Thông cáo báo chí

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

Thông qua các kỹ thuật lừa đảo và thâm nhập máy tính, nhóm hacker này đã ăn trộm hàng chục triệu số thẻ tín dụng từ hàng nghìn điểm bán hàng trên khắp thế giới, rút đi hàng tỷ USD của các công ty nạn nhân.

Theo một người ước tính, nhóm hacker Fin7 đã rút ruột ít nhất hơn 1 tỷ USD từ các công ty trên khắp thế giới. Riêng ở Mỹ, nhóm Fin7 đã ăn trộm hơn 15 triệu số thẻ tín dụng từ hơn 3.600 địa điểm kinh doanh. Vào thứ Tư tuần trước, bộ Tư pháp tiết lộ rằng họ đã bắt được 3 nghi phạm của nhóm này – và quan trọng hơn, là nắm được chi tiết về cách thức hoạt động của nhóm.

Bản cáo trạng cáo buộc rằng 3 công dân Ukraina là thành viên của nhóm Fin7 – bao gồm Dmytro Fedorov, Fedir Hladyr, và Andrii Kopakov – đã góp phần làm nên một trong các tổ chức hacker tài chính tinh vi và hung hãn nhất trên thế giới. Mỗi người đều bị buộc tội với 26 trọng tội, từ âm mưu cho tới gian lận, thâm nhập máy tính, và ăn trộm danh tính.

photo 1 15336938693861823602031

Ba người trên đều bị cáo buộc có các vai trò quan trọng trong Fin7: Hladyr là người quản trị hệ thống, còn Fedorov và Kopakov là giám sát viên của các nhóm hacker. Cho dù nhóm Fin7 vẫn tiếp tục hoạt động sau khi ba người này bị tống giam, giữ vụ bắt giữ vẫn đánh dấu chiến thắng đầu tiên của lực lượng thực thi pháp luật trước đế chế tội phạm mạng này.

Chưởng lý Mỹ Annette Hayes cho biết tại buổi họp báo rằng: "Cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục. Chúng tôi không ảo tưởng rằng mình đã hạ gục nhóm này. Nhưng chúng tôi đã tạo ra một tác động đáng kể. Các hacker này nghĩ rằng chúng có thể ẩn giấu phía sau bàn phím ở những nơi xa xôi, và chúng có thể thoát khỏi cánh tay của luật pháp nước Mỹ. Tôi ở đây để nói với bạn, và tôi nghĩ thông báo này đã làm rõ rằng, chúng không thể làm như vậy."

Cùng với thông báo của Bộ Tư pháp, một báo cáo mới từ hãng bảo mật FireEye cũng cho thấy một cái nhìn chưa từng thấy vào cách thức và mức độ hoạt động của Fin7. "Chúng dùng đến rất nhiều kỹ thuật thường thấy có liên quan đến các cuộc tấn công do chính phủ bảo trợ vào lĩnh vực tấn công tài chính." Barry Vengerik, nhà phân tích nguy cơ tại FireEye cho biết. "Chúng đang áp dụng với một mức độ tinh vi mà chúng ta không thường thấy trong các cuộc tấn công có động cơ tài chính."

Lừa đảo Phishing

Vào khoảng ngày 27 tháng Ba năm ngoái, một nhân viện tại Red Robin Gourmet Burgers and Brews nhận được một email từ Email住址會使用灌水程式保護機制。你需要啟動Javascript才能觀看它. Email phàn nàn về một trải nghiệm khách hàng, và nó yêu cầu người nhận mở phần file đính kèm để biết chi tiết. Người nhân viên đã làm theo chỉ dẫn.

photo 1 1533693881762243427124

Trong vòng vài ngày, Fin7 đã dựng được sơ đồ mạng nội bộ của Red Robin. Trong vòng một tuần, nhóm đã chiếm được username và mật khẩu của phần mềm quản lý điểm bán hàng (PoS) của nhà hàng. Theo Bộ tư pháp Mỹ, trong vòng 2 tuần, một thành viên Fin7 bị cáo buộc đã tải lên một file chứa hàng trăm username và mật khẩu của 798 địa điểm của Red Robin, bên cạnh đó là "thông tin mạng lưới, các cuộc gọi điện thoại, và địa điểm các bảng báo động trong nhà hàng."

Bản cáo trạng cho Fin7 còn cáo buộc 9 lần phạm tội khác ngoài Red Robin, và chúng đều theo cùng một kịch bản. Bắt đầu với một email tìm hiểu tưởng chừng như vô hại: một yêu cầu đặt phòng gửi đến khách sạn, hay đơn đặt hàng gửi đến một công ty. Nó thậm chí còn không có file đính kèm. Chỉ cần đủ tò mò để kích thích ai đó mở email.

Sau đó, có thể sau vài email trao đổi qua lại, nhóm hacker sẽ gửi yêu cầu qua email: Hãy xem file Word đính kèm ở dưới, nó có mọi thông tin thích hợp. Và nếu bạn không mở nó – hay thậm chí trước khi bạn nhận được nó – ai đó sẽ gọi cho bạn để nhắc nhở về nó.

Khi mục tiêu click vào file đính kèm, họ sẽ tải xuống máy tính của mình một malware. Cụ thể hơn, Fin7 tấn công họ bằng một phiên bản được chỉnh sửa của Carbanak, vốn từng xuất hiện trước đây trong một loạt cuộc tấn công nhắm vào ngân hàng.

photo 1 15336938623221169610519

Theo cáo trạng, các hacker sẽ đưa máy tính bị xâm phạm vào trong một mạng botnet, và thông qua trung tâm điều khiển, chúng sẽ giải mã các tập tin, xâm nhập các máy tính khác trong cùng mạng lưới, hoặc thậm chí chụp ảnh màn hình của máy trạm để ăn trộm thông tin xác thực cũng như các thông tin giá trị khác.

Phần lớn trong số chúng là dữ liệu thẻ thanh toán, thường có được bằng cách xâm nhập vào phần cứng của máy quẹt thẻ tại các công ty như Chipotle, Chili’s, và Arby’s. Nhóm này bị cáo buộc đã ăn trộm hàng triệu số thẻ thanh toán và sau đó mang bán chúng trên các trang web chợ đen như Joker’s Stash.

"Nếu so về quy mô, số lượng các tổ chức nạn nhân bị ảnh hưởng mà chúng tôi từng làm việc trước đây, đây chắc chắn là con số lớn nhất." Ông Vengerik cho biết. Nhưng ấn tượng hơn cả là mức độ tinh vi của tổ chức này.

Mức độ tổ chức vượt xa các nhóm hacker thông thường

Các chi tiết đáng kinh ngạc nhất trong bản cáo trạng hôm thứ tư vừa qua, không chỉ xoay quanh kết quả các cuộc tấn công liên tục của Fin7, mà còn đáng kinh ngạc hơn là việc che giấu và duy trì hoạt động trong thời gian dài của nhóm.

photo 1 1533693863992966413546

"Fin7 sử dụng một công ty bình phong, có tên Combi Security, có trụ sở tại Nga và Israel, để tạo ra vỏ bọc hợp pháp và tuyển dụng các hacker tham gia vào công ty tội phạm này." Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết. "Trớ trêu thay, hàng loạt nạn nhân là các công ty Mỹ được liệt kê trên website của công ty giả này như các khách hàng của nó."

Tuy nhiên, theo một phiên bản lưu trữ của website này, hiện tại trang web đó đã được rao bán ít nhất từ tháng 3 năm nay.

Bản cáo trạng cũng chỉ ra cấu trúc và hoạt động của Win 7. Các thành viên thường liên lạc thông qua máy chủ riêng tư HipChat, và một số phòng chat riêng tư của HipChat. Tại đây chúng có thể "hợp tác về malware và xâm nhập vào công ty nạn nhân," cũng như chia sẻ dữ liệu thẻ thanh toán. Chúng còn bị cáo buộc sử dụng một chương trình của Atlassian, Jira, cho các mục đích quản trị dự án, theo dõi các chi tiết của việc xâm nhập, lập bản đồ mạng lưới và ăn trộm dữ liệu.

Trong khi vẫn chưa rõ có bao nhiêu người là nạn nhân của Fin7, bản cáo trạng tuyên bố "hàng chục thành viên với các kỹ năng đa dạng" – năng lực của tổ chức này cho thấy sư tương đương hoặc thậm chí vượt qua các công ty xa khác.

photo 2 1533693863995261410096

"Chúng tôi đã tích cực ứng phó với các cuộc xâm nhập vào mạng lưới và điều tra hoạt động trong quá khứ, cùng lúc đó chúng tôi thấy chúng đang phát triển những hành vi mới." Ông Nick Carr, quản lý cấp cao tại FireEye cho biết. "Để phát minh ra các kỹ thuật của riêng mình, nó phải ở một cấp độ cao hơn."

Các kỹ thuật đó bao gồm một dạng mới của việc che giấu dòng lệnh, cho đến một phương pháp mới để duy trì truy cập. Trên hết, Fin7 dường như có khả năng thay đổi phương pháp của mình hàng ngày – và luân phiên các mục tiêu của nó vào các thời điểm thích hợp, chuyển từ ngân hàng sang khách sạn hoặc nhà hàng. Cáo trạng của Bộ Tư pháp cho biết gần đây các tin tặc nhắm đến nhân viên các công ty xử lý hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch, một nơi có thể tiếp cận được các thông tin quan trọng về chuyển động của thị trường.

FireEye cũng cho biết họ nhận thấy nhóm này dường như đang chuyển trọng tâm của mình sang các tổ chức tài chính tại châu Âu và Trung Á. Hoặc cũng có thể đây là một nhóm tách riêng ra và sử dụng các kỹ thuật tương tự. Bất chấp sự chú ý từ Bộ Tư pháp, cho đến nay, đó là tất cả các thông tin về chúng.

Ba vụ bắt giữ trên sẽ không ngăn chặn được hoạt động của nhóm hacker tinh vi này. Nhưng việc có một cái nhìn sâu hơn về các kỹ thuật của nhóm này ít nhất cũng có thể giúp các nạn nhân tương lai chuẩn bị đối đầu với Fin7 trước khi đợt tấn công tiếp theo của nó bắt đầu.

Theo Trí Thức Trẻ

Việt Nam đang có lợi thế lớn trong điện gió, điện mặt trời, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh đến năm 2020.

Trong bối cảnh hiện nay, để theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới và trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào năm 2020, việc lựa chọn và hướng tới xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam là cần thiết. Với lợi thế rất lớn về phát triển điện gió, điện mặt trời,.

photo 1 15336077480451952944753

Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế xanh đến năm 2020

"Quan trọng nhất là mình phải xác định được vai trò của vốn tự nhiên đối với sự thịnh vượng và phát triển bền vững của nước mình. Nguồn vốn tự nhiên rất quan trọng, đáng lẽ ngày càng được duy trì phát triển, có điều kiện phát triển tốt hơn thì mình lại đang lấy vào nó, làm cho nguồn vốn ngày càng mất đi. Nói một cách đơn giản là chúng ta đang ăn vào vốn tự nhiên thì tương lai sẽ không bền vững", ông Tài nhấn mạnh./.

Theo Quang Huy (VOV)

photo1533519933071 15335199330711031397623

Vị trí số 1 của gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald's đến từ một triết lý duy nhất: Chia sẻ miếng bánh lợi nhuận để cùng gặt hái thành công.

 

Kiềng 3 chân

Chỉ vài tháng trước, hãng nghiên cứu nổi tiếng Gartner đã chính thức vinh danh McDonald's trở thành "bậc thầy" chuỗi cung ứng, sánh vai cùng với 3 tên tuổi lừng lẫy khác là Apple, P&G và Amazon.

photo 1 1533519543579895236244

Đặc biệt hơn khi McDonald's là chuỗi thức ăn nhanh duy nhất nằm trong bảng xếp hạng danh giá này. Với bản chất phức tạp, quy định nghiêm ngặt và thị trường cạnh tranh gay gắt, McDonald's đã làm gì để trở thành cái tên duy nhất được vinh danh?

Theo chính McDonald’s, lý do thành công của hãng là đến từ một "hệ thống" mà ở đó mọi bên đều có lợi. Luôn mở rộng miếng bánh doanh thu và luôn chia sẻ miếng bánh lợi nhuận là động lực lớn nhất đằng sau sự phát triển của McDonald’s.

Được phát triển bởi nhà sáng lập Ray Kroc, "hệ thống Kiềng 3 chân" luôn hướng tới việc cung cấp vị thế "người được lợi" cho ba bên: Nhân viên McDonald’s, Chủ sở hữu cửa hàng McDonald’s nhượng quyền và các đối tác trong Chuỗi cung ứng của McDonald’s.

Kroc tin rằng sự thành công của các bên tham gia sẽ chuyển hóa thành sự thành công của cả tập đoàn McDonald’s.

5 nguyên tắc vàng của McDonald’s

Nguyên tắc 1: Đường dài mới biết ngựa hay

photo 2 1533519543583180014114

Thay vì lợi dụng "tiếng tăm" của mình để liên tục tìm đối tác có mức phí thấp nhất, McDonald’s luôn đặt tiêu chí phát triển lâu dài lên đầu để lựa chọn "bạn đồng hành".

Không những thế, McDonald’s còn ưu tiên làm việc với các đối tác sẵn có để thúc đẩy họ liên tục phát triển và đáp ứng các tiêu chí ngày càng nâng cao.

Từ nguyên tắc bất thành văn này, nhà cung cấp luôn tin tưởng vào việc hợp tác với McDonald’s vì đối tác của mình sẽ không chạy đua giảm giá với đối thủ và chèn ép lại "người nhà". Song song đó, McDonald’s cũng rất tự tin vào nỗ lực hợp tác và luôn hướng tới thành công chung của những nhà cung cấp.

Nguyên tắc 2: Kiểm soát kết quả, chứ không kiểm soát quá trình

photo 3 15335195435871279276751

Đối với các nhà cung ứng, nhà sáng lập Kroc đã đưa ra bảng tiêu chí QSC&V (Chất lượng, Dịch vụ, Sạch sẽ & Giá trị). Nhưng quan trọng là, tiêu chí chỉ là để đánh giá, các đối tác có toàn quyền quản lý và vận hành để đạt được những kết quả kia.

Các nhà cung cấp nhận định rằng McDonald’s hiểu rất rõ bản chất việc làm của họ, nhưng tập đoàn này lại hoàn toàn không "nhúng tay" vào. Một đối tác đã nói: "McDonald’s đã tạo ra một hệ thống khuyến thích mọi bên cùng hợp tác để đạt được mục tiêu. McDonald’s dường như "sống" chung với các đối tác của mình để giúp họ thành công. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là điều ít ai có thể làm được."

Và vì McDonald’s không kiểm soát quá trình – các đối tác có thể "tự do" phát triển để trở nên tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn … Những sáng tạo nhằm giảm chi phí, tăng mức độ dịch vụ khách hàng, hoặc thậm chí là chế tạo sản phẩm mới luôn được McDonald’s nhiệt liệt chào đón.

Nguyên tắc 3: Đối tác cũng có tiếng nói

Đối với McDonald’s, các nhà cung ứng và đối tác luôn là trọng tâm trong mỗi chiến lược và kế hoạch phát triển.

Nguyên tắc này ngay lập tức mở ra một lợi thế lớn cho các đối tác McDonald’s, khi họ hoàn toàn có thể đưa ra các ý kiến để thay đổi Chuỗi cung ứng của cả tập đoàn sao cho phù hợp với khả năng và thế mạnh của mình.

Nguyên tắc 4: Giảm giá chỉ là nhất thời, giảm chi phí mới là mãi mãi

photo 4 15335195435891428693780

Mô hình thiết lập giá của McDonald’s đặc biệt ở chỗ mọi bên tham gia đều sẽ đảm bảo được lợi nhuận. Tương lai tài chính được đảm bảo của các đối tác sẽ là những viên gạch vững chắc cho tương lai của McDonald’s.

Chẳng hạn đối với các gã khổng lồ chuyên "chèn ép", đối tác khi không còn lợi nhuận sẽ liên tục "sáng tạo" ra nhiều cách tiết kiệm, qua đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng thành phẩm cuối cùng, một điều cực kỳ nguy hiểm đối với chuỗi thực phẩm như McDonald’s.

Nguyên tắc 5: Tạo điều kiện để "cấp dưới" giải quyết vấn đề

Ed Sanchez, CEO của tập đoàn Lopez Foods, giải thích về nguyên tắc này: "Thế mạnh lớn nhất của McDonald’s chính là khả năng xử lý vấn đề của nhân viên. Tất cả công việc đều được giải quyết ở cấp độ thấp nhất có thể."

Sanchez nói thêm: "Khi làm việc ở một tập đoàn khác, chỉ có vấn đề thiếu 1 chiếc xe tải để vận chuyển thôi mà nó đã được đưa tới tận CEO để xin ý kiến. Trong khi ở McDonald’s, các nhà quản lý sẽ không bao giờ phải tốn thời gian giải quyết những vấn đề này. Nhân viên có khả năng sẽ ra sức giải quyết vấn đề một cách triệt để, CEO không phải là người giải quyết việc nhỏ nhặt."

Hợp tác cùng xây dựng Chuỗi cung ứng

photo 5 1533519543594798571912

Rất nhiều đối tác đã giữ mối quan hệ với McDonald's trong suốt nhiều thập kỷ, thậm chí một số vẫn còn hợp tác kể từ khi nhà sáng lập Kroc đích thân bắt tay họ.

Chẳng hạn như nhà cung cấp khăn giấy Martin-Brower LLC, công ty này đã làm việc với McDonald’s từ tận… năm 1956! Đối tác này tự hào là người cung cấp sản phẩm cho cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại Illinois, và cho đến nay đã mở rộng mạng lới lên tới 15.000 địa điểm khắp Bắc Mỹ.

Trích quyển "Behind the Golden Arches": "Tastee-Freez bán tủ đông cho đối tác nhượng quyền. Dairy Queen "xén" 45 xu trong mỗi 1,4 USD nguyên liệu. Chicken Delight buộc đối tác phải mua lò nướng của hãng. General Equipment cung cấp máy làm nước ép, nồi đun, và hầu hết dụng cụ bếp cho các cửa hàng nhượng quyền Burger Chef."

Nhà sáng lập Kroc cho rằng đó là một cách kinh doanh "thiển cận", đối với ông, thành công chỉ được minh chứng qua thời gian dài. Và đối tác nhượng quyền phải được toàn quyền hoạt động miễn sao đảm bảo chất lượng và dịch vụ ở mức cao nhất.

Và để quá trình "chế tạo" kiềng ba chân được đảm bảo, McDonald's luôn theo dõi mọi số liệu diễn ra và chia sẻ với các đối tác trên khắp thế giới, từ doanh số từng sản phẩm, mức độ tồn kho, dự báo cung cầu, …

Mối quan hệ "sát sao" này đã giúp McDonald's vượt qua bao hiểm họa có thể đưa công ty đến bờ vực phá sản. Từ dịch cúm gia cầm gây ảnh hưởng tới 40 triệu gà đẻ trứng khắp nước Mỹ trong năm 2015. Bằng sự hợp tác nhanh chóng với các đối tác cung cấp, McDonald's nhanh chóng thu gom được một lượng trứng sạch khổng lồ với chất lượng cao và giá thành thấp nhất thị trường, trong khi các đối thủ trong ngành phải chật vật dẫn đến thua lỗ nhiều năm liền.

Hoặc như cáo buộc sử dụng thịt ngựa vào năm 2013 tại Châu Âu, McDonald’s nhanh chóng làm việc với đối tác cung cấp thịt để đưa ra một loạt tài liệu minh chứng cho nguồn gốc thực phẩm.

Kết quả

photo 6 15335195435991548527981
 

Tờ USA Today nhận định rằng thực phẩm tại McDonald’s có mức độ an toàn gấp 10 lần các bữa ăn học đường tại Mỹ. Hiệp hội Nông sản Hoa Kỳ còn công nhận McDonald’s là chuỗi thức ăn nhanh có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm số một tại nước Mỹ.

Chiến lược "kiềng 3 chân" đã đem về thành công vang dội khắp thế giới, trải dài khắp 100 nước với hơn 35.000 địa điểm, McDonald’s không chỉ trở thành một tên tuổi hàng đầu thế giới, mà còn tạo nên một tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và một tấm gương hợp tác "kinh điển" cho mọi mô hình kinh doanh.

Theo Lê Thanh Sang (Trí Thức Trẻ)

Hình thành các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy thành phố Hà Nội, Tp.HCM, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ là hạt nhân...

15211709066071845643986 0 0 575 1024 crop 1521170911944723091213 15320544944441655347743 0 0 399 710 crop 1532054531062914521535 1533251132893861566546 0 0 399 710 cr

Trước mắt sẽ hỗ trợ tối thiểu 3 khu đô thị mới được đầu tư xây dựng áp dụng thí điểm các giải pháp đô thị thông minh.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030

Theo đó, Đề án phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và đô thị.

Trong đó, thực hiện rà soát, xây dựng khung pháp lý chung về phát triển đô thị thông minh bền vững, ban hành các cơ chế chính sách áp dụng cho các khu vực triển khai thí điểm; xây dựng và thí điểm triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng trên nền tảng GIS và các cơ sở dữ liệu khác.

Xây dựng mô hình phù hợp trong quản lý dân cư, giao thông, đất đai và đầu tư xây dựng tại các khu vực đô thị thực hiện thí điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị quốc gia giai đoạn 1; hỗ trợ tối thiểu 3 khu đô thị mới được đầu tư xây dựng áp dụng thí điểm các giải pháp đô thị thông minh.

Đến năm 2025 thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển đô thị thông minh. Trong đó, tiến hành xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định quy phạm pháp luật trên cơ sở sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm; triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

Công bố các tiêu chuẩn quốc gia ưu tiên phục vụ cho việc triển khai xây dựng thí điểm các đô thị thông minh, ưu tiên cho các lĩnh vực quản lý đô thị, chiếu sáng, giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, lưới điện, hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai và hệ thống hạ tầng ICT; phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS tại các đô thị thí điểm giai đoạn; thí điểm áp dụng cơ chế cấp chứng nhận khu đô thị mới thông minh...

Định hướng đến năm 2030, hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa. 

Cụ thể, hình thành các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long, lấy thành phố Hà Nội, Tp.HCM, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ là hạt nhân, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh.

Theo Bảo Anh (VnEcoonomy)

photo1533218774051 15332187740511248491027

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh

đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là nội dung được đề cập tại Hội nghị thẩm định Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 (QHVT Bắc Ninh) do Thứ trướng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh chủ trì ngày 2/8, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thành cùng tham dự Hội nghị.

Đô thị phát triển nhanh hơn so với quy hoạch được duyệt

Bắc Ninh gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Diện tích tự nhiên khoảng 822,7km2, dân số khoảng 1,3 triệu người.

Báo cáo tại Hội nghị, tư vấn đồ án – Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (VIUP) cho biết: Việc điều chỉnh QHVT Bắc Ninh là rất cần thiết bởi sau 5 năm triển khai QHVT Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt năm 2013, Bắc Ninh đã phát triển kinh tế, dân số, lao động tăng cao hơn nhiều so với dự báo. Nhiều nhà đầu tư lớn đề xuất dự án mới có quy mô lớn, phát triển đô thị nhanh hơn so với quy hoạch được duyệt.

Hơn nữa, việc điều chỉnh QHVT Bắc Ninh còn nhằm cụ thể hóa đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016. Theo đó, Bắc Ninh cùng với Hà Nội và Vĩnh Phúc sẽ là các cực tam giác tăng trưởng, giữ vai trò hạt nhân của vùng Thủ đô.

Đồng thời, việc điều chỉnh QHVT Bắc Ninh còn là nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022. Đồ án Điều chỉnh QHVT Bắc Ninh sẽ cập nhật nội dung quy hoạch phù hợp với các tiêu chí xây dựng đô thị loại I trực thuộc Trung ương; đề xuất các giải pháp và lộ trình phát triển đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp…

Điều chỉnh QHVT Bắc Ninh sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, lập điều chỉnh quy hoạch chung và định hướng cho điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ.

Hình thành 5 trục phát triển

Theo đồ án điều chỉnh QHVT Bắc Ninh, cấu trúc đô thị được định hướng là “Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn”, gồm đô thị trung tâm Bắc Ninh, đô thị vệ tinh – xã Thuận Thành, cùng 2 vùng dân cư nông thôn là Gia Bình, Lương Tài.

Cấu trúc không gian được kết hợp giữ cấu trúc mạng hướng tâm và cấu trúc hành lang phát triển. QHVT Bắc Ninh sẽ hình thành 5 trục phát triển. Thứ nhất là trúc phát triển đô thị, dịch vụ dọc QL1, nối Từ Sơn – Tiên Sơn – Bắc Ninh, kết hợp với trục phát triển đô thị Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang.

Thứ hai là trục phát triển đô thị công nghiệp dọc QL18, nối Yên Phong – Bắc Ninh – Quế Võ, xây dựng các đô thị công nghiệp hoàn chỉnh, bổ sung cơ sở hạ tầng xây dựng, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp.

Thứ ba là trục phát triển đô thị, dịch vụ dọc QL38, vành đai 04, TP Bắc Ninh, Thuận Thành. Thứ tư là trục phát triển đô thị, dịch vụ dọc hành lang sông Đuống. Thứ năm là trục phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp sinh thái công nghệ cao dọc QL17, nối Quế Võ – Gia Bình – Thuận Thành.

Khu vực Bắc sông Đuống là vùng nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương (đô thị trung tâm) với chức năng là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ. Trung tâm khu vực là TP Bắc Ninh.

Khu vực Nam sông Đuống là vùng ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương, gồm huyện Thuận Thành với chức năng vùng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp; huyện Gia Bình với chức năng là vùng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ; huyện Lương Tài với chức năng là vùng nông nghiệp – công nghiệp- dịch vụ. Trung tâm khu vực là huyện Thuận Thành.

Cũng theo quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2035 gồm 7 đô thị, trong đó đô thị trung tâm Bắc Ninh là đô thị loại I. 6 đô thị còn là gồm các khu vực Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài.

Các khu chức năng cấp vùng tỉnh, gồm khu đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ I (làng Đại học I), khu vực du lịch văn hóa và sinh thái núi Dạm tại TP Bắc Ninh; Làng Đại học II, Khu đô thị du lịch Phật tích tại huyện Tiên Du; Khu liên hiệp thể thao Bắc Ninh tại huyện Tiên Du và Quế Võ; Khu đô thị sinh thái, văn hóa nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí địa bàn huyện Tiên Sơn, thị xã Từ Sơn; Sân gofl quốc tế, khu tổ hợp đô thị, du lịch, văn hóa, vui chơi, giải trí tại huyện Thuận Thành.

photo 1 1533218756311439930413

Đặc biệt, Bắc Ninh phát triển vành đai xanh “Du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống, trong đó sông Đuống làm trung tâm. Cụm di tích Thuận Thành, Phật tích, Gia Bình làm hạt nhân với các chức năng vành đai xanh, cân bằng sinh thái, vùng cảnh quan, hành lang kết nối 2 khu vực Bắc và Nam sông Đuống.

Vành đai xanh “Du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống chính là “xương sống” của bộ khung bảo vệ thiên nhiên, vùng bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử, làng cổ, làng nghề truyền thống, vùng du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng.

 

Đồ án cũng đề cập các nội dung khác như hệ thống điểm dân cư nông thôn, các khu vực kiểm soát đặc biệt, hệ thống cơ sở sản xuất (gồm các khu công nghệ cao, Khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, hệ thống thương mại, dịch vụ và du lịch, nông thôn), hệ thống hạ tầng xã hội; định hướng quy hoạch sử dụng đất đai, định hướng hạ tầng kỹ thuật và xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư…

Cần chú trọng phát triển Bắc Ninh thành đô thị thông minh

Tại Hội nghị, các thành viên hội đồng thẩm định đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện đồ án. Theo đó, đồ án được đơn vị tư vấn thực hiện công phu, bài bản, có nhiều số liệu, nội dung có tính khả thi cao. Tuy nhiên, đồ án cần phân tích ưu, nhược điểm hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông; rà soát chỉ tiêu đất giao thông đô thị; chú ý hệ thống chiếu sáng đô thị; xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư; bổ sung nội dung xây dựng nông thôn mới, cụm công nghiệp làng nghề.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh trong việc chỉ đạo đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thành đồ án để trình thẩm định. Đơn vị tư vấn đã nghiêm túc triển khai đồ án, tuân thủ đúng theo nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy hoạch vùng có liên quan đến Bắc Ninh.

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh yêu cầu đơn vị tư vấn bổ sung đánh giá hiện trạng hạ tầng đô thị, giao thông, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, phát triển nông thôn mới; xác định lại định hướng phát triển không gian vùng, chú trọng phát triển Bắc Ninh thành đô thị thông minh, rà soát các dự báo về đô thị hóa, tăng dân số đảm bảo có cơ sở và bám sát thực tế hơn.

Sau cùng, Thứ trưởng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tư vấn tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia phản biện và thành viên Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng, sớm hoàn thiện báo cáo thuyết minh đồ án gửi lãnh đạo Bộ Xây dựng xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Quý Anh – Đình Hà (Xây dựng)

Nhiều chính sách mới quan trọng về kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2018...

baocaotaichinhxnvj 15330893728761503592888 0 119 804 1550 crop 1533089379951505671787

Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng; thay mức 1.417.000 đồng trước đây.

Tăng trợ cấp cho người có công, quy định chi phí hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp; trường mầm non quốc tế được nhận trẻ dưới 5 tuổi' thí điểm lập đội quản lý trật tự đô thị cấp quận huyện…là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2018.

Tăng trợ cấp cho người có công

Nghị định 99/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 27/8 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng; thay mức 1.417.000 đồng trước đây.

Như vậy, mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của mỗi liệt sỹ là 1.515.000 đồng. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1.270.000 đồng.

Bệnh binh được hưởng trợ cấp từ 1.581.000 đến 3.859.000 đồng, tùy mức suy giảm khả năng lao động. Riêng bệnh binh bị suy giảm từ 81% trở lên còn được hưởng thêm mức phụ cấp từ 760.000 đến 1.515.000 đồng/tháng.

Hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp đến 10 tỷ đồng

Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp quy định dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết (nhà xưởng, bến bãi…). Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.

Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng. Hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

Để được hưởng ưu đãi, các bên liên kết phải đảm bảo một số điều kiện như: phù hợp với quy hoạch; có giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm chất lương sản phẩm, an toàn thực phẩm; thời gian liên kết tối thiểu 3 năm hoặc 5 năm. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/8.

Thí điểm Đội Quản lý TTXD đô thị cấp quận, huyện

Quyết định 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng về thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã ở Hà Nội, có hiệu lực từ 10/8.

Quyết định nêu rõ Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã thuộc Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.

Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình; thực hiện nhiệm vụ thông báo, kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý.

Trẻ dưới 5 tuổi được học trường quốc tế

Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ 1/8. Theo đó, Nghị định bỏ quy định học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi không được học các chương trình đào tạo nước ngoài như trước đây.

Quy định mới chỉ yêu cầu số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.

Thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không quá 5 năm, kể từ ngày phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.

Phải khai báo y tế khi đưa hài cốt, thi thể qua biên giới

Đó là một trong những nội dung của Chính phủ ban hành Nghị định 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/6/2018, về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Nghị định yêu cầu thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới phải được khai báo y tế. Việc kiểm tra giấy tờ được thực hiện với tất cả các thi thể, hài cốt vận chuyển qua biên giới.

Các giấy tờ kiểm tra gồm: Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (kể cả tro cốt); giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát; giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam; giấy tờ chứng minh tử vong đối với thi thể, hài cốt.

Thời gian hoàn thành việc kiểm tra này là không quá 15 phút/thi thể, hài cốt. Riêng việc kiểm tra thực tế đối với thi thể, hài cốt, thời gian hoàn thành là không quá 1 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/8.

Tiêu chuẩn với viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 03/2018 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội có hiệu lực từ 1/8, quy định về tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, viên chức lĩnh vực này phải tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp...

Thông tư cũng yêu cầu viên chức phải công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực người học; có đủ sức khỏe và lý lịch rõ ràng.

Ngoài ra, một số chính sách, quy định mới điều chỉnh mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc, Biểu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xử phạt tôm bơm tạp chất…cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2018.

Theo Bảo Quyên (VnEconomy)

photo1533049749689 15330497496891036269209

Sau giao dịch ông Đặng Thành Tâm sở hữu hơn 29 triệu cổ phiếu.

Ông Đặng Thành Tâm vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo. Theo đó trong khoảng thời gian từ 28/6 đến 27/7/2018 ông Đặng Thành Tâm đã hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu ITA đăng ký trước đó, nâng lượng nắm giữ sau giao dịch lên hơn 29.06 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,1% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Tân Tạo.

Ông Đặng Thành Tâm là em trai bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT của Tân Tạo. Ngoài sở hữu cổ phiếu ITA, ông Đặng Thành Tâm còn là cổ đông lớn của Kinh Bắc (KBC), của Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC), của Saigontel (SGT). Trong đó ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT của Kinh Bắc (KBC) và của Saigontel (SQC).

Sau những ngày giảm sâu, hiện tại cổ phiếu ITA đang bắt đầu phục hồi và tăng lên mức 2.700 đồng/cổ phiếu.

Tân Tạo cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 với lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỷ đồng, gấp 22 lần cùng kỳ năm ngoái. Do quý 1 lỗ nên LNST 6 tháng đầu năm đạt 46,5 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái

q 15330498599353719514

Diễn biến giá cổ phiếu ITA trong 6 tháng gần đây.

 

Theo InfoNet

Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) CBTT về Báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất Quý 2/2018

photo1532907483497 15329074834971599455631

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng đến 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái...

Trong số gần 60.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, có gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26%) và gần 40.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể (tăng 45,6%).

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7/2018, cả nước có 11.262 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 122,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 0,2%.

Cũng trong tháng 7/2018, có gần 3.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 9% so với tháng trước; gần 8.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm 9% và hơn 1.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1%.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước có gần 76.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 771,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 7,4%.

Nếu tính cả 1.460,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2018 là 2.231,5 nghìn tỷ đồng.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, với 18.696 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng qua đã nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay lên gần 94,5 nghìn doanh nghiệp.

Theo lĩnh vực hoạt động, trong 7 tháng đầu năm 2018 có 25,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, chiếm 33,9% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, một số ngành khác có số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở mức cao là doanh nghiệp xây dựng (tăng 5,2%); doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (tăng 15,4%); doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 12,7%); doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (tăng 43,9%)...

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2018 lên đến gần 60.000 doanh nghiệp, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 26% và gần 40.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 45,6%.

 

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 7 tháng đầu năm 2018 là 7.714 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy (tăng 19,8%); công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 26,2%); xây dựng (tăng 6,9%).

Theo Duyên Duyên (Vneconomy)

photo1532594142454 15325941424561396828003

Kết quả khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp Singapore cho thấy Việt Nam là 1 trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp nước này. Tính đến tháng 10/2017, Singapore đầu tư hơn 30 tỷ USD vào Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

‎Một nghiên cứu từ HSBC chỉ ra rằng tổng đầu tư từ các doanh nghiệp tại Singapore vào thị trường ASEAN đến năm 2020 được kỳ vọng sẽ tăng, trong đó Việt Nam là một trong 3 thị trường chính.

Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn, 76% cho rằng họ đã hoạt động tại thị trường Việt Nam (là tỉ lệ cao chỉ đứng sau Malaysia 87%, Indonesia 81% và Thái Lan 80%), và 30% kỳ vọng mở rộng hoạt động hơn nữa tại thị trường này trong hai năm tới (chỉ sau Indonesia và Malaysia).

Theo kết quả khảo sát, Nhu cầu tiêu dùng và môi trường đầu tư là 2 yếu tố chính thúc đẩy các kế hoạch mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Singapore.

Theo kết quả báo cáo, 81% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam đánh giá cao Nhu cầu khách hàng tiềm năng, 75% nhấn mạnh Tổng thể môi trường đầu tư và 63% đề cao Chi phí hoạt động kinh doanh.

2 lý do tiếp theo để Việt Nam hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Singapore là việc Dễ dàng xây dựng mối quan hệ đối tác và Luật đầu tư nước ngoài.

Năm 2016, Singapore mang lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao thứ ba, chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức 2,41 tỷ USD. Tính đến tháng 10 năm 2017, theo Cục Xúc Tiến Thương Mại Việt Nam, Singapore đầu tư hơn 41 tỷ đô la Singapore (tương đương 30 tỷ USD) vào Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đầu tư từ Singapore vào Việt Nam đến từ các doanh nghiệp bản địa cũng như từ nhiều công ty quốc tế. Trong số 37.400 doanh nghiệp quốc tế tại Singapore, có 7.000 công ty là công ty đa quốc gia và 60% có hoạt động trong khu vực.

Ông Winfield Wong, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam nhận định: "Trong khi các doanh nghiệp Singapore đánh giá cao đà tăng trưởng của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, báo cáo cho thấy nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này trước những tiềm năng kinh tế có được từ sự thay đổi nhân khẩu học."

"Ngoài lĩnh vực tiêu dùng, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam – vốn đã có thế mạnh – hiện đang phát triển ở một tầm cao hơn. Do đó, trong khi nhiều công ty đặt trụ sở và khối văn phòng hỗ trợ tại Singapore, nhiều hoạt động tạo ra lợi nhuận hiện đang được vận hành tại Việt Nam. Và xu hướng này được kỳ vọng phát triển hơn nữa khi thị trường Việt Nam ngày càng tăng trưởng về chuỗi giá trị và cung ứng."

Khảo sát do Liên đoàn Doanh nghiệp Singpore thực hiện theo ủy quyền của HSBC tìm hiểu về nhận định của 1.036 doanh nghiệp tại Singapore về kế hoạch của họ đối với việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

86% doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh thu hàng năm ở mức 100 triệu USD hoặc có ít hơn 200 nhân viên.

Theo Trí Thức Trẻ

战略伙伴关系