Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

 

Phân khúc cao cấp chững lại, ngân hàng siết tín dụng cũng là lúc các đại gia bất động sản quay trở lại phân khúc hái ra tiền “nhà giá rẻ”.

Đại gia nhà giá rẻ Mường Thanh vừa công bố mở bán căn hộ với mức giá khoảng 500 triệu đồng tại khu đô thị ở Hà Đông. Các căn hộ có diện tích từ 47-80 m2, tương đương với giá khoảng 500-850 triệu đồng/căn. Đây được coi là mức giá rẻ nhất tại thị trường căn hộ chung cư hiện nay.

Cách đây không lâu, chủ đầu tư Ecopark cũng mở bán thành công căn hộ giá rẻchỉ từ 688 triệu đồng  hướng trực tiếp vào phân khúc khách hàng trẻ độ tuổi 30 tuổi

bds cao cap don dap chao hang don dong tien

Hay như mới đây Tập đoàn FLC cho biết sắp xây dựng 15.000 căn hộ diện tích 25-50m2 với mức giá từ 400 - 500 triệu đồng/căn.

Tại TP.HCM, phân khúc nhà giá rẻ cũng ghi nhận từ các chủ đầu tư như Marina Tower của công ty LDG, Viva Riveside của Công ty Vietcomreal, Dự án Asa Light, Depot Metro Tower của Lucky Land, hay như Citi Home, Citi Soho của Kiến Á, Dự án Hưng Phát Sliver Star của Hưng Lộc Phát hoặc dòng Ehome 3 của Công ty Nam Long, với giá bán khoảng 800 triệu đồng - 1 tỷ đồng diện tích hơn 40-50 m2...

Trước đó tỉnh Bình Dương từng thành công khi cung cấp căn hộ 30m2 có giá chỉ từ 100-150 triệu đồng cho công nhân người lao động.

Của hiếm khó tìm

Thực tế, phân khúc căn hộ giá rẻ trên thị trường hiện nay vẫn được cho là của hiếm. Tại TP.HCM, lượng giao dịch căn hộ có mức giá trên đạt hơn 2.000 căn, tăng trưởng 38% theo năm. Trong khi đó, nguồn cung phân khúc này giảm 8% theo năm, thể hiện tình trạng nguồn cung chưa theo kịp nguồn cầu. Tại Hà Nội, căn hộ giá rẻ chỉ chiếm 33% thị trường.

Không ít người mua nhà phải chấp nhận mức tiền chênh bên ngoài khi mua những căn hộ loại này. Đơn cử tại một dự án tại Hà Đông, những căn hộ giá rẻ có mức giá chênh lên tới 40 triệu đồng, thậm chí có thời điểm lên tới 150 triệu đồng/căn.

Một số giả thiết được đặt ra là do khan hiếm nhà giá rẻ hoặc bởi chủ đầu tư bán căn hộ cho nội bộ. Các đối tượng này không có nhu cầu, sẽ nhờ các nhân viên môi giới bán chênh với giá cao hơn. Điều này càng chứng tỏ, nhà giá rẻ khan hiếm, vì thế, người ta lợi dụng nó để nâng giá.

het thoi vay ngan hang mua nha cho thue

Bên cạnh đó, với chiêu thức quảng cáo nhà giá rẻ nhưng thiếu VAT, phí bảo trì nên mỗi căn hộ ít nhất cũng từ 600 triệu đồng đối với loại nhỏ nhất dưới 50m2. Ngoài ra, chủ yếu các dự án nằm ở vùng ven nhắm đến phân khúc nhà ở giá rẻ vì quỹ đất dồi dào, chi phí đất và chi phí phát triển dự án thấp.

Theo đánh giá của một chủ đầu tư, với tình trạng chính sách, sự hỗ trợ không đủ hấp dẫn, nhà ở giá rẻ sẽ tiếp tục khan hiếm trên thị trường trong thời gian tới.

Nguồn cầu cho căn hộ hạng giá rẻ với giá bán xấp xỉ dưới 900 đô la Mỹ/m2 chủ yếu đến từ giới trẻ. Cơ cấu dân số thế hệ Y (Millennials) chiếm khoảng 40% tổng dân số thành phố và có xu hướng sống độc lập ngày càng cao.

Hơn thế, với vị trí đầu tầu kinh tế của đất nước, TP.HCM và Hà Nội thu hút một lượng lớn người dân chuyển từ các tỉnh và thành phố lân cận là lao động trẻ có trình độ đến sống và làm việc. Đây là nhóm có nhu cầu nhà ở rất lớn.

Nguồn cầu vẫn sẽ được thúc đẩy với dự báo tăng trưởng dân số cao, quy mô hộ gia đình thu hẹp, tỷ lệ hộ nhà ở độc thân tăng mạnh, tích lũy của người dân tăng cao.

Mặc dù vậy, để dự án có thực sự hấp thụ được hay không, câu trả lời cho việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nhu cầu giao thông đi lại từ nhà ở đến công sở...

Bài toán hạ tầng phải đi trước nhà ở xã hội hay thương mại giá rẻ cần phải chú trọng từ bài học nhãn tiền này.

Theo Vietnamnet

 

 

Hiện, số lượng coworking space nước ta đã tăng trưởng đến 62% trong năm 2017, một phần bởi sự nở rộ của phong trào start-ups (khởi nghiệp) và nhu cầu cho không gian với chi phí hiệu quả.

 photo1538994271017 1538994271019658132209

Tại buổi Báo cáo thị trường bất động sản quý 3 của Savills, giới thiệu về Atlas, một thương hiệu coworking space (văn phòng chia sẻ do chủ đầu tư Alpha King phát triển), bà Từ Thị Hồng An khẳng định mảng văn phòng tại Việt Nam đang sở hữu tiềm năng phát triển chưa từng có. 

Bà An nhận xét: "Thị trường Việt Nam có nhiều khả năng để phát triển những dự án văn phòng tinh tế, phù hợp và bắt nhịp với các xu thế trên toàn cầu hiện nay. Từ thiết kế, nguồn lực, đến chức năng của văn phòng đều sẽ hoàn toàn thay đổi trong những năm tới. Nếu như chúng ta chú ý đến những yếu tố thúc đẩy nhu cầu và những yêu cầu, điều kiện của khách thuê hiện đại thì cơ hội thật sự là vô tận".

Sau khi đạt mức tăng trưởng hơn 7% vào năm 2017, thị trường văn phòng Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững mức phát triển vào năm 2018 và được kì vọng vào sự bứt phá kỉ lục trong năm 2019 cũng như thời gian tới. Việc phân tích nhu cầu văn phòng, vạch ra kế hoạch phía trước và quản lý chi phí thuê tương lai một cách hiệu quả chính là những điểm cốt yếu mà khách thuê cần quan tâm thực hiện, nhiều ý kiến ghi nhận.

Trong đó, sự bùng nổ của mô hình co-working space cũng đã đặt ra một dấu ấn và cột mốc mới cho thị trường văn phòng. Co-working không chỉ là việc chia sẻ kết cấu hạ tầng hay chi phí mà còn là việc hòa nhập và thuộc về một cộng đồng.

Không gian ở đây được thiết kế để mang đến môi trường làm việc hiệu quả, hợp tác cho các thành viên cá tính, năng động, thoát khỏi sự gò bó thông thường – điều mà mọi người hay hình dung về văn phòng truyền thống, ông Deschamps bổ sung.

Theo chuyên gia này, "vương quốc" mang tên co-working thật sự đã tiến hóa tại châu Á, nhanh chóng hơn bất kì nơi đâu trên thế giới. Riêng tại Đông Nam Á, mô hình không gian làm việc linh hoạt sẽ chiếm khoảng 15% toàn bộ nguồn cung văn phòng khu vực này cho đến năm 2030.

Đơn cử như tại Hong Kong, đã có hơn 300 khu văn phòng làm việc linh hoạt, trong khi Singapore sở hữu khoảng 176 đơn vị. "Ngũ đại" thương hiệu bao gồm TEC, Regus, CEO Suite, WeWork, và Fast Five đạt tới 80% diện tích của mô hình coworking space và serviced office (văn phòng dịch vụ) tại Seoul, trong khi Kuala Lumpur (Malaysia) chỉ có khoảng 100 trung tâm điều hành bởi hơn 60 đơn vị vận hành. Từ đây, những thương hiệu lớn cũng đang tìm kiếm thị trường mới mà điểm đến là Việt Nam, Bangkok (Thái Lan) và Jakarta (Indonesia).

Hiện, số lượng coworking space nước ta đã tăng trưởng đến 62% trong năm 2017, một phần bởi sự nở rộ của phong trào start-ups (khởi nghiệp) và nhu cầu cho không gian với chi phí hiệu quả. Sự tham gia của đơn vị vận hành quốc tế như Atlas tại Alpha Town sẽ đánh dấu khởi đầu giai đoạn của việc thỏa thuận và M&A (mua bán-sáp nhập).

Ở Việt Nam, coworking space cũng đang trên đà phát triển rất mạnh. Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, từ 2017 đến hết quý 1/2018, số lượng đơn vị kinh doanh coworking space tăng đột biến từ 17 lên 40 hãng, tổng diện tích khoảng 30.000m2 sàn, và con số này có thể lên đến 90.000m2 trong năm nay.

Bên cạnh các tên tuổi có tiếng như Regus, Toong và Up, năm 2018 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của thị trường Việt Nam khi có sự tham gia của các đơn vị mới là NakedHub, CoGo và WeWork. Ucommune, JustCo, the Hive…

Theo CafeF

Các chủ cửa hàng gặp khó, đau đầu trong việc lựa chọn sử dụng đơn vị uy tín và quản lý các dịch vụ vận chuyển để đảm bảo an toàn, tối ưu chi phí.

lua chon ship nhu the nao 2

Doanh nghiệp không dễ dàng chọn được một nhà vận chuyển đáp ứng mọi nhu cầu

Thương mại điện tử tăng mạnh đang kéo theo nhu cầu giao nhận hàng hóa tại Việt Nam ngày càng tăng cao, thị trường này xuất hiện hàng loạt startup, ông lớn cả trong và ngoài nước nhảy vào tham chiến như Grab, GoViet, Shipchung, ViettelPost, VNPost, GrabExpress, GoSend...

Đứng giữa hàng trăm đơn vị vận chuyển khác nhau quy mô từ lớn đến nhỏ, các chủ shop cũng gặp khó trong việc lựa chọn sử dụng đơn vị uy tín và quản lý các dịch vụ vận chuyển để đảm bảo an toàn, tối ưu chi phí.

Với từng đơn hàng sẽ có những mặt hàng, khối lượng và những yêu cầu về thời gian, địa điểm, tuyến đường và độ đảm bảo khác nhau nên việc phân loại đơn hàng cho phù hợp với từng bên vận chuyển có thể đáp ứng là một chìa khóa giúp các chủ shop tối ưu chi phí.

Theo giới kinh doanh, để làm được điều đó, trước hết các chủ shop cần thử nghiệm các bên và tìm hiểu từng điểm mạnh, điểm yếu của từng đơn vị vận chuyển. Sau đó rút ra kinh nghiệm với đơn hàng như thế nào, vị trí ra sao thì nên chọn.

Với kinh nghiệm tiếp nhận và xử lý hàng trăm đơn hàng mỗi ngày, CEO chuỗi cửa hàng đồ làm bánh Beemart Tống Thị Ngọc Ánh chia sẻ: “Giao hàng nhanh và Giao hàng tiết kiệm có lợi thế với các đơn hàng giao trong nội thành Hà Nội và TP.HCM, mức chi phí hợp lý, nhanh và tiện. Trong khi đó, với các đơn hàng đi tỉnh, Beemart lại phân loại chủ yếu sử dụng dịch vụ của Shipchung, ViettelPost và VNPost để đảm bảo họ có mạng lưới vận chuyển rộng khắp, về các địa phương với chi phí vận chuyển tối ưu nhất và đảm bảo tốt cho hàng hóa”.

Đồng quan điểm, anh Nguyễn Tuân, với kinh nghiệm hơn 4 năm kinh doanh sản phẩm cặp túi da chia sẻ, ban đầu các chủ shop cần thăm dò các dịch vụ vận chuyển, dùng tất cả các bên rồi rút ra bên nào làm tốt nhất để dùng.

Ngoài ra, phải chuẩn bị sẵn 2-3 bên dịch vụ vận chuyển khác để dự phòng, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một đơn vị, rất nguy hiểm.

Hiện nay cũng có thêm các dịch vụ giao hàng nhanh từ các ứng dụng như GrabExpress, GoSend hay tìm đến các shipper tự do trên các group, mạng xã hội cũng là những dịch vụ vận chuyển nội thành tốc độ, phù hợp.

 
 
 

“Một điểm lưu ý nữa khi lựa chọn các đơn vị vận chuyển là ngoài yếu tố về giá thành, thời gian giao hàng, các chủ shop cũng nên quan tâm cả khả năng phối hợp khi xử lý các sự cố và khiếu nại”, bà Tống Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Dùng đa dạng các dịch vụ vận chuyển đúng là một trong những cách để tối ưu chi phí và linh hoạt, chủ động hơn trong vận chuyển hàng hóa cho khách hàng, nhưng trên thực tế, mỗi bên lại có hệ thống theo dõi riêng biệt, cách tính phí vận chuyển và phụ phí riêng, thời gian đối soát cũng không giống nhau.

Điều đó khiến các shop phải đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực hơn để lựa chọn cũng như quản lý cùng lúc đơn chuyển từ các hệ thống khác nhau nếu dùng nhiều bên dịch vụ. 

12

Việc lựa chọn được các nhà vận chuyển tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp "nhẹ gánh" trước số lượng đơn hàng lớn

Hiện nay, để giải quyết một phần bài toán này, các hệ thống trung tâm xử lý đơn hàng tích hợp các bên vận chuyển cũng phát triển khá mạnh. Các chủ shop chỉ cần ký hợp đồng với một bên để sử dụng nhiều đơn vị vận chuyển khác nhau.

Tuy nhiên, các bên vận chuyển này cũng đang chỉ làm tốt 1/3 khâu giữa của quá trình hoàn tất đơn hàng mà chưa có sự móc nối với quy trình nhận đơn hàng và quản lý doanh thu, lãi lỗ sau đó.

Chính vì thế, các đơn vị vận chuyển đang có xu hướng bắt tay với nền tảng quản lý bán hàng để thống nhất về quy trình từ lúc nhận đơn hàng, đẩy đơn tự động sang vận chuyển và đối soát giữa hai hệ thống một cách nhanh chóng, thông suốt hơn rất nhiều.

Ví dụ như Sapo - nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh đang được dùng phổ biến tại Việt Nam đã mở API để lựa chọn, kết nối thử nghiệm với các đơn vị vận chuyển uy tín từ năm 2017, vừa mới ra mắt tính năng so sánh giá ship của các bên vận chuyển ngay tại màn hình đơn hàng và đẩy đơn tự động với các nhà vận chuyển, theo dõi trạng thái đơn hàng tại một nơi.

Đại diện Sapo cho hay, tính năng này giúp các chủ shop tiết kiệm được 70% nguồn lực so với việc lựa chọn, đẩy đơn thủ công sang các đơn vị vận chuyển. Ngay cả khi vào thời kỳ cao điểm, lượng đơn hàng có thể tăng gấp 2-3 lần bình thường, các chủ shop vẫn sẽ đáp ứng tốt được khi không phải phân tâm quá nhiều cho những công việc không tên ở giữa các bước trong quy trình bán hàng.

Theo ICTNews

img 201810051507244072

Trong mắt của giới đầu tư BĐS tại khu vực biển miền Trung, Hội An – Hội An như một nàng thơ dịu dàng nép mình bên dòng sông Thu Bồn hiền hòa chờ đợi một cuộc trở mình đánh thức.

Bên cạnh “người hàng xóm” Đà Nẵng sôi động, náo nhiệt với định vị là trung tâm giải trí của khu vực, Hội An qua hơn một thập niên khai thác du lịch – nghỉ dưỡng vẫn giữ được vẹn nguyên “Kho báu vĩnh cửu truyền đời” của văn hóa Việt đậm đà bản sắc. Nhờ dung hòa được phong cảnh thôn dã yên ả hữu tình với kiến trúc cổ độc đáo được bảo tồn nguyên vẹn và những bãi biển đẹp hoang sơ đẳng cấp thế giới, giờ đây đô thị di sản này hội tụ đầy đủ tất cả các yếu tố lý tưởng để phát triển du lịch văn hóa với du lịch sinh thái kết hợp cùng mô hình BĐS tiện ích theo xu hướng mới.

Bằng chứng là trong bối cảnh nguồn cung liên tục sụt giảm so với các quý trước đó thì hai thị trường BĐS dạng biệt thự đa năng kết hợp mô hình nghỉ dưỡng với đầu tư cho thuê sinh lợi, mà trọng điểm là Phú Quốc và Hội An vẫn giữ được sức tiêu thụ tốt nhất.

Cụ thể, trong Quý II 2018, số liệu từ DKRA cho biết toàn thị trường bất động sản phân khúc căn hộ - biệt thự ven biển tung ra chỉ 2100 căn, trải dài từ Đà Nẵng đến Phú Quốc, với mức hấp thụ từ 39-40%. Cũng theo báo cáo của DKRA, thời gian tới đây, nguồn cung biệt thự biển hạn chế cũng khiến phân khúc này trở nên khan hàng và bảo tồn sức hấp dẫn với các nhà đầu tư chiến lược.

Cách mà các nhà đầu tư và giới kinh doanh BĐS chuyên nghiệp lựa chọn mô hình biệt thự ven biển kết hợp nghỉ dưỡng – cho thuê hiện nay sẽ là mô hình “2 trong 1”, vừa sở hữu cho mình một ngôi nhà thứ hai xứng tầm đẳng cấp vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh sinh lợi từ lượng khách du lịch trong nước và quốc tế dồi dào quanh năm.

Về phía nhà đầu tư thuộc tầng lớp doanh nhân, người thành đạt, gia đình giàu có thì ngoài nhu cầu cần đến một nơi chốn nghỉ ngơi riêng tư, du lịch và tận hưởng cuộc sống phong lưu thanh bình, xa rời những ồn ào xô bồ phố thị còn là việc họ sẵn sang đầu tư thời gian tiền bạc để tạo riêng cho mình một dấu ấn cá nhân với tiện ích xứng tầm đẳng cấp.

Với hơn 122 khách sạn lớn nhỏ và chừng đó khu nghỉ dưỡng, được nhiều tên tuổi lớn khai thác từ nhiều năm qua, tuy nhiên cái mà BĐS ven biển ở Hội An còn thiếu đó là một sản phẩm đủ tầm cỡ, vừa có khả năng sinh lời cao, tạo được điểm nhấn độc tôn về Vị trí chiến lược, Kiến trúc độc đáo, Nghỉ dưỡng đỉnh cao và Lối sống phong lưu để đưa phân khúc này thực sự tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong tương lai gần.

Bắt nhịp theo chuyển động thị trường và từ sự thấu hiểu thực tế đó, một dự án đặc biệt quy mô tới hơn 15,6 ha sẽ chuẩn bị ra mắt trong Tháng 10 tới đây. Tọa lạc tại vị trí ôm trọn lấy vùng sinh thái tự nhiên và nối thông với biển Cửa Đại, dự án hứa hẹn sẽ tạo nên một tuyệt tác chưa từng có từ trước đến nay khi kết hợp một cách hài hòa chuẩn sống sang trọng thương lưu hòa nhịp cùng văn hóa truyền thống địa phương, tái hiện cuộc sống phóng khoáng của một thương cảng Hội An “trên bến dưới thuyền” nhưng hiện đại hóa bằng motif “Du thuyền tại gia – Sinh thái quanh nhà” độc đáo.

img20181005150710622

Dự án mới tại Hội An với mô hình biệt thự có bến du thuyền riêng đến từng nhà đang thu hút sự chú ý lớn của thị trường.

Hơn thế nữa, tại nơi đây, lần đầu tiên sở hữu du thuyền không còn chỉ là món trang sức xa xỉ mà sẽ là một tiện ích thực sự mang giá trị hiệu dụng. Các chủ nhân biệt thự đồng thời cũng có cho mình bến thuyền riêng, được kết nối thông ra cửa biển Hội An để thỏa thích lướt sóng ra khơi và tận hưởng lối sống trời nước tự do đầy phóng khoáng. Những tiện ích trong mơ tưởng chừng như chỉ có thể có được ở các thành phố “trên bến dưới thuyền” nổi tiếng thế giới như Venice, Copenhagen, Amsterdam, Florida… nay đã hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Có thể nói, khi vận động của thị trường đã qua giai đoạn “vàng thau lẫn lộn” và các kênh chứng khoán, vàng, nhà ở vốn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, thì đây là lúc để các nhà đầu tư BĐS chắc tay lựa chọn cho mình phương án bảo toàn vốn hấp dẫn hơn, nâng cao giá trị tài sản cũng như thực sự nâng tầm phong cách sống.

Theo Trí Thức Trẻ

photo1538674818353 1538674818354793137227

Mọi ưu đãi từ Quyết định 11 cho năng lượng mặt trời trên chỉ có hiệu lực đến ngày 30/6/2019. Và đó cũng chính là nguồn cơn cho làn sóng đầu tư rầm rộ, và rồi "thi nhau" khởi công tính đến thời điểm hiện tại.

Có thể nói, chưa bao giờ dự án điện mặt trời lại thi nhau khởi công nhiều như thời điểm hiện tại. Chỉ trong vòng vài tuần trở lại đây, đã có đến vài dự án năng lượng mặt trời chính thức khởi động với quy mô vốn đầu tư cả ngàn tỷ. Từ đơn vị bất động sản Bamboo Capital (BCG) với dự án hàng chục hecta tại Long An, đến Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) hay Gelex cũng vừa khởi công Trang trại Điện mặt trời Gelex Ninh Thuận sau khi hoàn tất mọi đàm phán liên quan với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thậm chí, đến doanh nghiệp kinh doanh cá - Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam – cũng lên tiếng muốn đầu tư dự án điện mặt trời 1.200 tỷ đồng tại Ninh Thuận vào khoảng đầu tháng 7 năm nay.

Nội ngoại cùng thi nhau chạy!

Điểm sơ qua, theo ước tính hiện số lượng dự án chờ phê duyệt tăng chóng mặt từ hàng chục lên hàng trăm đến từ nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng công suất ước đạt hơn 12.000 MW, chủ yếu phân bổ tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Hà Tĩnh với những đặc tính phù hợp về đất đai, lưu lượng ánh nắng mặt trời…

BIM Group lên kế hoạch dùng 2.300 ha đất để phát triển dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.000 MW. Hiện, Công ty đang ráo riết chuẩn bị nhân sự cho mảng mới này. Tổng dự án BIM Group gồm 3 giai đoạn, nhà máy 40 MW xây dựng trong năm 2017-2018, hai nhà máy có tổng công suất 350 MW tiếp theo được phát triển trong năm 2018 – 2019, hơn 500 MW còn lại sẽ được triển khai sau năm 2019.

Tập đoàn Thành Thành Công giữa năm 2017 đã công bố sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng và vận hành 20 nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam. Tổng công suất dự kiến là 1.000 MW và một số dự án bắt đầu được khởi công vào quý 4/2017. Tập đoàn vừa chính thức khởi công dự án tại Ninh Thuận.

Cũng mới cắt băng khánh thành 1 trong 2 dự án theo kế hoạch, Bamboo Capital dự sẽ hợp tác với tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc), Unisun Energy (HongKong) và Coara Solar (Đức) để đầu tư 2 nhà máy điện mặt trời tại Long An có tổng công suất 140 MW. Thậm chí, Bamboo Capital còn đang đề xuất các dự án điện mặt trời tại Gia Lai có công suất 400 MW.

Đáng chú ý, EVN cũng không đứng ngoài cuộc, hiện Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên đang triển khai các bước quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 23 dự án, với tổng công suất khoảng 3.100MW. Trong đó, công ty mẹ EVN đã xác định địa điểm và lập quy hoạch 4 dự án tổng công suất khoảng 575MW và đang nghiên cứu 2 dự án công suất 250 MW.

Không kém cạnh, dòng vốn ngoại cũng ồ ạt đổ vào mảng năng lượng mặt trời Việt. Điểm tên có USAID, đã ký kết hỗ trợ phát triển dự án điện mặt trời Tịnh Biên công suất 210 MW, quy mô vốn 193 triệu USD.

Trước đó, Fujiwara của Nhật Bản cũng được tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án điện 100 MW trị giá 64 triệu USD. Hay tập đoàn SY Group của Hàn Quốc cũng lên kế hoạch triển khai dự án điện mặt trời quy mô 300 MW tại Bạc Liêu, vốn đầu tư 450 triệu USD.

Góp mặt còn có đơn vị năng lượng hàng đầu thế giới, B. Grimm Power sẽ chi 35,2 triệu USD để mua 80% cổ phần trong dự án nhà máy điện mặt trời ở Phú Yên, với công suất lắp đặt 257 MW. Trước đó, B.Grimm Power ký thỏa thuận với Tập đoàn Xuân Cầu để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời ở Tây Ninh với công suất 420 MW, lớn nhất Đông Nam Á… cùng nhiều đơn vị khác từ Ấn Độ…

Tất yếu và còn nhiều bất cập

Trở lại với làn sóng trên, thực tế, Việt Nam đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo để duy trì sản xuất điện mà không làm tăng chi phí sản xuất khi nhu cầu ngày một cao, đi cùng sự cạn kiện của nguồn nguyên liệu hiện có. Do đó, tìm nguồn năng lượng thay thế là một xu hướng tất yếu, và trong số đó năng lượng mặt trời ở Việt Nam nổi trội với ưu thế với bức xạ mặt trời lớn.

Theo đó, Chính phủ kỳ vọng điện mặt trời sẽ ​​trở thành nguồn năng lượng tái tạo chính trong tương lai, với công suất lắp đặt tăng từ 6-7 megawatt (MW) vào cuối năm 2017 lên 850 MW vào năm 2020, tương ứng 1,6% tổng sản lượng điện của cả nước. Con số này dự kiến ​tăng lên 12.000 MW vào năm 2030, tương ứng 3,3% tổng sản lượng điện của cả nước.

Công suất điện mặt trời dự kiến đến 2030

dien 2 1538674721558774675388

Nguồn: Báo cáo Năng lượng năm 2017.

Kết quả là, "cách mạng" đầu tư vào các dự án điện mặt trời trên cả nước bắt đầu bùng nổ, đỉnh điểm từ tháng 4/2017 sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 11/2011/QĐ-Ttg bao gồm việc EVN có trách nhiệm mua toàn bộ điện từ dự án điện mặt trời với giá khoảng 9,35 UScent/kWh, tương đương 2.086 đồng/kWh.

Trong khi đó, mức giá điện bình quân hiện nay tầm 1.500-1.700 đồng/kWh, cho thấy mức giá EVN dự mua điện mặt trời là khá cao, kỳ vọng sẽ giúp nhà đầu tư có lời. Chưa dừng lại, Quyết định trên còn đi kèm các ưu đãi khác như thuế, đất đai.

Song, mọi ưu đãi từ Quyết định trên chỉ có hiệu lực đến ngày 30/6/2019. Và đó cũng chính là nguồn cơn cho làn sóng đầu tư rầm rộ, và rồi "thi nhau" khởi công tính đến thời điểm hiện tại.

Bởi, không dễ dàng để có thể đầu tư một dự án điện mặt trời. Theo chia sẻ từ một nhà đầu tư nội, khó khăn lớn nhất cho quá trình đầu tư chính là vốn bên cạnh những hạn chế về trình độ kỹ thuật phải đi huy động từ nước ngoài, khi mà sau đó đơn vị phải xây dựng hệ thông nối lưới các dự án rất phức tạp. Và do đó, việc EVN mua với mức giá cao trên là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư, điều kiện đủ thời gian hỗ trợ phải từ 10-20 năm.

Đó là doanh nghiệp, về phía Chính phủ, nhiều quan ngại Quyết định 11 sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về công suất của hệ thống truyền tải. Đặc biệt, việc khuyến khích trên còn tạo thêm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước khi phải trợ giá mua điện cho nhà đầu tư trong thời gian vài chục năm. Tại những nước đi trước, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời thực tế cũng chỉ trợ giá mua điện trong thời gian đầu, sau một thời gian phát triển đến ngưỡng công suất nhất định thì giá mua điện giảm để tránh áp lực lên ngân sách quốc gia.

Thứ hai, bởi đặc thù của năng lượng này là phải sản xuất đi kèm tiêu thụ, tức chúng ta buộc phải xây kèm hệ thống truyền tải, đấu nối với lưới quốc gia ở những dự án sau khi hoàn thành. Hệ quả là, chi phí có thể cao hơn so với những dự tính ban đầu, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ tránh việc quá hoặc hụt tải mọi thời điểm.

Bảo An (Theo Trí Thức Trẻ)

Các chung cư được bàn giao rầm rộ khai thác dịch vụ Airbnb đã tạo áp lực lớn lên thị trường căn hộ dịch vụ cho thuê và khách sạn.

Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản TP HCM quý III/2018 của CBRE Việt Nam cho biết, dịch vụ ở ké Airbnb đang trở thành một đối thủ đáng gờm của căn hộ dịch vụ (căn hộ có dịch vụ khép kín như khách sạn) vì thời gian cho thuê và giá thuê cực kỳ linh hoạt.

Thực trạng chung của thị trường này là giá thuê căn hộ dịch vụ nằm ngoài trung tâm đang có xu hướng chững lại và đứng trước nguy cơ đi xuống do phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các căn hộ chung cư cho thuê lại theo mô hình Airbnb.

Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, Dương Thùy Dung cho biết, trong vòng 3 năm gần đây, tức giai đoạn 2016 - 2018, có tổng cộng gần 100.000 căn hộ được bàn giao đưa vào sử dụng tại Sài Gòn. Một tỷ trọng rất lớn chung cư này được giới đầu tư khai thác kinh doanh dịch vụ ở ké Airbnb, đánh chiếm thị phần của căn hộ dịch vụ cho thuê. Điều này khiến cho đầu ra của căn hộ dịch vụ cho thuê bị ảnh hưởng trực tiếp.

Trong cả năm 2018 thị trường căn hộ dịch vụ tại TP HCM chỉ đón nhận 43 sản phẩm mới và đến năm 2019 nguồn cung mới cũng chỉ nhích lên 1.480 căn. Sự khan hiếm này được bà Dung lý giải, do các chủ đầu tư phải cân nhắc đến việc giảm nguồn cung để tránh cuộc cạnh tranh khốc liệt từ những căn hộ đã bàn giao kinh doanh dịch vụ ở ké Airbnb.

a tb dich vu o ke Airbnb 5312 1538563960

Nhiều chung cư đã bàn giao tại TP HCM kinh doanh dịch vụ ở ké Airbnb. Ảnh: Vũ Lê

Tuy nhiên bà Dung cho biết thêm, các căn hộ dịch vụ hạng A nằm ở khu vực trung tâm TP HCM vẫn duy trì được lượng khách thuê ổn định nhờ vị trí vượt trội và khác biệt về tiện ích, thương hiệu nhà quản lý. Nguồn cầu căn hộ dịch vụ hạng A đến từ nhóm khách hàng là quản lý cấp cao người Nhật và Hàn, vốn là 2 quốc gia có dòng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam.

Không chỉ có căn hộ dịch vụ hạng B và C đang chịu ảnh hưởng, khách sạn cũng đang rơi vào tình thế buộc phải chia sẻ thị phần khi kinh doanh căn hộ cho thuê mô hình Airbnb nở rộ tại Việt Nam. Một nghiên cứu về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vừa được CBRE công bố cuối tháng 9/2018 tiết lộ, khách sạn 3 sao đang dần thất thủ vì dịch vụ ở ké bùng nổ tại TP HCM và Hà Nội.

Đơn vị này đánh giá, Airbnb mới xuất hiện trên thị trường trong 10 năm trở lại đây, nền tảng này đã ghi nhận 5 triệu lượt đăng ký cho thuê trên 191 quốc gia trong khi 10 đơn vị quản lý khách sạn lớn nhất thế giới hiện quản lý xấp xỉ 6,1 triệu phòng.

Dữ liệu từ website theo dõi hiệu quả hoạt động của Airbnb cho thấy tính tới tháng 8 năm 2018, Hà Nội và TP HCM ghi nhận 21.994 đăng ký cho thuê trên Airbnb. Giá cho thuê trung bình của Airbnb tại Hà Nội khoảng 36 USD và TP HCM là 44 USD mỗi phòng một đêm, khá cạnh tranh so với giá thuê khách sạn có dịch vụ tương tự. 

Đơn vị này nhận định, với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong thời gian gần đây tại thị trường Việt Nam, dịch vụ ở ké đang cạnh tranh trực tiếp với khách sạn 3 sao do có sự tương đồng về mức giá.

 

Theo Vũ Lê (VnExpress)

Nhiều ông lớn Logistics trên thế giới đã mạnh tay đầu tư vào CNTT để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu lỗi do con người gây ra...

Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Logistics toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6,54% một năm giai đoạn 2017 - 2020, đạt 15,5 nghìn tỷ USD năm 2024, gần gấp đôi mức 8,2 nghìn tỷ USD năm 2016.

Dự báo, thị trường Logistics toàn cầu sẽ chứng kiến nhiều thay đổi đến từ những xu hướng như công nghệ, chuyển dịch kinh tế, thói quen tiêu dùng... đẩy cuộc cạnh tranh Logistics lên cao.

1 4470 1538033938

Tăng trưởng mạnh kéo theo nhiều xu hướng chuyển mình của ngành Logistics.

2 7829 1538033938

Các doanh nghiệp Logistics trong nước đang đối mặt với lượng hàng hóa khổng lồ, yêu cầu khắt khe của khách hàng và cạnh tranh cao từ các ngoại binh Logistics.

Theo nghiên cứu thực hiện bởi nhóm nghiên cứu trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM, lợi ích của CNTT được các doanh nghiệp logistics nhìn nhận với nhiều tác động tích cực. Đó là cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn (70,1%); nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty (70,1%); giảm thiểu lỗi do con người gây ra (67%); giảm chi phí nhân lực trong quản lý (61,9%); cải thiện quan hệ khách hàng (60,8%) và giảm thiểu chi phí (57,7%). Tuy nhiên trong thực tế vận hành, có tới 70,8% doanh nghiệp Logistics chỉ dành dưới 3% ngân sách cho việc đầu tư và ứng dụng CNTT.

"Điều này phần nào cho thấy khoảng cách từ việc nhìn nhận đến thực tế ứng dụng còn rất xa. Trong khi đó, những ngoại binh Logistics lần lượt đổ bộ vào Việt Nam, đẩy doanh nghiệp Logistics trong nước gần như không còn lợi thế cạnh tranh. Ngay cả những doanh nghiệp gạo cội và tên tuổi trong làng Logistics trong nước cũng phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này", bà Nguyễn Thị Minh Thuần, Tổng giám đốc Vinafco nhận định.

3 2803 1538033938

Ứng dụng CNTT được chú trọng tại Vinafco trong bối cảnh cạnh tranh cao

Mặc dù đã được định hướng chiến lược, đầu tư ứng dụng CNTT từ rất sớm (năm 2009), đến thời điểm hiện tại, Vinafco vẫn không ngừng chạy đua với công nghệ, nhằm cải tiến, nâng cao hạ tầng CNTT - tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung ứng. Vinafco cũng cho biết, bên cạnh cam kết dịch vụ và nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thì ứng dụng CNTT luôn là một trong những yếu tố tiên quyết khiến khách hàng lựa chọn Vinafco.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ tiếp đầu tư mạnh cả về phần cứng và phần mềm cho CNTT, nhằm tối ưu dịch vụ Logistics để có thể đứng vững giữa thị trường Logistics như hiện nay. "Đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử trở thành xu hướng và thị trường bán lẻ nở rộ, con người không thể đáp ứng lượng hàng hóa khổng lồ nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ", bà Nguyễn Thị Minh Thuần cho biết thêm.

Với mạng lưới vận tải đường bộ, vận tải biển và kho bãi trải khắp cả nước, Công ty Cổ phần Vinafco có tầm nhìn trở thành một trong năm công ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ logistics tích hợp và giải pháp chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia đến năm 2025.

Thế Đan (VnExpress)

Áp dụng đúng chiến lược tên miền có thể giúp củng cố hoạt động marketing của bạn.

image4

Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn hoạt động tốt khi chỉ sử dụng một tên miền nhưng nếu xét về mặt chiến lược, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ chắc chắn có thể hưởng lợi từ việc đăng kí nhiều tên miền. Bởi lẽ, sở hữu nhiều tên miền có thể đem lại những cơ hội marketing tốt, giúp gia tăng mức độ tham gia của khách hàng và góp phần phát triển doanh nghiệp.

Tuyệt vời hơn cả, tên miền rất linh hoạt. Điều đó có nghĩa rằng bạn hoàn toàn có thể linh động điều chỉnh hướng tiếp cận của mình theo chiến dịch marketing đang chạy. Ví dụ, bạn có thể tận dụng tên miền cho một hoạt động nào đó vốn yêu cầu đầu tư rất ít thời gian và tiền bạc chỉ đơn giản bằng cách điều hướng một tên miền cụ thể về trang web sẵn có của doanh nghiệp bạn hoặc chuyển hướng tên miền đó về trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu như bạn có nhiều thời gian và/hoặc ngân sách lớn hơn, bạn có thể tạo lập một trang đích riêng cho chiến dịch hoặc thậm chí phát triển một trang web mới hoàn toàn.

Dưới đây là một số chiến lược cụ thể được đưa ra bởi Verisign, công ty hàng đầu thế giới về tên miền và an ninh mạng, để hiểu cách thức tận dụng tên miền trong hoạt động marketing:

Chiến dịch với mục tiêu cụ thể

Nếu bạn đang nghĩ đến việc phát động một chiến dịch marketing một lần hướng đến một đối tượng cụ thể hoặc khác biệt so với đối tượng chính của doanh nghiệp, hãy cân nhắc tới việc sử dụng một tên miền khác dẫn đến một trang đích mới. Một chương trình tặng quà, sự kiện đặc biệt, chương trình dành cho khách hàng thân thiết, triển lãm thương mại hay thậm chí là một quảng cáo đều là các ví dụ hiệu quả về những hoạt động mà bạn có thể muốn sử dụng một tên miền và trang đích riêng, tách biệt với trang web chính.

Phương án này mang lại nhiều lợi ích. Nó cho phép bạn:

1. Điều chỉnh nội dung cụ thể cho từng đối tượng mục tiêu.

2. Thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo.

3. Thử dùng thông điệp khác với giọng điệu và sắc thái thông thường mang tính “doanh nghiệp” của doanh nghiệp bạn

4. Dễ dàng theo dõi kết quả của chiến dịch.

Sản phẩm và dịch vụ cụ thể
 

Đôi khi “xây dựng thương hiệu” cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể với tên miền và trang web riêng của chính sản phẩm/dịch vụ đó cũng được xem là một điều hợp lý. Ví dụ, công ty Coca-cola là nơi có khá nhiều sản phẩm phổ biến và nay đã sở hữu những trang web riêng, ví dụ như dietcoke.com, dasani.com và minutemaid.com.

Ví dụ, bạn là nhà môi giới bất động sản và muốn giới thiệu một sản phẩm bất động sản cao cấp. Bạn có thể đăng kí địa chỉ thực (ví dụ 123tenduong.com) làm tên miền và đưa người mua tiềm năng về trang đích mục tiêu có cung cấp thông tin chi tiết, ảnh và/hoặc video về khu đất.

Hoặc có thể công ty bạn là một công ty kiến trúc thương mại có tên tuổi và giờ đây công ty muốn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực nhà ở. Vậy hãy đăng kí một tên miền mới dành riêng cho thị trường cụ thể đó, và tận dụng nó cho một trang web mới, các kênh mạng xã hội và email mang thương hiệu công ty. Công ty bạn nên cân nhắc đến việc đăng kí tên miền mới này bởi nó có thể giúp các bạn giải quyết bất kì nhầm lẫn nào có thể phát sinh giữa khách hàng thương mại và khách hàng dân cư.

Phát huy sáng tạo

Marketing có thể là việc khó khăn trong một thị trường có độ bão hòa cao, nhưng tin tốt là bạn có khá nhiều những phương án khi tạo lập một tên miền giúp củng cố các nỗ lực marketing của mình, đặc biệt khi xét về khả năng ghi nhớ và tìm kiếm người dùng. Bạn có thể cân nhắc sử dụng:

1. Một ngày cụ thể — www.ngaycuame.com

2. Một mùa hoặc kì nghỉ — www.muahe.com

3. Một địa điểm — www.thudohanoi.com

4. Một khẩu hiệu chiến dịch — www.vuonxavietnam.net

Nếu bạn cần gợi ý, hãy thử một dịch vụ gợi ý tên miền như NameStudio™. Nhanh chóng và dễ sử dụng, NameStudio giúp bạn lên ý tưởng một cách dễ dàng khi đưa ra nhiều gợi ý độc đáo và liên quan giúp bạn nổi bật giữa đám động và tạo được sự đồng cảm với đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn không cần đăng kí hàng ngàn tên miền mới có thể thành công trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Nhưng nếu áp dụng được chiến lược tên miền tốt, bạn có thể tận dụng một vài tên miền bổ sung nhằm củng cố các hoạt động marketing của bạn, giúp tạo ra nhiều cơ hội hơn để phát triển doanh nghiệp cũng như duy trì sự gắn kết với khách hàng hiện có ở mức cao.

 Phương Dung (ICT News)

photo1538462182217 1538462182217779138939

Tính đến hết tháng 9/2018, bất động sản (BĐS) đã trải qua một hành trình khá trọn vẹn với hoạt động sôi nổi trên tất cả các phân khúc. Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển, và điều này có ảnh hưởng khá tích cực đến thị trường nói chung, theo nhận định của Savills.

Lo ngại bong bóng?

Riêng thị trường nhà ở tại Tp.HCM hưởng lợi từ nguồn dân số dồi dào trên 8,3 triệu người (2017); cơ cấu dân số thế hệ Y (Millennials) chiếm khoảng 40% tổng dân số thành phố và có xu hướng sống độc lập ngày càng cao. 

Hơn thế, với vị trí đầu tầu kinh tế của đất nước, Tp.HCM thu hút một lượng lớn người dân chuyển từ các tỉnh và thành phố lân cận là lao động trẻ có trình độ đến sống và làm việc, đây là nhóm có nhu cầu nhà ở rất lớn, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư, Savills Vietnam – cho biết.

Trong đó, nguồn cung căn hộ hạng C chiếm lĩnh nguồn cung căn hộ toàn thị trường thành phố một năm qua, nắm bắt nguồn cầu nhà ở rất lớn tại đây. Đặc biệt, nguồn cầu cho căn hộ hạng C với giá bán xấp xỉ dưới 900 USD/m2 chủ yếu đến từ giới trẻ. 

Trong quý 2/2018, Savills ghi nhận lượng giao dịch căn hộ có mức giá trên đạt hơn 2.000 căn, tăng trưởng 38% theo năm. Trong khi đó, nguồn cung phân khúc này giảm 8% theo năm, thể hiện tình trạng nguồn cung chưa theo kịp nguồn cầu.

Quay trở lại thị trường căn hộ ở Tp.HCM, nhiều người vẫn khá quan ngại về nguy cơ "bong bóng bất động sản’’ và lộ diện nhiều dấu hiệu giảm sút. Nhưng chúng ta có thể chú ý rằng, từ trước đến nay và cả tương lai, phần lớn nguồn cung căn hộ đều thuộc hạng C và thật sự phân khúc này không phải là tác nhân gây ra tình trạng "bong bóng" mà có thể đạt được tỉ lệ lấp đầy cũng như sở hữu nguồn cầu thực tế của thị trường. Từ thực tế này và theo số liệu nghiên cứu, Savills cũng cho rằng quy mô thị trường vẫn đang khá ổn định và tiếp tục phát triển theo tiến trình tăng trưởng của Việt Nam.

BĐS căn hộ - vẫn còn một chặng đường dài để phát triển và hy vọng

Bàn về BĐS căn hộ bán, phân khúc này vẫn đang phát triển khá mạnh. Tình hình hoạt động toàn thị trường Tp.HCM trong quý 2/2018 ghi nhận khoảng hơn 14.000 giao dịch, và nhấn mạnh một lần nữa, số lượng căn hộ hạng C chiếm phần lớn. Phân khúc hạng C hoạt động mạnh cũng đi liền với vốn sở hữu tiền mặt cao và không dẫn đến tình trạng "vỡ trận", chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để phát triển và hy vọng!

Chuyên gia Savills dự báo trong 3 năm tới, phân khúc căn hộ hạng C chiếm 60% thị phần nguồn cung tương lai. Trong khi đó, nguồn cầu vẫn sẽ được thúc đẩy với dự báo tăng trưởng dân số cao, quy mô hộ gia đình thu hẹp, tỷ lệ hộ nhà ở độc thân tăng mạnh, tích lũy của người dân tăng cao. Cán cân cung cầu sẽ khá cân bằng cho phân khúc nhà ở này.

Nói thêm, hiện tại, trên thị trường đang có sự so sánh tương quan giữa bất động sản quận 9 và Củ Chi. Câu trả lời cho việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển của cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng xã hội, nhu cầu giao thông đi lại từ nhà ở đến công sở… Vấn đề ở đây xoay quanh nguồn cung và trong đơn vị một quận thì sẽ ngày càng hạn hẹp.

Quận 9 là kênh đầu tư dài hạn hiệu quả

 

Quận 9 tiếp tục chiếm thị phần lớn trên thị trường và là kênh đầu tư dài hạn hiệu quả, dù gần đây thị trường Củ Chi cũng ghi nhận nguồn cung vô cùng mạnh mẽ, nhưng Savills cho rằng cũng không chắc đảm bảo điều đó trong tương lai. Nhìn chung, khu vực quận 2, quận 9 và Củ Chi đều là những thị trường bất động sản nhà đất hấp dẫn cho các nhà đầu tư với giá cả hợp lí, hạ tầng cải thiện và sản phẩm tốt.

Các khu vực ngoại thành như quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh thu hút các chủ đầu tư vì quỹ đất phát triển dự án còn nhiều. Người mua cũng quan tâm vì sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính, vị trí dự án có khả năng kết nối tốt đến trung tâm thành phố cũng như liền kề các khu vực đã phát triển các tiện ích công cộng. 

Chủ yếu các dự án vùng ven nhắm đến phân khúc nhà ở giá rẻ vì quỹ đất dồi dào, chi phí đất và chi phí phát triển dự án thấp. Trong khi đó nhu cầu nhà ở giá rẻ là rất lớn. Hiện tại, các quỹ đất tại vùng ven Tp.HCM cũng đã được các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài quyết liệt thâu tóm nhằm nắm bắt nhu cầu nhà ở rất cao tại đây.

Theo Trí Thức Trẻ

photo1538046729305 1538046729306124041731

Nhân công giá rẻ vẫn là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam.

Dòng vốn FDI được xem là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Tính riêng 9 tháng của năm 2018, số liệu cập nhật đến ngày 25/9 cho thấy tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại là 25,37 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2017.

"Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút FDI", ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng World Bank tóm tắt về 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ông nhận định nguồn vốn này giúp đất nước hình chữ S thay đổi đáng kể trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quan điểm ghi nhận thành công của Việt Nam với dòng vốn FDI nhận được sự đồng tình của rất nhiều chuyên gia quốc tế khác. Hôm 26/9, nói tại cuộc họp báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ngân hàng này nhận định: "Việt Nam đã trở nên cạnh tranh hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu".

Các mặt hàng được ông Eric nhắc đến bao gồm điện tử, điện...Nhiều doanh nghiệp mà ông Eric có dịp trao đổi thừa nhận rằng chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư bên cạnh môi trường kinh doanh ổn định, điều kiện thương mại tốt thì còn bởi chi phí lao động thấp.

Nhân công giá rẻ, như vậy, tính đến nay vẫn là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại.

Một trong những lưu ý quan trọng mà ông Sebastian Eckardt của World Bank từng đề cập là nguồn vốn FDI hiện vẫn đang phân bổ tới những ngành nghề sử dụng nhiều lao động có kỹ năng thấp, thuộc khâu lắp ráp cuối cùng.

Như vậy, cộng dồn những yếu tố này lại, Việt Nam sau nhiều năm đón nhận dòng vốn ngoại, dù có nhiều điểm đáng tự hào, nhưng vẫn giữ vị thế gia công.

Điều này được chứng minh qua số liệu của Tổng cục Thống kê, công bố trong tháng 9/2018. Đơn cử như khối FDI chiếm tới 78,9% tổng giá trị hàng hoá sau gia công. Bên cạnh đó, nguyên liệu nhập khẩu cho gia công của khối này là 16,3 tỷ USD, chiếm 80,5% tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu...

Phân tích thêm, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nhấn mạnh nếu cứ "dựa dẫm", cạnh tranh bằng giá, Việt Nam sẽ hụt hơi trong cuộc đua thu hút vốn FDI. "Đúng là ban đầu nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi giá lao động", ông nói và cho biết đây là một trong những yếu tố cân nhắc nhưng, quan trọng hơn, doanh nghiệp về lâu dài sẽ nhìn vào vấn đề năng suất.

Thực tế, giá thành nhân công Việt Nam hiện đang ở mức rất cạnh tranh, nhưng năng suất lao động của Việt Nam là thấp. Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết trong năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam gấp 2 lần năng suất lao động trung bình nhóm nước thu nhập thấp, bằng 50% nhóm nước có thu nhập trung bình và bằng 18,3% nhóm các nước trung bình cao.

Năng suất lao động thấp thậm chí đang được nhìn nhận như là một yếu tố kìm hãm tăng trưởng GDP.

 

Do vậy, một trong những lời khuyên mà phía World Bank hay ADB đưa ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện tại là phải đầu tư cho con người. Lợi thế của đất nước quy mô dân số hơn 90 triệu dân là lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Điều này cần được tận dụng triệt để.

"Việt Nam muốn cạnh tranh ở cấp độ cao hơn điều quan trọng là phải xây dựng một hệ thống đào tạo nghề tốt, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện để lao động trong nước thực hiện những công việc mang lại giá trị cao hơn", ông Sebastian Eckardt cho biết.

Còn ông Eric Sidgwick đề cập rằng đã đến lúc phải nâng cao kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng cao năng suất.

Theo Trí Thức Trẻ

 
 
 
 

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
 
 
 
 

战略伙伴关系