TIN TỨC

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Theo truyền thông Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị ông Lee Jae-yong, Phó Chủ tịch Samsung, xem xét xây dựng cơ sở sản xuất chip tại Việt Nam.

Nguồn ảnh: tinhte

Theo một báo cáo được đăng trên tờ The Korea Herald, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị ông Lee Jae-yong, Phó Chủ tịch Samsung Electronics, xem xét xây dựng một cơ sở sản xuất chip tại Việt Nam. Yêu cầu được đưa ra tại một cuộc họp riêng giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Lee ở Seoul ngày hôm qua.

Được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều ưu đãi để thuyết phục Samsung triển khai kế hoạch trên, về phần ông Lee Jae-yong hiện vẫn chưa cam kết điều gì.

Tuy nhiên, ông Lee Jae-yong hứa sẽ thuê khoảng 3.000 kỹ sư Việt Nam cho trung tâm R&D của Samsung hiện đang được xây dựng tại Hà Nội.

Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt tay nhau sau cuộc họp tại Grand Hyatt Seoul

Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt tay nhau sau cuộc họp tại Grand Hyatt Seoul. Ảnh: Sammobile

Hiện các cơ sở của Samsung tại Việt Nam đang sản xuất smartphone, TV, màn hình, pin, v.v. và xuất khẩu chúng sang các thị trường khác nhau trên thế giới. Gần 58% smartphone Samsung được sản xuất tại Việt Nam đang bán ra trên toàn thế giới.

Kể từ năm 1995, Samsung đã đầu tư gần 17 tỷ USD và sử dụng 130.000 công nhân tại các cơ sở sản xuất của hãng.

Tuy Samsung đang phát triển mạnh tại Việt Nam, nhưng xác suất để hãng này đồng ý xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở nước ta lại không cao. Các chuyên gia trong ngành cho rằng Việt Nam hiện thiếu các kỹ sư giỏi cho nhà máy sản xuất chip công nghệ cao, cũng như thị trường không lớn bằng Trung Quốc.

Samsung hiện đang vận hành nhà máy sản xuất SoC (system-on-a-chip) ở Austin, Texas (Mỹ) và nhà máy chế tạo bộ nhớ ở Tây An (Trung Quốc).

Nhịp Cầu Đầu Tư

Cán cân thương mại đến hết tháng 11 thặng dư 10,9 tỷ USD, giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam lần đầu vượt con số 500 tỷ USD.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa 11 tháng năm 2019 ước tính đạt 473,73 tỷ USD. Việc kim ngạch XNK cán mốc 500 tỷ USD trong tháng 12 này được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là hoàn toàn khả thi.

Chia sẻ với truyền thông, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương cho biết, 11 tháng năm 2019, xuất khẩu đạt gần 242 tỷ USD, trong khi nhập khẩu gần 231 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch đạt khoảng 472 tỷ USD.

Thứ trưởng nhận định, con số này sẽ vượt mốc 500 tỷ USD vào nửa sau tháng 12. Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 500 tỷ USD, dù kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng chậm lại, thương mại toàn cầu bị tác động và dư âm chiến tranh thương mại đang phủ bóng lên nhiều quốc gia.

Đặc biệt, nếu như năm 2010, chỉ có 20 mặt hàng cán mốc xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015, con số này là 23. Nhưng chưa hết năm 2019, đã có tới 31 mặt hàng. Không những thế, số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD giờ không chỉ là các mặt hàng công nghiệp mà đã mở rộng sang những mặt hàng nông sản, thủy sản - nhóm hàng vốn có các điều kiện gia tăng giá trị khó khăn hơn.

Nhận xét thêm về con số kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, "Xuất siêu năm nay đạt kỷ lục và là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam xuất siêu".

Thời gian vừa qua, hàng hóa Việt Nam bên cạnh khai thác các thị trường truyền thống thì đã mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các FTA đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Năm 2019, phân khúc nào có giá bán cao nhất tại TP.HCM?

Với mức giá bán trung bình đạt 161 triệu đồng/m2, nhà mặt phố hiện đang có giá bán cao nhất trong các phân khúc biệt thực, liền kề, nhà riêng, nhà phố.

Ảnh:thuonggiaonline.vn

Nhà phố có mức giá cao nhất

Theo số liệu mới nhất của Batdongsan.com.vn về thị trường nhà đất cho thấy, hiện nhà mặt phố đang có giá bán cao nhất so với so với biệt thự, nhà liền kề và nhà riêng. Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, giá bán nhà mặt phố trung bình tại TP.HCM đạt mức 161 triệu đồng/m2, tăng 14% so với năm 2018.

Trong khi đó, giá biệt thự và liền kề trung bình tại thị trường này năm 2019 ghi nhận ở mức 114 triệu đồng/m2, tăng 21% so với năm 2018. Thấp nhất là sản phẩm nhà riêng với mức giá đạt 99 triệu đồng/m2, tăng 14% so với năm 2018.

Cũng theo ghi nhận của đơn vị này, quận 7 và quận 9 là hai quận có biệt thự, liền kề được quan tâm nhất với giá rao bán trung bình đạt 131 triệu đồng/m2 tại quận 7 và 64 triệu đồng/m2 ở quận 9.

Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức là khu vực có nhà riêng được quan tâm nhiều nhất với giá rao bán trung bình đạt 50 – 75 triệu đồng/m2.

Năm 2019, nhà mặt phố có giá rao bán cao hơn biệt thự, liền kề và nhà riêng. Ảnh: batdongsan.com.vn

Năm 2019, nhà mặt phố có giá rao bán cao hơn biệt thự, liền kề và nhà riêng. Ảnh: batdongsan.com.vn

Đối với phân khúc nhà phố, quận 1, Tân Bình, Bình Thạnh, Tân Phú và Gò Vấp là khu vực có nhà phố được quan tâm nhiều nhất với giá rao bán trung bình đạt 100 – 200 triệuđồng /m2.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, nhận định: “Nhà mặt phố tại TP.HCM là loại hình có sự tăng trưởng tốt cả về giá cho thuê lẫn giá bán. Người mua thường quan tâm nhiều nhất đến các sản phẩm nhà phố có diện tích 70-90 m2 và giá dao động trong khoảng 100-200 triệu đồng/m2".

Xu hướng cho thuê sẽ dẫn dắt thị trường 2020       

Ông Nguyễn Quốc Anh dự báo, năm 2020, nhu cầu đối với nhà đất vẫn rất lớn. Cụ thể, Hà Nội cần ít nhất 4,7 triệu/m2 sàn nhà ở, TP.HCM cũng cần thêm hơn 4 triệu/m2 sàn. Trong khi đó nguồn cung chung cư và biệt thự liền kề sẽ tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới. Điều này khiến giá nhà đất tiếp tục tăng cao, đặc biệt là tại khu vực trung tâm.

Việc giá bán bị đẩy lên cao tại các thị trường truyền thống đang tạo cơ hội cho các thị trường mới nổi thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Trong khi các thị trường truyền thống đang ghi nhận sự sụt giảm lượng quan tâm thì các thị trường mới lại thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.

Tại các thị trường như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lâm Đồng, Bình Thuận lượng tìm kiếm đã tăng từ 68-130% so với năm 2018. Cụ thể, giá bán nhà đất tại TP.HCM trong năm nay tăng trung bình 12%, Hà Nội tăng khoảng 6%. Giá nhà trung bình tại TP.HCM hiện lên đến 46 triệu/m2 với các dự án triển khai tại khu vực trung tâm, nhà đất ngoài trung tâm vào khoảng 26 triệu/m2.

Năm 2019 cũng chứng kiến sự thay đổi giữa nhu cầu mua đầu tư bán lại và đầu tư cho thuê khi lượng sản phẩm bất động sản đăng với mục đích rao bán chỉ tăng 40% còn tin đăng cho thuê tăng đến 50%. Điều này cho thấy, thay vì lướt sóng bán ra, nhiều khách hàng đang chuyển hướng sang đầu tư cho thuê.

“Chúng tôi đã nhìn thấy trong báo cáo rằng, năm 2019 bất động sản cho thuê đã tăng 50%. Điều này có nghĩa là thị trường đang phản ứng. Và nếu giá tiếp tục tăng thì người ta sẽ đi thuê nhiều hơn. Và tôi tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm 2020, cho tới khi thị trường có sự điều chỉnh trở lại”, ông Anh nhấn mạnh.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

CEO Netflix: "Netfix muốn sản xuất tại Việt Nam, dành cho người Việt Nam, theo đúng pháp luật Việt Nam"...

Ảnh: Cnet

Trong chuyến đi cùng Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã tiếp ông Reed Hastings, Giám đốc điều hành Netflix (Mỹ), doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí trực tuyến có hơn 151 triệu thành viên trả phí tại hơn 190 quốc gia.

Trong cuộc gặp gỡ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng đã nhấn mạnh và hoan nghênh việc các đối tác nước ngoài hợp tác sản xuất phim với Việt Nam, mong muốn Netflix xây dựng hiện diện chính thức tại Việt Nam.

Đáp lại những thiện ý của Bộ trưởng, CEO Netflix  ông Reed Hastings đã bày tỏ quan điểm, “Chắc chắn chúng tôi sẽ làm vậy”. Ba năm trước, Netflix đã có mặt tại Singapore, sau đó là Tokyo (Nhật Bản), Mumbai (Ấn Độ), Seoul (Hàn Quốc) và tương lai sẽ là tại Việt Nam. Ông cho rằng, Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng Internet cao, trong đó nhiều người dùng các dịch vụ giải trí trực tuyến. Ông mong muốn cũng tin tưởng Netflix sẽ có sự tăng trưởng tại Việt Nam. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Giám đốc điều hành Netflix Reed Hastings. Nguồn ảnh: vietnamfinance

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Giám đốc điều hành Netflix Reed Hastings. Nguồn ảnh: vietnamfinance

Chào đón Netflix sớm đầu tư vào Việt Nam, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm với gần 100 triệu dân, khoảng 60 triệu người sử dụng internet, thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển và đề nghị Netflix sản xuất phim, quay cảnh tại Việt Nam.

Hiện Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện thể để doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng mong muốn Netflix trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 

Nhất trí với ý kiến Bộ trưởng, Chủ nhiệm, CEO Netflix cho rằng, có cơ chế chính sách tốt thì mới phát triển bền vững. “Netfix muốn sản xuất tại Việt Nam, dành cho người Việt Nam, theo đúng pháp luật Việt Nam.

Vào cuối tháng 8/2019, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã có buổi tiếp ông Kuek Yu-Chuang, Giám đốc điều hành Netflix khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tại buổi tiếp, đại diện Netflix mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam một cách nghiêm túc. Cụ thể, Netflix sẽ chủ động đăng ký và xin được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời cam kết sẵn sàng tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, đóng thuế đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn Báo Chính Phủ 

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 của cả nước tăng 0,96% so với tháng trước đó. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Theo Tổng cục Thống kê, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng 10/2019.

Theo TTXVN

Một xu hướng đang xuất hiện gần đây, là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng ven TPHCM đã bùng nổ thời gian gần đây tại Bình Dương, Đồng Nai và Long An nhằm đón đầu những cơ hội quy hoạch Vùng đô thị TPHCM mở rộng sắp được triển khai.

Nở rộ bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven TPHCM

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại Diễn đàn Bất động sản thường niên năm 2019 do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia đều nhận định rằng nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô đang đổ dồn về nhiều tỉnh. Trong đó, có những tỉnh vốn đã được biết đến như những điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng từ trước, nhưng nay đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm làm mới, nâng tầm.

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cho rằng, với những thị trường nghỉ dưỡng quen thuộc thì các nhà đầu tư mới tiếp cận quỹ đất sẽ bị đắt đỏ, giá cao. Bởi vậy, họ sẽ tìm kiếm các địa phương mới, cũng là thay đổi thói quen, thị hiếu du lịch của khách hàng.

Theo bà An, hạ tầng được cải thiện đã thúc đẩy bất động sản du lịch phát triển mạnh mẽ tại các vùng đất mới. Riêng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng mới chủ yếu là khách du lịch trong nước, du lịch biển. Thị trường quen thuộc chủ yếu được biết đến với khách quốc tế.

Đồng quan điểm, theo ông Huân Nguyễn, Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn thị trường, Colliers International Việt Nam, sự dịch chuyển xảy ra khi các thị trường trung tâm bắt đầu có dấu hiệu bão hòa và nhà đầu tư nhìn thấy được tiềm năng từ các thị trường lân cận. Các địa phương mới nổi có giá đất hấp dẫn hơn nên tỷ suất sinh lời cao. Bên cạnh đó, bản thân các địa phương cũng tạo cơ hội cho nhà đầu tư vì muốn phát triển du lịch, nâng nguồn thu ngân sách và tạo nên những diện mạo mới.

"Hiện nay, có không ít địa phương mới nổi cho thấy rất nhiều tiềm năng để khai thác du lịch, nghỉ dưỡng, như vị trí địa lý cảnh quan, khí hậu và cơ sở hạ tầng mới. Vì nhu cầu đối với du lịch khó hạ nhiệt, nên bất động sản nghỉ dưỡng tại địa phương càng dễ phát triển khi khách hàng luôn đòi hỏi sự mới mẻ", ông Huân Nguyễn cho biết thêm.

Theo các chuyên gia, bản thân nhu cầu du lịch trong nước của người dân cũng rất lớn và chúng ta chưa khai thác hết. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho không ít người Việt Nam lựa chọn các điểm đến ngoài nước, gây thất thu một phần cho ngành du lịch và ngân sách.

"Trước thực tế này, nhiều nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng to lớn, có nhiều dư địa tăng trưởng, và nếu có, chỉ cần tập trung khách nội địa cũng đã rất tốt. Các điểm đến mới hay đang trong quá trình tái làm mới như Quảng Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Vũng Tàu, Bình Thuận… đang tạo nên sự thu hút bởi sự gần gũi, thân thiện và hiếu khách", bà Trang Bùi, Giám đốc Bộ phận Thị trường JLL Việt Nam đánh giá.

Trong khi các thị trường truyền thống như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng duy trì được một tỷ lệ nhất định khách ngoại (riêng sân bay Cam Ranh có trên 50% lượng khách là khách quốc tế, chủ yếu đến Khánh Hòa để du lịch), thì các thị trường mới nổi chủ yếu lại phục vụ nhu cầu của khách nội địa. Ngoài BĐS ven biển, trong thời gian gần đây người dân đặc biệt quan tâm tới phân khúc BĐS nghỉ dưỡng vùng ven các trung tâm đô thị lớn. 

Theo phân tích của các chuyên gia, các khu nghỉ dưỡng vùng ven có lợi thế là gần trung tâm, thời gian di chuyển nhanh chóng, các tiện ích đầy đủ. Đặc biệt, các BĐS nghỉ dưỡng này có kết hợp với các khu giải chí cao cấp, sân golf, tennis….Một xu hướng đang xuất hiện gần đây, là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng ven TPHCM đã bùng nổ thời gian gần đây tại Bình Dương, Đồng Nai và Long An nhằm đón đầu những cơ hội quy hoạch Vùng đô thị TPHCM mở rộng sắp được triển khai.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, trên chặng đường phát triển du lịch, nếu có sự đầu tư, khai thác hiệu quả như các doanh nghiệp đi trước... thì du lịch Long An trong tương lai sẽ khởi sắc hơn. Do vậy, địa phương đang tập trung kêu gọi đầu tư vào các điểm du lịch là điều cần thiết để mai này, khi nhắc đến Long An, ngoài suy nghĩ đây là vùng đất phát triển công nghiệp, vùng đất của gạo Nàng thơm Chợ Đào, rượu đế Gò Đen, nhiều du khách còn nghĩ đến Long An với những điểm du lịch hấp dẫn, điểm đầu tư BĐS sinh lời tốt,…

Theo CafeF

Dự kiến tổng số thôn, tổ dân phố trên toàn TP Hà Nội sau khi sáp nhập là 5.136, giảm 2.832 đơn vị.

Hà Nội tính sáp nhập hàng nghìn thôn, tổ dân phố

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet 

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội về việc kiện toàn các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, hiện TP có 7.968 thôn, tổ dân phố, trong đó có 4.115 thôn, tổ dân phố trong diện phải sáp nhập.

Dự kiến tổng số thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập là 5.136, giảm 2.832 đơn vị. Với những thôn, tổ dân phố có quy mô hộ gia đình lớn, TP đề xuất căn cứ thực tế bổ sung thêm một cấp phó.

Để thuận lợi trong công tác quản lý thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập, UBND TP đề nghị đổi tên 226 thôn, tổ dân phố tại 9 quận, huyện.

Hiện nay còn 8 quận, huyện (Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức) có thôn, tổ dân phố trong diện phải sáp nhập nhưng chưa thực hiện việc kiện toàn thôn, tổ dân phố trong năm 2019.

Lý do là đa số các thôn trong diện phải sắp xếp đều có vị trí biệt lập, cách xa các thôn liền kề, thôn có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống… Đối với huyện Ứng Hoà quy trình lấy ý kiến cử tri chưa hoàn thành.

Với các tổ dân phố thì do chủ yếu tập trung ở các quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, dự báo trong thời gian tới quy mô hộ gia đình sẽ tăng nhanh.

Trong cuộc họp phản biện đề án nêu trên, một số ý kiến trong MTTQ TP băn khoăn việc sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ gây khó khăn do địa bàn rộng, quy mô hộ gia đình tăng cao, địa điểm hội họp khó khăn, phong tục tập quán, tín ngưỡng khác nhau.

Các ý kiến này cũng cho rằng, sau sáp nhập việc bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố sẽ rất khó khăn do những người đảm nhận vị trí này thường có tuổi, sức khoẻ hạn chế, chế độ ưu đãi thấp. Kkhi sáp nhập, tâm lý ai cũng muốn trưởng thôn, tổ trưởng là người địa phương mình.

UB MTTQ TP đề nghị ban soạn thảo đề án lưu ý việc QH đã đồng ý cho TP Hà Nội thí điểm bỏ HĐND cấp phường; khi không còn cơ quan dân cử cấp phường thì vai trò của tổ dân phố rất quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người dân.

MTTQ TP kiến nghị UBND TP thực hiện đề án một cách cẩn trọng, chặt chẽ; trong quá trình sáp nhập phải tính đến các yếu tố, đặc điểm về văn hóa, tôn giáo của từng cộng đồng...

Theo thông tư số 14 được Bộ Nội vụ ban hành cuối năm 2018, quy mô số hộ gia đình để thành lập thôn mới ở đồng bằng sông Hồng là 300 hộ trở lên; thành lập tổ dân phố mới thuộc TP Hà Nội là 450 hộ trở lên. Những thôn, tổ dân phố hiện nay có quy mô hộ gia đình dưới 50% quy định trên thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề.

Theo CafeF

 

 

Du lịch tăng trưởng cao đã kích thích đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt ở những phân khúc và vùng miền có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác.

Bất động sản nghỉ dưỡng: Miền đất hứa với các nhà đầu tư

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Du lịch Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc trong mấy năm qua và tiếp tục ghi nhận những dấu mốc lịch sử mới trong năm nay. Số lượng khách quốc tế trong tháng 11 vừa qua đã lên mức cao nhất trong lịch sử, đồng thời cũng đánh dấu lần đầu tiên phá vỡ mốc đón 16 triệu lượt khách quốc tế. Với đà tăng trưởng này, ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định, du lịch Việt Nam sẽ cất cánh lên một tầm cao mới và thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thập kỷ tới.

Thuốc kích thích đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch thời gian qua đã tạo nguồn động lực chủ yếu gia tăng giá trị và kích thích đầu tư vào bất động sản du lịch ở những trung tâm du lịch lớn. Theo đánh giá của ông Siêu, làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản du lịch với hệ số sinh lời cao đang gia tăng nhanh chóng nguồn cung lưu trú du lịch. Năm 2011 cả nước mới có 256 nghìn buồng phòng thì đến năm ngoái đã đạt 550 nghìn buồng phòng, tốc độ tăng trưởng quy mô buồng bình quân 12%/năm.

Theo điều tra của công ty tư vấn Grant Thornton, nhờ lượng khách du lịch tăng mạnh nên mặc dù nguồn cung các cơ sở lưu trú phình to nhưng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng vẫn đạt hiệu quả kinh doanh cao. Giá phòng khách sạn bình quân đã tăng 1,6% từ năm 2017 đến năm 2018; trong đó phân khúc khách sạn 5 sao tăng trưởng cao nhất, ở mức 4,1% và đạt 112USD/đêm vào năm ngoái. Công suất phòng của khối khách sạn 4 sao đạt mức 72,1% và khối 5 sao kinh doanh tốt hơn với tỷ lệ lấp đầy 75,6% trong năm 2018.

Nhìn vào công suất buồng và mức giá trung bình đối với phân khúc 4-5 sao theo điều tra của Grant Thorton, ông Siêu đánh giá, đầu tư vào 1m2 bất động sản du lịch mang lại giá trị vượt trội hơn hẳn các loại hình bất động sản khác. Cũng chính vì thế, từ năm 2014 đến nay đã xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển bất động sản du lịch, với hàng trăm dự án được xây dựng và mở bán ở các thành phố lớn, các khu vực ven biển và miền núi. Trong đó, theo dữ liệu của CBRE, Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc là ba địa bàn đang phát triển rất mạnh với tổng nguồn cung 23.300 căn hộ du lịch và 5.000 biệt thự du lịch. 

Bên cạnh mô hình khách sạn và khu nghỉ dưỡng truyền thống, thị trường cũng xuất hiện nhiều loại hình bất động sản du lịch mới như căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại du lịch hay khu phức hợp du lịch giải trí. Điều này khẳng định rõ sự tăng trưởng khách du lịch tạo sức hấp dẫn cho kênh đầu tư vào bất động sản du lịch và chính yếu tố hấp dẫn du lịch là cội nguồn gia tăng giá trị cho bất động sản tại điểm du lịch.

Mỏ vàng chờ khai thác

Ông Mauro Gasparrotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương nhận xét, từ một điểm đến mang tính trải nghiệm với ít sự lựa chọn về lưu trú và giải trí, thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam đang chuyển mình trở thành một điểm đến nghỉ dưỡng hấp dẫn và có khả năng thu hút khách du lịch quay trở lại. Nhờ đó, bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam luôn được xem là phân khúc hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng với các đường bay quốc tế mới, chính sách khích lệ từ chính phủ và sự đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân đã góp phần tạo đà cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam.

Thị trường đã xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm mới nhưng theo đánh giá của Savills Hotels, vẫn còn nhiều dư địa để phát triển những mô hình bất động sản nghỉ dưỡng mới hơn. Việt Nam vẫn thiếu sự đa dạng của các sản phẩm so với các điểm đến khác như Thái Lan hay Bali.Trong đó, tổ hợp nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ, khu dân cư hưu trí, khu nghỉ dưỡng mang phong cách nghệ thuật, khách sạn công nghệ cao và khách sạn dịch vụ chọn lọc là những ví dụ điển hình về các mô hình phát triển mới tuy đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu nhưng hiện vẫn chưa xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, ngành du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khoẻ còn được gọi là wellness tourism được đánh giá là có nhiều tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, với quy mô theo đánh giá của Global Wellness Institute có thể mang lại doanh số gần 1.000 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, ở Việt Nam, wellness tourism vẫn chưa được khai thác, và phần lớn các dự án bất động sản du lịch hiện nay mới tập trung vào yếu tố nghỉ dưỡng và tham quan đơn thuần.

Tuy nhiên, khoảng trống này sẽ nhanh chóng được khoả lấp bằng một dự án quy mô tầm cỡ, một điểm đến có nhiều trải nghiệm, cho mọi thế hệ và mọi phong cách ngay tại đảo ngọc Phú Quốc – một thiên đường nghỉ dưỡng mới của thế giới. Tại một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh, một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đang bắt tay cùng các nhà tư vấn danh tiếng quốc tế phát triển một thiên đường nghỉ dưỡng, giải trí và chăm sóc sức khoẻ với những giá trị đỉnh cao của dưỡng sinh, phục hồi sức khoẻ, tái tạo năng lượng, khơi nguồn sức sống mới của cả thể chất và tinh thần cho du khách. Đặc biệt, theo thông tin ban đầu từ nhà phát triển dự án, với diện tích trên 200ha, ôm trọn 1,5km bờ biển Phú Quốc, công ty sẽ tiên phong xây dựng một thiên đường nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch chăm sóc sức khoẻ quy mô lớn nhất lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.

Theo VTC

Trong 11 tháng năm 2019, cả nước có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11 vừa qua ước đạt 22,6 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 48,7 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

11 tháng, Việt Nam có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD  - Ảnh 1.

11 tháng, Việt Nam có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. (Ảnh minh họa: KT)

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, trong thời gian này, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55,6 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước, tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, thị trường ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 11 ước tính đạt 22,5 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 232,31 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 68,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ...

Như vậy, tháng 11 ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2019 xuất siêu 9,1 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 23,5 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 32,6 tỷ USD.

Theo VOV

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2019 tổng trị​ giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 450,46 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 31,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vượt 450 tỷ USD

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2019 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2019) đạt 22,09 tỷ USD, giảm 10,7% (tương ứng giảm 2,65 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 10/2019.

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2019 tổng trị​ giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 450,46 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 31,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2019 đạt 11,03 tỷ USD, giảm 16% (tương ứng giảm 2,1 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 10/2019. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2019, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 229,82 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 17,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vượt 450 tỷ USD - Ảnh 1.

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (cộng dồn từ đầu năm đến 15/11/2019 và so với cùng kỳ năm 2018). Nguồn: Tổng cục Hải quan

So với nửa cuối tháng 10/2019, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 11/2019 biến động giảm ở một số mặt hàng: điện thoại các loại và linh kiện giảm 539 triệu USD, tương ứng giảm 19%; máy vi tính điện tử và linh kiện giảm 351 triệu USD, tương ứng giảm 18,2%; hàng dệt may giảm 135 triệu USD, tương ứng giảm 9,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 134 triệu USD, tương ứng giảm 13,9%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 127 triệu USD, tương ứng giảm 21,9%...

Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2019 đạt 11,06 tỷ USD, giảm 4,7% (tương ứng giảm 549 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 10/2019. Tính đến hết ngày 15/11/2019, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 220,64 tỷ USD, tăng 7,2% (tương ứng tăng 14,76 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vượt 450 tỷ USD - Ảnh 2.

Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (cộng dồn từ đầu năm đến 15/11/2019 so với cùng kỳ năm 2018). Nguồn: Tổng cục Hải quan

So với nửa cuối tháng 10/2019, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 11/2019 biến động giảm ở một số mặt hàng: xăng dầu các loại giảm 180 triệu USD, tương ứng giảm 40,8%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 129 triệu USD, tương ứng giảm 17%; than các loại giảm 124 triệu USD, tương ứng giảm 56,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 106 triệu USD, tương ứng giảm 6,2%...

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2019 thâm hụt 26 triệu USD. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2019 đạt thặng dư 9,18 tỷ USD.

Theo CafeF

战略伙伴关系