Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiên cứu cẩn thận thị trường...

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp. Vậy doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần làm gì trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp?

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2019 ước tính đạt 24,50 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 0,9%.

Đặc biệt, 8 tháng năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư.

Xuất khẩu vào Mỹ: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì? - Ảnh 1.

Xuất khẩu sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng cao khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa

công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ, nội thất… nhanh nhạy, chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội để vươn lên, chiếm lĩnh thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn, nhu cầu và tăng khả năng xuất khẩu, thì sẽ nắm bắt cơ hội tốt hơn.

Xuất khẩu sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng cao khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ.

Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, CP Việt Nam, Camimex... Mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Mỹ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Bởi Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe.

Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang tăng dần do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch kỹ lưỡng

Phát biểu tại hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và những điểm cần lưu ý”, ông Nguyễn Vũ Kiên, Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, VCCI khẳng định, Mỹ và Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của nhau, với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm.

Xuất khẩu vào Mỹ: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì? - Ảnh 2.

Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ, ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway cho hay,

các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh so với cùng năm ngoái trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đối với những mặt hàng này lại tăng mạnh và đồng thời chúng ta lại nhập khẩu những mặt hàng đó từ Trung Quốc. Do đó, nguy cơ về gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại mà hải quan Mỹ áp dụng với một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm.

Nhận định về thương mại Việt - Mỹ thời gian gần đây, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Amcham tại TP.HCM, Giám đốc vận hành ITL Việt Nam cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gần đây tăng mạnh.

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải để ý đến việc tăng trưởng xuất khẩu không để phụ thuộc quá nhiều vào việc được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cần lưu ý về xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ thay vì xuất khẩu gián tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi từ Việt Nam qua Mỹ.

Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ, ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway cho hay, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận thị trường cũng như các phương thức, thủ tục xuất khẩu.

Để lên kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ, trước khi chuyển hàng, nhà xuất khẩu phải kiểm tra những hạn chế trong việc nhập khẩu của Mỹ, ước tính phí hải quan, cung cấp chứng từ theo quy định khi đặt vận chuyển hàng và cung cấp đủ chứng từ theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan. Nhà nhập khẩu cần phải nắm rõ được sẽ phải làm việc với cơ quan nào chịu trách nhiệm về các quy định nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ.

Trong quá trình chuyển hàng, doanh nghiệp cần có giấy đảm bảo nợ thuế hải quan, trung thực khai báo hải quan, kiểm tra đội chính xác của chứng từ và nộp phí hải quan đúng quy định. Ngoài ra, tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể mà Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) sẽ làm việc cùng các cơ quan khác như: Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA), Cục Kiểm soát rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (ATF)… Các cơ quan này sẽ đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi loại sản phẩm.

Để xuất khẩu được vào Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức, năng lực thực thi các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ... Tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng các cam kết quốc tế về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Không tiếp tay cho hàng hóa từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sang Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu đi nước thứ ba.

Đồng thời phải thực hiện quản trị tốt công việc lưu trữ chứng từ về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, sản phẩm để phục vụ hoạt động xác minh, điều tra của nước nhập khẩu.

Theo VOV

 

Ủy ban Đầu tư Thái Lan đang nhắm đến việc thu hút 100 công ty, chủ yếu là các công ty Trung Quốc.

Reuters: Tại sao giảm thuế cũng không khiến Thái Lan hấp dẫn hơn Việt Nam?

Ủy ban Đầu tư Thái Lan đang nhắm đến việc thu hút 100 công ty, chủ yếu là các công ty Trung Quốc.

Thái Lan đã công bố chương trình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài vào ngày 6/9/2019, giảm thuế doanh nghiệp lên tới 50%, cho các công ty rời Trung Quốc sang Thái Lan, tìm cách cạnh tranh với Việt Nam để thu hút các nhà sản xuất bị áp thuế.

Chương trình ưu đãi này sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cho biết trong một tuyên bố.

"Chúng tôi tin tưởng rằng những ưu đãi này chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cạnh tranh hơn so với Việt Nam", Giáo sư Kobsak Pootrakool, thư ký của nội các kinh tế nói với các phóng viên. "Ưu đãi thuế của chúng tôi không kém gì họ, nhưng chúng tôi cần phải nỗ lực với các hiệp định thương mại tự do", ông nói.

Ưu đãi này sẽ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm cho các công ty có vốn đầu tư thực tế ít nhất 1 tỷ THB (32,61 triệu USD). Nó cũng sẽ giúp doanh nghiệp được khấu trừ thuế cao hơn với đào tạo công nghệ tiên tiến và đầu tư vào tự động hóa.

Thái Lan đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty trong Hành lang kinh tế phương Đông (EEC)  lên tới 13 năm và giảm 50% thuế tối đa năm năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại là 20%.

Thuế doanh nghiệp tiêu chuẩn của Việt Nam là 20%, nhưng các công ty quan trọng có thể sẽ được hưởng mức thuế 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm hoặc giảm 50% thuế trong 9 năm. 

Charnon Boonnuch, chuyên gia kinh tế của Nomura tại Singapore, cho biết chương trình ưu đãi thuế này vẫn đang thiếu một kế hoạch thực hiện cụ thể. Ưu đãi thuế cũng không thể thúc đẩy đầu tư nếu việc triển khai các dự án EEC vẫn còn chậm chạp.

Cho dù Thái Lan cũng đã thu hút một số công ty nước ngoài, nhưng Việt Nam dường như vẫn là điểm đến hàng đầu của các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại, vì mức lương và giá đất thấp hơn.

"Thái Lan vốn dĩ sẽ là một trong những quốc gia rất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng quy trình và quy định phức tạp đã khiến các nhà đầu tư quay lưng", ông Kobsak nhận xét. "Chúng tôi luôn chỉ là phù dâu, không bao giờ trở thành một cô dâu".

"Chính phủ sẽ thành lập một ủy ban tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết những trở ngại của họ, nhằm thúc đẩy đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh", ông Kobsak nói. "Bộ Thương mại sẽ gấp rút hoàn thiện các hiệp định thương mại tự do Thái Lan-EU và sự tham gia của Thái Lan vào Hiệp định toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)".

Ông Duangjai Asawachintachit, người đứng đầu BOI, cho biết chương trình ưu đãi thuế này sẽ giúp Thái Lan đạt được mục tiêu 750 tỷ THB (24,45 tỷ USD) cam kết đầu tư tổng thể trong năm nay và giúp các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định nhanh chóng.

BOI đang nhắm đến việc thu hút 100 công ty, chủ yếu là các công ty Trung Quốc.

Ông Kobsak cho biết gói đầu tư cộng với khoản kích thích 10 tỷ USD đã được công bố trước đây sẽ giúp nâng mức tăng trưởng kinh tế lên 3% trong năm nay.

Theo CafeF

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 22 về Bảng giá nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng mới để tính lệ phí trước bạ; tính giá chuẩn nhà ở xây dựng mới để thực hiện công tác bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

Giá trị xây dựng nhà ở, công trình, vật kiến trúc không có trong Bảng giá này vẫn áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình được Bộ Xây dựng công bố.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2019, thay thế Biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công trình đã ban hành trước đây.

Theo quyết định này, giá để căn cứ tính thuế trước bạ, tiền sử dụng đất được chia làm nhiều loại. Trong đó, biệt thự trệt chia làm 3 loại, với giá từ 6,425 triệu đồng tới 7,657 triệu đồng/m2 (mức giá cũ là từ 5,37 triệu đồng đến 6,4 triệu đồng/m2).

Biệt thự lầu chia làm 5 loại, với giá từ 3,649 triệu đồng đến 7,095 triệu đồng/m2 (giá cũ từ 3,05 triệu đồng đến 5,63 triệu đồng/m2). Nhà phố liền kề trệt chia làm 8 loại, với giá từ 1,125 triệu đến 4,965 triệu đồng/m2 (giá cũ từ 940.000 đồng đến 4,150 triệu đồng/m2)…

Tuy nhiên, Quyết định số 22 không điều chỉnh giá nhà chung cư. Như vậy, mức giá nhà ở theo Quyết định 22 đã tăng 5% - 10% so với quyết định áp dụng giá nhà gần nhất (Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND).

Từ năm 2012 đến nay, giá xây dựng nhà và các công trình đã có nhiều thay đổi do trượt giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng; do tăng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ; Do các định mức xây dựng có nhiều chỉnh sửa bổ sung; loại hình các công trình trong thời gian qua cũng ngày càng phong phú... chỉ số giá công trình xây dựng năm 2018 so với năm 2012 tăng lên từ 15% - 20% tùy loại hình công trình.

Vì vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật và diễn biến thực tế của thị trường, việc ban hành Bảng giá nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng mới trên địa bàn thành phố là thực sự cấp thiết.

Theo Trang Người Lao Động

Lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng vừa chỉ đạo cơ quan chức năng tháo dỡ hàng loạt nhà tạm xây dựng trái phép trong KCN do doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đầu tư.

Chiều 13/9, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương, huyện An Dương (Hải Phòng). Chủ dự án là Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt (Trung Quốc).

Trước đó, qua quá trình kiểm tra, lãnh đạo TP.Hải Phòng nhận thấy, một số nhà thầu thi công xây dựng nhà tạm tại lô đất CX5 (quy hoạch phê duyệt là đất trồng cây xanh); sử dụng một số khu đất công cộng xây dựng nhà tạm phục vụ công tác điều hành kết hợp sinh hoạt và lưu trú; một số nhà thầu và người làm việc lưu trú và sinh hoạt tại KCN.

Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cùng đoàn công tác của Thành phố kiểm tra, yêu cầu tháo dỡ hàng loạt

nhà xây dựng trái phép trong Khu công nghiệp An Dương, do doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đầu tư.

Sau buổi kiểm tra ngày 13/9, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng yêu cầu trước ngày 28/9/2019, Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt phải khẩn trương tháo dỡ ngay các nhà tạm xây dựng không phù hợp với quy hoạch tại lô đất CX5 và đất công cộng, chỉ để lại nhà tạm phục vụ công tác điều hành thi công tại công trường, đồng thời thực hiện ngay việc trồng cây xanh, xây dựng tường bao KCN…

Lãnh đạo TP.Hải Phòng yêu cầu chủ đầu tư KCN An Dương tuyệt đối không cho phép cán bộ, công nhân của một số nhà thầu sinh sống và lưu trú trong KCN. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần triển khai ngay các thủ tục đầu tư xây dựng khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia theo quy hoạch và quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Tùng giao Sở Xây dựng chỉ đạo Thanh tra Sở khẩn trương xử lý các vi phạm của Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt theo quy định; kiểm tra, giám sát và đôn đốc chủ đầu tư tháo dỡ công trình xây dựng không phù hợp với quy hoạch.
Lãnh đạo TP.Hải Phòng yêu cầu chủ đầu tư KCN An Dương tuyệt đối không cho phép cán bộ, công nhân của một số nhà thầu sinh sống và lưu trú trong KCN. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần triển khai ngay các thủ tục đầu tư xây dựng khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia theo quy hoạch và quy định pháp luật.

Đồng thời, người đứng đầu chính quyền TP.Hải Phòng giao Công an thành phố và Công an huyện An Dương tăng cường công tác kiểm tra, tuyệt đối không để người làm việc sinh sống và lưu trú trong KCN.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng cũng giao Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt, các nhà đầu tư thứ cấp và các nhà thầu xây dựng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng và các hoạt động khác trong KCN; phối hợp với Công an thành phố và huyện An Dương tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định tạm trú trong KCN.

Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng nhận định, các công trình vi phạm này đều là nhà lắp ghép bằng các vật liệu nhựa, thép, không phải nhà xây kiên cố nên việc tháo dỡ khu nhà sẽ được triển khai nhanh trong thời gian sớm nhất.

Theo VTC

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn giải trình v/v chênh lệch lợi nhuận sau thuế tại BCTC soát xét hợp nhất bán niên năm 2019 so với cùng kỳ năm trước.

"Chính phủ đã cảnh báo rằng Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu tới 12 triệu MW điện mỗi giờ vào năm 2023. Tình trạng thiếu điện có thể xảy ra sớm nhất là trong năm tới", International Finance Corporation (IFC) cho biết.

 Làn sóng tÆ° nhân đầu tÆ° vào năng lượng tái tạo nhÆ°ng lấy đâu đủ 10 tá»· USD mỗi năm cho điện để hoàn thành mục tiêu quốc gia?
 

Theo một khảo sát của Grant Thorton, năng lượng tái tạo đang nổi lên như một trong những lĩnh vực được ưu tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam. Năm 2019, năng lượng tái tạo vươn lên đứng vị trí thứ ba chỉ sau fintech và giáo dục, dẫn trước chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và hậu cần. Năm 2018, lĩnh vực này chỉ đứng vị trí thứ 10 trong xếp hạng các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất cả nước.

"Lĩnh vực sản xuất năng lượng cho phép 100% quyền sở hữu nước ngoài"- ông Fred Burke - quản lý đối tác của Baker &McKenzie Việt Nam nói.

Việt Nam đã giảm thuế cho các dự án năng lượng xanh và đã công bố kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia, nhằm tạo ra các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững vào năm 2030.

Ông Phạm Trọng Thực, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp khẳng định, Bộ Công thương sẽ tập trung hỗ trợ các công ty đã được chứng minh công nghệ thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học. "Mục tiêu của Việt Nam là tăng tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lên đến 30% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030, và có thể xuất khẩu vào năm 2050", ông nói.

Theo International Finance Corporation (IFC), Việt Nam đang phải đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng cao, tăng 13% mỗi năm kể từ năm 2000 và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 8% đến năm 2030,.

"Mặc dù Quỹ Xúc tiến năng lượng bền vững (Sustainable Energy Promotion Fund) sẽ được thành lập và tài trợ bởi ngân sách nhà nước", ông Thực nói, "Việt Nam vẫn muốn huy động vốn bên ngoài để tài trợ cho nguồn cung trong tương lai".

Theo ước tính của EVN, hệ thống điện của Việt Nam sẽ cần khoảng 10 tỷ USD đầu tư mỗi năm cho đến năm 2030 để hoàn thành các mục tiêu quốc gia. Vì vậy, tìm được những đối tác phù hợp có thể cam kết số vốn khổng lồ này là một thách thức lớn.

Các nhà đầu tư vào năng lượng xanh của Việt Nam mới là những người sẽ mang lại dòng vốn chính, trong đó có cả các quỹ có chủ quyền và các nhóm chiến lược thực hiện việc mua lại hoặc các liên doanh quốc tế như German ASEAN Power, B.Grimm Power, Trina Solar, Schletter Group, Sunseap International, Gulf Energy Development, InfraCo Asia Development, GE Renewable Energy, và Doosan Heavy.

Dragon Capital đã tài trợ cho Tập đoàn Năng lượng Pacifico. Liên doanh đầu tư Việt Nam-Oman ủng hộ nhà máy năng lượng mặt trời BCG-CME Long An một khoản ngân sách trị giá 48 triệu USD. Quỹ năng lượng sạch IFC và Armstrong SE đầu tư vào Phong Điền, nhà máy năng lượng mặt trời kết nối lưới tư nhân đầu tiên của Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu 18% trong năm 2016. Nhà máy hiện tạo ra khoảng 60 triệu kilowatt giờ, đủ để cung cấp năng lượng cho khoảng 35.000 ngôi nhà mỗi năm.

Related image

Các nhà đầu tư tư nhân ngày càng quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo. Việt Nam từ lâu đã dựa vào than đá và thủy điện để sản xuất điện. Nhưng với những hậu quả môi trường khôn lường do năng lượng không bền vững gây ra, chính phủ đang tìm kiếm đầu tư tư nhân vào các nguồn năng lượng tái tạo.

Các công ty cổ phần tư nhân nói chung cũng đã bắt đầu xem xét các cơ hội trong ngành công nghiệp này. VinaCapital chia sẻ, họ hiện đang đánh giá các cơ hội trong lĩnh vực này.

Bộ phận đầu tư của Tập đoàn Ngân hàng Thế giới cũng đã đầu tư 75 triệu USD vào công ty điện lực Philippines AC Energy, công ty sẽ phát triển các dự án năng lượng mặt trời và gió tại Việt Nam với tổng công suất lên tới 360MW.

Đầu tư vốn cổ phần tư nhân vào năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ sớm tăng lên, vì Macquarie Capital, tập đoàn Úc có kinh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này, đang thành lập một văn phòng tại Việt Nam. Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, đặc biệt là các dự án năng lượng mặt trời, gió ven biển cũng như các dự án năng lượng đốt rác thải.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư tài chính vẫn chưa đẩy mạnh hoạt động của mình vì năng lượng tái tạo vẫn là một lĩnh vực mới. "Chính phủ đã cảnh báo rằng Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu điện hàng năm lên tới 12 triệu MW mỗi giờ vào năm 2023. Sự thiếu hụt có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm tới", IFC cho biết.

Theo UNDP, trước đó, đầu tư hàng năm vào năng lượng tái tạo chỉ ở mức 300 triệu USD trong giai đoạn 2011-2015, nhưng đã tăng đáng kể lên 682 triệu USD trong năm 2016. Tổng cộng, Việt Nam đã chứng kiến ​​các khoản đầu tư gần 2,4 tỷ USD vào lĩnh vực này năm 2016. SolarBK, GIC Corporation và Tân Hoàn Cầu là một số cái tên đang mở đường cho sự phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo nhiều chuyên gia, việc phát triển hạ tầng giao thông mang tính quyết định đối với mục tiêu mở rộng quy mô thị trường ô tô tại Việt Nam.

Chỉ khi có hạ tầng giao thông tốt, thị trường ô tô mới phát triển và ngược lại. Vì thế việc phát triển hạ tầng giao thông mang tính quyết định đối với mục tiêu mở rộng quy mô thị trường ô tô tại Việt Nam.

Image result for kẹt xe

Có tiền không dám mua ô tô

Gia đình anh Lê Hoài Trung (quận ở Đống Đa, Hà Nội) có thể coi là khá giả khi nhà cửa ổn định, thu nhập trên 40 triệu đồng/tháng. Dù rất muốn có ô tô để đi lại, phục vụ nhu cầu của cả gia đình nhưng nhiều năm nay ý định này của anh Trung cứ nâng lên đặt xuống. “Mình cũng muốn tậu con xe để đi làm cho đỡ vất vả, thỉnh thoảng đưa vợ con đi du lịch nhưng thực sự ngán ngẩm cảnh tắc đường, đi hàng tiếng đồng hồ mới đến cơ quan rồi đi đâu cũng gặp những bất tiện như: Phải chạy lòng vòng tìm điểm đỗ xe, về nhà hay đến cơ quan cũng phải thuê điểm đỗ. Suy đi tính lại thấy xe máy vẫn tiện hơn…”, anh Trung chốt lại.

Đây là suy nghĩ của không chỉ của anh Trung mà của rất nhiều người đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội hay TP HCM.

Đối với các DN sản xuất ô tô, một câu cửa miệng thường thấy thời gian qua khi họ nói về những khó khăn về phát triển, nội địa hoá ô tô là do quy mô thị trường quá nhỏ, chỉ khoảng trên 300 nghìn xe/năm. Theo tính toán, với quy mô dưới 500 nghìn xe/năm, rất khó để các DN ô tô tự tin đầu tư dây chuyền và thu hút các nhà sản xuất linh phụ kiện trong nước nhằm thúc đẩy nội địa hoá. Điều này gián tiếp khiến giá ô tô tại Việt Nam luôn cao hơn so với các nước trong khu vực vốn có quy mô thị trường lớn, từ 500 nghìn - 1 triệu xe/năm như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Tiểu ban chính sách, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hạ tầng giao thông rất quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp ô tô. Hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy điều kiện sử dụng ô tô thuận lợi hơn dẫn đến thị trường tăng trưởng bền vững cũng như các chính sách liên quan đến ô tô sẽ dễ làm hơn. Mọi người có điều kiện sử dụng ô tô tốt lên thì ngành công nghiệp ô tô cũng sẽ phát triển theo.

“Hiện nay, có rất nhiều người tại các đô thị có khả năng nhưng không mua xe vì điều kiện đường sá, ùn tắc, chỗ đỗ… chưa đáp ứng, chưa thuận tiện”, ông Hiếu cho biết.

Thị trường ô tô Việt Nam hiện có quy mô hơn 300 xe/năm nhưng dự báo sẽ đạt mức 1 triệu xe/năm trong vòng 5 năm tới.

Related image

Thị trường ô tô và hạ tầng giao thông cùng phát triển được không?

Theo ông Hiếu, đối với ô tô, có 2 nguồn thu gồm: Từ các loại như thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT,… được gọi là chi phí sở hữu xe. Còn các loại như lệ phí trước bạ, đăng ký, các chi phí để ra biển số,… gọi là chi phí sử dụng xe. “Ở nước ngoài, chi phí để sở hữu xe vừa phải, thậm chí ít nên giá xe thấp, dẫn đến nhiều người mua được xe. Thay vào đó, họ thu phí sử dụng xe, phí cầu đường cao,… Khi giá xe thấp dẫn đến nhiều người mua xe phải lưu thông trên đường sẽ giúp tiền hoàn vốn các dự án giao thông nhanh hơn và từ đó tái đầu tư làm được nhiều đường hơn. Khi giao thông tốt sẽ lại có nhiều người mua xe, dẫn đến công nghiệp ô tô phát triển. “Các nước chọn cách thu nguồn phí lâu dài từ chi phí sử dụng xe chứ không phải thu một nguồn phí lớn từ chi phí sở hữu xe. Theo tôi, đấy có thể là một gợi ý cho Việt Nam”, ông Hiếu chia sẻ.

Ông Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng nhận định: “Ở đây nó giống như một cái vòng luẩn quẩn là nếu như chúng ta hạn chế phương tiện thì nhu cầu sử dụng đường bộ thấp, mà nhu cầu sử dụng thấp thì nhu cầu đi đường BOT, xây dựng đường cũng sẽ thấp. Xây đường mà không có người đi. Vì vậy, chúng ta đánh thuế, phí việc đưa vào sử dụng ô tô thì có thể được một chút tiền nhưng cái đó là rất nhỏ so với lợi ích nếu như chúng ta tính toán kịch bản khác, làm sao hỗ trợ cho sở hữu phương tiện một cách hợp lý. Khi đó, người dân sử dụng ô tô nhiều hơn, Nhà nước có cơ hội thu được nhiều tiền hơn để phát triển đô thị, phát triển hạ tầng”.

Ở góc độ quy hoạch mang tính chiến lược, TS Lê Đỗ Mười, Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) cho rằng, số lượng ô tô hiện đã vượt qua dự báo. Theo dự báo đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe. Tuy nhiên, hiện nay theo ước tính có khoảng 3,8 triệu ô tô các loại, trong đó xe con khoảng từ 2,5 - 2,8 triệu xe, vượt dự báo khoảng 10%. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng ô tô như hiện nay, hạ tầng giao thông đường bộ trên toàn quốc vẫn thừa sức đáp ứng, chỉ có hạ tầng tại đô thị là chưa đáp ứng được, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Hạ tầng đô thị hiện cần có những giải pháp quản lý xe bùng nổ. Cần phải triển khai hoàn thiện theo đúng quy hoạch, hoàn thiện vận tải hành khách công cộng, hoàn thiện về phương tiện khối lượng lớn, các tuyến đường vành đai, tuyến xuyên tâm để đi lại thông thoáng hơn. Kèm theo đó là phải quản lý phương tiện cá nhân.

Thứ hai, cần tạo hệ thống giao thông tĩnh để người dân có những điểm đỗ thuận lợi và quản lý nhu cầu điểm đỗ. Quỹ đất dành cho điểm đỗ phải được dùng đúng mục đích, không để cài cắm các điểm đỗ vào mục đích thương mại. Đồng thời quản lý mức phí đỗ xe theo hướng càng khu vực trung tâm phí càng cao để hạn chế xe vào khu vực trung tâm, tránh ùn tắc.

“Theo tôi, với các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM sẽ rất khó để khuyến khích phát triển phương tiện cá nhân mà cần phải có giải pháp phát triển giao thông công cộng. Xu thế là người dân vẫn có thể sở hữu ô tô cá nhân nhưng chỉ khuyến khích đi ra ngoài nội đô. Nếu bước vào thời kỳ bùng nổ ô tô, mỗi gia đình thậm chí có thể sở hữu từ 1 - 2 ô tô nhưng chỉ để đi ra ngoài nội đô, còn trong nội đô sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Ví dụ như Singapore hay một vài quốc gia ở châu Âu, ai cũng có 1 - 2 ô tô cá nhân nhưng chỉ cuối tuần mới sử dụng hoặc họ chọn lựa phương tiện cá nhân khi đi xa, ra ngoài thành phố. Nếu có giải pháp điều tiết như vậy thì thị trường ô tô vẫn phát triển mà vẫn không gây áp lực cho giao thông tại các đô thị lớn”, ông Mười chia sẻ thêm.

Theo Báo Giao Thông

Điện mặt trời dù phát triển bùng nổ thời gian qua cũng không "gánh" được nguồn điện bị thiếu hụt. Lượng còn lại phải bù bằng các nguồn điện truyền thống khác như điện than, điện khí, thuỷ điện, thậm chí phải tính đến làm điện hạt nhân.

 Than hết nước cạn, Việt Nam lại phải tính điện hạt nhân
 
 

Điện mặt trời không cứu được thiếu điện

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết: Hiện tại, tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống điện là 48.000 MW, song mức độ khả dụng chỉ là 39.000 MW.

“Với tốc độ tăng trưởng sử dụng điện trên 10%/năm, nghĩa là năm tới phải có thêm khoảng 4.000 MW nữa, tương đương cần 43.000 MW, không biết lấy đâu ra mà sẵn sàng”, ông Lâm nói tại buổi Toạ đàm: “Câu chuyện năng lượng” cách đây không lâu.

Than hết nước cạn, Việt Nam lại phải tính điện hạt nhân - Ảnh 1.

Điện mặt trời phát triển bùng nổ, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu với lượng điện thiếu hụt. Ảnh: Lương Bằng

Nhưng điện mặt trời lại không thể bù đắp được lượng điện thiếu hụt. Điều này được chứng minh bằng con số cụ thể.

Phó Tổng giám đốc EVN tính toán: Nếu lấy tổng lượng điện thương phẩm của năm 2019 là 212 tỷ kWh chia cho 365 ngày thì mỗi ngày cần khoảng 750 triệu kWh.

Trong khi đó, ngày cao điểm nhất gần đây là 21/8, công suất điện mặt trời đạt là 27 triệu kWh. Như vậy, lượng điện còn lại cần có sẵn sàng “bất kể ngày đêm” phải là 720-730 triệu kWh. Điện mặt trời quan trọng nhưng lúc cao điểm chỉ đáp ứng 27 triệu kWh/750 triệu kWh. Lượng còn lại phải bù vào bằng các nguồn điện truyền thống khác như điện than, điện khí, thuỷ điện.

Ngoài ra, nhắc tới điện mặt trời, ông Lâm không quên nhắc đến câu chuyện nan giải thời gian qua, đó là việc hấp thu nguồn điện này khi đường dây truyền tải ở một số khu vực “bùng nổ” điện mặt trời bị quá tải.

Thực tế, theo quy hoạch điện VII, nhiệt dự án nguồn điện đang lâm cảnh chậm trễ, không vận hành đúng thời gian, khiến nguy cơ thiếu điện ngày càng tăng cao.

Theo báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), do nhiều dự án nguồn điện lớn bị chậm tiến độ so với quy hoạch, đặc biệt các nguồn điện BOT, các dự án nhiệt điện than... nên hệ thống sẽ thiếu điện trong cả giai đoạn 2021-2025 (mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu).

Sản lượng thiếu hụt năm 2021 khoảng 6,6 tỷ kWh, đến năm 2022 tăng lên khoảng 11,8 tỷ kWh, năm 2023 có thể lên đến 15 tỷ kWh (tương ứng xấp xỉ 5% nhu cầu), các năm 2024-2025 thiếu hụt giảm dần sau khi bổ sung nguồn điện từ các cụm Nhiệt điện khí lô B, Cá Voi xanh.

Than hết nước cạn, Việt Nam lại phải tính điện hạt nhân - Ảnh 2.

Việt Nam từng có kế hoạch làm điện hạt nhân, nhưng năm 2016 phải dừng lại. Ảnh minh họa

Nguồn điện nào đủ sức giảm bớt nỗi lo thiếu điện?

Theo ông Võ Quang Lâm, đến tận năm 2025, dự báo tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện vẫn là trên 10%/năm. Để đáp ứng nhu cầu về điện, cơ cấu các nguồn điện truyền thống cần được quan tâm đúng mức, nghiêm túc. Hiện nay, năng lượng truyền thống hiện chỉ còn nhiệt điện than và nhiệt điện khí có thể nhìn tới.

Dù vậy, Phó Tổng giám đốc EVN cũng bày tỏ lo ngại: Trong bối cảnh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc khai thác than khá khó khăn, công suất không lên được trong khi giá lại tăng lên, dẫn tới phải nhập khẩu than, khí.

“Nhập khẩu khí về phải hoá lỏng chứ không thể nhập khẩu khí tự nhiên, đi bằng tàu lại cần có cảng nước sâu. Có rất nhiều khó khăn, phải trông chờ vào đầu tư lớn, dài hạn thì chủ mỏ khí mới quyết định mở mỏ bởi mỏ khí cần đầu tư 5-7, thậm chí 10 năm mới có khí. Do vậy, cần phải tính toán quy hoạch sớm, chỗ nào làm được nhà máy khí, chỗ nào làm nhiệt điện than”, ông Lâm nói.

Tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam được Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đã có ý kiến liên quan đến điện hạt nhân ở Việt Nam.

Dù Quốc hội đã dừng việc làm điện hạt nhân, nhưng ông Nguyễn Quân cho rằng: Các nguồn năng lượng truyền thống đã cạn kiệt, chúng ta đang phải nhập khẩu than, sắp tới nhập khí hóa lỏng. Nhiệt điện cũng rất nhiều vấn đề, người dân nhiều nơi phản đối vì cho rằng gây ô nhiễm. Thủy điện đã hết nguồn công suất vừa và lớn.

“Điện tái tạo rất giàu có nhưng hiệu quả thấp và không ổn định. Dù ta có nhiều điện mặt trời, điện gió thì phụ tải nền không thể trông cậy vào năng lượng tái tạo được”, ông Nguyễn Quân đánh giá.

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo an an năng lượng, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng cần nghĩ đến một loại hình năng lượng chưa gì thay thế được, đó là là điện hạt nhân.

“Vì một số lý do, trước mắt chúng ta phải dừng (điện hạt nhân), nhưng về lâu dài tôi lo một ngày nào đó chúng ta phải quay trở lại với điện hạt nhân”, ông Quân chia sẻ.

Xung quanh câu chuyện nguồn điện của Việt Nam, TS. Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng, nêu quan điểm: Việt Nam thiếu điện bắt đầu từ năm 2022-2023. Cho nê,n cần đẩy nhanh tiến độ của các nhà máy chậm tiến độ như nhà máy nhiệt điện Sông Hậu, Long Phú 1... ; đồng thời đẩy mạnh phát triển điện gió, điện mặt trời. Như vậy đến năm 2022-2023 sẽ có thêm nguồn điện bổ sung vào hệ thống.

Còn về điện hạt nhân, TS Nguyễn Mạnh Hiến cho rằng Việt Nam không nên bỏ hẳn việc phát triển nguồn điện này, mà cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào năm 2030.

"2030 khởi động lại thì khoảng 2035-2036 là có điện", TS Nguyễn Mạnh Hiến chia sẻ. Chuyên gia này cũng đánh giá "công nghệ của Nga và một số nước tiên tiến trên thế giới sẽ không xảy ra tình trạng nguy hiểm" và "không ảnh hưởng đến môi trường".

"Việt Nam dừng lại điện hạt nhân nhưng không nên bỏ hẳn. Sau năm 2030, Việt Nam thiếu năng lượng nghiêm trọng. Trong khi đó, than đã hết phải nhập khẩu. Thủy điện cũng khai thác hết, chúng ta cũng sắp sửa phải nhập khẩu khí hóa lỏng. Cho nên nếu tiếp tục không phát triển điện nguyên tử thì phải nhập khẩu rất nhiều khí hóa lỏng và than. An ninh năng lượng bị hạn chế rất nhiều", TS Nguyễn Mạnh Hiến đánh giá.

Theo Vietnamnet

 

 

 

Kinh tế Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 có những con số ấn tượng như cán cân thương mại xuất siêu 3,4 tỷ USD; CPI bình quân tăng thấp nhất 3 năm qua...

 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 1.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 2.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 3.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 4.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 5.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 6.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 7.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 8.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 9.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 10.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 11.
 
 Kinh tế 8 tháng đầu năm 2019 qua các con số - Ảnh 12.
Theo VNEconomy
 

 

Chủ tịch KBIZ cho biết, doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp tại Việt Nam.

 Hàn Quốc muốn xây dá»±ng các khu công nghiệp chuyên biệt tại Việt Nam

Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi tiếp Liên đoàn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KBIZ) do ông Kim Ki-Mun, Chủ tịch Liên đoàn làm trưởng đoàn.

Được biết, KBIZ đã ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào năm 2013 và mở Văn phòng đại diện tại TP.HCM.

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam với 65 tỷ USD vốn đăng ký và các doanh nghiệp của Hàn Quốc giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Quy mô thương mại hai nước đạt 64 tỷ USD vào năm 2018 và phấn đấu đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.

Phó Thủ tướng thông báo Bộ Chính trị Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Trên cơ sở này, Chính phủ sẽ có kế hoạch hành động để triển khai trong 10 năm tới.

Chủ tịch KBIZ Kim Ki-Mun cho biết, trên cơ sở chính sách hướng Nam, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành xây dựng các Khu công nghiệp Hàn Quốc tại các quốc gia khác. Ngoài Myanmar thì Việt Nam cũng là địa bàn mà các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp này.

Hiện nay có 47.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc và các công ty Hàn Quốc đánh giá cao chất lượng nguồn lao động này.

Phó Thủ tướng đề nghị KBIZ làm việc với Bộ KH&ĐT, các địa phương mà KBIZ quan tâm để lựa chọn địa điểm, cách thức triển khai, nếu có vấn đề vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Diễn Đàn Đầu Tư

战略伙伴关系