News Reviews

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Với kinh phí 22,1 triệu USD và thực hiện trong 5 năm, dự án USAID LinkSME sẽ giúp cải thiện hệ sinh thái kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 24/9 đã khởi động Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa” do USAID tài trợ (USAID LinkSME).

Hiện dự án đang hỗ trợ ngành điện tử và kim khí và kế hoạch sẽ mở rộng sang các ngành khác.

Mỹ tài trợ 22 triệu USD thúc đẩy năng lực kết nối cho doanh nghiệp Việt

Lễ cắt băng khởi động dự án.

Các DNNVV khi tham gia sẽ được kết nối với các doanh nghiệp đầu chuỗi quan tâm tìm kiếm chuỗi cung ứng trong nước và tăng hàm lượng nội địa hóa sản phẩm cùng với việc tiếp cận với các quy trình, thủ tục đấu thầu mua sắm của doanh nghiệp đầu chuỗi.

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nhận được hỗ trợ về kỹ thuật nhằm năng cao năng lực. 

Ngoài cải thiện hệ sinh thái kết nỗi chuỗi cung ứng cho DNNVV, dự án còn nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp này.

Việc kết nối các DNNVV với những doanh nghiệp hàng đầu sẽ thúc đẩy tầm nhìn về tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hỗ trợ mục tiêu của USAID Việt Nam là giúp mở rộng tăng trưởng bao trùm, theo định hướng thị trường và do khu vực tư nhân dẫn dắt.

Theo đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, dự án LinkSME sẽ giúp DNNVV tại Việt Nam kết nối vào chuỗi cung ứng quốc tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, tạo việc làm cho cộng đồng, cải thiện đời sống và khích lệ tinh thần đổi mới kinh doanh.

Phát biểu tại lễ khởi động, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh dự án LinkSME gắn kết quá trình cải cách và cải thiện môi trường kinh doanh tổng thể với quá trình nghiên cứu, cải cách theo ngành cũng như gắn kết những chỉ đạo cải cách từ Chính phủ với những nỗ lực thay đổi từ dưới lên, từ bản thân doanh nghiệp.

Dự án góp phần tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống của môi trường kinh doanh thông qua các hoạt động cải cách thể chế, đơn giản hoá quy định, thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mỹ tài trợ 22 triệu USD thúc đẩy năng lực kết nối cho doanh nghiệp Việt 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại lễ khởi động.

Bên cạnh đó, LinkSME đồng thời tạo ra các thay đổi cơ bản về khả năng hội nhập, kết nối với khu vực và quốc tế cũng như với chuỗi giá trị toàn cầu của các DNNVV.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá:“Việc hỗ trợ phát triển các DNNVV của Việt Nam theo dự án LinkSME sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững và khả năng thoát khỏi bẫy các nước có thu nhập trung bình của Việt Nam trong những thập niên tới”.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, hiện cả nước có hơn 730.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó hơn 97% có quy mô nhỏ và vừa.

Cùng với sự bùng nổ về số lượng, các DNNVV đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của quốc gia thông qua tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, góp phần quan trọng giảm khoảng cách giàu nghèo, phát triển các cơ hội đầu tư vào các thị trường ngách.

Những doanh nghiệp này cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, hình thành nên những cụm liên kết ngành điện tử, dệt may, thủy sản.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng do quy mô nhỏ bé nên DNNVV Việt Nam chưa có khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.

Đa số doanh nghiệp có trình độ quản lý thấp, nguồn nhân lực nhỏ bé cả về lượng và chất. Đặc biệt, mối liên kết của các DNNVV cũng như giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn còn nhiều hạn chế.

Hiện chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp Việt Nam là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn tỷ lệ của Thái Lan (30%) hay Malaysia (46%). 

Theo The Leader

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8% và 6,7% với mức lạm phát 3,0% và 3,5% tương ứng trong năm 2019 và 2020, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Giám đốc quốc gia ADB Việt Nam Eric Sidgwick trả lời tại họp báo cập nhật tình hình phát triển kinh tế khu vực châu Á và Việt Nam, cho biết nền kinh tế 9 tháng đầu 2019 có 2 điểm sáng.

Thứ nhất là tiêu dùng nội địa. “Điều này đã xuất hiện vài năm và đặc biệt có vai trò ngày càng mạnh hơn trong thời gian gần đây”, ông đánh giá.

Thứ hai là xuất khẩu của các công ty trong nước.

Theo ông Eric Sidgwick, nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển biến về cơ cấu rất mạnh, từ phụ thuộc vào nước ngoài sang phụ thuộc vào thị trường trong nước, từ chỗ phụ thuộc doanh nghiệp FDI sang vai trò lớn hơn của doanh nghiệp nội địa.

Trong báo cáo “Cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2019”, ADB đánh giá tiêu dùng nội địa tiếp tục cho thấy triển vọng tích cực. Tiêu dùng cá nhân sẽ tiếp tục tăng nhờ lạm phát thấp, nhiều công ăn việc làm, kinh tế tăng trưởng cao mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ.

Những nỗ lực không ngừng của chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cùng với xếp hạng tín nhiệm quốc gia gần đây được cải thiện sẽ kích thích đầu tư tư nhân.

ADB: 2 điểm sáng của kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu nămĐại diện ADB tại buổi công bố báo cáo.

Việt Nam được dự báo duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh trong năm 2019 và 2020 ở mức tương ứng là 6,8% và 6,7% sau khi đã bứt phá mạnh với tỉ lệ 7,1% trong năm ngoái.

ADB lưu ý rằng mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có chậm lại trong nửa đầu năm 2019 song Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng vững vàng trong năm nay và năm sau, bất chấp môi trường bên ngoài suy yếu.

Các dự báo lạm phát được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống còn 3,0% trong năm 2019 và từ 3,8% xuống còn 3,5% cho năm 2020.

Nếu xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể cân nhắc Việt Nam như một cơ sở sản xuất thay thế, tạo thêm động lực mới cho luồng vốn đầu tư FDI.

Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) mới được ký kết cũng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hứa hẹn sẽ tiếp tục mở cửa tiếp cận thị trường cho thương mại và đầu tư. Do đó, các dòng vốn FDI sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong thời gian tới.

Xét theo ngành kinh tế, triển vọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tích cực, song nông nghiệp sẽ bị chậm lại.

Dự báo thặng dư tài khoản vãng lai được điều chỉnh giảm xuống tương đương 2% GDP trong năm nay, và 1,8% GDP trong năm 2020.

Thu nhập từ xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn so với dự báo trước đây, thêm nữa nhập khẩu cũng giảm tốc độ chậm hơn so với dự kiến do tiêu dùng nội địa và đầu tư vẫn ở mức cao, đặc biệt với khả năng một số doanh nghiệp sản xuất có thể di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Kiều hối có thể bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế toàn cầu, tiếp tục làm cho thặng dư tài khoản vãng lai giảm sút.

Rủi ro đối với những dự báo trên là đáng kể. Rủi ro lớn nhất từ bên ngoài sẽ là xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng và thương mại toàn cầu tiếp tục sụt giảm.

Nếu như xung đột thương mại – chủ yếu thông qua việc tăng thuế quan – biến thành cạnh tranh phá giá đồng tiền thì nó sẽ mang lại nhiều hệ lụy lớn hơn đối với thị trường tài chính quốc tế và tạo ra các rủi ro mới đối với nền kinh tế Việt Nam.

Theo The Leader

Vốn thực hiện của dự án FDI đạt 14,2 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 26 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo đó, có hơn 2.700 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 26% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới gần 11 tỷ USD, bằng 78% so với cùng kỳ năm 2018.

Về điều chỉnh vốn, có 1.037 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh gần 4,8 tỷ USD, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu ở các dự án nhỏ và không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 6.500 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại với tổng giá trị vốn góp 10,4 tỷ USD, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 39,8% tổng vốn đăng ký.

Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất.

Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

Nhà đầu tư ngoại rót 14,2 tỷ USD vào Việt Nam trong 3 quý đầu 2019

Theo đối tác đầu tư, 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông đứng thứ nhất (trong đó có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 65%).

Hàn Quốc đứng thứ hai và Singapore đứng vị trí thứ ba. Nhật Bản vượt lên Trung Quốc và xếp vị trí thứ tư với tổng vốn đăng ký 3 tỷ USD.

Nhà đầu tư ngoại rót 14,2 tỷ USD vào Việt Nam trong 3 quý đầu 2019 1

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều nhất, theo sau là TP.HCM, Bình Dương.

Nhà đầu tư ngoại rót 14,2 tỷ USD vào Việt Nam trong 3 quý đầu 2019 2

Xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu thô đạt 134,73 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 133,21 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,6% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 109 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 58% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 25,3 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 24 tỷ USD không kể dầu thô. 

Mặc dù khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,4 tỷ USD, nhưng suất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy cả nước xuất siêu 5,87 tỷ USD trong 9 tháng năm 2019.

Một số dự án lớn trong 9 tháng năm 2019

Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.

Dự án LG Display Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.

Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.

Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hồng Kông) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh.

Dự án nhà máy điện mặt trời Hòa Hội tại Phú Yên, tổng vốn đầu tư đăng ký 216,7 triệu USD, do nhà đầu tư Thái Lan đầu tư tại Phú Yên với mục tiêu sản xuất điện mặt trời.

Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.

Dự án Vinhtex, tổng vốn đầu tư đăng ký 200 triệu USD do Royal Pagoda Private Limited (Xinh-ga-po) đầu tư với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An.

Dự án Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam (Hồng Kông) với mục tiêu thiết kế, lắp ráp và sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 200 triệu USD.

Theo The Leader

Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung GDP của toàn nền kinh tế trong 3 quý đầu năm với hơn 52%.

Theo số liệu mới đây của Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2019 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,82% của quý I và 6,73% của quý II năm nay. 

Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,53%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,05% và khu vực dịch vụ tăng 7,11%. 

Tăng trưởng của quý III năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,38% của quý III/2017 nhưng cao hơn mức tăng của quý III các năm 2012-2018. 

Trên góc độ sử dụng GDP quý III/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,46% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8,44%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,36%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,19%.

Tính chung 9 tháng năm 2019, GDP ước tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm trở lại đây.

GDP 3 quý đầu năm nay đạt 6,98%, mức cao nhất trong 9 năm qua

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02% (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,7%), đóng góp 4,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,36%, đóng góp 52,6%; khu vực dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 42,6%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. 

Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 0,74%, chỉ cao hơn mức tăng 0,02% của cùng kỳ năm 2016 trong giai đoạn 2012-2019, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức tăng 6,12%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 3,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 9 tháng duy trì mức tăng trưởng khá 9,56%, đóng góp 3,16 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này, là động lực chính của tăng trưởng toàn nền kinh tế với mức tăng cao 11,37%, đóng góp 2,42 điểm phần trăm. 

Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,68%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng 9 tháng duy trì mức tăng trưởng khá với tốc độ 8,33%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ 9 tháng năm nay tăng 6,85%, cao hơn mức tăng 6,75% của cùng kỳ năm 2018. 

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,31% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng là ngành trong khu vực dịch vụ có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,89 điểm phần trăm);

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,19%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,15%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,82%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,2% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,98%; khu vực dịch vụ chiếm 42,74%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,08% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2018 là: 13,94%; 33,50%; 42,51%; 10,05%).

Trên góc độ sử dụng GDP 9 tháng năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,20% so với cùng kỳ năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,68%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 7,41%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,78%.

Theo The Leader

Sau 4 năm thực hiện, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64 km với tổng mức đầu tư trên 12.000 tỷ đồng đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 29/9.

Thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Nguồn ảnh: Langson.gov.vn

Theo đó, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có điểm đầu tại Km45+100 (giao cắt với quốc lộ 1 tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) và điểm cuối tại Km108+500, nối với quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang.

Cao tốc có quy mô 4 làn xe cơ giới, nền đường rộng 25m, tốc độ thiết kế 100 km/h và có 2 làn dừng khẩn cấp với vận tốc thiết kế 100 km/giờ; giúp thời gian di chuyển Hà Nội - Lạng Sơn từ 3,5 giờ xuống còn 2,5 giờ so với quốc lộ 1.

Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được khởi công từ năm 2015 nhưng do các nhà đầu tư của giai đoạn đó yếu kém về nguồn lực và năng lực quản trị nên đã bị chậm tiến độ gần 2 năm.

Người đứng đầu nhà đầu tư lúc đó là ông Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty UDIC) bị khởi tố hình sự trong vụ án đánh bạc bằng công nghệ cao, khiến dự án đình trệ hoàn toàn, nhiều nhà thầu đứng bên bờ vực vỡ nợ vì họ đã ứng hàng trăm tỷ đồng để thực hiện dự án. 

Đến tháng 6/2017, Bộ Giao thông vận tải chuyển dự án cho nhà đầu tư mới là Tập đoàn Đèo Cả để khởi động lại. Nhưng hệ luỵ từ nhà đầu tư cũ khiến Tập đoàn Đèo Cả đã gặp nhiều rắc rối ngay khi tham gia dự án. 

Lúc đó, Toà án Nhân dân cấp cao Hà Nội kiến nghị Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều tra làm rõ giai đoạn 2 của vụ án đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông; Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Sài Gòn Anpha có liên quan đến hành vi rửa tiền của Nguyễn Văn Dương, nếu có hành vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Kiến nghị này đã gây ra khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tiếp xúc, thực hiện các cam kết với Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương có liên quan trong việc đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn trong năm 2019.

Ngày 14/3/2019, tại văn bản số 41/CAT-ANĐT, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xác minh đã xác định Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả không liên quan đến hành vi rửa tiền của Nguyễn Văn Dương.

Sau đó, dự án được đẩy nhanh tiến độ và đã hoàn thành vượt kế hoạch ba tháng.

Tại lễ thông xe, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh đây là tuyến giao thông huyết mạch, là một trong bảy tuyến cao tốc xuyên tâm kết nối với Hà Nội, đảm bảo quốc phòng an ninh các địa phương trong vùng, giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ 1 và thúc đẩy dịch vụ, phát triển sản xuất của các địa phương.

Phó thủ tướng ghi nhận sự nỗ lực của chủ đầu tư và UBND tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan trong việc khắc phục khó khăn, rút ngắn thời gian thi công, để chưa đầy 2 năm, tuyến cao tốc đã cơ bản hoàn thành để thông xe.

Tuy nhiên, vẫn còn 30km nữa từ Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu Nghị vẫn chưa hoàn thành do khó khăn về thu xếp vốn.

Theo The Leader

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cam kết sẽ dành những ưu đãi hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư. Hiện tại, tỉnh đang thực hiện các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư ở mức tối đa theo các quy định của Nhà nước.
Cam kết ưu đãi lớn

Bình Thuận đã xây dựng một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đặc thù để hỗ trợ, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp. Trong đó, tỉnh coi trọng việc hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư.

Tỉnh cũng tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến môi trường đầu tư nhằm góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, tỉnh chú trọng cải cách thủ tục hành chính một cửa liên thông trên nhiều lĩnh vực và tạo sự thông thoáng trong thủ tục kêu gọi các nhà đầu tư.

Là tỉnh nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi. Vài năm trở lại đây, sự đột phá trong hạ tầng kết nối đã khiến vùng đất này trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Hiện nay, hai dự án cao tốc Nha Trang - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được giải phóng mặt bằng gần 50%. Dự án này dự kiến sẽ được khởi công vào quý 3 hoặc quý 4/2020.

Hai tuyến cao tốc nối TP. Phan Thiết - Dầu Dây và TP.Phan Thiết - Cam Ranh (Khánh Hòa) đang mở thầu. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía nam.

Sân bay Phan Thiết cũng đang được các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực hoàn thiện các thủ tục theo quy định để sớm được thi công. Đồng thời, Cảng Quốc tế Vĩnh Tân có thể tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 50.000 DWT, sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông vận tải, giảm chi phí logistics, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, tạo động lực thu hút đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm cho tỉnh Bình Thuận.

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Đứng trước những cơ hội lớn, Bình Thuận đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Kể từ sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2017 đến nay, tình hình thu hút dự án đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. Dự án được cấp chủ trương đầu tư và doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đều tăng.

Cụ thể, UBND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận đầu tư cho 264 dự án với tổng số vốn đăng ký 53.031 tỉ đồng. Các nhà đầu tư đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước tỉnh gần 759 tỉ đồng. Toàn tỉnh có khoảng 2.881 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký khoảng 36.814 tỉ đồng.

Các kết quả đạt được từ sau Hội nghị năm 2017 đã tác động tích cực đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2018 tăng 8,08%, cao nhất kể từ năm 2016 đến nay. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2018 của tỉnh Bình Thuận đã tăng lên 64 điểm, đứng thứ 22 trên 63 tỉnh thành trên cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.251 USD, tăng 13,75% so với năm 2017.

Trong năm 2018, lượng du khách đến Bình Thuận đạt hơn 5,7 triệu lượt người, tăng 12,08% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 12.864 tỉ đồng, tăng 18,98% so với năm 2017.

Thông qua Hội nghị năm 2017, các định hướng về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đối ngoại và đối nội của tỉnh đã được Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm và ghi nhận.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019 diễn ra ngày 22/9 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, trong những năm qua, Bình Thuận luôn tận dụng tối đa các nguồn lực, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư. “Trong thời gian đến, cùng với định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chúng tôi cam kết xây dựng tỉnh Bình Thuận là một điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn với các dịch vụ hành chính công tiện ích, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và chất lượng môi trường sống”, ông Hai nói.

Image result for đầu tư bình thuận 

 

Tỉnh tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư vào ba lĩnh vực chính gồm: du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư; công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo; nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn,Bình Thuận hướng đến xây dựng trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia, quốc tế gắn với mô hình phức hợp, bất động sản du lịch gắn với các khu thể thao khai thác địa hình, cảnh quan khu vực đa dạng.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh tập trung kêu gọi các dự án du lịch cao cấp, các khu vui chơi – giải trí cao cấp, các dự án thương mại, đô thị, khu dân cư. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ phát triển trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia. Xây dựng gắn kết giữa quy hoạch phát triển du lịch và phát triển đô thị biển, hạ tầng đô thị kết hợp du lịch.

Bình Thuận cũng lên kế hoạch thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ tham gia, tạo ra các địa điểm vui chơi, giải trí phục vụ ngành du lịch để có cơ sở tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh.

Theo Cafe Land

Tuesday, 01 October 2019

CPI bình quân 9 tháng tăng 2,5%

Riêng quý 3/2019, CPI tăng 0,48% so với quý trước và tăng 2,23% so với cùng kỳ năm 2018...

CPI tháng 9/2019 tăng 0,32% so với tháng trước.
 

Bình quân 9 tháng năm 2019, CPI tăng 2,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, chủ yếu do giá thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu, điện, y tế, giáo dục tăng…

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9/2019 tăng 0,32% so với tháng trước.

Trong đó, giá dịch vụ giáo dục tăng cao nhất do các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới; giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi và giá gạo, giá thực phẩm tươi sống tăng ở một số địa phương bị mưa lũ.

Tính chung quý 3/2019, CPI tăng 0,48% so với quý trước và tăng 2,23% so với cùng kỳ năm 2018.

Bình quân 9 tháng năm 2019, CPI tăng 2,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá.

Cụ thể, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,95%; Đồ uống và thuốc lá tăng 2,14%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 1,84%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,81%.

Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,38%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,87%; Giáo dục tăng 5,91%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,74%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,97%. Có 2 nhóm giảm giá: Nhóm giao thông giảm 1,11%; Bưu chính viễn thông giảm 0,59%.

Nguyên nhân khiến CPI bình quân 9 tháng tăng là do nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán tăng cao vào hai tháng đầu năm làm cho giá một số mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thông công cộng, dịch vụ du lịch tăng.

Cụ thể, giá thực phẩm tăng 4,21%, trong đó, riêng giá thịt lợn tăng 8,04% làm cho CPI chung tăng khoảng 0,34% so với cùng kỳ năm trước. 

Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng khoảng 1,92% và các loại quần áo may sẵn tăng 1,75%; Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,17%; Giá du lịch trọn gói tăng 3,16%.

Giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019 cùng với nhu cầu tiêu dùng điện tăng vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý 2/2019 và quý 3/2019 cũng làm cho giá điện sinh hoạt 9 tháng đầu năm 2019 tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,18%.

Giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng cũng làm chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 3,36% so với cùng kỳ năm trước góp phần tăng CPI chung 0,13%.

Bên cạnh đó, CPI 9 tháng tăng còn do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020. Theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước góp phần tăng CPI chung 0,35%.

Ngoài ra, giá một số loại dịch vụ như dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 6% - 10% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,12% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu xây dựng cùng với chi phí đầu vào tăng nên giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng và giá nhân công xây dựng tăng theo.

Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới cũng có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên 9 tháng đầu năm 2019 chỉ số giá nhập khẩu so cùng kỳ tăng 0,77%, chỉ số giá xuất khẩu tăng 2,69%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 1,49%; chỉ số giá sản xuất nông nghiệp tăng 1,12%.

Về lạm phát cơ bản tháng 9/2019 tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 1,96% so với cùng kỳ. Bình quân 9 tháng đầu năm 2019, lạm phát tăng 1,91%.

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục gây nên.

"Mức tăng lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,82% đến 2,04%, bình quân 9 tháng lạm phát cơ bản ở mức 1,91% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định", Tổng cục Thống kê nhận định.

Theo VnEconomy

 
 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 9 tháng năm 2019 đã đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 11,6%...

Trong ngành bán lẻ thì vật phẩm văn hoá, giáo dục có mức tăng mạnh nhất, còn lương thực phẩm chỉ đứng ở vị trí thứ hai.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 9 tháng qua vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, đạt 2,76 triệu tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2019 ước tính đạt 420 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung quý 3/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 9 tháng năm 2019 đã đạt đến 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 9,2%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng qua đạt 2,76 triệu tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, nếu như mọi khi ngành hàng lương thực, thực phẩm luôn có mức tăng mạnh nhất và chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu bán lẻ thì trong 9 tháng qua, vật phẩm văn hoá, giáo dục lại là ngành hàng có mức tăng trưởng dẫn đầu, với 17,4%.

Ngành hàng lương thực, thực phẩm tụt xuống vị trí thứ hai với mức tăng 15,4%; còn đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình có mức tăng mạnh thứ ba với 13%.

Ngành hàng may mặc cũng đạt tăng trưởng khá với 12%; phương tiện đi lại tăng 10,2%.

Một số địa phương có mức tăng khá là Quảng Ninh tăng 19,7%; Bình Dương tăng 17,6%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Hải Phòng tăng 14,9%; Đà Nẵng tăng 13,9%; Nghệ An tăng 13,8%; Hà Nội tăng 12,7%;...

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 434,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng mức và tăng 9,6%. Trong đó, một số địa phương tăng khá là Bình Định tăng 19,5%; Quảng Bình tăng 16,2%; Hải Phòng tăng 15,9%; Cần Thơ tăng 15,3%; Vĩnh Long tăng 11,9%; Hà Nội tăng 11,3%…

Doanh thu du lịch lữ hành đạt 33,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 404,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng mức và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo VnEconomy

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, có 26 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cán mốc hơn 1 tỷ USD, chiếm 89,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

26 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD

26 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD.

Cụ thể, mặt hàng điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 38,6 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Kế đến là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 25,4 tỷ USD, tăng 16,9%. Hàng dệt may cũng tăng mạnh, đạt 24,8 tỷ USD, tăng 10,4%.

Riêng mặt hàng giày dép đạt 13,3 tỷ USD, tăng 13,5% và máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,9 tỷ USD, tăng 7,5%. Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ tuy gặp nhiều khó khăn do các thị trường áp dụng nhiều rào cản kỹ thuật mới, nhưng các doanh nghiệp cũng đã nỗ lực xuất khẩu và đạt 7,5 tỷ USD, tăng 17%. Mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,4 tỷ USD, tăng 8,1%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản 9 tháng năm nay đều giảm mạnh. Trong đó, giảm mạnh nhất là mặt hàng cà phê đạt 2,2 tỷ USD, giảm 20,7%, kế đến là gạo đạt 2,2 tỷ USD, giảm 9,7%. Các mặt hàng khác như hạt điều, rau quả, tiêu, chè… cũng có mức giảm từ 4% - 6%.

Theo nhìn nhận chung của các chuyên gia kinh tế, sở dĩ có sự mất cân xứng trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữa các ngành là do phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Theo đó, mặt hàng nông thủy hải sản giảm mạnh do phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu Trung Quốc. Do vậy, khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt rào cản tiêu chuẩn nhập khẩu thì hàng nông thủy hải sản Việt Nam gặp khó.

Còn thị trường xuất khẩu của các mặt hàng điện, điện tử, dệt may, da giày… chủ yếu là Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… nên doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì lợi thế xuất khẩu.

Hiện Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 44,9 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường EU đạt 31,1 tỷ USD, giảm 0,7%; thị trường ASEAN đạt 19,4 tỷ USD, tăng 4,7%; Nhật Bản đạt 15,1 tỷ USD, tăng 10%; Hàn Quốc đạt 14,5 tỷ USD, tăng 8,1%.

Tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính chung 9 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 59,57 tỷ USD, tăng 16,4%, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 134,73 tỷ USD, tăng 5%, chiếm 69,3%. 

Cùng ngày, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 9-2019 ước đạt 890,8 triệu USD, tăng 22,7%  so với cùng kỳ năm 2018, nâng tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng năm 2019 ước đạt 7,93 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ 2018. Xuất siêu lâm sản đạt 6,06 tỷ USD. Gỗ và lâm sản được xuất khẩu đến 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc là thị trường chủ yếu.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Lần đầu tiên Biểu thuế suất thuế thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam được ban hành chỉ áp dụng cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang một số nước nhất định, bên cạnh Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

Ưu đãi thuế xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường

Những tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 14/01/2019 đến 25/6/2019, nếu đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng thuế

theo quy địnhtại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa.

Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo quy định tại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái  Bình Dương (CPTPP), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi để thực hiện Nghị định này.

Theo đó, Biểu thuế xuất khẩu bao gồm: Mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang từng nước, đối với từng mã hàng, theo các năm trong giai đoạn 2019 – 2022.

Các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, được áp dụng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu sang: Mê hi cô, Úc, Canada, Nhật Bản, Niu Di lân, Singapore.

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP là: hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước: Úc, Canada, Nhật Bản, Niu Di lân, Singapore, Mê hi cô; Có chứng từ vận tải (bản chụp) thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước này và Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào các nước đó (bản chụp và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải là tiếng Anh).

Thủ tục áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP thực hiện như sau:

Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai tờ khai xuất khẩu, áp dụng mức thuế suất, tính và nộp thuế theo Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Trong thời hạn một năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan nộp đầy đủ các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng đủ điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi (chứng từ vận tải (bản chụp), tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng) và thực hiện khai bổ sung để áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo quy định. Quá một năm, hàng hóa xuất khẩu không được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP.

Cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra mức thuế, nếu hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho người khai hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Theo quy định của Hiệp định CPTPP, 6 nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định (gồm: Mê hi cô, Canada, Nhật Bản, Niu Di lân, Singapore) có quyền thông báo với các nước phê chuẩn sau về thời điểm bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế.

Trên cơ sở quy định đó, 5 nước gồm: Úc, Canada, Nhật Bản, Niu Di lân, Singapore thông báo áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ hai cho Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Đối với 5 nước này, Việt Nam cũng áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ hai từ ngày 14/01/2019.

Mê hi cô thông báo áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ nhất cho Việt Nam từ ngày 14/01/2019, theo đó Việt Nam cũng áp dụng mức cắt giảm thuế lần thứ nhất từ ngày 14/01/2019. Việc áp dụng hai lộ trình riêng cho hai nhóm nước như trên đảm bảo tuân thủ cam kết và đảm bảo lợi ích cho Việt Nam.

Nghị định số 57/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 26/6/2019 và áp dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 14/01/2019. Những tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 14/01/2019 đến 25/6/2019 nếu đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng thuế theo quy định tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa.

Với việc ban hành Nghị định này, đây là Biểu thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đầu tiên của Việt Nam chỉ áp dụng cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang một số nước nhất định bên cạnh Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Our Strategic Partners