Đón cơ hội phát triển ngành nhựa và cao su

Written by  - 週三, 02 十月 2019

Ngành công nghiệp nhựa - cao su trong nước và xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường. Đây là lý do mà các nhà sản xuất thiết bị, máy móc thế giới phục vụ cho hai ngành này ngày càng tìm đến Việt Nam.

Còn nhiều dư địa thị trường để phát triển

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp nhựa, việc Việt Nam ký kết các giệp định thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ nhựa. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và thuế xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi. Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường các nước châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, trong khi đó, khách hàng tại các quốc gia này ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam.

Đáng chú ý, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa của Trung Quốc ngày càng tìm đến các nước trong khu vực Đông Nam Á để đầu tư nhằm tránh Mỹ đánh thuế cao nhóm mặt hàng này nhập từ Trung Quốc, trong đó Việt Nam được xem là một trong những điểm đến được chú ý.

Do đó, giới kinh doanh dự báo sắp tới, khả năng sẽ có nhiều đơn hàng sản xuất mặt hàng này ở Trung Quốc chuyển sang Việt Nam thực hiện, đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải chuẩn bị để nắm bắt cơ hội này.

Nhiều công ty đa quốc gia sẽ phải đi gia công các sản phẩm để cung cấp cho các hệ thống bán lẻ của họ.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), nhựa là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm hai con số. Và thị trường xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng và có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Do đó để cạnh tranh tốt hơn, các nhà sản xuất phải tính đến chuyện đầu tư máy móc, thiết bị mới, đặc biệt là những công nghệ sản xuất tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường…

Tương tự, ngành cao su Việt Nam cũng phát triển theo hướng bền vững và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Năm 2018, cao su thiên nhiên là mặt hàng nông sản lớn thứ 5 về giá trị xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo, cà phê, hạt điều, trái cây và rau quả.

Đáng chú ý, theo ông Võ Hoàng An, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, dù thị trường năm 2018 rất khó khăn và giá cao su trên thị trường thế giới rất thấp nhưng tổng lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam vẫn đạt 1,56 triệu tấn với trị giá 2,1 tỷ USD.

Các sản phẩm cao su của Việt Nam như lốp xe, linh kiện và cao su kỹ thuật, đế giày, găng tay và các sản phẩm may mặc bằng cao su, săm xe, tấm cao su, chỉ thun có bọc vật liệu dệt, băng tải, nệm gối, dụng cụ thể thao cao su, sản phẩm y tế… được xuất khẩu qua các thị trường chính là Hoa Kỳ, Malaysia, Bỉ, Đức, Brazil, Nhật Bản, Thái Lan… cho thấy triển vọng và tiềm năng rất lớn của ngành cao su Việt Nam trong những năm sắp đến.

Theo VnEconomy

战略伙伴关系