Bùi Yến Ngọc

Bùi Yến Ngọc

Bên cạnh vốn đầu tư trực tiếp, vốn ngoại qua kênh M&A cũng tăng đột biến, cho thấy nhà đầu tư ngày càng đặt niềm tin vào thị trường.

Báo cáo "Điểm nhấn thị trường Việt Nam nửa đầu 2018" do Savills Việt Nam vừa công bố cho thấy hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang diễn ra khá sôi động.

Trong đó có thể kể đến các giao dịch lớn như Tập đoàn khách sạn Mikazuki của Nhật Bản đầu tư 100 triệu USD vào một dự án ở Đà Nẵng; Capitaland mua lại 0,9ha đất tại quận Tây Hồ, Hà Nội với giá 30,2 triệu USD; nhà phát triển bất động sản Singapore - Keppel Land - chi 11,4 triệu USD để thâu tóm 10% cổ phần của dự án Saigon Sports City...

Ngoài ra, còn có thương vụ mua lại 24% cổ phần tòa nhà văn phòng Sun Wah Tower trên đường Nguyễn Huệ, TP HCM của nhà đầu tư Nhật - Nomura Real Estate Asia. Giá trị giao dịch không được công bố, nhưng giới địa ốc cho rằng không hề nhỏ với một dự án nằm trên khu "đất vàng" của thành phố.

Ông Troy Griffiths - Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng điểm hấp dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam là mức sinh lời cao so với khu vực.

"Tỷ lệ lợi tức cho thuê trên tổng tài sản hợp lý cùng với hệ số lãi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao sẽ thu hút lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam", ông Troy đánh giá.

Đồng quan điểm này, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhìn nhận hiện tại là thời điểm chín muồi cho các nhà đầu tư ngoại đầu tư vào thị trường. 

Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, riêng tại TP HCM, tổng giá trị giao dịch các dự án bất động sản trong nửa đầu năm nay đã đạt gần một tỷ USD. Con số này của cả nước năm 2017 là 1,5 tỷ USD.

"Hiện tại là đỉnh cao của chu kỳ nên các nhà đầu tư đang tận dụng thời điểm này để bước chân vào thị trường trong nước. Họ sợ nếu không đầu tư ngay trong năm nay thì sẽ lở mất một nhịp", bà Dung đánh giá.

 

Nguồn vốn ngoại được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản tại TP HCM. Ảnh: C.H

Nguồn vốn ngoại được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản tại TP HCM. Ảnh: C.H

Bên cạnh nguồn vốn qua M&A, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản thông qua con đường liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước cũng có xu thế tăng dần qua các năm.

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (Horea) ghi nhận FDI vào bất động sản thành phố trong 5 tháng đầu năm nay đạt hơn 216 triệu USD. Con số này của năm 2017 là hơn một tỷ USD.

Tính đến hết năm 2017, toàn thành phố có 7.372 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 45 tỷ USD, chiếm 32,4% tổng vốn FDI. Đa phần nguồn vốn này đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Mỹ...

Nổi bật trong số đó là các liên doanh lớn như Công ty An Gia - Creed Group (Nhật), Nam Long - Hankyu Hanshin Toho Group, và Nishi Nippon Railroad (Nhật), Tiến Phước, Trần Thái - Keppel Land (Singapore), Phúc Khang - Mitsubishi Corporation (Nhật)...

Theo Horea, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn nước ngoài vào thị trường bất động sản thành phố. Yếu tố quan trọng nhất là nhà nước đã thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản theo hướng cởi mở hơn với nhà đầu tư nước ngoài. 

Hơn nữa, thị trường bất động sản trong nước đang có lợi thế về chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng vững chắc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm đến 50% dân số trong 10 năm tới. Và quan trọng nhất là sự xuất hiện của ngày càng nhiều doanh nghiệp nội địa có năng lực và uy tín thương hiệu.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, vốn đầu tư ngoại ào ạt vào thị trường thời gian qua cũng cho thấy tâm lý cởi mở hơn từ phía doanh nghiệp địa ốc trong nước.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Horea cho biết khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, đã có ý kiến quan ngại nhà đầu tư nước ngoài sẽ thống lĩnh thị trường bất động sản. Nhưng đến thời điểm hiện tại, ông cho rằng quan điểm này không có cơ sở.

"Cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng vững trên thị trường bất động sản trong nước. Nhiều thương hiệu đã khẳng định vị thế như An Gia, Vingroup, Him Lam, Bitexco, Đại Quang Minh, Novaland, Nam Long...", ông Châu đánh giá.

Cùng quan điểm trên, đại diện công ty An Gia nhận định các doanh nghiệp địa ốc trong nước vẫn đang duy trì vị thế trên thị trường nhờ hiểu tập quán, tâm lý khách hàng; có kinh nghiệm về thiết kế, thi công, hoàn thiện pháp lý dự án cũng như sở hữu kinh nghiệm bán hàng, tiếp thị sản phẩm...

Đơn vị này đang hợp tác với Creed Group - quỹ đầu tư có tiềm lực tài chính vững mạnh và kinh nghiệm phát triển các dự án bất động sản tại khu vực châu Á với hàng chục dự án hiện diện tại Bangladesh, Indonesia, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam.

"Nguồn vốn dồi dào, kinh nghiệm phát triển dự án của Creed Group qua nhiều nước đã giúp An Gia có thêm nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là những tiêu chuẩn khắt khe kiểu Nhật trong phát triển dự án, thiết kế, xây dựng cũng như tính minh bạch trong hợp tác", đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Hiện liên doanh này phát triển Skyline (89 Hoàng Quốc Việt, quận 7, TP HCM) - dự án được vinh danh ở hạng mục "Dự án phân khúc hạng trung tốt nhất" (Best Mid-end Condo Development) tại lễ trao giải Property Guru Vietnam Property Awards 2018 vừa qua.

Tọa lạc tại vị trí tiếp giáp sông Sài Gòn và liền kề Phú Mỹ Hưng, dự án có quy mô hơn 63.000 m2, bao gồm một block cao 35 tầng với một tầng hầm, 2 tầng thương mại và 480 căn hộ. Dự án có mật độ xây dựng chỉ 24%, còn lại là diện tích dành cho các tiện ích nội khu như sảnh đón resort, hồ bơi, hồ Sky Pearl và công viên kênh đào với diện tích hơn 7.300 m2. 

 
Xu hướng hợp tác giữa doanh nghiệp nội và nhà đầu tư ngoại (nhờ Ánh Thúy giúp D nhé, thanks Thúy) - 1

 

Phối cảnh dự án Sky Line - dự án do An Gia hợp tác với Creed Group phát triển.

Ngoài ra, việc hợp tác này còn giúp An Gia mua lại toàn bộ 5 block còn lại của khu dự án La Casa. Đại diện doanh nghiệp cho biết, trong quá trình hợp tác, đối tác quốc tế rất tôn trọng và phân rõ phạm vi điều hành và quản trị. 

"Càng hợp tác với các đối tác toàn cầu, các đối tác càng 'khó tính' thì An Gia lại càng phải cố gắng để đáp ứng những sự đòi hỏi chuyên nghiệp, khắt khe đó", vị đại diện tự tin.

Ở góc độ công ty tư vấn toàn cầu, bà Dương Thùy Dung cho rằng các đối tác nước ngoài luôn mang đến thuận lợi cho chủ đầu tư trong nước. 

"Mối hợp tác này mang đến cho chúng ta sự cạnh tranh lớn, do nguồn vốn thường đến từ những thị trường bất động sản lớn và phát triển hơn. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và các thông lệ từ các thị trường đó", bà Dung nhận định.

Tuy nhiên, theo bà Dung, nếu so với khu vực và tiềm năng thị trường, giá trị giao dịch bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn rất thấp.

Theo đó, tổng giá trị giao dịch của cả nước trong năm 2017 là khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó 75% đến từ Hà Nội và TP HCM. Con số này chỉ bằng 1/20 hay 1/30 nếu so sánh với Singapore hoặc Hong Kong (Trung Quốc).

Xét riêng thị trường nội địa, hiện thị phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 13%. Mức này đã tăng hơn gấp đôi so với khoảng 5% của năm 2007 nhưng vẫn là còn rất nhỏ so với tiềm năng thị trường.

"Chúng tôi kỳ vọng nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, trước mắt dự kiến nguồn vốn ngoại đổ vào thành phố nửa cuối năm nay sẽ tương đương với con số 6 tháng đầu năm", bà Dung cho biết.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng liên kết, hợp tác với công ty Việt Nam là hình thức dễ nhất giúp các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bất động sản Việt Nam. Với những lợi ích từ nguồn vốn này, ông cho rằng thị trường nên có sự hoan nghênh. Tuy nhiên, cũng nên cân nhắc với những đối tác muốn vào Việt Nam với mục đích chiếm lĩnh hoặc làm khuynh đảo thị trường.

"Chính phủ cần có chính sách để xem nhà đầu tư từ quốc gia nào, nguồn nào là chúng ta nên hoan nghênh, nguồn nào là cần hạn chế", ông Hiếu nhận định.

Ánh Thúy (Theo Vn.express)

Ngày 3/7, tại phiên họp thường kỳ tháng 6, các thành viên Chính phủ đã nghe Bộ Tư pháp trình bày báo cáo về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh quý II năm 2018.

 
 

Theo kế hoạch, các bộ phải xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thầm quyền 151 văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh gồm 60 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 91 văn bản quy định chi tiết các luật chưa có hiệu lực.

Tính đến ngày 30/6, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 93/151 văn bản.

Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các bộ đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản, khắc phục tình trạng xin lùi thời hạn trình và nợ ban hành văn bản.

Các bộ, ngành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật; đặc biệt, chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị và dự án, dự thảo văn bản đầy đủ, chính sách rõ ràng, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo đúng quy định của Luật.

Các bộ chủ động soạn thảo, để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành 47 văn bản quy định chi tiết các luật và nội dung được giao quy định chi tiết có hiệu lực trong thời gian tới, nhất là 19 văn bản quy định chi tiết 6 luật có hiệu lực từ ngày 1/7.

Cần ban hành 19 văn bản quy định chi tiết 6 luật vừa có hiệu lực - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhất trí với báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan chức năng phải tập trung cho công tác xây dựng thể chế nhiều hơn, tốt hơn nữa. Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, không đăng ký đưa vào chương trình những dự án luật mà chưa hiểu rõ bản chất vấn đề, nội dung, tác động.

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét về đề nghị xây dựng Nghị định quy định quản lý cát, sỏi lòng sông.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, đây là vấn đề bức xúc. Bên cạnh việc xin chủ trương xây dựng nghị định, Bộ đã tiến hành công tác soạn thảo, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan để làm sao, sau khi Chính phủ thông qua chủ trương thì có thể ban hành trong thời gian sớm nhất, phấn đấu là trong tháng 7 này.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ thống nhất thông qua chủ trương xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý cát sỏi lòng sông. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần làm sao ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, đồng thời cũng tránh việc "phải chạy đi xin nhiều"mà trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải rất rõ ràng.

Bên cạnh đó, cũng cần ứng dụng tiến bộ khoa học, đẩy mạnh việc sử dụng các vật liệu thay thế.

Cần ban hành 19 văn bản quy định chi tiết 6 luật vừa có hiệu lực - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ đã có nghiên cứu đối với lĩnh vực vật liệu thay thế và sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý, giải quyết vấn đề này. Bộ trưởng cho biết, hiện đã xuất hiện một số mô hình sản xuất cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên. Bộ cũng đã nghiên cứu việc xử lý cát nhiễm mặn cho nhu cầu xây dựng.

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã nghe, thảo luận về dự án Luật Kiến trúc; phương án phân bổ sử dụng nguồn kinh phí còn lại và xử lý một số vướng mắc trong việc chuyển nguồn kinh phí thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2017, dự thảo Nghị định quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài…

Theo Chinhphu.vn

Theo báo cáo thị trường quý II/2018 của JLL Việt Nam, nguồn cung văn phòng tại Tp.HCM tăng nhẹ nhưng nhu cầu và giá thuê lại tăng đáng chú ý.

 

Cụ thể, nguồn cung hạng A và hạng B không thay đổi trong quý vừa qua. Hạng C chào đón hai tòa nhà mới tại Q.3 và Tân Bình, ghi nhận nguồn cung tăng khoảng 3.500 m2. Đến cuối quý II/2018, tổng nguồn cung văn phòng Tp.HCM đạt 1.945.000m2.

Điểm đáng chú ý trong quý II là nhu cầu và giá thuê văn phòng tăng mạnh. Cụ thể, văn phòng hạng B ghi nhận hấp thụ ròng cao nhất do diện tích cho thuê lớn đến từ các dự án mới hoàn thành trong thời gian gần đây với khoảng 9.000 m2 sàn được thuê mới.

Tp.HCM: Nhu cầu và giá thuê văn phòng tăng mạnh - Ảnh 1.

Giá cho thuê văn phòng hạng B tăng đáng chú ý trong quý II/2018

Theo JLL, tính đến cuối quý II/2018, tỷ lệ lấp đầy toàn thị trường đạt mức cao trên 95%. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy của phân khúc hạng A và B được ghi nhận tăng mạnh nhờ vào nhu cầu cao trên thị trường.

Giá thuê diễn biến tăng đáng chú ý. Trong đó, giá thuê trung bình hạng B ghi nhận tăng mạnh, khoảng 3,1% so với quý trước nhờ vào nhu cầu tiếp tục cao trên thị trường. Trong khi đó tốc độ tăng giá thuê văn phòng hạng A chậm hơn so với quý trước.

Theo dự báo của JJL, nguồn cung văn phòng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Thaco Complex dự kiến hoàn thành trong năm nay sẽ đóng góp khoảng 21.000 m2 GFA sàn văn phòng hạng B vào tổng nguồn cung. Tuy nhiên, tính đến năm 2020, nguồn cung tương lai dự kiến đến từ các dự án văn phòng hạng B chất lượng cao sẽ đặt áp lực lên nguồn cung tương lai hạng A, đặc biệt là các dự án hạng A tạm dừng hoặc chờ thi công trong thời gian dài.

Giá thuê toàn thị trường dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng, nhờ vào nhu cầu cao trên thị trường và chất lượng cao hơn của các dự án tương lai. Nhu cầu thuê mới cũng gia tăng trong khi nhu cầu chuyển và mở rộng văn phòng vẫn chiếm đa số trên thị trường.

Theo Trí Thức Trẻ

 

Bao giờ thì bất động sản thoát khỏi cách kinh doanh truyền thống với các cách thức cổ điển như tổ chức sự kiện, phát tờ rơi...

 

Kinh tế chia sẻ không chỉ diễn ra với Uber-Grab lấn sân taxi truyền thống mà cả ở kinh doanh bất động sản, các ứng dụng kết nối mới sử dụng BigData tương tự công nghệ "đi chung xe" hay những điều trước đây chỉ xuất hiện trong phim viễn tưởng thì nay đã dần trở thành hiện thực.

Trên thị trường nhà đất đã có một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ thực tế ảo để giới thiệu nhà mẫu đến khách hàng.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng không riêng nghề môi giới bất động sản mà toàn ngành bất động sản cần phải lưu ý đến sự biến đổi nhanh chóng do cuộc cách mạng công nghệ tác động đến ngành nghề, kỹ năng và cả hình thái doanh nghiệp bất động sản.

Doanh nghiệp càng tích cực tiếp cận và ứng dụng nhiều thành tựu mới thì sẽ giành được thêm lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

Tại Hội thảo "Ứng dụng công nghệ 4.0 trong môi giới và đầu tư Bất động sản" diễn ra mới đây – ông Trần Ngọc Anh, sáng lập Mạng lưới môi giới Bất động sản MGI Global đưa ra dẫn chứng "Airbnb đặt mục tiêu thu hút hơn 100 triệu lượt ở vào năm 2017 trong khi chỉ chi khoảng 23,5 triệu đô cho quảng cáo, trong khi chuỗi khách sạn Hilton đặt mục tiêu thu hút hơn 140 triệu lượt ở với ngân sách quảng cáo đạt mức 188 triệu đô la. Điều đáng nói, Airbnb chỉ là một ứng dụng thông minh và không sở hữu bất kỳ tài sản khổng lồ nào như Hilton"

Mới đây, MGI cùng nhiều ứng dụng kết nối mạng lưới môi giới bất động sản đã tái khởi động trở lại sau thời gian im ắng.

Một trong những nỗ lực tái khởi động của các Start-up trẻ trong lĩnh vực bất động sản là đưa mô hình thực tế ảo vào các dự án, giúp người mua biết được căn hộ của mình ở tầng này sẽ được trông như thế nào, thậm chí khách hàng còn xem được tầm nhìn từ các cửa sổ, ban công căn hộ.

Làm bất động sản thời 4.0: Dùng VR để giới thiệu nhà mẫu, bắt mạch khách hàng từ các comment, mở bán nhà bằng livestream... - Ảnh 1.

Khách hàng với công nghệ mới có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh dự án ở đa dạng góc nhìn để thấy toàn bộ dự án, chi tiết nội thất, màu sơn nhà mẫu, video dưới dạng 360 độ kèm âm thanh, lời thuyết minh phù hợp.

Các hình ảnh, video sẽ làm nổi bật vị trí và tầm nhìn của dự án, không gian sống, tạo cảm giác hài lòng, thỏa mãn cho người xem.

Dự đoán từ các chuyên gia, phân tích hành vi khách hàng trong BĐS đã tiến rất nhanh và đang bắt kịp tương tự các kỹ thuật phân tích trong ngành hàng tiêu dùng.

Điều mà gần đây, P&G vừa hoàn tất một hệ thống gọi là "bắt mạch khách hàng", sử dụng phương pháp phân tích Bayes để quét qua tất cả những nhận xét, phản hồi của khách hàng, phân loại chúng theo từng nhãn hàng và gửi kết quả đến những cá nhân liên quan, trong đó có Robert - CEO của P&G.

Hệ thống này giúp P&G cập nhật và phản hồi nhận xét của khách hàng theo thời gian thực, bởi nếu khách hàng đăng nhận xét trên blog của họ mà bạn không phản hồi ngay lập tức, hoặc tệ hơn là bạn không hề hay biết, thì đến khi vụ việc trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ trở tay không kịp. Hệ thống này còn hỗ trợ việc liên tục cải tiến hoạt động.

Công nghệ Livestream đã góp phần kết nối các điểm cầu cho việc mở bán các dự án trong ngành BĐS và cũng "nuôi sống" nhiều Start-up trong lĩnh vực công nghệ

Theo ghi nhận, giai đoạn đầu tiên của các ứng dụng BĐS sẽ kết nối các chủ đầu tư và mạng lưới nhà môi giới hiện nay, số liệu mà Mạng lưới môi giới MGI chia sẻ là trên 15.000 nhà môi giới.

Để giữ chân các nhà môi giới chuyên và cả không chuyên, các chính sách hấp dẫn được đưa ra như "hoa hồng giới thiệu người bán, hoa hồng giới thiệu người mua, hoa hồng hỗ trợ giao dịch, hoa hồng phát triển mạng lưới", hiệu quả thực tế như thế nào vẫn là câu hỏi lớn.

Đến nay, thị trường BĐS đã áp dụng các tiến bộ mới của công nghệ thông tin, thực tế ảo, tận dụng lợi thế thông qua các trang mạng xã hội để thực hiện các hoạt động kinh doanh, quảng bá, giới thiệu dự án, sản phẩm đến khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng và đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động kinh doanh BĐS...

Tuy nhiên, phổ biến vẫn là kinh doanh BĐS với các cách thức như tổ chức sự kiện, phát tờ rơi... nhiều Start-up đang nỗ lực để trả lời câu hỏi: "Bao giờ thì bất động sản thoát khỏi cách kinh doanh truyền thống"?

Bối cảnh thị trường bất động sản TP. HCM trong hơn 5 tháng đầu năm 2018 đang có biểu hiện sụt giảm mạnh, theo số liệu từ Hiệp hội BĐS TP.HCM – HoREA, tổng số căn nhà đưa ra thị trường là 9.174 căn (gồm có 8.690 căn hộ chung cư và 484 căn nhà thấp tầng), giảm 44,5% so với 16.506 căn cùng kỳ năm 2017, trong đó, đáng chú ý, phân khúc căn hộ bình dân giảm mạnh đến 69,7% so với 6.206 căn cùng kỳ năm 2017.

Những mô hình xây dựng dựa trên nền tảng Công nghệ 4.0 được nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ giúp giải quyết bài toán khó trong ngành phân phối bất động sản, tối ưu hoá nguồn lực vận hành quy trình phân phối bất động sản hiện nay.

Nguyễn Việt Hùng

Theo Trí Thức Trẻ

Các chỉ số chứng khoán khu vực như Nikkei, Shanghai, Kospi, HSI đồng loạt giảm điểm trong phiên sáng nay. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có phiên giảm điểm với tác động chính đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
 
 

Sau phiên giảm mạnh ngày hôm qua, thị trường tiếp tục mở cửa với tâm lý dè chừng của nhà đầu tư trong phiên sáng nay. Theo ghi nhận, khớp lệnh trên toàn thị trường trong phiên ATO chỉ đạt hơn 77 tỷ đồng. Các chỉ số chứng khoán khu vực như Nikkei, Kospi, Shanghai, HSI...đều đang giao dịch ở mức giá đỏ thể hiện sự lo âu về chiến tranh thương mại tiếp tục lan tỏa trên diện rộng.

Tính đến thời điểm 9h55', VN-Index giảm 3,22 điểm (0,34%) còn 943,93 điểm; HNX-Index tăng 0,55 điểm (0,53%) lên 103,31 điểm trong khi Upcom-Index cũng tăng 0,01 điểm lên 50,85 điểm. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường thậm chí còn chưa đạt mức 500 tỷ đồng. Số mã giảm không thực sự áp đảo số mã tăng, tuy nhiên sự giảm giá lại tập trung chủ yếu ở những mã có vốn hóa lớn.

VIC, VNM và GAS là những cổ phiếu tác động tới chỉ số nhiều nhất. Theo sau đó là nhóm ngân hàng với CTG, TCB, VCB, BID đồng loạt giảm giá. Những bluechips khác như SAB, ROS, NVL cũng giảm điểm. Cổ phiếu YEG của Yeah1 có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp, ANV của Navico cũng giảm sàn, 2 cổ phiếu này đã giảm 20% giá trị chỉ trong vài phiên gần đây.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của những ngân hàng bé hơn như VPB, MBB, HDB, STB đang là động lực để giúp VN-Index không giảm quá sâu. 

Trên sàn HNX, những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất như ACB, VCS, VGC, PVS đồng loạt tăng giá trong phiên sáng nay giúp chỉ số có sự phục hồi đáng kể.

 

Bức tranh kinh tế Việt Nam quý đầu tiên năm 2018 có nhiều điểm sáng với tăng trưởng GDP đạt gần 7,08% - mức cao nhất 8 năm qua.

 

Số liệu tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018 được tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 8 năm qua, tăng trưởng tín dụng ở mức 6,35%. Sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa đều tăng trưởng...

 [Infographic] Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm qua các chỉ số - Ảnh 1.

Theo Nam Anh - Designer: Liên Hương

Người đồng hành

Mặc dù thị trường có dừng đà giảm ở phiên cuối tuần nhưng các chuyên gia vẫn tỏ ra bi quan về diễn biến ngắn hạn...

Nguy cơ thị trường điều chỉnh thêm trong tuần tới được các chuyên gia đánh giá cao hơn. Các căn cứ đưa ra không mới nhưng vẫn rất quan trọng: Đó là thanh khoản rất yếu. Nhà đầu tư vẫn rất thờ ơ trước các cơ hội bắt đáy cho thấy vùng giá hiện tại chưa đủ hấp dẫn.

Đánh giá về các thông tin hỗ trợ mới, như số liệu kinh tế vĩ mô và một số thông tin sớm liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chuyên gia đưa ra những nhận xét khác nhau. Quan điểm thận trọng cho rằng các thông tin này tuy đã được biết nhưng vẫn không giúp thị trường có được phản ứng tốt hơn những gì thể hiện trong ngày cuối tuần. Dòng vốn ngoại vẫn đang bán ròng nên rủi ro của thị trường vẫn cao.

Quan điểm lạc quan hơn cho rằng trong bối cảnh trống vắng thông tin như vừa qua thì việc thị trường hướng tới kết quả kinh doanh quý 2 là điều có thể trông đợi. Tuy nhiên hiệu ứng phân hóa ở cổ phiếu sẽ rất mạnh mẽ.

Với quan điểm chủ đạo là thận trọng, các chuyên gia thực hiện thu gọn danh mục cổ phiếu rất đáng kể hoặc đứng ngoài thị trường.

Xu thế dòng tiền: Đà giảm vẫn còn? - Ảnh 1.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Chứng khoán Việt Nam đã thêm tuần thứ ba sụt giảm liên tục với cường độ mạnh đã diễn ra và có thể đổ lỗi cho nhiều nguyên nhân như tuần trước anh chị đã trao đổi. Phiên cuối tuần thị trường đã ổn định lại một chút. Về mặt kỹ thuật, anh chị có thay đổi kịch bản của mình không, liệu thị trường có nguy cơ điều chỉnh thêm nữa không?

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Theo quan điểm của tôi cho rằng, thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn với mốc hỗ trợ đang lưu ý nằm tại 900-930 điểm. Tuy nhiên, đà giảm của thị trường có thể sẽ diễn ra theo kịch bản giằng co, zigzag đi xuống chứ không giảm sốc như các nhịp giảm trước đó.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Nếu theo dõi các phiên gần đây, chúng ta có thể thấy thị trường vẫn đang giao dịch rất yếu. Về mặt kỹ thuật, trong kịch bản tích cực tôi cho rằng thị trường vẫn sẽ dao động side way trong vùng 930-1.030 điểm.

Tuy nhiên, nếu thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục mất hút kèm theo tác động tiêu cực từ thị trường khu vực và thế giới, thì VN-Index có thể điều chỉnh về mức tiêu cực hơn, trước mắt là 916 điểm và có thể giảm sâu hơn về thấp hơn 900 điểm.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên Cứu Phân Tích, Chứng khoán Vietinbank

Dựa trên phân tích kỹ thuật, chúng tôi quan ngại rằng thị trườngtrong ngắn và trung hạn vẫn khá tiêu cực khi mà các đường MA9, MA50 & MA100 vẫn tiếp tục đi xuống trong bối cảnh các chỉ báo kỹ thuật khác đều chưa cho thấy sự cải thiện mang tính tích cực đáng kể và VN30 đã lại một lần nữa xuyên thủng mức 980 điểm của đường MA200.

Bên cạnh đó, với việc dải Bollinger duy trì xu hướng đi ngang với hai đường biên ổn định, chúng tôi vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm cho rằng thị trường trong tháng 7 sẽ chủ yếu đi ngang tích lũy quanh vùng điểm 935 - 975 điểm xen kẽ các phiên điều chỉnh nhẹ.

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Thị trường tuần từ 25/6 đến 29 /6 đã có diễn biến khá tiêu cực khi bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán quốc tế. Với việc đầu tuần thị trường mở cửa ở ngưỡng 997 điểm, được nâng đỡ bởi đường MA 200 thì đến cuối tuần thị trường đã xuyên thủ đường MA 200 và đóng cử ở ngưỡng 960 điểm. Đường MA 10 ngày cắt xuống dưới đường MA 200 ngày cho thấy nhiều khả năng diễn biến trong ngắn hạn vẫn là tiêu cực.

Tuy nhiên với việc giao dịch với mức thanh khoản thấp từ 3000 đến 4000 tỷ/phiên nhưng thị trường đã không còn hiện tượng giảm mạnh cho thấy nhiều khả năng thị trường sẽ đi vào trạng thái tích lũy trong thời gian tới.

Xu thế dòng tiền: Đà giảm vẫn còn? - Ảnh 2.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Phiên cuối tuần phục hồi đang được cho là nhờ hiệu ứng kéo NAV của các quỹ. Mặc dù vậy thanh khoản vẫn thể hiện rõ ràng về sự thờ ơ của nhà đầu tư. Có quan điểm lo ngại về hiệu ứng ngược sẽ diễn ra sau khi hoạt động này kết thúc, quan điểm của anh chị thế nào?

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Thông thường, động thái kéo NAV, tôi chỉ đánh giá cao vào 2 đợt, đó là kỳ chốt NAV toàn cầu của Rothschild vào tháng 10 và kỳ chốt báo cáo tài chính năm vào tháng 12. Còn động thái chốt NAV tháng 6 thường không có nhiều tác động tích cực.

Nếu quan sát chúng ta có thể thấy VN-Index chỉ hồi phục nhờ vài nhân tố lẻ loi ở cổ phiếu trụ. Do đó, xu hướng chung tiếp theo của thị trường không bị tác động từ hoạt động chốt NAV này.

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Theo tôi rất khó để nói thị trường phiên cuối tuần phục hồi do hoạt động kéo NAV của các quỹ. Thị trường phiên cuối tuần phục hồi phần lới do cá diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán châu Á, tỷ giá đã có dấu hiệu ổn định, giá dầu phục hồi đã có tác động tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Ngoài ra việc các thông tin tích cực về tốc độ tăng trưởng GDP, các thông tin tích cực về lợi nhuận của nhóm ngân hàng sẽ có tác dụng nâng đỡ thị trường và rất khó để thị trường tiếp tục sụt giảm mạnh.

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Thực tế trong tuần qua, dù giảm điểm nhưng diễn biến thị trường đã được hỗ trợ khá nhiều từ hiệu ứng chốt NAV của các quỹ. Sau khi yếu tố hỗ trợ này qua đi thì tôi cho rằng thị trường sẽ càng khó khăn hơn trong việc tạo ra nỗ lực tăng điểm trở lại trong ngắn hạn.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

Việc dòng tiền từ các nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá thờ ơ kể cả khi thị trường đã trải qua các đợt điều chỉnh sâu và liên tục khiến nhiều mã cổ phiếu đang được giao dịch ở thị giá khá hấp dẫn trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm được đánh giá là rất tích cực là điều khá dễ hiểu.

Nguyên nhân chính khiến cho thanh khoản trên thị trường đang rất kém là do đại bộ phận các nhà đầu tư đều nhận định rằng kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán đã không còn dễ dàng như trước đây nữa và do đó khiến thị trường càng trở nên kém hấp dẫn hơn, đặc biệt là khi so sánh với thị trường chứng khoán phái sinh.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là do sự biến động bất thường và khó lường của thị trường từ cuối tháng tư đến nay khi chỉ số VN-Index có thể tăng giảm tới gần 80 điểm chỉ trong hai phiên giao dịch cũng khiến cho một phần lớn các nhà đầu tư lựa chọn giải pháp đứng ngoài thị trường nhằm bảo toàn vốn.

Xu thế dòng tiền: Đà giảm vẫn còn? - Ảnh 3.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Kết thúc tháng 6 cũng là lúc các thông tin vĩ mô khá tích cực xuất hiện. Xen kẽ là những con số ước tính lợi nhuận 6 tháng của doanh nghiệp. Tuy vậy thị trường cũng không tỏ ra hào hứng nhiều. Anh chị có đánh giá cao các thông tin hỗ trợ mới này không, anh chị có kỳ vọng yếu tố hỗ trợ nào tốt hơn?

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Việc GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,08% cao nhất trong 8 năm, suất siêu 6 tháng đầu năm ước đạt 2,71 tỷ USD cho thấy nên kinh tế đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ. Đây là những thông tin vĩ mô hết sức tích cực để dòng tiền có thể quay lại thị trường sau 1 khoảng thời gian dài trống thông tin.

Sắp tới sẽ là khoảng thời gian các doạnh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 2 cũng như tổng kết 6 tháng đầu năm, đây sẽ là yếu tố tác động rất lớn đến thị trường.

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Hiện tại tôi thấy rằng các yếu tố bất lợi đang nhiều hơn so với các thông tin hỗ trợ cho thị trường. Các thông tin vĩ mô liên tục được công bố với chiều hướng tích cực nhưng thị trường dường như đã phản ánh yếu tố này vào giai đoạn tăng trưởng mạnh trước đó.

Còn thông tin về triển vọng lợi nhuận nửa đầu năm của doanh nghiệp sẽ bắt đầu được hé lộ dần từ tuần tới có thể cũng sẽ chỉ tạo ra được sự hỗ trợ mang tính cục bộ với sự phân hóa theo kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.

 

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

Tuy tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong 6 tháng đầu năm là rất tích cực đi kèm với con số ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp được cải thiện một cách khá đáng kể nhưng những thông tin hỗ trợ này vẫn chưa tạo được động lực cần thiết nhằm việc thu hút dòng tiền trở lại trong bối cảnh đại bộ phận tâm lý nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra khá tiêu cực và khối ngoại vẫn chưa dừng hoàn toàn động thái bán ròng.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc dòng tiền đang có xu hướng rút ra khỏi các thị trường mới nổi và vấn đề căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đạt được sự thỏa thuận cùng có lợi cho cả đôi bên trong thời gian sắp tới sẽ là động lực chính giúp thu hút dòng tiền trở lại mạnh mẽ trên thị trường.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Hiện nay, quan sát thị trường chúng ta có thể thấy dòng tiền dường như đang không có hào hứng bắt đáy, mà vẫn đang hoàn toàn đứng ngoài thị trường. Bằng chứng là thanh khoản thị trường vẫn đang rất thấp.

Điều này cho thấy, các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi 1 đợt điều chỉnh mạnh để đưa thị trường về vùng hấp dẫn hơn, bởi thị trường khu vực và thế giới vẫn đang biến động khá tiêu cực trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Trong kịch bản lạc quan mà tôi đưa ra ở trên, thị trường biến động trong vùng 930-1.030 điểm thì thanh khoản vẫn ở mức thấp, và dòng tiền sẽ phân hóa vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 2 tốt.

Xu thế dòng tiền: Đà giảm vẫn còn? - Ảnh 4.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Tuần trước dù có ưu tiên giao dịch ngắn hạn nhưng thực tế là rất ít cổ phiếu có lãi được trong vòng T3. Anh chị có thực hiện giao dịch mới không?

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi đứng ngoài thị trường trong tuần qua. Hiện tại tôi chỉ duy trì tỷ trọng danh mục tổng của mình ở mức 15% cổ phiếu cho các vị thế trung hạn.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

Mặc dù không tiến hành giao dịch thêm trong tuần vừa qua nhưng chúng tôi vẫn khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn xem xét giải ngân vào nhóm cổ phiếu ngân hàng mà tiêu biểu là VPB, VCB, CTG…với kỳ vọng lợi nhuận "khủng" trong quý 2.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Với việc thị trường đang diễn biến theo hướng tiêu cực hơn nên tôi tạm thời ngưng giao dịch và quan sát, nếu thị trường diễn biến tích cực hơn, tôi sẽ ưu tiên dòng cổ phiếu midcap và ngân hàng khi có nhịp điều chỉnh mạnh.

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Với thị trường hiên tại thì đây là dịp để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục của mình, lọc ra các cổ phiếú tốt có chất lượng. Ưu tiên lúc này là hạ bới tỉ trọng cổ phiếu. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tạm đứng ngoài thị trường trong giai đoạn này. Tỷ trọng nhà đầu tư có thể giữ ở mức 30% cổ phiếu, 70% tiền mặt.

Vneconomy

Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang dần nóng lên trước những đòn “ăn miếng trả miếng” của cả hai bên. Hãy cùng điểm qua những tác động của trận “so găng” giữa hai cường quốc kinh tế này đến thế giới công nghệ.

Những tác động đến lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc

Một trong những đốm lửa nhỏ ở rìa cuộc chiến thương mại Trung Mỹ là câu chuyện ZTE – công ty viễn thông lớn của Trung Quốc – gặp rắc rối với chính quyền Mỹ.

Thế giới công nghệ trước cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ - Ảnh 1.

ZTE nhận lệnh cấm tại Mỹ khiến mối quan hệ thuong mại Mỹ - Trung căng thẳng - Ảnh: industryweek

Trong khi hoạt động kinh doanh của ZTE lệ thuộc nhiều vào các công ty công nghệ Mỹ như Qualcomm thì việc ban hành lệnh cấm vận công nghệ đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ZTE – công ty tỷ đô sử dụng hàng chục nghìn nhân công Trung Quốc.Sau khi ZTE thừa nhận đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Triều Tiên, thì chính phủ Mỹ đã ban lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với tập đoàn này.

Ngay sau đó việc đối thoại tích cực giữa hai chính phủ Trung – Mỹ kèm theo những động thái đảm bảo sự hợp tác của Trung Quốc xung quanh vấn đề Triều Tiên đã góp phần xoa dịu vấn đề. Tổng thống Trump đã hứa sẽ “mở đường sống” cho ZTE và thay thế bằng một biện pháp trừng phạt khác.

Dù vụ việc đang dần bớt căng thẳng hơn, thế nhưng qua đó cho thấy việc lệ thuộc công nghệ lẫn nhau giữa các công ty có thể khiến công ty của nước này trở thành “con tin” dễ bắt chẹt của nước khác khi cuộc chiến thương mại nổ ra.

Có những điểm cốt lõi thể hiện rằng Trung Quốc sẽ thiệt thòi hơn trong cuộc chiến thương mại này nếu nó thực sự diễn ra.

Các công ty công nghệ Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc đã và đang chịu áp lực từ chính quyền Donald Trump để chuyển việc sản xuất kinh doanh trở về Mỹ nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người dân Mỹ. Đây cũng chính là một trong những điều mà ông Trump đã hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Rõ ràng là ông Trump không hề quên và đang nỗ lực hiện thực nó theo kiểu mang đến một chính sách bảo hộ mới với ưu tiên quyền lợi nước Mỹ đặt lên hàng đầu.

Một trong những ví dụ được các nhà phân tích chỉ ra là Apple. Nguồn cung linh kiện của điện thoại iPhone đến từ nhiều công ty Hàn Quốc như Samsung, SK Hynix. Các thành phần được lắp ráp thành iPhone bởi công ty Đài Loan Foxconn. Hầu hết quá trình lắp ráp iPhone diễn ra tại Trung Quốc.

Và theo báo cáo của tờ China Daily vào cuối năm ngoái, dữ liệu cho thấy rằng gần một nửa iPhone được sản xuất tại nhà máy Foxconn đặt tại Trung Quốc với 94 dây chuyền sản xuất cùng 350.000 công nhân. Thế nên, nếu Apple và Foxconn dời dây chuyền sản xuất của họ đến Mỹ, thì kết quả là sẽ có nhiều công nhân Trung Quốc bị thất nghiệp.

Vào tháng Giêng năm nay, Apple thông báo về việc đầu tư để hỗ trợ kinh tế Mỹ - dự báo rằng công ty sẽ đống góp 350 tỷ USD vào kinh tế trong nước và tạo ra hơn 20.000 việc làm mới trong 5 năm tới, đồng thời cũng hỗ trợ cải tiến công nghệ cho các nhà sản xuất nội địa.

Giới phân tích cũng cho rằng, chính quyền của Trump sẽ tiếp tục đề ra các ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác để thúc đẩy nhiều công ty công nghệ Mỹ đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trở về trong nước.

Về lý thuyết, động thái này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong khi thuế nhập khẩu có thể tiếp tục gây áp lực lớn lên Trung Quốc. Điều này có thể tác động đáng kể đến Trung Quốc, dù không quá khổng lồ nhưng cũng đủ để Trump có thể lớn tiếng hơn trên bàn đàm phán.

Nỗi lo bị phản đòn

Tiếp tục với câu chuyện của Apple. Tháng trước, CEO Tim Cook của tập đoàn này đã có chuyến thăm phòng Bầu dục để thông báo đến tổng thống Trump về việc đối thoại cứng rắn với Trung Quốc có thể đe dọa vị thế của Apple tại quốc gia châu Á này.

Thế giới công nghệ trước cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ - Ảnh 2.

Steve Jobs đã làm được nhiều thứ cho Apple tại thị trường Trung Quốc - Ảnh: New York Times

Dưới thời Tim Cook, việc kinh doanh của Apple tại Trung Quốc đã trở thành một đế chế thực thụ với doanh thu hằng năm lên đến 50 tỷ USD – gần bằng 1/4 doanh thu toàn cầu của hãng. Tim Cook đạt được điều này trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt việc quản lý Internet và xua đuổi các công ty công nghệ khác của Mỹ.Trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, Apple sẽ có nhiều thứ để mất. Hơn 41 cửa hàng cùng hàng triệu iPhone đã được bán ra tại Trung Quốc, một sự thành công không tưởng đối với những công ty Mỹ khác.

Giờ đây, khi chính quyền Trump đang bàn thảo về việc tiếp tục áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sau khi đã áp thuế 20% đối với 50 tỷ USD hàng hóa của đất nước tỷ dân thì Trung Quốc đang đe dọa trả đũa. Khi đó Apple bị kẹt ở giữa.

Apple lo sợ chính phủ Trung Quốc có thể gây áp lực để làm chậm trễ các chuỗi cung ứng của mình cũng như tăng cường giám sát các sản phẩm của hãng được lắp ráp tại đây với lý do an ninh quốc gia. Như trường hợp Reuters từng ghi nhận về việc những chiếc xe Ford phải đối mặt với sự chậm trễ tại các cảng Trung Quốc.

Hãng Quả táo cũng có thêm lo ngại về việc có thể phải đối mặt với những vấn đề pháp lý tương tự như cách chính quyền Washington khiến cho Huawei gặp khó trong việc bán điện thoại và thiết bị viễn thông tại Mỹ.

Và Apple cũng chỉ là một trong những đại diện tiêu biểu cho nhiều công ty công nghệ Mỹ đứng trước nỗi lo dính đòn "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

Mỹ hạn chế tiếp nhận vốn đầu tư công nghệ từ Trung Quốc

Không chỉ làm tổn thương Trung Quốc, cuộc chiến thương mại do tổng thống Trump đề ra có thể ảnh hưởng đến các công ty công nghệ tại Mỹ. Chính quyền của ông Trump không chỉ đề ra việc di chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh về Mỹ mà còn nỗ lực ngăn chặn các công ty Trung Quốc thâm nhập vào giới công nghệ Mỹ.

Để lập luận cho việc hạn chế đầu tư của Trung Quốc, chính quyền Mỹ cho rằng việc đầu tư sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ. Và công nghệ mới thu thập được sẽ mang đến lợi ích về kinh tế lẫn quân sự cho Trung Quốc.

Trước đây, dấu chân của các nhà đầu tư công nghệ đến từ Trung Quốc tại Mỹ rất nhỏ: 9,9 tỷ USD năm 2015, 15 tỷ USD năm 2016 và 13 tỷ USD năm 2017. Con số đầu tư năm 2017 có thể còn giảm sâu hơn nếu không có vụ đầu tư 8 tỷ USD vào Uber của Tencent thông qua liên doanh với SoftBank (Nhật).

Nguyên nhân của sự sụt giảm đến từ việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt các gói tín dụng tạo thuận lợi cho các thương vụ đầu tư công nghệ, và các công ty Trung Quốc đã cảnh giác rằng việc đầu tư vào công nghệ có thể thu hút sự chú ý của chính phủ Mỹ.

Việc hạn chế xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Trung Quốc không hề mới. Chính phủ Mỹ đã cố gắng kiểm duyệt các công nghệ được xem là quan trọng và nhạy cảm trong nhiều năm qua.

Dưới thời tổng thống Obama, các nhà sản xuất chip như Intel và Nvidia không được phép bán các loại chip với các ứng dụng quân sự, siêu máy tính hay bảo mật. Và các công ty công nghệ Mỹ cũng không xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc. Con số này chỉ đạt dưới 30 tỷ USD trong tổng số hơn 700 tỷ USD giao dịch thương mại với Trung Quốc năm 2017 bao gồm hàng hóa và dịch vụ.

Ngoài ra, hầu hết các công ty công nghệ Mỹ bán hàng ở Trung Quốc thì không được xem như hàng Mỹ xuất khẩu vì các sản phẩm này không được làm ra ở Mỹ.

Ví dụ như iPhone được xem như sản phẩm Mỹ được bán ở Trung Quốc nhưng không phải hàng Mỹ xuất sang Trung Quốc vì những chiếc điện thoại này hầu hết được lắp ráp tại Trung Quốc. Do đó, chính sách hạn chế công ty công nghệ Mỹ buôn bán với Trung Quốc thực tế không mấy hiệu quả. Bởi vì chuỗi cung ứng toàn cầu của những công ty này đã trở nên quá phổ biến.

Mặt khác thì việc hạn chế xuất khẩu này sẽ càng khiên các công ty Mỹ thu hẹp việc sản xuất trong nước để tiến hành việc sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn nhằm tránh khỏi những rủi ro của chính sách hạn chế xuất khẩu.

Ở góc nhìn khác, số tiền đầu tư đến từ Trung Quốc là rất nhỏ và số lượng công ty bị ảnh hưởng do chính sách thắt chặt đầu tư từ Trung Quốc là rất ít.

Thế nhưng, điều này sẽ gây ấn tượng không tốt cho giới đầu tư - rằng Mỹ đang ngày càng không mở cửa cho doanh nghiệp - và rồi các công ty khởi nghiệp tại Mỹ sẽ khó tìm được nguồn vốn để phát triển.

Trong khi Trung Quốc đang nỗ lực nhiều để nghiên cứu các công nghệ của tương lai như trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, robot... những động thái trái chiều này có thể thay đổi cán cân về công nghệ trong tương lai.

Thảo Trần

ICTNews

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc tăng tỷ giá trong những ngày gần đây không phải là hiện tượng nhất thời kéo dài trong một vài ngày mà có thể kéo dài trong cả năm 2018. Từ nay đến cuối năm, hiện tượng tăng tỷ giá sẽ được lặp lại nhiều hơn.

Nguyên nhân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây đã tăng lãi suất lên mức 1,75% - 2%. Việc FED tăng lãi suất lập tức đã khiến giá trị của đồng USD tăng, đồng thời làm tăng áp lực lên tỷ giá tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Cơ quan này dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ngoài nguyên nhân vĩ mô còn có nguyên nhân do nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm rất khả quan, với GDP ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.

Ông Hiếu phân tích, khi GDP tăng cao như vậy sẽ có hiện tượng làm tăng lạm phát, khi lạm phát tăng sẽ gây áp lực tăng lên tỷ giá. Giá trị của tiền đồng suy giảm thì tỷ giá của tiền đồng đối với USD sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 có dấu hiệu nhập siêu. Từ nay đến cuối năm nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì nhu cầu của USD tăng lên từ đó gây nên áp lực tăng tỷ giá.

Tỷ giá tăng: Bất lợi cho nhập khẩu, khó khăn cho kiểm soát lạm phát

Chuyên gia này nhận định, 6 tháng còn lại của năm 2018, tỷ giá có xu hướng tăng lên, dự báo mức tăng từ 1%-3% so với đầu năm. Nếu tỷ giá tăng thêm 1% là chuyện bình thường và có tác dụng hỗ trợ cho xuất khẩu. Nếu tăng đến 3% thì vẫn ở trong biên độ biến động mà Ngân hàng Nhà nước có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, tỷ giá liên tục tăng cao là tín hiệu không mấy khả quan, nhất là vào nửa cuối năm, nhu cầu sử dụng USD tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất-kinh doanh, nhất là việc xuất nhập khẩu hàng hóa, bởi giá USD tăng sẽ gây ảnh hưởng đến giá xăng dầu, chi phí vận tải. Giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo trong khi phần lớn doanh nghiệp đang phải nhập khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ càng chịu ảnh hưởng khi phải tăng chi phí kinh doanh…

"Tỷ giá tăng không có lợi cho việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ kéo theo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo như, xăng dầu, điện nước, giá y tế, giáo dục... Như vậy, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát", TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định./.

 

Theo Chung Thuỷ (VOV)

Làn sóng Nam Tiến của các nhà đầu tư Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua tại nhiều thị trường như Bình Dương, Đồng Nai và đặc biệt là TP.HCM.

 

 

Doanh nghiệp BĐS phía Bắc thâu tóm quỹ đất chuẩn bị đầu tư nhiều dự án lớn tại TP.HCM
 
 

Sáng nay (29/6), Công ty Văn Phú – Invest (HOSE: VPI) đã chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM với giá tham chiếu là 43.500 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày đầu tiên là 20%. VPI trước đó đã niêm yết trên HNX từ cuối năm 2017 với giá khởi điểm là 27.600 đồng/cổ phiếu và đã có mức tăng trưởng khá tốt.

Ông Tô Như Toàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Văn Phú – Invest cho rằng việc chuyển niêm yết của mã chứng khoán VPI tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với cơ hội thanh khoản cổ phiếu tốt hơn, khả năng huy động vốn tốt hơn cho nhiều dự án mới tại đây, đáp ứng quy định công bố thông tin và chuẩn mực quản trị điều hành nghiêm ngặt hơn.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nhìn nhận rằng việc Văn Phú – Invest chuyển sàn niêm yết cho thấy doanh nghiệp này cũng như nhiều đơn vị khác trước đây đang thực hiện mạnh mẽ chiến lược Nam tiến. TP.HCM luôn được đánh giá là một trong những khu vực phát triển nhanh của cả nước, đang trở thành điểm đến của nhiều dòng vốn trong và ngoài nước.

Theo chia sẻ của lãnh đạo công ty này, trong khoảng 3-5 năm tới, VPI vẫn có đủ quỹ đất để phát triển tại TP.HCM. Trong chiến lược Nam tiến của mình, theo ông Toàn, VPI sẽ tiếp tục bắt tay với nhiều đơn vị có quỹ đất tốt khác để hợp tác hoặc thâu tóm 100%. Được biết, tại TP.HCM, Văn Phú hiện sở hữu nhiều khu đất vàng tại các quận 1, quận 3, quận 10, Bình Thạnh... với diện tích lên đến 3,2ha. Văn Phú cho biết sẽ phát triển các dự án cao cấp tại những khu đất này trong thời gian tới.

 Doanh nghiệp BĐS phía Bắc thâu tóm quỹ đất chuẩn bị đầu tư nhiều dự án lớn tại TP.HCM - Ảnh 1.
 

Văn Phú chính thức Nam tiến khi ã chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Trước Văn Phú, có thể thấy làn sóng Nam Tiến của các nhà đầu tư Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua tại nhiều thị trường như Bình Dương, Đồng Nai và đặc biệt là TP.HCM.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng TP.HCM là một đô thị trẻ, sôi động với các loại hình dịch vụ thương mại phát triển mạnh mẽ. Khí hậu khu vực này cũng khá dễ chịu, dân số và quy mô đô thị lớn. Hơn nữa, thị trường bất động sản ở TP.HCM đang diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, đón nhận một lượng lớn người mua nhà từ các tỉnh, thành phía Bắc.

Còn nhớ, hồi giữa năm 2017 Sunshine Group, một đại gia bất động sản mới nổi ở phía Bắc, hiện đang triển khai xây dựng nhiều dự án cao cấp ở Hà Nội đã tuyên bố sẽ đầu tư một khu phức hợp hiện đại tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, dự án Sunshine Sky Garden sẽ là một tòa tháp đôi cao 36 tầng có tầm nhìn trực diện về phía quận 1, với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2017, thị trường TP.HCM cũng đón nhận thông tin "chúa đảo" Tuần Châu Đào Hồng Tuyển, cũng là một đại gia địa ốc từ phía Bắc lên kế hoạch lớn đầu tư một thành phố mới Sài Gòn ở Củ Chi. Theo đề xuất của Tuần Châu, siêu dự án này có quy mô lên tới 15.000ha, tổng kinh phí đầu tư 65.000 tỷ đồng, triển khai trong 4 năm.

Song song đó... một gương mặt mới nổi khác đến từ Hà Nội là Công ty CP Quốc Lộc Phát vừa tiến hành ký kết hợp tác đầu tư với các đối tác để triển khai dự án Khu phức hợp Sóng Việt (vừa được đổi tên mới là The Metropole Thủ Thiêm ) tại khu chức năng số 1 trong Thủ Thiêm hơn 7.200 tỷ đồng, đã chính thức được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty CP Quốc Lộc Phát có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, địa chỉ trụ sở chính tại số 19, đường 31B, khu phố 5, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Quang Hưng, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Mới đây nhất, theo tìm hiểu, một nhóm gồm 3 nhà đầu tư BĐS lớn tại Hà Nội cũng đã bắt tay nhau thâu tóm một quỹ đất ngay trung tâm quận 1. Theo kế hoạch, trong đầu năm 2019, các doanh nghiệp này sẽ phát triển bên bờ sông Sài Gòn một dự án gồm 5 block căn hộ chung cư cao cấp, với tầm nhìn trực tiếp về trung tâm bán đảo Thủ Thiêm.

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Ngô Quang Phúc, Giám đốc Phú Đông Group cho rằng từ năm 2014 sự khẳng định năng lực, tiềm lực tài chính và tính cải thiện để thích ứng thị trường của các doanh nghiệp BĐS phía Bắc rất nhanh và đã bắt kịp các đối tác phía Nam. Sự khó khăn của thị trường đã tạo ra tính cạnh tranh gay gắt. Không còn con đường nào khác là các doanh nghiệp phải tự biết cách thay đổi mình để tồn tại và phát triển.

Ông Phúc cũng cho biết thêm trước đây các doanh nghiệp trong Nam được đánh giá là có công nghệ phát triển BĐS tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây, công nghệ và sự chuyên nghiệp trong đầu tư BĐS của các doanh nghiệp phía Bắc được cải thiện rất nhanh cả về chủ đầu tư và mạng lưới sàn phân phối.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phan Công Chánh, chuyên gia phân tích BĐS cá nhân cho rằng TP.HCM là địa phương luôn có mức GDP cao nhất nước, mọi mặt nền kinh tế khá năng động, tốc độ đô thị hoá cao. Kết hợp với đó, TP.HCM thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhiều tỉnh khác được Chính phủ quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, hệ thống cảng biển, sân bay, đến các tuyến đường sắt...

"Về lĩnh vực BĐS, đây cũng là một thị trường năng động và lớn nhất nước, đặc biệt là giá đất cũng được xem là còn "mềm" so với nhiều thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian qua đang xuất hiện xu hướng khách hàng mang tiền đi đầu tư vào các khu vực khác tiềm năng, tỷ suất sinh lợi cao hơn tại Hà Nội và TP.HCM là một lựa chọn tốt nhất. Bởi theo khảo sát của nhiều đơn vị nghiên cứu, hiện các căn hộ cao cấp cho thuê ở trung tâm TP.HCM có tỷ suất sinh lợi hằng năm trên 8% trong khi tại thị trường Hà Nội chỉ dao động mức 2-4,5%.", ông Chánh nói thêm.

Theo Gia Khang (Trí Thức Trẻ)

战略伙伴关系