Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

HSBC thông báo là một trong những ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để truy cập vào tài khoản. Tính năng này đã được áp dụng tại Việt Nam, đầu tiên với dòng điện thoại iPhone X của Apple.

Theo thông báo của HSBC, ngân hàng này mới đây cho phép các khách hàng doanh nghiệp sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt trong việc truy cập ứng dụng ngân hàng di động, giúp đẩy nhanh tốc độ truy cập tài khoản đồng thời tăng tính bảo mật. Việt Nam là một trong 24 thị trường của Tập đoàn HSBC triển khai tính năng mới này.

Bên cạnh tính năng sử dụng dấu vân tay được triển khai vào năm 2017 tại Việt Nam, khách hàng giờ đây có thể sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt để truy cập vào ứng dụng di động của HSBCnet, ứng dụng đoạt giải thưởng của tập đoàn HSBC.

Tính năng mới này giúp việc truy cập tài khoản diễn ra chưa đầy một giây. 

Công nghệ nhận diện khuôn mặt hoạt động thông qua việc nhận diện các đặc điểm trên gương mặt, phân tích hơn 30.000 điểm để tạo một bản đồ chiều sâu của khuôn mặt. Tính năng sử dụng khuôn mặt truy cập tài khoản của HSBC kết nối giao diện lập trình ứng dụng di động của ngân hàng (API) với phần mềm của điện thoại để xác thực người dùng với nhỏ hơn 1 phần triệu khả năng nhầm lẫn hai gương mặt giống nhau.

HSBC tích hợp tính năng nhận diện khuôn mặt như một phần của chương trình "Chuyển đổi kỹ thuật số cho doanh nghiệp" (DTC), chương trình được thiết kế nhằm xây dựng và phát triển các trải nghiệm ngân hàng kỹ thuật số lấy khách hàng làm trọng tâm.

Điện thoại thông minh đầu tiên hỗ trợ tính năng nhận diện khuôn mặt là dòng điện thoại iPhone X của Apple. Khoảng 1/5 khách hàng sử dụng HSBCnet ứng dụng di động sử dụng điện thoại này. Tính năng nhận diện dấu vân tay vẫn tiếp tục được duy trình đối với các điện thoại thông minh có tính năng quét dấu vân tay.

"Cùng với tính năng nhận diện dấu vân tay, việc truy cập tài khoản sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt sẽ giúp khách hàng đơn giản hóa các thao tác giao dịch ngân hàng bằng việc cho phép họ xem số dư tài khoản và các giao dịch gần nhất một cách tiện lợi và an toàn," bà Hạnh cho biết.

"Sau cùng, dấu vân tay và khuôn mặt của chúng ta là hai loại mật khẩu chúng ta sẽ không bao giờ quên."

Bình An (Theo Trí Thức Trẻ)

Trong thời gian qua, tình trạng biến động giá bất động sản, nhất là đất nền đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Mối lo ngại về những hệ lụy của hiện tượng này đang trở nên rõ nét, thế nhưng, đằng sau sự sôi động đến chóng mặt vẫn có những phương thức để lựa chọn đầu tư trở nên an toàn nhất có thể.

 

Theo đánh giá từ bộ phận Nghiên cứu tư vấn Savills Việt Nam trong một báo cáo mới đây, so với cách đây khoảng hơn nửa năm, giá đất tại nhiều địa phương đã có những biến động đáng kể.

Theo dữ liệu thị trường thứ cấp của Savills, tính đến thời điểm hết quý 1/2018, tại các quận có quy hoạch tốt, giá bán đất nền tăng 5%-15% theo quý và 15%-25% theo năm. Mức tăng này được nhận định nằm trong ngưỡng an toàn, song song với sự phát triển của thị trường nói chung.

Với sự hỗ trợ từ nền kinh tế vĩ mô và đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng tích cực, thị trường bất động sản liền thổ vẫn sẽ được kích cầu trong thời gian tới. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn của kênh đầu tư này sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư diễn ra, có thể đưa mặt bằng giá đi lên trong những tháng tới.

Một mặt bằng giá mới đã được hình thành và giá BĐS thay đổi chóng mặt là những câu chuyện được giới đầu tư địa ốc liên tục cập nhập trong những tháng gần đây. Nhiều chuyên gia nhận định, mức tăng giá trong thời gian vừa qua có rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong đó có sự đẩy giá của các thành phần môi giới. Còn ở góc độ người tiêu dùng nhu cầu ở của người dân là có thật.

Hiện nay, TP.HCM có khoảng 10 triệu dân, thì có 2-3 triệu là người dân ngoại tỉnh đến TP.HCM sinh sống và làm việc nên có nhu cầu về nhà ở và sự cố cháy nổ một số chung cư gần đây cũng là yếu tố dịch chuyển đầu tư sang nhà gắn liền với đất. Bên cạnh đó thì tích lũy của người dân nhiều hơn và nhà đất đang trở thành một loại hình "của để dành" đáng giá, bên cạnh vàng và tiết kiệm ngân hàng.

Ngoài ra, để hình thành một đơn vị nhà ở, giá đất chiếm từ 40-60% và như vậy nếu giải quyết được chi phí đất thì sẽ có sản phẩm hợp túi tiền cho người dân. Tuy nhiên, từ khi có ý tưởng đầu tư đến tạo ra sản phẩm kéo dài từ 3-5 năm hoặc dài hơn. Với cú hích hạ tầng mạnh mẽ tại TP.HCM giai đoạn 2015-2016-2017, việc tăng giá đất là diễn biến gần như tất yếu.

Một điểm đáng lưu ý nữa, theo ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Khối Đầu tư của Savills Việt Nam, là diễn biến sốt đất do giới đầu cơ, môi giới tác động quá sâu vào thị trường làm thay đổi tâm lý của người mua, đầu tư, đầu cơ nhà đất. Việc lựa chọn những đơn vị môi giới uy tín luôn là một bài toán không hề dễ dàng.

Nhóm đáng lo ngại nhất hiện nay là nhà đầu tư đất nền đang sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà (phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng với tỉ lệ % lớn). Chỉ cần có sự thay đổi chính sách thị trường nhà đất thì những nhà đầu tư, nhất là nhỏ lẻ đang sử dụng đòn bẩy tài chính có thể bị tác động mạnh và trực tiếp

Cuối cùng, hầu như quy hoạch tổng thể cho tỉnh thành về khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp sản xuất kinh doanh… đều khá rõ ràng. Như vậy, đối với vai trò quản lý nhà nước hiện tại thì hoàn toàn có thể hạn chế bớt việc tận dụng mục đích sử dụng đất ở các khu vực không được phép chuyển đổi công năng. Tuy nhiên, động thái này cần được triển khai sớm với sự tính toán kỹ lưỡng, quyết liệt hơn và cần phổ biến rộng rãi hơn nữa để người dân hiểu rõ hơn

Theo đánh giá từ bộ phận Nghiên cứu tư vấn Savills Việt Nam, việc giá đất tăng hiện nay được hội tụ bởi nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô, xuất phát từ cả nhu cầu để ở và nhu cầu đầu tư ngày càng tăng của người dân. Điểm tích cực là nhu cầu nhà ở của người dân được đa dạng hóa và tính thanh khoản cao. Mặt tiêu cực là dù không hẳn là cơn sốt ảo, nhưng mặt bằng giá tăng lên sẽ hạn chế sự lựa chọn cho người mua với khả năng tài chính hạn chế.

Do vậy, các nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn những khu vực có vị trí và quy hoạch tốt, pháp lý rõ ràng, tránh mua theo tâm lý đám đông hoặc tin đồn để tránh sự trục lợi từ các đối tượng đầu cơ. Không nên ưu tiên lợi nhuận, xem nhẹ giá bán và tính pháp lý dẫn đến rủi ro cao. Đòn bẩy tài chính không nên sử dụng trong lúc thị trường đang tăng giá, hoặc chỉ nên hạn chế ở mức thấp nhất.

Đối với người mua để ở, lựa chọn kỹ lưỡng về vị trí, sản phẩm phù hợp với nhu cầu và pháp lý nên được xem xét. Nếu không có nhu cầu sử dụng ngay, có thể trì hoãn để quan sát, thăm dò, định giá, tìm chuyên gia tư vấn pháp lý, sau đó mới đưa ra quyết định.

Nhiều người chọn dùng ví điện tử vì bên cạnh tính tiện dụng, điều quan trọng là không tốn phí.

 

Gần đây, khi nhiều ngân hàng (NH) thương mại điều chỉnh tăng khoản phí dịch vụ qua Internet Banking, Mobile Banking và phí rút tiền trên máy ATM…, không ít khách hàng đã chuyển qua sử dụng ví điện tử trên smartphone (điện thoại thông minh).

Tích điểm, không tốn phí

Anh Nguyễn Vũ (ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) cho biết hằng tháng, anh đều dùng ví điện tử Momo để thanh toán các loại hóa đơn điện, nước, internet, nạp card điện thoại… Mỗi lần đi uống cà phê với bạn bè, thay vì phải mang theo tiền mặt, anh chỉ cần mở ứng dụng Momo ra thanh toán trực tiếp trên điện thoại. Mới đây, khi NH điều chỉnh các khoản phí dịch vụ, anh chuyển sang dùng ví điện tử thường xuyên hơn.

"Các ví điện tử cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ tích hợp như mua vé xem phim, thanh toán vé máy bay, thanh toán các khoản vay tiêu dùng hằng tháng, phí bảo hiểm… Các ví điện tử đều có chương trình tích điểm, khuyến mại hoặc chiết khấu khi thanh toán. Một số ví điện tử còn tặng tiền trực tuyến cho người dùng khi mời bạn bè mở tài khoản trên ví" - anh Vũ nói.

Theo chị Phạm Minh (ngụ quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), hơn 1 năm nay, với các thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước, nạp tiền điện thoại…, chị đều dùng ví điện tử Ví Việt. Ứng dụng này khá tiện lợi và nhất là không tốn các khoản phí khi giao dịch, cũng không áp dụng phí quản lý, phí duy trì tài khoản…

 Ngân hàng tăng phí, ví điện tử lên ngôi - Ảnh 1.
 

Các ví điện tử tung ra nhiều tiện ích, đồng thời không thu phí để thu hút người dùng và cạnh tranh với các dịch vụ ngân hàng Ảnh: Tấn Thạnh

Dù không có thống kê cụ thể nhưng lãnh đạo một số NH nhìn nhận người dùng đang có xu hướng chuộng ví điện tử cho các giao dịch thanh toán hóa đơn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phổ biến… Theo đại diện một NH cổ phần có hội sở tại Hà Nội, các ví điện tử hiện không thu phí người dùng và cung cấp khá nhiều tiện ích cạnh tranh với dịch vụ trên Internet Banking, Mobile Banking của NH. Quan trọng hơn, việc mở tài khoản ví điện tử rất dễ dàng, chỉ cần một smartphone kết nối internet là đủ, đặc biệt ở những khu vực không có phòng giao dịch, chi nhánh của NH.

"Bỏ tiền tỉ, thu bạc cắc"

Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch HĐQT MoMo, cho biết năm 2018, Momo đặt trọng tâm phát triển vào việc phục vụ thị trường du lịch trị giá 20 tỉ USD của Việt Nam. Khách hàng đã có thể đặt vé máy bay, tàu hỏa, xe khách trực tiếp trên ứng dụng Momo, nay là bảo hiểm du lịch và sức khỏe. Ngoài các tiện ích hằng ngày, người dùng còn có thể đặt dịch vụ giúp việc, mua hoa tươi, thanh toán trả góp của các công ty tài chính… Ví điện tử này hiện có khoảng 6 triệu người dùng và phấn đấu đạt 50 triệu người cài đặt ứng dụng vào năm 2020.

Trong khi đó, LienVietPostBank cho biết vừa ký thỏa thuận hợp tác với 2 công ty Nhật Bản nhằm triển khai giải pháp quản trị nhân lực và thanh toán tiền lương cho người lao động (NLĐ) tại Việt Nam thông qua ứng dụng Ví Việt. Cụ thể, sản phẩm liên kết sẽ cho phép thanh toán lương theo ngày khi có yêu cầu từ NLĐ, thanh toán lương hằng tháng theo yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản… NLĐ sau khi nhận lương qua Ví Việt có thể sử dụng ngay các tiện ích của ví này. Sau gần 2 năm có mặt trên thị trường, Ví Việt có khoảng 2,2 triệu người dùng, hơn 19.000 điểm chấp nhận thanh toán khắp cả nước.

Số liệu thống kê cho thấy trên thị trường hiện có khoảng hơn 20 ví điện tử các loại hoạt động như Ví Việt, Momo, Payoo, Moca, Baokim, MobiVi, Nganluong, Wepay… Một số NH thương mại cũng dự kiến mở ví điện tử như "cánh tay nối dài" cho hoạt động của mình.

Cơ hội và tiềm năng cho các loại ví điện tử là rất lớn nhưng thực tế, theo các chuyên gia, số lượng ví "sống" được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo đại diện một doanh nghiệp, đầu tư vào ví điện tử giống như "bỏ tiền tỉ mà thu bạc cắc", chủ yếu nguồn thu từ trung gian thanh toán nhưng không nhiều và chưa bù đắp được chi phí đầu tư. Phần lớn các ví điện tử vẫn đang lỗ và ở giai đoạn đầu tư cho tương lai.

"Dù thị trường rất tiềm năng nhưng điểm yếu lớn nhất của ví điện tử là người dùng chưa tin tưởng bỏ nhiều tiền vào để sử dụng. Hầu hết khách hàng chỉ chuyển tiền vào ví để thanh toán các dịch vụ cần thiết, chuyển hoặc nhận tiền xong là rút ra ngay" - vị đại diện này nói.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trong đó có ví điện tử. Đây là cuộc đua dài hơi về công nghệ, tiềm lực tài chính và khả năng thích ứng với thị trường để mang sản phẩm tiện ích nhất cho khách hàng. Hiện người dùng chuộng ví điện tử chủ yếu vì họ được chiết khấu, được tặng tiền, tích điểm và đổi quà. Nếu các ví chuyển sang thu phí thì sẽ khó thu hút người dùng và cạnh tranh với các phương thức thanh toán khác.

Chú ý vấn đề bảo mật

Theo chuyên gia tài chính - TS Cấn Văn Lực, ví điện tử phát triển là xu thế tất yếu khi công nghệ bùng nổ và các công ty tài chính công nghệ (fintech) ra đời. Tuy nhiên, việc phát triển ví điện tử cần được NH Nhà nước cân nhắc và đặt trong bối cảnh của lộ trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Đồng thời, cần quản lý làm sao để bảo đảm an toàn, bảo mật cho người dùng cũng là vấn đề phải lưu ý.

Theo Thái Phương (NLĐ)

Khu đô thị sáng tạo TP.HCM tích hợp các quận 9 (Khu công nghệ cao), quận 2 (Khu đô thị mới với trung tâm tài chính Thủ Thiêm), quận Thủ Đức (12 trường đại học với trên 12.000 tiến sĩ, giảng viên và 70.000 sinh viên) sẽ làm hạt nhân để thành phố triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

 

Thủ Đức sẽ là hạt nhân của Khu đô thị sáng tạo

Tại hội thảo xúc tiến đầu tư vào TP.HCM vừa được tổ chức mới đây, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định: "Năm 2018 sẽ là một năm bản lề đối với thành phố TPHCM và cả nước. Song song với việc rà soát 7 chương trình đột phá, thành phố sẽ đánh giá lại tiến độ, đề xuất giải pháp phù hợp với cơ chế mới. Chúng ta có một số giải pháp mới là việc thông qua Nghị quyết về cơ chế đặc thù và dự án đô thị thông minh".

Cũng theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, Nghị quyết 54 là chìa khóa để phát huy những điểm đặc thù của thành phố, cho địa phương tự chi ngân sách, đáp ứng phục vụ người dân tốt hơn. Quốc hội cũng tạo cơ chế cho thành phố vay vốn bằng ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại, miễn không ảnh hưởng ngân sách quốc gia. Đồng thời, thu nhập cho cán bộ sẽ được tăng nếu có năng suất, hiệu quả cao hơn...

Một giải pháp quan trọng là thành phố sẽ huy động lực lượng tư vấn trong nước và ngoài nước để thiết kế một khu đô thị sáng tạo TP.HCM tích hợp các quận 9 (Khu công nghệ cao), quận 2 (Khu đô thị mới với trung tâm tài chính Thủ Thiêm), quận Thủ Đức (12 trường đại học với trên 12.000 tiến sĩ, giảng viên và 70.000 sinh viên). Khu đô thị sáng tạo với dân số gần 1 triệu người sẽ làm hạt nhân để thành phố triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đánh giá về việc hình thành khu đô thị sáng tạo tại 3 quận 9-2-Thủ Đức, tại Hội thảo quốc tế "Khu ĐTST phía Đông TPHCM - Thảo luận một lộ trình chiến lược" diễn ra mới đây, các chuyên gia khẳng định: "Quận 9 hiện có khu CNC lớn thứ nhì cả nước với hơn 700ha, 35.000 lao động, 6 tỷ USD vốn đầu tư. Quận Thủ Đức có 12 trường đại học, trung tâm ĐHQG sáng tạo nhất cả nước. 2 quận này tạo nên 2 cực công nghệ và trí tuệ cao, kết hợp với trung tâm hành chính ở quận 2 sẽ trở thành khu Đô thị thông minh tương tác cao. Đây cũng sẽ là trung tâm để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo".

Để triển khai thực hiện khu đô thị sáng tạo, mới đây TP.HCM đã giao quận Thủ Đức phối hợp với các sở ngành liên quan tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án Khu đô thị ĐHQG TP.HCM. Cùng với đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM được giao chủ trì, phối hợp với ĐHQG TP.HCM rà soát, nghiên cứu đề án quy hoạch khu Đông Bắc TP thành khu Đô thị sáng tạo.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của ĐHQG TP.HCM cũng đã bắt đầu tiếp xúc và thảo luận với các đối tác cả trong và ngoài nước. Mục tiêu đầu tiên là hình thành một khung nghiên cứu cho đề tài. Mục tiêu thứ hai hướng đến là tổng hợp các nghiên cứu tổng thể về TP.HCM và riêng khu Đông. Quá trình tổng hợp này không chỉ thu thập tài liệu, công trình nghiên cứu, mà còn xây dựng mạng lưới học giả - những người có kinh nghiệm thực tế về chủ đề này từ quy hoạch đô thị, kinh tế phát triển, pháp luật đến giáo dục đại học, công nghệ thông tin.

 Hiện nay Tổ công tác quy hoạch phát triển đô thị hướng Đông TP.HCM đã hoạt động được 2 năm, khảo sát được 90% khối lượng công việc. Dự kiến sắp tới sẽ tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế, lấy ý kiến các chuyên gia để tổng hợp, đề xuất phương án thực hiện.

Hạ tầng giao thông phải đi trước một bước

Bàn về việc triển khai khu đô thị thông minh, trao đổi với chúng tôi KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết để TP.HCM thực hiện hiệu quả đề án xây dựng khu đô thị sáng tạo, chính quyền TP.HCM cần tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến đường vành đai, tuyến đường xuyên tâm, hình thành hệ thống kết nối giao thông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị, tuyến tàu điện ngầm, mở rộng và quy hoạch các khu cảng phía Đông, nhất là cảng Cát Lái…

KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng, chính quyền cần đưa ra các giải pháp quyết liệt nhằm yêu cầu các sở ban ngành liên quan lưu ý về sự đồng bộ trong công tác quy hoạch, cấp phép xây chung cư, cao ốc ở trung tâm để tránh gây thêm căng thẳng về kẹt xe và quá tải hạ tầng đô thị.

"Cần có những giải pháp giãn dân bằng cách xây dựng các khu chung cư, cao ốc thương mại ở các khu cửa ngõ TP.HCM, đồng thời, từ đó sẽ tạo sự kết nối đồng bộ với hạ tầng giao thông đô thị", KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết.

Được biết, trong chiến lược năm 2018, Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TPHCM sẽ đẩy nhanh xây dựng và hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, giải quyết ùn tắc và dần khép kín hệ thống hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn.

Trong đó, các dự án giao thông khu Đông TP.HCM sẽ được ưu tiên thực hiện hoàn thành, bao gồm đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa, nút giao Mỹ Thủy, nút giao An Phú); cầu Thủ Thiêm 2; dự án 4 tuyến đường quanh Khu đô thị Thủ Thiêm; nút giao thông khác tại vòng xoay Mỹ Thủy - công trình trọng điểm về giải tỏa ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái.

Song song đó, dự án xây dựng cầu bắc qua đảo Kim Cương, vốn đầu tư 500 tỷ đồng, nằm trên tuyến đường ven sông Sài Gòn đang được xây dựng giúp kết nối khu vực Thạnh Mỹ Lợi, khu Cát Lái (quận 2) với trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2019.

Trong giai đoạn 2018-2020, Sở GTVT sẽ tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phía Đông, như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh; xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái); xây dựng đường nối từ cảng Cát Lái ra đường Vành đai 2; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy), nâng cấp và mở rộng tuyến đường Tô Ngọc Vân kết nối từ đại lộ Phạm Văn Đồng đến Xa lộ Hà Nội...

Về loại hình vận tải khối lượng lớn hiện đại, theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, ngoài dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động dọc trục cửa ngõ phía Đông từ quận 1, Bình Thạnh đến quận 2, 9 và Thủ Đức vào năm 2020, tuyến này còn kết nối đến cả tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đồng thời, tại khu cửa ngõ chính của TP.HCM, tuyến đường sắt đô thị số 3b (Ngã 6 Cộng Hòa - Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13 - Hiệp Bình Phước) cũng sẽ được hình thành trong tương lai.

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, trong tương lai tuyến này được định hướng kết nối với thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi dọc Quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh Bình Dương. Dự án đã được UBND TP.HCM đăng ký danh mục các dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản giai đoạn 2016-2018. Hiện UBND TP.HCM đã thông qua thiết kế cơ sở, hồ sơ ranh mốc và bàn giao cho địa phương quản lý quy hoạch..

Theo Trí Thức Trẻ

Vào năm 2016, Facebook đã công bố dự án Terragraph. Đây là một giải pháp Wi-Fi cho các vấn đề cố hữu đi kèm với việc lắp đặt cáp quang.

 

Mới đây, Facebook đã chiêu mộ Qualcomm để cung cấp công nghệ cho dự án Wi-Fi gigabit, nhằm giúp cho việc gửi dữ liệu thông qua router trở nên hiệu quả hơn, và giúp tăng tốc độ internet. Dự án này được gọi là dự án Terragraph, và nó đã đi vào hoạt động kể từ khi Facebook mới công bố về dự án tại hội nghị các nhà phát triển thường niên của công ty vào năm 2016. Họ mô tả dự án này là "một hệ thống không dây đa nút, tập trung vào việc đưa kết nối internet tốc độ cao đến các khu vực đô thị dày đặc."

Facebook chuẩn bị hợp tác với Qualcomm để phát triển internet không dây tốc độ cao - Ảnh 1.
 

Bộ chipset mới của Qualcomm sẽ được tích hợp với công nghệ Terragraph để cho các nhà sản xuất có thể nâng cấp router, để từ đó có thể gửi dữ liệu ở tần số 60 GHz. Điều này sẽ làm tăng tốc độ kết nối băng thông rộng lên một tầm cao mới.

Facebook chuẩn bị hợp tác với Qualcomm để phát triển internet không dây tốc độ cao - Ảnh 2.
 

Một phát ngôn viên của Qualcomm đã miêu tả dự án này là một giải pháp cho cả khu vực nông thôn và khu vực thành thị mà có Wi-Fi không ổn định tại một số khu vực nhất định. Các bài kiểm tra thực địa sẽ được thiết lập để bắt đầu vào giữa năm tới, nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về thời điểm chính xác mà dự án Terragraph sẽ đi vào hoạt động.

Facebook chuẩn bị hợp tác với Qualcomm để phát triển internet không dây tốc độ cao - Ảnh 3.
 

Qualcomm cũng đang sản xuất chipset 5G cho các nhà sản xuất điện thoại và các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại. Qualcomm đang làm việc với các bên đối tác có quyền truy cập sớm. Hiện vẫn chưa rõ chính xác đối tác nào đang làm việc với Qualcomm, nhưng dựa vào những mối quan hệ đối tác trước đó của hãng, có nhiều khả năng Nokia và Samsung là một trong số đó. Các mẫu chipset sẽ có mặt vào năm sau, điều này có nghĩa các sản phẩm sử dụng chipset này sẽ còn mất một lúc lâu nữa mới có thể ra mắt thị trường.

Tham khảo The Verge

Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận và thông qua Luật Đơn vị HCKT đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Đây được đánh giá là một bước tiến đột phá nhằm tạo ra sân chơi mới với cơ chế vượt trội, thu hút đầu tư, cạnh tranh với nước ngoài...

Trong Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu kinh tế), có thể hiện ba đặc khu dự kiến thông qua tại VN gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Trong đó, mỗi đặc khu sẽ khai thác lợi thế riêng. 

Vân Đồn chuyên phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa, dịch vụ hàng không và hậu cần hàng không, dịch vụ thương mại và mua sắm quốc tế. 

Còn Bắc Vân Phong sẽ quy hoạch phát triển các ngành công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí; phát triển cảng biển hàng hóa và hành khách quốc tế; dịch vụ hậu cần cảng biển; trung tâm thương mại - tài chính gắn với cảng biển. 

Và đảo ngọc Phú Quốc, chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, dịch vụ thương mại và mua sắm quốc tế cao cấp; dịch vụ quản lý tài sản; dịch vụ y tế.

Để kêu gọi nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn từ nước ngoài đến đầu tư các đặc khu này đã đề xuất những chính sách ưu đãi tột khung.

Từ cuối năm 2016 đến nay, tại ba đặc khu kinh tế hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp cận. Tại Phú Quốc, thông tin tập đoàn Temasak (đến từ Singapore) đã quay trở lại đảo ngọc với kế hoạch đầu tư dự án cầu vượt biển dài nhất thế giới bắc từ Hà Tiên qua Phú Quốc. Theo thông tin ban đầu, cầu có tổng chiều dài 57km với tổng vốn 9 tỉ USD. Tuy nhiên, tập đoàn này chưa xác nhận thông tin về tiến độ và kế hoạch trở lại Phú Quốc...

Theo thông tin từ Ban quản lý kinh tế Phú Quốc, nhiều nhà đầu tư đã và đang đón đầu cơ hội đặc khu đang đến rất gần. Hiện này, tại hòn đảo này có tới 193 dự án đăng ký với tổng vốn 215.194 tỉ đồng đã được cấp phép và chấp nhận chủ trương đầu tư. 

Trong số đó, có 30 dự án với tổng vốn đầu tư 49.143 tỉ đồng đã đi vào hoạt động và 24 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô vốn lên tới 103.408 tỉ đồng. Phú Quốc đang đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng đón cơ hội trở thành đặc khu hành chính – kinh tế đầu tiên của cả nước. Đặc biệt, mới đây tỉnh này đã thông qua quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông huyện đảo Phú Quốc; điều chỉnh quy hoạch đất Phú Quốc...

Theo thông tin tìm hiểu, vừa qua một tập đoàn lớn đến từ Singapore đã tiếp cận Bắc Vân Phong với đề xuất làm cảng trung chuyển container, kho ngoại quan, khu công nghiệp… dự kiến tổng vốn đầu tư lên tới 10 tỉ USD.

Mới đây nhất, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) đã có các buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa với mong muốn được đầu tư hàng loạt dự án quy mô lớn vào đặc khu Bắc Vân Phong tương lai. Trong đó, IPP đang tham vọng muốn đầu tư một sân bay tư nhân riêng tại đặc khu này với tổng vốn hơn 10 tỷ USD.

"Bằng tiềm năng liên danh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, IPP cam kết có thể xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong với tổng mức đầu tư khoảng 50 tỷ USD, vượt xa mức yêu cầu đầu tư của Chính phủ (400.000 tỷ đồng). Chúng tôi sẽ xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch của Asean", ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT IPP khẳng định.

Trao đổi với chúng tôi mới đây, đại diện Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong cũng cho biết từ khi có chủ trương vào năm 2012, Khánh Hòa vẫn để dành toàn bộ khu Bắc Vân Phong làm đặc khu dù có không ít tập đoàn lớn vào đặt vấn đề. Định hướng phát triển toàn bộ Bắc Vân Phong là quy hoạch thành một đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế, lấy đơn vị hành chính là huyện Vạn Ninh. 

Từ đó, Bắc Vân Phong sẽ phát triển cảng trung chuyển quốc tế, logistic, tài chính và du lịch dịch vụ, công nghệ cao như y tế giáo dục chất lượng cao, trong đó định hướng của Chính phủ là lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, hải dương.

Trong khi đó tại Quảng Ninh, đặc khu Vân Đồn có 4 siêu dự án vẫn tiếp tục kêu gọi đầu tư, trong đó có 3 siêu dự án quy mô vốn cả tỉ USD. Các dự án bao gồm Dự án Cảng và khu đô thị Bắc Cái Bầu có tổng vốn đầu tư dự kiến 25.200 tỉ đồng, Dự án Khu phi thuế quan – khu công nghiệp sạch tại Khu kinh tế Vân Đồn có tổng vốn đầu tư dự kiến 27.300 – 31.500 tỉ đồng, dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, quy mô dự kiến hơn 16.000 tỉ đồng.

 

Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ưu tiên nguồn lực và huy động vốn của doanh nghiệp đầu tư cho Vân Đồn trên 55.000 tỷ đồng, trong đó, tập trung vào xây dựng cao tốc đến Vân Đồn và sân bay Vân Đồn (dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2018). 

Theo UBND tỉnh, trong gần 2 năm qua địa phương đã ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư để phát triển nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn giúp kết nối khu vực này với bên ngoài. Điển hình như dự án cao tốc Hà Long - Hải Phòng; cao tóc Vân Đồn - Móng Cái; cầu Bạch Đằng; tuyến đường ven biển; Hầm vượt biển với tổng vốn đầu tư lên đến 80.000 tỷ đồng.

Có thể thấy, lộ trình thông qua ba đặc khu kinh tế đang khiến cho giá đất tại những khu vực này tăng chóng mặt. Chính phủ đã phải vào cuộc để kiểm soát tình trạng tăng nóng của giá đất tại ba khu vực đang chờ thông qua đặc khu. 

Theo đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vừa giao Thanh tra Chính phủ bổ sung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc vào kế hoạch thanh tra của đoàn thanh tra theo quyết định ngày 28/3 của Tổng Thanh tra Chính phủ.  Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, ông Trương Hòa Bình lưu ý phải tập trung làm rõ trách nhiệm quản lý đất đai; việc san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp... 

Tại cuộc họp Quốc hội đang diễn ra, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, có hiện tượng đầu cơ, giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn, đặc biệt tại các địa điểm chuẩn bị hình thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt như Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Phong (Khánh Hòa), Vân Đồn (Quảng Ninh). Thông tin thị trường chưa thực sự minh bạch nên cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Nguyên Minh (Theo Nhịp sống kinh tế)

Nhiều nội dung mới như thiết kế đô thị, đánh giá môi trường chiến lược, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng… sẽ được bổ sung.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hải Phòng, với diện tích 156.176 ha.

Thông qua lần quy hoạch này, Chính phủ đặt mục tiêu nâng cao vai trò, vị thế của Hải Phòng trong khu vực và thế giới. Theo đó, phát triển Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu của cả nước, là trung tâm dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao…

Chính phủ yêu cầu phải rà soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2009 và tình hình thực tiễn phát triển đô thị tại thành phố Hải Phòng. Đồng thời, Hải Phòng cũng cần rà soát định hướng phát triển các khu vực đô thị, quỹ đất phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy mô các khu vực chức năng, đánh giá tính phù hợp với xu thế và vận hội phát triển thực tế của thành phố.

Bên cạnh đó, thành phố cần bổ sung các nội dung mới về thiết kế đô thị, đánh giá môi trường chiến lược, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống không gian ngầm đô thị, chiếu sáng trang trí đô thị.

Hải Phòng cũng phải đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển đô thị dựa trên hệ thống các phương pháp khoa học và cơ sở hiểu biết toàn diện về bảo tồn cảnh quan đô thị, khả năng cung ứng về hạ tầng kỹ thuật.

Bản quy hoạch chung, theo yêu cầu Chính phủ cần có thống kê dân số, lao động, cơ cấu nghề nghiệp trong 5 năm gần nhất và phân tích xu hướng phát triển, tình hình phân bố dân cư, hiện tượng dịch cư cũng như các vấn đề do đô thị hoá.

 

Cũng trong ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức lập và phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2035, bảo đảm theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch đô thị.

T.Công (Theo Trí thức trẻ)

 

Chiều 17/5, Diễn đàn Bất động sản (BĐS) 2018 với chủ đề “Thị trường BĐS 2018: Tác động từ chính sách” được Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tại tòa nhà VCCI – Hà Nội.

 

Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý nhằm giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về những tác động tới thị trường BĐS từ những điều chỉnh chính sách.

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Sau một thời gian trầm lắng kéo dài, từ cuối năm 2013, thị trường BĐS đã từng bước được phục hồi tích cực. 

"Về thị trường BĐS, có thể nhận thấy tồn kho BĐS ở tất cả các phân khúc đều giảm liên tục trong khoảng 3 năm trở lại đây với con số tồn kho còn khoảng hơn 20.000 tỷ đồng, giảm gần 80% so với thời điểm 2015. Đặc biệt, trong nửa đầu 2018, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, cùng với số lượng dự án xếp hàng thi công và chờ cấp phép nhiều – đây cũng là tín hiệu tốt đối với thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung", TS Vũ Tiến Lộc nói.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, năm 2018 được dự báo, sẽ là năm thị trường BĐS tiếp tục có sự tăng trưởng và phát triển ổn định. Để bảo đảm cho sự phát triển ổn định của thị trường BĐS, Chính phủ đã có những công cụ đồng bộ để quản lý và giám sát. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn là đã và đang có những thay đổi về chính sách giúp thị trường BĐS Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn 2018 - 2020, theo dự báo và yêu cầu phát triển thị trường BĐS tiếp tục có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, giúp thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn. Ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang tập trung phát triển hệ thống hạ tầng đô thị tạo ra dư địa lớn cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển thị trường BĐS cả trong trung hạn và dài hạn.

Kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 của Quốc hội khóa XIV sẽ được tổ chức đầu tuần sau (21/5), sẽ xem xét ban hành nhiều dự luật có liên quan trực tiếp đến thị trường BĐS, xây dựng như: "Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai"; "Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị"; "Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp"; "Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị"; "Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân" và "Luật Đơn vị hành chính đặc biệt"…

"Hy vọng rằng, tất cả những khung khổ pháp luật và chính sách đó sẽ tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng góp phần thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường BĐS ở nước ta trong những năm tới", Chủ tịch VCCI kì vọng.

Tại diễn đàn, GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, diễn đàn cần tập trung vào vấn đề chính sách và làm nổi lên 3 vấn đề lớn hiện nay đang còn vướng mắc, gồm: tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến BĐS đang có vấn đề; cách xây dựng pháp luật còn nhiều bất hợp lý; chưa có nghiên cứu về tài chính BĐS nào tại nước ta hiện nay.

Bày tỏ quan điểm, ông Vũ Văn Phấn - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, các chính sách liên quan đến BĐS nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và tập trung vào các điều luật: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, thuế liên quan đến BĐS...

 

Theo ông Phấn, hiện có khoảng 5 điều luật đang đưa ra nghiên cứu, soạn thảo lấy ý kiến, trình Quốc hội liên quan đến thị trường BĐS. "Về Luật Nhà ở và Kinh doanh BĐS, trong Dự thảo Luật mà Chính phủ đã trình Quốc hội chúng tôi kiến nghị sửa đổi những điều kiện kinh doanh và cắt gọn nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư" - ông Phấn nói.

Còn Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell chia sẻ, với vai trò là đơn vị tư vấn BĐS quốc tế, hằng tuần Savills vẫn nhận được khá nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu thị trường Việt Nam. Có thể thấy thị trường Việt Nam đang rất thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài bởi cơ sở kinh tế vĩ mô vững chắc, nguồn cầu thị trường đầu tư nước ngoài với thị trường BĐS Việt Nam rất dồi dào.

Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề chúng ta có thể cải thiện để thu hút đầu tư nước ngoài hơn. Thứ nhất là tính minh bạch; Thứ hai là nhà đầu tư ngoài vẫn còn khó khi tiếp cận quỹ đất để phát triển; Thứ ba là quy trình đấu giá BĐS với nhà đầu tư nước ngoài cũng như quy trình chính sách còn rườm rà khiến quá trình tiếp cận và khởi công dự án của nhà đầu tư BĐS bị cản trở.

Lan Nhi (Theo Trí thức trẻ)

Mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia mới mà Fitch đưa ra cho Việt Nam tuy vẫn ở mức thấp (‘BB’) nhưng đã tiệm cận mức mà các tổ chức xếp hạng tín dụng khuyến cáo đầu tư và nắm giữ.

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch mới đây đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên ‘BB’ từ mức ‘BB-‘, với triển vọng ‘Ổn định’. Nếu các hãng xếp hạng tín dụng chủ chốt khác trên thế giới như Standard & Poor’s và Moody’s cũng có những động thái tương tự thì đây là một điểm rất tích cực cho Việt Nam.

Trước tiên, cần tìm hiểu về ý nghĩa của mức xếp hạng tín nhiệm ‘BB’ của Fitch (tương đương với mức ‘Ba’ của Moody’s và ‘BB’ của Standard & Poor’s). Ở mức này, nợ (trái phiếu) của Chính phủ được xác định là "Hơi có tính đầu cơ; chất lượng thấp". Để so sánh, trên mức này một nấc là mức ‘BBB’ được xác định là mức thấp nhất trong nhóm xếp hạng tín nhiệm ở mức ‘đầu tư’. Còn ở dưới mức ‘BB’ một nấc là ‘B’ thì được xác định là "Rất có tính đầu cơ". Mức ‘đầu tư’ được đặt ra bởi nhiều tổ chức tài chính trên thế giới như ngân hàng chỉ được luật pháp sở tại cho phép đầu tư vào các loại chứng khoán có mức chất lượng tối thiểu là ở mức ‘đầu tư’. Ở mức này, trái phiếu/chứng khoán có chất lượng khá an toàn.

Điều này có nghĩa là tuy trái phiếu Chính phủ Việt Nam tuy vẫn ở mức thấp (‘BB’) nhưng đã tiệm cận mức mà các tổ chức xếp hạng tín dụng khuyến cáo đầu tư và nắm giữ.

Tiếp theo, về tác động của việc cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Hạng tín nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay mượn – tức lãi suất mà người phát hành chứng khoán, trong trường hợp này là Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu, phải chào mời để hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khi xếp hạng tín nhiệm bị hạ xuống, điều này sẽ làm giảm giá trái phiếu Chính phủ (đồng thời làm tăng lợi suất trái phiếu). Ngược lại, nếu xếp hạng tín nhiệm được cải thiện, giá trái phiếu Chính phủ sẽ tăng lên (và lợi suất sẽ giảm đi). Trên thực tế, giá trái phiếu Chính phủ thậm chí còn lên hay xuống ngay cả khi nhà đầu tư nhìn thấy nhiều khả năng xếp hạng tín nhiệm quốc gia sẽ bị hạ đi hay nâng lên và họ sẽ bán hay mua trước để đón đầu.

Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, sự cải thiện về xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam tuy sẽ cần một thời gian để phản ánh đầy đủ tác động, nhưng nhìn chung chắc chắn sẽ làm giảm chi phí vay (lãi suất) vay nợ nước ngoài cho quốc gia. Nó cũng làm giảm chi phí vốn nói chung cho thị trường vốn ở Việt Nam. Các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn cũng được hưởng lợi khi họ có thể tiếp cận với thị trường vốn trong và ngoài nước với chi phí thấp hơn. Với các ngân hàng thương mại, do chi phí tái cấp vốn sẽ giảm nên việc củng cố và cải thiện cơ sở vốn sẽ thuận lợi hơn, góp phần tăng cường sức khỏe của hệ thống ngân hàng.

Một điều rất quan trọng nữa là xếp hạng tín dụng của nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng được "ăn theo" sự cải thiện về xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, do mức xếp hạng tín dụng của họ được mặc nhiên gắn với xếp hạng tín nhiệm quốc gia (thường ở mức thấp hơn một nấc), do sự ngầm định rằng Chính phủ sẽ phải ra tay cứu trợ và trả nợ thay cho các DNNN nếu chúng gặp khó khăn và/hoặc mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự nâng hạng tín nhiệm quốc gia không chỉ mang đến toàn những điểm cộng. Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, vẫn có những rủi ro cần xử lý. 

Thứ nhất, do chi phí vay nợ nước ngoài giảm đi nên Chính phủ và các doanh nghiệp nói chung có xu hướng tăng cường vay mượn nước ngoài nhiều hơn. Điều này làm cho dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế nhiều hơn, tăng áp lực lên giá của tiền đồng, ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam.

 

Tuy vậy, trong bối cảnh đồng USD có xu hướng mạnh lên trên thế giới do các đợt nâng lãi suất của Fed đã và sắp tới, áp lực lên giá của tiền đồng, nếu có, do sự gia tăng của dòng ngoại tệ đổ vào nền kinh tế bắt nguồn từ việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Fitch sẽ trung hòa áp lực xuống giá của tiền đồng so với USD khi Fed tăng lãi suất ở Mỹ. Nếu USD không mạnh lên trên thị trường thế giới thì cơ quan hữu trách của Việt Nam cần phải điều hành chính sách ngoại tệ một cách khéo léo để tiền đồng không lên giá mạnh so với USD.

Thứ hai, nếu lãi suất vay mượn bằng tiền đồng không giảm tương ứng, điều này sẽ làm tăng chênh lệch chi phí vay mượn bằng tiền đồng với ngoại tệ theo hướng có lợi cho việc vay mượn bằng ngoại tệ. Kết quả là Chính phủ và doanh nghiệp cũng như ngân hàng có xu hướng tăng cường vay mượn bằng ngoại tệ so với nội tệ, làm tăng tỷ trọng nợ ngoại tệ trong tổng nợ quốc gia và doanh nghiệp, làm tăng mức độ rủi ro và tổn thương của nền kinh tế khi dòng vốn ngoại đổi chiều. Để hóa giải rủi ro này, cần thiết phải thắt chặt các hạn mức về vay mượn bằng ngoại tệ, đồng thời có những giải pháp khai thông thị trường vốn trong nước với lãi suất vay nội tệ giảm tương ứng hoặc nhanh hơn lãi suất vay ngoại tệ nói chung. Việc thắt chắt các hạn mức vay mượn ngoại tệ này cũng góp phần làm giảm áp lực lên giá tiền đồng như nói ở trên.

TS. Phan Minh Ngọc (Theo Trí thức trẻ)

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc là điển hình trong số những thị trường có giá trị xuất khẩu lớn nhất.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2018 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kim ngạch 35,57 tỷ USD, giảm 11,1% so với kết quả thực hiện của tháng 3 trước đó. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 18,37 tỷ USD, giảm 13,1% so với tháng trước, nhập khẩu hàng hóa vào nước ta đạt 17,20 tỷ USD, giảm 8,9%.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 4 năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 143,89 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 73,89 tỷ USD, tăng 19,2% và nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng thời gian năm trước.

Mới 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 8 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD - Ảnh 1.

Nguồn: Hải quan Việt Nam.

Trong 4 tháng năm 2018, có 18 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD; trong đó có 8 thị trường đạt trên 2 tỷ USD.

Trong số các thị trường có kim ngạch trên 1 tỷ USD thì xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 104,3% (chủ yếu do xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 606 triệu USD) và chỉ có thị trường Malaysia là giảm 4% so với cùng thời gian năm 2017.

Mới 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 8 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về thị trường nhập khẩu, trong 4 tháng năm 2018, có 11 thị trường Việt Nam đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 thị trường đạt trên 2 tỷ USD.

Mới 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 8 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD - Ảnh 3.

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trong số các thị trường lớn này, Malaysia đang dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam với kim ngạch đạt 2,47 tỷ USD, tăng 42,8% so với cùng thời gian năm trước. Trong đó, chủ yếu tăng do nhập khẩu xăng dầu (đạt 768 triệu USD, tăng mạnh 115% so với cùng kỳ năm 2017).  

Với kết ​quả xuất nhập khẩu nêu trên, cán cân thương mại hàng hóa của nước trong tháng 4/2018 có mức thặng dư 1,16 tỷ USD, qua đó làm cho cán cân thương mại hàng hóa cả nước 4 tháng từ đầu năm 2018 có mức thặng dư 3,89 tỷ USD.

 

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 4/2018 đạt 22,51 tỷ USD, giảm 15,6% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 4 tháng từ đầu năm 2018 đạt 93,92 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 11,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 12,7 tỷ USD, giảm 16,7% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của khối này trong 4 tháng từ đầu năm 2018 lên 52,44 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng thời gian năm trước. 

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 4/2018 đạt 9,81 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch trong 4 tháng từ đầu năm 2018 đạt 41,48 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 4/2018 đạt mức thặng dư 2,89 tỷ USD, qua đó đưa cán cân thương mại của nhóm doanh nghiệp này trong 4 tháng từ đầu năm 2018 lên mức thặng dư 10,96 tỷ USD.

Ngọc Anh (Theo Nhịp sống kinh tế)

페이지 18 / 전체 25

전략적 파트너십