News Reviews

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Trong 4 năm qua, thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) tăng 8 bậc, hiện đứng thứ 42/100 và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.

[Infographics] Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 8 bậc - Ảnh 1

Theo TTXVN

Saturday, 09 November 2019

'Mở' cửa ngõ phía đông TP.HCM

Nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM vừa hoàn thiện, cùng một loạt các công trình trọng điểm đang rục rịch triển khai được kỳ vọng sẽ “mở” cửa ngõ phía đông, khơi thông giao thương giữa TP.HCM với các tỉnh.

 

Hầm hở nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM được xây dựng 8 làn xe /// H.Mai

Hầm hở nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM được xây dựng 8 làn xe

Tuyến quốc lộ có lộ giới rộng nhất nước

9 giờ sáng hôm qua (8.11), hầm chui trên QL1 đoạn qua trước khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Q.9) - nút giao thông Đại học Quốc gia (thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội) chính thức được thông xe sau hơn 3 năm rưỡi thi công.

Đoạn đường hơn 1,8 km (bắt đầu từ cổng khu du lịch Suối Tiên đến khu vực cây xăng Bình Thắng, nằm trên địa bàn Q.9, Q.Thủ Đức và TX.Dĩ An (Bình Dương) rải nhựa mới tinh, 8 làn xe rộng thênh thang. Tầng dưới hầm hở, xe con, xe tải, xe container chạy “vèo vèo”. Trong khi phía tầng trên, từ hai bên đường song hành, xe máy cùng nhiều xe 4 chỗ sang đường thoải mái qua cầu quay đầu, hình thành dòng lưu thông nhịp nhàng, thông thoáng.

Với 8 làn xe chính, chưa kể 6 làn đường song hành hai bên, đây là một trong những tuyến QL có lộ giới rộng nhất nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại cũng như trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh miền Đông, TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Trước khi “lột xác” như thế này, khu vực từ khu du lịch Suối Tiên đến đường rẽ vào Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong những điểm đen giao thông của TP.HCM. Chỉ có 6 làn xe gánh một lượng lớn phương tiện, đoạn đường này triền miên ùn tắc. Phương tiện di chuyển chủ yếu là container, xe tải nặng, “gặp” các loại xe khác tại nhiều nút giao đồng mức nên tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, đoạn giao cắt từ xa lộ Hà Nội quay đầu sang ngã ba đoạn rẽ vào Đại học Quốc gia trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều bạn sinh viên. Năm 2017, sau khi 2 cầu quay đầu hoàn thành trước, lưu thông qua khu vực này đã bớt nguy hiểm hơn nhiều, nhưng ùn tắc vẫn chưa thuyên giảm.

Ông Dương Quang Châu, Giám đốc đầu tư Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) - chủ đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, khẳng định sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục, diện tích đường sẽ được mở rộng gấp 4 lần, cùng với 2 cầu quay đầu giúp các phương tiện giao cắt khác mức, chắc chắn sẽ giải tỏa rất tốt ùn tắc giao thông tại nút giao này.
 
PGS-TS Nguyễn Bá Hoàng, Phó hiệu trưởng Trường đại học GTVT TP.HCM, đánh giá nút giao thông Đại học Quốc gia đưa vào hoạt động sẽ có tác động rất tích cực đến giao thông khu vực cửa ngõ thành phố. Không chỉ giải tỏa ùn tắc, cải thiện mỹ quan đô thị, mà còn góp phần giảm tải cho tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
 
Theo đó, thay vì chen nhau vào đường cao tốc đang ngày càng quá tải, đặc biệt vào các dịp lễ, ngày cuối tuần, người dân có thể chuyển hướng qua xa lộ Hà Nội chạy thẳng tới QL51 để đến Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng...
 
“Về mặt giao thương, nhu cầu vận chuyển giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm ngày càng tăng cao, dẫn đến ùn tắc. Ách tắc là nguyên nhân chính khiến chi phí vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM đi các tỉnh cao hơn so với các nước khác. Điều này dẫn đến hàng hóa xuất khẩu khó cạnh tranh, ảnh hưởng lớn đến kinh tế TP cũng như phát triển kinh tế toàn vùng. Theo quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, xa lộ Hà Nội là trục giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía đông bắc của thành phố, nối liền TP.HCM với các tỉnh Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc. Nút giao Đại học Quốc gia nói riêng cũng như toàn xa lộ Hà Nội nói chung được mở rộng đúng theo quy hoạch sẽ tạo đà phát triển rất tốt cho kinh tế, xã hội TP.HCM và toàn vùng trọng điểm phía nam”, ông Hoàng khẳng định.
 
Đồng bộ nhiều dự án
 
Nút giao thông Đại học Quốc gia hoàn thành, tình trạng ùn tắc khu vực này thật sự cải thiện rất nhiều. Thế nhưng trên đường về trung tâm TP, không ít lần chúng tôi vẫn bắt gặp hình ảnh container xếp hàng dài trên đường, đặc biệt đoạn vào Khu công nghệ cao và gần cầu Rạch Chiếc (Q.9).
 
Người dân thường xuyên di chuyển qua đây cho biết đoạn đường dài khoảng gần 1 km thường xuyên ùn ứ và tắc luôn vào giờ cao điểm. Không những phải leo lên lề, có người đi xe máy phải chui dưới dạ cầu để thoát. Ùn tắc lan vào cả các tuyến đường lân cận, kéo dài từ ngã tư MK đến đại lộ Mai Chí Thọ. Đáng chú ý, những đoạn đường này cũng nằm trong dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, được khởi công từ 2.4.2010 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện
 
Đại diện chủ đầu tư cho biết hiện khối lượng toàn công trình đã đạt được 75%. Phần đường chính xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến Đại học Quốc gia đã hoàn thiện và đưa vào khai thác, chỉ còn đường song hành chưa hoàn thành. Khó khăn lớn nhất là do vướng giải phóng mặt bằng và chồng chéo với một số dự án khác, đang chờ chỉ đạo của lãnh đạo TP để tháo gỡ. Cũng do kéo dài, chi phí bồi thường giải tỏa dự án qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã tăng lên 2.780 tỉ đồng, gần gấp đôi so với quyết định năm 2016 của UBND TP.HCM về điều chỉnh bổ sung cho công tác đền bù giải tỏa mặt bằng trên địa bàn tỉnh này.
 
PGS-TS Nguyễn Bá Hoàng lo ngại nếu không nhanh chóng hoàn thiện dự án, nguy cơ sẽ biến những đoạn chưa được mở rộng thành nút cổ chai, ùn tắc nghiêm trọng. Chưa kể việc “ngâm” các dự án quá lâu trên giấy còn khiến chi phí giải phóng mặt bằng đội lên rất nhiều.
Trước lo ngại của ông Hoàng, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM thông tin dự kiến, cuối năm nay, nhiều dự án mở rộng đường giải tỏa áp lực giao thông tại các cửa ngõ TP.HCM sẽ chính thức khởi công.
 
Trong đó có dự án “Xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới” trên xa lộ Hà Nội với mục tiêu đảm bảo kết nối giao thông khi Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động. Dự án có tổng mức đầu tư 437,1 tỉ đồng, bao gồm xây cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe (sát bên cầu vượt số 2 của nút giao Đại học Quốc qia) để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông; Xây cầu vượt số 4 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương. Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải QL1 rộng 8 m, dài 670 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái QL1 rộng 8 m, dài 350 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.
 
Theo Báo Thanh Niên 
 
 
 

 

Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam do SSI Research công bố dựa trên số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn FDI từ Trung Quốc và HongKong đang tăng mạnh. Điều này cho thấy tín hiệu gì?

Vì sao vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc và Hong Kong vào Việt Nam tăng mạnh?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

FDI đăng ký mới từ Trung Quốc và Hong Kong tăng mạnh không hẳn vì thương chiến

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm, FDI từ Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng vốn dương (17%) trong khi nhiều nước đứng đầu giảm.

Trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng thứ hai cả về giá trị lẫn số lượng dự án FDI đăng ký mới, tương ứng là 2,1 tỷ USD và 541 dự án, tăng 169% và 83%.

Hong Kong cũng vượt lên trên Nhật Bản để đứng thứ tư về số vốn đăng ký mới, 1.63 tỷ USD, tăng mạnh 151%. Tính trung bình, giá trị vốn đăng ký mới của Trung Quốc và Hong Kong trong 10 tháng khá cao, đạt 3,9 triệu USD và 6.4 triệu USD/1 dự án, cao hơn cả Hàn Quốc (3 triệu USD).

Xu hướng đầu tư từ Trung Quốc và Hong Kong gia tăng nhanh, ngược lại với xu hướng chung là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một nguyên nhân cần lưu ý là môi trường.

Nhiều dự án lớn của Trung Quốc được cấp giấy phép đầu tư trong bốn tháng đầu năm như Hoá chất dệt nhuộm Huanyu (60 triệu USD, cấp phép tháng 1), Lốp Advance (214 triệu USD, tháng 2), Lốp xe Radian toàn thép ACTR (280 triệu USD, tháng 4) đều là các nhà máy có nguy cơ ô nhiễm cao. 

Khoảng thời gian chưa đến 10 tháng kể từ khi nổ ra thương chiến (tháng 6/2018) là rất ngắn để hiện thực hóa quyết định dịch chuyển đầu tư do áp lực tăng thuế của Mỹ. Trong khi đó, các quy định ngày một khắt khe về môi trường tại Trung Quốc chắc chắn đã và đang tác động đến việc dịch chuyển sản xuất của

Trong 10 tháng đầu năm, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD, tăng 70,5%. Nếu loại 3,85 tỷ USD từ Hong Kong khi mua Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty nắm 53.6% Sabeco) thì lượng vốn này chỉ còn tăng 10%.     

Trung Quốc cũng gia tăng góp vốn mua cổ phần với tốc độ cao, tăng 40% trong 10 tháng sau khi đã tăng 65% trong năm 2018. 

các doanh nghiệp Trung Quốc sang các quốc gia lân cận.

Singapore dẫn đầu, Trung Quốc tăng nhanh góp vốn, mua cổ phần

Trong 10 tháng đầu năm, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD, tăng 70,5%. Nếu loại 3,85 tỷ USD từ Hong Kong khi mua Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty nắm 53.6% Sabeco) thì lượng vốn này chỉ còn tăng 10%.     

Trung Quốc cũng gia tăng góp vốn mua cổ phần với tốc độ cao, tăng 40% trong 10 tháng sau khi đã tăng 65% trong năm 2018. 

Từ vị trí thứ 5, Trung Quốc đã lên đứng vị trí thứ 3 (không tính Hong Kong) về tổng giá trị deal. Về số lượng, Trung Quốc đã liên tục duy trì vị trí thứ hai với 1.470 deal trong 10 tháng, sau Hàn Quốc là 2.260 deal.

Bỏ qua trường hợp Hong Kong, dẫn đầu về đầu tư góp vốn mua cổ phần trong 10 tháng đầu năm 2019 là Singapore, đạt 2,03 tỷ USD, tăng mạnh 98%.

Các deal góp vốn của Singapore cũng có giá trị lớn, trung bình đạt 4.1 triệu USD/deal, gấp nhiều lần nhóm các nước còn lại (trung bình dưới 1 triệu USD/1 deal).

Nhìn một cách tổng thể, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn đang ở xu hướng tích cực. Điều này đảm bảo cho tăng trưởng nội lực của khối cùng tác động lan tỏa sang các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ trong nước.

Theo CafeBiz

Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác đầu tư lĩnh vực hàng không với Bộ GTVT Việt Nam.

Thứ trưởng Thương mại Hoa Kỳ mong sớm có đường bay thẳng tới Việt Nam

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Ian Steff thống nhất thúc đẩy hợp tác đầu tư lĩnh vực hàng không nói riêng, GTVT nói chung

Chiều nay (8/11), Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Ian Steff, cùng đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Chào mừng đoàn Bộ Thương mại Hoa Kỳ đến thăm và làm việc với Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Đình Thọ bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua. Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2018 đạt hơn 60 tỷ USD, gấp 5 lần thời điểm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO và 133 lần so với năm 1995 (450 triệu USD) khi bình thường hóa quan hệ hai nước.

Thứ trưởng cho biết, trong lĩnh vực GTVT, hợp tác giữa hai bên ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng không, hàng hải. Bộ GTVT Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác hai bên, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hàng không. Trong đó, Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ đã hợp tác với Bộ GTVT Việt Nam để phát triển lĩnh vực hàng không.

Hiện nay, Việt Nam là nước có tốc độ phát triển hàng không lớn nhất khối ASEAN. Một số doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đã hợp tác chặt chẽ với các hãng hàng không Việt Nam, nhất là về phương tiện vận tải, bảo trì, bảo dưỡng tàu bay, không lưu và khai thác cảng hàng không; lĩnh vực tư vấn đầu tư hạ tầng cảng hàng không. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đến một số lĩnh vực đầu tư GTVT của Việt Nam như: hệ thống đường bộ cao tốc, hệ thống kết cấu cảng hàng không, hay nghiên cứu đầu tư khai thác một số cảng hàng không lớn của Việt Nam…

Về cơ hội hợp tác hai bên sắp tới, Thứ trưởng Thọ cho biết, mục tiêu của Việt Nam là huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng và tổ chức tốt giao thông. Ngoài lĩnh vực hàng không, còn nghiên cứu phát triển đường bộ, đường sắt, khai thác vận tải hàng hải…

“Đây là cơ hội tốt để các tổ chức tài chính, doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm, hợp tác. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan để ngoài thu hút đầu tư trực tiếp từ các đối tác nước ngoài, còn đầu tư theo hình thức đối tác công - tư PPP”, Thứ trưởng Thọ nói.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư các dự án cảng hàng không tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Ian Steff cho biết, hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực GTVT là mối quan hệ đặc biệt tốt đẹp, nhất là trong lĩnh vực hàng không. Thứ trưởng cũng bày tỏ mong muốn sớm có đường bay thẳng Việt Nam - Hoa Kỳ trong tương lai gần.

“Được biết hiện có khoảng 24 dự án về hạ tầng hàng không ở Việt Nam. Rất mong Bộ GTVT, các doanh nghiệp Việt Nam cân nhắc đến các giải pháp mà phía doanh nghiệp Hoa Kỳ cung cấp cũng như trao đổi với Cơ quan Phát triển thương mại Hoa Kỳ - USTDA để tìm kiếm cơ hội hợp tác hai bên trong lĩnh vực này”, Thứ trưởng Ian Steff nói và cho biết thêm, Tổ chức Tài chính, phát triển của Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp các khoản vay hoặc các hỗ trợ tài chính cho các dự án này.

Tại cuộc gặp, lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp Hoa Kỳ như Cơ quan Phát triển thương mại Hoa Kỳ - USTDA, Boeing Đông Nam Á… đều bày tỏ mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác lĩnh vực GTVT. Riêng lĩnh vực hàng không, việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào hạ tầng cảng hàng không, hạ tầng sân bay, hệ thống trang thiết bị quản lý sân bay… tại Việt Nam sẽ thu hút được đầu tư khối tư nhân, trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Theo Báo Giao Thông 

Đường liên vùng 4 khi hoàn thành sẽ giải quyết nhu cầu giao thông từ Đồng Nai đi Tp.HCM và phục vụ cho cảng Hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai...

Đồng Nai tính làm đường 6.600 tỷ nối sân bay Long Thành với Tp.HCM

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương để bàn về công tác nghiên cứu, duyệt quy hoạch dự án xây dựng tuyến đường liên vùng 4.

Theo đó, dự án đường liên vùng 4 sẽ kết nối từ đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn quận 9, Tp.HCM đến quốc lộ 51 qua địa bàn huyện Long Thành, Đồng Nai, thông ra ngã tư Dầu Giây - Long Thành, quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769.

Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.600 tỷ đồng. Giai đoạn ban đầu tuyến đường dài khoảng 45 km và có chiều rộng mặt đường 40 m. Trên địa phận Đồng Nai, tuyến đường sẽ đi qua thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành.

Đường liên vùng 4 khi hoàn thành sẽ giải quyết nhu cầu giao thông từ Đồng Nai đi Tp.HCM và phục vụ cho cảng Hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai.

Trước tình hình trên, Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai sẽ sớm làm việc với các đơn vị liên quan để khảo sát, định vị cụ thể hướng tuyến. Sau khi hoàn thành hồ sơ, UBND tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM sẽ làm việc để thống nhất cách thức thực hiện, thời gian và hình thức đầu tư… trước khi trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Được biết, ngoài tuyến đường trên, trong báo cáo khả thi của dự án sân bay Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất xây mới 3 tuyến đường bộ và 2 tuyến đường sắt mới để kết nối các địa phương lân cận với sân bay Long Thành.

Trong đó, tuyến số 1 dài 3,8km kết nối trục chính đầu phía Tây sân bay Long Thành với quốc lộ 51. Tuyến số 2 dài 3,5km sẽ kết nối tuyến số 1 với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến số 3 dài 8,5km kết nối trục chính đầu phía Đông sân bay Long Thành với đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

Cùng với đó là 2 tuyến đường sắt kết nối với sân bay Long Thành là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành được thiết kế chạy vào đường trục trung tâm của sân bay Long Thành.

Theo CafeF

Thị trường BĐS đang có những diễn biến trái chiều ở các phân khúc, có loại hình sụt giảm mạnh những cũng có nhiều bất động sản vẫn duy trì sức tăng trưởng cao và tiềm năng.

Vậy, đâu là những kênh đầu tư được đánh giá là vẫn còn hấp dẫn và thu hút dòng tiền của NĐT nhiều nhất trên thị trường.

Đất nền tỉnh: Nhu cầu và dòng tiền đổ về vẫn nhiều

Theo ghi nhận, từ đầu năm 2019 đến nay khi mà thị trường BĐS Tp.HCM có dấu hiệu chững lại cả ở nguồn cung lẫn giao dịch thì “điểm sáng” duy nhất của thị trường là BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM đón mạnh dòng tiền từ phía doanh nghiệp và NĐT cá nhân.

Những khu vực như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước…hay thậm chí xa hơn là Hậu Giang, Bến Tre, Cần Thơ… NĐT vẫn âm thâm “săn” đất nền, đặc biệt ở các dự án đã có pháp lý đầy đủ hoặc dự án quy mô lớn, được đầu tư mạnh tay về tiện ích nội khu.

Không thể phủ nhận, sức nóng của một số thị trường tỉnh giáp ranh tại Tp.HCM vẫn chưa giảm nhiệt trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, ở các thị trường đang đón sóng hạ tầng như sân bay, cầu, hoạt động gom đất nền vẫn âm thầm diễn ra ở nhiều loại hình BĐS khác nhau.

Theo ghi nhận, tình hình mua bán hiện tại so với thời điểm sốt nóng năm 2017- 2018 có phần hạ nhiệt chứ không hoàn toàn “tắt hẳn”. Các dự án có hạ tầng và sổ hồng, giá vẫn biến động tăng ít nhất 20-25% trong vòng 1 năm.

Kết quả hình ảnh cho bđs đất nền

Đất nền vẫn là kênh lựa chọn của nhiều NĐT trong thời gian tới

Theo nhận định của đại diện DKRA Việt Nam, trong những tháng cuối năm 2019, đất nền vẫn tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu, đồng thời sẽ tiếp tục duy trì sự khan hiếm trong thời gian sắp tới.

Còn theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch CenGroup, một sản phẩm đang thu hút sự quan tâm lớn là đất nền tại các tỉnh lân cận Tp.HCM. Sự sôi động đất nền vùng ven là hợp lý vì tính “nóng lạnh” của thị trường có hiệu ứng vết dầu loang. Khi mà thị trường BĐS bước vào giai đoạn cuối chu kỳ thì dòng tiền thường đổ về vùng ven và đất nền lên giá.

Theo ông Hưng, thực tế đất nền tăng giá do nhu cầu tăng cao và dòng vốn đổ về rất nhiều. Nhiều NĐT bỏ tiền vào đây bởi vì kỳ vọng tăng giá và tỷ suất sinh lời cao hơn các phân khúc khác. Tuy đây là kênh đầu tư thú vị nhưng theo ông Hưng, để đạt mức lợi nhuận cao thì NĐT phải chấp nhận chôn vốn lâu dài.

Tại sự kiện mới đây, ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild cũng nhấn mạnh, nhìn chung thị trường BĐS cả nước đang chậm lại so với năm ngoái nhưng với những dự án đã hình thành, xây dựng tốt, sức mua vẫn khá tốt, đến chủ yếu từ nhu cầu ở thực. Trong khi hoạt động đầu tư, lướt sóng mang tính tức thời đang giảm đi rõ nét.

Cũng theo ông Hùng, BĐS hiện đang có điểm sáng là một số thị trường “mới tinh” như Yên Bái, Lào Cai, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai… đang có dấu hiệu phát triển về hạ tầng khiến thị trường nhà ở cũng phát triển theo. Trong đó, dòng sản phẩm chủ đạo ở các thị trường này vẫn là đất nền, với giá dao động từ 3-10 triệu đồng/m2.

Đồng quan điểm, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, hoạt động tìm kiếm đất dự án vẫn sôi nổi trên thị trường. Với sự khan hiếm quỹ đất tại trung tâm, các nhà phát triển dự án đang tìm kiếm quỹ đất vùng rìa Tp.HCM và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An…

Theo báo cáo của Hội môi giới BĐS Việt Nam, thời gian qua đất nền Thanh Hóa, Nghệ An... hay một số thị trường mới như Hòa Bình, Yên Bái, Lâm Đồng,… dành được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Điểm sáng của thị trường BĐS tỉnh trong quý 3/2019 hướng về tỉnh Thanh Hóa.

Thị trường nơi đây sôi động bởi các dự án khu đô thị và đấu giá đất nền với hàng nghìn tỉ đồng. Tỉ lệ hấp thụ đạt 90% , giá đất đấu giá dao động từ 3-10 triệu đồng/m2, giá đất đô thị thị rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng/m2. Nghệ An cũng được dự báo là thị trường sôi động trong quý 4/2019 bởi việc phát triển các dự án tại đây đang diễn ra rất mạnh.

Theo quan điểm chung của các chuyên gia, doanh nghiệp, mặc dù thị trường BĐS đang giảm tốc nhưng nhu cầu và giá bán vẫn tăng. Trong đó, lợi nhuận có từ việc đầu tư đất nền vẫn khá ổn định. Đây được xem là phân khúc có tính ổn định cao ở biên lợi nhuận, đặc biệt ở các dự án có vị trí đẹp và pháp lý sạch. Quỹ đất sạch không còn nhiều và ngày càng trở nên đắt đỏ tại khu trung tâm chính là lý do buộc người dân phải ra khỏi thành phố để đầu tư. Và các tỉnh lân cận vô tình đón cơn sóng này.

BĐS du lịch ven biển: Tâm điểm dồn về thị trường mới như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi…

Đây cũng là phân khúc BĐS được dự báo sẽ kênh đầu tư sáng giá cho NĐT trong giai đoạn sắp tới.

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong quý 3/2019, nguồn cung condotel tiếp tục giảm mạnh nhưng tỉ lệ hấp thụ có chiều hướng gia tăng cao ở một số thị trường đang phát triển hiện nay như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam…

Trong khi một số thị trường condotel bùng nổ mạnh mẽ thời gian trước như Quảng Ninh, Đà Nẵng và Nha Trang, Phú Quốc đi vào trầm lắng thì điểm sáng của thị trường này đang đến từ các thị trường đang có dấu hiệu phát triển hiện nay như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam. Hầu hết các dự án condotel tiêu thụ tốt được đầu tư bởi các CĐT uy tín và nhiều kinh nghiệm.

Dòng tiền đang chảy vào loại hình BĐS nào, đâu là thị trường đầu tư sáng giá? - Ảnh 3.

Trong khi đó, BĐS du lịch biển cũng được dự báo hấp dẫn giới đầu tư trong giai đoạn tới

Dự báo của các đơn vị nghiên cứu, trong những tháng cuối năm 2019, nguồn cung mới condotel có dấu hiệu giảm nhẹ trong khi biệt thự biển có thể sẽ tăng. Các dự án đa phần tập trung ở thị trường Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Mô hình khu nghỉ dưỡng phức hợp (Intergrated Resort) nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng, trong đó loại hình nhà phố/shophouse được thị trường đón nhận khá tốt.

Theo đại diện Công ty CP Gia Hưng Land, trong năm vừa qua đến hiện tại thì các thị trường như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc tăng giá rất ít do nguồn cung quá nhiều dẫn đến tình trạng bão hoà, phần do tính pháp lý của condotel chưa ổn nên cũng ảnh hưởng rất nhiều. Trong khi đó, Bình Định và Bình Thuận là 2 thị trường mới nổi có sự tăng giá đáng kể trong vòng 6 tháng qua. Đặc biệt là thị trường Mũi Né Phan Thiết tăng rất nhiều do có 2 yếu tố Sân bay và cao tốc.

Quả thực, trong suốt thời gian qua, BĐS du lịch ven biển tại các thị trường như Quy Nhơn, Bình Thuận, Bà Rịa… có sự tăng trưởng giá ấn tượng. Chẳng hạn, Quy Nhơn ghi nhận tăng mạnh nhất từ 40-60%/năm; phía Nam Bình Thuận như Hàm Tân, Lagi; Bắc Bà Rịa như Bình Châu giá tăng trưởng khoảng 20-30%/năm.

Khu vực Long Hải, Long Điền, Bà Rịa tăng khoảng 70%. Khu vực Cam Ranh, Phan Rang, một số nơi ở Phan Thiết như Thiện Nghiệp, Lagi, Tiến Thành giá tăng đến 150%. Riêng Đà Nẵng, Nha Trang trước đó đã tăng mạnh nên khoảng thời gian này chỉ tăng nhẹ 20-30%/năm.

Theo CafeF

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm nay chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận kinh doanh lớn giúp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác thương mại Việt - Mỹ.

Việt Nam và Mỹ vừa ký 5 thoả thuận kinh doanh lớn trị giá nhiều tỷ USD

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cụ thể, Tập đoàn AES (Mỹ) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Công thương về việc triển khai thực hiện Nhà máy Điện khí Sơn Mỹ 2.

Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 có tổng công suất 2,2GW và được đặt tại tỉnh Bình Thuận. Với tổng vốn đầu tư dự kiến 1,7 tỷ USD, dự án sẽ có thời hạn hợp đồng với Chính phủ Việt Nam là 20 năm.

"Khí LNG cung cấp giải pháp năng lượng sạch hơn, tin cậy hơn với giá cả phải chăng hơn và do đó sẽ giữ vai trò chủ chốt trong việc giải quyết nhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng của Việt Nam", ông Mark Green, Chủ tịch AES khu vực châu Á - châu Âu, phát biểu. "Biên bản ghi nhớ này là một cột mốc quan trọng đối với quá trình phát triển Nhà máy Sơn Mỹ 2, dự án mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp chuyển đổi ngành năng lượng tại Việt Nam."

Sơn Mỹ 2 bổ sung cho kế hoạch đầu tư của AES vào cơ sở hạ tầng khí đốt tại Việt Nam cùng với Kho cảng nhập khí hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ với tổng vốn đầu tư dự kiến 1,4 tỷ USD đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt hồi tháng 8 năm nay. Với sự kết hợp này, nhà máy điện và kho cảng nhập khí hóa lỏng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai năng lượng của Việt Nam, bằng cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng kết hợp với nguồn LNG nhập khẩu, cũng như đáp ứng nhu cầu nguồn điện bền vững với giá cả hợp lý ngày càng tăng của đất nước.

Công ty Varian Medical Systems có trụ sở tại California đã ký kết một biên bản ghi nhớ với Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế Quốc gia về hợp tác chiến luợc trong bảo trì và kiểm định các máy gia tốc tuyến tính Varian hiện có và trong tương lai. Việc này sẽ giúp tối đa hóa số lượng bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng máy gia tốc tuyến tính Varian trong một ngày.

Để giúp chuyển giao các biện pháp điều trị ung thư hiệu quả tại Việt Nam, Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) cam kết hỗ trợ lên tới 1 triệu USD cho một chương trình đào tạo quan trọng dành cho các chuyên gia y tế liên quan đến việc mở rộng các dịch vụ điều trị ung thư mà biên bản ghi nhớ này sẽ mang lại.

Vietnam Airlines đã ký kết 2 thỏa thuận. Thỏa thuận đầu tiên là thoả thuận bảo trì động cơ trong nhiều năm với công ty Pratt&Whitney có trụ sở tại Connecticut trị giá khoảng 1 tỷ USD.

Vietnam Airlines cũng ký kết một thoả thuận trị giá nhiều triệu USD với công ty Sabre Airline Solutions có trụ sở tại Dallas, Texas, áp dụng các giải pháp tăng cường khả năng dự báo và kiểm soát năng lực, giúp tối đa hóa doanh thu và thiết lập nền tảng cho việc chào giá năng động.

Công ty Murphy Oil có trụ sở tại Arkansas đã ký một hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), PVEP và SK Innovations.

Theo CafeF

RCEP được thực thi sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

[Infographics] Đặc điểm Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - Ảnh 1

Theo TTXVN

Dự án An ninh Năng lượng Đô thị do USAID tài trợ với kinh phí 14 triệu USD nhằm thúc đẩy triển khai giải pháp năng lượng cho một số khu vực đô thị, trong đó có TP.HCM.

Bà Bonnie Glick, Phó giám đốc toàn cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), mới đây đã công bố Dự án An ninh Năng lượng Đô thị Việt Nam, một dự án được thực hiện trong bốn năm (2019-2023) do USAID tài trợ với kinh phí 14 triệu USD.

Mục tiêu của dự án là thúc đẩy triển khai những giải pháp năng lượng phân tán, tiên tiến ở một số khu vực đô thị được chọn tại Việt Nam, trong đó có TP.HCM.

My tai tro du an an ninh nang luong 14 trieu USD cho Viet Nam hinh anh 1

Bà Bonnie Glick, Phó giám đốc toàn cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), phát biểu tại sự kiện chiều ngày 1/11. Ảnh: USAID.

Dự án sẽ giúp giải quyết nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam và vấn đề ô nhiễm không khí ở các khu vực đô thị, thông qua việc phối hợp với chính quyền các thành phố và tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ triển khai các giải pháp năng lượng phân tán tiên tiến như công nghệ điện mặt trời áp mái tại các hộ gia đình, công nghệ lưu điện thế hệ tiếp theo và các phương thức vận tải sạch hơn.

Tại sự kiện công bố dự án ở TP.HCM chiều 1/11, phó giám đốc toàn cầu của USAID cho biết đến năm 2040, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ sẽ tiêu thụ 46,5% năng lượng trên toàn cầu, tăng từ 30% như hiện nay. Đây sẽ là thách thức mới đối với Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển.

Theo bà Glick, Việt Nam đang là một trong những nước đi đầu ở khu vực trong việc sản xuất điện mặt trời, và đáng chú ý là Việt Nam đã đạt được thành tựu này chỉ sau hai năm gần đây.

Thông qua dự án mới, USAID sẽ cung cấp cả sự hỗ trợ về mặt tài chính và chuyên môn để đảm bảo tương lai cho nhiều thế hệ tới. Đối với TP.HCM, phía USAID cũng chia sẻ tầm nhìn về thành phố thông minh và tạo ra thị trường mới về năng lượng mặt trời cho khối tư nhân.

"Đây là nguồn viện trợ không hoàn lại giúp cho khối tư nhân và doanh nghiệp có thể góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững", bà Glick khẳng định.

My tai tro du an an ninh nang luong 14 trieu USD cho Viet Nam hinh anh 2

Bà Glick trao tặng Bộ Công thương phần mềm PLEXOS và phần cứng đi kèm. Ảnh: USAID.

Tại sự kiện, đại diện Sở Công thương TP.HCM cho biết thành phố đang dẫn đầu cả nước về sản xuất lượng điện mặt trời áp mái. 

Theo thống kê từ EVNHCMC, từ khi chính phủ có cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam vào tháng 4/2017, tính đến tháng 7/2019 trên địa bàn TP đã có 3.138 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới, với tổng công suất gần 38 MWp, trong đó có 2.818 đăng ký bán điện dư cho ngành điện.

Sở Công thương TP.HCM đang và sẽ hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới với USAID để đảm bảo an ninh năng lượng cho các địa phương.

Cũng tại sự kiện, phó giám đốc toàn cầu USAID đã trao tặng Bộ Công thương phần mềm PLEXOS và phần cứng đi kèm. Các công cụ tiên tiến này sẽ giúp Bộ Công thương mô phỏng hoạt động vận hành của các nhà máy điện trong một khoảng thời gian nhiều năm nhằm đặt ra những mục tiêu tối ưu về sản xuất và truyền tải năng lượng

Theo Zing News

Nếu 5G là một cuộc đua, vậy đó sẽ là một cuộc chạy nước rút hay marathon? Và ai đang là người dẫn đầu trong cuộc đua đó?

Góc nhìn của Forbes về kẻ dẫn đầu trong cuộc đua 5G

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Forbes, có 6 yếu tố chủ chốt quyết định vị trí dẫn đầu trong cuộc đua 5G.

Đầu tiên là đổi mới công nghệ và tiêu chuẩn

Rất nhiều người tin rằng, tên tuổi sở hữu số lượng bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) 5G lớn nhất sẽ đứng ở vị trí đầu tiên trong cuộc đua phát triển 5G trên thế giới hiện nay. Đây chính là chiến lược mà hiện tại Huawei đang sử dụng, và trước đó, là Linux Foundation đã sử dụng, để tạo ra vị trí dẫn đầu ảo của mình trên thị trường. 

Thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Không phải tất cả các bằng sáng chế tiêu chuẩn nào cũng đóng vai trò quan trọng như nhau, và chúng có sức ảnh hưởng khác nhau tới việc thúc đầy hoàn thành bộ tiêu chuẩn 5G tương thích toàn cầu đầu tiên – 3GPP Release 15, và bộ tiêu chuẩn tiếp theo – Release 16 trong tương lai.

Theo Forbes, không ai khác ngoài "gã khổng lồ" Qualcomm – tập đoàn công nghệ viễn thông đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm vào sứ mệnh R&D 5G – đã đóng góp công sức rất lớn vào việc thúc đẩy quá trình hoàn thành bộ tiêu chuẩn 5G NR ra mắt cùng với 3GPP Release 15, bao gồm mạng lưới 5G NSA (không độc lập) và SA (độc lập)

Thứ 2 là hệ sinh thái chip vi xử lý (chipset)

Ngay sau sự phát triển của mạng 4G, nhiều nhà cung cấp chipset đã tuyên bố rút khỏi thị trường vì chi phí R&D quá cao trong khi lợi nhuận lại thấp. Tuy nhiên, thị trường chipset luôn không ngừng sôi động và cạnh tranh, với một số tập đoàn tập trung sản xuất modem, số khác phát triển thiết bị RF đầu cuối, và một số ít xây dựng cả hai. 

Đối với modem 5G, thị trường lớn nhất hiện nay chính là Sub-6GHz, còn mmWave được coi là yếu tố chủ chốt dùng để phân chia thị trường chipset, bởi vì nó rất khó để phân phối, và có rất ít công ty có thể thương mại hóa mmWave.

Danh sách các nhà cung cấp chipset hàng đầu thị trường không thể không kể đến Huawei Technologies (HiSilicon), MediaTek Inc., Intel Corp., Samsung, Unisoc, Skyworks Solutions Inc, Qorvo Inc, và Qualcomm. 

Trong đó, Qualcomm được đánh giá là đứng đầu danh sách với hai thế hệ modem 5G và vừa đem bán thiết bị tích hợp thế hệ modem đầu tiên của họ ra thị trường. Họ đồng thời cũng đã thương mại hóa cả Sub-6Gz và mmWave, và sản xuất ra hàng loạt thiết bị đầu cuối giúp khẳng định vị trí dẫn đầu trong thị trường chipset 5G.

Thứ 3 là tích hợp 5G lên các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính...)

Để xác định vị trí dẫn đầu trong sản xuất và kinh doanh thiết bị di động 5G hiện nay, có một số yếu tố cần xem xét. Đầu tiên là việc nhà sản xuất đó đã bán hay giới thiệu sản phẩm thiết bị tích hợp 5G hay chưa. Số lượng thiết bị được bán ra và số nhà mạng hỗ trợ sẽ là yếu tố đánh giá rất quan trọng. Tích hợp cả Sub-6GHz và mmWave cũng là một điểm cộng nữa bởi rất khó để tích hợp mmWave vào thiết bị di động và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật hơn.

Thứ 4 là nhà cung cấp hạ tầng thiết bị 5G

Hạ tầng thiết bị 5G bao gồm:

Phần mạng lõi đóng vai trò là bộ phận trung tâm của mạng di động và kết nối các kết nối di động, cố định và hội tụ để đảm bảo trải nghiệm người dùng được nhất quán hơn. Đối với 5G, chúng bao gồm mức độ phân tổ phần cứng cao hơn từ góc độ tính toán và lưu trữ cũng như khả năng lập trình phần mềm qua mạng LTE.

Phần mạng truy cập vô tuyến giữ vai trò lớn trong cách mà điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động của bạn giao tiếp với nhau qua mạng di động.

Các trạm cơ sở là các điểm giao tiếp cố định trong một mạng di động được thiết kế để bao phủ một khu vực địa lý cụ thể.

Các mảng ăng ten được gắn vào các trạm cơ sở để khuyếch đại vùng phủ sóng. Có rất nhiều yêu cầu mới được đặt ra cho khả năng cung cấp độ trễ thấp hơn đáng kể và thông lượng được cải thiện so với LTE với sự hỗ trợ của ăng ten MIMO cỡ lớn (Massive MIMO) của 5G.

Các nhà cung cấp hạ tầng đơn mục đích và đa mục đích

Đơn mục đích đề cập đến các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng truyền thống đã từng triển khai thiết bị độc quyền để hỗ trợ xây dựng mạng không dây, bao gồm Ericsson, Huawei, Nokia, Samsung và ZTE... 

Các trạm cơ sở là các điểm giao tiếp cố định trong một mạng di động được thiết kế để bao phủ một khu vực địa lý cụ thể.

Các mảng ăng ten được gắn vào các trạm cơ sở để khuyếch đại vùng phủ sóng. Có rất nhiều yêu cầu mới được đặt ra cho khả năng cung cấp độ trễ thấp hơn đáng kể và thông lượng được cải thiện so với LTE với sự hỗ trợ của ăng ten MIMO cỡ lớn (Massive MIMO) của 5G.

Các nhà cung cấp hạ tầng đơn mục đích và đa mục đích

Đơn mục đích đề cập đến các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng truyền thống đã từng triển khai thiết bị độc quyền để hỗ trợ xây dựng mạng không dây, bao gồm Ericsson, Huawei, Nokia, Samsung và ZTE... 

Đa mục đích đề cập đến sự kết hợp giữa các công ty mạng cũng như các nhà cung cấp máy tính, lưu trữ đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của họ sang lĩnh vực viễn thông bằng cách đóng gói và chứng nhận phần cứng, phần mềm và dịch vụ của họ, bao gồm Cisco Systems, Dell EMC, Hewlett Packard Enterprise/ Aruba, and Lenovo, v.v. Hewlett Packard Enterprise/ Aruba được xem là đang dẫn đầu trong nhóm này.

Thứ 5 là nhà mạng 5G

Yếu tố quyết định vị trí nhà mạng cung cấp 5G dẫn đầu thị trường bao gồm: 1/Các thông báo công khai xác định các dịch vụ liên quan đến 5G cụ thể và đánh giá các khả năng tổng thể để cung cấp cân bằng giữa khách hàng và doanh nghiệp; 2/các tuyên bố triển khai rộng rãi với các nhà cung cấp hạ tầng 5G hay không;

Theo Forbes, tại các khu vực Bắc Mỹ / Canada, T-Mobile / Sprint đang là nhà mạng cung cấp 5G dẫn đầu thi trường, tại châu Âu là Deutsche Telekom và tại châu Á là China Mobile và SK Telecom.

Cuối cùng là các chính sách và quy định liên quan đến 5G

3 tiêu chí đánh giá khu vực dẫn đầu về chính sách và quy định 5G là: 1/Chính sách liên quan đến 5G được chính phủ công bố; 2/Phân bổ và điều chỉnh phổ; 3/Tổ chức hỗ trợ ứng dụng 5G. Các khu vực được phân chia là Mỹ, Trung Quốc, châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.

Trong 4 khu vực nghiên cứu, Mỹ được đánh giá đạt điểm A, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết. Chính phủ Mỹ đã tích cực ủng hộ việc triển khai mạng 5G. Một trong những phần quan trọng nhất chính là Kế hoạch 5G của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), phác thảo 3 chiến lược cốt lõi – làm cho phổ tần có sẵn hơn, cập nhật chính sách cơ sở hạng tầng và cập nhật các quy định. Mỹ cũng là khu vực duy nhất trên thế giới triển khai cả phổ Sub 6 và mmWave.

Trong khi đó, Trung Quốc được chấm điểm B+, với nỗ lực thông qua Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) để ủng hộ đầu tư, nghiên cứu và thử nghiệm 5G, và một trong những cái tên được hưởng lợi nhiều nhất chính là Huawei. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được chấm điểm B (đáp ứng 2 tiêu chí) và châu Âu với điểm C (chỉ đáp ứng 1 tiêu chí).

Theo Cafef

Our Strategic Partners