Thông cáo báo chí

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

photo1537928575508 15379285755081005329743

Trong cơ cấu giá xăng có cả thuế bảo vệ môi trường (BVMT) và thuế VAT. Mức thuế BVMT hiện nay là 3000 đồng/lít, sau ngày 1.1.2019 tăng lên 4000 đồng/lít. Tuy nhiên điều khiến nhiều khách hàng thắc mắc là việc áp thuế VAT lên cả thuế BVMT liệu có phải là “thuế chồng thuế”?

Trong cơ cấu giá xăng có cả thuế bảo vệ môi trường (BVMT) và thuế VAT. Mức thuế BVMT hiện nay là 3000 đồng/lít, sau ngày 1.1.2019 tăng lên 4000 đồng/lít. Tuy nhiên điều khiến nhiều khách hàng thắc mắc là việc áp thuế VAT lên cả thuế BVMT liệu có phải là “thuế chồng thuế”?

Thuế của thuế?

Anh Hoàng Trung ở Cầu Giấy - Hà Nội mua 500.000 tiền xăng E5 theo thói quen, đến khi nhận hóa đơn thì anh lấy làm ngạc nhiên khi thấy ghi đơn giá là 17.455 đồng/lít, thành tiền là 429.915 đồng, thuế BVMT 24.631 đồng, thuế VAT là 45.455 đồng cho 24,63 lít xăng.

Anh Trung cho biết: “Đầu tiên tôi rất hài lòng về việc thuế BVMT đối với E5 chỉ là 1.000 đồng/lít vì lâu nay tôi nghĩ rằng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng E5 chỉ bằng 95% so với mức thuế của các loại xăng khác, tương ứng 2.850 đồng/lít. Việc giảm thuế sâu đối với E5 sẽ khuyến khích người dùng xăng sinh học. Tuy nhiên việc đánh cả thuế VAT phần thuế BVMT (tương ứng 2.400 đồng - PV) dù không cao nhưng tôi thấy còn thắc mắc”.

photo 1 153792840051614962062

Một lít xăng phải chịu 7 loại thuế, phí. Ảnh: T.K.T.S

Tương tự anh Trịnh Quang Hòa ở Hà Nội sau khi mua 33,33 lít xăng A95, khi nhận hóa đơn đã khá ngạc nhiên khi thấy ghi đơn giá là 17.182 đồng/lít, thuế BVMT là 100.000 đồng, VAT là 67.200 đồng, tổng số tiền là 740.000 đồng. “Tôi đồng ý với việc nộp thuế bảo vệ môi trường, ở đây tương ứng với 3.000 đồng/lít. Thế nhưng phần này lẽ ra là phải tách khỏi thuế VAT vì theo tôi, thuế VAT tôi phải trả chỉ là 57.200 đồng (tương đương 10% của 572.727 đồng - là số tiền 33,33 lít xăng A95 theo đơn giá 17.182 đồng) chứ không phải 67,2 đồng. Nghĩa là tôi đã trả dư 10.000 đồng. Hay nói cách khác, phần thuế BVMT của tôi cũng bị đánh thuế VAT 10%, như vậy là chồng thuế”.

Đúng luật, nhưng…

Trao đổi với Lao Động, đại diện Cục quản lý thuế - Bộ Tài chính lý giải: “Mỗi sắc thuế trong hệ thống thuế có vai trò khác nhau: Thuế nhập khẩu thu vào hàng hóa nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt thu vào hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần hạn chế sản xuất, tiêu dùng (thuốc lá, rượu…) hoặc thu vào những mặt hàng nhà nước cần điều tiết; thuế môi trường thu vào hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường; thuế giá trị gia tăng thu vào hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.

Thuế GTGT (VAT) là sắc thuế tiêu dùng và người mua hàng hóa, dịch vụ là người trả thuế. Các nước áp dụng thuế VAT đều quy định giá tính thuế VAT là giá bán cuối cùng đến tay người mua chưa có thuế VAT và giá bán này đã bao gồm các khoản thuế gián thu: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và các khoản phí, phụ thu, trợ giá của Nhà nước khác (nếu có).

Tại khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT (có hiệu lực từ 1.1.2014) đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 quy định giá tính thuế GTGT như sau: Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có)”.

 

Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung thêm những quy định mới để đảm bảo đồng bộ hệ thống chính sách thuế và phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế về giá tính thuế VAT. Theo đó, giá tính thuế VAT đối với hàng hoá chịu thuế BVMT là giá bán đã có thuế BVMT nhưng chưa có thuế VAT.

Tổng cục Thuế cho biết, Thuế BVMT cấu thành trong giá vốn hàng hoá của người nộp thuế BVMT. Do vậy, trong các khâu sau khi nộp thuế, người bán không thể xác định được số thuế BVMT trong giá trị hàng hoá khi bán cho khách hàng, không tách được thuế BVMT khỏi giá tính thuế GTGT.

Đánh giá về hiệu quả của việc thu thuế BVMT, Bộ Tài chính đánh giá: Giai đoạn 2012-2017 thuế BVMT thu khoảng 150.810 tỉ đồng, bình quân khoảng 25.135 tỉ đồng/năm, chiếm tỉ trọng khoảng 1,48% - 4,27% trên tổng thu NSNN và khoảng 0,34% - 0,98% GDP hằng năm. Trong đó, năm 2012 là 11.160 tỉ đồng; năm 2013 là 11.512 tỉ đồng; năm 2014 là 11.970 tỉ đồng; năm 2015 là 27.020 tỉ đồng; năm 2016 là 44.323 tỉ đồng và năm 2017 khoảng 44.825 tỉ đồng.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tính toán nếu áp mức 4.000 đồng/lít từ 1.1.2019 thì số thu thuế BVMT dự kiến đối với xăng, dầu khoảng 55.591 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 14.863 tỉ đồng/năm.

Còn nhớ tại phiên thảo luận giữa tháng 7 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội XIV về Dự thảo nghị quyết biểu thuế môi trường, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đã tỏ nỗi băn khoăn liên quan đến một thông tin từ tờ trình của Chính phủ. Đó là giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản hiện đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và Châu Á. Cụ thể thấp hơn Lào là 5.556 đồng/lít, Campuchia là 3.745 đồng/lít, Trung Quốc là 1.468 đồng/lít... Theo bà Hải thì không chỉ nêu giá thấp hơn mà cần bóc tách xem trong cơ cấu giá thì thuế chiếm bao nhiêu phần trăm. Hơn nữa cũng không nên cung cấp thông tin một chiều mà cần cho biết cả giá xăng ở Việt Nam đang cao hơn những nước nào và cao hơn bao nhiêu.

Theo Khánh Hòa - Linh Anh (Báo Lao Động)

photo1537948562976 15379485629761400631584

Chỉ vài tháng trước, Lenovo vẫn là cổ phiếu công nghệ tệ nhất thế giới nhưng nó đã tăng 42% trong gần 5 tháng qua kể từ khi bị loại khỏi rổ Hang Seng Index.

Con số 42% khiến cổ phiếu Lenovo vượt xa tất cả các cổ phiếu công nghệ khác của Trung Quốc trong cùng thời kỳ. Nó còn ấn tượng hơn khi chứng khoán Trung Quốc đã rơi vào thị trường gấu khi phải hứng chịu mức sụt giảm liên tục trong nhiều tháng qua.

Sự phục hồi nhanh chóng của cổ phiếu Lenovo khiến các nhà đầu tư cảm thấy kinh ngạc. Trước đó, nó bị gọi là cổ phiếu công nghệ tệ nhất thế giới, với mức sụt giảm tới 56% trong khoảng thời gian từ 3/2013-4/2018. Theo đuổi cuộc đua smartphone nhưng không thu về thành quả là lý do khiến cổ phiếu Lenovo bị các nhà đầu tư quay lưng.

Linus Yip, một chiến lược gia của First Shanghai Securities, nhận định: "Sự phục hồi của cổ phiếu Lenovo khiến các nhà đầu tư kinh ngạc. Sự phực hồi mạnh mẽ trong một thị trường gấu ở thời điểm mà những gã khổng lồ như Tencent cũng đang lao đao, càng khiến người ta không thể ngờ tới". Kể từ khi Lenovo bị loại khỏi rổ Hang Seng Index, cổ phiếu Tencent cũng đã mất 20% giá trị.

Một phần của sự phục hồi nằm ở những lô hàng máy tính để bàn mà Lenovo xuất khẩu khắp thế giới, vốn đang có mức tăng trưởng ấn tượng nhất theo quý trong 6 năm qua. Kết thúc quý 2/2018, Lenovo có thu nhập ròng tốt hơn nhất nhiều so với mức 77 triệu USD của quãng thời gian trước. Đơn vị điện thoại thông minh, vốn liên tục lỗ và khiến các nhà đầu tư lo ngại, cũng đã giảm một nửa số lỗ.

800x 1 15379483671331126680506

Cổ phiếu Lenovo tăng vọt khiến các nhà đầu tư bán khống hứng chịu những thiệt hại kinh hoàng.

Sự phục hồi của Lenovo cũng là tín hiệu tốt, nhất là trong thời điểm Trung Quốc lún sâu vào cuộc chiến thương mại với Mỹ. Sự tăng trưởng của Lenovo cho thấy thị trường nội địa Trung Quốc rất tiềm năng, có thể giúp chống lại cuộc chiến thương mại với người Mỹ.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, thị trường nội địa Trung Quốc là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp nước này hướng tới khi Mỹ đánh thuế hàng trăm tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Những khoản thuế của Mỹ khiến giá bán các sản phẩm tăng cao, làm các doanh nghiệp Trung Quốc không thể cạnh tranh với các đối thủ khác.

 

Tuy nhiên, xét về lâu dài, cuộc chiến thương mại chắc chắn sẽ gây ra những tổn hại khó lương với cả Mỹ và Trung Quốc. Các cuộc đàm phán thương mại, vốn được thiết kế để giải quyết những bất đồng, cũng không đạt được kết quả. Phía Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ ngừng hoàn toàn việc đàm phán với Mỹ nếu Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây áp lực bằng việc đe dọa đánh thuế thêm hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Công nghệ eSIM trong chiếc iPhone XS và XS Max của Apple được giới chuyên môn nhìn nhận là "Kẻ thay đổi thế giới". Trong cuộc chơi mà chưa nhà mạng Việt Nam nào tham gia, đơn vị nào nhanh tay khả năng sẽ hút được một lượng đông đảo các tín đồ của iPhone, và cả những hãng sản xuất điện thoại đang manh nha tham gia "chuyến tàu eSIM" mới. Thực tế, đã có nhà mạng Việt lập riêng một ban dự án mang tên công nghệ mới này.

photo1537776441298 1537776441299733451135

Một nhà mạng lớn nhất nhì Việt Nam tiết lộ họ đã lập riêng một dự án mang tên "eSIM".

ESIM xuất hiện lần đầu trên chiếc đồng hồ thông minh Samsung Samsung Gear S2 năm 2016 và ngày càng trở nên phổ biến.

Việc Apple mới đây công bố dòng điện thoại mới của hãng - iPhone XS và XS Max được sử dụng công nghệ eSIM bên cạnh 1 khe SIM truyền thống càng khẳng định hơn dự đoán của nhiều chuyên gia công nghệ rằng công nghệ này sẽ bùng nổ trong tương lai.

trong lan song cong nghe den tu chiec iphone moi nha mang nao ra tay som se thang lon 2 15377764216791125547086 15377777276431744486391

Nhiều người cho rằng SIM vật lý sẽ sớm bị "khai tử".

 

Hiện công nghệ eSIM mới được hỗ trợ ở 10 quốc gia, gồm Áo, Croatia, Canada, Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ, với một số lượng hữu hạn các nhà mạng cung cấp dịch vụ. Tại Việt Nam, vẫn chưa có nhà mạng nào hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho eSIM.

Việc chưa có đơn vị nào cung cấp dịch vụ cho eSIM lại là lợi thế cho đơn vị nào "dám" tiên phong trong công nghệ mới này. Bởi chiếc iPhone mới sẽ hỗ trợ 2 SIM, những người dùng iPhone sẽ có nhu cầu thử dùng eSIM bên cạnh SIM vật lý đã có của họ.

Như vậy, nhà mạng nào tiên phong hỗ trợ eSIM đầu tiên sẽ "hút" được tất cả khách hàng đang sử dụng iPhone - sản phẩm điện thoại được rất nhiều người Việt ưa chuộng, chưa kể những cái tên hãng sản xuất khác đang manh nha ứng dụng công nghệ mới này trong các dòng điện thoại sắp tới của họ như Samsung, OPPO, Huawei… Thử hình dung xem con số khách hàng mới sẽ lớn như thế nào.

Phát biểu về công nghệ mới này trên Nhịp sống Kinh tế, đại diện một nhà mạng lớn ở Việt Nam khẳng định: eSIM chắc chắn là xu hướng mà doanh nghiệp trong ngành viễn thông Việt Nam phải đi theo, dù muốn dù không.

"Sớm muộn các nhà mạng cũng sẽ phải hỗ trợ eSIM, vì nó là xu hướng của các nhà phát triển phần cứng, nên các dịch vụ viễn thông đi kèm cũng sẽ phải bước theo…"

"Đây vốn không phải là chuyện làm hay không làm, mà là bài toán làm lúc nào, làm như thế nào sẽ phải tính rất kỹ. Vì với một sản phẩm mới, có phần phi truyền thống và liên quan đến cả phần cứng lẫn phần mềm (dịch vụ) như vậy là không dễ", đại diện này cho biết.

Thực tế, một nhà mạng lớn nhất nhì Việt Nam tiết lộ họ đã lập riêng một dự án mang tên "eSIM".

Tiềm năng thị trường của eSIM lớn đến đâu?

Trên trang LinkedIn, ông Sebastian Barros - Phó Chủ tịch bộ phận bán hàng của hãng viễn thông Axiata tại Ericsson trích báo cáo của hãng phân tích viễn thông Ovum cho biết: Thị trường eSIM được kỳ vọng sẽ tăng từ 4,4 triệu thiết bị vào năm năm 2016 lên 234 triệu thiết bị năm 2021.

trong lan song cong nghe den tu chiec iphone moi nha mang nao ra tay som se thang lon 3 15377764216821307721220

Nguồn: Ovum.

Máy tính bảng và thiết bị đeo được như iPad Pro và đồng hồ thông minh Samsung Galaxy Gear chiếm phần lớn số lượng thiết bị được trang bị eSIM bán ra trong năm 2016, nhưng tỷ lệ này sẽ thay đổi ngay khi điện thoại thông minh tương thích eSIM đầu tiên được giới thiệu trong năm 2018.

Đến năm 2021, 66% thiết bị ứng dụng eSIM sẽ là điện thoại thông minh.

Việc sử dụng eSIM của người tiêu dùng có nghĩa là các nhà sản xuất chipset sẽ thương lượng với các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) như Apple và Samsung trực tiếp và chuỗi giá trị ngành có thể được cấu trúc lại. Việc sản xuất và phân phối các thẻ SIM vật lý trở nên (phần nào) lỗi thời, nhưng các thẻ SIM vật lý sẽ không biến mất khỏi thị trường trong vài năm tới, bài nghiên cứu của ba tác giả Markus Meukel, Markus Schwarz, và Matthias Winter của McKinsey cho biết.

trong lan song cong nghe den tu chiec iphone moi nha mang nao ra tay som se thang lon 4 15377764216881800077308

 

Thay vào đó, sẽ có một giai đoạn tương đối dài tồn tại song song giữa công nghệ SIM hiện tại và SIM tiêu chuẩn mới. Vô số các thiết bị hiện có sẽ vẫn phải được phục vụ liên tục, và đặc biệt là các thị trường đang phát triển sẽ có chu kỳ sử dụng các thiết bị và điện thoại với SIM truyền thống dài hơn.

Cơ hội nào khi lòng trung thành của khách hàng vơi đi?

Với eSIM, khách hàng có lẽ dễ dàng thay đổi nhà mạng (ít nhất là tệp khách hàng trả trước), những quảng cáo và khuyến mãi ngắn hạn cũng có thể dễ dàng khuyến khích khách hàng đổi mạng. Điều này có nghĩa eSIM có thể khuấy động sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác mạng trong hệ sinh thái trả trước một cách mạnh mẽ.

 

Nhưng điều này không có nghĩa là một khách hàng không bị ràng buộc vào một hợp đồng hợp đồng sẽ thay đổi nhà mạng thường xuyên hơn hoặc chi tiêu ít hơn. Người tiêu dùng vẫn có thể ưu tiên một giao dịch cung cấp trải nghiệm người dùng cao cấp với chất lượng cuộc gọi ở mức chấp nhận được. Khách hàng hài lòng sẽ ở lại lâu hơn với nhà mạng của họ.

Theo Trí Thức Trẻ

img 201809220926518217

Trong lĩnh vực công nghệ Việt, Dicom được biết đến là công ty tiên phong trong sản xuất thiết bị điện thông minh cụ thể là hệ thống các sản phẩm cho giải pháp Nhà thông minh (Smarthome), Khách sạn thông minh hay Tòa nhà thông minh. Tuy nhiên một lĩnh vực công nghệ khác mà Dicom cũng đang có những bước tiến vượt bậc là “Tích hợp hệ thống” (System Integration - SI).

Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tích hợp các hệ thống chuyên dụng trong điều khiển không lưu, an ninh quốc phòng, an ninh công cộng, thông tin hàng hải, Dicom đã hoàn thành rất nhiều dự án lớn, trọng điểm của quốc gia, cụ thể gần đây nhất, Dicom vừa cung cấp và lắp đặt hệ thống giám sát thời tiết và hệ thống điều khiển không lưu cho sân bay Vân Đồn, hệ thống ADS-B, VHF, VSAT Cà Mau. Trước đó Dicom cũng góp mặt trong nhiều dự án lớn khác như cung cấp hệ thống thiết bị cho đài kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất, trạm Côn Sơn, sân bay quốc tế Đà Nẵng…

Nghĩ lớn – làm lớn

Với nền tảng tích hợp công nghệ lâu năm, Dicom luôn mong muốn đưa các sản phẩm công nghệ do Việt Nam sản xuất ra thị trường, không chỉ các sản phẩm cho dân sự mà còn cho các dự án quân sự…

Bởi vậy, năm 2013, Dicom đã chính thức quyết định tiến hành nghiên cứu, phát triển và sản xuất hệ thống điều khiển thông tin thoại iCS2020-VCS – hệ thống thiết bị mà từ trước đến nay Việt Nam phải nhập khẩu từ các hãng uy tín của nước ngoài.

Hệ thống iCS2020 – VCS của Dicom kết hợp truyền tín hiệu radio analog, tín hiệu radio digital, điện thoại và giải pháp thoại nội bộ trong một hệ thống an ninh dựa trên công nghệ IP, có thể ứng dụng cho điều khiển không lưu, các trung tâm chỉ huy trong các hệ thống lớn của quốc gia như phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, an ninh quốc phòng, thông tin hàng hải…

img 20180922092622306

Những thách thức không nhỏ

Sản phẩm công nghệ trên thị trường Việt Nam luôn gặp những thách thức không nhỏ bởi rào cản về mặt tâm lí của người tiêu dùng ngay từ những sản phẩm công nghệ cá nhân thông dụng đến những hệ thống cho các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố chính kìm hãm sự phát triển của công nghệ Việt phải kể đến tư tưởng chuộng hàng ngoại (không coi trọng hàng Việt) hay ngại thay đổi, cập nhật cái mới.

Dicom đã từng bước loại bỏ các rào cản đó để khẳng định vị thế trên thị trường. Các sản phẩm do Dicom sản xuất cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại, hiện nay, hệ thống điện thông minh của Dicom được lắp đặt trong hàng trăm công trình dân dụng với hệ thống nhà phân phối và đại lí trải rộng khắp cả nước.

Bên cạnh đó, Hệ thống chuyên dụng do Dicom sản xuất – iCS 2020 đã được ứng dụng trong nhiều dự án an ninh quốc phòng, dự án điều khiển không lưu – các dự án tầm cỡ của quốc gia.

img20180922092556269

Mang công nghệ Việt ra thế giới.

Mục tiêu của Dicom không chỉ dừng lại ở thị trường Việt Nam mà xa hơn là xuất khẩu ra thị trường thế giới. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, hệ thống iCS 2020 nhận được sự đánh giá tốt của các đối tác từ Cu Ba, Singarpore… và gần đây, Dicom đã có đơn đặt hàng đầu tiên về hệ thống iCS2020-VCS từ Cu Ba.

Công nghệ Việt đang ngày càng phát triển và Dicom là một trong những doanh nghiệp góp phần đưa công nghệ Việt xứng tầm với công nghệ quốc tế. Hi vọng trong 1 vài năm tới, người Việt sẽ hoàn toàn tin tưởng và ưu tiên lựa chọn hàng công nghệ Việt Nam, đồng thời, ngày càng nhiều sản phẩm công nghệ do Việt Nam sản xuất được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Với khoảng 80.000 USD, hacker có thể gây ra thiệt hại rất lớn cho toàn bộ hệ thống của Bitcoin.

 

Chúng ta vẫn thường hay nói về các cuộc tấn công 51% có thể giúp hacker kiểm soát toàn bộ hệ thống của một đồng tiền mã hóa, nhằm tạo ra các giao dịch giả mạo và trục lợi. Rất may là các cuộc tấn công 51% này khó có thể đe dọa các nền tảng blockchain lớn như Bitcoin.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật còn nghiêm trọng hơn cả các cuộc tấn công 51%, có thể đe dọa làm sụp đổ toàn bộ hệ thống Bitcoin. Lỗ hổng bảo mật này được phát hiện bởi các nhà phát triển Bitcoin Core - phần mềm hỗ trợ chính cho blockchain của Bitcoin.

photo1537429227038 15374292270381784085614

Giáo sư Emin Gün Sirer tại Đại học Cornell cho biết: “Chỉ với 80.000 USD, bạn có thể làm sập toàn bộ hệ thống Bitcoin. Đó là số tiền rất ít nếu so với việc thực hiện một cuộc tấn công 51% vào blockchain của Bitcoin”.

Lỗ hổng này không nằm trong blockchain của Bitcoin, mà nằm trong phần mềm hỗ trợ Bitcoin Core. Một số đồng tiền mã hóa khác cũng sử dụng phần mềm Bitcoin Core cũng bị ảnh hưởng, như Litecoin đã báo cáo vào hôm thứ 3 vừa qua.

Báo cáo của các nhà nghiên cứu mô tả lỗ hổng bảo mật này cho phép hacker có thể thêm vào các khối (block) mã độc. Các block này có thể được tạo ra bằng cách thực hiện giao dịch chi tiêu nhiều lần với cùng một số lượng Bitcoin. Block mã độc có thể được gửi xung quanh mạng Bitcoin và làm hỏng phần mềm của bất kỳ thợ mỏ nào nhận được nó.

Blockchain của Bitcoin là một mạng ngang hàng, hoạt động dựa trên các node. Tất cả các node này tương ứng với các thợ mỏ, có nhiệm vụ xác nhận giao dịch có hợp lệ hay không và ghép chúng vào trong khối mới.

Có khoảng 95% thợ mỏ đang sử dụng phần mềm Bitcoin Core. Và với lỗ hổng bảo mật kể trên, khi một node bất kỳ nhận được block mã độc, nó sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn thay vì từ chối xác nhận giao dịch không hợp lệ.

Kịch bản xấu nhất là toàn bộ hệ thống blockchain của Bitcoin sẽ sụp đổ. Mặc dù vậy, giáo sư Sirer cho biết vẫn có thể khôi phục lại hệ thống blockchain này. Tất nhiên sẽ mất nhiều thời gian và sẽ có nhiều vấn đề rắc rối khác xảy ra.

Để có thể khai thác lỗ hổng bảo mật này, hacker sẽ phải mất khoản tiền thưởng cho việc tạo một block. Đó là 12,5 Bitcoin, khoảng 80.000 USD, tuy nhiên thiệt hại có thể gây ra là rất lớn.

Rất may là các nhà phát triển Bitcoin Core đã tung ra một bản vá cho phần mềm này vào hôm thứ 3 vừa qua. Mặc dù vậy, lỗ hổng bảo mật vẫn được coi là một trong những lỗi nghiêm trọng nhất từng được phát hiện của hệ thống Bitcoin.

Tham khảo: motherboard

photo1537408070268 1537408070268637196853

Tình trạng người giàu ngày càng trở nên giàu có hơn ở Trung Quốc đang "đe doạ" kế sinh nhai của hàng loạt công nhân có trình độ thấp.

Chen Lulu, một công nhân sống tại Thâm Quyến, mua tất cả những đồ dùng từ chiếc ô cho đến cuộn giấy vệ sinh trên Pinduoduo, một trang web mua sắm với vô số những sản phẩm giá rẻ. Những sản phẩm tương tự tại các siêu thị nằm ngoài khả năng chi trả của cô.

Chen đến từ một ngôi làng nghèo ở tỉnh An Huy, cô đã làm việc tại một tiệm làm móng gần trung tâm thành phố Thâm Quyến từ năm 2015. Mỗi tháng, cô phải trả 3000 NDT (436 USD) cho một căn hộ hai phòng ngủ trong khu ổ chuột của thành phố, trong khi thu nhập của cô chỉ khoảng 4000 đến 5000 NDT.

"Các loại chi phí sinh hoạt ở Thâm Quyến đang tăng cao, nhưng việc kiếm tiền lại ngày càng khó khăn hơn." - Chen nói.

Người giàu ngày càng giàu hơn, còn người lao động lại không có cơ hội thăng tiến

Việc Chen phải sử dụng những sản phẩm được bày bán trên Pinduoduo lại là sự trớ trêu. Trong một thập kỷ qua, sự bùng nổ internet tại Trung Quốc đã tạo ra một danh sách dài các tỷ phú. Nhà sáng lập Pinduoduo - Colin Huang - là một trong số đó. Giá trị tài sản ròng của ông là 9,89 tỷ USD chỉ sau đợt IPO 1,6 tỷ USD vào tháng 7 vừa rồi.

Tuy vậy, thế hệ giàu có này lại không làm gì nhiều để giúp đỡ những người nghèo nhất của đất nước. Trong khi đó lại có rất nhiều người bị mắc kẹt bởi những công việc vất vả, ít có triển vọng trong bối cảnh nền kinh tăng trưởng chậm và căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Ở trường hợp của Chen, khi số tiền thuê nhà cô phải trả đã tăng gấp đôi trong vòng 3 năm qua thì thu nhập chỉ tăng ở mức vài trăm NDT. Điều này một phần là do các tiệm làm móng buộc phải cắt giảm các loại chi phí, bởi các khách hàng thường tìm kiếm dịch vụ giảm giá trên các trang web.

Hệ số Gini, chỉ số đo lường về mức độ bất bình đẳng trong thu nhập, đã cho thấy những con số khả quan hơn từ năm 2008 nhưng lại trở nên tồi tệ hơn trong vòng 2 năm trở lại đây. Hệ số trên mức 0,4 mang dấu hiệu cảnh báo về mức độ bất bình đẳng đang ở ngưỡng nguy hiểm, kèm theo nguy cơ bất ổn xã hội và chính trị gia tăng. Năm ngoái, con số này là 0,467, tăng từ 0,462 vào năm 2017, theo thống kê của nhà nước. Rất nhiều học giả và các tổ chức độc lập tin rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.

Nghiên cứu sâu hơn về những con số này còn cho thấy một kịch bản đáng lo ngại hơn. Theo số liệu từ Đại học Bắc Kinh, 1% dân số năm giữ 1/3 tổng tài sản của Trung Quốc, trong khi 25% còn lại chỉ nắm giữ 1%.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo, nhưng những thay đổi gần đây từ sản xuất thông thường sang các ngành công nghiệp giá trị gia tăng đã khiến sự chênh lệch về khoản thu nhập của người dân ngày càng cao. Những khoản thưởng cho các CEO và kỹ sư của các công ty công nghệ là rất hào phóng, nhưng hàng trăm nghìn nhân viên sản xuất chỉ nhận được "một mẩu vụn" so với số tiền trên, trong đó bao gồm các nhân viên phân phối sản phẩm cho các trang web thương mại điện tử và tài xế.

Cũng chật vật kiếm sống từng ngày với trình độ thấp như Chen Lulu, Chen Jinhua "làm việc" cùng chiếc xe máy của mình 10 tiếng mỗi ngày, là người giao thực phẩm của Meituan Dianping - nền tảng giao thực phẩm lớn nhất Trung Quốc. Mỗi tháng, anh kiếm được khoảng 7000 NDT, nhiều hơn thu nhập khi làm việc tại nhà máy, nhưng anh vẫn chưa hài lòng với số tiền đó.

Anh nói với phóng viên của Nikkei rằng: "Công việc này có nhiều áp lực hơn thế. Chúng tôi không thể đến muộn dù chỉ là một phút". Anh cho biết, anh thường xuyên phải vượt đèn đỏ hoặc đi sai làn đường để có thể đến địa điểm giao hàng đúng giờ.

Nếu làm đổ thức ăn hoặc giao hàng muộn, anh sẽ phải trả tiền cho toàn bộ đơn hàng đó. Nhưng điều khiến anh thất vọng hơn cả, đó là không có cơ hội thăng tiến. Anh không học được những kĩ năng mới khi làm việc, và anh cũng chẳng thể làm việc ở một vị trí nào khác trong công ty công nghệ.

Tuy vậy, Chen Lulu và Chen Jinhua lại may mắn hơn so với những công nhân nhập cư hay những người vẫn đang vật lộn từng ngày để kiếm sống ở các vùng nông thôn. Năm 2017, trung bình mỗi người sống ở vùng nông thôn chỉ kiếm được số tiền bằng 1/3 so với người sống ở các đô thị, thu nhập hàng năm là khoảng 13.432 NDT.

Chênh lệch giàu nghèo có thể gây ra những rủi ro về bất ổn xã hội

Hiện tại, Bắc Kinh đang rất quyết tâm trong việc xoá nghèo, năm 2015, chủ tịch Tập Cận Bình đã nói kế hoạch này sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Điều đó có nghĩa là sẽ không có bất kỳ người dân Trung Quốc nào phải sống với mức thu nhập 2300 NDT mỗi năm. Tính đến năm 2017, số người nghèo vẫn rất cao, khoảng 30 triệu người. Mục tiêu của ông Tập có vẻ như một "cú sút xa", kéo theo nhiều mối lo ngại về nguy cơ thất nghiệp hàng loạt trong lĩnh vực sản xuất khi cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày một căng thẳng.

 

Cuộc chiến thương mại có thể sẽ mang lại những hậu quả đáng gờm. JPMorgan ước tính rằng Trung Quốc sẽ mất khoảng 700.000 việc làm nếu Mỹ áp đặt mức thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc.

Li Shi, giáo sư kinh tế học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho biết khoảng cách giàu nghèo giữa các thành phố và các vùng nông thôn đã thu hẹp dần nhờ số tiền những công nhân nhập cư mang lại. Nếu người lao động không được tăng thu nhập hoặc mất việc làm thì sự chênh lệch giữa đô thị và nông thôn sẽ cao trở lại và hệ số Gini sẽ có diễn biến tồi tệ hơn.

Mới đây, Bắc Kinh đã cam kết tăng gói hỗ trợ tài chính cho các nước châu Phi với 60 tỷ USD, dấy lên làn sóng phản đối trên các phương tiện truyền thông nước này, họ cho rằng số tiền này nên được sử dụng để cải thiện kế sinh nhai của người dân trong nước khi nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển chậm lại.

Willy Lam, một phê bình gia chính trị, cho biết: "Trung Quốc không thực sự là một quốc gia giàu có." Nhiều người dân thuộc tầng lớp thấp nhất của xã hội cảm thấy mức sống của họ ngày càng tồi tệ khi chi phí nhà ở và y tế rất cao. Ông nói thêm: "Quy mô về bất ổn xã hội sẽ tăng. Chính quyền không thể giải quyết tình trạng này bằng cách chỉ sử dụng lực lượng cảnh sát để duy trì sự ổn định."

Bên cạnh những rủi ro về xã hội, sự chênh lệch về mức thu nhập sẽ cản trở nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xây dựng nền kinh tế định hướng tiêu dùng, khiến nước này trở nên yếu thế hơn trong cuộc chiến thương mại do phụ thuộc vào các hoạt động xuất khẩu và đầu tư.

Chính phủ Trung Quốc dường như cũng nhận thấy sự thay đổi về chính trị. Sau một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 7, họ đã đưa ra một tuyên bố rằng nhà nước cam kết sẽ ổn định nền kinh tế khi đối mặt với "những thách thức mới". Trong đó, vấn đề việc làm được đặt lên hàng đầu trong số 6 lĩnh vực khác đó là tài chính, thương mại quốc tế, đầu tư, đầu tư nước ngoài và "những kỳ vọng".

 Theo Trí thức trẻ/Nikkei

Thời gian qua, mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp (DN), nhưng thực tế nhiều DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ (DNVVN) vẫn chưa tiếp cận được vốn ngân hàng, thậm chí phải đi vay “tín dụng đen” để sản xuất kinh doanh.

Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2016, Việt Nam có gần 500.000 DN, trong đó có hơn 97% là DNVVN. Trong số DNVVN thì có đến 60% DN có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu. Do đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Thực tế cho thấy, nhu cầu tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển của DN rất lớn. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện vẫn còn đến 60% DN chưa tiếp cận được vốn vay.

photo 1 15371515165691060638576

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận được vốn ngân hàng, thậm chí phải đi vay “tín dụng đen” để sản xuất, kinh doanh. Ảnh minh họa.

Tại một hội thảo liên quan đến vấn đề vay vốn ưu đãi, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, một DN sản xuất nông nghiệp hữu cơ băn khoăn: Cần phải minh bạch thông tin, chứ thực tế do thông tin không rõ ràng, có không ít DN bị mắc “bẫy tín dụng”, năm đầu được vay với lãi suất tốt, những năm sau DN vướng khó khăn thì lãi suất tăng 2,3 lần, đẩy DN vào chỗ khốn đốn?

Giải thích vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay nguồn vốn cho vay là nguồn vốn huy động. Như trong những tháng đầu năm, vốn huy động được 2.192.000 tỷ đồng thì trong đó vốn huy động có kỳ hạn chỉ 21%, còn lại 79% là huy động vốn ngắn hạn. Do đó, việc lấy huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thì cho phép, nhưng ở tỷ lệ nhất định. Thường thì, vay trung và dài hạn lãi suất ổn định 1-2 năm đầu, sau đó có sự thỏa thuận lại.

Đại diện VietNamFarm cho rằng, DN thực hiện mô hình hợp tác với nông dân, DN sẽ lo “đầu ra” sản phẩm của nông dân. Nhưng thực tế, nông dân không thể tiếp cận được vốn ngân hàng, mà DN cũng không đủ vốn để cung cấp cho nông dân. Vậy, có gói tín dụng nào của ngân hàng cho vay theo mô hình này?

Ông Đặng Đức Huy, Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết: Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tháng 5 vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng SCB ký hợp tác với 2 tổ chức là Liên minh hợp tác xã (HTX) và Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, để hình thành chuỗi giá trị. Vậy khi DN tham gia chuỗi giá trị thì tài chính cũng sẽ tham gia theo vào chuỗi ấy. Vậy, để người nông dân tiếp cận được vốn ngân hàng mà không có tài sản đảm bảo, thì họ phải tham gia vào chuỗi giá trị, ông Huy giải đáp vướng mắc của đại diện VietNamFarm.

Hiện TP Hồ Chí Minh có rất nhiều chương trình ưu đãi vốn dành cho DN như: Chương trình kết nối ngân hàng - DN, chương trình hỗ trợ ưu đãi kích cầu, chương trình hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp phụ trợ... Riêng chương trình kết nối ngân hàng - DN TP Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng số tiền các ngân hàng thương mại giải ngân (theo gói cam kết hỗ trợ gần 260.000 tỷ đồng) là hơn 123.000 tỷ đồng cho gần 2.700 DN vay.

Ngoài ra, chương trình cũng ký kết hỗ trợ vốn 120 DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vay gần 7.000 tỷ đồng vốn ưu đãi. Các quận huyện cũng tổ chức kết nối gần 200 DN thuộc các lĩnh vực ưu tiên được vay hơn 4.400 tỷ đồng...

Có 5 lĩnh vực ưu tiên được vay vốn ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và của UBND TP Hồ Chí Minh, gồm: phát triển nông thôn, DNVVN, DN xuất khẩu, Công nghiệp hỗ trợ, DN sản xuất hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao. Các DN vay ngắn hạn thì lãi suất phổ biến 7-8%, vay trung hạn và dài hạn 9-10%.

Ngoài ra, ngành Ngân hàng TP cũng tích cực xử lý nợ xấu để có thêm nguồn vốn dồi dào cho DN vay. Tính đến cuối tháng 5-2018, nợ xấu của TP Hồ Chí Minh chỉ còn 3%. Nếu trừ đi nợ xấu của 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng thì nợ xấu tại TP Hồ Chí Minh chỉ còn 1,7%. Đây là con số thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, nên TP có thêm nguồn vốn để hỗ trợ DN vay.

 

Nói về việc hỗ trợ DN tiếp cận vốn giá rẻ, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, khẳng định: “Từ nay đến cuối năm, ngành Ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh không thiếu vốn cho DN sản xuất kinh doanh, ngay cả khi vào thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn thường rất cao”.

Tuy nhiên, ông Minh khẳng định, thời gian qua các ngân hàng mở rộng cửa cho DNVVN. Thế nhưng, những vấn đề tồn tại của chính DN lại là rào cản để họ tiếp cận vốn. Cụ thể, nhiều chủ DN không hiểu rõ quản lý tài chính nên thiếu các hoạch định kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn. Thêm vào đó, hiện tượng hai sổ sách kế toán, nhằm giảm mức thuế phải đóng cũng khiến cho ngân hàng ngần ngại khi cho DN vay vốn. Rất nhiều DNVVN hiện vẫn giữ hình thức này.

“Thực tế, việc hiểu rõ thực trạng hoạt động của DN qua hồ sơ kê khai thuế minh bạch là rất cần thiết để DN và ngân hàng có thể đi đường dài cùng nhau”, ông Minh thông tin.

Theo Thúy Hà (Công An Nhân Dân)

photo1536654477527 1536654477527783854741

M&A trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam đã bùng nổ trong những năm gần đây, quan hệ đối tác là cách các công ty bảo hiểm nước ngoài đang áp dụng để bước chân vào thị trường Việt Nam.

Công ty chứng khoán Rồng Việt vừa công bố báo cáo cập nhật về ngành bảo hiểm. Nhóm phân tích của VDSC cho biết, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đánh giá là rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trên toàn cầu do tỷ lệ xâm nhập thấp, tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây và tiềm năng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo tăng 6-6,2%/năm trong ít nhất 5 năm tới (theo OECD).

screenshot28 15365472423452000584656 15365472628412073192222

M&A trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam đã bùng nổ trong những năm gần đây, quan hệ đối tác là cách các công ty bảo hiểm nước ngoài đang áp dụng để bước chân vào thị trường Việt Nam. 

VDSC cho rằng, điều này khác với những gì xảy ra trên thị trường trước năm 2011, khi hình thức các nhà bảo hiểm quốc tế thành lập các công ty 100% vốn ngoại để tham gia thị trường Việt Nam khá phổ biến. 

Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh rằng trong một ngành non trẻ và cạnh tranh quyết liệt, mô hình hợp tác với một doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hiểu biết về thị trường, pháp luật và văn hóa kinh doanh sẽ là cách nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Do cạnh tranh gay gắt sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, quan hệ hợp tác sẽ là hình thức M&A chính trong thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm tới.

Hầu hết các công ty bảo hiểm lớn và hoạt động hiệu quả trong nước đã hoàn thành việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, điển hình như Sumitomo của BVH, HDI Global SE (Talanx sở hữu 100%) của PVI, Samsung Fire and Marine Insurance của PGI, DongBu của PTI, Fairfax của BIC, Metlife của BIDV hoặc AXA của BMI. Vì vậy, cơ hội cho những thương vụ mới có thể không nhiều.

Đối với bảo hiểm nhân thọ, trừ Bảo Việt Life thì hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm là công ty nước ngoài. Nhiều công ty là những công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới với năng lực vốn mạnh và chuyên môn lâu đời. Có đến 18 công ty bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh trong một thị trường quy mô rất nhỏ. Vì vậy, đối với các nhà đầu tư mới, đây sẽ là một thách thức để tham gia vào thị trường. 

Trong khi đó, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, VDSC cho rằng tiềm năng cho các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn còn. Giải thích cho nhận định này, nhóm phân tích của VDSC cho biết, trong tâm của ngành đã dần chuyển từ bán buôn sang bán lẻ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các sản phẩm chất lượng cho khách hàng cá nhân vẫn còn thiếu. 

 

Do đó, cơ hội tham gia vào phân khúc của các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn còn, do họ có chuyên môn sâu trong phân khúc bán lẻ. Bên cạnh đó, các công nghệ trên nền tảng kỹ thuật số sẽ là một yếu tố chính được phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và kinh nghiệm quản lý.

Theo Trí Thức Trẻ

photo1536624272029 1536624272030803184361

Nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google hay Bộ trưởng trẻ nhất của Malaysia sẽ phát biểu trước 1.000 người trong sự kiện mở đầu WEF ASEAN 2018, diễn ra sáng 11/9.

Diễn đàn về Khởi nghiệp sáng tạo: ASEAN 4.0 là hoạt động mở đầu trong khuôn khổ hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018). 

Diễn đàn được kỳ vọng sẽ mang lại thông tin về tiềm năng, cơ hội, và những thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cho khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, diễn đàn làm rõ vai trò của các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong việc xây dựng nền kinh tế tăng trưởng và bền vững.

Phiên thảo luận đầu tiên kéo dài 90 phút vào sáng 11/9, bắt đầu từ 10h. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh sẽ tham dự và phát biểu khai mạc.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, GS. Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF sẽ có phần phát biểu tại Diễn đàn. Ông Klaus Schwab là nhà kinh tế học nổi tiếng người Đức, đã có gần 16 năm nghiên cứu về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xuất bản cuốn sách cùng chủ đề vào đầu năm 2016.

16205449a4e389 0b35 432e 900d d5169dca9b49w1023r1s 1536623561062856849088

GS. Klaus Schwab, Chủ tịch điều hành WEF

Diễn đàn còn có sự tham gia của một số diễn giả đáng chú ý như ông Rajan Anandan, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google Ấn Độ. Ông Rajan gia nhập Google từ đầu năm 2011 với nhiệm vụ lãnh đạo kinh doanh Google tại Ấn Độ. 

 rajan anandan at tie global summit 1536623633330628119434

 Ông Rajan Anandan

Trong nhiều năm, ông đã tập trung vào việc mở rộng hệ sinh thái Internet ở khu vực, gia tăng sự sử dụng giữa những người tiêu dùng và các doanh nghiệp và thúc đẩy sự đổi mới ở Đông Nam Á và Ấn Độ, với hơn 2 tỷ người dùng và 500 triệu người sử dụng Internet, là cơ sở người dùng phát triển Internet nhanh nhất thế giới. Ông Rajan cũng từng đến Việt Nam để giao lưu và chia sẻ các kinh nghiệm về công nghệ.

Một cái tên đầy sức hút khác là ông Syed Saddiq Abdul Rahman, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao của Malaysia. Ông Syed Saddiq là Bộ trưởng trẻ nhất của nước này khi nhậm chức khi mới 25 tuổi. 

4144181618406816360108541655485141264367616n crop 15366238275021773530469

Ông Syed Saddiq trên chuyến bay đến Việt Nam. Chia sẻ trên Facebook, Bộ trưởng Malaysia cho biết ông sẽ nói chuyện tại WEF về cách mạng công nghiệ lần thứ 4. Và ông muốn cả thế giới biết rằng Chính phủ Malaysia đã sẵn sàng cho tương lai.

Ông là người có ảnh hưởng với giới trẻ Malaysia khi tài khoảng Instagram có tới gần 1 triệu người theo dõi. Với Facebook, Syed Saddiq là người trực tiếp điều hành các phiên hỏi đáp trực tuyến, giúp ông lắng nghe mọi băn khoăn, khúc mắc của giới trẻ nước này.

 

Việt Nam có một diễn giả tham gia là ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch kiêm TGĐ của Công ty VNG.

Theo Trí thức trẻ

 
 
 
 

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
 
 
 
 

Có 2 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động kinh doanh nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm để phục các thị trường xuất khẩu khó tính.

photo1536411828793 1536411828794958360777

Hai doanh nghiệp ứng dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) vào truy xuất nguồn gốc nông sản là Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit và Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka. Đây là một dự án hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Úc, cùng với Quỹ châu Á tại Việt Nam.

Theo đó từ tháng 9/2017, những lô hàng thanh long đầu tiên được cấp phép xuất khẩu sang Australia đã đánh dấu bước tiến mới của ngành nông nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

Với việc ứng dụng công nghệ blockchain kỳ vọng trái thanh long Việt Nam sẽ được tiêu thụ mạnh không chỉ tại Úc, mà còn nhiều thị trường khó tính khác.

Theo ông Filip Graovac , Phó trưởng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam, công nghệ blockchain đã ứng dụng nhiều lĩnh vực từ tài chính cho đến giáo dục, thậm chí là cho các cuộc bầu cử nhằm gia tăng tính minh bạch. Công nghệ này cũng dễ dàng áp dụng trong lĩnh vực nông sản.

Theo đó, blockchain giúp theo dõi toàn bộ con đường đi của nông sản, hay nói cách khác dễ dàng truy suất nguồn gốc. Bởi vì mỗi sản phẩm nông sản đều hình thành từ một chuỗi các hoạt động từ cung cấp dịch vụ đầu vào cho đến sản xuất, thu hái, chế biến, phân phối và tiêu dùng. Mỗi sử liệu từ chuỗi cung ứng đó đều được blockchain ghi nhận lại giúp tăng tính minh bạch, độ tin cậy cho sản phẩm vì thông tin này không thể thay đổi.

Ông Robin Bednall, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, cho biết, người tiêu dùng Úc rất quan tâm đến các nông sản mang tính khác biệt, như trồng hữu cơ, mang tính công bằng thương mại, khả năng truy suất nguồn gốc.

Công nghệ blockchain đáp ứng được các yếu tố này, mà một khi ứng dụng thì các nông sản Việt Nam dễ dàng đưa sản phẩm vào thị trường Úc, một thị trường cực kỳ khó tính, luôn đòi hỏi tính minh bạch cao nhưng lại đem đến giá trị gia tăng cao.

“Người tiêu dùng Úc vốn chỉ biết đến các sản phẩm thanh long “ made in Viet Nam ”, nhưng sản xuất như thế nào, trồng vùng nào, theo tiêu chuẩn nào hay thu hoạch, vận chuyển ra sao thì hoàn toàn không nắm bắt được.

Khi 2 doanh nghiệp Việt Nam áp dụng blockchain vào sản xuất kinh doanh thì người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các thông tin này.

Chẳng hạn, họ xem từ thu hoạch đến khi vận chuyển đến nước Úc mất bao lâu thời gian để xem độ tươi của sản phẩm, và điều đó cũng dẫn đến quyết định hành vi mua sắm của họ”, ông Robin Bednall nói.

 

Mở rộng ra sự hữu ích của blockchain cho kinh doanh của doanh nghiệp, bà Zoe Piper, chuyên gia của Ethitrade International (Úc) cho rằng, do mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng nông sản đều được blockchain ghi nhận lại dữ liệu thì doanh nghiệp sử dụng các dữ liệu thu thập được để phân tích điểm mạnh, điểm yếu từ các mắt xích đó để hiệu chỉnh lại việc kinh doanh, và phát hiện ngay vấn đề ở đâu nếu xảy ra sự cố.

Ngoài ra, theo ông Robin Bednall, trong tương lai công nghệ blockchain là yếu tố để giúp chứng minh chứng nhận xuất xứ (C/O) sản phẩm một cách dễ dàng  và đơn giản hóa hơn. Nguyên nhân việc cấp C/O sẽ phụ thuộc vào từng quy định của mỗi quốc gia, cũng như các hiệp định song phương được ký kết, vốn khá phức tạp.

photo 1 15364117774361476256266

Quét mã truy xuất nguồn gốc thanh long ứng dụng công nghệ blockchain

Đây là dự án APEC Connect với sự hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chính phủ Úc và Quỹ châu Á. Dự án này được khởi động từ tháng 10/2017 cho đến tháng 10/2018 do Chính phủ Úc và Quỹ châu Á hỗ trợ kinh phí, với mục tiêu xây dựng ứng dụng truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ blockchain hướng đến xây dựng thương hiệu thanh long Việt Nam, và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chương trình này cũng mới đưa vào thử nghiệm trên chuỗi thanh long xuât khẩu, sau đó hiệu chỉnh và áp dụng cho các nông sản khác.

Mục tiêu công ty tham gia dự án là để đáp ứng xu hướng tiêu dùng yêu cầu sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm, cũng như đưa được sản phẩm vào các thị trường khó tính như Nhật, úc, Hàn Quốc,...

Theo Phương Minh (Pháp luật TPHCM)

战略伙伴关系