Tại sao Samsung, Foxconn và LG lại chọn đặt nhà máy ở phía Bắc thay vì phía Nam?

Written by  - 週一, 26 八月 2019

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có khoảng cách gần với Trung Quốc cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản – hai quốc gia đóng góp nhiều FDI cho Việt Nam hơn là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán ACB (ACBS), số vùng công nghiệp đã tăng gấp 5 làn trong 9 năm qua, từ 61 khu cuả năm 2000 lên 344 khu vào tháng 6/2019. Trong đó, 326 khu công nghiệp (KCN) và 18 khu kinh tế (KKT) ven biển.

Trong 6 tháng 2019, các KCN và KKT đã thu hút 340 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 8,7 tỷ USD và 334 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký mới là 82.900 tỷ đồng. Luỹ kế đến tháng 6/2019 các KCN, KKT đã thu hút được khoảng 8.900 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 186 tỷ USD, và gần 9.100 dự án trong nước, tổng vốn 2.100 tỷ đồng.

Việt Nam hiện có 4 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, Trung, Nam, và Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Nam là vùng kinh tế lớn nhất chiếm 45% GRDP cả nước và đóng góp 42% ngân sách nhà nước, 40% kim ngạch xuất nhập khẩu và 40% vốn FDI đăng ký 2018.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh. Khu vực này có 129 KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trung bình là 81% chủ yếu nhờ tỷ lệ hấp thu tốt ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Số liệu của JLL cho biết tỷ lệ cho thuê đất trung bình ở vùng này là 95 USD/m2/50 năm. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước với mức giá thuê đất trung bình là 162 USD/m2/50 năm. Giá cho thuê kho là 3,5 – 5 USD/m2/tháng trong 3-5 năm, tăng nhẹ so với cuối năm 2018.

Tại sao Samsung, Foxconn và LG lại chọn đặt nhà máy ở phía Bắc thay vì phía Nam?

Khu vực phía Nam là nơi tập trung các ngành công nghệp truyền thống như nhựa và dệt may, vốn là ngành xuất khẩu cốt lõi, ngược với khu vực phía Bắc, tập trung hút FDI của các ngành công nghiệp mới.

战略伙伴关系