Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

SAIGONTEL CBTT báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất quý 1/2018 của SGT

Việt Nam được coi là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của châu Á nói chung và Singapore nói riêng.

Theo đó, dòng vốn đầu tư của Singapore sẽ hướng vào các lĩnh vực như điện tử dân dụng, may mặc, sản xuất, lương thực và đặc biệt là cung ứng các dịch vụ phụ trợ như tự động hóa sectors và logistics. Đây là những thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore được tổ chức mới đây, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore.

Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư Singapore đến Việt Nam kinh doanh và đầu tư trong thời gian tới.

Trái ngọt từ đầu tư cơ sở hạ tầng

Xu hướng đầu tư mới từ Singapore vào Việt Nam - Ảnh 1.

Dự án VSIP tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng - một trong chuỗi dự án minh chứng cho thành công của dòng vốn FDI Singapore vào Việt Nam.

Hiện nay, Singapore đang là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam, với 2015 dự án trị giá khoảng hơn 43 tỷ USD. Quy mô đầu tư trung bình của nhà đầu tư Singapore ở Việt Nam khoảng 23,6 triệu USD/dự án, lớn hơn nhiều so với mức trung bình của các dự án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay khoảng 14 triệu USD/dự án. Theo đó, những lĩnh vực mà nhà đầu tư Singapore chủ yếu tập trung vào đó là các lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, bất động sản, giáo dục, giải trí...

Nhận định về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, ông Douglas Foo, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Singapore cho biết: “Việt Nam hiện đang dần trở thành điểm đến cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại châu Á. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Singapore, nhất là đối với các ngành như điện tử dân dụng, may mặc, sản xuất lương thực, cung ứng các dịch vụ phụ trợ như tự động hóa sectors và logistics”.

Hiện nay, có nhiều công ty Singapore đã đầu tư vào các lĩnh vực như cảng biển, và logistics, các dự án nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp tại Việt Nam. Nhắc đến dòng vốn FDI từ Singapore trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là khu công nghiệp phải kể đến các khu công nghiệp như khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP).

Được biết, hiện nay đã có 8 dự án VSIP được đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trị giá khoảng 10 tỷ USD với 800 nhà đầu tư đến từ 30 nền kinh tế trên thế giới chỉ trong khoảng thời gian 20 năm. Điều này đã phần nào cho thấy thành công của các dự án VSIP nói riêng và của dòng vốn FDI Singapore đổ vào đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam nói chung.

Triển vọng dựa trên thế mạnh đầu tư

Lý giải một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công này, theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore Tào Thị Thanh Hương: "Lợi thế tiềm năng của Singapore tập trung vào 3 yếu tố đó là nguồn vốn dồi dào, phát triển công nghệ cao và hệ thống logistics".

Chính vì vậy, trong hoạt động thu hút FDI từ Singapore trong thời gian tới, Việt Nam khuyến khích Singapore tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực như: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các lĩnh vực khác như năng lượng, bao gồm khí hóa lỏng và năng lượng tái tạo, du lịch (bao gồm phát triển du lịch tàu biển, quản lý và quảng bá sản phẩm), cơ sở hạ tầng (bao gồm đường cao tốc và cảng biển), giải pháp đô thị, khoa học công nghệ, khu công nghệ cao, thành phố thông minh (trong các lĩnh vực về an ninh, an toàn công cộng, giao thông thông minh và cơ sở hạ tầng số) và nền kinh tế số (bao gồm liên kết giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp Singapore và Việt Nam).

Kỳ vọng về việc tăng cường vào những lĩnh vực đầu tư cụ thể trong thời gian tới, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia và Tài chính Lawrence Wong cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam – Singapore có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, dầu khí, xây dựng thành phố thông minh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Singapore cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế số, nhất là khi Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với dân số đông, người tiêu dùng trẻ và giỏi công nghệ. Môi trường như vậy sẽ thu hút được nhiều quỹ đầu tư vào các startup, trong đó có các nhà đầu tư của Singapore.

Được biết, đã có 16 thoả thuận hợp tác được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Singapore. Theo đó, những thoả thuận hợp tác này sẽ góp phần giúp Singgapore giữ vững vị thế là nhà đầu tư lớn số 3 trên tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam bằng hàng hoạt các dự án đầu tư mới hoặc thoả thuận hợp tác, đầu tư. Trong đó phải kể đến biên bản ghi nhớ triển khai các nội dung hợp tác giữa Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng với Liên đoàn sản xuất Singapore và Bản ghi nhớ đồng ý về mặt nguyên tắc cho nhóm các nhà đầu tư của Singapore do Công ty Sakae Corporate Advisory chủ trì hỗ trợ thành phố nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch khu vực Vịnh Đà Nẵng, nghiên cứu triển khai một số dự án đầu tư trong ngắn hạn và trung hạn tại Đà Nẵng.

Liên quan đến lĩnh vực hàng không, được biết Singapore cam kết đào tạo nhân viên hàng không dân dụng và hàng hải Việt Nam. Ngoài ra, dự kiến hai bên sẽ có đường bay thẳng từ Nha Trang tới Singapore trong thời gian tới.

Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Singapore tăng cường cơ hội hợp tác và đầu tư lẫn nhau trong thời gian tới.

Theo Ngọc Hà

Diễn đàn doanh nghiệp

"Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018-2020, ở mức 6,85%". Thông tin được TS. Vũ Viết Ngoạn - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Tổ tư vấn, chiều 20/4.

 

Chưa tăng thuế doanh nghiệp năm tới

Tại buổi làm việc, TS. Vũ Viết Ngoạn cho rằng nhân tố tạo động lực tăng trưởng thời gian qua là do công cuộc cải cách được tiến hành đồng bộ với những biện pháp quyết liệt, cụ thể, chỉ đạo đi liền với giám sát chặt chẽ đã cải thiện tích cực môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhiều chính sách cụ thể, thực chất coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, bước đầu đạt kết quả.

Chính sách kinh tế vĩ mô được điều hành linh hoạt và được phối hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những năm tới, động lực tăng trưởng hiện nay khó duy trì tính bền vững.

"Tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy tăng năng suất lao động nội ngành cần được coi là mệnh lệnh chính trị đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và tính bền vững của nền kinh tế, đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo", báo cáo của Tổ tư vấn nêu rõ.

Trên cơ sở các số liệu thống kê hiện có, Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2020 trên 3 kịch bản chính.

Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm; kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.

Cho rằng chủ nghĩa bảo hộ cùng xu hướng phản đối thương mại tự do đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây mà tiêu điểm là nguy cơ chiến tranh thương mại và tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Tổ tư vấn kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng kịch bản ứng phó các nguy cơ trên.

Tổ tư vấn cho rằng chính sách kinh tế năm 2018 và các năm tiếp theo cần tiếp tục ưu tiên mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đồng thời kiến nghị chưa tăng thuế đối với doanh nghiệp.

"Chủ quan thì dễ vấp ngã"

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, có nhiều ý kiến quan trọng đối với việc định hình một số khung chính sách mà Chính phủ sẽ xử lý thời gian tới. Trong đó, nhiều ý kiến đã báo động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những nguy cơ của nền kinh tế cũng như nêu ra nhiều vấn đề như bộ máy hành chính "trên nóng dưới lạnh", không đồng bộ, vấn đề nguồn nhân lực, năng suất lao động, kết hợp giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước…

"Thủ tướng lắng nghe tất cả ý kiến này và tiếp thu xác đáng các vấn đề đồng chí đặt ra, sẽ nghiên cứu để chỉ đạo cụ thể, kể cả trước mắt và lâu dài", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Nhấn mạnh sự lạc quan và khát vọng về sự phát triển, Thủ tướng cho rằng, chưa thể thỏa mãn trước kết quả bước đầu vừa qua trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động và tồn tại không ít bất cập của nền kinh tế trong nước. Theo Thủ tướng, đây là điều gây nhiều lo lắng, phải có biện pháp ứng phó, "chứ chỉ có khát vọng thì chưa đủ mà nếu chủ quan thì dễ vấp ngã".

Nhất trí với các ý kiến cho rằng phải phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng lưu ý, cần tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Năng lực sản xuất trong nước đã gia tăng, vấn đề đặt ra là cần tìm thị trường mới, tổ chức sản xuất trong nước. Phải chuyển hướng tăng trưởng theo hướng xanh, chất lượng.

Thủ tướng nhìn nhận, chính sách kích cung vẫn được đặt ra trong bối cảnh hiện nay, đồng thời với đó là đẩy mạnh giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.

Đặt vấn đề tìm động lực mới cho tăng trưởng, Thủ tướng nhất trí cho rằng động lực là tiếp tục đổi mới thể chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, nâng đỡ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.

"Chúng ta cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng mà chúng ta đã nói trong báo cáo và các ý kiến phát biểu như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp xuất khẩu", Thủ tướng nói.

Theo Bảo Quyên

Vneconomy

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm ước tính đạt 5,1 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4 ước tính đạt 21.625 tỉ đồng. Trong đó, vốn Trung ương 3.838 tỉ đồng, vốn địa phương 17.787 tỉ đồng.

Tính chung 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 70.900 tỉ đồng, bằng 21% kế hoạch năm và tăng 9,3% so với cùng kỳ 2017.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm ước tính đạt 5,1 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bất động sản xếp vị trí thứ 2 trong các danh sách các ngành nghề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 4 tháng đầu năm, với trên 455 triệu USD (khoảng 10.300 tỉ đồng) đổ vào thông qua hình thức đăng ký mới và bổ sung vốn.

Trong 4 tháng đầu năm, số lượng nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp cũng đạt 1,56 tỉ USD và lượng nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ trị giá 703 triệu USD. Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường có lượng vốn ngoại rót nhiều nhất vào Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Đáng lưu ý, hoạt động kinh doanh bất động sản là ngành đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn FDI, sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Số vốn đăng ký của các dự án mới được cấp phép là 455 triệu USD (tương đương 10.300 tỉ đồng), chiếm 12,8% tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước, tổng lượng vốn ngoại rót vào kênh bất động sản đạt 564 triệu USD.

Theo An Bình

Chinhphu.vn

Tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng năm 2018 là 1.161 nghìn tỷ đồng....

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có 14.510 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 133,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so với tháng 3/2018. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3%.

Bên cạnh đó, trong tháng, cả nước có 3.281 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 82,2% so với tháng trước; 6.138 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 71,3%; 1.378 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 74%.

Tính chung 4 tháng đầu năm nay, cả nước có 41.295 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 412 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 11,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 6,8%.

Nếu tính cả 749 nghìn tỷ đồng của gần 12,2 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng năm 2018 là 1.161 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có 11.442 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm nay lên hơn 52,7 nghìn doanh nghiệp.

Theo lĩnh vực hoạt động, bán buôn bán lẻ là lĩnh vực thu hút nhiều doanh nghiệp thành lập mới nhất với tổng số 14,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 34,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới; ngành xây dựng đứng thứ hai với 5,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 13,7%; công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ ba với 5,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 12,3%.

Còn lại là 3,2 nghìn doanh nghiệp khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo; 2,4 nghìn doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng; 2,1 nghìn doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống; 2 nghìn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản...

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2018 là 26.277 doanh nghiệp, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 14.187 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 12.090 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể.

 

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 4 tháng đầu năm 2018 là 4.699 doanh nghiệp, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày có 250 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động.

Theo Kiều Linh

Vneconomy

Triển vọng kinh tế vĩ mô tốt, kết quả kinh doanh quý 1 của hầu hết doanh nghiệp lớn đều tăng trưởng cao, đại hội cổ đông vẫn nhiều kế hoạch kinh doanh táo bạo...Lý do gì để nhà đầu tư bán tháo?.

Sau kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày, thị trường chứng khoán sáng nay sẽ khởi động trở lại. Cuối tuần trước, dù đứng trước kỳ nghỉ lễ dài nhưng VnIndex và HNX-Index đều tăng điểm nhẹ sau chuỗi ngày điều chỉnh giảm sâu.

Thị trường chứng khoán hôm nay sẽ thế nào? Đó là câu hỏi không ít người đang chờ đợi tìm câu trả lời. Nhiều công ty chứng khoán, chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ sau kỳ nghỉ lễ dài ngày. Nguyên do họ đưa ra như sau:

Thứ nhất, thống kê giao dịch phiên trước nghỉ lễ cho thấy, số lệnh mua đã áp đảo số lệnh bán. Tổng lệnh mua đạt hơn 92.700 lệnh trong khi số lệnh bán đạt chưa đầy 75 nghìn lệnh. Khối lượng đặt mua cũng áp đảo khối lượng đặt bán.

Thị trường sẽ bùng nổ sau kỳ nghỉ lễ dài? - Ảnh 1.

Tất nhiên, hiện tượng mua nhiều hơn bán này không chỉ mới xảy ra. Những phiên VnIndex giảm sâu suốt hơn 1 tuần trước kỳ nghỉ lễ đều xuất hiện lực cầu thăm dò đáy tạo nên số lệnh mua áp đảo lệnh bán. Hiện tượng chênh lệch cung-cầu này cho thấy thêm một điểm nữa đó là phần đông nhà đầu tư vẫn kỳ vọng lớn vào thị trường chứng khoán và đang tích cực mua vào.

Thứ hai, sự hoảng loạn đã không còn. Đây là một điều rất quan trọng trên thị trường chứng khoán. Tuần trước, VnIndex giảm sâu đã khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn, không biết liệu còn giảm sâu hơn nữa không và vội vã hành động. Sau khi nhận thấy yếu tố lực cầu tốt, họ đã giảm bán và cũng đã cơ cấu lại tài khoản ở mức khá an toàn (nếu là nhà đầu tư có sử dụng margin thì áp lực margin đã được rũ bỏ).

Thứ ba, nhà đầu tư đã quên "sell in May" và hành động hoàn toàn ngược lại. Thống kê cho thấy, 4/5 mùa tháng 5 gần nhất, thị trường chứng khoán tăng điểm.

Thứ tư, nhà tạo lập có thể tạo lập được giá (kéo lên để phân phối hay đạp xuống để gom hàng), nhưng chỉ báo thì họ không thể. Nhiều nhà đầu tư đã hiểu rằng, việc hoảng loạn, bán ra, mua vào loạn xạ những lúc thị trường biến động thất thường chỉ là cơ hội cho "cá mập" gom hàng thì họ sẽ không còn hành động sai lầm nữa. Họ biết nhìn vào những chỉ báo tương lai và phân tích tình hình kinh tế để hành động riêng cho mình.

 

Thứ năm, Thông tin về KQKD quý I và triển vọng kinh doanh tại ĐHCĐ cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp vẫn tự tin rằng năm 2018 là năm tốt cho kinh doanh. Thậm chí, không ít doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư phát triển thêm dài hạn trong tương lai vì tin rằng, chính sách vĩ mô vẫn đang tạo đà cho doanh nghiệp phát triển tốt.

Phương Chi (Theo Trí thức trẻ)

Chính phủ Mỹ tập trung cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, hạn chế tối đa nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu…. và những chính sách mới kèm theo cho công cuộc cải cách thuế, gây bất lợi cho các quốc gia xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

 
 

Việc Chính phủ Mỹ áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép, 10% đối với nhôm và mới đây là một bản ghi nhớ áp đặt các khoản thuế bổ sung trị giá 60 tỷ USD đối với Trung Quốc, với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ thương mại giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc.

Chính sách của Tổng thống Donald Trump là những mặt hàng của Trung Quốc khi nhập vào thị trường Mỹ sẽ bị áp thuế bao gồm: công nghệ thông tin, chế tạo robot,  máy bay, đóng tàu và kỹ thuật hàng hải, thiết bị đường sắt, các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng mới, thiết bị phát điện, máy nông nghiệp, dược phẩm và các vật liệu cao cấp. Ngoài ra, bao gồm cả những mặt hàng tiêu dùng như áo quần, giày dép.

Đáp trả lại chính sách của Chính phủ Mỹ, Bộ Tài chính Trung Quốc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ  thị trường Mỹ tổng trị giá lên tới 3 tỷ USD có hiệu lực kể từ ngày 2/4. Cụ thể, 120 sản phẩm nhập từ Mỹ sẽ chịu mức thuế 15% gồm có hoa quả và các loại hạt; 8 sản phẩm còn lại trong đó có thịt lợn sẽ bị áp thuế 25%.

Trước những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tác động đến nhiều nước châu Á, lo ngại sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu một cuộc chiến tranh thương mại có thể gây ra. Đối với thị trường Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc trong nhiều năm qua hai thị trường này luôn dẫn đầu về kim ngạch và thương mại song phương.

Cụ thể, năm 2017 thương mại Việt Nam-Trung Quốc đạt 93,69 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt 35,463 tỷ USD, tăng gần 61,5% so với 2016. 13 nhóm hàng  đạt kim ngạch xuất từ 1 tỷ USD trở lên tăng thêm 6 nhóm hàng so với năm 2016 bao gồm; Thủy sản 1,088 tỷ USD; Gạo 1,027 tỷ USD; Cao su 1,445 tỷ USD; Dệt may 1,104 tỷ USD; Giày dép 1,14 tỷ USD... Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất 7,152 tỷ USD - đây cũng là mặt hàng tăng trưởng ấn tượng với con số tăng thêm 6,352 tỷ USD so với năm 2016 (năm 2016 chỉ đạt 800 triệu USD). 

Sang năm 2018 tính từ đầu năm đến hết tháng 2 kim ngạch xuất sang Trung Quốc tiếp tục giữ đà tăng trưởng 50,62% so cùng kỳ, nhóm hàng điện thoại, linh kiện với  mức tăng ấn tượng gấp hơn 13 lần  đạt 1,2 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng những năm gần đây, dự báo năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc sẽ chạm mốc 100 tỷ USD và Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam lập được kỷ lục này.

Năm 2017 Việt Nam xuất sang Mỹ đạt 41,6 tỷ USD, tăng 8,2% so với 2016, trong khi đó giá trị nhập khẩu chỉ đạt 9,2 tỷ USD, tăng gần 5,7% và hai tháng năm 2018 xuất khẩu đạt 6,04 tỷ USD, tăng 13,34% so với cùng kỳ 2017.

Trước việc áp thuế nhập khẩu vào Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, thay vì xuất – nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm đến những thị trường mới tiềm năng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu của mình, trong đó Việt Nam  với vị trí và khoảng cách địa lý không quá xa, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa sẽ là thị trường lý tưởng cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc sẽ vấp phải những rào cản và khó khăn, bởi giờ đây Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước kia đã trở nên khó tính hơn do những chính sách, quy định về hải quan, kiểm dịch không rõ ràng và thường xuyên thay đổi. 

Cụ thể, quy định mới đây Chính phủ Trung Quốc là tất cả các mặt hàng rau, quả của Việt Nam xuất sang Trung Quốc sẽ phải truy xuất nguồn gốc, giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu tại cơ quan quan quản lý kiểm nghiệm, kiểm dịch có hiệu lực kể từ ngày 1/4. Thông tin bao gồm: Tên sản phẩm hoa quả, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin bổ sung, hoặc mã vạch, QR code, tem chống hàng giả…. 

Trong khi đó hoa quả từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn theo đường tiểu ngạch, từ các lái buôn trung gian, thu mua từ nhiều nguồn của nông dân. Với phương thức này, hoa quả Việt Nam thường không được dán nhãn xuất xứ. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu với thép ở mức 25% vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, 12 quốc gia trong đó có Việt Nam sẽ bị áp thuế lên tới 53%. Nếu biện pháp này được áp dụng thì chắc chắn thép của Việt Nam không vào được Mỹ và bị cạnh tranh gay gắt. Hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thép vào Mỹ, chủ yếu là tôn mạ.

Đối với nhóm hàng thủy sản, ngoài Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ (SIMP) sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ năm 2018, việc nước này kiểm tra thông tin khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thuỷ sản là cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm… sẽ khiến con đường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang quốc gia này thêm nhiều trở ngại.

Tiếp theo là nhóm hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, Mỹ là thị trường quan trọng nhất tiêu thụ gỗ của Việt Nam, với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt tới 2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, chính sách thúc đẩy sản xuất nội địa và cân bằng thương mại giữa quốc gia này và các quốc gia khác của Chính phủ Mỹ bao gồm cả Trung Quốc… có thể có những tác động đến ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam .

Mới đây, Mỹ cũng đã quyết định thay đổi mức thuế nhập khẩu với sản phẩm máy giặt và pin năng lượng mặt trời. Cụ thể, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 20% đối với 1,2 triệu sản phẩm máy giặt gia dụng cỡ lớn trong năm đầu tiên và mức thuế 50% đối với các sản phẩm vượt qua ngưỡng trên. Đến năm thứ ba, mức thuế này sẽ lần lượt giảm xuống 16%, 40%. 

Đối với pin mặt trời, năm đầu tiên, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 30%, năm thứ tư trở đi sẽ áp dụng mức thuế 15%. Chuyện sẽ không đáng lo ngại nếu Việt Nam không là một trong những quốc gia  xuất khẩu pin năng lượng mặt trời nhiều nhất sang Mỹ, với tỷ lệ 9%. Đồng thời, Việt Nam là một trong hai nhà xuất khẩu máy giặt lớn nhất vào Mỹ.

 

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc và Mỹ gia tăng, Hàn Quốc lại đặt kỳ vọng vào thị trường Việt Nam sẽ vượt Mỹ, trở thành thị trường xuất khẩu  lớn thứ hai của các công ty Hàn Quốc. Chỉ tính riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trưởng xấp xỉ 50%. Nếu tính trong thời gian ba năm thì con số này đã tăng hơn 200%. Việt Nam hứa hẹn trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc tính đến năm 2020. 

Từ lâu nhiều công ty Hàn Quốc đã lựa chọn đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam và trong bối cảnh hiện nay thì càng đưa Việt Nam trở thành lựa chọn tốt hơn khi các công ty muốn mở rộng sản xuất cũng như tăng cường xuất khẩu.

Nhằm nắm bắt được những cơ hội và đối diện với những hàng rào kỹ thuật cao, hệ thống pháp luật thương mại phức tạp để hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh được ở những thị trường khó tính như Mỹ và Trung Quốc. Thứ nhất Việt Nam cần phải phát triển tốt ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp nguyên phụ liệu chất lượng đầy đủ cho các ngành xuất khẩu,  khi đó hàng Việt mới chắc chắn được ở những thị trường khó tính đón nhận mà không lo rào cản kỹ thuật, thuế.

Thứ hai phải biết, tìm hiểu, nắm rõ diễn biến hàng rào kỹ thuật trong thương mại của từng thị trường, đối với từng mặt hàng. Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội lớn để gia tăng thương mại và hưởng lợi trong kinh doanh với thị trường Trung Quốc như các hiệp định FTA, AHKFTA (ký ngày 21/11/2017 mở ra con đường ưu tiên cho hàng hóa Việt Nam vào khu vực kinh tế đặc biệt này của Trung Quốc).

Xuân Bình

Theo Trí thức trẻ

Bước vào quý 2/2018, thị trường địa ốc Tp.HCM ghi nhận một sức nóng đồng bộ từ khu Đông sang khu Nam...

Bước vào quý 2/2018, thị trường địa ốc Tp.HCM ghi nhận một sức nóng đồng bộ từ khu Đông sang khu Nam, từ thị trường đất nền đến thị trường căn hộ. Đặc biệt sức tiêu thụ của thị trường giai đoạn này được dẫn dắt bởi những dòng sản phẩm mới lạ.

Hàng loạt kỷ lục được thiết lập

Tính từ cơn sốt nhà đất từ năm 2007 - 2008, chưa bao giờ thị trường địa ốc tại Tp.HCM lại phát triển mạnh như những tháng đầu năm 2018. Theo ghi nhận, thị trường địa ốc Sài Gòn nóng từ khu Đông sang khu Nam, từ phân khúc đất nền, nhà phố sang căn hộ. Theo ghi nhận, thị trường đạt đỉnh về cả nguồn cung, tỷ lệ tiêu thụ và mức độ tăng giá.

Ở phân khúc đất nền: 3 tháng đầu năm, sức nóng diễn ra đồng bộ từ quận 9, quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh cho tới tận Cần Giờ với tốc độ tăng giá mạnh từ 40% - 128% so với thời điểm trước tết. Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 văn phòng công chứng tại các quận khu vực ngoại thành luôn đông nghẹt người chứng thực sang tên nhà đất.

Đơn cử như trong tháng 3/2018, khu vực quận 9 có gần 7.000 hồ sơ nhà đất được chuyển nhượng mua bán, quận 12 có 5.358 hồ sơ, Hóc Môn có 3.357 hồ sơ, Bình Chánh có 6.174 hồ sơ. Đặc biệt huyện Củ Chi có hồ sơ cập nhật biến động chiếm số lượng lớn nhất với 13.866 hồ sơ.

Ở phân khúc căn hộ, dù trải qua kỳ nghỉ Tết kéo dài, song trong quý đầu năm 2018, thị trường căn hộ Tp.HCM có khoảng 7.652 căn hộ đến từ 18 dự án được chào bán tăng mạnh đến 45% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11% so với quý 4/2017. Giá bán bình quân trên thị trường sơ cấp đạt mức 30,45 triệu đồng/m2, tăng so với cùng kỳ năm 2017.

Phần lớn chủ đầu tư công bố kết quả bán hàng tốt ở các phân khúc nhờ vào sức mua thị trường tốt và các chiến dịch bán hàng ngày càng linh động.

Nguồn cung căn hộ trong quý đến từ các dự án: Green Star Sky Garden (Hưng Lộc Phát), Gem Riverside (Đất Xanh Group), Cityland Park Hills (Gò Vấp), Midtown - The Signature (Quận 7), Kenton Node (Nhà Bè), Aurora Riverside (Quận 8), Carillon 7 (Tân Phú), Emerald - Celadon City (Tân Phú),…

Được dẫn dắt bởi những dự án khác biệt

Điều đáng chú ý, lượng tiêu thụ của thị trường được dẫn dắt bởi những dự án lớn, "độc và lạ".

Tại Khu Nam, hút khách nhất ở thời điểm hiện tại có thể kể đến dòng căn hộ detox & healthy Green Star Sky Garden của công ty Hưng Lộc Phát. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng với quy mô hơn 53.000 m2, gồm hơn 100 căn biệt thự triệu đô và hơn 1.000 căn hộ detox & healthy cao cấp.

Dự án này sở hữu hàng loạt tiện ích góp phần giúp cư dân tại đây có thể đào thải độc tố, phục hồi năng lượng và chăm sóc sắc đẹp. Ngoài ra Green Star Sky Garden cũng sở hữu vị trí khá đẹp khi toạ lạc trên đường Nguyễn Lương Bằng, khu Phú Mỹ Hưng.

Trong lễ công bố dự án được tổ chức chủ nhật tuần vừa qua, chủ đầu tư đã đưa ra rổ hàng hơn 400 căn. Tuy nhiên, theo thông tin từ Hưng Lộc Phát, dự án này đã chứng kiến lượng đăng ký nguyện vọng mua kỷ lục lên đến 1.128 nguyện vọng. Tính ra, tỷ lệ chọi để có được 1 suất mua căn hộ tại dự án là 3:1.

 

Anh Nguyễn Hoài Nam - Giám đốc của một sàn F2 phân phối của dự án này cũng cho biết, phân phối dự án này làm anh có cảm giác nhớ lại cơn sốt nhà đất thời kỳ 2007 -2008. Khách anh có rất nhiều, nhưng hàng để cho khách thì không có, trên 80% khách của sàn anh đều phải xếp vào diện ưu tiên 2, ưu tiên 3.

Nếu như Green Star Sky Garden được biết đến như dự án nóng nhất tại khu Nam, thì khu Đông cũng nóng không kém với sự xuất hiện của dự án Gem Riverside của Đất Xanh Group. Hơn 800 căn hộ của dự án này đã được giao dịch thành công trong event cùng ngày.

Theo một chuyên gia địa ốc, các dự án hút khách đầu tư nhất của Sài Gòn trong những tháng đầu năm đều là những dự án sở hữu những hướng đi khác biệt cùng chiến lược marketing khác biệt và bài bản.

Ngoài ra theo chuyên gia, sau hàng loạt các vụ cháy xảy ra gần đây, hành vi của người mua nhà cũng thay đổi theo. Thay vì chỉ quan tâm tới giá, tiện ích, vị trí hay tiềm năng đầu tư thì khách mua nhà cũng rất quan tâm tới đơn vị quản lý toà nhà, hay việc trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng như thiết kế của toà nhà.

Vì vậy, các chủ đầu tư cần phải nhanh nhạy nắm bắt xu hướng này để thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.

Theo Thanh Châu

Vneconomy

IoT đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu, không chỉ cho cộng đồng mà còn cả các doanh nghiệp. Ai là kẻ thức thời, người đó sẽ thành công.

Sự bùng nổ về cuộc cách mạng 4.0 đã khiến cụm từ Internet of Things hay Vạn vật kết nối Internet trở lên không còn quá xa lạ với nhiều người. Theo dự đoán của trang Gartner, ngày nay có hơn 3,1 tỉ vật được kết nối với Internet, và năm 2020 sẽ đạt đến ngưỡng 7,6 tỉ.

Chẳng phải tự nhiên, người ta đổ xô vào sử dụng IoT. Không những có thể tăng tần suất, giảm chi phí, mà trải nghiệm của khách hàng cũng được cải thiện rất nhiều. Đó là lý do IoT trở thành một miếng mồi bắt buộc phải ăn đối với các nhà kinh doanh.

Tương lai ở đây chứ đâu

Dù có vẻ mới mẻ, nhưng trên thực tế IoT đã từng đứng ở vị trí cao nhất trong bảng đánh giá triển vọng về công nghệ của Gartner vào tháng 7 năm 2014. Vì vậy có thể nói công nghệ này cũng đã chiếm vị trí nhất định trong lòng chúng ta một khoảng thời gian tương đối.

Rất nhiều người nói rằng nó có thể sẽ trở thành kẻ thay đổi toàn bộ cục diện của thị trường, bằng cách khiến cho mọi vật đều kết nối với nhau. Daniel Burrus - chuyên gia dự đoán công nghệ nổi tiếng từng chia sẻ IoT là một trào lưu công nghệ "sẽ đem lại cho chúng ta những triển vọng nhất trong vòng 5 năm tới."

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 1.
 

Quay trở lại ngày nay, theo nghiên cứu của Forbes Insights, chúng ta đang và sẽ thấy rất nhiều thành quả từ chính IoT mang lại. Rất nhiều công ty hiện nay đã và đang dốc hết sức lực để phát triển thật mạnh IoT.

Cụ thể, 11% trong số những người phản hồi đã nói rằng IoT có vai trò rất lớn đối với công việc của họ. 40% người khác bày tỏ, sản phẩm từ IoT mà họ đang sở hữu mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc, và 36% cho biết họ đang triển khai các chương trình thí điểm. Chỉ 13% còn lại thừa nhận vẫn đang trong giai đoạn lên kế hoạch.

Qua đó có thể thấy, IoT đóng một vai trò cực kì thiết yếu trong công việc kinh doanh, phát triển sự nghiệp đối với các doanh nghiệp ngày nay.

Cuộc đua chính thức bắt đầu

Thậm chí với đầy đủ những động lực kia thì khi nhìn vào các công ty trên sân chơi về IoT, lòng nhiệt huyết ấy chắc chắn sẽ vơi đi phần nào.

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 2.
 

Hơn 50% giám đốc điều hành chia sẻ rằng khi triển khai, họ hoàn toàn bơ vơ giữa đại dương bao la rộng lớn kia vì không biết mình thực sự ở đâu. Nếu có thì chỉ ngang hàng với các đồng nghiệp trong lĩnh vực phát triển IoT.

Chỉ một phần rất nhỏ, tương đương 19% những người tự nhận thức được rằng họ giỏi hơn những đồng ngiệp của mình hoặc đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ này. Số còn lại thừa nhận họ là người theo sau, chỉ học tập từ người đi trước.

Thêm vào đó, theo khảo sát của Forbes Insights về sự thành công gặt hái được trong những bước đầu phát triển về IoT, thì con số thu được rất đáng kinh ngạc, khi 51% cho rằng nếu xét thang điểm về tầm quan trọng, IoT xứng đáng nhận được 3 trên tổng 5 điểm.

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 3.
 

39% nói đã đạt được thành công ở một mức độ khả quan và chỉ 3% cuối cùng cho biết chương trình của họ đã vượt qua sự mong đợi.

Từ các con số trên có thể nhận thấy nếu chỉ lơ là một chút thôi, ta sẽ không thể nào xác định được mình đang ở đâu và sẽ làm gì khi thứ hạng luôn thay đổi một cách chóng mặt.

IoT giờ đây là hiện thực không thể phủ nhận

Điều này có nghĩa là gì? Đó là các doanh nghiệp coi IoT như một công nghệ nổi bật, quan trọng với tiềm năng mang đến lợi thế trong tương lai.

Đối với những người không nhận ra tầm quan trọng của IoT, họ sẽ sớm nhận ra con đường đi đến thành công càng ngày sẽ càng khó đi và gồ ghề hơn nữa. Các công ty càng chậm trễ bao nhiêu thì họ sẽ càng bị bỏ xa bấy nhiêu. Đơn giản là vì, IoT tăng trưởng theo cấp số nhân, vậy nên khoảng cách ấy sẽ chỉ ngày một lớn thêm.

Tại sao lại nói Internet of things (IoT) là quan trọng cho người kinh doanh? Vì tương lai là đây chứ đâu! - Ảnh 4.

Khi mọi thiết bị cùng kết nối, nó sẽ gia tăng theo cấp số nhân

Công nghệ được kết hợp từ những sự tiến bộ trước đó, tiếp thu những cái có trước và nâng cấp, thay đổi để có được những cái mới với hiệu năng cao nhất. Khi số lượng các thiết bị kết nối được gia tăng, áp lực đặt lên việc tận dụng khả năng và lợi ích của IoT cũng sẽ được tăng cường.

Kết quả, những người luôn ung dung tự tại sẽ bắt buộc phải thay đổi. Những đối thủ cạnh tranh lớn sẽ ngày càng mở rộng khoảng cách, nhanh chóng tạo ra những sự khác biệt đáng kể, đặt những kẻ chậm chân hơn vào tình thế báo động, ngàn cân treo sợi tóc.

Tóm lại, IoT đang và chắc chắn sẽ tạo ra những biến chuyển rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh cũng như công nghệ. Đối với những người đã có kinh nghiệm hoạt động IoT, cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tốc độ ấy, tạo tiền đề cho việc phát triển sau này.

Còn những ai chưa chuẩn bị sẵn kiến thức trong mình cần ngay lập tức bổ sung tham gia vào cuộc chơi nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Nguồn: Forbes Insight

Đa phần người dân Trung Quốc không biết SenseTime là gì, nhưng họ hoàn toàn có thể bị chính công nghệ này “soi mặt” và theo dõi sát sao hằng ngày.

Ứng dụng nhận diện khuôn mặt "tỷ đô"

Nếu bất kỳ người dùng Trung Quốc nào từng đi mua sắm lại Suning, chuỗi cửa hàng điện máy lớn nhất quốc gia, thì rất có thể họ đã "được" theo dõi bằng các camera trang bị phần mềm quan sát khuôn mặt và hành vi của SenseTime.

Hoặc nếu ai sử dụng mặt mình để mở khóa ứng dụng cho vay Rong360, SenseTime rất có thể đã nắm được dữ liệu của bạn do ứng dụng trên cũng sử dụng công nghệ này. Hay thậm chí là gửi một ảnh selfie trên ứng dụng trò chuyện SNOW, nơi mà SenseTime được tích hợp để đưa ra các ảnh ghép chuẩn xác.

Tất cả thông tin trên đều được SenseTime nắm giữ và có thể ứng dụng một cách "thần kỳ" như cách công an Trung Quốc nhận diện được khuôn mặt tội phạm giữa 50.000 người đang xem hòa nhạc.

Có thể nói, SenseTime hiện đang dẫn đầu cuộc cách mạng Trí tuệ nhân tạo (AI) với mục tiêu trở thành ngành công nghiệp 150 tỷ USD vào năm 2030 được chính phủ Trung Quốc nhiệt liệt ủng hộ.

SenseTime – Công nghệ nhận diện khuôn mặt tỷ đô có thể phát hiện tội phạm giữa 50.000 người với sự “chống lưng” của Jack Ma - Ảnh 1.
 

Được thành lập tại Hồng Kông, SenseTime hiện đang có hàng trăm khách hàng trên thế giới với sự "chống lưng" của các tên tuổi lớn như Qualcomm và Dalian Wanda. Vào tuần trước, gã khổng lồ công nghệ Alibaba cũng tuyên bố rằng họ vừa đầu tư hơn 600 triệu USD vào SenseTime, đẩy tổng giá trị của công ty này lên mức 3 tỷ USD.

Điều đặc biệt là cho đến giờ chưa có bất kì công ty nào trên thế giới chạm mức định giá "tỷ đô" chỉ dựa vào mỗi một công nghệ nhận diện. Sự phát triển "vũ bão" của SenseTime cho thấy tiềm năng to lớn mà các nhà đầu tư đang thấy ở công nghệ này trong tương lai.

Từ dự án cấp trường trở thành công ty "tỷ đô"

Được thành lập vào năm 2014 bởi giáo sư Tang Xiaoou, trưởng ban công nghệ thông tin Đại học Trung Quốc. Ông cùng với 11 sinh viên của mình nghiên cứu về những ứng dụng của phân tích hình ảnh và Deep learning trong một dự án khoa học ở trường. Một năm sau đó, cả nhóm quyết định tách ra thành một công ty riêng chuyên về nhận diện hình ảnh và đến nay đã có hơn 400 khách hàng khắp thế giới.

SenseTime – Công nghệ nhận diện khuôn mặt tỷ đô có thể phát hiện tội phạm giữa 50.000 người với sự “chống lưng” của Jack Ma - Ảnh 2.
 

Đa phần khách hàng của SenseTime là những phòng ban cảnh sát ở nhiều nước với nhu cầu nhận diện khuôn mặt cũng như biển số xe, thậm chí có một nhà tù sử dụng SenseTime để quản lý các phạm nhân của mình.

Ngoài ra thì SenseTime còn hỗ trợ mạng xã hội Weibo hay nhà sản xuất Oppo để cải thiện các tính năng sắp xếp và tổng hợp hình ảnh. Nhưng ứng dụng "cao cấp" nhất là ở các địa điểm bán lẻ với hệ thống phân tích thời gian thực trên từng khách hàng đang mua sắm nhằm phát hiện ra các hành vi hay đối tượng "đáng ngờ", nổi bật là một số cửa hàng Walmart tại Trung Quốc.

Nhu cầu nhận diện bùng nổ

SenseTime – Công nghệ nhận diện khuôn mặt tỷ đô có thể phát hiện tội phạm giữa 50.000 người với sự “chống lưng” của Jack Ma - Ảnh 3.
 

Sự thành công của SenseTime đến từ ngành cho vay bùng nổ xuyên suốt năm 2016 tại Trung Quốc với hàng loạt ứng dụng mượn tiền ra đời. Để giảm thiểu nguy cơ giả mạo danh tính, SenseTime và các ứng dụng nhận diện khác cung cấp tính năng kiểm tra "tức thời" giữa khuôn mặt trước thiết bị đang ra lệnh mượn tiền và kho dữ liệu cá nhân khổng lồ của chính phủ. Trước khi có công nghệ này, các ứng dụng cho vay phải dựa vào mắt người để kiểm tra với hiệu quả, chi phí và tốc độ thua hẳn cho với SenseTime.

Ngoài ra còn 2 xu hướng khác đứng sau sự phát triển của công nghệ nhận diện. Thứ nhất là cuộc chiến thêm vào tính năng mở khóa và tạo emoji bằng khuôn mặt của người dùng, sau khi Apple đưa hai "công nghệ" trên vào dòng iPhone mới, các tính năng này gần như trở thành một thứ "phải có" nếu các hãng điện thoại khác muốn tiếp tục cạnh tranh và tồn tại trên thị trường.

Thứ hai là mong muốn kiểm soát và theo dõi người dân ngày một tăng cao của chính phủ Trung Quốc. Chỉ tính riêng quốc gia đông dân nhất thế giới này, 176 triệu camera đang được bố trí theo dõi 24/24. Trung Quốc cũng có tỷ lệ "tăng trưởng" camera ở mức 13%, gấp 6,5 lần so với thế giới.

Và để sử dụng hiệu quả các thông tin thu thập được từ hệ thống khổng lồ đó, SenseTime đang phối hợp với chính quyền khắp các tỉnh Quảng Châu, Thâm Quyến và Vân Nam để giúp các phòng ban Công An dễ dàng nhận dạng được tội phạm xuất hiện bất cứ đâu trong khu vực.

Để cải thiện hiệu quả vận hành của SenseTime, chính quyền Trung Quốc đã hỗ trợ cung cấp cho công ty này hơn 2 tỷ hình ảnh khác nhau (so với chỉ 10 triệu ảnh đối với các công ty nhận diện khác trên thế giới). Theo nhà sáng lập của SenseTime, số lượng dữ liệu khổng lồ trên đã giúp công nghệ của công ty luôn "đi trước một bước" so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Ngoài SenseTime, ngay tại Trung Quốc còn hai đối thủ khác "nặng ký" khác trong công nghệ nhận dạng là Megvii và Yitu, cả hai công ty này cũng đều vượt mốc định giá "tỷ đô", biến Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghệ của tương lai này.

Lê Thanh Sang

Theo Trí Thức Trẻ

战略伙伴关系