phòng. Được biết, đây là dự án có mức giá dưới 2 tỉ đồng/căn của Phú Đông Group chào bán từ thời điểm tháng 6/2018, hiện đã tăng khoảng 100-150 triệu đồng/căn trên thị trường thứ cấp.
Trước đó, nhiều dự án chung cư khác cũng có cách làm tương tự. Đơn cử như dự án Homyland Riverside (Q.2) chủ đầu tư đã làm căn hộ thật ngay tại công trình để khách đã mua/chưa mua có thể tham quan hàng ngày. Đây cũng là cách củng cố niềm tin của khách hàng trước khi quyết định “xuống tiền”.
Hay trước đó, tại dự án The Golden Star, CĐT đã từng khai trương căn hộ tại tầng 3 của dự án đang xây dựng để khách đến tham quan.
Ở khu vực phía bắc, Công ty CP Đầu tư và SX Thái Dương từng khai trương căn hộ thật The Sun là một trong số những dự án đầu tiên tại Hà Nội hoàn thiện cả tầng căn hộ thực tế trong khi dự án còn đang xây dựng phần thô. Cách làm để khách hàng có thể “thấy tận mắt sờ tận tay” cũng chứng minh cho giá trị thật mà doanh nghiệp làm được cho khách mua nhà như cam kết.
Hay một dự án khác là TNR GoldSeason cũng đã từng khai trương căn hộ thật ngay tại công trình dự án và thu hút hàng trăm khách hàng đến tham quan. Nhiều khách hàng tỏ ra thích thú và mong muốn nhanh được nhận căn hộ.
Cách làm để khách hàng có thể “thấy tận mắt sờ tận tay” cũng chứng minh cho giá trị thật
mà doanh nghiệp làm được cho khách mua nhà như cam kết.
Ảnh chụp căn hộ thật tại một dự án ở đường Phạm Văn Đồng đang trong quá trình xây dựng.
Theo các doanh nghiệp, trước bối cảnh cạnh tranh thì bản thân doanh nghiệp phải làm khác đi để tạo niềm tin cho khách mua nhà. Mặc dù cách làm căn hộ thực tế ngay tại dự án đang xây dựng không phải mới mẻ trên thị trường nhưng chưa nhiều chủ đầu tư làm được vì liên đới các yếu tố khác nhau trong dự án/công trình.
Trong khi đó, bản thân khách hàng mua căn hộ lại luôn có xu hướng được nhìn thấy căn hộ thực tế, trải nghiệm đầy đủ về vật liệu, cách bài trí căn phòng, hướng…thay vì nhìn thấy căn hộ mẫu lung linh trước đó. “Mạnh tay” đầu tư để hoàn thiện căn hộ thực tại dự án đang xây được xem là cách làm hay của doanh nghiệp vừa chứng minh với khách mua về tiến độ dự án, vừa gầy dựng được niềm tin về những cam kết chất lượng căn hộ cho khách hàng.
Khách mua căn hộ đang quan tâm điều gì nhất?
Thực tế đã chứng minh những lùm xum xung quanh các dự án chung cư bên cạnh đến từ các yếu tố tiến độ, uy tín của chủ đầu tư thì còn xuất phát từ những bức xúc không đáng có từ phía khách hàng liên quan đến những cam kết của chủ đầu tư trước đó.
Câu hỏi: Khách hàng hiện quan tâm điều gì nhất trước khi “xuống tiền” mua căn hộ đã được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra. Có thể sắp xếp các yếu tố theo thứ tự tăng dần:
Giá cả: Đó là lý do những dự án căn hộ có mức giá vừa tầm, trên dưới 1.5 tỉ đồng/căn đến 2 tỉ đồng/căn luôn hấp thụ tốt trên cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp. Là bởi, những dự án này phù hợp với thu nhập của số đông khách mua trên thị trường- những người trẻ. Tuy vậy, theo các chuyên gia, giá cả nhiều khi không phải là yếu tố hàng đầu để quyết định đến việc mua căn hộ của khách hàng.
Tiến độ dự án: Hầu hết những lùm xum của khách hàng liên quan đến dự án đa phần xuất phát từ yếu tố này. Mặc dù thời gian gần đây, tình trạng dự án chậm tiến độ, giao nhà trễ cả năm trời đã phần nào giảm nhưng thực tế, vẫn có những khách hàng bức xúc vì đóng tiền đến 95% nhưng nhà mãi không được nhận. Tiến độ “rùa bò” của một số dự án là nguyên nhân khiến khách hàng khá dè chừng với việc xuống tiền mua căn hộ.
Uy tín của chủ đầu tư: Yếu tố này liên quan đến yếu tố tiến độ dự án. Đó là lý do, hiện nay một số chủ đầu tư “tăng tốc” để bàn giao nhà đúng tiến độ như cam kết với khách hàng nhằm ghi điểm và cũng là cách khẳng định sự uy tín của doanh nghiệp với khách mua nhà.
Trong quá trình mua nhà, nhiều khách hàng nhìn vào yếu tố uy tín, thương hiệu của CĐT trên thị trường để quyết định nhằm có được sự an tâm.
Thực tế, trên thị trường không nhiều chủ đầu tư làm căn hộ thật để khách hàng trải nghiệm vì liên đới nhiều yếu tố khác nhau
Chất lượng căn hộ/dự án: Đây được xem là yếu tố xếp hàng đầu trước bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà ngày càng chất lượng của khách mua. Với những khách hàng trẻ, bên cạnh yếu tố giá hợp lý thì căn hộ có chất lượng hay không, sự đầu tư của CĐT vào dự án đến đâu được họ cực kì quan tâm. Từ lý do này, một số CĐT đã chấp nhận giảm lợi nhuận để làm dự án bài bản chất lượng từ vật liệu đến xây dựng. Chính yếu tố này liên đới đến yếu tố uy tín của CĐT trên thị trường và củng cố niềm tin của khách hàng với dự án. Việc các CĐT đầu tư căn hộ thật ngay tại dự án đang xây dựng cũng để khách hàng trải nghiệm cũng là cách minh chứng cho yếu tố chất lượng mà CĐT đã cam kết với khách hàng trước đó. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến thanh khoản của dự án.
Theo các doanh nghiệp, sự cạnh tranh bằng chất lượng dự án, đáp ứng đúng vào nhu cầu ở thực/chất lượng sống của người dân sẽ không bao giờ là cũ. Yếu tố chất lượng này liên quan đến việc đầu tư tiện ích nội khu dự án; quản lý khâu dịch vụ sau bán hàng; căn hộ thực bàn giao đúng với kì vọng của khách mua….
Trong khi tâm lý của khách mua nhà là muốn được trực tiếp nhìn thấy căn hộ thật thay vì căn hộ mẫu lung linh trước đó
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM, trước bối cảnh nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu về nhà ở của người dân, dân số Tp.HCM vẫn tăng lên đáng kể thì đối với doanh nghiệp phát triển BĐS cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp; có năng lực tài chính; xây dựng tinh thần doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp; trong đó tôn trọng lợi ích chính đáng của khách hàng được xem là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất trên thị trường hiện nay.
“Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cơ cấu lại đầu tư, chuyển hướng đầu tư các dự án nhà ở vừa túi tiền đang có nhu cầu rất lớn và tính thanh khoản cao, an toàn”, đại diện Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhấn mạnh.
Theo CafeF
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Sovico Group đã ký kết biên bản thoả thuận hợp tác với ông David Fox, Chủ tịch điều hành của Linfox Airports, công ty đang khai thác 2 sân bay Avalon và Essendon.
Theo đó, hai bên thống nhất hợp tác phát triển trong các lĩnh vực vận chuyển hành khách và hàng hoá qua đường hàng không, phát triển cơ sở hạ tầng hàng không và các khu lưu trú tại Australia cũng như tạo điều kiện để mở và kết nối các đường bay giữa Việt Nam, Australia và các nước trong khu vực trong thời gian tới.
Biên bản thoả thuận đồng thời tạo tiền đề để hai bên tiến tới hợp tác toàn diện, bao gồm cả khả năng thành lập các công ty liên doanh giữa Sovico Group và các công ty thành viên của Linfox Group trong các mảng hàng không, chuỗi cung ứng, hạ tầng sân bay cũng như phát triển các dịch vụ giải trí, du lịch, khách sạn và cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng…
Linfox Group là tập đoàn đầu tư đa ngành của Australia về hàng không, bất động sản, vận tải, cung ứng, phát triển hạ tầng và ngân hàng.
Theo Trí Thức Trẻ
Bất động sản công nghiệp, nghỉ dưỡng và tài sản khai thác cho thuê tốt được dự báo khuấy động thị trường cuối năm 2019.
Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết, nhu cầu đầu tư bất động sản đang chịu sự tác động rất lớn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và diễn biến nền kinh tế vĩ mô cũng như tiến độ pháp lý.
Trong 8 tháng qua, tâm lý nghe ngóng chờ đợi và đầu tư phòng thủ kiểu "ăn chắc mặc bền" đang có xu hướng mạnh dần. Vì vậy, trong những tháng cuối năm 2019 các loại hình bất động sản có khả năng mang lại dòng tiền sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Chuyên gia này chỉ ra 3 kênh đầu tư hứa hẹn diễn biến tích cực nhất trên thị trường bất động sản trong nửa cuối năm.
Bất động sản khu công nghiệp
Theo ông Nghĩa, công nghiệp sẽ là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong nửa cuối năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng phức tạp. Cuộc so găng này góp thêm chất xúc tác giúp Việt Nam lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà sản xuất nước ngoài, ít nhiều giúp Việt Nam hưởng lợi bởi các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam nỗ lực mở rộng khu vực thương mại tự do, trong đó mới nhất là Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) vừa được ký kết vào cuối tháng 6/2019, cũng được kỳ vọng tăng cường sức hấp dẫn của thị trường công nghiệp Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu với bất động sản công nghiệp.
Nhu cầu thuê tăng mạnh nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang đã đẩy giá thuê đất công nghiệp, mặt bằng, nhà xưởng tại thị trường Việt Nam tăng cao 10-15% tùy khu vực và vùng miền. Trong những tháng còn lại của năm, bất động sản công nghiệp có thể gia tăng nguồn cung đồng thời có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập hoặc đón thêm nhiều khách thuê mới cũng như nhà đầu tư.
Bất động sản nghỉ dưỡng
Thống kê sơ bộ trong 8 tháng qua, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang phủ sóng khá dày đặc trên khắp các chợ địa ốc cả nước. Cùng với sự gia tăng rổ hàng, có khoảng trên 65% người tham gia thị trường địa ốc năm 2019 đang chọn bất động sản ven biển để đầu tư.
Điểm khác biệt lớn so với giai đoạn trước đó là nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp đang quen dần với bán kính dịch chuyển thị trường xa hơn, độ mở cũng như quy mô của thị trường cũng ngày càng lớn hơn.
Ông Nghĩa khẳng định, làn sóng đầu tư bất động sản ven biển tại Việt Nam sẽ còn dâng cao trong vài quý tới. Sự phát triển mạnh mẽ của kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng do tăng trưởng du lịch ấn tượng, kết nối hạ tầng liên vùng đang tốt dần lên bao gồm cả đường bộ và hàng không.
Bên cạnh sự gia tăng lượng khách du lịch quốc, du lịch trong nước cũng phát triển mạnh mẽ về lượng và biến đổi về chất (thói quen du lịch, thị hiếu tiêu dùng khi du lịch) nhờ đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu trải nghiệm ngày càng lớn. Trong vài quý đến vài năm tới, làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng lên do Việt Nam hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp không khói.
Bất động sản đa năng: sở hữu - tích lũy - khai thác
Theo ông Nghĩa, trong 8 tháng đầu năm 2019 thị trường bất động sản có xu hướng giá đi ngang, giao dịch sụt giảm, nguồn cung tại các đô thị lớn trên đà giảm tốc. Tâm lý nhà đầu tư vì vậy bắt đầu bước vào vùng do dự và phòng thủ nhiều hơn so với giai đoạn 2016-2018.
Do đó, trong những tháng cuối năm 2019 nhiều khả năng các loại hình bất động sản nhà ở, văn phòng, thương mại và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu vừa sở hữu tài sản vừa tích lũy để gia tăng giá trị đồng thời có thể khai thác cho thuê ngay sẽ hút vốn đầu tư hơn là loại sản phẩm đầu tư lướt sóng thông thường. Xu hướng tâm lý này được xem là một bước đệm phòng thủ cho kịch bản khó đoán của thị trường trong 12 tháng tới.
Theo VnExpress