TIN TỨC

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Phần lớn dự án điện mặt trời tập trung ở phía Nam, nhiều nhất là ở Ninh Thuận, Bình Thuận trong khi vẫn còn 260 dự án đang chờ duyệt.

[Infographics] Hàng trăm dự án điện mặt trời tập trung ở đâu  - Ảnh 1

Theo vnexpress.net

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, nợ công giảm gần 8 điểm % so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp bốn năm. Đây là những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại.

[Infographics] Kinh tế Việt Nam 2019 qua góc nhìn của WB - Ảnh 1

Theo TTXVN

Kể từ năm 2017 đến nay, Chính phủ liên tục có các chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô trong nước.

Nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển

Mức thuế suất thuế TTĐB, thuế GTGT đối với ô tô nguyên chiếc và thuế suất GTGT đối với linh kiện ô tô là tương đồng với mức thuế quy định tại một số nước trên thế giới.

Hiện nay, quy định về đối tượng chịu thuế, phương pháp tính thuế của thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại các Luật thuế đều phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo quy định của Pháp luật thuế, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc đối tượng chịu thuế quy định của các Luật thuế thì sẽ phải chịu các loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với loại từ 24 chỗ ngồi trở xuống), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế GTGT.

Kể từ năm 2017 đến nay, Chính phủ liên tục có các chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô trong nước. Cụ thể:

Linh kiện ô tô không phải chịu thuế TTĐB

Theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng linh kiện ô tô không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập, thuế TTĐB và thuế GTGT thì phải nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (áp dụng đối với xe chỗ ngồi từ 24 chỗ trở xuống) và thuế GTGT.

Trong đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu thực hiện theo đúng cam kết quốc tế WTO và tại 14 Hiệp định FTA đã ký kết;Trị giá tính thuế là trị giá hải quan theo đúng quy định của pháp luật hải quan, phù hợp nguyên tắc xác định trị giá GATT của Hải quan Thế giới (WCO). Mức thuế suất thuế TTĐB, thuế GTGT đối với ô tô nguyên chiếc và thuế suất GTGT đối với linh kiện ô tô là tương đồng với mức thuế quy định tại một số nước trên thế giới. Phương pháp tính thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại các Luật thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luật thuế GTGT quy định, cơ sở kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Khi bán xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu hoặc ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì toàn bộ số thuế GTGT đã nộp tại khâu nhập khẩu hoặc đã trả khi mua hàng hóa dịch vụ trong nước phục vụ cho hoạt động sản xuất vào kinh doanh ô tô  thì cơ sở kinh doanh được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào theo quy định của pháp luật thuế GTGT. Vì vậy, có ý kiến cho rằng “các loại thuế này lại đánh chồng lên nhau” là chưa chính xác.

Các chính sách hỗ trợ sản xuất ô tô

Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 quy định về điều kiện, sản xuất, lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về sửa đổi, bổ sung NĐ số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

rong đó, tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP đã bổ sung chương trình ưu đãi thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô với mục tiêu chính là khuyến khích sản xuất, lắp ráp xe trong nước, tăng quy mô và dung lượng thị trường cho xe ô tô lắp ráp trong nước, đồng thời góp phần giảm giá thành sản xuất, lắp ráp xe trong nước.  

Theo quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, một trong các điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng điều kiện về sản lượng sản xuất xe sản xuất, lắp ráp trong nước nhất định theo lộ trình quy định cho giai đoạn năm 2018 đến năm 2022. Đây là điều kiện cần để đảm bảo Chương trình ưu đãi đạt được mục tiêu đề ra do yếu tố quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp ô tô là quy mô thị trường.

Bất kỳ chương trình ưu đãi thuế nào cũng cần kèm theo một số điều kiện nhất định để bảo đảm chương trình ưu đãi đó được áp dụng cho đúng đối tượng, đạt được mục tiêu đề ra của chính sách ưu đãi. Nếu không gắn với bất kỳ điều kiện nào thì sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình ưu đãi thuế quyết tâm đầu tư sản xuất mà chỉ tham gia để hưởng ưu đãi nếu thấy thị trường thuận lợi rồi sẽ chuyển sang ngành nghề khác sau khi được hưởng ưu đãi, và lại yêu cầu Chính phủ, Nhà nước có ưu đãi mới hoặc rời bỏ thị trường Việt Nam.

Trước tình hình kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có xu hướng tăng mạnh trong năm 2019, Bộ Tài chính đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP để tạo thuận lợi và khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước vào chương trình ưu đãi nhằm thúc đẩy ngành sản xuất, lắp ráp xe trong nước duy trì sự tăng trưởng trước sức ép cạnh tranh gay gắt của xe nhập khẩu, đồng thời Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ bổ sung một chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu cho nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất linh kiện ô tô nhập khẩu với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô. Trường hợp được Chính phủ thông qua chính sách ưu đãi mới này thì đây sẽ là chính sách hỗ trợ tốt cho ngành công nghiệp ô tô trước sức ép của ô tô nhập khẩu.

Theo Tạp Chí Tài Chính

Nhà ga hành khách T3 cao 3 tầng sẽ được xây dựng mới với tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng.

[Infographics] Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất được thiết kế như thế nào?  - Ảnh 1

Theo VnExpress

 

Hai Phó Thủ tướng Việt Nam và Liên bang Nga thể hiện quan điểm của hai Chính phủ nhất trí tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dầu khí hai nước tham gia vào các dự án mới, bao gồm các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, cũng như điện khí.

Nga-Việt nhất trí tham gia các dự án năng lượng mới

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ngày 10/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội đàm với Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Kozak nhằm trao đổi về các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga.

Cùng dự cuộc tiếp với Phó Thủ tướng có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Công an, Tài chính và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Hai Phó Thủ tướng nhất trí rằng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt-Nga đã và đang phát triển tích cực thời gian qua, trong đó kim ngạch thương mại hai chiều đạt 4,5 tỷ USD năm 2018 và 3,77 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2019, hợp tác đầu tư giữa hai nước cũng được mở rộng với nhiều dự án mới được triển khai tại hai nước.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, hai bên thống nhất tiếp tục phối hợp cùng tháo gỡ các rào cản phi thuế quan, tạo điều kiện cho hàng hóa hai nước xuất khẩu sang thị trường của nhau, đặc biệt đối với các mặt hàng nông, thủy, hải sản, nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của hai nước, trong đó có các lợi thế mà Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu mang lại.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ Việt Nam coi trọng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng, là các trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga. Còn Phó Thủ tướng Nga Dmitry Kozak khẳng định Chính phủ Nga luôn ủng hộ các doanh nghiệp của Nga tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng.

Hai bên nhất trí thúc đẩy tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nâng cao hiệu quả các dự án đang triển khai tại Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quy mô các dự án trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí, đặc biệt nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các Liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro; ủng hộ sự hiện diện lâu dài của các doanh nghiệp Nga tại Việt Nam.

Đồng thời hai bên nhất trí tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dầu khí hai nước tham gia vào các dự án mới, bao gồm các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, cũng như điện khí. Hai bên cũng trao đổi các biện pháp triển khai các thỏa thuận cấp cao liên quan đến một số dự án hợp tác trọng điểm.

Ngoài ra, hai Phó Thủ tướng cũng trao đổi về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Nga trên các lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng... Hai bên hoan nghênh việc Việt Nam và Nga đã chính thức kết nối và tiến hành giao dịch thanh toán bằng thẻ nội địa từ tháng 11 vừa qua.

Cùng ngày Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo các Tập đoàn dầu khí Gazprom, Zarunezhneft và Công ty Power Machines. Tại các cuộc gặp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga mở rộng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam và các lĩnh vực khác; hoan nghênh việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Gazprom sớm ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược trong giai đoạn 10 năm tới.

Theo CafeF

 

Bên cạnh việc xây sân bay mới, một số sân bay nội địa sẽ sớm được nâng cấp để phục vụ các chuyến bay quốc tế trong tương lai.

Sân bay Long Thành

Dự án sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ đồng thời là sân bay thứ hai của Thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) được bao kín bởi đô thị phát triển và còn rất ít khoảng trống để có thể mở rộng trong tương lai. Cảng hàng không Quốc tế Long Thành nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía đông, dự kiến có thể đáp ứng hơn 100 triệu hành khách mỗi năm.

Quy mô Dự án Cảng hàng không Long Thành khi hoàn thành cả 3 giai đoạn bao gồm 4 đường cất/ hạ cánh (tức 2 cặp đường cất/ hạ cánh), 4 nhà ga hành khách và các hạng mục phụ trợ, tổng mức đầu tư 16,03 tỷ USD. Ngoài chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư, phần ứng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 15 tỷ USD.

Bên cạnh Long Thành, những sân bay nào đang được kỳ vọng giải bài toán quá tải để hàng không và du lịch bứt tốc? - Ảnh 1.

Việc xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành với diện tích lên tới hơn 5.000 ha và tổng số vốn đầu tư lớn như trên đã khiến nhiều Đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn về diện tích và tổng vốn khá lớn so với công suất 100 triệu khách nói trên mà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đưa ra. Nhiều chuyên gia cho rằng diện tích và suất đầu tư của sân bay Long Thành cao hơn nhiều sân bay trên thế giới.

Sân bay Heathrow (Anh) có năng suất thiết kế 80 triệu khách/năm với diện tích 1.227 ha, sân bay Changi (Singapore) có năng suất thiết kế 85 triệu khách/năm với diện tích 1.300 ha, sân bay Barcelona (Tây Ban Nha) có năng suất thiết kế 85 triệu khách/năm với diện tích 1.533 ha, sân bay Frankfurt (Đức) có năng suất thiết kế 80 triệu khách/năm với diện tích 2.300 ha.

Sân bay Phan Thiết

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, dự kiến trong quý 1/2020, nếu mọi việc tiến triển theo đúng kế hoạch thì dự án sân bay Phan Thiết sẽ được khởi công xây dựng. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Cảng hàng không Phan Thiết với diện tích 543 ha. Trong đó, trước mắt Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ VND lên hơn 10.000 tỷ VND. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.

Bên cạnh Long Thành, những sân bay nào đang được kỳ vọng giải bài toán quá tải để hàng không và du lịch bứt tốc? - Ảnh 2.

Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ thì Cảng hàng không Phan Thiết là 1 trong 15 cảng hàng không quốc nội trên toàn quốc. Với quy mô cấp 4E, Cảng hàng không Phan Thiết có vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Sân bay Sa Pa

Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng Hàng không Sa Pa là cảng hàng không nội địa với tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự được đầu tư xây dựng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Cảng Hàng không Sa Pa là sân bay 4C với công suất 3 triệu hành khách/năm; khai thác loại máy bay code C hoặc tương đương với 9 vị trí đỗ máy bay. Tổng mức đầu tư toàn bộ các công trình của ảng hàng không Sa Pa cũng được điều chỉnh từ 5.903 tỷ VND lên 7.110 tỷ VND.

Bên cạnh Long Thành, những sân bay nào đang được kỳ vọng giải bài toán quá tải để hàng không và du lịch bứt tốc? - Ảnh 3.

So với quy hoạch chi tiết, mới đây nhiều hạng mục đã được điều chỉnh tăng như: công suất được điều chỉnh từ 1,5 triệu hành khách/năm lên 3 triệu hành khách/năm; diện tích đất sử dụng điều chỉnh từ 261 ha lên 371 ha.

Chiều dài đường băng cất hạ cánh được điều chỉnh từ 2.400 m lên 3.050 m, đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế.

Các sân bay khác được nâng cấp

Một số sân bay nội địa sẽ sớm được nâng cấp để phục vụ các chuyến bay quốc tế trong tương lai. Sân bay Phù Cát - Quy Nhơn hiện chỉ có các chuyến bay nội địa, nhưng Bamboo Airways đang có kế hoạch mở rộng ra phục vụ cả tuyến quốc tế.

Bên cạnh Long Thành, những sân bay nào đang được kỳ vọng giải bài toán quá tải để hàng không và du lịch bứt tốc? - Ảnh 4.

Một sân bay khác là sân bay Chu Lai. Nằm cách Hội An 77 km về phía nam và cách Quảng Ngãi 42 km về phía Bắc, Chu Lai hiện chỉ phục vụ các chuyến bay nội địa và sẽ được nâng cấp, được kỳ vọng sẽ phục vụ khách du lịch biển đang phát triển nhanh chóng ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Ngãi. 

Theo CafeF

Các công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên có thể lựa chọn hộ chiếu gắn chip điện tử. Trong khi đó, hộ chiếu phổ thông dành cho công dân 14 tuổi trở xuống sẽ không có hộ chiếu gắn chip.

Việt Nam sẽ có hộ chiếu gắn chip điện tử từ 7/2020? - Ảnh 1.

Việt Nam sẽ có hộ chiếu gắp chip điện tử. Ảnh minh họa: Internet

Đây là thông tin mới đáng chú ý trong Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020.

Hộ chiếu có gắn chip điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của cá nhân người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh, người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Với những người dưới 14 tuổi, hộ chiếu phổ thông sẽ không gắn chíp điện tử. Quy định mới nêu rõ người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu sẽ phải chụp ảnh, thu thập vân tay.

Bộ Công an sẽ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, quản lý, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam xây dựng, quản lý hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Ngoài ra, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Hướng dẫn các Bộ, cơ quan có liên quan sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an xây dựng hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.

Theo  ICTnews

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa có báo cáo nhanh về việc Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 sẽ có tác động thế nào đến Việt Nam?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cập nhật diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kéo dài gần hai năm. Đến nay, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu 25% với khoảng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và 15% với 110 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại đã "lắng dịu" hơn kể từ tháng 9/2019 với nhiều nỗ lực của chính quyền cũng như đoàn đàm phán Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã giúp 2 nước đạt được tiến bộ thực chất bước đầu trong thỏa thuận thương mại.

Ngày 12/12/2019, truyền thông quốc tế (như Bloomberg, CNBC, Reuters, Wall Street Journa) đưa tin Tổng thống Trump đã chấp thuận thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 mà 2 đoàn đàm phán Mỹ - Trung đạt được và dự kiến công bố chính thức vào ngày 16/12/2019. Ngày 13/12/2019, Tổng thống Trump cũng đã công bố trên Twitter của mình rằng: "Chúng tôi đã nhất trí thỏa thuận giai đoạn một rất lớn với Trung Quốc. Họ đồng ý với nhiều thay đổi về cấu trúc và mua số lượng lớn sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, sản xuất cùng nhiều thứ khác", mặc dù trước đó 1 giờ đồng hồ, ông vẫn bác bỏ các thông tin của truyền thông. Đây là diễn biến tích cực đối với 2 nước trong các vòng đàm phán thương mại tiếp theo, giúp hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa 2 nước, đồng thời góp phần giảm tác động tiêu cực đối với nền kinh tế 2 nước nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, … vẫn cần theo dõi và chờ đợi đến khi Thỏa thuận được công bố chính thức.

Một số nội dung chính của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1

Sau nhiều lần đàm phán, cấp tham mưu hai bên đã đi đến thỏa thuận 6 điểm chính gồm: (i) Thỏa thuận về việc hủy áp thuế mới, phía Mỹ sẽ hủy kế hoạch áp thuế quan đối với 160 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc (hiệu lực từ 16/12/2019); (ii) Thỏa thuận về việc nhập khẩu hàng hóa Mỹ, phía Trung Quốc sẽ thực hiện cam kết nhập khẩu hàng hóa nông sản của Mỹ (tăng kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ từ 40 tỷ USD/năm lên 50 tỷ USD/năm); là lượng nông sản cao hơn 2 lần so với năm 2017 (19,5 tỷ USD) và gấp hơn 4 lần so với năm 2018 (9 tỷ USD); (iii) Thỏa thuận về dịch vụ tài chính, Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường cho các định chế tài chính Mỹ và cam kết thực hiện các thỏa thuận về tính minh bạch đối với thị trường ngoại hối, không sử dụng tiền tệ làm vũ khí thương mại;

(iv) Thỏa thuận về chuyển giao công nghệ (vấn đề mấu chốt và khó khăn nhất trong căng thẳng và đàm phán thương mại Mỹ - Trung), các doanh nghiệp Mỹ sẽ được quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc với cam kết chia sẻ bí quyết công nghệ; (v) Thỏa thuận về sở hữu trí tuệ, hai bên đã đạt được thỏa thuận và tìm được hiểu biết chung về vấn đề sở hữu trí tuệ và bản quyền; và (vi) Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, 2 bên đạt được cơ chế giải quyết tranh chấp, làm cơ sở để thực thi các thỏa thuận khác.

Tác động đối với nền kinh tế toàn cầu

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng như những tiến bộ trong đàm phán đã và đang là một trong những tác nhân quan trọng đối với kinh tế Mỹ, Trung Quốc và thế giới. Mặc dù vậy, theo nhóm tác giả, thỏa thuận này chỉ là bước đầu, giải quyết vấn đề dễ trước, có ý nghĩa ngắn hạn và cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ cả 2 phía để đạt được thỏa thuận thương mại lâu dài, thực chất hơn. Thỏa thuận này sẽ có tác động tích cực, nhưng không nhiều và ngắn hạn đối với nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và thế giới. Dự báo kinh tế thế giới năm 2020 sẽ tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn 1 chút so với năm 2019 do vẫn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung và các yếu tố khác. IMF (tháng 10/2019) dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 3% năm 2019 và trên 3% năm 2020, Mỹ tăng trưởng 2,4% năm 2019, 2,1% năm 2020; Trung Quốc tăng trưởng 6,1% năm 2019 và 5,7% năm 2020.

Đối với Việt Nam: như nhận định trước đây của nhóm tác giả, trong ngắn hạn, thương mại của Việt Nam đã và đang chịu tác động tiêu cực (xuất khẩu tăng khoảng 9% năm 2019, thấp hơn mức tăng 14% năm 2018), đầu tư được hưởng lợi do có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Hồng Kông và Trung Quốc sang ASEAN, trong đó có Việt Nam (ước tính vốn đăng ký FDI từ hai lãnh thổ này năm 2019 tăng gần 3 lần so với năm 2018). Tuy nhiên, kết quả tích cực từ sự dịch chuyển này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ, khả năng sàng lọc FDI và quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam.

Với diễn biến như trên và như đã nêu tại báo cáo vĩ mô hết 11 tháng năm 2019, nhóm tác giả vẫn bảo lưu dự báo rằng GDP Việt Nam có thể tăng khoảng 7% với CPI bình quân được kiểm soát khoảng 3% năm 2019 và GDP tăng khoảng 6,8%, CPI bình quân tăng khoảng 3,3-3,6% năm 2020.

Tác động đối với thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới có những phản ứng khá tích cực đối với thông tin trên. Tại Mỹ, kết thúc hai phiên ngày 12 và 13/12/2019, chỉ số Dow Jones tăng 0,8%, chỉ số S&P 500 tăng 0,81%, NASDAQ tăng 0,93%. Tại thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 tăng 1,91%, CAC40 tăng 0,99% và DAX tăng 1,03%,... (một phần cũng là nhờ thông tin tích cực tư cuộc bầu cử tại Anh, mở ra hy vọng về một Brexit chắc chắn hơn cho cả Anh và EU).

Tại châu Á, ngày 13/12/2019, các chỉ số TTCK cũng có xu hướng tăng (từ 0,13% đến 2,11%), đặc biệt là thị trường Hồng Kông (tăng 2,11%), Trung Quốc (Shanghai Composite) tăng 1,78%; Việt Nam (VNindex) biến động nhẹ khi giảm 0,21% chủ yếu là do lượng tiền đổ vào thị trường ngày 13/12 khá yếu cho dù là cung không quá mạnh.

Tác động của thỏa thuận này đối với TTCK châu Á cũng như TTCK thế giới sẽ được phản ánh rõ nét hơn trong những phiên giao dịch tuần tới.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 sẽ có tác động thế nào đến Việt Nam? - Ảnh 1.

Tác động đối với tỷ giá

Thông tin Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn  1 cũng có những tác động nhất định tới thị trường ngoại hối. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 13/12/2019, giá trị đồng USD và CNY có diễn biến trái chiều. Trong đó, chỉ số DXY đạt 97,19 điểm tăng 1,15% so với đầu năm, tăng 0,12% so với ngày 11/12/2019: ngược lại, tỷ giá CNY/USD đạt  6,9852 CNY/USD, đồng CNY mất 1,8% so với thời điểm đầu năm 2019 nhưng tăng 0,76% so với ngày 11/12 và tăng 2,28% so với cuối tháng trước. Ngoài ra, các đồng tiền của các nền kinh tế có quan hệ thương mại nhiều với Mỹ, được đánh giá chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn biến thương mại Mỹ - Trung cũng có mức giảm đáng chú ý. Thí dụ, so với đầu năm, đồng EUR giảm 1,99%, đồng KRW giảm mạnh 5,12%; tương tự đối với các đồng tiền AUD và INR. 

Điểm đáng chú ý là VND khá ổn định trong hai ngày qua cũng như từ đầu năm. Lý do chính là vì: (i) kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (khoảng 3%), (ii) quan hệ cung – cầu ngoại tệ ổn, và (iii) chính sách điều hành tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2016 đến nay vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 sẽ có tác động thế nào đến Việt Nam? - Ảnh 2.

Qua phân tích trên, nhóm tác giả cho rằng có tác động tích cực từ việc Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tới niềm tin nhà đầu tư, thị trường tài chính – tiền tệ...; nhưng chỉ là tín hiệu tích cực trong ngắn hạn, là động lực tạm thời để hai bên tiếp tục đàm phán thỏa thuận giai đoạn 2.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn là rủi ro lớn khi hai nước vừa phải đàm phán, vừa phải đạt được sự thống nhất nội bộ liên quan đến vấn đề này. Hơn nữa, căng thẳng luôn có nguy cơ leo thang trở lại nếu bất kỳ thỏa thuận nào không được thực thi nghiêm túc hoặc chịu tác động mạnh từ các diễn biến trong nước. Đàm phán thương mại Mỹ - Trung dự báo sẽ còn nhiều chông gai, khó lường và khó nắm bắt thông tin chi tiết; do đó, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp Việt Nam luôn bám sát, theo dõi, phân tích, dự báo và đưa ra các kịch bản ứng phó khác nhau nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức phát sinh.

Theo CafeF

Ngày 21/11, tập đoàn Microsoft thông báo đã được Chính phủ Mỹ cấp phép xuất khẩu phần mềm sang tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.

Một người phát ngôn của Microsoft cho biết Bộ Thương mại Mỹ ngày 20/11 đã chấp thuận đề nghị của tập đoàn cho phép cung cấp một phần mềm phổ biến cho Huawei.

Tuy nhiên, cả Microsoft và bộ trên không nêu cụ thể sản phẩm nào của tập đoàn được cấp phép.

Chuyên gia phân tích của hãng Wedbush Securities, Dan Ives cho biết nhiều khả năng Mỹ đã cho phép Microsoft cung cấp hệ điều hành Windows cho Huawei.

Chuyên gia Ives cho rằng điều này sẽ giảm được một gánh nặng lớn cho Huawei sau khi nhiều “đại gia” công nghệ Mỹ như Microsoft, Google tạm dừng hợp tác.

Hiện Huawei đang chờ đợi Google được cấp phép cung cấp các dịch vụ di động cho các dòng điện thoại mới.

Nếu không được cung cấp các dịch vụ của Google như Play Store, điện thoại của Huawei sẽ khó có thể thâm nhập thị trường nước ngoài.

Hồi tháng 5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liệt Huawei vào “danh sách đen” kinh tế, viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, ngày 18/11 vừa qua, Washington đã một lần nữa nhất trí gia hạn việc cấp phép cho một số công ty nước này cung cấp những mặt hàng không nhạy cảm cho Huawei nhằm hỗ trợ cho một số nhà điều phối mạng lưới.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong tuần này sẽ cho phép một số nhà cung cấp trong nước nối lại hoạt động kinh doanh với tập đoàn Huawei.

Bộ Thương mại Mỹ xác nhận đã bắt đầu cấp phép cho một số công ty bán các sản phẩm cho Huawei.

Ngày 20/11, một quan chức Mỹ cho biết đã nhận được khoảng 300 đề nghị cấp phép và khoảng 25% trong số đó được duyệt.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ các sản phẩm nào được cấp phép bán cho tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu và nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới này.

Theo TTXVN

战略伙伴关系