Thông cáo báo chí

Admin

Admin

Cách mạng công nghiệp 4.0 là khái niệm được nhắc đến nhiều ở Việt Nam thời gian qua. Cuộc cách mạng này đặt ra thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt là nhanh chóng thay đổi để bắt kịp chuyển động của thế giới hay lỡ nhịp và bị bỏ lại phía sau.

Xu hướng không tiền mặt trên thế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và có tác động đến nhiều lĩnh vực. Một trong những tác động rõ nét của cuộc cách mạng này chính là thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt. Theo khảo sát mới đây của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển.

Khoảng 34% người được hỏi tại châu Âu và 38% tại Mỹ cho biết sẵn sàng không dùng tiền mặt (theo hãng nghiên cứu thị trường Ipsos). Bên cạnh đó, 21% người tham gia tại châu Âu và 34% tại Mỹ cho biết hiếm khi dùng tiền mặt. Xu hướng này càng gia tăng ở các nước phát triển. Bên cạnh đó, các hệ thống thanh toán bằng thẻ hay ví di động cũng đã trở nên ngày càng phổ biến.

Ở khu vực châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã tiến hành phương thức thanh toán này từ những năm 2003-2004. Các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore cũng là những quốc gia đầu tiên bắt kịp xu hướng thanh toán hiện đại này. Hình thức thanh toán bằng thẻ ban đầu chỉ đơn giản là quẹt thẻ thanh toán, sau đó là các hình thức thanh toán online, trong đó đặc biệt phải kể đến cổng thanh toán và ví điện tử. Người dùng có thể sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại này để thực hiện các giao dịch trực tuyến, cũng như tại các trung tâm thương mại, các cửa hàng…

Dấu hiệu đáng mừng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thử nghiệm dịch vụ Ví điện tử, giúp khơi thông “dòng chảy” thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, bên cạnh việc thanh toán qua thẻ. Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực Công nghệ Tài chính (Fintech), nhằm hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Điều hành MoMo, doanh nghiệp tiên phong trong thanh toán di động tại Việt Nam nhận định: “Đó là những đột phá về tư duy ở phía Chính phủ mà không phải nước nào cũng có được”.

Về phía người dùng, chia sẻ tại Hội thảo “Cuộc sống thông minh trong kỷ nguyên 4.0” trong khuôn khổ sự kiện ký kết hợp tác chiến lược Uber và MoMo ngày 29/11/2017 vừa qua, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng đại đa số người dân thành thị ở Việt Nam đã có thể tiếp cận với thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, tỉ lệ được tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và thanh toán không tiền mặt của hơn 60% dân số ở các vùng nông thôn còn rất thấp.

“Xu thế thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển rất nhanh. Như Thụy Điển thực sự đã tiến đến xã hội không tiền mặt. Xuất phát điểm giống Việt Nam những năm 1960 nhưng người Hàn Quốc giờ đã có thể chi tiêu mọi thứ mà không cần dùng đến tiền mặt. Thanh toán di động, không tiền mặt là xu hướng tất yếu, vấn đề là chúng ta cần có chương trình hành động từng bước: “phủ” công nghệ, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng”, TS. Doanh bổ sung.

Hội thảo Cuộc sống thông minh trong kỷ nguyên 4.0.
 

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết: “Tại Việt Nam, gần 90% người dân vẫn sử dụng tiền mặt. Giá trị thật sự của việc không dùng tiền mặt đối với xã hội như sử dụng ví điện tử giúp không có dòng tiền chết chờ ở các ngân hàng, dòng tiền được di chuyển liên tục, giúp nhà sản xuất, doanh nghiệp vận hành tốt hơn. Hi vọng thời gian tới thanh toán không dùng tiền mặt trở thành hoạt động bình thường của nhiều người dân.”

Hiện nay, các loại hình dịch vụ và phương thức thanh toán phát triển khá đa dạng ở nước ta. Nhiều phương thức mới, hiện đại và tiện dụng hơn dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và dẫn trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người trong đời sống hằng ngày.

Những doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu xu hướng

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, điều quan trọng nhất để tiến tới Cách mạng 4.0 chính là sự kết nối. Sử dụng công nghệ thông tin để kết nối giữa cá nhân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng với nhau, hình thành chuỗi giá trị.

Đồng quan điểm với ông Kiên, ông Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương nhận định sự ký kết hợp tác giữa Uber và MoMo nhằm mang tới trải nghiệm từ đặt chuyến xe, thanh toán hoàn toàn tự động trên điện thoại là một minh chứng cho sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong thời đại số, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Cách mạng 4.0 ở Việt Nam.

Theo đó, tại sự kiện Ký kết hợp tác Chiến lược giữa MoMo và Uber, MoMo chính thức trở thành một trong ba phương pháp thanh toán chính của dịch vụ chia sẻ xe Uber tại Việt Nam. Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ 2 trên thế giới Uber triển khai hình thức thanh toán qua Ví điện tử.

Uber và MoMo được xem là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, tăng thêm những tiện ích cho người dùng.

 
Chứng kiến lễ ký kết có Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - ông Nguyễn Đức Kiên và nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương - tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
 

Theo sau hợp tác này người dùng MoMo có thể đặt xe Uber trực tiếp ngay trên ứng dụng của hãng và hàng triệu hành khách đang sử dụng dịch vụ Uber cũng có thêm hình thức thanh toán mới thông qua ví MoMo được tích hợp sẵn trên ứng dụng Uber.

Ông Brooks Entwistle – Tổng Giám đốc Uber Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “Chúng tôi rất tin tưởng vào cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt tại Việt Nam. Uber đề cao sự tiện dụng và an toàn cho người dùng. Chúng tôi mong muốn chỉ với một nút bấm người đi xe đã có thể có thể có một chuyến đi trọn vẹn từ đặt xe, thanh toán và trở về nhà an toàn. Chúng tôi hướng đến sự sáng tạo, đổi mới, tối ưu để phục vụ cho người dùng Việt Nam”.

Về phía MoMo, ông Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc Điều hành MoMo cho biết: “MoMo khởi đầu bởi giấc mơ và nuôi dưỡng bởi giấc mơ. Cách đây 10 năm, nhà sáng lập MoMo đã thấy tiểu thương ở Bangladesh sử dụng điện thoại để thanh toán. Tôi cũng thấy người nước ngoài không cần nhiều tiền mặt khi ra đường. Đó là lý do thôi thúc chúng tôi nuôi và hiện thực hoá ước mơ ví điện tử tại Việt Nam. Ví MoMo còn dấn thân làm đơn vị tiên phong tạo nên hệ sinh thái không dùng tiền mặt. Tôi tin rằng trong 2-3 năm tới, điều đó sẽ thành hiện thực, người Việt sẽ được hưởng văn minh giống những người phương Tây. Ngay cả người dân ở nông thôn cũng sẽ được tiếp cận với các nguồn tài chính, thanh thoán thuận lợi.”

Ngoài ra, ông Tường cũng nhấn mạnh mong muốn đem đến một cuộc sống thông minh cho người dùng Việt, thông qua việc mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tiện ích thanh toán không tiền mặt đến mọi hoạt động trong ngày của đông đảo người dân, kể cả những người dùng chưa sở hữu thẻ Visa.

Hi vọng sự hợp tác giữa Uber và MoMo, giúp người dùng có thể trải nghiệm những ứng dụng thuận tiện và tối ưu hơn. Đồng thời đây cũng là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam để theo kịp thế giới trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

 Theo Trí Thức Trẻ

Khi tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh, Hà Nội không còn là thị trường duy nhất để khai thác và đầu tư bất động sản tại miền Bắc. Thêm vào đó, những tỉnh đang sở hữu nhiều tiềm năng và thế mạnh lại đang cho thấy sức hấp dẫn.

 

Những miền đất hứa

Nếu như trước đây, thị trường bất động sản khu vực phía Bắc chỉ được tập trung chủ yếu tại Hà Nội – nơi có hạ tầng giao thông và đô thị phát triển đồng bộ, các ông lớn cũng hầu hết hướng sự đầu tư của mình vào đây. Sau nhiều năm, do tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất Hà Nội ngày càng trở nên hạn hẹp.

Trước viễn cảnh đó, các chủ đầu tư dần tìm đến những vùng đất khác để mở ra cơ hội phát triển mới. Những vùng đất nào giàu tiềm năng sẽ là nơi được nhắm đến và trở thành điểm dừng chân của các chủ đầu tư.

Nằm trong danh sách các thị trường mới nổi của bất động sản miền Bắc sẽ không thể bỏ qua các tỉnh Bắc Ninh – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo một số chuyên gia nhận định, đây sẽ là “những con rồng” mới của thị trường bất động sản miền Bắc, đồng thời cũng sẽ là những miền đất hứa dành cho các nhà đầu tư bất động sản.

Trong khi Hải Phòng và Quảng Ninh là hai tỉnh nắm giữ thế mạnh để khai thác dịch vụ biển, các loại hình bất động sản phát triển tương thích là dòng sản phẩm condotel, resort thì Bắc Ninh lại là thị trường tiềm năng để khai thác thế mạnh dòng sản phẩm bất động sản phục vụ nhu cầu nhà ở cho lực lượng lao động trên địa bàn và nhu cầu cải thiện mức sống người dân trong tỉnh.

Bắc Ninh – “mỏ vàng” bất động sản

Bắc Ninh đang trở thành “điểm nóng” của thị trường bất động sản phía Bắc Hà Nội khi nhiều “ông lớn” như Vingroup, Mường Thanh, Kinh Bắc City… đồng loạt rót vốn đầu tư. Theo nhận định của giới chuyên gia, Bắc Ninh hiện đang là một “mỏ vàng” để khai phá bất động sản với những tiềm năng lớn.

Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Là tỉnh dẫn đầu về thu hút FDI với sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn và thương hiệu toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển)... Không chỉ doanh nghiệp FDI, các tên tuổi lớn của Việt Nam như Vinamilk, Vinasoy, Kinh Đô… cũng góp mặt tại đây.

Bắc Ninh là thủ phủ của nhiều khu công nghiệp lớn
Bắc Ninh là thủ phủ của nhiều khu công nghiệp lớn
 

Tập trung một lượng lớn các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại các khu công nghiệp, đồng nghĩa với nhu cầu về nhà ở là vấn đề khá bức thiết cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt là loại hình bất động sản cao cấp.

Cùng với đó, Luật sở hữu nhà ở dành cho người nước ngoài tại Việt Nam mở ra cơ hội tốt để phát triển bất động sản cho đối tượng này. Chưa kể đến việc hạ tầng tại Bắc Ninh cũng không ngừng được hoàn thiện trong những năm gần đây đã trở thành thế mạnh đưa Bắc Ninh trở thành vùng đất trù phú tiềm năng để khai thác bất động sản.

Tuy nhiên, các dự án nhà ở tại Bắc Ninh hiện nay lại chưa bắt kịp nhu cầu nâng cao chất lượng sống của cư dân. Điều này buộc các chuyên gia, kĩ sư người nước ngoài làm việc tại các nhà máy phải di chuyển cả trăm cây số mỗi ngày về Hà Nội nhằm hưởng sự đồng bộ và hiện đại của tiện ích, dịch vụ. Thực tế này đã mang lại cơ hội khai thác mảng bất động sản cho thuê tại Bắc Ninh. Cung không đủ cầu nên hầu hết các dự án hình thành tại Bắc Ninh đều được “săn đón” và có lượng thanh khoản rất tốt.

 

Điển hình như dự án khu đô thị Phúc Ninh tại trung tâm TP Bắc Ninh đã ra mắt thị trường mới đây, với sự hợp tác phát triển dự án giữa chủ đầu tư Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) và Hải Phát Land đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ thị trường. Sự kiện thu hút hơn 500 khách hàng tham dự.

Sức hút của khu đô thị mới Phúc Ninh với các nhà đầu tư
Sức hút của khu đô thị mới Phúc Ninh với các nhà đầu tư
 

Trong thời điểm hiện tại, khu đô thị mới Phúc Ninh là dự án có quy mô lớn nhất tại Bắc Ninh với tổng diện tích lên tới 136,47 m2. Là dự án được quy hoạch bài bản với các khu nhà ở, các công trình công cộng phục vụ dân cư.

Khu đô thị mới Phúc Ninh tọa lạc ngay tại khu đất vàng trung tâm cửa ngõ phía Nam thành phố, tiếp giáp 2 trục đường huyết mạch vào thành phố là Đấu Mã và quốc lộ 1A. Vị trí này thuận lợi cho việc giao thông đi lại kể cả đến trung tâm thành phố hay di chuyển ra các khu vực ngoại tỉnh. Từ đây, có thể dễ dàng di chuyển tới các tỉnh thành phố lân cận như: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên…

Dự án khu đô thị mới Phúc Ninh là khu đô thị trọng điểm sẽ thay đổi diện mạo thành phố Bắc Ninh, làm tiền đề cho quy hoạch tiến tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc TW trong tương lai..

Theo Trí Thức Trẻ

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn báo cáo tình hình quản trị năm 2014 như sau:

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn thông báo thành lập Công ty TNHH MTV SAIGONTEL như sau:

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2014 như sau:

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn thông báo biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2013 như sau:

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn thông báo tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 như sau:

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố báo cáo thường niên năm 2013 như sau:

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn công bố Báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2013 như sau:

第 2 頁,共 4 頁

战略伙伴关系