TIN TỨC

Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố thông tin Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám Đốc

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) công bố thông tin của báo cáo tài chính riêng lẻ quý 2/2019

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2019

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn CBTT tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn CBTT QĐ của HĐQT về việc mua cổ phiếu dẫn đến việc có công ty liên kết

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố thông tin về việc ký kết Hợp đồng Kiểm toán 2019 với Công ty AISC

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố thông tin lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, nếu nhà đầu tư (NĐT) cần tìm một kênh đầu tư an toàn thì bất động sản là một lựa chọn phù hợp.

 

Là kênh đầu tư an toàn

Theo đại diện Savills, BĐS nhìn chung là kênh dự trữ tài sản lớn nhất với giá trị gấp 3,5 lần tổng sản lượng GDP toàn cầu. Theo Savills Impacts 2018, tổng giá trị BĐS trên toàn thế giới tính đến cuối năm 2017 có giá trị 280.6 ngàn tỷ đô la Mỹ, với khoảng 78% giá trị đến từ BĐS nhà ở. Trong khi, tổng giá trị của tất cả số vàng trên thế giới chỉ khoảng 7,7 ngàn tỷ đô la, và tổng sản lượng GDP toàn cầu là khoảng 78,3 ngàn tỷ đô la, chỉ bằng 30% giá trị BĐS.

Vì sao nhà đầu tư vẫn bỏ tiền vào bất động sản? - Ảnh 1.

Theo ông Matthew Powell, BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn

Chứng khoán và vàng tăng giá trị nhanh hơn BĐS, tuy vậy sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi đồng nghĩa với giá trị vốn tăng, và BĐS được coi là một kênh đầu tư dự trữ vốn an toàn. Động lực thúc đẩy các NĐT tham gia vào thị trường BĐS bao gồm dự trữ tài sản, tăng giá trị vốn và lợi nhuận đến từ thu nhập. Trong bối cảnh lợi suất của các tài sản thu nhập cố định đã và đang giảm, NĐT ngày càng quan tâm hơn đến thu nhập và tiềm năng tăng giá thuê của các dự án BĐS.

Thị trường đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều phân khúc

Theo ông Matthew Powell, Việt Nam hiện đang là một trong những điểm nóng BĐS trong khu vực năm 2019. Với tiềm năng khổng lồ, triển vọng kinh tế vĩ mô và sự đầu tư không ngừng vào cơ sở hạ tầng, thị trường này đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều phân khúc BĐS khác nhau.

Trong đó, có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nhà ở, được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, và lợi suất cho thuê cao nhất trong khu vực.

Ở phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội & Tp.HCM vẫn giữ vị trí là một trong những phân khúc BĐS thu hút nhất trong khu vực. Với công suất cho thuê cao mức kỷ lục, nguồn cung mới hạn chế và nhu cầu thuê lớn đã góp phần làm nên mức tăng trưởng hấp dẫn của giá thuê.

Thị trường nghỉ dưỡng đang được hưởng lợi do tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như sự tăng trưởng về số lượng đường bay thẳng quốc tế. NĐT phân khúc khách sạn đang đổ vào thị trường Việt Nam – một điểm nóng trong tương lai ở khu vực.

BĐS công nghiệp, được thúc đẩy nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đổ vào ngành sản xuất, cơ sở hạ tầng cải thiện và triển vọng cạnh tranh khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, là một trong những phân khúc có hoạt động M&A sôi động trong năm 2019.

BĐS Việt Nam thu hút mạnh NĐT nước ngoài

Theo Savills, thị trường BĐS Việt Nam đang thu hút được nhiều sự chú ý của các NĐT nước ngoài. Rất NĐT lần đầu tìm hiểu về việc đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các nhóm khách hàng này chủ yếu đến từ các nước trong khu vực – Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, ngoài ra còn có cả các quỹ đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu và các quỹ đầu tư toàn cầu hiện cũng đang tích cực nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam.

Tất cả các phân khúc thương mại và nhà ở đều đang nhắm tới. Sự quan tâm chủ yếu xuất phát từ các quỹ đầu tư không phải với mục đích phát triển dự án mà mua các BĐS đã đi vào vận hành và có thu nhập, ví dụ như văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, các khách sạn 4 – 5 sao. Nhu cầu đầu tư vào thị trường là rất lớn, tuy vậy số lượng giao dịch còn hạn chế trong năm 2018 và 2019 bởi số lượng dự án được nhà đầu tư chào bán rất hạn chế. 

Vì sao nhà đầu tư vẫn bỏ tiền vào bất động sản? - Ảnh 2.

NĐT nước ngoài đang quan tâm mạnh mẽ đến thị trường BĐS Việt Nam

“Nguồn cung số lượng dự án chào bán hạn chế không phải là thách thức duy nhất của thị trường đầu tư BĐS tại Việt Nam mà cả NĐT nước ngoài cũng đối mặt với một số khó khăn nhất định”, đại diện Savills nhấn mạnh.

Quỹ đất hạn chế, đặc biệt là tại những vị trí đắc địa nơi trung tâm đô thị. Điều này khiến việc đầu tư phát triển các dự án BĐS hạng sang trở nên khó khăn hơn. Quy trình và thủ tục phát triển dự án, từ thu hồi, đền bù đất đến cấp phép và đấu thầu thường phức tạp và mất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các NĐT nước ngoài. Trên thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư muốn gia nhập thị trường, nhưng không thể tiếp cận được đất tại những vị trí đẹp.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các NĐT nước ngoài hướng đến BĐS Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro.  Mục tiêu của các NĐT nước ngoài là tìm kiếm các dự án có thể nhanh chóng được phát triển và hoàn thiện để đi vào vận hành, vì vậy họ sẽ tìm đến các dự án minh bạch, chất lượng cao với các đối tác Việt Nam có thể hỗ trợ họ trong các các quy trình thủ tục về xin cấp phép xây dựng, thương lượng phí sử dụng đất, giải phóng mặt bằng & đền bù.

 Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng coi trọng việc có thể so sánh rõ ràng giữa Việt Nam và các quốc gia khác như Indonesia, Singapore, Hong Kong. Để làm được điều này, minh bạch thông tin là rất quan trọng và là một yếu tố cần thiết trong để nhà đầu tư đưa ra quyết định.

Mặt khác, các NĐT trong nước cũng đang chịu áp lực cạnh tranh từ các NĐT nước ngoài với nguồn vốn dồi dào và các mô hình sản phẩm mới đang gia nhập thị trường. Các chính sách mới và điều chỉnh luật cũng đang tạo ra khó khăn cho các NĐT trong việc tìm nguồn vốn, xây dựng và hoàn vốn cho dự án.

Tuy vậy, theo nhận định của Savills, triển vọng đầu tư của thị trường Việt Nam trong tương lai vẫn theo xu hướng khả quan. Sức hút của thị trường BĐS sẽ tiếp tục duy trì, thể hiện ở tăng trưởng FDI, tăng số lượng giao dịch M&A và tăng trưởng số lượng doanh nghiệp mới. Thị trường BĐS, gắn kết trực tiếp đến tiềm năng của nền kinh tế vĩ mô, sẽ chịu tác động của nhiều chính sách về tiền tệ, quy hoạch và kinh doanh.

Với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc đề xuất, ban hành và áp dụng những chính sách khuyến khích đầu tư cũng như cải thiện khung pháp lý, thị trường BĐS Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển bền vững ở tất cả các phân khúc. “Khi các NĐT tìm kiếm một phân khúc BĐS để rót vốn, mối quan tâm của họ thường là tiềm năng và khả năng sinh lời của phân khúc. Nhưng liệu đó có phải là hướng đi đúng, hay câu chuyện phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng tiếp cận và năng lực của nhà đầu tư?”, ông Matthew Powell bày tỏ quan điểm.

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ

Tại phiên thảo luận diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam lần đầu được tổ chức cho Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì ngày 9/5/2019, các doanh nghiệp công nghệ lớn cùng với cơ quan nhà nước đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về những vướng mắc còn tồn tại trong việc kết nối với thị trường và đưa sản phẩm vào thị trường.

dsc 0963 bo truong1 145915 090519 59

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai mạc

Ông Lương Tuấn Thành – Giám đốc công nghệ CMC: "Khi ta làm ra sản phẩm mà không biết sale và marketing hay thậm chí là chuyển miễn phí cho khách hàng thì rất khó bán. Làm ra sản phẩm tốt nhưng chưa gửi được thông điệp tốt đến khách hàng tiềm năng của mình thì cũng khó bán được. Vì khách hàng không biết sản phẩm có giá trị gì và có sẵn sàng mua hay không. Món quà để cho khách hàng dùng thử và khách dùng tốt thì tự họ sẽ giới thiệu cho khách hàng xung quanh. Nếu ta tự tin sản phẩm là tốt thì cộng đồng chính là kênh bán hàng tốt nhất".

Ông Thành cũng cho biết, thực ra khi chính phủ càng lớn, doanh nghiệp càng lớn thì hệ thống IT công nghệ càng lớn và quy trình càng phức tạp. "Khi chúng tôi trao đổi với chính phủ Singapore, họ nhìn nhận rất rõ hệ thống thông tin đã ổn định nhiều năm, chỉ cải thiện nâng cấp thì rất khó đi nhanh. Đầu tư kiểu gì cũng khó đi nhanh. Ta không thể nào vừa làm ổn định phục vụ số đông lại vừa làm công nghệ mới như AI cùng lúc, ta cần phải suy nghĩ hai vấn đề này tách bạch nhau.

Đối với các dự án lớn đòi hỏi đấu thầu vẫn cần phải theo quy trình. Cần phải tách bạch các bài toán lớn và việc sáng tạo, tạo ra giải pháp vượt trội. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ vì cái gì mới sẽ phát triển rất nhanh nhưng cũng đầy rủi ro.

Ông Lê Minh Quốc - Giám đốc Kỹ thuật MK Smart: Thực ra có thể con đường như bấy lâu nay chúng ta đã nói, xác định đầu tiên làm chủ thị trường trong nước mới ra nước ngoài. Nhưng khi tổng kết, doanh số xuất khẩu chiếm đến 60-70% sang các thị trường Nhật, một số quốc gia châu Á khác, Châu Phi...

Người Việt vẫn có tâm lý sử dụng đồ ngoại và tôi cũng không biết tâm lý này bao giờ mới xóa bỏ được. Mặc dù người Việt hoàn toàn có thể làm được. Người Việt làm được nhưng không bán được chính là những rào cản rất lớn.

Bên cạnh đó, thực trạng hiện nay là doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi hơn doanh nghiệp Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh một điều, sản phẩm Việt Nam của chúng tôi hy vọng được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài.

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường: Thời gian vừa qua Bộ y tế đã tổ chức cuộc thi Y tế thông minh – lựa chọn sản phẩm công nghệ ứng dụng vào ngành y tế. Chúng tôi khẳng định doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đủ năng lực, đủ trí tuệ để giải quyết cơ bản hầu hết các bài toán y tế của Việt Nam.

Chỉ có 3 lĩnh vực các doanh nghiệp chưa quan tâm và đầu tư chưa nhiều nên chưa làm, có thể là do cơ chế tài chính, dự án y tế chưa hấp dẫn được các doanh nghiệp. Thứ nhất là bệnh án điện tử, thứ hai là hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh pacs và thứ ba trí tuệ nhân tạo trong y tế

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà: Cơ quan nhà nước có những quy định đã tồn tại từ rất lâu. Có những thể chế để thay đổi phải mất rất nhiều thời gian, đó là rào cản với các doanh nghiệp. Ta chưa có cơ chế để duy trì vận hành hệ thống và hoàn thiện.

Nhiều lúc, doanh nghiệp làm xong cơ quan nhà nước chưa kịp dùng đã hết tiền để chi cho bảo hành nên rất khó. Nên doanh nghiệp còn chưa kịp chứng minh tính hiệu quả của ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước. Chúng tôi cũng muốn nếu doanh nghiệp tham gia một cách có trách nhiệm thì phải cùng với cơ quan nhà nước chứng minh hiệu quả mà ứng dụng đem lại. Nếu chúng ta chỉ đi được nửa đường và không chứng minh được hiệu quả thì cũng khó để giải trình.

Ông Dư Thái Hùng - đại diện MobiFone: Ngoài khó khăn liên quan đến quy trình thì cũng có cái khó liên quan đến quy định nhà nước. Đôi khi nhà nước quy định rõ chỉ tiêu kỹ thuật, nên các sản phẩm mới không thể đầu tư được vì không biết đó là gì.

Ông Lý Quốc Chính - CEO VNPT Technology: VNPT không tham gia vào các dự án với chính phủ nhiều lắm nhưng cũng gặp khá nhiều khó khăn với câu hỏi làm thế nào để trả lương xứng đáng cho người lao động. Hiện tại lương cho các chuyên gia một tháng chỉ 7-8 triệu trong khi lương sinh viên mới ra trường trả từng đó họ đã đi chỗ khác . Thứ hai là chuyển giao công nghệ phải tuân theo luật đấu thầu. Các doanh nghiệp nước ngoài không phải ai cũng hỗ trợ việc đấu thầu. Nếu chỉ có 1-2 nhà cung cấp cũng không đủ để đấu thầu. Chúng tôi nhiều lúc cũng khó khăn đến mức không mua nữa mà phải tự làm.

Thái Trang

Theo Trí thức trẻ

战略伙伴关系