Thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng đạt kỷ lục trên 9 tỷ USD

Written by  - 週三, 20 十一月 2019

Tổng cục Hải quan vừa công cố số liệu thống kê sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10 (từ ngày 16-31/10) đạt 24,74 tỷ USD, tăng 17,8%, tương ứng tăng 3,74 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 10/2019.

Theo đó, kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 10 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng đạt 428,63 tỷ USD, tăng 8%, tương ứng tăng 31,7 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2018. 

Con số trên đã đưa cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,53 tỷ USD trong kỳ 2 tháng 10, qua đó đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của của Việt Nam trong 10 tháng của năm 2019 lên đến 9,01 tỷ USD.

Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10 năm 2019 đạt 13,13 tỷ USD, tăng 27,3% (tương ứng tăng 2,82 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 10/2019. Như vậy, tính đến hết tháng 10 năm 2019, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 218,82 tỷ USD, tăng 8,3%  tương ứng tăng 16,7 tỷ USD so với 10 tháng/2018.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 271,13 tỷ USD, tăng 4,3% (tương ứng tăng 11,22 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 157,5 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 20,48 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018. Những mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh nhất trong nửa cuối tháng 10 là điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…

Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 10 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 10/2019 đạt 8,9 tỷ USD, tăng 27,7%, tương ứng tăng 1,93 tỷ USD so với kỳ 1 tháng 10/2019, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 10 tháng năm 2019 của nhóm các doanh nghiệp này lên 149,83 tỷ USD, tăng 4,8% (tương ứng tăng 6,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 68,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10/2019 đạt 11,61 tỷ USD, tăng 8,6% (tương ứng tăng 923 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 10/2019.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 10/2019 tăng so với kỳ 1 tháng 10/2019 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 253 triệu USD, tương ứng tăng 17,4%; xăng dầu các loại tăng 250 triệu USD, tương ứng tăng 130,6%;%; than các loại tăng 115 triệu USD, tương ứng tăng 110,4%; ngô tăng 91 triệu USD, tương ứng tăng 104%...

Như vậy, tính đến hết tháng 10/2019, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 209,81 tỷ USD, tăng 7,7% (tương ứng tăng 15 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 10 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong đó, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 6,32 tỷ USD, tăng 3,6% (tương ứng tăng 219 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 10/2019, qua đó nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 10 tháng năm 2019 của nhóm các do​anh nghiệp này lên 121,30 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 4,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 57,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Theo Tổng cục Hải quan, chu kỳ xuất khẩu các mặt hàng như: Dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, nông, thủy sản… thường ở mức cao trong giai đoạn cuối năm do nhu cầu hàng hóa phục vụ các ngày lễ tết tăng cao. Việt Nam đang tận dụng tốt các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng xuất khẩu. Cùng với việc tận dụng tốt các cơ hội từ các FTA, xuất khẩu cũng nhận được nhiều thuận lợi từ các nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trong nước.

Ngoài ra, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 được công bố gần đây, Việt Nam tăng 10 bậc và lên thứ hạng 67, vượt trước một quốc gia lớn như Ấn Độ. Mặc dù Việt Nam vẫn đang xếp sau một số quốc gia Đông Nam Á (trong bảng xếp hạng Singapore ở vị trí dẫn đầu và Philippin vị trí 64), song không nước nào có thể cải thiện thứ hạng ấn tượng như vậy chỉ trong một năm.

Với những yếu tố này, kỳ vọng kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay có thể đạt 500 tỷ USD vẫn còn nhiều hy vọng đạt được.

Theo Tạp Chí Tài Chính

战略伙伴关系