Thông cáo báo chí

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

Trưởng ban du lịch của Philippines đã thừa nhận: "It’s more fun in the Philippines" có thể xài cả một đời người mà chưa hết chán.

photo1529546304201 1529546304201141315501 15295463283561693487390

Nội dung nổi bật:

Bối cảnh: Dù sở hữu hàng loạt kỳ quan thiên niên, Philippines chỉ đón một lượng khách rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực: 3,9 triệu lượt khách/năm so với 20 triệu lượt/năm của Thái Lan.

Kế hoạch: Tận dụng lợi thế "ham vui" của người dân trong nước, chính phủ Philippines cùng với một công ty truyền thông chuyên nghiệp đã đầu tư một kế hoạch quảng bá "tiết kiệm" với slogan "It's more fun in the Philippines".

Kết quả: Chỉ trong vài giờ, Philippines trở thành một chủ đề bàn tán xôn xao trên toàn cầu. Lượng du khách nhanh chóng tăng 18% chỉ trong 3 tháng và 25% trong vòng 3 năm. Chiến dịch trên còn được công nhận là một trong những chiến dịch Marketing hay nhất thế giới.

Philippines – Đất nước "cần" được khám phá

Xét cho cùng, Philippines rất khác biệt so với các nước Châu Á còn lại. Quốc gia này hoàn toàn không có một công trình kiến trúc nào nổi trội, cũng chẳng có những địa điểm tín ngưỡng choáng ngợp hay thiên đường mua sắm hấp dẫn. Nhưng đổi lấy những giá trị nhân tạo kia là hàng loạt kì quan thiên nhiên hàng đầu thế giới, đến với Philippines, du khách phải sở hữu riêng cho mình một đam mê khám phá mãnh liệt để có thể tận hưởng hết những gì mà quốc gia này mang lại.

Nhưng tiếc rằng chính phủ của Philippines đã không ít lần thất bại khi cố gắng quảng bá hình ảnh của nước mình ra ngoài thế giới.

Tiêu biểu là vào năm 2010, chiến dịch marketing "Kay Ganda!" lập tức bị truyền thông "ném đá" vì quá giống một mẫu quảng cáo của Ba Lan. Từ logo, website cho đến khẩu hiệu đều bị truyền thông và người dân cười nhạo, khiến chiến dịch này nhanh chóng thất bại.

photo 1 1529545636175407226915

Với hàng trăm bãi biển, vô số các khu vực lặn có chất lượng đứng đầu thế giới và một văn hóa đặc trưng pha trộn giữa Châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ, Philippines dư sức cung cấp những trải nghiệm độc đáo cho các du khách.

Nhưng nếu so sánh với Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, quốc gia này chỉ đón nhận một lượng khách hết sức khiêm tốn.

Số lượng du khách ngoại quốc ghé Philippines vào năm 2011 là 3,9 triệu người. Một con số khả quan so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu so với 20 triệu du khách đến Thái Lan, Philippines sẽ cần một cuộc cải tổ "thần kỳ" để bắt kịp.

Cạnh tranh bằng "bản chất"

photo 2 15295456361771025522401

Vào năm 2012, chính phủ Philippines quyết định rằng du lịch sẽ là một trong những trọng tâm phát triển. Vì thế, BBDO Guerrero, một công ty dịch vụ truyền thông chuyên nghiệp đã được mời vào ban tư vấn để lật ngược tình thế cho ngành du lịch nước nhà.

Và điều đặc biệt là ý tưởng quảng cáo đó đến với nhà sáng lập BBDO Guerrero cũng rất bất ngờ. Trong một lần lặn biển tại một vùng đảo hoang sơ, ông nhận thấy rằng trải nghiệm của mình tại Philippines vui hơn hẳn so với những lần lặn biển tại các nước khác.

Và từ đó, slogan "It's more fun in the Philippines" ra đời.

Mục đích chính của câu slogan trên là để cạnh tranh trực tiếp với những tên tuổi đang "làm mưa làm gió" ngay trong khu vực như "Amazing Thailand", "Malaysia Truly Asia" hay "Incredible India".

Du khách lập tức hiểu ra giá trị "có một không hai" tại Philippines: tinh thần "ham vui" của người dân nước này.

"Đây chính là thế mạnh của chúng tôi – luôn đảm bảo cho du khách một kỳ nghỉ thật nhiều niềm vui," theo Benito Bengzon, phát ngôn viên của Ban du lịch.

"Hoàn toàn không công nghiệp, cũng chả hề giả tạo. "Ham vui" là một trong những bản chất của người dân Philippines, và tôi tin rằng nó sẽ là một lợi thế cạnh tranh to lớn."

photo 3 15295456361811002099441

"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng"

Nhưng ẩn sau chiến dịch kia là một nước cờ "cao tay" khi chính phủ nhắm vào lượng người tham gia mạng xã hội đông đảo tại Philippines, tính đến thời điểm chiến dịch bắt đầu là 27 triệu người dùng Facebook và hơn 4 triệu người sử dụng Twitter.

Với câu cửa miệng "It’s More Fun in the Philippines", hơn 30 triệu người dùng kia lập tức trở thành những chuyên viên quảng cáo, tự tạo ra những nội dung cực kỳ sáng tạo của riêng mình.

Chỉ trong vòng vài giờ, hashtag #itsmorefuninthephilippines "bùng nổ" trên Twitter với số lượng người tweet đông đảo. Không những thế, Facebook cũng nhanh chóng bị tràn ngập bởi những mẫu quảng cáo cực kỳ hóm hỉnh như: "Trang phục, More Fun in the Philippines", "Ngắm sao, More Fun in the Philippines", hay các ảnh chế hài hước về văn hóa nước nhà như: "Đổi số nhà, More Fun in the Philippines".

photo 4 15295456361862095179304

Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ cư dân mạng Philippines đã "đồng lòng" tạo ra một làn sóng gây sức lan tỏa khắp toàn cầu. Nhưng câu hỏi được đặt ra là, chính phủ Philippines đã làm cách nào để kêu gọi người dân đồng lòng như thế?

Điều thú vị ở đây là sự thành công của chiến dịch này hoàn toàn không đến từ may mắn. Tuy câu slogan kia có phần mang tính "ngẫu hứng", nhưng đằng sau đó là một chiến lược thương hiệu và marketing được tính toán cực kỳ cẩn thận.

Không chỉ đơn thuần là kêu gọi, chiến dịch "It’s more fun in the Philippines" còn cung cấp cho người dùng hẳn một website morefunmaker.com để tự tạo ảnh quảng cáo cho riêng mình. Với giao diện thân thiện, bất kể người nào cũng có thể dễ dàng tạo ra một bức ảnh cho riêng mình và chia sẻ ngay lập tức trên mạng xã hội chỉ trong vài giây.

Với mục tiêu tạo sự lan tỏa lớn khắp mọi ngõ ngách, các "đại sứ" trên mạng có thể nhanh chóng chia sẻ, đính kèm địa điểm và "nhập cuộc vui" với mọi người.

Kết quả

photo 5 15295456361881389255768

Ngoài việc trở thành một chủ đề "xôn xao" trên khắp thế giới, câu slogan kia ngay lập tức thu hút hơn 16% du khách nước ngoài đến Philippines chỉ trong quý I năm đó. Slogan "It’s more fun in the Philippines" còn được xếp thứ 3 trong danh sách những chiến dịch marketing thành công nhất thế giới, và đặc biệt là đây cũng là một trong những chiến dịch ít tốn kém nhất trong danh sách đó.

Dữ liệu của chính phủ cũng cho thấy số lượng du khách tới Philippines tăng đều từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015, từ 4,2 triệu khách đến hơn 5,3 triệu (tương đương với 25,4%). Dẫn đầu là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và USA.

 

Theo Trí Thức Trẻ

photo1529374824115 1529374824116285706040

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu phải dùng SIM chính chủ để đăng ký dịch vụ Internet Banking.

 

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo số điện thoại đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking) là số điện thoại chính chủ tài khoản nhằm ngăn việc bán lại cho tội phạm.

photo 1 15293748046043550673

Yêu cầu của NHNN về việc phải dùng số điện thoại chính chủ khi đăng ký Internet Banking nhằm ngăn chặn việc các chủ tài khoản bán lại cho tội phạm, hoặc bị lợi dụng. (Ảnh minh họa: KT)

Yêu cầu này được đưa ra sau khi NHNN chi nhánh TP.HCM cảnh báo về một "chiêu" chiếm đoạt tiền ngân hàng qua điện thoại gần đây. Cụ thể, đơn vị này cho biết, hiện xuất hiện nhiều tội phạm giả danh điều tra viên, cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án… gọi điện thoại qua mạng Internet cho người dân.

Các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu người dân ra một ngân hàng khác để mở tài khoản đứng tên của chính người bị hại, đồng thời đăng ký dịch vụ Internet Banking nhưng bằng số điện thoại của kẻ lừa đảo.

Sau đó, các đối tượng đăng nhập chuyển tiền của bị hại sang tài khoản khác qua Internet Banking và chiếm đoạt tiền.

Trước những diễn biến phức tạp với thủ đoạn lừa đảo mới, NHNN đã yêu cầu trong trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử thì nhân viên nhà băng phải trao đổi với khách, hỏi rõ số điện thoại đăng ký dịch vụ có phải của khách hàng đang sử dụng hay không để kịp thời cảnh báo.

Trong trường hợp nghi vấn mở thẻ để giao lại cho đối tượng khác thì nhân viên ngân hàng phải đề nghị khách hàng không thực hiện giao dịch để tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo.

Trước đó, NHNN chi nhánh TP HCM đã gửi văn bản đến các ngân hàng trên địa bàn yêu cầu các nhà băng phổ biến, tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn của đối tượng tội phạm đến từng cán bộ, nhân viên, giao dịch viên trong hệ thống. Đồng thời thông tin đến khách hàng để cảnh giác, không rơi vào bẫy tội phạm.

Các ngân hàng thương mại cũng được yêu cầu đề xuất giải pháp xử lý kịp thời khi phát hiện các vụ việc lừa đảo, tránh để xảy ra tổn thất, mất an toàn hoạt động.

Trong trường hợp xảy ra các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng và ngân hàng thì phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời./.

Theo PV (VOV)

img 201806181628296467

Từ cuối tháng 4/2018, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP. Đà Nẵng đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Trên thị trường BĐS khu vực trung miền Trung, các giao dịch gần như chững lại đột ngột. Sự chững lại này xuất phát từ việc các nhà môi giới, nhà đầu tư lướt sóng đã đoán được phần nào thời điểm chững lại của thị trường. Bởi vậy, nhiều nhà môi giới, nhà đầu tư thường chọn giải pháp “phòng thủ” hoặc tìm “chốn mới” để thay thế trong giai đoạn này.

Ông Lê Hữu Hiếu – Tổng giám đốc Nhất Nam Land chia sẻ “Giá đất Đà Nẵng hiện nay lên hay xuống đã không còn phụ thuộc vào hiệu ứng thông tin như trước nữa, mà chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của các nhà đầu tư”.

Hiện nay, thị trường Đà Nẵng đang rơi vào tình trạng “bão hòa”, nguồn cung nhiều hơn nguồn cầu, do đó mức độ thu hút đối với nhà đầu tư giảm xuống đáng kể. Thay vào đó các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Phú Yên… lại là những điểm đến hấp dẫn lôi kéo những nhà đầu tư nhạy bén.

Ngay tại Huế, từ đầu năm 2016, Vincoland đã khởi công Dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải - Mediterraneo Resort (tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng); Tập đoàn Lu’s World Shine cũng gấp rút triển khai Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô với tổng mức đầu tư 8.096 tỷ đồng. Một dự án khác được xem là động lực kích hoạt phân khúc thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Thừa Thiên - Huế là Laguna Lăng Cô Resort, tổng vốn đầu tư 875 triệu USD của Tập đoàn Banyan Tree cũng đang tiến hành thực hiện giai đoạn 2.

Tại phân khúc nhà ở, những “ông lớn” BĐS cũng đã rục rịch ở nội đô. Bitexco Group đầu tư dự án The Manor Crown Huế với quy mô 42.000 m2, tổng vốn đầu tư là 620 tỷ đồng. Tiếp đó đầu năm 2017, thị trường BĐS Huế ghi nhận thêm sự góp mặt của APEC Group với dự án Royal Park nằm trong khu đô thị mới An Vân Dương. Tổng quy mô xấp xỉ 35 ha cùng vốn đầu tư là 3000 tỷ đồng, đây được coi là khu nhà ở cao cấp của thành phố Huế tại thời điểm hiện tại.

img20180618162818846

Dự án Royal Park của APEC Group.

Đến đầu năm 2018, Tập đoàn FLC gia nhập thị trường BĐS Huế với tổ hợp thương mại tại thành phố Huế, khu du lịch nghỉ dưỡng ở huyện Phú Vang và nghiên cứu đầu tư một số dự án lớn tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Đặc biệt, việc vận hành trung tâm thương mại Vincom Hùng Vương trong năm 2018 sẽ là dấu ấn lớn cho thị trường BĐS Huế.

 

Cũng theo ông Hiếu: “Huế hiện nay là một thị trường mới cực kỳ thú vị và nhiều tiềm năng, bên cạnh nền tảng du lịch bền vững thì BĐS Huế đang là điểm đến tuyệt vời cho nhà đầu tư và các nhà môi giới”.

Song song với đó là các chính sách thu hút nhà đầu tư của tỉnh và chủ trương đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng các khu đô thị mới, Huế đang là điểm đến đón nhận “làn sóng” di cư của những nhà đầu tư bất động sản.

Theo Trí Thức Trẻ

photo1529306590833 15293065908341654757240

80% doanh nghiệp được hỏi trong tổng số 1.176 doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết mong muốn đầu tư tại Triều Tiên một khi các biện pháp trừng phạt quốc tế được gỡ bỏ.

Một ngày trước (17/6), Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) đã công bố kết quả thăm dò liên quan đến việc đầu tư của doanh nghiệp nước này. Theo đó, nhiều ông chủ Hàn Quốc đã bày tỏ mong muốn tham gia các dự án phát triển tại Triều Tiên.

Kết quả cho thấy 80% trên tổng số 1.176 doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng muốn tham gia đầu tư tại Triều Tiên một khi các biện pháp trừng phạt quốc tế được gỡ bỏ.

Cụ thể, 36,1% các doanh nghiệp cho biết họ muốn tìm các cơ hội mới, 25,1% nói rằng họ mong muốn mang lại lợi ích cho tầng lớp có thu nhập thấp ở Triều Tiên.

Trong công nghiệp, 35,1% các doanh nghiệp Hàn nhận định ngành xây dựng là lĩnh vực hứa hẹn nhất, tiếp sau đó là lĩnh vực điện tử, du lịch, dệt may và quần áo.

Thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Singapore vừa qua cùng với diễn biến tích cực của quan hệ liên Triều dường như đang mang lại hứa hẹn về một cơ hội kinh doanh đối với nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc một khi các biện pháp trừng phạt vào Bình Nhưỡng được gỡ bỏ.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể trở thành thách thức đối với Việt Nam, nguyên nhân Hàn Quốc là quốc gia đầu tư số 1 tại Việt Nam liên tục trong nhiều năm trở lại đây.

PGS. TS. Vũ Minh Khương (ĐH Quốc gia Singapore) nhận định Triều Tiên có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai. Ông Khương dự đoán Samsung có thể chuyển sang nước này để đầu tư sản xuất, trước những diễn biến khả quan của hai miền Nam – Bắc Hàn.

Hãng tin Bloomberg cũng đưa ra nhận định tương tự khi cho rằng Samsung khá sẵn sàng tái cơ cấu địa điểm sản xuất. Số liệu từ Kaesong Industrial Complex của Triều Tiên cho thấy chi phí nhân công ở đây rẻ hơn so với Việt Nam.

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Phụ trách, Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện CIEM, nói rằng Triều Tiên đã học hỏi rất nhiều bài học kinh nghiệm từ Việt Nam. Việc lo ngại sự chuyển hướng đầu tư từ doanh nghiệp Hàn là có thể hiểu được. Tuy nhiên, ông Dương nhấn mạnh điều này có xảy ra hay không còn tuỳ thuộc vào nỗ lực của Việt Nam.

"Nếu chúng ta vẫn duy trì được đà hấp dẫn về môi trường đầu tư kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng thì rõ ràng không nhà đầu tư nào bỏ đi cả", ông Dương nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang có lợi thế tương đối nhiều từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và một số hiệp định đang trên bàn đàm phán. Nghĩa là, cơ hội làm ăn tại đất nước hình chữ S đang tiếp tục được mở ra.

 

Vị chuyên gia đến từ CIEM cho rằng quan trọng hơn cả, Việt Nam phải tìm được cách hưởng lợi từ quan hệ đầu tư với Hàn thay vì lo ngại cạnh tranh với Triều Tiên. Sự liên kết giữa doanh nghiệp hai nước theo đó cần tiếp tục tăng cường, bởi lẽ, khi mối nối càng chặt chẽ, sự dời đi là rất hãn hữu.

Ông Dương cũng cho rằng các nhà đầu tư Hàn Quốc khi sang Việt Nam đều có xu hướng gắn bó. Nguyên nhân họ tìm được sự ổn định từ thể chế chính trị, môi trường đầu tư...

Tất nhiên, vị chuyên gia này cũng không loại trừ hết những biến động trong tương lai, nhưng ông cho rằng đấy là một sức ép tích cực, giúp đất nước tiếp tục tăng tốc nhằm giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

Nguồn Trí Thức Trẻ

Tân Tạo ước tính năm nay có thể lãi ròng 363 tỷ đồng nhờ giảm chi phí tài chính và tăng nguồn thu cho thuê bất động sản công nghiệp. 

Tân Tạo tăng trưởng đột biến nhờ cho thuê đất vàng

Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên vừa được Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) công bố, tổng doanh thu năm 2018 dự báo tăng gấp đôi năm trước lên xấp xỉ 1.276 tỷ đồng. Nguồn thu cho thuê đất và nhà xưởng chiếm tỷ trọng áp đảo trên 93%. Phần còn lại đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ và tài chính.

Ban lãnh đạo Tân Tạo cho biết đang tập trung tái cơ cấu các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngân hàng và tổ chức tín dụng để giảm chi phí tài chính. Đây là một trong những yếu tố quyết định khả năng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận sau thuế 363 tỷ đồng, tăng hơn 45 lần so với thực hiện năm trước.

Bên cạnh đó, công ty cũng tìm kiếm các quỹ đầu tư nước ngoài có năng lực hợp tác triển khai hoặc thoái vốn tại một số dự án như Xi măng Tân Tạo, khu đô thị Tân Tạo… nhằm tập trung vốn trả nợ và đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực trọng điểm là cho thuê bất động sản khu công nghiệp.

Bieu do

Năm ngoái, Tân Tạo ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 674 tỷ và 8 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu biến động mạnh khi hoạt động cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng từng chiếm tỷ trọng thấp nhất lại vươn lên dẫn dầu với gần 62%, tiếp đến là doanh thu cung cấp dịch vụ và cho thuê hoạt động nhà xưởng, kho bãi và đất. Sự thay đổi này cũng nằm ngoài dự đoán của ban lãnh đạo công ty.

Dù hai chỉ tiêu quan trọng chưa hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng kết quả này có thể xem là tín hiệu tích cực đánh dấu sự chuyển mình của Tân Tạo sau một năm nhiều biến động, nhất là ở nhóm nhân sự cao cấp.

Trước đó vào đầu tháng 7/2017, ban lãnh đạo công ty thông qua bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Đặng Quang Hạnh thay cho ông Thái Văn Mến. Tuy nhiên tròn một tháng sau, Tân Tạo quyết định miễn nhiệm ông Hạnh theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời bổ nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến thay thế và kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đến nay.

Phương Đông (Vnexpress)

TTO - Các nhà bán lẻ đang chạy đua để đáp ứng xu hướng thanh toán “một chạm” mới đang được người tiêu dùng ưa chuộng: chỉ cần một thao tác quẹt thẻ hoặc chạm điện thoại vào máy POS là có thể thanh toán hóa đơn gọn lẹ an toàn.

Thời thanh toán một chạm, người mua kẻ bán đều hưởng lợi - Ảnh 1.

Khi đi mua thực phẩm hàng ngày, các bà nội trợ cũng có thể "chạm dế" để trả tiền. - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người tiêu dùng thay đổi thói quen thanh toán

Thử hình dung trong một siêu thị, cùng lúc có 4 vị khách tính tiền tại 4 quầy. Tại quầy 1, vị khách móc ví trả tiền, tỉ mỉ đếm từng đồng tiền lẻ, có tờ đã nhàu nát. 

Cô nhân viên cần mẫn đếm lại, yêu cầu đổi tờ bị rách. Rồi việc cũng xong, quầy thiếu số tiền lẻ, thối lại cục kẹo. Khách miễn cưỡng nhận, còn cô nhân viên thì chia từng tờ tiền vào các ngăn khác nhau.

Ở quầy 2, tổng hóa đơn là 1.120.000 đồng mà khách trong túi chỉ có 1 triệu đồng chẵn. Vậy là đành phải bỏ bớt đi một số hàng lại.

Quầy 3, mọi việc đơn giản hơn khi khách đưa thẻ ra, đầu tiên là tấm thẻ thành viên, sau đó là thẻ tín dụng. 

 

Quẹt qua lại vài lần, việc thanh toán cũng đã xong. Vị khách này suôn sẻ hơn những người khác nhưng đôi khi cũng gặp trục trặc, lại phải ra cây ATM rút tiền mặt trả.

Quầy 4 là một vị khách trẻ, trông khá sành điệu thao tác thật đơn giản: rút điện thoại ra, mở máy lên, giơ ngang máy POS, và chỉ trong 30 giây là đẩy xe hàng đi.

Vị khách này đang xài Samsung Pay, ứng dụng thanh toán di động thời thượng hiện nay.

Đấy là những tình huống thường gặp trong các siêu thị ở Việt Nam. Tiền mặt vẫn đang giữ vai trò thống trị trong thanh toán, tuy nhiên đang có những thay đổi khi các nhà bán lẻ đầu tư công nghệ và khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt. 

Trong đó, Samsung Pay là một trong những giải pháp thanh toán được gợi ý sử dụng bởi tính tiện lợi nhanh chóng và an toàn cho người sử dụng.

Sự tiện lợi, nhanh chóng, và quan trọng là kiểm soát được dòng tiền vào ra trong kinh doanh trên cũng như tránh được bao rắc rối của kiểm đếm, tiền rách, tiền giả là những lợi ích không thể phủ nhận của phương thức thanh toán di động như Samsung Pay. 

Lợi anh lợi ả, lợi cả trăm đường

Trong một thị trường bán lẻ có hơn 90 triệu khách hàng, đa số đa là người trẻ, ưa công nghệ và yêu thích cái mới, thì việc đầu tư và nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán di động chính là một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ của các siêu thị.

Các nhà bán lẻ như VinMart, BigC hay Mega Market, Lotte Mart, Coop Mart… đang hưởng lợi rất lớn từ thanh toán không tiền mặt như thanh toán điện tử và thanh toán di động.

Theo ông Đoàn Diệp Bình, phụ trách truyền thông hệ thống Lottemart tại các siêu thị này, riêng trong tháng 4-2018, có khoảng 26% các giao dịch mua hàng thanh toán không tiền mặt và xu hướng này đang tăng rõ rệt.

Ông Đỗ Quốc Huy Giám đốc Marketing Saigon Co.op, cho biết tại siêu thị này đang áp dụng thanh toán bằng các loại thẻ của hầu hết tất cả ngân hàng, cũng như ví điện tử và thanh toán di động. 

Mỗi năm, theo ông Huy, thanh toán điện tử có mức tăng khoảng 10%.

Thời thanh toán một chạm, người mua kẻ bán đều hưởng lợi - Ảnh 2.

Thao tác đơn giản, tiện dụng và số điểm chấp nhận "chạm dế" trả tiền lên đến hơn 200.000 điểm khiến lượng người dùng Samsung Pay đang tăng rất nhanh. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các nhà bán lẻ đều cho rằng thanh toán không tiền mặt, như Samsung Pay chẳng hạn, dễ dàng hơn trong khâu quản lý tiền, minh bạch, rõ ràng, tránh được các rủi ro mất tiền hơn so với việc sử dụng tiền mặt, đồng thời tiết kiệm thời gian đếm và đối chiếu số liệu.

Người tiêu dùng, khi sử dụng thanh toán di động bằng Samsung Pay cũng tránh được những rủi ro bị mất tiền mặt, hạn chế sai lệch trong khâu kiểm đếm lúc thanh toán, cũng như những phiền phức như đã xảy ra tại khu quầy 1 và 2.

Nói như một đại diện siêu thị thì đó là "yêu cầu cấp thiết" để chinh phục khách hàng về trải nghiệm mua sắm, mà ở đó cả người dùng lẫn doanh nghiệp đều được lợi. 

Điều quan trọng chính là kiểm soát được dòng tiền, và mọi lịch sử giao dịch đều được ghi nhận, lưu giữ.

Không chỉ siêu thị, thanh toán di động đã khá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp, dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí và cả các tiệm bán hàng nhỏ.

Cuộc đua thanh toán điện tử tại Việt Nam

Thị trường tiêu dùng ở Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cách mạng về thanh toán điện tử. 

Trong cuộc đua đó, Samsung Pay nổi lên như một ứng dụng được ưa thích bởi không chỉ an toàn, tiện dụng, sành điệu mà còn cả ở tiềm năng kết nối tạo nên một hệ sinh thái dịch vụ thanh toán.

Được giới thiệu tại Việt Nam từ tháng 9- 2017 đến nay Samsung Pay đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. 

Ông Nguyễn Quang Hiền Huy, Phó Tổng Giám đốc - Giám đốc Điều hành ngành hàng thiết bị di động Công ty Điện tử Samsung Vina cho biết:

"Samsung Pay chỉ sau 6 tháng ra mặt tại thị trường Việt Nam: đã có gần 400.000 lượt người dùng đăng ký và 500.000 giao dịch thành công qua Samsung Pay, nâng tổng giá trị giao dịch lên đến 350 tỷ đồng bên cạnh những phản hồi tích cực từ người dùng - Samsung Pay là một giải pháp thanh toán đơn giản, bảo mật và dễ dàng.

Tôi tin rằng những con số này sẽ còn tiếp tục tăng trưởng khi Samsung và các đối tác chiến lược đang ngày càng mở rộng hợp tác và hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán di động."

Thời thanh toán một chạm, người mua kẻ bán đều hưởng lợi - Ảnh 3.

Đại diện các ngân hàng và tổ chức thẻ thực hiện nghi thức ký kết hợp tác phát triển Samsung Pay tại Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Samsung Pay hiện đã kết nối với 15 ngân hàng cùng hai tổ chức thẻ trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu thanh toán di động ngày càng tỏ rõ tính ưu việt. 

Các ngân hàng lại có các kết nối với các siêu thị, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, nhà hàng... với khoảng 200.000 chiếc máy POS trên toàn quốc.

Điều đáng nói là, ứng dụng Samsung đã tích hợp được tất cả các loại thẻ ngân hàng, thẻ thành viên, thẻ tích điểm… vào trong một ứng dụng.

Và như vậy, chỉ cần mang theo người chiếc smartphone, người dùng đã có thể giã biệt chiếc ví dày cộp, lỉnh kỉnh các loại thẻ thành viên, thẻ ngân hàng, và dĩ nhiên là cả tiền mặt.

Nguồn: Hải Kim (Báo Tuổi Trẻ)

 
(VNF) - Hệ thống phân loại hàng hóa tự động của Lazada có công suất 10.000 sản phẩm/giờ và có thể vận hành 24/24 giờ.
Lộ diện hệ thống phân loại hàng hóa tự động ‘khủng’ của Lazada
 

Với hệ thống mới này, công đoạn phân loại hàng khó khăn nhất đã được giải quyết triệt để bằng robot.

Được biết, hệ thống phân loại hàng hóa tự động này được đầu tư hơn 2 triệu USD, vận hành bởi LEL Express, đơn vị giao nhận thương mại điện tử thuộcTập đoàn Lazada. Hệ thống được đầu tư xây dựng trên diện tích gần 1ha tại Trung tâm logistic Hateco, khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội.

Công suất và quy mô của hệ thống tại Hà Nội lớn gấp đôi gấp đôi so với hệ thống phân loại hàng hóa tự động tại TP. Hồ Chí Minh.

Hệ thống tích hợp tính năng đọc mã vạch thông minh để nhận diện đơn hàng và sử dụng robot tự động phân loại theo kích thước, địa chỉ, chia hàng về từng khu giao hàng khác nhau và có thể vận hành 24/24 giờ.

Việc vận hành hệ thống này sẽ góp phần đưa tỷ lệ sai sót trong quá trình chia chọn hàng hóa mức về 0%, đồng thời hàng hóa được chuyển đến tay khách hàng nhanh hơn.

Nguồn: Hoàng Lan (Vietnam Finance)

Thặng dư thương mại của nhóm doanh nghiệp FDI trong 5 tháng đầu năm 2018 cũng lên đến 12,53 tỷ USD...

Sau khi thâm hụt vào nửa đầu tháng 5, cán cân thương mại cuối tháng đã đảo chiều, thặng dư 0,34 tỷ USD.

 

Với mức thặng dư thương mại cao, các doanh nghiệp FDI vẫn cho thấy vai trò chủ lực giúp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam dương trong 5 tháng đầu năm 2018.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính từ đầu năm đến hết tháng 5 năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 185,99 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 22,69 tỷ USD về mặt số tuyệt đối) so với năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 94,33 tỷ USD, tăng 17,4% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 91,66 tỷ USD, tăng 10,5%.

Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa (xuất khẩu-nhập khẩu) của Việt Nam từ đầu năm đến tháng 5 năm 2018 đạt 2,67 tỷ USD.

Trong khi đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 182,79 tỷ USD, thấp hơn 3,2 tỷ USD so với số liệu của Tổng cục Hải quan.

Tuy nhiên, thặng dư thương mại theo ước tính của Tổng cục Thống kê lại cao hơn số liệu của Tổng cục Hải quan, đạt 3,39 tỷ USD trong 5 tháng.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 5/2018 (từ 16/5 đến 31/5/2018) đạt 21,88 tỷ USD, tăng mạnh 15,6% (tương ứng tăng 2,95 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 5/2018.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa đảo chiều có mức thặng dư 0,34 tỷ USD trong nửa cuối tháng 5/2018, sau khi thâm hụt trong nửa đầu tháng 5/2018.

Xuất nhập khẩu khối doanh nghiệp FDI đạt 120 tỷ USD trong 5 tháng  - Ảnh 1.
 

Đáng chú ý, trong nửa cuối tháng 5 năm 2018, nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 13,68 tỷ USD, tăng 16,3%, tương ứng tăng 1,93 tỷ USD so với kết quả xuất nhập khẩu các doanh nghiệp này trong nửa đầu tháng 5/2018.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp FDI xuất nhập khẩu hàng hóa trị giá lên đến 120,15 tỷ USD, tăng 13%, tương ứng tăng 13,84 tỷ USD so với năm 2017.

Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong nửa cuối tháng 5/2018 có thặng dư 1,49 tỷ USD, nâng mức thặng dư cán cân thương mại của nhóm các doanh nghiệp FDI này trong 5 tháng đầu năm lên 12,53 tỷ USD.

Nguồn Vneconomy (Duyên Nguyễn)

Thương hiệu bán lẻ Best Buy của Mỹ đã sử dụng logo với hình tượng bảng giá màu vàng trong gần 30 năm, nhưng triều đại của logo này đã đến hồi kết.

Mới đây, nó đã được thay thế bằng một logo chữ, cao hơn, hình ảnh chiếc bảng giá vẫn còn hiện diện nhưng đã được giảm thiểu kích cỡ và sự nổi bật.

Ngày nay, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong bán lẻ và đây chính là sở trường của đội ngũ Best Buy. Với sự chuyển đổi đó, hình tượng bảng giá màu vàng đã trở nên lỗi nhịp.

Logo mới giúp cho thương hiệu trông cởi mở và mang tính đối thoại cao hơn. Chiến lược quảng cáo mới của Best Buy cũng sẽ tập trung vào những cuộc đối thoại của nhân viên với khách hàng.

Làm mới hay tái thiết thương hiệu (rebrand) là một động thái thường gặp đối với nhiều công ty lớn.

Thương hiệu là bản sắc cốt lõi của một doanh nghiệp, là tập hợp tất cả giá trị, ý tưởng và cá tính riêng của doanh nghiệp được đúc kết bằng những quy chuẩn có thể nhận diện được. Thế nhưng, có những lúc nhiều thương hiệu được yêu thích cũng trải qua khủng hoảng, không thể chống chọi với áp lực tự nhiên của thời gian hoặc không còn đáp ứng được những tiêu chuẩn phục vụ khách hàng.

Logo cũ (trái) và mới của Best Buy.

Trong những trường hợp như thế, làm mới hay thay đổi nhận diện thương hiệu là một ý tưởng tốt. Sự thay đổi này có thể là một ý tưởng mới hoặc chỉ hiện đại hóa thương hiệu cũ. Tuy nhiên, nếu thay đổi nhận diện thương hiệu vào một thời điểm không phù hợp có thể làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh thương hiệu.

Làm mới thương hiệu không phải là một chiến lược mà doanh nghiệp nên theo đuổi chỉ vì “có vẻ đây là một ý tưởng hay” hoặc vì “linh tính mách bảo tôi nên làm điều này”. Thương hiệu là nền tảng cho mọi chiến lược tiếp thị và truyền thông, vì vậy, thay đổi thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ trong công ty. Đó không phải là một ảnh hưởng nhỏ, có thể nhẹ nhàng lướt qua. Hơn nữa, một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công của thương hiệu là tính nhất quán. Thay đổi quá nhiều, quá nhanh hoặc vào thời điểm không thích hợp sẽ làm ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng hiện tại đối với thương hiệu.

Vậy, khi nào mới là thời điểm thích hợp để làm mới một thương hiệu?

 Khi hình ảnh cũ đã lỗi thời

Đầu tiên, doanh nghiệp có thể cần làm mới thương hiệu đơn giản vì hình ảnh cũ đã trở nên lỗi thời. Xu hướng thiết kế thay đổi rất nhanh và trong vòng một hoặc hai thập niên, các bộ kiểu chữ, màu sắc và kiểu dáng từng là thời thượng giờ đây chẳng khác nào “mớ hàng tồn của dĩ vãng”. Trong trường hợp này, về tổng thể, thương hiệu vẫn còn nguyên vẹn và doanh nghiệp chỉ cần cập nhật những điểm mới ở cấp độ bề mặt, thay đổi hình dạng logo, làm mới, điều chỉnh cách biểu đạt của thương hiệu cho phù hợp với khẩu vị hiện đại.

Doanh nghiệp đang nhắm đến một đối tượng mới

Một thương hiệu thành công khi nó được tạo ra cho một đối tượng mục tiêu và có mối quan hệ thiết thân với đối tượng này. Nếu doanh nghiệp quyết định nhắm đến một đối tượng mới thì thương hiệu cũng cần khai triển theo cho phù hợp. Một thương hiệu hấp dẫn đối với phụ nữ trung niên thì không thể thu hút các thiếu nữ.

Một đối thủ cạnh tranh mới đang đe dọa doanh nghiệp

Làm mới thương hiệu cũng có thể là một động thái tự vệ nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước sự trỗi dậy của đối thủ mới. Chẳng hạn, một công ty mới xuất hiện trên thị trường và trông khá giống với một thương hiệu đã nổi tiếng, khiến cho khách hàng phân vân khi lựa chọn mua hàng. Khi đó, “thương hiệu cũ” có thể khẳng định, tô đậm sự khác biệt bằng những tiêu chuẩn mới và hấp dẫn hơn để tự tách hẳn khỏi sự lẫn lộn này. Còn nếu như thương hiệu mới nổi kia thật sự khác biệt thì họ có thể học hỏi một số phẩm chất đã giúp người bạn này thành công.

Sứ mệnh hoặc giá trị đã thay đổi

Sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp phải định hướng, chỉ huy cách phát triển của thương hiệu. Nếu sứ mệnh thay đổi thì thương hiệu phải điều chỉnh theo. Chẳng hạn, nếu một công ty quyết định sẽ cung cấp nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và giảm thiểu mức ảnh hưởng đối với môi trường, thì họ có thể thay đổi logo và cách biểu đạt thương hiệu cho phù hợp với thực tế.

Thương hiệu gốc là một sự chắp vá

Dĩ nhiên, một thương hiệu cũng có thể từng được “sản xuất” một cách chắp vá, vội vã do công ty quảng cáo hoặc đội ngũ phụ trách thiếu kinh nghiệm và không chú tâm đúng mức. Nếu thế, doanh nghiệp cần tái thiết thương hiệu và có một khởi đầu tươi mới cho bộ nhận diện thương hiệu.

Giả sử như một doanh nghiệp quyết định làm mới, tái thiết thương hiệu thì đây sẽ là những bước tiếp theo:

  • Xác định mục tiêu. Bạn muốn xây dựng lại từ đầu hình ảnh của công ty hay bạn chỉ muốn điều chỉnh kiểu dáng của hình ảnh nhận diện và không thay đổi nhiều? Bạn muốn thu hút một đối tượng mới hay muốn tạo một luồng gió mới cho khách hàng hiện tại?
  • Làm việc với một đối tác chuyên nghiệp. Có một số lĩnh vực trong tiếp thị và quảng cáo mà doanh nghiệp không thể “hà tiện” được, và làm thương hiệu là một trong những chuyện như thế. Cần nên hợp tác với một đối tác tốt nhất mà doanh nghiệp có thể tìm được.
  • Chủ động thông báo về sự thay đổi. Cần chủ động đưa ra những thông báo chính thức cho khách hàng về thương hiệu mới. Cân nhắc khả năng đón chào sự kiện này bằng một chương trình khuyến mại đặc biệt để khách hàng thêm phấn khởi với sự đổi mới này.

Một số thương hiệu có thể giữ nguyên trong một thời gian khá lâu. Một số thương hiệu trải qua những giai đoạn phát triển nhanh, trong khi một số khác chỉ thay đổi khi cần thiết. Đối với việc làm mới thương hiệu, không có câu trả lời nào là đúng hay sai mà chỉ có phù hợp hay không phù hợp với đối tượng khách hàng của thương hiệu. Nếu một thương hiệu không thể làm tròn nhiệm vụ, không thể thu hút được đối tượng khách hàng chủ chốt và thể hiện chính xác tầm nhìn của công ty thì nó cần được thay đổi.

 

Tâm Mai / Fast Company / Entrepreneur
Nguồn Doanh Nhân +

Công việc nào có mức lương cao nhất tại TP HCM?

Mức lương cao nhất trên 15 triệu đồng tại TP HCM tập trung ở một số ngành nghề như: kinh doanh tài sản - bất động sản, cơ khí - tự động hóa, dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng, công nghệ thông tin…

Sau khi thực hiện khảo sát 2.632 doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM trong tháng 5-2018, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM (FALMI) đã công bố về mức lương thỏa thuận trong tuyển dụng của người lao động (NLĐ) và nhà tuyển dụng.

Theo đó, mức lương mà NLĐ được hưởng chủ yếu giao động từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng chiếm nhiều nhất với 31,02%, từ 8 - 10 triệu đồng (11,57%), từ 10 - 15 triệu đồng (6,14%), hơn 5% NLĐ hưởng mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng.

Kinh doanh tài sản - Bất động sản được xem là công việc cho thu nhập cao nhất hiện nay

Trước đó, theo một kết quả khảo sát hồi tháng 3 của Navigos Group thì NLĐ ở TP HCM nhận lương cao nhất cả nước. Theo đó, trung bình mỗi tháng, một NLĐ tại TP HCM nhận được mức lương không dưới 10,3 triệu đồng, tương đương trên 120 triệu đồng mỗi năm.

Nếu so với mức lương trung bình của lao động Việt Nam trong năm 2017 do Tổng cục Thống kê đưa ra là 6,5 triệu đồng/tháng thì NLĐ tại TP HCM đang có mức lương tối thiểu cao hơn khoảng 38% so với trung bình cả nước. Tuy nhiên, đó mới chỉ là mức lương trung bình thấp nhất mà NLĐ tại đây nhận được trong khi mức trung bình cao nhất tại TP HCM lên tới gần 18 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, NLĐ tại Hà Nội trong năm 2017 chỉ nhận được mức lương tối thiểu vào khoảng 9,3 triệu đồng/tháng và chỉ xếp vị trí thứ 5 trong danh sách những tỉnh, thành phố có mức lương trung bình cao nhất, xếp sau Đà Nẵng, Bình Dương và Bắc Ninh. Năm vừa qua, mức lương trung bình cao nhất của lao động tại Hà Nội cũng chỉ đạt khoảng 16,2 triệu đồng, thấp hơn TP HCM gần 2 triệu đồng mỗi tháng.

Nguồn: Báo Người Lao Động

战略伙伴关系