TIN TỨC

Đinh Hồng Bảo Phương

Đinh Hồng Bảo Phương

Tính đến ngày 20/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

[Infographics] Thu hút FDI năm 2019 đạt 38,02 tỷ USD - Ảnh 1

Theo TTXVN

Trái ngược với quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Châu Á, ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,9% năm 2019 và 6,8% năm 2020.

Ảnh: Internet

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2019 đạt 7%, mức cao nhất so với cùng kỳ trong 9 năm qua.

Với tốc độ tăng trưởng mạnh ngoài mong đợi trong quý 3, GDP của Việt Nam có thể sẽ duy trì đà tăng trưởng như thế này trong quý 4 và sang năm sau, ADB nhận định. 

Tổ chức này giữ nguyên dự báo tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức 3% và 3,5% lần lượt cho năm nay và năm 2020.

Tiêu dùng cá nhân của Việt Nam đã tăng 7,3% trong khi đầu tư tăng 7,7% nhờ vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố niềm tin của nhà đầu tư và thu hút thêm nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngân hàng Phát triển Châu Á đã điều chỉnh một số dự báo về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát của các nước trong khu vực Châu Á.

Ngân hàng kỳ vọng GDP của toàn khu vực sẽ tăng trưởng chung ở mức 5,2% cho cả hai năm 2019 và 2020, giảm so với con số dự báo hồi tháng 9.

Tỷ lệ lạm phát ở khu vực cũng được điều chỉnh tăng từ 2,7% lên 2,8% cho năm 2019 và từ 2,7% lên 3,1% cho năm 2020.

Dự báo tốc độ tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á của ADB năm 2019 là 4,4% và duy trì mức 4,7% cho năm 2020.

Nguyên nhân của sự điều chỉnh này chủ yếu là nhiều quốc gia ở khu vực này có sự sụt giảm về xuất khẩu và đầu tư, trong đó Singapore và Thái Lan đều bị ADB hạ mức tăng trưởng so với trước đây.

ADB đánh giá lại triển vọng tăng trưởng và lạm phát là do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, kéo theo đầu tư trong nước của một số quốc gia sụt giảm, cũng như giá thực phẩm tăng cao do tác động của dịch tả lợn Châu Phi.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Với sự phát triển của thương mại điện tử ở quê nhà, các nhà bán lẻ Hàn Quốc phải chuyển hướng sang Việt Nam nhưng cạnh tranh ở đây cũng rất lớn...

Ảnh: Nikkei Asian Review

Rất dễ để bắt gặp những ca khúc nhạc pop Hàn Quốc được phát tại một cửa hàng tiện lợi GS25 ở phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh trong khi những người nhân viên đang kiểm đếm snack và các loại văn phòng phẩm. Tương tự, trên kệ trưng bày, những gói mì ramen cay và những chiếc bánh ngọt được xếp ngăn nắp giống hệt như các cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc.

Các doanh nghiệp sản xuất của Hàn Quốc như Samsung Electronics và LG Electronics đã đến Việt Nam từ hàng chục năm trước bởi chi phí lao động rẻ và dân số tăng nhanh. Giờ đây, khi thu nhập của người Việt tăng lên cũng như điều kiện thị trường tại Hàn Quốc đang có dấu hiệu xấu đi, các nhà bán lẻ của Hàn Quốc cũng đang nối bước những doanh nghiệp sản xuất đi trước, thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Lotte Shopping, công ty con của tập đoàn Lotte, là nhà bán lẻ Hàn Quốc tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2008. Hiện doanh nghiệp này đang vận hành 14 siêu thị Lotte Mart trên khắp Việt Nam và một trung tâm thương mại tại Hà Nội.

Theo sau Lotte là E-Mart, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất của Hàn Quốc. Đơn vị này đã khai trương cửa hàng siêu thị đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2015. Với thành công về doanh thu của cửa hàng đầu tiên tại Quận Gò Vấp, E-Mart đang lên kế hoạch mở thêm một cửa hàng khác tại Thành phồ Hồ Chí Minh vào năm 2020

"Cửa hàng đầu tiên của E-Mart Việt Nam đang duy trì được đà tăng trưởng cao kể từ khi bắt đầu hoạt động nhờ vào sự khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường thông qua việc chúng tôi cung cấp đa dạng các loại sản phẩm đến từ Hàn Quốc bao gồm các loại đồ ăn ngon và cả bánh mì. Chúng tôi đang chuẩn bị mở cửa hàng thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm tới", Kim Bo-bae- đại diện của E-Mart cho biết.

Ngoài ra, GS Retail cũng đã hợp tác với Tập đoàn Sơn Kim của Việt Nam để cùng vận hành 54 cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam với tên thương hiệu là GS25.

Tại sao các ông lớn ngành bán lẻ lại lựa chọn thị trường Việt Nam?

Xu hướng thâm nhập vào thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc gia tăng trong bối cảnh thương mại điện tử đang ngày càng chiếm phần lớn thị phần tại Hàn Quốc.

Theo tổ chức xếp hạng tín dụng NICE, E-Mart và Lotte Shopping được dự báo sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng tiêu cực nhất vào năm tới khi mà họ phải chống đỡ với những thách thức từ tập đoàn thương mại điện tử Coupang được hỗ trợ vốn từ SoftBank hay Market Curly - Công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn qua điện thoại di động.

"Trong khi các công ty thương mại điện tử không ngừng phát triển thì tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống đang có dấu hiệu chậm lại trong năm 2019," Ahn Young-bok, Giám đốc tại NICE cho biết. "Trong năm 2020, lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống sẽ khó có thể tăng trưởng vì các công ty này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá cũng sự sự gia tăng trong chi phí tiếp thị và giao hàng."

Tình hình lại càng xấu hơn khi mà nhu cầu của người dân Hàn Quốc đối với việc mua sắm tại các doanh nghiệp bán lẻ đang giảm dần vì dân số quốc gia này đang già đi và sự gia tăng trong khuynh hướng dọn ra ở riêng mà với những người này, việc mua sắm trực tuyến được ưa chuộng hơn việc phải lái xe đến các cửa hàng truyền thống.

Theo số liệu của chính phủ, tổng doanh thu bán lẻ truyền thống đã giảm xuống 16.700 tỷ won (tương đương 14,2 tỷ USD) trong quý III/2019, tương ứng giảm 100 tỷ won so với quý trước. Trong khi đó, doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến đã tăng 300 tỷ won và đạt mức 8.100 tỷ won.

Việt Nam hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng cho các nhà bán lẻ Hàn Quốc hơn so với ở quê nhà. Theo Deloitte, giai đoạn 2013-2018, tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) của ngành bán lẻ tại Việt Nam rất ấn tượng, đạt mức 10,97%. Tổng doanh thu bán lẻ dự kiến ​​sẽ đạt 180 tỷ USD vào năm 2020, tương đương tăng 26,6% so với năm 2018.

Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ ở Việt Nam

Với tiềm năng lớn như vậy nên thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ đến từ các doanh nghiệp nội địa mà còn từ các nhà bán lẻ Nhật Bản - những doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam thời gian gần đây. Đơn cử mới đây nhất, thương hiệu thời trang Uniqlo của Nhật Bản mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam trong tháng 12/2019 và đã thu hút được rất nhiều người mua sắm trong ngày đầu tiên khai trương.

Trang Hà hiện đang làm việc cho một công ty Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi ở độ tuổi 20, Lotte Mart Quận 7 là nơi yêu thích để gặp gỡ và mua sắm của cô và bạn bè. Vào thời điểm đó, Lotte Mart mang đến trải nghiệm mua sắm mới lạ và thuận tiện nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. Sự phổ biến của các chương trình truyền hình Hàn Quốc và âm nhạc K-pop cũng góp phần khuyến khích người Việt tìm mua các mặt hàng liên quan đến Hàn Quốc.

"Mặc dù ngành bán lẻ của Việt Nam có tiềm năng phát triển to lớn, nhưng mức độ cạnh tranh rất khốc liệt", ông Nguyễn Vũ Đức, Giám đốc ngành hàng tiêu dùng tại Deloitte Việt Nam cho biết. "Việt Nam đang chứng kiến một cuộc chiến giữa các ông lớn trong và ngoài nước ở mọi kênh bán lẻ nhằm giành quyền chi phối thị trường"

Tuy nhiên đó là câu chuyện của 5-6 năm về trước. Mọi chuyện đã khác đi khi nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước đua nhau mở thêm các cửa hàng trên khắp TP.HCM và cuộc chiến thu hút người tiêu dùng cũng trở nên cạnh tranh hơn.

Chính sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng là yếu tố then chốt trong cuộc chiến cạnh tranh này. Giờ đây, khi muốn đi mua sắm, Trang Hà và bạn bè sẽ ưu tiên lựa chọn Aeon hoặc Takashimaya của Nhật Bản hơn. Theo Trang Hà, các nhà bán lẻ Nhật Bản đang thu hút nhiều người tiêu dùng Việt Nam hơn vì dịch vụ họ cung cấp rất tốt và họ có nhiều đồ trang trí rất hấp dẫn cho các lễ hội và các ngày lễ khác nhau.

Số lượng của hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Deloitte

Số lượng của hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Deloitte

Ngoài ra, trong cuộc đua này, các ông lớn ngành bán lẻ của Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về quy mô. Tập đoàn Vingroup bắt đầu gia nhập vào thị trường bán lẻ từ năm 2014, hiện nay đã mở được 122 siêu thị và hơn 2.500 cửa hàng tiện lợi trên khắp cả nước. Ban lãnh đạo của Vingroup rất ưu tiên mở cửa hàng tại các vị trí đắc địa. Bên cạnh đó, trong tháng 12/2019, Vingroup tuyên bố sẽ sáp nhập các hoạt động bán lẻ của mình với các hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng của Masan Group để tạo ra công ty bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Theo khảo sát của Deloitte, phân khúc trung tâm thương mại kết hợp giữa hoạt động mua sắm với hoạt động vui chơi giải trí là lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các ông lớn ngành bán lẻ trong và ngoài nước. Hiện đang có 200 trung tâm thương mại theo mô hình trên rải rác khắp Việt Nam.

Vingroup hiện đang nắm giữ 60% thị phần trung tâm thương mại tính theo diện tích sàn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp theo là Aeon và Lotte. Khi sự cạnh tranh trong phân khúc này trở nên nóng lên ở hai thành phố lớn, thương hiệu nội địa Saigon Co.op lại chuyển hướng tập trung vào các tỉnh miền Tây, nơi mà các cơ sở giải trí có chất lượng vẫn còn rất ít.

Dù rằng đánh giá rất cao các cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản và Hàn Quốc về chất lượng dịch vụ và đa dạng sự lựa chọn, nhưng Trang Ha lại quyết định sẽ mua sắm tại cửa hàng nào mang đến sự thuận tiện nhất cho cô.

Nguồn Nikkei

 

 

Tập đoàn bán lẻ dược, mỹ phẩm lớn nhất Nhật Bản vừa gia nhập Việt Nam với tham vọng trở thành hệ thống bán lẻ dược, mỹ phẩm lớn nhất Việt Nam...

Ảnh: Thuonggiaonline
 

Tập đoàn Matsumoto Kiyoshi Holdings vừa ký kết hợp tác thành lập liên doanh tại Việt Nam với vốn đầu tư 31,5 tỷ đồng, trong đó tập đoàn quản lý chuỗi bán lẻ dược, mỹ phẩm lớn nhất Nhật Bản góp 51% và đại diện phía Việt Nam – Lotus Food Group nắm giữ 49%.

Tính đến tháng 9/2019, Tập đoàn được thành lập từ năm 1932 này đã có hơn 1.650 cửa hàng tại thị trường Nhật Bản, 34 cửa hàng tại Thái Lan và 5 cửa hàng tại Đài Loan. Câu hỏi đặt ra là tại sao ông lớn này lại đầu tư vào Việt Nam và tại sao lại lựa chọn Lotus Group để hợp tác?

Theo dữ liệu cuả công ty nghiên cứu thị trường Mintel, tính đến cuối năm 2018, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD nhưng chủ yếu là kênh bán lẻ truyền thống. Đây là cơ hội để các mô hình kinh doanh hiện đại như của Matsumoto Kiyoshi khai thác tìm kiếm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kế của tập đoàn bán lẻ này, mỗi năm có khoảng 31 triệu khách du lịch tới mua sắm tại các cửa hàng dược, mỹ phẩm của chuỗi, trong đó số lượng khách Việt Nam ước đạt gần 400.000 lượt vào năm 2019. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách Việt ghé thăm cửa hàng 2 năm trở lại đây là hơn 150%. Khách hàng Việt Nam rất ưa chuộng mỹ phẩm và dược phẩm tại Matsumoto Kiyoshi khi mà tỷ lệ mua mỹ phẩm của người Việt là 48,4% và dược phẩm là 44,4%.

Chính vì vậy, trong thời gian đầu, Matsumoto Kiyoshi sẽ kinh doanh mỹ phẩm và thực phẩm chức năng với khách hàng mục tiêu là nữ giới. Ngoài ra, tập đoàn này cũng sẽ bán thêm mỹ phẩm từ một số nước khác được người Việt yêu thích bên cạnh các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản.

Hiện tại doanh nghiệp chưa bán các sản phẩm thuốc, tuy nhiên trong tương lai Matsumoto Kiyoshi sẽ đẩy mạnh mảng này vì thị trường dược phẩm Việt Nam có tiềm năng rất lớn và Chính phủ Việt Nam đang mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài phân phối thuốc trong nước.

Trong khi đó, Lotus Group là một trong những công ty phân phối hàng đầu ở các nước Đông Nam Á với các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé, hàng tiêu dùng, sức khoẻ -sắc đẹp và thực phẩm Nhật Bản với quy mô doanh thu lên đến hàng chục triệu USD/năm.

Với mạng lưới phân phối rộng khắp, hiểu rõ sản phẩm Nhật Bản và thương hiệu có tên tuổi của Lotus Group, Matsumoto Kiyoshi sẽ dễ dàng đưa sản phẩm và thương hiệu của mình xâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn. Lotus Group cũng sẽ hỗ trợ tập đoàn này điều chỉnh mô hình kinh doanh để phù hợp hơn với thị hiếu của người Việt Nam chứ không hoàn toàn áp dụng 100% mô hình hiện tại ở Nhật Bản.

Mục tiêu của chuỗi bán lẻ này trong 3-4 năm tới sẽ mở được từ 10-15 cửa hàng ở Việt Nam và xa hơn nữa, mục tiêu trong dài hạn của doanh nghiệp là trở thành hệ thống bán lẻ dược, mỹ phẩm lớn nhất Việt Nam.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản cho biết, từ năm 2020, vải thiều của Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản.

Nguồn ảnh: VietNamNet

Sau 5 năm nỗ lực đàm phán, quả vải thiều của Việt Nam đã chính thức được phép xuất khẩu sang Nhật Bản. Vậy là vụ vải năm 2020, ngoài những thị trường truyền thống, vải thiều Việt Nam đã có thêm một thị trường mới, khó tính nhưng giàu tiềm năng.

Theo đó, Bộ Nông lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản (MAFF) vừa gửi thư cho Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam. Quy định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2019.

Các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bao gồm: quả vải thiều phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian hai giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.

Trả lời với truyền thông, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết, ngoài thị trường Trung Quốc, những năm gần đây quả vải thiều của Việt Nam xuất khẩu được sang rất nhiều nước như Lào, Campuchia, Thái Lan,... Đồng thời cũng mở cửa được nhiều thị trường khó tính khác như Mỹ, EU, Úc và bây giờ là Nhật Bản.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở xử lý, khẩn trương hoàn tất các công việc chuẩn bị, tìm kiếm đối tác nhập khẩu để sớm xuất khẩu lô quả vải thiều tươi đầu tiên sang Nhật Bản trong vụ vải năm 2020.

Năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều như tổ chức diễn đàn kinh tế sản xuất, tiêu thụ vải thiều và quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản năm 2019 tại TP. Bắc Giang.

Năm nay là năm đầu tiên Lục Ngạn triển khai thí điểm gần 20ha vải thiều sản xuất theo phương pháp hữu cơ, tạo ra sản phẩm sạch an toàn. Với việc áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến đã giúp trái vải Lục Ngạn có giá bán cao gấp từ 3-7 lần những năm trước.

Vải thiều Lục Ngạn đã được xuất khẩu đi 30 nước, chủ yếu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch (chiếm 90% tổng lượng xuất khẩu) và một số thị trường khó tính như EU, Nga, Mỹ, Canada…

Nguồn VTV/baochinhphu

Trong một báo cáo được công bố mới đây, World Bank (WB) nhận định, cho dù môi trường toàn cầu nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng…

Ảnh: Báo quốc tế.

Cụ thể, theo nhận định của WB cho dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sự vững vàng, nhờ vào tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu ở các ngành chế tạo và chế biến được duy trì tốt. Tăng trưởng sau khi chững lại vào quý II/2019 đã xoay chiều đi trong quý III/2019, nâng tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước lên gần 7% trong ba quý đầu năm 2019.

Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2019 ước đạt khoảng 6,8%, thuộc dạng cao nhất trên thế giới và rơi vào nhóm hai quốc gia đứng đầu ở khu vực Đông Á, thấp hơn Cam-pu-chia, nhưng cao hơn Trung Quốc.

Nguồn: WB.

Tốc độ tăng trưởng GDP vững vàng có được nhờ vào kết quả tốt ở các ngành công nghiệp (tăng 9,6% trong chín tháng đầu năm 2019), ngang bằng với xu hướng của năm 2015. Tăng trưởng cao ở các ngành chế tạo và chế biến, giúp bù đắp cho ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng chững lại do cắt giảm trong chương trình đầu tư của Chính phủ.

Trong khi đó, ngành nông, lâm, thủy sản gặp bất lợi về khí hậu, giá cả thế giới đi xuống, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nên chỉ tăng được 2% trong chín tháng đầu năm 2019. Ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khoảng 7,0%, nhờ nhu cầu trong nước tăng tương đối mạnh và quá trình đô thị hóa, cũng như kết quả tốt ở các ngành dịch vụ hiện đại như viễn thông, tài chính và giao thông vận tải.

Nhìn từ phía cầu, tốc độ tăng trưởng GDP được trợ lực bởi tăng trưởng tín dụng và nhu cầu trong nước của khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế đối ngoại vẫn là động lực truyền thống trong thập kỷ qua và vai trò đó lại được khẳng định trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, đóng góp đến gần 12 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP.

Đóng góp của tiêu dùng tư nhân là xu hướng mới xuất hiện trong vài năm qua do tầng lớp trung lưu trỗi dậy chiếm xấp xỉ 10% dân số. Theo ước tính, mỗi năm có thêm khoảng một triệu người dân gia nhập tầng lớp trung lưu, đẩy mạnh nhu cầu về hàng tiêu dùng và nhà ở. Nhờ thu nhập thực đang tăng lên và lạm phát ở mức thấp, doanh số bán lẻ tăng vững ở mức 11,8% theo giá hiện hành trong 10 tháng đầu năm 2019. Sức cầu như vậy một phần được đáp ứng bởi hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng lên (tăng bình quân 15% kể từ năm 2015). Đầu tư của khu vực tư nhân cũng tăng khoảng gần 17% trong ba quý đầu năm 2019 và cũng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao.

Nguồn: WB.

Ngược lại, đóng góp của khu vực công cho tăng trưởng GDP vẫn thấp do Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt từ năm 2015/2016. Mức chi (ròng) đang giảm do thu đạt kết quả cao hơn dự kiến và ngân sách đầu tư được triển khai chậm. Đóng góp của khu vực công ước chỉ đạt 0,4 điểm phần trăm GDP, thấp hơn ba lần so với 2016.

Tăng trưởng kinh tế vững vàng của Việt Nam tiếp tục tạo ra việc làm mới và giúp tăng lương theo giá so sánh. Thu nhập khả dụng thực của hộ gia đình đang hưởng lợi do lạm phát thấp, khu vực làm công ăn lương đang phát triển, và lương theo giá hiện hành tăng mạnh ở mức 13,1% (10,5% theo giá so sánh) trong chín tháng đầu năm 2019.

Nguồn: WB.

Lực lượng lao động tiếp tục thoát nông (giảm 1,6 triệu việc làm trong chín tháng đầu năm 2019) để chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ (tạo ra 2,5 triệu việc làm mới). Xu hướng chuyển dịch đó cũng góp phần nâng cao mức lương do người lao động chuyển từ các hoạt động năng suất thấp sang các hoạt động năng suất cao hơn. Mức lương tăng lên theo giá so sánh kết hợp với chuyển dịch sang công việc có năng suất cao hơn dẫn đến tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm. Tỷ lệ nghèo cùng cực hiện nay đã giảm xuống dưới 2% theo ước tính dựa trên chuẩn nghèo quốc tế (1,90 USD/ngày).

Như vậy, theo đánh giá của WB, sự vững vàng của nền kinh tế Việt Nam được thể hiện thông qua tăng trưởng GDP và các chỉ tiêu về lương, việc làm,... trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại. 

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao nhất năm 2019...

Ảnh: TL

Theo dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam công bố, Hàn Quốc đã đầu tư 7,92 tỷ USD (tương đương 9,2 nghìn tỷ won) vào quốc gia Đông Nam Á này từ đầu năm 2019 đến thời điểm 20/12/2019, chiếm 20,8% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay. Hồng Kông đứng ở vị trí thứ hai với giá trị đầu tư lên đến 7,87 tỷ USD.

Đáng chú ý, Nhật Bản chỉ xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách, giảm 3 bậc so với năm trước. Năm 2017, nước này đã đầu tư 9,1 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 đạt 38 tỷ USD.

Cũng theo dữ liệu trên, hơn 64% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc các ngành chế biến và sản xuất. Xét theo khu vực, Hà Nội đứng đầu danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với giá trị là 845 triệu USD.

"Phải khẳng định rằng Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới với tiềm năng tăng trưởng lớn", theo một nguồn tin của Korea Times. "Điều này đến từ việc Việt Nam có chi phí lao động rẻ và chính phủ nước này cung cấp một môi trường kinh doanh thân thiện nhờ các ưu đãi về thuế cho các công ty nước ngoài."

Samsung Electronics và LG Electronics - những tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử hàng đầu của Hàn Quốc - cũng đang vận hành các nhà máy tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang xem xét việc mở rộng các cơ sở sản xuất ở Việt Nam bằng cách di dời một số cơ sở từ Hàn Quốc và các quốc gia khác về đây.

Nhà máy LG ở Việt Nam

Nhà máy LG ở Việt Nam.

Chẳng hạn, LG Electronics đã chuyển nhà máy sản xuất điện thoại thông minh từ Pyeongtaek - tỉnh Gyeonggi đến Việt Nam vào năm 2018, nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận.

Nguồn tin của Korea Times cũng cho biết thêm rằng: "Chi phí lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Hàn Quốc. Trung Quốc từng là nơi sản xuất hấp dẫn nhất trong quá khứ, nhưng trên thực tế trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu nổi lên như một công xưởng sản xuất của các công ty phần cứng toàn cầu, như Samsung và LG."

Bên cạnh lĩnh vực phần cứng, ngày càng có nhiều công ty tài chính Hàn Quốc đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á đầy hứa hẹn này. Các công ty cho vay và các công ty tài chính trong nước, như Shinhan và KB, cũng đang trên đà nhanh chóng mở rộng vị thế của mình ở Việt Nam vì thị trường tài chính ở Hàn Quốc đang trở nên bão hòa.

Nguồn Korea Times

 

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại trong quý IV năm 2019. Tuy nhiên, đây là năm thứ hai liên tiếp GDP cả nước đạt trên 7% kể từ năm 2011.

VietnamPlus.vn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,02%, cao hơn mục tiêu 6,8% của chính phủ đề ra. 

Cơ quan này nhận định, tuy mức tăng trưởng kinh tế năm 2019 thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng con số này vẫn cao hơn kết quả các năm 2011-2017.

Con số này cao hơn dự báo của Ngân hàng Thế giới và  Ngân hàng Phát triển châu Á đưa ra gần đây. Các tổ chức này nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay chỉ ở mức 6,7-6,8%.

Tính riêng quý IV năm 2019, GDP của cả nước tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 7,48% của quý trước đó. 

Hãng tin Bloomberg nhận định, nhu cầu toàn cầu suy yếu và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến tốc độ tăng trưởng GDP Quý IV của Việt Nam chậm lại. 

Bên cạnh đó, Bloomberg cũng đưa ra một số số liệu chính về kinh tế Việt Nam năm 2019 dựa trên dữ liệu của Tổng cục Thống kê như sau:

Xuất khẩu trong tháng 12 tăng 10,1% so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu tăng 11%. Tính chung cả năm, xuất khẩu tăng 8,1% và nhập khẩu tăng 7% so với năm trước.

So với quý III/2019, xuất khẩu giảm 4,6% trong quý IV/2019, từ đó làm GDP trong quý giảm theo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương đảm bảo có đủ vốn ngân sách cho nền kinh tế, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020

Worlb Bank nhận định rằng “Tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể làm suy yếu đà xuất khẩu Việt Nam trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu thông qua các kênh thương mại và đầu tư”.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,23% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giới hạn lạm phát trung bình ở mức 4% trong năm 2019.

Chỉ số sản xuất năm 2019 của Việt Nam tăng 11,3%Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 tăng 7,2%, trong đó vốn đầu tư giải ngân tăng 6,7%

Hai vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong năm tới đó là Việt Nam sẽ giải quyết các vấn đề về giới hạn năng lực sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phát triển như thế nào? và liệu Mỹ có xem xét kỹ lưỡng hơn về sự mất cân bằng thương mại rất lớn và ngày càng tăng với Việt Nam hay không?, Bloomberg dẫn lời ông Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược của ngân hàng Mizuho Bank.  

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Trong năm 2019, xuất siêu của Việt Nam đạt mức kỷ lục 4 năm qua với giá trị 9,9 tỷ USD, vượt chỉ tiêu mà Bộ Công Thương đề ra đầu năm...

Ảnh: TL

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa mới công bố ngày 27/12, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực xuất khẩu.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2019 ước tính đạt 21,8 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước. Trong quý IV/2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 68,8 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 4,6% so với quý III năm nay. Chính sự sụt giảm trong xuất khẩu trong quý IV/2019 đã kéo Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý xuống còn 6,97%, thấp hơn mức 7,48% của quý III/2019.

Tính chung cả năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 263,45 tỷ USD, vượt qua mục tiêu Bộ Công Thương đề ra (261 - 262 tỷ USD) hồi đầu năm, tăng 8,1% so với năm trước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước là 17,7% đạt giá trị 82,1 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là tăng trưởng 4,3%, đạt mức 181,35 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2019 của Việt Nam ước tính đạt 253,51 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 của Việt Nam ước đạt 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu. Đáng chú ý, trong năm 2019, Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc 33,8 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm trước.

Đối với xuất, nhập khẩu dịch vụ, trong năm 2019, xuất khẩu dịch vụ ước tính tăng 12,6% so với năm trước, đạt mức 16,6 tỷ USD, trong đó dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất, 71,1% và dịch vụ vận tải chiếm 17,7%. Cũng trong năm nay, Việt Nam nhập siêu dịch vụ với 2,5 tỷ USD, bằng 14,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Năm 2019, lượng kiều hối đổ vào Việt Nam sẽ đạt 16,7 tỷ USD, nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.

[Infographics] Kiều hối về Việt Nam tăng mạnh - Ảnh 1

Theo TTXVN

战略伙伴关系