Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

CafeLand – Tỉnh Quảng Ninh sẽ xây thêm 3 cầu Cửa Lục 1, 2, 3 nối TP Hạ Long với huyện Hoành Bồ nhằm giảm tải áp lực cho hai cầu hiện hữu là Bãi Cháy và cầu Bang.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, cầu Cửa Lục 1 và đường dẫn có chiều dài 4,2km, điểm đầu đấu nối tuyến đường kết nối khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng và điểm cuối là nút giao Trới - Vũ Oai thuộc xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ. Cầu được thiết kế bê tông cốt thép dự ứng lực với 6 làn xe cơ giới, rộng 27m, dài 646,7m, tĩnh không thông thuyền 40m. Chiều dài còn lại là đường dẫn đồng bộ 6 làn xe trên toàn tuyến.

Cửa Lục 3 và đường dẫn có chiều dài 2,4km, thiết kế 6 làn xe. Điểm đầu đấu nối tuyến đường trục chính khu Đô thị FLC tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long, điểm cuối giao với QL279, thuộc địa phận xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ. Trong đó, hạng mục cầu rộng 27m, dài 646,7m, tĩnh không thông thuyền 40m.

Riêng dự án cầu Cửa Lục 2 và đường dẫn dài 3.528m, tỉnh Quảng Ninh sẽ thi công muộn hơn do phải cân đối lại phương án thiết kế.

Theo CafeLand

Tiêu chuẩn cho một kỳ nghỉ dưỡng đang trở nên phong phú hơn khi du khách đặt ra yêu cầu ngày càng đa dạng. Không dừng lại ở việc "nghỉ dưỡng" đơn thuần, một chuyến du lịch còn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu vui chơi, giải trí, trải nghiệm văn hóa - thể thao.

BĐS du lịch chuyển mình theo xu hướng mới của du khách

"Du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các xu hướng mới, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng lên" là đánh giá chung của nhiều chuyên gia trong hội thảo "Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và tác động đối với du lịch Việt Nam" được tổ chức trong tháng 8/2019 mới đây.

Bên cạnh sự phát triển của từng xu hướng như du lịch khám phá, sinh thái, du lịch sức khỏe…, hàm lượng trải nghiệm trong mỗi kỳ nghỉ được đề cao hơn bao giờ hết. Trên các website giới thiệu tour du lịch như Thrillophilia hay Traveltriangle, một kỳ nghỉ dưỡng kết hợp với nhiều hoạt động khám phá, dã ngoại, kế nối văn hóa, thể thao biển… được đặc biệt yêu thích. Những điểm đến đa tiện ích – dịch vụ như Phuket, Pattaya (Thái Lan) với các môn lướt sóng, lặn biển, chèo thuyền chuối, thả diều…, tour đi bộ thám hiểm rừng rậm, leo núi Bromo, ngắm đỉnh núi lửa Mistladen (Jakarta)... chứng tỏ sức hút.

Yêu cầu của du khách với điểm lưu trú cũng thay đổi tương ứng. Bên cạnh yếu tố nghỉ dưỡng cao cấp, khách lưu trú mong muốn làm đầy hành trình bằng những trải nghiệm đa dạng và chất lượng ngay tại nơi ở, trong một điểm đến. Đi ít lại, tận hưởng nhiều hơn, những điều này đặt ra bài toán đầy thách thức cho ngành du lịch và tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản du lịch Việt Nam.

“Chìa khóa” cho BĐS du lịch trong kỷ nguyên mới - Ảnh 1.

Thị trường BĐS du lịch chuyển động đón đầu xu hướng mới của khách du lịch toàn cầu

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch nhận định: "Thời gian lưu trú của khách hàng sẽ dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Điều này đòi hỏi các nhà phát triển bất động sản du lịch cần chú trọng phát triển các loại hình lưu trú phù hợp cũng như linh hoạt các hoạt động và trải nghiệm du lịch".

Như vậy, các dự án BĐS du lịch phải được hình thành theo hướng trở thành điểm đến với hệ sinh thái đa dạng, gói trọn mọi nhu cầu của du khách. Thực tế thời gian qua thị trường bất động sản du lịch Việt đã bắt đầu có sự chuyển động để bắt kịp nhu cầu mới của du khách khắp thế giới.

Hành trình kiếm tìm mô hình và vùng đất mới đủ tiềm năng

Không phải dự án nào cũng có đủ điều kiện để trở thành một điểm đến du lịch "trọn gói". Bởi lẽ, theo các chuyên gia, yếu tố tiên quyết đặt ra cho các nhà đầu tư lớn hiện giờ là phải tìm được những vùng đất mới sở hữu đầy đủ tiềm năng phát triển các loại hình du lịch và đủ dư địa cho những mô hình, dự án lớn.

Yếu tố tiên quyết cho thành công của các dự án nghỉ dưỡng cần phải hình thành trên những vùng đất mới có lợi thế riêng nhờ điều kiện tự nhiên và quỹ đất lớn. Sở hữu các địa hình tự nhiên như vịnh biển, rừng, sa mạc, thảo nguyên... kết hợp cùng trầm tích văn hóa độc đáo của 35 dân tộc, Ninh Thuận đang được ví như một vùng đất hứa cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Trong đó khu vực Ninh Chữ nổi lên như một điểm sáng phát triển du lịch Ninh Thuận bởi bên cạnh những lợi thế vùng, khu vực này còn sở hữu điều kiện nắng, gió rất thích hợp để phát triển các loại hình du lịch khám phá thể thao mới lạ.

Theo Cafef

Những ngày qua, thực tế tại thị trường tỉnh lân cận Tp.HCM cho thấy, làn sóng đầu tư vẫn âm thầm diễn ra ở các dự án thuộc khu vực vệ tinh Tp.HCM. Trong đó, nhu cầu tìm kiếm dự án mới với mức giá dao động từ 15-18 triệu đồng/m2 còn khá nhiều. Trước bối cảnh nguồn cung mới khan hiếm thì động thái bung hàng của một số chủ đầu tư giống như làn gió mới thổi vào thị trường BĐS ở giai đoạn này.

Ghi nhận cho thấy, bên cạnh những điểm “nóng” BĐS xuất hiện ở một số khu vực có lợi thế về thông tin hạ tầng chuẩn bị được triển khai như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), thì Bà Rịa - Vũng Tàu đang nổi lên như một vùng đất mới có lợi thế riêng về hạ tầng kết nối trực tiếp với Tp.HCM, giá BĐS còn mềm và khả năng thu hút dòng tiền đầu tư kiều hối dịp cuối năm tăng cao. 

Thực tế tại thị trường này vào trung tuần tháng 10/2019, chứng kiến hoạt động tham quan, tìm hiểu đất đai của NĐT vẫn khá nhộn nhịp tại đây, nhất là vào những ngày cuối tuần. Theo chân môi giới khu vực đến tìm hiểu một số dự án đã bán trước đó tại Tp.Bà Rịa cho thấy, bên cạnh việc biến động tăng giá thứ cấp, nhiều NĐT Tp.HCM bắt đầu “săn” và chờ đợi thông tin chính thức của các dự án “mới tinh” để tái đầu tư.

Theo chia sẻ của một NĐT đến từ Tp.HCM, từ đầu năm đến nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu khá ít dự án mới bung hàng. Khi thông tin có dự án mới xuất hiện thì NĐT khá trông ngóng. Đặc biệt với các khu dân cư đồng bộ về tiện ích, quy hoạch hạ tầng bài bản kiểu khép kín được cả người mua thực lẫn giới đầu tư quan tâm, tìm kiếm.

Dòng tiền đầu tư địa ốc cuối năm đổ vào đâu? - Ảnh 1.

Một số KDC quy mô bắt đầu manh nha ra thị trường Bà Rịa thời điểm cuối năm 2019 được các NĐT mong đợi

Theo môi giới này, điều người mua quan tâm nhất ở các dự án KDC trên địa bàn TP.Bà Rịa là giá trị của nó khi đi vào hoàn thiện, vì đa số các KDC này nằm ở vị trí đẹp và cư dân xung quanh đã hiện hữu trước đó . Rất nhiều NĐT đã “thắng đậm” ở các KDC mở bán trước đó, khi mà biên lợi nhuận thường đạt trên 30% trong vòng 1 năm, đặc biệt giá tăng mạnh khi KDC hoàn thiện hạ tầng và tiện ích.

Nếu các KDC đi vào giai đoạn hoàn thiện tiện ích nội khu, theo môi giới này giá còn tiếp tục biến động tăng mạnh. Khá nhiều NĐT đã có khoản lợi nhuận đang kể khi bỏ tiền vào đây từ cuối năm 2018.

Dòng tiền đầu tư địa ốc cuối năm đổ vào đâu? - Ảnh 2.

Dự kiến giá BĐS tại khu vực này sẽ tiếp tục tăng thêm ít nhất 15 - 18% vào cuối năm

Tổng Giám đốc một công ty BĐS cho rằng, nếu cách đây vài năm, thị trường nhà đất Bà Rịa - Vũng Tàu mới chỉ được gọi là tiềm năng thì đến nay, tiềm năng đó đã được đánh thức bởi các doanh nghiệp BĐS và nhu cầu tìm kiếm BĐS thực tế của người mua.

Trong đó, không thể phủ nhận, giá đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu so với nhiều khu vực khác vẫn còn khá mềm, cho nên dư địa tăng giá còn lớn. Nhiều NĐT có kinh nghiệm nắm bắt được điều này đã chớp cơ hội ở các dự án mới, chuẩn bị mở bán.

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của một số KDC mới tại thị trường này như thổi làn gió vào nhu cầu đang khá cao tại đây, đặc biệt trước bối cảnh nguồn cung chưa mấy sáng sủa ở cả khu vực TP và tỉnh lân cận đến cuối năm 2019. Lợi thế của khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu theo phân tích của các chuyên gia đó là khu vệ tinh mà được thừa hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kết nối dễ dàng với Tp.HCM.  

Đối với những dự án tọa lạc ở vị trí trung tâm TP thì còn được thừa hưởng thuận lợi trong việc kết nối liên tỉnh thông qua đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cách 300m, tiếp nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành, kết nối Tây Nam Bộ tới cảng Cái Mép và các tỉnh Đông Nam Bộ.

Đáng chú ý, một trong những lý do thời gian gần đây thị trường BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu gây chú ý là bởi nơi đây tiếp tục đón nhận nguồn đầu tư kiều hối lớn dịp cuối năm nhờ sở hữu vị trí chiến lược trong khu vực.

Theo dữ liệu công bố từ Ngân hàng thế giới (World Bank), nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2019 ước tính đạt 16,68 tỷ USD, chiếm khoảng 6,4% GDP. Trong đó, thị trường BĐS đứng thứ hai trong lĩnh vực đầu tư với khoản đầu tư rót vào chiếm tới 22% tương đương khoảng 3.5 tỷ USD.

Các chuyên gia phân tích, thu hút nguồn đầu tư lớn từ dòng kiều hối chứng tỏ thị trường BĐS đang là kênh đầu tư sinh lời hiệu quả. Một trong những điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoài nước đó là yếu tố thị trường tiềm năng và lợi nhuận cao. Theo đó, kiều bào mua nhà ở Việt Nam làm tài sản tích lũy, của để dành hoặc đầu tư cho thuê lại. Và loại hình BĐS ưa thích là các loại căn hộ trung cao cấp, 1-2 phòng ngủ. Thống kê của Saviils cho thấy, lợi nhuận cho thuê của Việt Nam đang ở mức khá hấp dẫn, từ 6 - 8%, cao hơn cả các thị trường phát triển như Australia hay Mỹ.

Ghi nhận cho thất, bên cạnh Tp.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu đang là thị trường thu hút nguồn kiều hối đổ về khá lớn. Đặc biệt, thành phố Bà Rịa được nhận định là một trong những thị trường có khả năng bứt phá nhanh chóng vào dịp cuối năm 2019.

Án ngữ tại vị trí chiến lược tại cửa ngõ ra biển Đông, thành phố Bà Rịa là điểm giao thoa, kết nối thành phố biển Vũng Tàu với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM, tạo thành “tứ giác” thành phố kim cương có sức hút mạnh mẽ nhất thị trường phía Nam. Từ Bà Rịa, chỉ mất 20 phút đến Vũng Tàu, 30 phút đến các khu du lịch Long Hải, Bình Châu và đặc biệt, liền kề sân bay quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành vào năm 2025. 

Theo tìm hiểu, từ đầu năm 2019, giá đất nền khu vực trung tâm TP. Bà Rịa tăng mạnh từ 20-30% so với năm trước, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm ít nhất 15 - 18% vào cuối năm. Đây là thời điểm nguồn tiền kiều hối đổ vào các dự án BĐS với mục tiêu đầu tư sinh lời thay vì gửi tiền ngân hàng hay đầu tư tài chính. 

Mặt khác, theo các chuyên gia, nguồn cung và sản phẩm đa dạng đến từ các KDC quy mô cũng là điểm cộng cho thị trường BĐS nơi đây ở giai đoạn này. Nhiều NĐT đang kì vọng mức sinh lời cao trong tương lai khi mà tiềm năng phát triển của thị trường này còn khá “rộng cửa”.

Theo Cafef

UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ một loạt tuyến đường qua các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa.

Hà Nội: Xây dựng một loạt tuyến đường qua huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, tại Quyết định số 6036/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường tỉnh 424 đoạn từ chợ Bến - Hòa Bình đến Khu du lịch Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, tỷ lệ 1/500 tại xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

Tuyến đường có chiều dài 1,8km, điểm đầu tại vị trí ranh giới hành chính giữa TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình, điểm cuối tại vị trí tiếp giáp đập tràn hồ Quan Sơn, thuộc xã Hợp Tiến. Đây là tuyến đường cấp III đồng bằng, có chiều rộng 21m, các nút giao thông trên tuyến là nút giao đồng mức, chỉ giới đường đỏ tại các nút giao dọc theo tuyến đường sẽ được xác định theo các dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tại Quyết định số 6098/QĐ-UBND, TP Hà Nội cũng đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ (ranh giới phạm vi nền đường) tuyến Tỉnh lộ 428 từ Km6+585 đến Km14+780 (tỉnh lộ 75 cũ) đoạn từ cầu Quảng Tái, xã Trung Tú đến cầu Cống Thần, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, tỷ lệ 1/500 tại xã Trung Tú, xã Đồng Tân, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa.

Tuyến đường có chiều dài khoảng 8,1km, có quy mô mặt cắt ngang nền đường điển hình rộng 21m, thuộc địa bàn các xã Trung Tú, Đồng Tân, Minh Đức, huyện Ứng Hòa. Điểm đầu tại cầu Quảng Tái trên địa bàn xã Trung Tú, điểm cuối tại cầu Cống Thần trên địa bàn xã Minh Đức. Tuyến đường được xây dựng, nâng cấp cơ bản trên cơ sở Tỉnh lộ 428 hiện có.

Tại Quyết định số 6097/QĐ-UBND, TP đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ và ranh giới phạm vi nền đường tuyến đường trục kinh tế phát triển phía Nam huyện Ứng Hòa (đường Cần Thơ - Xuân Quang), huyện Ứng Hòa, tỷ lệ 1/500. Tuyến đường có chiều dài 12,3km chia làm 3 đoạn.

UBND TP giao Sở QH-KT kiểm tra, xác nhận hồ sơ chỉ giới đường đỏ theo các quyết định trên; UBND huyện Mỹ Đức, UBND huyện Ứng Hòa chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công bố công khai hồ sơ được duyệt để các cơ quan, tổ chức và Nhân dân được biết, thực hiện.

Theo Cafef

Chỉ riêng 5 mặt hàng này đã chiếm 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến đem về gần 183 tỷ USD

Điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 10 tháng qua. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong 10 tháng qua ước đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Thống kê cho thấy trong 10 tháng đã có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng chung khi đem về 182,93 tỷ USD. Trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD đều thuộc nhóm công nghiệp chế biến .

Dẫn đầu là điện thoại và linh kiện, với giá trị xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD. Tiếp đến là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 28,8 tỷ USD; Hàng dệt may đạt 27,4 tỷ USD; giày dép đạt 14,6 tỷ USD và máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 14,6 tỷ USD.

Chỉ riêng 5 mặt hàng này đã chiếm 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Xuất khẩu của 5 mặt hàng có giá trị cao nhất sau 10 tháng:

Kết quả hình ảnh cho xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp mang về

Theo Cafef

Các nhà đầu tư đã thấy rõ sức nóng của bất động sản ven đô TP.HCM những năm gần đây. Phía Đông có các điểm đến nổi bật là Bình Dương và Đồng Nai, trong khi ở khu Tây đang nổi lên cái tên Long An với tốc độ phát triển nhanh và giao thông kết nối thuận lợi.

Kết quả hình ảnh cho bđs nghĩ dưỡng long an

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sức hút nơi cửa ngõ phía Tây TP.HCM

Long An đang được coi là "miền đất hứa" mới kề bên TP.HCM với rất nhiều thuận lợi để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp.

Từ năm 2016, tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư của tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trước hơn 400 nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhấn mạnh kỳ vọng đưa Long An trở thành một trong những đầu tầu kinh tế mạnh nhất Việt Nam.

Quả thực chỉ trong ba năm vừa qua, Long An vươn lên nhanh chóng và thành công, chứng minh các thế mạnh hiếm nơi nào có. Thuận lợi lớn nhất của Long An là nằm giữa TP.HCM với vùng Tây Nam bộ, thông qua trục đường giao thông Quốc lộ 1A và cao tốc Trung Lương.

Là cửa ngõ phía Tây kết nối TP.HCM tới 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, địa phận Long An còn có khu kinh tế cửa khẩu với Campuchia. Long An cũng ở gần trung tâm TP.HCM hơn Đồng Nai và Bình Dương.

Đặc biệt, theo đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Long An sẽ thuộc về khu phía Tây của TP.HCM và huyện Đức Hòa thuộc tỉnh nhà được quy hoạch để trở thành một đô thị vệ tinh của TP.HCM.

Theo đà phát triển kinh tế, bất động sản Long An hưởng lợi lớn. Nhờ hạ tầng thuận tiện và chỉ cách trung tâm TP.HCM khoảng 60 phút lái xe, Đức Hòa là tâm điểm bất động sản Long An và thu hút được dòng vốn đầu tư từ TP.HCM lẫn khách hàng đầu tư ngoài miền Bắc đổ vào.

Giá đất tăng nhanh tại Đức Hòa, giao dịch sôi động. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã xác nhận rót vốn phát triển những dự án có giá trị hàng nghìn tỉ đồng tại đây.

Cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng gần Sài Gòn

Cũng tại hội nghị năm 2016 kể trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ mong muốn Long An không chỉ cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp và chuyên gia hứng thú đến làm việc, mà còn cải thiện điều kiện sống để thu hút thêm nhiều người giàu về đây. Điều này làm rõ thêm tương lai của bất động sản Long An nói chung cũng như Đức Hòa nói riêng.

Theo định hướng phát triển vùng TP.HCM, Đức Hòa sẽ được xây dựng thành đô thị sinh thái, kết hợp công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giãn dân cho đô thị trung tâm Sài Thành.

Cơn sốt đất nền nhỏ lẻ trong hai năm 2017-2018 ở Long An lắng dần, bước vào năm 2019 giới đầu tư bắt đầu hướng tới các dự án được đầu tư bài bản, pháp lý rõ ràng, biên độ sinh lời cao và ổn định.

Theo Cafef

20 năm qua, Việt Nam đã từng bước trở thành một trong những điểm sáng công nghiệp của Đông Nam Á. Theo báo cáo về thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam của JLL, từ chỗ chỉ có 335 ha đất dành riêng cho hoạt động sản xuất công nghiệp vào năm 1986, con số này đã đạt hơn 80.000 ha vào năm 2018. Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam ngày càng tăng.

Nhà đầu tư nước ngoài “nhòm ngó” bất động sản công nghiệp Việt Nam

Chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng giá thuê, quy mô giao dịch và thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất là những yếu tố mấu chốt cho quyết định của nhà đầu tư.

Ba chiến lược để tham gia thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh hiện tại, JLL ghi nhận các nhà đầu tư này đặc biệt quan tâm đến ba hình thức để thâm nhập thị trường.

Hình thức đầu tiên là thu mua đất trực tiếp từ các công ty điều hành khu công nghiệp. Đây là phương thức truyền thống để mua được tài sản công nghiệp ở Việt Nam khi các nhà điều hành khu công nghiệp cho nhiều khách thuê khác nhau thuê lại đất trong chu kỳ thuê.

Một hình thức thâm nhập thị trường điển hình khác là mua và cho thuê lại các bất động sản công nghiệp đang hoạt động với thu nhập ổn định. 

Việt Nam đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp trong khu vực Đông Nam Á, nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể gặp nhiều thử thách trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư thích hợp. Nhu cầu mạnh mẽ cùng sự mở rộng của các nhà sản xuất từ Trung Quốc đã đẩy giá đất lên một mặt bằng mới. Quý II/2019, giá đất trung bình ở thị trường khu công nghiệp phía Nam xấp xỉ 95 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể tạo ra khoảng cách giữa kỳ vọng của nhà đầu tư và nhà cung cấp.

Xây dựng lòng tin là quan trọng hơn cả 

Theo JLL, việc tìm kiếm đối tác liên doanh đáng tin cậy cũng không phải là một vấn đề dễ dàng bởi đối tác không chỉ là người nắm trong tay quỹ đất ở các vị trí chiến lược và các dự án khả thi mà còn phải có chuyên môn về thị trường địa phương và có cam kết hợp tác lâu dài, đáng tin cậy.

Chính vì thế, xây dựng lòng tin là quan trọng hơn cả. Nhà đầu tư phụ thuộc vào những thông tin sơ bộ cùng với những thỏa thuận từ nhà cung cấp, trong khi đó nhà cung cấp lại phụ thuộc vào hồ sơ năng lực, khả năng tài chính và chuyên môn của chủ đầu tư. Các công ty niêm yết được ưu tiên đối với cả hai bên vì mọi thông tin về công ty như thông tin tài chính và pháp lý được công khai, minh bạch.

Một vài thách thức quan trọng khác mà Việt Nam đang đối mặt là sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, mặc dù ngân sách dành cho hạ tầng khá cao khi so sánh với các nước khác. JLL ghi nhận nhiều dự án hạ tầng ở Việt Nam bị hoãn do quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hút vốn. Thời gian và chi phí thủ tục hành chính, bao gồm chi phí tài liệu cao và thủ tục hải quan kém hiệu quả khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực.

Để thu hút đầu tư nước ngoài và luôn đón đầu xu hướng, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần phải cải thiện mạng lưới hạ tầng và thủ tục hành chính. Ngoài ra, cần quan tâm hơn đến nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề, khuyến khích đổi mới truyền thông và công nghệ.

JLL kỳ vọng rằng lĩnh vực công nghiệp sẽ tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong nửa sau năm 2019. Việc thiếu hụt những tài sản công nghệ cao, không gian kho bãi hiện đại và nhu cầu mạnh mẽ từ những doanh nghiệp trong khu vực đang thúc đẩy tiềm năng của thị trường bất động sản công nghiệp.

"Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tạo ra nguồn thu nhập khả dụng, và sự gia tăng của thương mại điện tử sẽ tạo ra nhu cầu về cơ sở vật chất hậu cần. Chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng giá thuê, quy mô giao dịch và thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất là những yếu tố mấu chốt cho quyết định của nhà đầu tư, đại diện JLL kết luận.

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Về tình hình kinh tế - xã hội, trong bối cảnh các tổ chức quốc tế đều cho rằng nền kinh tế thế giới đang xuất hiện hiện tượng "4 thấp", đó là tăng trưởng thấp, thương mại-đầu tư thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp, điều này sẽ có thể dẫn đến "trì trệ kéo dài" và sẽ chuyển sang "suy thoái". Tuy nhiên, đối với Việt Nam, các tổ chức quốc tế tiếp tục nhận định lạc quan về phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 10/2019.

Đó là đánh giá của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Theo đó, Chính phủ thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng tiếp tục xu hướng tích cực.

Những kết quả nổi bật

Đối với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá, khẳng định cơ cấu lại ngành nông nghiệp đang phát huy hiệu quả tích cực. Lâm nghiệp phát triển ổn định (sản lượng gỗ khai thác tăng 4,6%); chăn nuôi bò và gia cầm phát triển tốt (đàn bò tăng 2,4%, gia cầm tăng 11,5%).

Trong đó, khu vực công nghiệp tiếp tục có bước phát triển mạnh (IIP tăng 9,5%); ngành chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện tăng mạnh (lần lượt tăng là 10,8% và 9,9%); đặc biệt ngành khai khoáng tăng trưởng trở lại sau nhiều năm tăng trưởng âm (tăng 1,2% cùng kỳ năm trước giảm 2,3%). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ (sắt, thép tăng 42,8%; xăng, dầu tăng 33,2%; tivi tăng 16,4%; điện thoại thông minh tăng 16%).

Thị trường thương mại ổn định, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng cao đạt 11,8%. Thu hút khách quốc tế tiếp tục tăng khá, đạt gần 14,5 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ (tháng 10 là tháng đầu tiên có lượng khách quốc tế đến nước ta đạt trên 1,6 triệu lượt người).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục được kiểm soát và giữ ở mức thấp. CPI bình quân 10 tháng năm 2019 tăng 2,48% so với bình quân cùng kỳ; CPI tháng 10/2019 tăng 2,79% so với tháng 12/2018 và tăng 2,24% so với cùng kỳ.

Về kim ngạch xuất khẩu tăng khá, đạt trên 217 tỷ USD, tăng 7,4%. Khu vực trong nước tăng 16,2%, cao hơn nhiều so với khu vực FDI là 3,9%; tỷ trọng xuất khẩu của khu vực trong nước chiếm 30,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất siêu 7 tỷ USD.

Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ đà phát triển tốt; vốn FDI thực hiện đạt 16,2 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ các năm từ trước đến nay; góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,8 tỷ USD, tăng 70,5%. Cả nước có 114,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và có 34,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,8% so với cùng kỳ.

Đời sống dân cư được cải thiện, nhất là ở khu vực nông thôn nhờ kết quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới cùng với kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Cả nước có 68.000 lượt hộ thiếu đói, giảm 33,8%. Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Trong đó, đã tổ chức rất tốt Ngày vì người nghèo (17/10), đẩy mạnh phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, thông qua Chương trình này đã ủng hộ cho Quỹ vì người nghèo 877 tỷ đồng.

Đảm bảo kinh tế vĩ mô và an ninh, đối ngoại

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các giải pháp cụ thể về nhiệm vụ thời gian tới, trên các lĩnh vực kinh tế vĩ mô, tiền tệ và tín dụng, giải ngân vốn đầu tư công, nông nghiệp, công nghiệp - thương mại, giao thông vận tải, du lịch và dịch vụ, văn hóa, xã hội, môi trường, xây dựng pháp luật và cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục nỗ lực với quyết tâm cao nhất từ nay đến cuối năm 2019, kiên định với những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để phấn đấu hoàn thành 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao (dự kiến, có 5 chỉ tiêu vượt).

"Quan trọng là chúng ta cần phải giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như hiện nay, thậm chí hơn nữa; điều này đòi hỏi phải tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới; tạo thêm dư địa cho điều hành chính sách vĩ mô và phải được vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt. Đồng thời, cần sớm xây dựng các phương án ứng phó với những tình huống xấu của kinh tế thế giới có thể xảy ra, không để bị động bất ngờ; tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường. Do đó, cần sớm nghiên cứu xây dựng phương án kích thích kinh tế, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, xuất khẩu" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố cần phải quyết liệt hơn nữa, đẩy mạnh cải cách hành chính; tiếp tục cắt, giảm điều kiện đầu tư kinh doanh một cách thực chất hơn nữa, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

"Sang năm 2020, chúng ta cần phải làm việc mạnh mẽ việc này hơn nữa, trên tất cả các lĩnh vực; đây phải trở thành một cuộc cách mạng thực sự để Việt Nam chúng ta trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, một đất nước đổi mới sáng tạo và có tính cạnh tranh cao" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Đến năm 2030 sẽ nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN.

[Infographics] Phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân đến năm 2025 tầm nhìn 2030 - Ảnh 1

Theo TTXVN

Việt Nam là một trong những thị trường lạc quan nhất về thương mại quốc tế và các doanh nghiệp có lý do để lạc quan.

Ảnh: QH
 
Theo cuộc khảo sát toàn cầu thường niên của HSBC, với các nhà quản lý tại 9.131 công ty tại 35 thị trường cho thấy, gần như toàn bộ các công ty Việt Nam (97%) tin rằng doanh số bán sẽ tăng trưởng trong năm tiếp theo. Con số này cao hơn trung bình toàn cầu và tại châu Á Thái Bình Dương (lần lượt là 79% và 77%).  39% các công ty tại Việt Nam được coi là các công ty kỳ vọng tăng trưởng cao với mức kỳ vọng tăng trưởng ít nhất là 15% trong năm tới, gần gấp đôi con số trung bình toàn cầu (22%). Quan điểm trong trung hạn tại Việt Nam thậm chí còn tươi sáng hơn với 100% các công ty kỳ vọng doanh số bán sẽ tăng trong vòng năm năm tới. 

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho biết, “Việt Nam  là một  trong những  thị  trường  lạc quan nhất về  thương mại quốc  tế và các doanh nghiệp có lý do để lạc quan”.

Ông chia sẻ thêm, “Nền kinh tế Việt Nam đang ở vào vị thế rất tốt, với mức tăng trưởng 7,1% năm 2018, cao nhất trong vòng 10 năm vừa qua, và động lực cho 2019 được duy trì khi tăng trưởng quý III vừa được công bố ở mức 7,31%. Thu nhập và tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đang gia tăng, lĩnh vực sản xuất đang phát triển mạnh mẽ và khu vực dịch vụ đang góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Việt Nam vẫn duy trì động lực tốt để tận dụng được những lợi ích từ thương mại quốc tế trong những năm tới.”

 

Cuộc khảo sát cũng cho thấy các công ty Việt Nam lạc quan khi nói tới những tác động của thương mại quốc tế. Trong năm năm tới, 98% doanh nghiệp khảo sát tin rằng thương mại quốc tế sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo (so với trung bình 80% trên toàn cầu), trong khi 96% nói rằng thương mại quốc tế sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh mới (79% trên toàn cầu) và gia tăng hiệu quả (95% so với 78% trên toàn cầu).

Hơn 1/3 số doanh nghiệp khảo sát (32%) đang nghiên cứu việc áp dụng các công nghệ số để tăng cường chuỗi cung ứng, gia tăng tốc độ đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị  trường và tiến tới gần hơn với người tiêu dùng. Với việc thiếu hụt nhân lực có kỹ năng tiếp tục  là rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đang cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ và đầu tư vào kỹ năng mới cho đội ngũ lao động. 

Các công ty Việt Nam đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với sự tồn tại lâu dài của công ty cũng như để thu hút và giữ chân nhân tài. Ngày càng có nhiều công ty ở Việt Nam (28%) tin rằng kỳ vọng tăng trưởng doanh số bán của họ được dẫn dắt thông qua chiến lược phát triển bền vững, con số này cao hơn các doanh nghiệp khảo sát tại các thị trường khác. 

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

战略伙伴关系