Thông cáo báo chí

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

Giải pháp của IBM và Seagate cập nhật nền tảng Blockchain của IBM trên Đám mây của IBM với dữ liệu xác thực sản phẩm dựa trên giải pháp bảo mật eID của Seagate, một mã định danh được tạo ra tại điểm sản xuất sau đó được sử dụng để xác minh định danh của một ổ cứng cụ thể tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng đời.

ictnews ibm seagate

IBM và công ty lưu trữ dữ liệu Seagate đã công bố một sáng kiến chung để chống lại các ổ đĩa cứng giả bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, theo một thông cáo báo chí được chia sẻ với Cointelegraph ngày 8 tháng 11.

Dự án này sẽ sử dụng nền tảng Blockchain của IBM để giúp các nhà sản xuất, nhà tích hợp và các đối tác kinh doanh xác thực tốt hơn nguồn gốc của ổ đĩa cứng.

Giải pháp của IBM và Seagate sẽ hoạt động bằng cách cập nhật nền tảng Blockchain của IBM trên Đám mây của IBM với dữ liệu xác thực sản phẩm dựa trên giải pháp bảo mật Seagate Secure Electronic ID (eID) của Seagate, sau đó tạo ra một mã định danh duy nhất tại điểm sản xuất sau đó được sử dụng để xác minh định danh của một ổ cứng cụ thể tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng đời của nó.

Ngoài eID, Seagate cũng sẽ cung cấp một giải pháp được gọi là "Chứng nhận xóa", trong đó:

"Sử dụng công nghệ xóa mật mã để tạo ra một chứng nhận dữ liệu kỹ thuật số, được ký điện tử bởi thiết bị theo hạ tầng khóa công khai Seagate Secure (PKI) và được lưu trữ trên blockchain để quản lý tuân thủ luật bảo mật dữ liệu toàn cầu mới nổi."

Kết hợp với hai lớp bảo mật này từ Seagate, khung khổ sổ cái phân tán được hỗ trợ bởi Hyperledger, nền tảng Blockchain của IBM được thiết kế để cho phép các bên khác nhau thêm hoặc chỉnh sửa dữ liệu blockchain theo mức truy cập được phép của họ.

Là một nền tảng blockchain, tất cả các bên - cho dù họ là nhà cung cấp công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ hay người dùng cuối - sẽ có quyền truy cập vào hồ sơ bất biến về các sự kiện kéo dài đến xuất xứ và vòng đời của sản phẩm.

Giải pháp đa hướng dự kiến sẽ giúp giảm mất dữ liệu và phê duyệt đảm bảo sản phẩm cho người tiêu dùng cũng như giảm chi phí bảo hành phát sinh từ các sản phẩm giả mạo.

Bruce Anderson, giám đốc quản lý toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử tại IBM, đã nhận xét rằng:

“Khả năng để […] kết hợp blockchain với công nghệ nhận dạng sản phẩm mã hóa tiên tiến […] báo hiệu tiềm năng của blockchain để tái tạo lại các quy trình quản lý vòng đời sản phẩm điện tử. Các thành phần điện tử giả là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi một nỗ lực toàn hệ sinh thái để giải quyết. ”

IBM tiếp tục theo đuổi việc phát triển công nghệ blockchain một cách mạnh mẽ, tuần trước đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho hệ thống blockchain nhằm mục đích ngăn chặn người chơi trò chơi thực tế tăng cường (AR) xâm nhập vào các địa điểm không mong muốn, giúp thiết lập và duy trì ranh giới an toàn giữa các đối tượng AR và địa điểm thực tế.

Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2018, gã khổng lồ công nghệ đứng thứ hai trên toàn thế giới về số lượng bằng sáng chế liên quan đến blockchain được nộp cho đến nay, chỉ đứng sau Alibaba của Trung Quốc.

Theo Cointelegraph

photo 1 15419079050141252830074 crop 1541908422128411196603

Xuất phát với chức năng duy nhất ban đầu là thanh toán tiền vé tàu điện, thẻ SUICA nhanh chóng được đồng bộ với toàn bộ hệ thống mua sắm thuộc hầu hết các loại hình sản phẩm dịch vụ khác nhau, từ siêu thị thực phẩm, cửa hàng dược – mỹ phẩm cho tới các shop thời trang, quầy hàng lưu niệm tại sân bay…

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) hồi giữa năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực chỉ đạt 4,9%, thấp hơn nhiều so với một số nước lân cận, chẳng hạn Trung Quốc (26,1%), Thái Lan (59,7%) và Malaysia (89,0%) . Mặc dù, thương mại điện tử tại Việt Nam có mức phát triển thuộc top nhanh nhất trong khu vực, tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán online rất thấp.

Hiện nay cả Chính phủ, các ngân hàng thương mại và nhiều tổ chức tư nhân đang cùng nỗ lực để đạt mục tiêu đưa tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Trong khi đó, tại một số nước lân cận, việc thanh toán phi tiền mặt đã phát triển đến mức thần kỳ, đặc biệt nhất là Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, thẻ thanh toán, đặc biệt là các loại thẻ thông minh đã đạt tới mức phát triển rất cao và trở nên hết sức phổ biến vì sự tiện lợi của nó, trong số đó được biết đến nhiều nhất là thẻ SUICA, một loại thẻ thông minh ban đầu được phát triển để thanh toán vé tàu điện, nhưng nhanh chóng sau đó đã được tích hợp với các hệ thống siêu thị, nhà hàng, tạp hóa, trung tâm mua sắm và hầu hết những nơi có các hoạt động mua sắm khác ở nước này.

photo 1 1541907902618788473198

Tại Tokyo, hành khách đi tàu điện trả tiền vé theo khoảng cách giữa hai ga tàu mà họ di chuyển và việc thanh toán tiền vé tàu điện được thực hiện chủ yếu bằng các loại thẻ đô thị thông minh như SUICA. Khách hàng quẹt thẻ ngay tại cửa vào ga tàu để ghi nhận lên tàu và sau đó quẹt thẻ ngay tại cửa ra của ga tàu mà hành khách muốn xuống để thanh toán tiền vé tàu điện. Toàn bộ quá trình tính toán khoảng cách giữa hai ga tàu và trừ tiền trong thẻ diễn ra trong chưa tới 0,2 giây đồng hồ.

Xuất phát với chức năng duy nhất ban đầu là thanh toán tiền vé tàu điện, thẻ SUICA nhanh chóng được đồng bộ với toàn bộ hệ thống mua sắm thuộc hầu hết các loại hình sản phẩm dịch vụ khác nhau, từ siêu thị thực phẩm, cửa hàng dược – mỹ phẩm cho tới các shop thời trang và quầy hàng lưu niệm tại sân bay. Cơ sở thuận lợi cho sự mở rộng mạnh mẽ này đó là hầu như tất cả các ga tàu điện tại Nhật Bản đều kết nối trực tiếp tới các hệ thống mua sắm và trung tâm thương mại. Thay vì bố trí bãi gửi xe dưới các tầng hầm của trung tâm thương mại như tại Việt Nam, thì rất nhiều tầng hầm của các trung tâm thương mại ở Nhật Bản đều là ga tàu điện. Các quầy nạp tiền tự động cũng được bố trí tại mọi ga tàu điện.

photo 1 15419079050141252830074

Bởi thế, nhiều loại thẻ thông minh thông dụng tại Nhật Bản được phát hành bởi các công ty đường sắt tư nhân như JR East. Đến tháng 3/2013, đã có 25 loại thẻ thông minh với tính năng tương tự thẻ SUICA được phát hành bởi các công ty đường sắt, nhưng SUICA vẫn là loại phổ biến nhất. Các loại thẻ thông minh khác như ICOCA, Kitaca, Pasmo, TOICA,… đều tương tác và hợp tác với SUICA. Đến cuối năm 2013 đã có tới gần 90 triệu thẻ thông minh các loại được phát hành, trong khi dân số Nhật Bản khi đó vào khoảng 120 triệu người.

Theo CafeF

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT Công văn giải trình số liệu BCTC Quý 3 năm 2018

Thành phố Tokyo của Nhật Bản đã thực hiện một bước tiến mới đối với tiền điện tử khi cho phép sử dụng chúng vào nhiều hoạt động thanh toán khác nhau.

Công ty Hinomaru Limousine tuyên bố sẽ mang lại cho hành khách cơ hội trả tiền cho chuyến du lịch của họ - giữa thủ đô Nhật Bản và hai sân bay lớn của thành phố - bằng tiền kỹ thuật số. Thông tin này vừa được xác nhận bởi Bloomberg.

bitcoin 1541463583260207202199 crop 15414635993181112316061

Sắp tới, du khách có thể dùng Bitcoin khi thuê xe tại Tokyo - Nhật Bản

Hinomaru Limousine co. đang làm việc với Remixpoint để triển khai cơ sở hạ tầng cần thiết. Remixpoint sẽ hỗ trợ vận hành BITPoint – một dạng giao dịch tiền điện tử được Nhật Bản cấp phép. Điều này cho thấy tiền điện tử sẽ được chi nhiều hơn và được sử dụng phổ biến hơn trong các giao dịch thanh toán.

Kế hoạch triển khai sẽ bắt đầu với việc cho người dùng thử nghiệm vào cuối năm nay. Ban đầu, việc thanh toán bằng Bitcoin sẽ diễn ra trong các chuyến đi giữa 23 quận của Tokyo và các sân bay Haneda hoặc Narita. Ngoài Bitcoin thì các khoản thanh toán cũng chấp nhận Bitcoin Cash và Ethereum (2 dạng tiền điện tử khá phổ biến hiện nay bên cạnh Bitcoin).

Hinomaru đang điều hành khoản 360 xe limousine và hơn 160 xe taxi. Nếu triển khai thành công, hãng hoàn toàn có thể chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử cho dịch vụ taxi của mình.

Theo Trí Thức Trẻ

Nhiều vướng mắc về hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường cũng như các quy định của văn bản luật khiến việc phát triển cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, số liệu từ Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) cho thấy, trong số 807 cụm công nghiệp với tổng diện tích 26.565 ha, số cụm công nghiệp đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư là 680 cụm.

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư của các cụm công nghiệp vẫn chưa đạt theo kế hoạch. Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, việc lựa chọn bố trí dự án đầu tư vào cụm công nghiệp nhiều địa phương vẫn chưa chú ý đúng mức yếu tố hiệu quả kinh tế, xã hội...

Lúng túng khi triển khai

Ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, do phê duyệt tại các thời điểm khác nhau nên mặc dù có nhiều cụm công nghiệp đã nằm trong quy hoạch phát triển, nhưng khi triển khai thành lập cụm theo Nghị định 68 lại “vướng” vào một số diện tích đất không phải của cụm công nghiệp, hoặc mục đích sử dụng đất chưa được cập nhật.

“Cần phải làm rõ việc thực hiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trước hay sau đó sẽ điều chỉnh các quy hoạch khác liên quan hay ngược lại. Cần phải đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch liên quan trước làm cơ sở để quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp”, ông Thắng nêu khúc mắc.

 photo 1 15412945861171337158755

 Việc triển khai thành lập, mở rộng cụm công nghiệp tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Cùng quan điểm với ông Thắng, ông Phan Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho hay, đến nay tỉnh đã có 18/38 cụm công nghiệp có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật. Để mở rộng cụm công nghiệp và tiếp nhận các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp, theo Nghị định 68, các tổ chức cá nhân chỉ cần thỏa thuận với chủ đầu tư về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp, ngành nghề, quy hoạch, giá thuê đất, nhà xưởng.Cũng theo ông Thắng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 68 khá rộng, có liên quan đến nhiều luật, như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… nên cần có các hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan để việc triển khai được thông suốt, tránh khó khăn vướng mắc do chưa có sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật.

Tuy nhiên tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT năm 2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lại quy định: Không được mở rộng cụm công nghiệp, tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trong trường hợp cụm chưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

“Các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nào đã có hạ tầng kỹ thuật là đường, điện và hệ thống xử lý nước thải… Điều này là hạn chế huy động vốn của chủ đầu tư và lợi thế về thời gian của doanh nghiệp tham gia xây dựng và kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp, giảm chỉ số cạnh tranh của tỉnh”, ông băn khoăn.

Gỡ vướng từ quy hoạch và thẩm định

Với những vướng mắc này, ông Hùng kiến nghị Chính phủ điều chỉnh thời gian, trình tự thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phù hợp với quy chế hoạt động của tỉnh.

“Chính phủ nên giao cho Sở Công Thương chủ trì tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp… để tạo thuận lợi cho quản lý cụm công nghiệp ngay từ khâu quy hoạch, thành lập, hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp và giảm các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư hạ tầng, sản xuất kinh doanh…”, ông Hùng kiến nghị.

Theo ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, Nghị định 68 đã tạo hành lang pháp lý thống nhất, rõ ràng hơn, góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở địa phương.

 

Tuy nhiên, việc chấp hành một số nội dung, quy định của Nghị định 68 tại một số địa phương còn chưa nghiêm túc, đầy đủ. Nhiều địa phương vẫn còn gặp khó trong việc triển khai Nghị định 68 như Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nay không còn phù hợp với Luật Quy hoạch nên việc lựa chọn chu đầu tư cần được hướng dẫn cụ thể hơn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Cao Quốc Hưng ghi nhận phản hồi từ phía các địa phương và cho rằng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 68 về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, trình Chính phủ trong Quý IV/2019.

“Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để xây dựng, hoàn thiện thể chế, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động liên quan đến cụm công nghiệp; thường xuyên cung cấp thông tin, trao đổi và phối hợp trong việc quản lý nhà nước về cụm công nghiệp. Đồng thời, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ, đúng quy định đối với phát triển cụm công nghiệp tạcác địa phương từ khâu quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng đến hoạt động của các cụm công nghiệp”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng khẳng định./.

Theo VOV

 img 201811021018266776

Lên ngôi cùng xu hướng start-up mạnh mẽ tại Việt Nam, loại hình căn hộ officetel đang được giới khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ săn đón khi sở hữu hàng loạt ưu thế vượt trội.

Vừa làm văn phòng vừa để ở

Ngay từ tên gọi, sản phẩm officetel đã thể hiện rõ tính đa công năng sử dụng, kết hợp hài hòa giữa văn phòng (office) và nơi lưu trú (hotel). Đây là mô hình tiết kiệm chi phí rất phổ biến tại các quốc gia phát triển.

Vị trí chiến lược, gia tăng vị thế doanh nghiệp

Tại TP.HCM, các officetel thường tập trung ở những khu vực sầm uất, sôi động, trung tâm thương mại lớn. Vị trí văn phòng chính là một trong những yếu tố tạo lợi thế, thể hiện tiềm lực và tạo ấn tượng cho đối tác, nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh và quảng bá thương hiệu.

Tiện ích hoàn chỉnh

Từ lợi thế sở hữu vị trí chiến lược giữa những khu vực sầm uất hay khu đô thị hiện đại, giới start-up hoặc các doanh nghiệp chọn officetel làm nơi lạc nghiệp sẽ được thoải mái tận hưởng các tiện ích đa dạng sẵn có trong khu vực cũng như ngay tại dự án.

Giá bán hợp lý

Với diện tích bình quân nhỏ hơn căn hộ truyền thống, officetel có giá bán không cao, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng đa dạng như nhà đầu tư cá nhân hay các doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngân sách hạn chế.

Tiết kiệm chi phí hoạt động

Khi nguồn cung văn phòng cho thuê có hạn và giá thuê ngày càng đắt đỏ, thuê officetel là phương thức tiết kiệm chi phí đáng kể cho giới khởi nghiệp. Với những công ty nước ngoài cần nghiên cứu thị trường trước khi đi đến quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam cũng không cần phải thuê riêng lẻ căn hộ để cư trú và văn phòng để kinh doanh. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, mức phí dịch vụ ở những công trình officetel theo ghi nhận cũng tiết kiệm hơn nhiều so với các tòa nhà chuyên cho thuê văn phòng.

Tiết kiệm thời gian

Theo thống kê, trung bình mỗi người mất khoảng 45 - 60 phút di chuyển từ chỗ ở và nơi làm việc mỗi ngày, chiếm hơn 12% tổng thời gian làm việc hàng ngày. Với một thành phố có mật độ dân cư cao như TP.HCM, đây là điều đáng lưu tâm. Căn hộ officetel sẽ giúp giải quyết vấn đề này hiệu quả.

Không gian chuyên nghiệp

Các căn hộ officetel luôn nằm trong những tòa nhà có sảnh khang trang, lễ tân chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng tốt, dễ dàng tạo ấn tượng đối với đối tác và nhà đầu tư. Song song đó, môi trường rộng mở và không gian hiện đại sẽ thúc đẩy tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên, gia tăng khả năng tư duy và tập trung trong công việc.

 img20181102101748722

Với vị trí trung tâm, tính đa công năng và chi phí đầu tư hợp lý, officetel là sự lựa chọn lý tưởng cho giới khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kết nối cộng đồng doanh nghiệp trẻ

Với khả năng tập trung nhiều doanh nghiệp đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đây là môi trường thuận lợi để kết nối và biến chính những “hàng xóm” trở thành khách hàng hay đối tác của nhau.

Được phép đăng kí kinh doanh

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp không được phép đặt văn phòng và kinh doanh cũng như đăng ký giấy phép kinh doanh tại căn hộ truyền thống chỉ dùng cho mục đích ở. Loại hình officetel ra đời đáp ứng được nhu cầu vừa ở vừa làm văn phòng một cách hợp pháp trong cùng một căn hộ.

Suất đầu tư hấp dẫn

Bên cạnh nhiều ưu thế cho chủ nhân trong quá trình khởi nghiệp, bản thân officetel cũng là một tài sản giá trị và mang lại lợi nhuận tốt hơn so với việc phát triển văn phòng cho thuê truyền thống, giúp dòng tiền quay vòng nhanh hơn với mức sinh lợi từ khoảng 8% — 10% mỗi năm trên tổng giá trị căn hộ.

Hiện nay, officetel TP.HCM thường quy tụ tại phố tài chính Q.1, Q.4, Q.Phú Nhuận, Q.Tân Bình (gần sân bay), hay nổi lên gần đây có khu Nam Sài Gòn với tâm điểm là Phú Mỹ Hưng. Trong những tháng cuối năm 2018, thị trường officetel ghi nhận giao dịch hết sức sôi động, đặc biệt với nguồn cung 374 căn officetel Golden King vừa ra mắt tại Phú Mỹ Hưng.

 img 201811021655106791

Sở hữu vị trí 3 mặt tiền đường giữa trung tâm Phú Mỹ Hưng, khu phức hợp cao cấp Golden King do Công ty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản Đông Dương đầu tư và DKRA Vietnam phân phối độc quyền.

Bên cạnh việc hội tụ đầy đủ những ưu thế kể trên, Golden King còn tạo được sức hút bởi nhiều yếu tố khác. Không chỉ đơn thuần sở hữu vị trí chiến lược, Golden King tọa lạc trên cả 3 mặt tiền đường, trong đó có đường Nguyễn Lương Bằng, trục giao thương Bắc – Nam của khu Nam Sài Gòn. Từ đây dễ dàng di chuyển đến Trung tâm thương mại Cresent Mall, Bệnh viện Quốc tế Pháp Việt, Trung tâm Triển lãm Sài Gòn SECC, Vivo City, hồ Bán Nguyệt, cầu Ánh Sao.

Bên cạnh đó, Golden King hiện đã thành hình và đang trong quá trình hoàn thiện để sẵn sàng bàn giao, đi vào hoạt động từ quý 4 năm nay. Do đó, khách hàng không cần mất thời gian chờ đợi và chi phí cơ hội mà có thể khai thác và đưa vào sử dụng ngay. Đồng thời, sở hữu Golden King cũng là cơ hội cư trú ngay tại trung tâm Phú Mỹ Hưng, khu đô thị quốc tế kiểu mẫu đầu tiên trên cả nước.

Khi đi vào hoạt động, Golden King sẽ được quản lý, vận hành bởi Colliers International - Thương hiệu quản lý, đầu tư bất động sản hàng đầu trên toàn cầu, hiện hoạt động tại 69 quốc gia. Với uy tín và bề dày kinh nghiệm của Colliers International, giới khởi nghiệp và các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt nền móng kinh doanh tại một khu phức hợp cao cấp tiêu chuẩn quốc tế, quy trình hoạt động bài bản và dịch vụ chuyên nghiệp.

 

Theo Trí Thức Trẻ

週四, 01 十一月 2018

Năm 2019, nghề nào hot nhất?

photo1540983425568 15409834255681888730227

Tài chính, đầu tư được Vietnamworks dự báo là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2019.

Trang Vietnamworks vừa phát hành báo cáo về nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung lao động trong năm 2018, dự báo năm 2019.

Theo dự báo của VietnamWorks, trong năm 2019, danh sách top 10 những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, gồm: Tài chính/Đầu tư - Bán hàng - Hành chính/Thư ký - Kế toán – IT/Phần mềm – Marketing – Chăm sóc Khách hàng – Kiểm toán – Internet/Online Media và Xây dựng.

Hành chính/Thư ký được dự báo đứng đầu trong Top 10 ngành nghề có nguồn cung lao động nhiều nhất trong năm tới. Đây cũng là ngành nằm trong top 3 được dự báo sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong năm 2019.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, 74% nhà tuyển dụng tham gia khảo sát cho biết nhu cầu về nhân lực của họ sẽ tăng lên. 

screen shot 2018 10 31 at 55238 pm 15409831866681742664218

Trong đó, 33% doanh nghiệp có kế hoạch tăng mạnh về quy mô nhân sự khi nhu cầu tuyển dụng cao trên 30%, trong đó 15% sẽ tăng từ 30 – 40%; 15% tăng từ 40 – 50% và 3% tăng đến trên 50%.

Số doanh nghiệp còn lại, có 33% cho rằng nhu cầu sẽ tăng 10% - 20% và 26% cho rằng nhu cầu sẽ tăng 20% - 30%.

Bên cạnh đó, khi khảo sát người lao động thuộc cơ sở dữ liệu của VietnamWorks về lý do khiến họ sẽ chuyển việc trong năm 2019, top 3 lý do hàng đầu lần lượt là: Không có cơ hội thăng tiến, không hài lòng với mức lương và đào tạo và phát triển không đúng cách.

screen shot 2018 10 31 at 55348 pm 1540983249638158593464

Theo Trí Thức Trẻ

Nắm được sở thích, thói quen tìm kiếm bất động sản trực tuyến của khách hàng giúp doanh nghiệp lĩnh vực này xây dựng chiến lược quảng cáo đúng đắn.

Theo nghiên cứu từ 50 triệu lượt truy cập trên website Homedy.com, ông Nguyễn Bá Đức – Giám đốc điều hành và Nhà sáng lập Homedy cho biết nhiều khách hàng Việt Nam hiện có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm bất động sản qua kênh trực tuyến.

Kết quả nghiên cứu trên được công bố trong hội thảo "Thấu hiểu hành vi khách hàng bất động sản trong kỷ nguyên Digital" tháng 10/2018 tại Đà Nẵng. Sự kiện tương tự dự kiến diễn ra tại Hà Nội và TP HCM trong tháng 11/2018.

Anh 1 3427 1540893071
 
Ông Trần Tuấn Anh (trái) và ông Nguyễn Bá Đức (giữa) phát biểu trong hội thảo tại Đà Nẵng

Cụ thể, theo ông Đức, những công cụ tìm kiếm được người dùng ưa chuộng thời gian qua là Google, Cốc Cốc, các sàn bất động sản online và mạng xã hội,...Các kết quả tìm kiếm cũng chỉ ra rằng hai loại hình đất nền và nhà riêng là mối quan tâm lớn nhất của khách hàng bất động sản.

Đồng quan điểm với đại diện Homedy, ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc sản phẩm của Cốc Cốc - trình duyệt hiện có 25 triệu người dùng, bổ sung: "Từ giữa năm 2018, loại hình Condotel (căn hộ khách sạn) cũng tăng đột biến, trở thành một trong những loại hình thu hút được khách hàng nhờ sự phát triển của mảng bất động sản nghỉ dưỡng".

Anh 2 5170 1540893071

Các sản phẩm bất động sản Nhà riêng, Biệt thự, Đất nền...thu hút sự quan tâm từ khách hàng

Tại Việt Nam, bất động sản thời gian qua là lĩnh vực phát triển mạnh. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp địa ốc, nhà phát triển, đầu tư bất động sản sẵn sàng bỏ nhiều chi phí cho các hoạt động Marketing, quảng cáo sản phẩm.

Tuy vậy, để có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả, các doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rõ khách hàng là ai, ở đâu, có hành vi và sở thích tìm kiếm như thế nào. Việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, thông tin về khách hàng cũng như sở thích tìm kiếm bất động sản của mỗi người sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các nội dung phù hợp, đánh đúng trọng tâm phân khúc người dùng.

"Việc hiểu rõ người mua thường chú ý đến những nội dung nào khi tìm kiếm bất động sản là một trong những 'chiến lược' để thu hút khách hàng", ông Đức nhận định. 

Theo số liệu từ nền tảng thông tin bất động sản trực tuyến Homedy, 98% lượng thông tin khách hàng quan tâm ở một sản phẩm bất động sản tập trung ở giá bán, diện tích và khu vực. 

Anh 3 9345 1540893071

Đánh giá một dự án bất động sản, các yếu tố giá, diện tích, khu vực của sản phẩm được quan tâm hàng đầu

Trong đó, các thành phố có sức hấp dẫn nhất đối với người mua, nhà đầu tư bất động sản là TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Khi tìm hiểu về sự án, các khách hàng cũng rất quan tâm đến hình ảnh và các video của dự án. Yếu tố này chiếm 76% sự quan tâm của người mua. Ngoài ra, 68% khách hàng quan tâm đến các tiện ích xung quanh như trường học, bể bơi, công viên, gym,...

Anh 5 4127 1540893071

Tính năng Street view tại Homedy cho phép người dùng có thể xem bất động sản qua Internet

Phân tích thêm về chân dung khách hàng sử dụng phương pháp tìm kiếm trực tuyến, diễn giả đến từ Cốc cốc chỉ rõ: "Độ tuổi 25-34 của các khách hàng cả nam và nữ chiếm đa số. Ngoài ra, khách hàng là nam giới trên 55 tuổi cũng quan tâm nhiều đến bất động sản".

Ông Tuấn Anh cũng cho hay tháng 2-3 là thời điểm có lượng khách quan tâm bất động sản tăng đột biến trong năm, đặc biệt là với mục đích mua nhà để ở, Còn đối với mục nhà thương mại và đầu tư, mối quan tâm này thường tăng vào giữa năm.

Anh 6 3142 1540893071

Nền tảng Homedy còn có tính năng hiển thị các tiện ích xung quanh để khách hàng có cái nhìn tổng thể

Ra đời từ cuối năm 2015, Homedy nhận được sự hỗ trợ từ các Quỹ đầu tư uy tín như ESP Capital, Pix Vine, Genesia Ventures, Access Ventures và Mynavi Corporation. Đây cũng là startup nằm trong top 5 chương trình Bình chọn Startup Việt 2017 do báo điện tử VnExpress tổ chức. 

Sau ba năm hoạt động, Homedy thu hút gần 2 triệu lượt truy cập mỗi tháng, kết nối hơn 83 nghìn môi giới bất động sản cùng các doanh nghiệp bất động sản uy tín trên thị trường.

Theo VnExpress

photo1540869858623 15408698586232018793200

Các loại phí chính thức và “phí bôi trơn” trong thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành đang dần hút cạn sức của doanh nghiệp (DN) ngành logistics của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan chức năng cần cải thiện môi trường kinh doanh mới có thể cải thiện sức cạnh tranh ngành logistics, từ đó góp phần phát triển DN.

Đi Mỹ rẻ hơn trong nội địa

Đánh giá thực trạng của ngành logistics Việt Nam tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics” ngày  29/10, bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- CIEM) cho biết, ngành logistics Việt Nam đang gặp nhiều rào cản. Thời gian thông quan dài, chi phí cao, thủ tục quản lý chuyên ngành vẫn còn nhiều khó khăn. 

Đặc biệt, phí bôi trơn của ngành này còn rất cao diễn ra ở hầu hết các khâu, đẩy giá dịch vụ tăng và làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành logistics. DN vận tải phải chịu quá nhiều áp lực từ phía lực lượng quản lí thị trường (QLTT) dọc trên tuyến Quốc lộ 1  đặc biệt là các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa... DN thường xuyên bị lực lượng QLTT gây khó khăn, lập biên bản phạt, thu, giữ đăng kí xe, bằng lái xe làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và chi phí.

“Cơ quan chức năng còn viện các lý do: hàng hóa không có tem hợp quy, tem phụ,... lập biên bản, thu giữ hàng hóa, trong nhiều trường hợp còn vòi vĩnh. Khi nộp hồ sơ qua cơ chế một cửa, nếu hồ sơ không đủ thì cơ quan quản lý nhà nước trả lời “thiếu hồ sơ” mà không biết là hồ sơ nào”, bà Thảo dẫn ra một số ví dụ.

Chi phí không chính thức (CSGT, thanh tra giao thông, QLTT,…) chiếm gần 5-10% chi phí vận tải. Chi phí vận chuyển một container 40 feet từ HCM đi cửa khẩu Tân Thanh là 5.800.000 đồng (đường bộ), trong khi từ HCM đi Mỹ (California) là 200USD (khoảng 4.600.000 đồng) qua đường biển. Chi phí bảo dưỡng đường bộ: 17.500.000đồng/xe/năm và vẫn phải trả các loại phí BOT. Thậm chí khi xe hỏng, không có hàng nằm bãi… không chạy trên đường vẫn phải trả.

Ngoài ra, bà Thảo còn chỉ ra các rào cản như việc DN nộp hồ sơ đăng ký phù hiệu cho 200 xe tải, nhưng gần 3 tháng từ ngày DN nộp hồ sơ vẫn chưa được cấp. Cơ quan quản lý đưa ra nhiều lý do khiến DN không đủ điều kiện được cấp phù hiệu, như: bản sao công chứng của một bộ hồ sơ bị mờ (mặc dù DN đem theo bản gốc để đối chiếu), nhưng cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lại toàn bộ mấy trăm bộ hồ sơ. Hoặc mỗi lần đến, cán bộ tiếp nhận lại yêu cầu sửa một nội dung.

“Xe tải không có phù hiệu không được phép lưu thông trên đường, dù có đáp ứng đủ các điều kiện khác. Không thể để 200 xe nằm yên trong bãi liên tục vài tháng, DN buộc phải vi phạm, cho xe chạy, chấp nhận rủi ro có thể bị các lực lượng khác xử phạt. Nếu không làm vậy, DN sẽ tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến người lao động. Để có phù hiệu nhanh, DN phải mất chi phí không chính thức là 2 triệu đồng/ phù hiệu”, đại diện CIEM nói.

Những rào cản trên khiến DN logistics trong nước không thể lớn và để thị phần rơi vào tay các "ông lớn" nước ngoài. Số lượng DN logistics nước ngoài tại Việt Nam chiếm 3%, nhưng nắm giữ 80% thị phần logistics.

Nhiều rào cản chính sách

Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Cty TNHH Quốc tế Delta đánh giá, hiện nay vận tải đường bộ chiếm 77,5% và chi phí cao, chỉ xếp sau hàng không. Việc để cho vận tải đường bộ chiếm thị phần quá lớn khiến chi phí logistics của Việt Nam tăng cao. Nguyên nhân của tình trạng này là khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải còn yếu, không khai thác hết tiềm năng sẵn có của các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường biển và đường thủy nội địa để chia sẻ áp lực với vận tải đường bộ, góp phần giảm đầu tư công và hạ chi phí logistics.

Theo ông Nghĩa, để giải quyết thực trạng này, DN Việt Nam cần phải được sử dụng một hệ thống hạ tầng logistics được đầu tư hoàn chỉnh để có thể hoạt động có hiệu quả, giảm chi phí. Hiện tại, chúng ta chưa có được một hạ tầng logistics tốt để phục vụ nhu cầu nội địa mà mới chỉ dừng lại ở hệ thống cảng biển và sân bay, chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu. Ở quy mô nhỏ hơn, DN logistics cũng cần phải có hạ tầng của riêng mình mà vấn đề quan trọng nhất là khả năng tiếp cận đất đai.

Mặt khác, để cắt giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN logistics cần tạo ra một môi trường số để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động hàng ngày. Đây là phương thức đầu tư có suất đầu tư thấp và hiệu quả đầu tư cao cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế.

“Để hoạt động logistics được quản lý, tổ chức và quy hoạch hiệu quả thì cần phải giải quyết vấn đề này, cụ thể là thành lập mới cơ quan quản lý nhà nước (Trung Quốc có Ủy ban logistics quốc gia) hoặc giao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics cho một bộ ngành cụ thể”, ông Nghĩa kiến nghị.

 

Ông Michael Krakowski, Cố vấn trưởng Giám đốc chương trình cải cách kinh tế vĩ mô và tăng trưởng xanh (GIZ) cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần phải nâng cao năng suất, vượt qua bẫy thu nhập thấp. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là cơ hội cho Việt Nam. Theo kinh nghiệm trên thế giới, để tận dụng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 này, cần có những chính sách được tiếp cận theo từng nhóm, ngành cụ thể; đồng thời, cần xác định đối với từng nhóm, ngành và đưa ra giải pháp cho từng ngành cụ thể và logistics cũng là một trong những ngành mà Việt Nam cần nghiên cứu, phân tích.

Đại diện CIEM kiến nghị, DN và cơ quan chức năng nên phát triển sàn giao dịch vận tải của Việt Nam. Dù hình thành nhiều năm nhưng sàn giao dịch vận tải không hiệu quả, thậm chí không có giao dịch, tình trạng chở container rỗng còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này do DN chưa tin tưởng vào uy tín của sàn giao dịch vận tải cũng như các doanh nghiệp logistics tham gia trên sàn. Chưa có giải pháp đảm bảo an toàn hàng hóa cho chủ hàng và sàn giao dịch chưa được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quan tâm. Sàn giao dịch vận tải chủ yếu do một số công ty tư nhân thiết lập với mục đích góp phần hạn chế xe chạy rỗng, giảm chi phí nên thiếu độ tin cậy với DN.

“Cơ quan chức năng còn dùng lý do như hàng hóa không có tem hợp quy, tem phụ,... lập biên bản, thu giữ hàng hóa, trong nhiều trường hợp còn vòi vĩnh. Khi nộp hồ sơ qua cơ chế một cửa, nếu hồ sơ không đủ thì cơ quan quản lý nhà nước chỉ trả lời một câu “thiếu hồ sơ” mà không biết là hồ sơ nào”. Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM)

Theo Tiền Phong

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT về Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất Quý 3/2018

战略伙伴关系