Thị trường logistics Việt Nam tăng trưởng theo nhu cầu của thương mại điện tử

Written by  - 週四, 16 八月 2018

photo1534342054348 15343420543501425696212

Theo JLL Việt Nam, ngành hậu cần (logistics) đã dẫn đầu danh sách các loại hình đầu tư BĐS thương mại hấp dẫn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam cùng với sự phát triển không ngừng của điện thoại thông minh và mức độ phủ sóng mạng 4G ngày càng mở rộng, doanh thu từ hoạt động mua sắm trực tuyến liên tục gia tăng. Theo đó, áp lực ngày càng tăng lên hệ thống ngành hậu cần, chuỗi cung ứng, các kênh phân phối và bán lẻ cũng như hệ thống nhà xưởng/nhà kho.

Theo khảo sát của KPMG "sự thật về người tiêu dùng trực tuyến", người tiêu dùng Việt Nam thích sự tiện lợi của tính năng so sánh giá, các đợt giảm giá trực tuyến và các gói dịch vụ sản phẩm được chào bán với mức giá tốt hơn trên các trang chuyên bán lẻ trực tuyến như Amazon, Lazada và Tiki…

photo1534342054348 15343420543501425696212

Logistics là một phần không thể thiếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công

của thị trường thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận được những thương vụ lớn như Alipay của Jack Ma bắt tay với tổng công ty thanh toán Việt Nam (Napas). Trong khi đó, cổng thông tin thương mại điện tử nội địa Tiki đã nhận được 44 triệu USD đầu tư tư JD.com . Bên cạnh đó, vào năm 2016, Central Group đã thâu tóm Zalora Việt Nam và chính thức đổi tên thành Robins Việt Nam.

Theo JLL, Logistics là một phần không thể thiếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công của thị trường thương mại điện tử. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics và vận hành thương mại điện tử nước ngoài đang nỗ lực để không bỏ lỡ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam.

So với các nước khác trong khu vực, thị trường Logistics Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, thị trường chủ yếu cung cấp các sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, phát triển tại khu vực xa trung tâm.

Ngoài ra, thách thức thị trường Logistics của Việt Nam là việc phát triển được một hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và xuyên suốt vẫn còn là một chặng đường dài. Còn nhiều dự án giao thông vận tải bị chậm tiến độ. Quy trình giao thông xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả về thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải tiến đáng kể.

Theo báo cáo "Doing Business 2018" của World Bank, hiện Việt Nam đang mất 105 giờ để xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và và 132 giờ để nhập khẩu phụ tùng ô tô, dài hơn đáng kể so với 62 giờ đối với xuất khẩu và 54 giờ nhập khẩu tại Singapore.

Bên cạnh đó, chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Trong tổng số chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục chiếm hơn 30% so với chỉ 10-15% ở các nước phát triển như Singapore.

Theo Trí Thức Trẻ

战略伙伴关系