SAIGONTEL News

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

Ngan2 Opt

Quảng cáo của một công ty cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Ảnh: P.V

Mới xuất hiện ở Việt Nam, mô hình P2P là xu hướng đang phát triển, giúp đẩy mạnh tài chính toàn diện.

“Vay tiền nhanh trong 30 phút mà không cần gặp mặt”, “Đầu tư lãi suất 20%/năm” là những quảng cáo hấp dẫn của Cty cho vay ngang hàng (Peer to Peer - P2P Lending). 

Tuy nhiên, do chưa có hành lang pháp lý cho mô hình này, nên khi tranh chấp xảy ra, bị xù nợ, công ty phá sản… rủi ro là cả người đi vay và người cho vay đều không nhận được sự bảo vệ của pháp luật. Mới đây, sự kiện hàng loạt Cty cho vay ngang hàng ở Trung Quốc sụp đổ, ngành công nghiệp 192 tỉ USD của nước này chao đảo chính là lời cảnh báo rõ rệt nhất đối với Việt Nam.

Lướt di động vay tiền

Chị V.D (Hà Nội) cần tiền gấp, nhưng ngại ra ngân hàng vì thủ tục lằng nhằng. Qua bạn bè, chị V.D biết đến ứng dụng cho vay tiền trên di động. Nếu vay theo giấy đăng ký xe máy với số tiền cho vay bằng 50% giá trị xe Lead, chị V.D có thể nhận ngay 15 triệu đồng. Sau thời hạn 30 ngày, chị phải trả cả gốc vã lãi là 17.250.000 đồng, (lãi suất 15%/tháng).

Ngoài ra, chị V.D có thể chọn hình thức vay theo sổ hộ khẩu hoặc hoá đơn điện nước với tiền vay là 10 triệu trong 30 ngày. Đến hạn, tổng số tiền chị phải trả là 11.500.000 đồng (lãi suất 15%/tháng).

Cho vay ngang hàng là gì?

Nói đơn giản, người vay tiền và người có tiền kết nối thông qua ứng dụng trực tuyến trên di động hoặc máy tính. Mô hình khá giống Uber, Grab trong kết nối người có nhu cầu đi xe và lái xe. Các Cty P2P cung cấp gói vay từ tín chấp, thế chấp đến mua trả góp như: Vay tín chấp theo lương; vay trả góp theo ngày; vay theo sổ hộ khẩu, hóa đơn điện nước, đăng ký xe máy, ôtô; vay cầm cố tài sản, vay cầm cố ôtô đang thế chấp ngân hàng; vay mua ôtô, nhà trả góp...

Sự xuất hiện của các các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Fintech) mở ra kênh tiếp cận vốn mới cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng và giúp giảm bớt việc vay tín dụng đen.

P2P có ưu điểm gì? Người vay theo hình thức truyền thống phải đến ngân hàng trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe. Mô hình vay P2P có ưu điểm đơn giản hoá mọi thủ tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến dễ dàng, lãi suất cạnh tranh...

Chưa có hành lang pháp lý

Trao đổi với PV Báo Lao Động, một chuyên gia cho biết ở Việt Nam hiện chưa có hành lang pháp lý cho P2P. Mọi quan hệ cho vay vẫn áp dụng theo Bộ luật Dân sự.

Trước đó, tháng 3.2017 NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực Fintech nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech, trong đó một trong những lĩnh vực cốt lõi là mô hình P2P.

Tính pháp lý của hợp đồng giao dịch điện tử hiện vẫn đang bị bỏ ngỏ. Trao đổi với báo chí, ông Phạm Xuân Hoè - Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng - cho rằng: “Cần phải nhìn nhận lại hợp đồng dân sự dưới góc độ ký kết giao dịch trên mạng điện tử, chứng từ điện tử được lưu giữ ra sao. Các chính sách hiện còn khoảng trống cần bù đắp”.

Trả lời PV Báo Lao Động, luật sư Trương Thanh Đức (Công ty luật Basico) cho rằng “Rủi ro lớn nhất của mô hình P2P là lãi suất cao và nếu không trả nợ đúng hạn sẽ chịu “sức ép lớn” khi bị đòi nợ. Nếu các công ty P2P chỉ đơn giản là môi giới, kết nối giữa người vay và người cho vay, thì khi rắc rối xảy ra, trách nhiệm hoàn toàn do hai bên tự giải quyết. Nhưng nếu công ty P2P tổ chức huy động vốn cho vay thì sẽ vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng”.

Theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng mới được huy động và cho vay vốn. Vì vậy, khi tranh chấp xảy ra, cả người đi vay và người cho vay đều không nhận được sự bảo vệ của pháp luật.

Bài học cay đắng ở Trung Quốc khi hàng loạt công ty P2P thời gian gần đây phá sản, vỡ nợ, ông chủ ôm tiền bỏ chạy là tiếng chuông cảnh tỉnh. Các công ty P2P ở Trung Quốc hoạt động biến tướng với hình thức huy động vốn bất hợp pháp hoặc theo mô hình lừa đảo kim tự tháp, người cho vay vì ham lãi suất cao giờ hốt hoảng đòi hoàn tiền.

Mù mờ thông tin

Toàn bộ khâu thẩm định hồ sơ vay đều do người cho vay tự đánh giá. Vì công ty P2P chỉ là “người mai mối” nên không chịu trách nhiệm nếu người vay “xù nợ”, người cho vay sẽ “lãnh đủ” nếu không có kinh nghiệm thẩm định lý lịch người vay.

Đối với ngân hàng, thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) vô cùng quan trọng. Nhờ CIC mà ngân hàng có cơ sở dữ liệu đánh giá tín dụng của khách hàng và quyết định phần lớn vào việc có cho vay không? Tuy nhiên, qua P2P, người cho vay hoàn toàn không biết thông tin này.

Trả lời PV của VTV24, ông Trần Thế Vĩnh - TGĐ Tima Group - cho biết: “Giao dịch chỉ thực sự diễn ra khi đơn vị cho vay gặp gỡ tiếp xúc với người vay. Họ thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về khả năng trả nợ của người vay trước khi họ cho vay hay không. Chúng tôi (Công ty Tima - PV) không có trách nhiệm khi xảy ra 
nợ xấu…”.

Xu hướng không thể chối bỏ hay sẽ bị cấm?

Các chuyên gia đang có những ý kiến trái chiều về P2P. Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng “Mô hình này nhiều rủi ro, không nên khuyến khích nhân rộng ở Việt Nam khi chưa có hành lang pháp lý”.

Tuy nhiên, giám đốc công ty P2P cho rằng “Đây là dịch vụ góp phần vào tài chính toàn diện. Công nghệ là cánh tay nối dài cho các ngân hàng và Cty tài chính để hướng tới các khách hàng khó có khả năng chứng minh tài chính nhưng thông qua nguồn dữ liệu khác, cách chấm điểm khác thì vẫn có thể tạo ra cơ hội người vay tiếp cận được nhiều nhà đầu tư”.

Tại một số nước trên thế giới, mô hình P2P phát triển khá thành công và đem lại lợi ích góp phần vào tài chính toàn diện. Tại Hội thảo Khung chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, tài chính toàn diện ngày nay đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, là chìa khóa giúp xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội. Tại Việt Nam, người dân đô thị và các doanh nghiệp lớn tiếp cận khá dễ dàng đến các dịch vụ thì dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa; các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vẫn đang gặp không ít trở ngại.

“Đây là một sáng tạo của nền kinh tế số và là xu hướng không thể cấm. Trong bối cảnh tỉ lệ tiếp cận vốn ngân hàng của người dân, doanh nghiệp còn thấp như nước ta, đây mô hình nên khuyến khích. Tuy vậy, cần có biện pháp kiểm soát những Cty biến tướng” - một chuyên gia cho biết.

Trung Quốc lao đao về dịch vụ cho vay ngang hàng

Trang phân tích tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg cho hay: Các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc có khoảng 50 triệu người đăng ký và có khoảng 192 tỉ USD nợ xấu với lãi suất trung bình 10,2%. Chủ yếu là khách hàng cá nhân sẵn sàng chi trả mức lãi cao do không thể tiếp cận với các kênh ngân hàng chính thống.

Theo số liệu thống kê của Yingcan Group có trụ sở tại Thượng Hải, tính từ đầu tháng đến hôm 20.7, ít nhất 118 nền tảng cho vay P2P đã sụp đổ trong khi cách đây 3 ngày con số chỉ là 57 vụ. Con số nói trên - bao gồm cả các nền tảng đang tạm thời ngừng hoạt động hoặc đang bị cảnh sát điều tra - là cao nhất trong 2 năm trở lại đây.

Cơ quan giám sát ngành ngân hàng của Trung Quốc phát đi một lời cảnh báo bất thường rằng người gửi tiền nên chuẩn bị sẵn tinh thần mất trắng số tiền đã đầu tư vào các sản phẩm lợi suất cao. Tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp dụng quá trình đăng ký rất phức tạp để làm sạch hệ thống cho vay ngang hàng. Có 160 vấn đề bất ổn được chỉ ra như lãi suất quá cao, nguồn vốn huy động được sử dụng sai mục đích và các con số về lợi suất bị thổi phồng. 

Lan Hương (Báo Lao Động)

Thursday, 22 December 2011

SAIGONTEL - One year look back

In 2011, despite the difficulties of the general economy, Saigon Telecommunications & Technologies Corporation (SAIGONTEL) always strives to maintain its development progress, consistently on the way to become one of the leading telecommunications and IT enterprises in VietnamIn the leading IT - telecom companies in Vietnam. 

Milestones of the year

Taking the opportunity of developing non-state enterprises in investing and exploiting telecommunications infrastructure, SAIGONTEL has boldly acquired 30% of shares and officially became the largest shareholder of Post and Telecommunications Services Joint Stock Company Saigon Telecom (SPT) - a major telecommunications brand in Vietnam with full license and resources…Accordingly, SaigonTel directly participates in SPT's current key projects, including: S-Fone Mobile Network, AAG Marine Network, NGN Network, Optical Fiber Network and Microwave Network. With the direct management of SPT's key projects, SAIGONTEL's Board of Management expects to accelerate its business activities, bringing financial benefits to the Company and, in particular, to long-term shareholders.

sgt sao vang dat viet 2011 1

Mr. Vu Ngoc Anh - Director of Bac Ninh Branch, representative of SAIGONTEL received the Gold Star Award 2011 - Photo: H.T.C

In the field of communication, in August 2011, the VTC6 - SaigonTelevision channel of VTC - SaigonTel Media JSC (VSM - SaigonTel member) was officially broadcasted on the television channel Culture - Arts and Economy - Integration. It is estimated that the total cost of advertising on Vietnam's television market is now over $ 400 million per year. Contributing to the media market with high investment and nationwide analogue coverage promises to bring Saigon Channel an attractive part in the "cake" of TV commercials, resulting in Many value added for shareholders.

In addition, in the past year, in order to increase competitiveness and meet the demand for diversification of high-quality ICT services, SAIGONTEL continued to focus on digital content development, aiming to promote investment and expanding business activities as well as participating in the field of distribution of high-quality handsets in the telecommunications industry ...According to statistics, digital content revenue of Vietnam in 2011 reached about $ 1.2 billion . With an annual growth rate of 35-40%, this is a very potential market for high growth and profitability.

Typical awards

In 2011 also marks the 9th year of SAIGONTEL's development with many awards: Golden Star of Vietnam 2011, Saigon Enterprise 2011, Strong brand 2011 ... Especially, Chairman of the Board of Directors - Mr. Dang Thanh Tam, was honored as one of 5 typical businessmen to win the "Ernst & Young - Entrepreneurial Entrepreneurs of Vietnam 2011" Award.

sgt dn sg tieu bieu 2

Mr. Hoang Si Hoa (who in the middle, the first row) representatives of SAIGONTEL received flowers and the title of "Saigon Typical Enterprises 2011" - Photo: N. V. T 

These achievements are not much, but in the context of many difficulties and challenges, these titles and awards have proved the continuous efforts of employees - employees throughout the Company. At the same time, it is also a great encouragement, encouragement SAIGONTEL efforts, strive further in the next journey.

For a sustainable SAIGONTEL

After 9 years of establishment and development, SAIGONTEL is one of the leading ICT companies in Vietnam. The results of the company have been recognized by a series of awards, titles: Golden Globe Awards 2008, 2009; Corporate Award for Community 2009; "Prestigious Foreign Trade Brand" 2009; Prestigious Securities Brand Award 2009, 2010; Top 500 largest private enterprises in Vietnam (VNR 500) for many years; Top 500 Fastest Growing Enterprises in Vietnam 2010; Vietnam Gold Star Award 2010, 2011; is one of the 120 enterprises leading the strong brand name Vietnam 2010, 2011... 

It can be said that in order to achieve these achievements, besides the vision and proper strategic direction of the Board of Directors, the strict management of the Board of Executive, the active support of the shareholders ... the contribution of all employees - employees throughout the company. And, with faith, solidarity, striving non-stop, surely SAIGONTEL will grow more and fly higher, fly further.

K. T - T. T

mh de4b7 153205400603769271202 0 0 399 710 crop 15320540096142062212885

Các doanh nghiệp FDI có muôn vàn thủ đoạn để gian lận chuyển giá, trong khi Việt Nam vẫn còn trở ngại về cơ sở dữ liệu, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện ...

Đã có những vụ lợi dụng chuyển giá để trốn thuế (gian lận chuyển giá) được phanh phui, song số tiền truy thu vẫn ở mức quá nhỏ bé so với phạm vi kinh doanh, tốc độ phát triển quy mô và trường kỳ "kê khai lỗ". Từ những chỉ đạo nội ngành cho đến những quyết sách bằng văn bản đã được công khai nhưng kết quả thu được từ công tác chống gian lận chuyển giá vẫn chưa có tính thuyết phục.

Phát biểu tại Hội thảo "Chuyển giá - Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hiện nay" do Kiểm toán Nhà nước và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức ngày 19/7, ông Nguyễn Văn Hiệu, Phó kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực IV nhận định, công tác chống chuyển giá còn hạn chế và trong nhiều trường hợp cơ quan thuế thường thương thảo với doanh nghiệp.

Muôn vàn thủ đoạn

Tối đa hoá lợi nhuận của nhóm các công ty có quan hệ liên kết, trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ về thuế là mục tiêu cao nhất của các thủ đoạn chuyển giá. Theo ông Trần Minh Khương, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực XII, có 7 hình thức chuyển giá chủ yếu.

Thứ nhất là chuyển giá thông qua tăng chi phí đầu vào. Hoạt động này thường được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) thực hiện thông qua các giao dịch với các công ty mẹ ở nước ngoài, như: Mua thiết bị, máy móc, vật tư với giá cao hơn bình thường hoặc đẩy giá các tài sản sở hữu trí tuệ dưới dạng nhãn hiệu thương mại, nhượng quyền giấy phép sản xuất, phí bản quyền, chi trả lãi vay vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh...

Hình thức thứ hai là chuyển giá thông qua hạ thấp giá bán sản phẩm. Hoạt động này thường được các doanh nghiệp FDI thực hiện thông qua các hợp đồng xuất khẩu cho công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết của công ty mẹ ở nước ngoài.

Thứ ba, chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong quá trình đầu tư và góp vốn liên doanh, liên kết.

Thứ tư, chuyển giá thông qua cơ chế giá cung cấp dịch vụ. Hành vi này thường được các tập đoàn áp dụng thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ nội bộ của các đơn vị trong một tập đoàn với mức giá ở mức rất cao để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài nhằm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ năm, giao khoán lại với giá rất thấp (đối với những doanh nghiệp FDI). Các công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các  công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao. Sau đó, các công ty mẹ này giao lại cho các công ty con lập tại Việt Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các đơn vị mà công ty mẹ đã ký hợp đồng.

Đối với các nhóm công ty liên kết trong nước thì tình hình ngược lại, công ty mẹ sau khi trúng thầu, ký hợp đồng có giá sản xuất, dịch vụ cao, đã giao lại phần lớn giá trị hợp đồng (giá cao) cho các công ty con đang hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp do mới thành lập hoặc đang hoạt động ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, để đẩy lợi nhuận về công ty con đang được ưu đãi thuế.

Hình thức thứ sáu là chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh.

Thứ bảy là chuyển giá thông qua định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực.

Cơ sở dữ liệu yếu

Từ việc nhận dạng các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận chuyển giá cho đến việc đưa các hành vi này ra ánh sáng, cơ quan chức năng cần thực hiện các cuộc thanh tra chuyển giá với cơ sở quan trọng nhất là dữ liệu về giá thị trường để đối chiếu. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những điểm yếu nhất trong công tác chống gian lận chuyển giá của Việt Nam hiện nay.

Theo TS.Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright, các thông tin mà cơ quan thuế Việt Nam sử dụng chủ yếu do chính doanh nghiệp tự kê khai và báo cáo, khả năng tìm kiếm các thông tin độc lập bên ngoài hoặc từ bên thứ ba là cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, các thông tin sẵn có về  người nộp thuế thường rất sơ sài, không được thu thập đầy đủ hoặc chỉ được thu thập cho mục đích hiện tại mà không nghĩ đến nhu cầu thông tin trong tương lai.

"So với nhiều nước phát triển, hệ thống tổ chức thông tin dữ liệu thuế của Việt Nam vẫn còn thiếu khoa học, không thống nhất và rất không đồng bộ", ông Tuấn nói. "Mặc dù những năm gần đây, các cơ quan thuế đã được đầu tư nâng cấp hệ thống các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu lớn nhưng tính chuyên nghiệp và mức độ hiệu quả trong khai thác dữ liệu vẫn còn rất khiêm tốn. Khả năng nối kết, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên quan khác".

 

Ngoài ra, thông tin để có thể xác định được hành vi chuyển giá không phải chỉ là thông tin trong nước mà còn là thông tin ở nước ngoài. Trong nhiều trường hợp để có thông tin đòi hỏi cần phải sự hợp tác, hỗ trợ báo cáo và cung cấp số liệu từ công ty mẹ nhưng để điều tra các công ty con của họ là điều rất khó.

Cơ quan thuế Việt Nam cũng có thể đề nghị cơ quan thuế ở nước sở tại nơi công ty mẹ có trụ sở  để nhờ hỗ trợ cung cấp các thông tin mà công ty mẹ báo cáo. Tuy nhiên, ngoài những lý do bảo mật thông tin theo cam kết, cơ quan thuế ở các nước cũng ít có động cơ chia sẻ và hợp tác cung cấp thông tin báo cáo tài chính, dữ liệu thuế của các công ty hoạt động trên lãnh thổ của họ cho bên thứ ba, kể cả Chính phủ các nước, vì nó liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư, của quốc gia họ nên họ đương nhiên phải bảo vệ lợi ích đó.

Hạn chế về khuôn khổ pháp lý

Không chỉ trở ngại về cơ sở dữ liệu, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện cũng là một điểm trở ngại với cơ quan chức năng khi thực thi các cuộc thanh tra chuyển giá. Sau những văn bản pháp lý sơ khai về thuế với nhà đầu tư nước ngoài ở thời điểm nguồn vốn này mới vào Việt Nam, phải đến khi  Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính mới chính thức được coi là văn bản pháp lý chuyên biệt về hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Văn bản này được xem là điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao.

Ở một cấp độ pháp lý cao hơn, Luật Quản lý thuế đã tạo ra căn cứ pháp lý nhất định để xử lý vấn đề chuyển giá. Đặc biệt, ngày 24/02/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.  Đây được coi là văn bản pháp lý cao nhất để xử lý các doanh nghiệp sử dụng biện pháp này để chuyển giá, trốn thuế.

Tuy nhiên, một khung khổ pháp lý như vậy vẫn chưa đầy đủ để hỗ trợ công tác chống gian lận chuyển giá. Theo TS.Đặng Văn Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước, xét ở cấp độ văn bản pháp luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Cụ thể, ở cấp độ luật mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 của Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá.

Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư và gần đây là nghị định nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và pháp lý

Cuộc chiến chống gian lận chuyển giá chưa bao giờ là dễ dàng bởi đó là sự đương đầu giữa mối lợi chung về ngân sách nhà nước cũng như sự lành mạnh về môi trường kinh doanh với lợi ích riêng của doanh nghiệp. Do đó, các giải pháp với vấn đề này đã được xem xét và đề xuất từ những góc tiếp cận cụ thể.

Về cơ sở dữ liệu, cơ quan thuế cần tăng cường đầu tư mạnh cho việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu  về người nộp thuế nói chung, các dữ liệu phục vụ cho công tác điều tra chống chuyển giá nói riêng. 

Điều quan trọng là cần phải đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng và vận hành trên một nền tảng công nghệ hiện đại với một tầm nhìn dài hạn vài chục năm tới. Cơ sở dữ liệu cần đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong toàn hệ thống, có khả năng tương thích và tích hợp với cơ sở dữ liệu của các cơ quan khác.

Cùng với việc nâng cấp cơ sở dữ liệu, hệ thống pháp lý cũng cần được cải thiện toàn diện. Đồng tình về điều này, TS.Đặng Văn Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước nêu quan điểm cần xây dựng Luật Chống chuyển giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên... Đồng thời, cần sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan.

Không chỉ hoàn thiện về dữ liệu và pháp lý, việc thực hiện tốt công tác thanh tra cũng đòi hỏi cơ cấu tổ chức phù hợp và nguồn nhân sự có năng lực. Bình luận về điều này, TS.Vũ Đình Ánh cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện cho thấy cán bộ làm thanh tra không chỉ phải đấu tranh với doanh nghiệp mà còn đấu tranh với đội ngũ tư vấn, luật sư dày dặn kinh nghiệm.

"Chính vì vậy, về lâu dài, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần thiết nghiên cứu thành lập Cục Thanh tra thuế hoạt động độc lập với công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp, có bộ phận tình báo thuế để tiếp cận các thông tin về giá tại các quốc gia và nội tại các doanh nghiệp có vốn FDI, bổ sung đủ lực lượng cán bộ có bề dày kinh nghiệm", ông Ánh nói.

Lê Hường (VnEconomy)

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT về việc ký Hợp đồng soát xét và kiểm toán năm 2018

photo1531885020751 15318850207521163279892

Trong năm 2016, tổng giá trị giao dịch của các ngân hàng thực hiện qua hệ thống NAPAS đạt 320 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với năm trước đó. Nguồn thu của NAPAS chủ yếu đến từ việc thu phí các dịch vụ ngân hàng. Bởi vậy, hoạt động giao dịch qua ngân hàng càng nhiều thì NAPAS càng hưởng lợi.

Năm 2016, CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) ra đời trên cơ sở sáp nhập CTCP Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) với CTCP Dịch vụ thẻ Smartlink để xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam. Vốn điều lệ NAPAS tính tới cuối năm 2017 đạt 312,5 tỷ đồng với cổ đông chính gồm Ngân hàng Nhà nước nắm giữ 49% cổ phần, còn lại là các Ngân hàng TMCP như Agibank, BIDV, Vietinbank, Sacombank…

Hiện tại, NAPAS đang quản trị và vận hành một hệ thống kết nối liên thông mạng lưới 17.000 máy ATM, 270.000 máy POS; 300 doanh nghiệp thanh toán điện tử trong các lĩnh vực hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch; hơn 100 triệu thẻ của 47 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Các sản phẩm dịch vụ chính được NAPAS cung cấp bao gồm Dịch vụ chuyển mạch thẻ nội địa, Dịch vụ Cổng Thanh toán, Dịch vụ chuyển mạch thẻ quốc tế, Dịch vụ hỗ trợ Thu hộ, Chi hộ điện tử, Dịch vụ thanh toán và bù trừ điện tử, Dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7.

Trong năm 2016, tổng giá trị giao dịch của các ngân hàng thực hiện qua hệ thống NAPAS đạt 320 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với năm trước đó. Nguồn thu của NAPAS chủ yếu đến từ việc thu phí các dịch vụ ngân hàng. Bởi vậy, hoạt động giao dịch qua ngân hàng càng nhiều thì NAPAS càng hưởng lợi.

1 15318846724912104302102

Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu NAPAS trong năm 2016 đạt 1.068 tỷ đồng – tăng 44%, lợi nhuận sau thuế 129 tỷ đồng – tăng 21% so với năm trước đó, biên lợi nhuận ròng đạt 12%. Đây cũng là năm hoạt động đầu tiên của NAPAS sau khi sáp nhập.

Sang năm 2017, kết quả kinh doanh NAPAS tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn với doanh thu tăng 9% lên 1.160 tỷ đồng. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế đã bứt phá mạnh 64% lên 212 tỷ đồng, tương ứng biên lãi ròng lên tới hơn 18%.

Bắt tay với nhiều "đại gia" fintech

Với phương châm "Một kết nối, mọi thanh toán", NAPAS đã và đang phối hợp với các ngân hàng, các đối tác, các tổ chức chuyển mạch quốc tế cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số hóa tiên tiến nhất trên thế giới như giải pháp thanh toán Tokenization, QRCode...

Vào cuối năm 2017, tỷ phú Jack Ma đã ký kết MOU (biên bản ghi nhớ) hợp tác giữa Alipay thuộc tập đoàn Alibaba với NAPAS, nhằm kết nối cho Alipay vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của các khách du lịch Trung Quốc thực hiện chi tiêu, mua sắm khi đến Việt Nam. Hiện NAPAS đang chờ phê duyệt của NHNN để triển khai. 

photo 1 15318939971341428499780

Lễ ký kết hợp tác giữa Napas và Alipay. Ảnh: Napas.

Không những vậy, NAPAS cũng đã ký thỏa thuận liên minh hệ thống chuyển mạch với Tổ chức Thẻ quốc tế Discover Financial Services (DFS) Hoa Kỳ. Theo đó, hai bên thống nhất kết nối xử lý chuyển mạch các giao dịch thẻ giữa DFS và thị trường Việt Nam thông qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử của NAPAS.

Việc này cho phép các chủ thẻ DFS có thể giao dịch và thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại mạng lưới kết nối liên thông hơn 17.000 ATM và hơn 270.000 máy POS tại Việt Nam.

Cũng vào cuối năm 2017, NAPAS và NETS (Network for Electronic Transfers (Singapore) Pte Ltd) đã thông báo về việc 2 tổ chức đã thử nghiệm mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới.

Hợp tác này mở ra tiềm năng cho phép NAPAS và NETS có thể hỗ trợ việc chuyển tiền giữa các ngân hàng tại Singapore và các ngân hàng tại Việt Nam được thực hiện an toàn, tin cậy và nhanh chóng so với các hệ thống chuyển tiền hiện tại.

Minh Anh (Theo Trí thức trẻ)

l 15319566606311174011163 0 0 399 710 crop 1531956664571513356881

Các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics vẫn còn cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Chỉ thị nêu rõ, dù Chính phủ và các bộ ngành đã có chỉ đạo để phát triển ngành logistics, nhưng đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ; kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics vẫn còn cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Phát huy tối đa vận tải đa phương thức

Để giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải có chương trình cụ thể thực hiện kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, giảm chi phí, giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường biển, đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.

Ưu tiên phát triển mạnh vận tải ven biển, vận tải sông pha biển, nhằm vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho đường bộ, đồng thời tận dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên sẵn có về sông, biển để kết nối vận tải hàng hóa giữa hàng hải, đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, từng bước xã hội hóa để đầu tư hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, đường chuyên dùng bảo đảm kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng với các cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt.

Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam; nâng cao năng lực, chất lượng vận tải đường sắt và cải tạo nâng cấp, đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hạ Long; nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; nghiên cứu, phát triển, hình thành kết nối đường sắt với các khu công nghiệp, cảng biển, cảng cạn.

Từng bước đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; Phát triển dịch vụ vận tải biển đồng bộ với hệ thống cảng biển, tập trung khai thác hiệu quả các tuyến vận tải biển nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, góp phần giảm chi phí, nâng cao sản lượng vận tải.

Đối với hàng không, sớm hoàn thành, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; chuẩn bị dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; xây dựng, phát triển các trung tâm logistics hàng không gắn liền với các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phối hợp với Tp.HCM nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay...

Tăng thu hút đầu tư vào hạ tầng logistics

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics.

Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực. Thông qua các hoạt động nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp, khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics loại I, đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế; khuyến khích một số khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics; hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics; ban hành mã số đăng ký kinh doanh theo nhóm ngành cho dịch vụ logistics...

Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng chính sách thuế, phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, cảng cạn, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia để từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.

Song Hà (VnEconomy)

Một giao dịch thương mại điện tử trên blockchain có thể chỉ mất 0,1% phí hoặc thấp hơn.

Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) và 3 ngân hàng (NH) gồm NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), NH TMCP Quốc tế (VIB) và NH TMCP Tiên Phong (TPBank) đã thử nghiệm mô hình chuyển tiền trên blockchain.

Mục tiêu khi làm thử nghiệm là đánh giá tính khả thi, hiệu quả thực tế khi áp dụng công nghệ, xác định ảnh hưởng hệ thống đến hạ tầng trung tâm như NAPAS. Trong cuộc thử nghiệm này, bài toán mà NAPAS đặt ra là làm sao để bảo đảm giữ được vai trò của NH Nhà nước như kiểm soát giao dịch, quản trị rủi ro, phòng chống rửa tiền, quyết toán giao dịch liên NH… khi áp dụng blockchain. Cùng với công nghệ blockchain, các NH còn dùng chung điện toán đám mây. Kết quả sau 4 tuần, hạ tầng mới thử nghiệm đã hoàn thiện với các nghiệp vụ chính xử lý giao dịch, đối soát, tra soát tức thời đều đã được thực hiện

photo 1 1531873774450767965083

VIB, một trong 3 ngân hàng tham gia thử nghiệm mô hình chuyển tiền trên blockchain

Đại diện NAPAS cho biết sử dụng công nghệ blockchain trong giao dịch NH sẽ giúp tăng cường tính minh bạch khi giao dịch giữa người mua và người bán được ghi nhận trong một sổ cái mở và có thể được truy vết bất cứ lúc nào. Bằng chứng của các giao dịch điện tử này có thể được sử dụng để thay thế các chứng từ nộp tiền đang được sử dụng trong các dịch vụ công.

Đồng thời, ứng dụng blockchain trong giao dịch NH giúp giảm chi phí, giảm rủi ro khi các quy trình thanh toán được đơn giản tối đa; các giao dịch có độ bảo mật cao giúp giảm thiểu rủi ro và gian lận. "Việc giảm phí tới mức thấp nhất cho phép mở rộng dịch vụ tài chính đến nhiều đối tượng khách hàng và đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ hơn, hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện" - đại diện NAPAS nhận xét. Hiện trung bình một giao dịch thương mại điện tử đang tốn khoảng 1%-2% phí, trong khi trên blockchain có thể chỉ mất 0,1% phí hoặc mức thấp hơn.

Ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối công nghệ VIB, nhận định thành công của thử nghiệm chứng tỏ VIB nói riêng, ngành NH Việt Nam nói chung có đủ khả năng làm chủ công nghệ mới. Cùng với sự dẫn dắt của các cơ quan quản lý trong tương lai gần sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, chất lượng dịch vụ và tiện ích cho người dùng.

Để mở rộng hơn công nghệ blockchain trong các hoạt động giao dịch NH, theo lãnh đạo VIB, cần có sự chuẩn bị kỹ càng, đồng bộ, tập trung từ cơ quan quản lý nhà nước cho tới các NH thương mại. Ngoài ra, blockchain sẽ thay đổi mạnh quy trình, thói quen của toàn bộ hệ thống. Vì thế, vấn đề con người là một trong những yếu tố quyết định thành công. "Hiện các công nghệ như blockchain còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Nhưng có thể trong 5 năm nữa, diện mạo của ngành NH Việt Nam sẽ thay đổi khi những công nghệ này được ứng dụng phổ biến. Chẳng hạn như công nghệ blockchain sẽ giúp các NH xác thực các giao dịch một cách nhanh chóng với chi phí thấp hơn, bảo mật hơn, giảm những thao tác lặp đi lặp lại do con người vận hành…" - ông Minh nói.

Đại diện NAPAS cho biết trong kế hoạch phát triển sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với các NH thương mại để mở rộng phạm vi lẫn quy mô thử nghiệm với các dịch vụ thanh toán điện tử khác, không chỉ là giao dịch chuyển tiền. Đồng thời, triển khai thêm các quy luật giám sát và cảnh báo trên những hợp đồng thông minh nhằm giúp các giao dịch điện tử thêm an toàn và thuận lợi.

Theo Thái Phương (Người lao động)

 

photo1531792770734 15317927707341952913552

Mặc dù chỉ triển khai tuyến đường dài 1,39km nhưng công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam sẽ được UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho hai khu đất đối ứng với tổng diện tích gần 100ha.

Ngày 9/7/2018, công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, mã CK: DBC) tổ chức cuộc họp tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh quý II/2018 và thông qua một số nội dung hoạt động quan trọng.

Đáng chú ý, tại phiên họp này, HĐQT Dabaco đã thông qua nghị quyết về việc thành lập doanh nghiệp dự án để đầu tư xây dựng đường H2 – TP.Bắc Ninh theo hình thức BT (đã có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư).

du an 15317917432331833428334

Nghị quyết phiên họp HĐQT ngày 9/7/2018 của Dabaco.

Theo tìm hiểu, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do Dabaco lập đã được phê duyệt từ năm 2010, với quy mô mặt cắt tuyến đường là 40m. Sau đó, dự án dừng triển khai.

Đến ngày 18 tháng 10 năm 2017, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường H2, thành phố Bắc Ninh theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT).

Theo đó, trong quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh nêu rõ "xét tờ trình số 16/TTr-DABCO ngày 10.5.2017 của Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco về việc đề nghị phê duyệt điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường H2, thành phố Bắc Ninh theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT); Báo cáo thẩm định điều chỉnh, bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi số 597/KHĐT-KTĐN ngày 05.10.2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định điều chỉnh:

Quy mô xây dựng công trình dự án, tuyến đường H2 có chiều dài 1.390,48m, điểm đầu từ đường Kinh Dương Vương, điểm cuối giao với TL.286 tại phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh. Quy mô mặt cắt tuyến đường H2 được điều chỉnh từ 40m lên thành 100m.

anh 2 1531792484584683582966

Quyết định điều chỉnh cố 1473/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh, bổ sung là 663.118.158.000 đồng. Trong đó nguồn vốn sở hữu của nhà đầu tư chiếm 15% tổng mức đầu tư, vốn vay chiếm 85% tổng mức đầu tư.

Về phương án tài chính, UBND tỉnh Bắc Ninh dự kiến giao nhà đầu tư 2 khu đất đối ứng tạo vốn thanh toán cho dự án công trình BT, gồm một phần dự án khu đô thị Vạn An, diện tích khoảng 36,06 ha tại phường Vạn An và xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh và một phần dự án khu đô thị Phong Khê, Khúc Xuyên, diện tích khoảng 58,46ha tại phường Phong Khê và xã Khúc Xuyên và phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

Được biết, công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam là một Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Mới đây, Dabaco còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. 

Lan Nhi (Trí Thức Trẻ)

photo1531111162709 1531111162709194992226

Bằng việc mở rộng thanh toán bằng hình thức QR Code, Vietnam Airlines một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ số nhằm đi kịp xu hướng, sánh ngang với các hãng hàng không trên thế giới.

Theo tin từ Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), công ty đã chính thức áp dụng phương thức thanh toán bằng QR code kể từ 28/6 vừa qua. Đây là động thái mới của hãng hàng không này trong việc đẩy mạnh hơn nữa chất lượng dịch vụ cũng như mang đến khách hàng sự tiện lợi, nhanh chóng trong nhịp sống hiện đại.

Với hành động này, Vietnam Airlines đã chính thức triển khai phương thức thanh toán bằng QR code thông qua cổng thanh toán nội địa Napas (ứng dụng Momo, Moca) và cổng thanh toán nội địa VNPay (ứng dụng Mobile Banking, Internet banking và tài khoản ngân hàng) trên website www.vietnamairlines.com và tại hệ thống phòng vé chính thức trên toàn quốc.

Thanh toán bằng QR code đang là tính năng đang được nhiều ngân hàng ứng dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật. Lợi ích lớn nhất mà tính năng QR code mang lại cho khách hàng chính là việc thanh toán không cần sử dụng tới tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán trên website Vietnam Airlines mọi lúc, mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại thông minh. Điều này giúp đơn giản hoá thao tác cũng như tăng cường tính bảo mật vì các thông tin về tài khoản của khách hàng đã được mã hóa, khách hàng không phải cung cấp lại bất kỳ thông tin nào về thẻ ngân hàng.

Bằng việc mở rộng thanh toán bằng hình thức QR Code, Vietnam Airlines một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ số nhằm đi kịp xu hướng, sánh ngang với các hãng hàng không trên thế giới.

Trước đó từ đầu tháng 6/2018, khi thực hiện đặt vé qua tổng đài 19001100 và 19001800 (dành cho Hội viên Bông Sen Vàng), khách hàng có thể dùng thẻ nội địa để thanh toán trên website www.vietnamairlines.com. Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán qua Internet banking hoặc ATM của các ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp tại các quầy giao dịch thuộc ngân hàng Techcombank và Vietcombank.

Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, sự đầu tư của Vietnam Airlines trong việc bắt kịp các ứng dụng công nghệ đã đánh một dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không quốc gia hướng tới việc hoàn thiện hóa chất lượng dịch vụ.

Theo Trí Thức Trẻ

Friday, 23 December 2011

SPT Family Day

On December 23, at the Khanh Hoi Football Club (District 4, Ho Chi Minh City), the Family Day celebrated the 16th Anniversary of Saigon Post & Telecommunication Services Corporation (SPT). many active, exciting.Speaking at the ceremony, Mr. Ho Hong Son - General Director of SPT emphasized: "16 years of development, the company also encountered many difficulties, challenges, but with the vision and direction of the Board of Directors The efforts of all staff and employees have brought the success of SPT as today ... ". At the same time, he expressed his confidence and optimism about the future development of SPT.On this occasion, the Board of Directors of the Company also honored and awarded the medal to individuals with 10 to 15 years of experience working at SPT.Previously, the festival was organized on the same day with the participation of eight teams from the units, such as the Center Office, the IP Telecommunication Center, Saigon Post Office (SGP) , CDMA Mobile Center, SPT Telecommunication Service Center (STS), SaigonTel ..., the teams have been experiencing such fun games as: Carrier, Game Bao, Step SPT, SPT water source ... The final result, SaigonTel as a guest team won the Style Award with a prize of 800,000 VND from the Organizing Committee.After 16 years of establishment and development, SPT is now a major telecommunications brand in Vietnam, with key projects such as: S-Fone Mobile Network, AAG Marine Network, NGT SPT Network fiber optic cable and microwave network nationwide ... Over the years, the company has achieved many achievements proudly: Labor Medal in 1999, 2003 and 2010; Vietnam Strong Brand Award 2006, 2007; In April 2011, SaigonTel officially announced the repurchase of shares and became the largest shareholder holding 30% of SPT's chartered capital.Closing the 16-year journey, the festival opens the door to a promising future for a strong and sustainable future of SPT.

Some photos in SPT Family Day

dsc 0263

Mr. Ho Hong Son, General Director of FPT said at the ceremony 

dsc 0270

SPT Management Board celebrated the occasion

dsc 0279

Mr. Hoang Si Hoa, Executive Vice President of SPT awarded certificates of merit to individuals with 10 years experience

dsc 0335

Mr. Hoang Si Hoa and Mr. Ho Hong Son were dialing in the program lucky early spring

dsc 0093

SaigonTel team participated in the sport

dsc 0115

SaigonTel  team was designing the logo of the team

dsc 0183

SaigonTel participates in SPT Footsteps

Trang Nguyen (Photo: T. T - K. T)

Our Strategic Partners