Đại diện Tập đoàn Samsung thăm một DN Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: VGP/Lê Anh
Theo Sở Công Thương TPHCM, trong 8 tháng năm 2018, công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở mức cao nhất so với các lĩnh vực khác, chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn.
Sở Công Thương TPHCM cho biết chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tháng 8 ước tăng 10,46% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 8 tháng ước tăng 7,51%, trong đó nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 7,64%. Bốn ngành công nghiệp trọng yếu tăng 8,31%, cao hơn mức tăng toàn ngành công nghiệp.
Cụ thể, đối với ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, 8 tháng năm 2018 ước tăng 7,32%; trong đó sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,56% (cùng kỳ tăng 3,43%). Chỉ số sản xuất ngành lương thực, thực phẩm tăng cao so cùng kỳ do thị trường tiêu thụ được mở rộng, tăng trưởng khá. Trong 8 tháng, doanh thu bán lẻ lương thực, thực phẩm ước đạt 75.542 tỷ đồng, tăng 13,6% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 119 triệu USD, tăng 14,46% so cùng kỳ năm 2017.
Đối với ngành sản xuất hàng điện tử, chỉ số sản xuất 8 tháng tiếp tục tăng gần 16% do thị trường tiêu thụ ổn định và được quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật cao về sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử,... Hiện Thành phố đang xây dựng sản phẩm chủ lực ngành hàng điện tử - công nghệ thông tin với nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí: Sản phẩm là nguyên liệu, linh kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Tăng trưởng ấn tượng trong 8 tháng năm 2018 đó là ngành cơ khí với chỉ số sản xuất 8 tháng ước tăng 10,13% (cùng kỳ tăng 3,4%); trong đó phân ngành sản xuất thiết bị điện có mức tăng trưởng cao và ổn định, tăng 20,66% (cùng kỳ tăng 9,42%) nhờ vào chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước sản xuất đối với các công trình điện khí hóa như các sản phẩm thiết bị điện, dây cáp điện. Bên cạnh đó, các phân ngành khác tăng khá như Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,7%; sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 16,8% (cùng kỳ tăng 5,15%)…
Trong 8 tháng năm 2018, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) hoạt động ổn định, đồng thời nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, thành phố đã thu hút thêm nhiều DN trong nước và các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo. Cụ thể trong 8 tháng, công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở mức cao nhất so với các lĩnh vực khác, chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn; trong khi đó vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trong 8 tháng năm 2018 cũng đạt gấp 3,3 lần so với cùng kỳ.
Tăng cường kết nối với các DN FDI lớn
Để hỗ trợ các DN công nghiệp hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, thời gian qua, TPHCM tăng cường hỗ trợ kết nối giữa các DN trong nước với các DN FDI.
Bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM cho biết mới đây nhất (ngày 31/8), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM chủ trì phối hợp cùng Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TPHCM (Sở Công Thương), kết nối trực tiếp cho 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia kết nối với 3 doanh nghiệp FDI lớn gồm SAMSUNG, SONION, NIDEC tại Khu công nghệ cao TPHCM.
Chương trình kết nối cung cầu bao gồm: thông tin về yêu cầu cung cấp chi tiết linh kiện và một số mặt hàng tiêu hao, kết nối cung cầu trực tiếp giữa các doanh nghiệp, tham quan phòng trưng bày các sản phẩm tìm kiếm nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI tại Khu Công nghệ cao.
Hoạt động kết nối cung cầu trực tiếp giữa các DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các đối tác FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối là một nhiệm vụ trọng tâm được Ban Quản lý Khu công nghệ cao phối hợp cùng Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TPHCM triển khai thường xuyên nhằm tăng cường liên kết, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Qua buổi kết nối, hầu hết các DN công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đều đánh giá, nhà mua hàng (các DN FDI) sẽ là khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, gần 50% số DN Việt Nam tham gia buổi kết nối được các DN FDI là những người mua hàng đề nghị cung cấp bảng báo giá chi tiết cũng như đi thăm trực tiếp nhà máy trước khi đi đến quyết định hợp tác lâu dài.
Ấn Độ cân nhắc ban hành tiền điện tử thay cho tiền giấy.
Phần lớn chi phí in ấn tiền của Ấn Độ phát sinh do sự ra đời các mẫu thiết kế của những tờ tiền mới, được đưa ra sau tuyên bố hủy tiền mệnh giá lớn năm 2016 của của quốc gia này. Một nhóm nghiên cứu liên ngành đã được thành lập để phân tích tính khả thi của ý tưởng nói trên. Ủy ban này được nhắc đến lần đầu tiên trong một thông báo gửi đi hồi tháng tư của RBI, tuy nhiên, họ lại không thể đưa ra thêm bất kỳ bản báo cáo chi tiết nào vào cuối tháng 6 như đã hứa. Trong tháng 9 cũng có những tin đồn về một loại tiền điện tử được Chính phủ hậu thuẫn có tên gọi "Laxmi", nhưng đến nay vẫn chưa có gì xảy ra.
Trong báo cáo hàng năm của mình, RBI cho rằng ngay cả khi tiền điện tử không gây ra rủi ro hệ thống, sự phổ biến ngày càng tăng của nó dẫn đến tình trạng bong bóng giá cũng như làm gia tăng mối lo ngại nghiêm trọng về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nhà đầu tư và tính toàn vẹn của thị trường. Cơ quan này cũng tham vấn với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) về vấn đề được đặt ra, bên cạnh việc thiết lập một đơn vị để tìm hiểu rõ hơn về các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tiền điện tử và blockchain.
Thực ra thái độ của Ấn Độ đối với tiền điện tử từ trước đến nay là không quá tích cực. Vào tháng 4, RBI đã gửi một chỉ thị cho các tổ chức tài chính để ngừng tất cả giao dịch bằng tiền điện tử. Cuối tháng 7, Tòa án Tối cao Ấn Độ quyết định duy trì lệnh cấm, dẫn đến sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất của Ấn Độ - Zebpay, phải vô hiệu hóa việc gửi và rút tiền bằng đồng Rupee. Trớ trêu thay, sự thật đã được tiết lộ rằng RBI không nghiên cứu về tiền điện tử đủ nhiều để hiểu và ngăn cấm chúng.
Một số nước trên thế giới bao gồm Nga, Iran, Venezuela và Israel đã có những bước nhất định để tiến tới ban hành một loại tiền điện tử được nhà nước hậu thuẫn. Năm ngoái, Dubai đã giới thiệu một loại tiền điện tử của riêng mình với tên gọi emCash. Trong khi đó, Ấn Độ mới bắt đầu chập chững bước chân vào thế giới của tiền kỹ thuật số, và ngay bây giờ, vẫn chưa có một thông tin chi tiết nào về cách mà quốc gia Nam Á này muốn thực hiện ý tưởng của mình.
Hàng loạt tập đoàn lớn đã phải suy nghĩ lại công cuộc mã hóa tiền tệ của họ - vì thế có lẽ tốt hơn hết Ấn Độ nên đứng bên ngoài theo dõi và học hỏi, hoặc chỉ thử nghiệm trong quy mô nhỏ, trước khi tung ra loại tiền tệ mới của mình trên toàn quốc.
Nguyên Anh (theo thenextweb)
Cuộc khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến các quốc gia trên toàn cầu - từ các nền kinh tế ở Nam Mỹ, đến Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và một số nền kinh tế lớn hơn ở châu Á, như Ấn Độ và Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại các thị trường mới nổi đã trở lại
Trên thị trường tài chính, các mối quan tâm của nhà đầu tư thường có vòng đời rất ngắn. Giống như trẻ nhỏ nhanh chóng chán đồ chơi, nhà đầu tư nhanh chóng chuyển sự chú ý từ một sự kiện này sang một sự kiện khác.
Ví dụ, thị trường gần đây dường như đã quên đi sự hình thành của "Fragile Five", một nhóm các nước bị ảnh hưởng nặng nề khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu đảo ngược chương trình mua trái phiếu của họ vào năm 2013. Thành phần gồm các nước Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, nhóm này được đánh dấu bằng sự mất giá mạnh của đồng nội tệ, thâm hụt tài khoản vãng lai cao và bất ổn chính trị trong nước.
Sự sụt giảm giá cả hàng hóa và những nỗi lo về nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã gây áp lực lên các nền kinh tế này. Tuy nhiên, họ đã bắt đầu thấy sự khởi sắc trở lại. Ví dụ ở Ấn Độ và Indonesia, sự thay đổi trong chính phủ đã dẫn đến cải cách chính trị và kinh tế. Các nhà đầu tư bắt đầu sôi động trở lại ở các thị trường này và dòng tiền vào các quỹ tiếp xúc với các thị trường này tăng lên rõ rệt.
Nhưng những ngày qua, thị trường đang cảm thấy quá khứ bỗng chốc lặp lại. Đổ lỗi cho đồng đô la mạnh hơn, căng thẳng leo thang kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc hoặc lãi suất tăng ở Mỹ, lần này mọi thứ xung quanh cuộc khủng hoảng dường như đã bước vào một giai đoạn mới.
Thiệt hại là nặng nề hơn rất nhiều. Cuộc khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến các quốc gia trên toàn cầu - từ các nền kinh tế ở Nam Mỹ, đến Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và một số nền kinh tế lớn hơn ở châu Á, như Ấn Độ và Trung Quốc. Một số quốc gia này đang thấy tiền tệ của họ giảm xuống mức kỷ lục, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tăng cao, và trong một số trường hợp, căng thẳng với Mỹ leo thang.
Tuần trước, Argentina đã đề xuất với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) một khoản vay khẩn cấp là một cú sốc cho thị trường. Đồng nội tệ đã giảm hơn 50% so với USD và lãi suất của Argentina lên tới con số đáng sợ 60%.
Trong khi đó, cơn bán tháo xuất phát từ cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về việc phóng thích mục sư người Mỹ Andrew Brunson đã không chỉ khiến đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ rơi xuống mức giá thấp kỷ lục mà còn lan sang các tài sản toàn cầu khác. Đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ đã mất 40% giá trị trong năm nay, phần lớn là do chính sách không thân thiện của Tổng thống Erdogan.
Các thị trường mới nổi cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nợ nần và đồng đô la mạnh hơn làm cho họ khó khăn hơn để trả nợ. Số liệu mới nhất từ Viện Tài chính Quốc tế cho thấy nợ ở các thị trường mới nổi bao gồm Trung Quốc tăng từ 9 nghìn tỷ USD năm 2002 lên 21 nghìn tỷ USD năm 2007 và cuối cùng lên tới 63 nghìn tỷ USD vào năm 2017. Chỉ số MSCI Emerging Markets giảm gần 9% kể từ đầu năm.
Một tình trạng khó xử xảy ra liên tục với các nhà đầu tư là liệu có nên duy trì danh mục đầu tư tại các nền kinh tế mới nổi hay lùi lại một bước. Mặc dù rủi ro cao hơn mang lại lợi nhuận cao hơn, ở thời điểm hiện tại các yếu tố cơ bản cho thấy một cuộc khủng hoảng đang tới. Trong khi đó, lãi suất tăng ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác có thể khiến các nhà đầu tư nhiều vốn quay trở lại các thị trường phát triển.
Có vẻ như bong bóng thị trường mới nổi sắp nổ tung.
Theo Trí thức trẻ/CNBC
Không gian làm việc mở ra đời từ trước những năm 60 của thế kỷ trước. Nhưng cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể chứng minh được lợi ích thực sự của văn hóa làm việc này.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Occupational & Environmental Medicine hồi tháng 8 cho thấy, những nhân viên làm việc tại các văn phòng mở ít bị stress hơn và năng động hơn các nhân viên làm việc trong văn phòng truyền thống. Nguyên nhân có thể là vì họ thường xuyên di chuyển ra xung quanh để tương tác với các đồng nghiệp hơn.
Trong khi đó, một nghiên cứu thực hiện bởi các chuyên gia tại Harvard và được công bố hồi tháng 7 lại chứng minh rằng, những người làm việc trong văn phòng mở có xu hướng ít cộng tác hoặc tương tác với đồng nghiệp hơn người làm việc ở các văn phòng truyền thống.
Mặc dù các nghiên cứu này không dựa trên những dữ liệu giống hệt nhau, nhưng các kết quả được đưa ra dường như tạo nên những thông điệp mâu thuẫn nhau. Và chúng chỉ có thể chứng minh một điều rằng: khoa học vẫn chưa thể đưa ra cho chúng ta một kết luận rõ ràng về lợi ích của không gian làm việc mở.
Các nhà nghiên cứu ở Đại hoc Arizona cũng thực hiện một nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 231 nhân viên văn phòng ở các tòa nhà chính phủ. Họ được đeo cảm biến đo chuyển động và nhịp tim trong 3 ngày. Kết quả là, những nhân viên ở những không gian làm việc mở năng động hơn 32% so với những người ở trong phòng làm việc riêng và hơn 20% so với những người ở trong các không gian làm việc truyền thống.
Các nhà nghiên cứu ở Harvard cũng đã thử nghiệm một cách làm mới. Họ tuyển dụng 52 nhân viên từ một công ty thuộc danh sách Fortune 500 và phá bỏ hoàn toàn các vách ngăn trong toàn bộ một tầng thuộc tòa nhà của mình để tạo ra không gian làm việc mở. Những nhân viên được thuê sẽ đeo huy hiệu có đính cảm biến và microphone để làm việc trong văn phòng mới và theo định hướng mới này trong vòng 3 tuần. Các nhà nghiên cứu cũng được cấp quyền truy cập vào các máy chủ để theo dõi hoạt động trao đổi qua email hoặc các kênh trò chuyện trực tuyến khác của những người được nghiên cứu.
Kết quả cuối cùng rất đáng kinh ngạc: Sau khi chuyển đổi cách làm việc như vậy, những người tham gia dành ít thời gian hơn để giao tiếp mặt đối mặt (ít hơn 73% so với lúc trước). Ngược lại, việc sử dụng email và các kênh trò chuyện trực tuyến tăng lên lần lượt là 67% và 75%.
Ý tưởng văn phòng mở đã phổ biến ở Mỹ từ trước khi kiểu thiết kế không gian làm việctheo dạng từng gian phòng nhỏ có vách ngăn của Công ty thiết kế nội thất Herman Miller trở thành kiểu mẫu vào những năm 1960. Sự ra đời của kiểu vách ngăn linh hoạt này giúp các công ty gia tăng thêm không gian riêng tư cho nhân viên mà không cần tốn thêm chi phí để mở rộng diện tích.
Công ty thiết kế nội thất Herman Miller được công nhận là nhà sáng tạo ra không gian làm việc theo kiểu văn phòng nhỏ (the office cubicle)
Nhưng bắt đầu từ những năm 1990, trào lưu văn phòng mở quay trở lại. Và hiện tại, ước tính có đến 70% các văn phòng ở Mỹ được thiết kế theo dạng này.
Những người ủng hộ cho rằng thiết kế văn phòng mở sẽ giúp có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, từ đó cải thiện sức khỏe cho nhân viên.
Tuy nhiên, thiết kế không gian làm việc mở cũng đối diện với nhiều ý kiến ở chiều ngược lại.
"Không gian làm việc mở với những đồng nghiệp gây phiền phức và những chiếc máy photo copy trục trặc có thể cản trở bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc", tác giả Kabir Sehgal cho biết trong một bài viết được đăng trên Fortune hồi năm ngoái với tiêu đề “Đã đến lúc quay lại với kiểu không gian làm việc riêng với những vách ngăn”.
Theo Bích Trâm (Doanh Nhân Sài Gòn)
Ở Nhật Bản, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tư nhân đang cố gắng tìm ra những cách thức mới để cạnh tranh với quá trình đô thị hóa không ngừng nghỉ: Từ cắt giảm thuế doanh nghiệp đến thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới. Mục đích của nỗ lực này là để hồi sinh số lượng các cửa hàng, ngôi nhà trống và các không gian kinh doanh vắng vẻ khác đang ngày càng gia tăng.
Theo Naoko Iwanaga, giám đốc nghiên cứu JLL Nhật Bản, tiến độ đang chậm, nhưng bản chất của vấn đề không thể được giải quyết trong một thời gian ngắn. Nhật Bản mới chỉ ở giai đoạn đầu của một kế hoạch dài hơi.
Từ lâu, Nhật Bản đã vật lộn với một cuộc di cư của những người trẻ tuổi đến các thành phố như Tokyo và Osaka. Lợn rừng hiện đang lang thang tự do ở những nơi từng có người dân sinh sống và nông nghiệp và phát triển mạnh mẽ. Một số trường học ở các thị trấn như Tochikubo ở tỉnh Niigata thậm chí chỉ còn 8 học sinh.
Ngay cả các tỉnh với kế hoạch táo bạo như Minami Uonuma, nơi tự hào sở hữu công viên CNTT toàn cầu đầu tiên ở Nhật Bản, xây dựng mới một bệnh viện, trường cao đẳng y tế và khu nhà ở thân thiện với người cao tuổi mới, cũng không thu hút được nhiều người dân đến định cư.
Tuy nhiên, những dấu hiệu hứa hẹn lại xuất hiện tại một số nơi khác. Kamiyaka, một ngôi làng miền núi, là nơi các du mục kỹ thuật số và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm mở các văn phòng vệ tinh và các nhà hàng hữu cơ. Dân số thị trấn trượt tuyết Niseko tăng 6% sau khi thúc đẩy du lịch và thu hút người nước ngoài. Nó tự hào là nơi duy nhất ngoài các thành phố lớn có trường quốc tế ở Nhật Bản và đã chỉ định các đại sứ nước ngoài cư trú trong khu vực quảng bá các điểm thăm quan của thị trấn.
Các doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia vào quá trình hồi sinh các thị trấn ở Nhật Bản. Ví dụ, Airbnb đã xây dựng một ngôi nhà cho 7 người thị trấn khai thác gỗ Yoshino. Công trình này cũng được sử dụng làm trung tâm cộng đồng cho thị trấn. Người dân địa phương đảm nhiệm các vai trò chủ nhà, nấu ăn và trở thành hướng dẫn viên cho những người bên ngoài thị trấn háo hức muốn trải nghiệm các hoạt động từ câu cá đến nghề mộc. Theo Airbnb, Yoshino Cedar House đã đón 346 khách trong năm đầu tiên và đã đem lại 2.139 USD cho người dân địa phương. Kể từ khi mở cửa, Airbnb báo cáo rằng đã công ty này đã nhận được sự quan tâm từ các làng ở Nhật Bản mong muốn áp dụng một mô hình “lòng mến khách dựa vào cộng đồng” tương tự.
Iwanaga nói: “Những sáng kiến như vậy từ khu vực tư nhân là rất đáng khen ngợi vì nhiều thị trấn nhỏ có thể gặp khó khăn trong ra hoạt động kinh doanh hoặc việc làm mới. Điều đó đồng nghĩa rằng cần phải có kế hoạch cẩn thận và một cuộc thảo luận rõ ràng giữa các doanh nghiệp tư nhân và các thị trấn để đảm bảo lợi ích đến được với người dân địa phương.”
Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra các chiến lược giải quyết vấn đề trì trệ ở các thị trấn nhỏ 4 năm trước. Thuế doanh nghiệp đã được cắt giảm cho các công ty di dời ra khỏi Tokyo và các khoản tài trợ được trao cho chính quyền địa phương để thúc đẩy các ngành công nghiệp của riêng họ.
Các địa phương cũng thử nghiệm các doanh nghiệp và ý tưởng mới như tập trung vào giáo dục. Thị trấn Osakikamijima đang hi vọng thiết lập một chi nhánh của Cao đẳng Atlantic ở Maine để thu hút sinh viên. Ngoài Tokyo và Osaka, Fukuoka đã trở thành một thành phố khởi nghiệp. Dân số của thành phố này đã tăng 75.000 người đạt mức 1,5 triệu người trong giai đoạn 2010 – 2015.
Ngoài ra, chính sách nhập cư thoáng hơn đã được đề xuất. Ở một số thị trấn, người nhập cư đã giúp tăng dân số và người Nhật Bản đang thay đổi định kiến về việc chào đón người nước ngoài. Chính phủ quốc gia châu Á này đang xem xét cho nhiều người nước ngoài nhập cư hơn. Những cư dân tiềm năng này sẽ được chấp nhận dựa trên niềm đam mê của họ với văn hóa Nhật Bản và tìm được việc làm tại các công ty địa phương.
Theo CafeF
Cả các công ty khởi nghiệp và những tập đoàn tên tuổi áp dụng.
Công việc Blockchain và tiền kỹ thuật số đang hấp dẫn rất nhiều người ở châu Á, ngay cả khi thị trường tiền số phải chứng kiến những đợt sụt giảm thảm hại. Công nghệ Blockchain, nền tảng được dùng để tạo ra các loại tiền số như Bitcoin, thực chất là một sổ cái ghi giao dịch không thể sửa đổi. Người ta cho rằng nó có tiềm năng làm thay đổi ngành tài chính và nhiều ngành công nghiệp khác.
Công nghệ này đã được thổi phồng nhiều trong hai năm qua và được áp dụng trong cả các công ty khởi nghiệp hay những tập đoàn lâu năm. Tuy nhiên, lợi ích rõ nhất người ta nhìn thấy ở nó chính là đợt bùng nổ giá tiền số trong năm 2017, với nhiều đồng tiền tăng gấp hàng trăm lần giá trị.
Nếu nhu cầu với công việc liên quan Blockchain được coi là thước đo, đây sẽ là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao. Công ty tuyển dụng Robert Walters cho biết 50% nhu cầu công việc liên quan tới Blockchain và tiền số là ở châu Á. Các lập trình viên có kỹ năng ngôn ngữ Python là những người được tìm kiếm nhiều nhất.
Việc tìm kiếm các công việc liên quan tới Blockchain trên Linkedln cho thấy nhiều tập đoàn lớn, trong đó có IBM, cũng đang tuyển dụng các vị trí có liên quan. Hàng loạt tên tuổi lớn mới nổi, chẳng hạn như Binance, cũng góp mặt trong đội ngũ những công ty khát nhân sự Blockchain. Tuy nhiên, do sự hấp dẫn của nó, nhiều người bước chân vào lĩnh vực tiền số và Blockchain lại tới từ các ngành công nghiệp khác.
Công việc liên quan tới Blockchain, tiền số và Bitcoin ở châu Á.
"Chúng tôi hiếm khi thuê người trong giới tiền mật mã bởi hầu hết trong số họ đều rất thiếu kinh nghiệm. Bạn có rất ít, rất ít người có kinh nghiệm trong ngành này", Julian Hosp, đồng sáng lập ví tiền và thẻ tín dụng điện tử TenX, một công ty khởi nghiệp ở Singapore, nhận định.
Trong thực tế, mặc dù có rất nhiều người đam mê Blockchain nhưng họ chưa tìm ra cách bước chân vào ngành công nghiệp này. Ngoài ra, không nhiều người có kỹ năng thực tế cần thiết để đáp ứng vai trò của nhà phát triển, John Mullally, giám đốc dịch vụ tài chính Robert Walters ở Hồng Kông, cho biết.
Khi giá tiền số giảm mạnh và các đồng tiền mất đi phần lớn giá trị, nhiều công ty vẫn tỏ ra quan tâm tới nguồn nhân sự này. "Nếu tiền số thực sự có hiệu quả, nếu mọi người kiếm được nhiều tiền hơn từ tiền số, chúng tôi cũng có lợi lớn. Chúng tôi cần cưỡi lên con sóng này. Tuy nhiên, khi tiền số mất giá, vẫn có những sự quan tâm tới ngành công nghiệp này, cho thấy nó không phải lĩnh vực sắp chết", Hops nói với CNBC.
Trên thực tế, dữ liệu cho thấy người ta quan tâm nhiều nhất tới Blockchain khi giá Bitcoin lập đỉnh cuối năm 2017. Đà tăng của Bitcoin cũng khiến hàng loạt đồng tiền kỹ thuật số khác tăng giá gấp nhiều lần, tạo nên cơn sóng thần trên thị trường tiền số. Tuy nhiên, khi tiền số giảm, nhu cầu với Blockchain vẫn được duy trì. Trong 3-6 tháng qua, ngày càng có nhiều chuyên gia tài chính truyền thống chuyển hướng quan tâm sang tiền số.
Theo Trí thức trẻ/CNBC
Thu hút nhân lực từ các cụm công nghiệp
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh thu hút được thêm 109 dự án đầu tư mới, đưa tổng số dự án trên địa bàn tỉnh lên hơn 1.800 dự án. Trong đó, bao gồm 1.380 dự án trong nước với số vốn đạt gần 120,5 nghìn tỷ đồng và 422 dự án nước ngoài với số vốn 4,024 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên cũng cho biết, công tác đăng ký, thành lập mới DN đạt kết quả tích cực, có thêm 620 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.600 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tính đến nay, tổng số DN đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt 9.180 DN với số vốn đăng ký khoảng 85.500 tỷ đồng.
Nhật bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất tại các KCN Hưng Yên với 107 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.170 triệu đô la Mỹ, chiếm 56,9% về tổng số dự án và 71,2% về tổng vốn đầu tư FDI đăng ký; tiếp đến là Hàn Quốc với 37 dự án và 412,5 triệu đô la Mỹ, chiếm 19,68% tổng số dự án và 13,53% tổng vốn đầu tư FDI đăng ký.
Các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các dự án FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh là: công nghiệp sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị; công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, tin học; sản xuất thức ăn chăn nuôi; công nghiệp dệt may; sản xuất linh kiện máy bay, tàu biển, ô tô; sản xuất sản phẩm, linh kiện nhựa; sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh hạ tầng KCN và cho thuê nhà xưởng;...
Riêng huyện Văn Lâm, khu công nghiệp phố nối A, khu công nghiệp Đại Đồng, khu công nghiệp Như Quỳnh... hiện đang phát triển với tốc độ hiện đại nhanh và mạnh,tạo công ăn việc làm cho chục ngàn công nhân của huyện, của vùng hằng năm.
Lượng doanh nghiệp đổ về đầu tư tại Hưng Yên ngày càng lớn, đặc biệt là doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc với cơ cấu ngành nghề đa dạng sẽ đòi hỏi một lực lượng lao động địa phương và các tỉnh lân cận đổ về, đáp ứng nhu cầu công việc lớn của các doanh nghiệp này. Quá trình di cư cơ học này sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
Văn Lâm hưởng trọn lợi thế giao thông và vị trí sát thủ đô
Văn Lâm được coi là cửa ngõ phía đông của Hà Nội, giáp ranh với huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô chưa tới 20 km. Tuyến quốc lộ 5A chạy qua đây là tuyến đường huyết mạch của vận tải miền bắc di chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các tỉnh miền Bắc và thủ đô Hà Nội đi qua các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội. Nơi đây là huyện duy nhất của cả tỉnh Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, lại tiến thẳng đến cảng nước sâu Hải Phòng, được lựa chọn là nơi đóng quân của những khu công nghiệp quy mô và hiện đại bậc nhất khu vực.
Về đầu tư hạ tầng giao thông, dự án đường trục Bắc-Nam của tỉnh Hưng Yên (từ cầu vượt QL 5 đến đường 19 sát đường sắt) thực hiện tại huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào trong thời gian tới sẽ tạo sự kết nối giữa các địa phương trong vùng trọng điểm kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thu hút đầu tư kinh doanh
Nhắc đến xu hướng đầu tư “ly tâm” ra ngoại thành và vùng ven Hà Nội, Hưng Yên là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên bởi vị thế hàng đầu do nằm gần Thủ đô, có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, phát triển công nghiệp...
Nhà phố shophouse trở thành tâm điểm thị trường Hưng Yên.Bên cạnh việc thu hút đầu tư về ngành công nghiệp, kinh tế, Hưng Yên đang thu hút các nhà đầu tư lớn về bất động sản, kinh doanh bán lẻ. Đặc biệt đầu tư bất động sản phát triển mạnh ở khu vực đường 5, thị trấn Như Quỳnh. Điều này chứng tỏ rằng dòng tiền đầu tư không chỉ đổ các thành phố lớn mà các khu vực thị trấn, thị xã có vị trí tốt và tiềm năng phát triển kinh tế, thu hút các khu công nghiệp.
Nắm bắt cơ hội nhiều nhà đầu tư lớn như Hòa Phát, TNR, cùng các doanh nghiệp khác như Lạc Hồng Phúc, Vạn Thuận Phát... đã đổ về khu vực khiến thị trường bất động sản thời gian qua rất sôi động. Các nhà đầu tư cá nhân cũng đang tìm mua dự án có nhà phố thương mại kết hợp nhiều tiện ích như chợ truyền thống, trung tâm giải trí, thương mại để đầu tư kinh doanh trước tiềm năng phát triển bán lẻ rất lớn tại đây.
Theo Trí thức trẻ
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Nhật Bản là quốc gia đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất vào Việt Nam trong 8 tháng qua với tổng số vốn khoảng 7 tỉ USD, Hàn Quốc 5,16 tỉ USD và Singapore đứng ở vị trí thứ 3 với 3,47 tỉ USD.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 24,35 tỉ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11,25 tỉ USD tính đến ngày 20-8. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm với tổng số vốn đạt 10,72 tỉ USD, chiếm 44% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 5,9 tỉ USD, tiếp đến là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỉ USD.
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon vốn đầu tư của Nhật Bản tại Khu Công nghiệp Phố Nối A - Ảnh: TTXVN
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết thêm, Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong vòng 8 tháng qua với tổng số vốn đăng ký 5,93 tỉ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư. Đứng ở vị trí thứ 2 là TP HCM với tổng vốn đăng ký 4,42 tỉ USD, kế tiếp là Bà Rịa - Vũng Tàu với hơn 2,17 tỉ USD.
Nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 59 tỉnh, thành phố tại Việt Nam trong 8 tháng. Các nhà đầu tư đến từ 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 8 tháng qua với với tổng số vốn khoảng 7 tỉ USD, Hàn Quốc 5,16 tỉ USD và Singapore đứng ở vị trí thứ 3 với 3,47 tỉ USD.
Trong 8 tháng năm 2018, xuất khẩu của khu vực ĐTNN kể cả dầu thô đạt 110,3 tỉ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 70,9% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 90,8 tỉ USD.
Đến cuối tháng 8-2018, cả nước có 1.918 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 13,48 tỉ USD và có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,58 tỉ USD.
Theo Minh Chiến (Báo Người Lao Động)
Chuyên gia Bitcoin Tom Lee, đồng sáng lập quỹ Fundstrat Global Advisors vẫn đang kiên định với dự báo Bitcoin có thể chạm 20.000 USD vào cuối năm nay.
Lee cho biết các quỹ đầu cơ đang đóng vai trò rất lớn trong thị trường tiền mật mã, các quỹ này chính là những người “làm giá” Bitcoin.
“Tôi nghĩ vào năm 2018, sự tham gia của các quỹ đã làm thay đổi thị trường tiền mật mã”, Lee nói. Hiện tại đa phần giao dịch Bitcoin xuất phát từ Mỹ do các sàn giao dịch thu hút các nhà đầu cơ, các quỹ đầu cơ đang đóng vai trò cực kì quan trọng.
Một yếu tố mà ông lưu ý đó chính là sự tương quan của giá cổ phiếu truyền thống và giá Bitcoin. Lee đưa ra sự tương quan của chỉ số S&P 500 và giá Bitcoin. Khi các thị trường mới nổi tăng điểm vào cuối năm 2017, giá Bitcoin tăng vọt và rồi kể từ đó hai chỉ số đều giảm mạnh.
Lee chỉ ra yếu tố kết nối hai chỉ số, đó chính là các quỹ đầu cơ, các quỹ này luôn hoạt động trên nguyên tắc khả năng có thể mất vốn rất cao, và khi họ mạo hiểm, họ mạo hiểm cả vào cả hai sản phẩm tài chính.
Lý do thứ hai chính là hiệu ứng “sự giàu có”, nhờ cổ phiếu tăng giá rất mạnh trong vài năm qua, các nhà đầu tư có nhiều tiền hơn để mua Bitcoin và khi giá cổ phiếu giảm, họ phải bù đắp việc này bằng bán Bitcoin đi.
Tuy vậy vẫn còn nhiều thách thức để các quỹ đầu cơ tham gia vào Bitcoin chính là cách lưu trữ, “vẫn còn sự phức tạp trong việc lưu trữ Bitcoin”, các quỹ đầu cơ không muốn giữ quyền sở hữu Bitcoin. Một thách thức nữa là chưa có một mô hình định giá nào dành cho Bitcoin.
Khi được hỏi về thị trường hiện tại của Bitcoin, Tom Lee cho rằng chưa tìm ra được một điểm tốt để mua vào, tuần qua chứng kiến nhiều tin xấu cho Bitcoin như SEC từ chối các ETF, Trung Quốc thắt chặt cấm tiền điện tử. Tuy nhiên ông vẫn lạc quan về giá Bitcoin sẽ chạm 20.000 USD vào cuối năm nay.
Theo Vietnamfinance
Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ 5G sẽ là một bước tiến quan trọng, tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, xã hội của con người. Đối với hầu hết các nhà mạng viễn thông trên toàn thế giới, 5G sẽ là một dấu mốc vô cùng quan trọng.
Chính bởi vậy, cuộc đua phủ sóng 5G của các nhà mạng, các quốc gia, cũng như "trận chiến" để sản xuất ra những thiết bị sẵn sàng hỗ trợ công nghệ này cũng đang ngày càng trở nên cam go hơn. Những điều này cho thấy, tuy chưa chính thức được thương mại hóa nhưng công nghệ 5G đã được coi là một ngành kinh doanh màu mỡ, một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và là nền tảng của những tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Trên thực tế, 5G không chỉ đơn giản là thế hệ tiếp theo của mạng di động, mà còn là công nghệ có khả năng hỗ trợ cho cở sở hạ tầng, các thành phố thông minh và xe hơi không người lái. 5G có thể cũng là chìa khóa cho cam kết “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Tổng thống Donald Trump và là bước đệm giúp Trung Quốc đạt được tham vọng lãnh đạo thế giới về trí thông minh nhân tạo (AI) vào năm 2030…
Ngoài những tiềm năng, lợi ích có thể đo đếm được kể trên, trong bối cảnh khoảng cách số đang dần được tạo ra khi các nền kinh tế phát triển đạt được nhiều tiến bộ nhờ vào nỗ lực đổi mới công nghệ thông tin và truyền thông thì sự phổ biến của công nghệ 5G còn được kỳ vọng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa các khu vực, quốc gia, thậm chí là các vùng miền trên toàn thế giới.
Theo Vnmedia