Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Viện Đô thị Mỹ (Urban Land Institute-ULI) và Công ty kiểm toán PwC (Pricewaterhouse Coopers) đã phối hợp thực hiện cuộc khảo sát và hoàn thành Báo cáo về xu hướng mới của thị trường bất động sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2020.
Báo cáo cho biết, do tình hình địa chính trị tại khu vực đang ngày càng có nhiều thay đổi, các nhà đầu tư đã tập trung sang các thị trường nào ít mạo hiểm và rủi ro hơn. TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam giành được vị trí thứ ba, xếp trên các thành phố Sydney và Melbourne của Australia lần lượt ở các vị trí thứ tư và thứ năm.
Hong Kong (Trung Quốc) đã rơi từ vị trí thứ 14 của năm trước xuống vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng năm nay.
Theo TTXVN
Theo vietnamplus.vn
Sau khi Infonet đưa tin UBND TP Đà Nẵng đưa ra định hướng một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí đêm trên địa bàn , qua đó thúc đẩy tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách, ngày 12/11, Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo UBND TP cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành liên quan nhằm triển khai thực hiện định hướng này.
Tàu du lịch về đêm trên sông Hàn (Ảnh: HC)
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng giao Sở Văn hóa – Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND các quận Hải Châu, Sơn Trà và các ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND TP về việc cho phép thí điểm dịch vụ vui chơi giải trí (karaoke, bar, club, café, nhà hàng, dịch vụ mua sắm, spa massage…) hoạt động đến 2h sáng.
Khu vực thí điểm các dịch vụ vui chơi giải trí này là các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo ở hai bên bờ sông Hàn; khu phố du lịch An Thượng; tuyến biển Trường Sa – Võ Nguyên Giáp – Hoàng Sa, Nguyễn Tất Thành; khu vực ven sông phía Đông đường 2/9 (từ Công viên APEC đến cầu Trần Thị Lý).
Đặc biệt, UBND TP Đà Nẵng giao các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất và sớm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch về đêm trong năm 2020. Theo đó, Sở Du lịch được giao nghiên cứu đầu tư bãi tắm biển đạt tiêu chuẩn quốc tế kết hợp dịch vụ giải trí 24/7 tại bãi biển Võ Nguyên Giáp (đoạn từ đường Ngô Thì Sĩ đến đường Nguyễn Văn Thoại) với các loại hình: bar, DJ, sân khấu dân vũ, giải khát, ẩm thực kết hợp nhạc disco, flamenco, âm nhạc đường phố, teambuilding, ánh sáng nghệ thuật…
Sở Văn hóa – Thể thao được giao nghiên cứu tăng cường, bổ sung các hoạt động văn hóa, sự kiện hai bên bờ sông Hàn. Sở Công thương được giao nghiên cứu, xây dựng chương trình kích cầu “Tuần lễ mua sắm về đêm tại Đà Nẵng”; vận động, khuyến khích các cơ sở mua sắm, trung tâm thương mại hoạt động đến 24h đêm.
UBND TP Đà Nẵng cũng giao Sở GTVT nghiên cứu, tham mưu UBND TP về việc tổ chức cầu Rồng phun lửa, phun nước lúc 21h và cầu Sông Hàn quay lúc 23h hàng đêm, cũng như cho phép tàu du lịch thủy nội địa được hoạt động đến 24h hàng đêm.
Trong khi đó, UBND quận Sơn Trà được giao nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng quy mô chợ đêm Sơn Trà và hình thành “Phố đêm Trần Hưng Đạo” (đoạn từ cầu Sông Hàn đến cầu Rồng); UBND quận Ngũ Hành Sơn được giao nghiên cứu mở rộng khu phố du lịch An Thượng dọc đường Võ Nguyên Giáp đến đường Nguyễn Văn Thoại.
Đối với UBND quận Hải Châu, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng giao sớm hoàn thiện và triển khai phương án “Phố đi bộ – Chợ đêm Bạch Đằng”; khuyến khích các nhà đầu tư các dịch vụ nhà hàng, quán bar, pub, café… tại khu vực ven sông phía Đông đường 2/9 (từ Công viên APEC đến cầu Trần Thị Lý) kéo dài thời gian hoạt động về đêm.
UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị các sở, ngành hỗ trợ nhà đầu tư triển khai và sớm đưa vào hoạt động các dự án: Khu công viên văn hóa, vui chơi giải trí phía Đông Nam Đài Tưởng niệm (khu phố thương mại, phố đi bộ, sân khấu nhạc nước, khu khách sạn, trung tâm thương mại); Khu tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (trung tâm mua sắm, ẩm thực về đêm, nhạc nước, chương trình nghệ thuật, lễ hội ánh sáng…).
“Chợ đêm Bạch Đằng”; khu phi thuế quan và outlet tại Hòa Vang; “Phố đêm Nhật Bản” (ở Xuân Thiều, quận Liên Chiểu); Công viên cầu Nguyễn Văn Trỗi; Làng ẩm thực quốc tế (quận Cẩm Lệ); Trung tâm mua sắm giải trí ngầm ở bãi tắm Sơn Thủy (quận Ngũ Hành Sơn); tàu lưu trú tiêu chuẩn 4 – 5 sao, tàu phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí (nghệ thuật, bar…) tại vịnh Đà Nẵng… cũng là những dự án mà UBND TP Đà Nẵng đề nghị các sở, ngành hỗ trợ nhà đầu tư triển khai và sớm đưa vào hoạt động.
Cùng với đó, UBND TP Đà Nẵng giao Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng, Sở TN-MT và các đơn vị liên quan công khai quỹ đất còn trống của TP để thông tin, kêu gọi nhà đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí, trong đó có khu vui chơi giải trí về đêm.
Theo CafeF
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có chiều dài toàn tuyến 99km, với tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 14 nghìn tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự kiến khoảng 36 tháng. Theo thông tin mới nhất, sau gần 5 năm chuẩn bị, toàn bộ các thủ tục pháp lý và chuẩn bị của dự án như: nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, bố trí nguồn vốn, chấp thuận chủ trương đầu tư,… đều đã được hoàn thành. Được biết, đơn vị tư vấn thi công cho dự án này là nhà thầu Castalia Limited (New Zealand) - một trong những công ty tư vấn thi công uy tín nhất trên thế giới.
Mới đây, ngày 10/10, tại TP.Long Khánh, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận về triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) 2 tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Dầu Giây - Phan Thiết.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng dự án Dầu Giây - Phan Thiết đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi khi hoàn thành, dự án sẽ giải quyết được áp lực giao thông trên QL1. Bộ rất sốt ruột đối với công tác giải ngân nhưng công tác thực hiện giải phóng mặt bằng và giải ngân ở Đồng Nai chưa đạt yêu cầu. Lãnh đạo Bộ cũng chỉ đạo đoạn Dầu Giây - Phan Thiết là dự án được ưu tiên số một để làm sao sớm được khởi công nhằm khơi thông cửa ngõ, giải quyết ách tắc trên QL1A hiện hữu nên công tác bàn giao mặt bằng cần được thực hiện khẩn trương.
Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đánh giá cao công tác giải ngân phục vụ công tác GPMB các tuyến cao tốc qua Bình Thuận. Hiện, công tác giải ngân vốn của tỉnh diễn ra nhanh, đang thiếu vốn vì vậy trong tháng 11, Bộ GTVT tiếp tục bố trí vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh.
"Đối với tỉnh Đồng Nai, chúng tôi cũng rất chia sẻ với tỉnh về việc trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm như: sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành… nên khối lượng công việc giải phóng mặt bằng rất lớn. Tuy nhiên, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết là dự án trọng điểm đã có quy hoạch từ lâu, khi hoàn thành sẽ tháo gỡ "nút thắt" giao thông và tạo sự đột phá bộ mặt mới cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó công tác giải phóng mặt bằng cần được đẩy nhanh tiến độ và giải ngân dự án", ông Kiên nhấn mạnh.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến khởi công trong quý 1/2020.
Có thể thấy, hiện chính phủ và các bộ, ngành đang dành mọi nguồn lực để thúc đẩy tiến độ, sớm khởi công tuyến cao tốc huyết mạch Dầu Giây - Phan Thiết. Tuyến cao tốc này khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Tp.HCM và Phan Thiết chỉ còn 2 tiếng. Việc rút ngắn thời gian di chuyển đáng kể sẽ giúp thành phố biển này thu hút lượng khách hàng khổng lồ tại Tp.HCM lựa chọn bất động sản nghỉ dưỡng, giải trí làm ngôi nhà thứ hai (second homes). Đây là đòn bẩy khổng lồ khiến Bình Thuận thu hút hàng loạt các siêu dự án trong năm 2019.
Quan sát thực tế cho thấy, cùng với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, hệ thống giao thông, hạ tầng kết nối Bình Thuận với các tỉnh lớn phía Nam được đầu tư mạnh mẽ, khiến không chỉ thị trường BĐS Phan Thiết, Mũi Né tiếp tục tăng trưởng mà những khu vực còn "ngủ quên" như Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Lagi,... cũng được đánh thức.
Theo đánh giá của các chuyên gia, cơ sở hạ tầng vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của du lịch và bất động sản trong khu vực. Điển hình từ năm 2015, khi cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được khánh thành, giá đất Long Thành (Đồng Nai) tăng từ 20 - 40% so với giai đoạn 2012 - 2013, thậm chí có nơi tăng trên 60% cùng với thông tin quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành. Còn Bình Thuận cũng thống kê được mức tăng lượng du khách mỗi năm gần như gấp đôi so với thời điểm trước khi có cao tốc.
Đây cũng là lý do giải thích tại sao thời gian gần đây khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và sân bay Phan Thiết chuẩn bị khởi công tạo làn sóng mạnh mẽ đầu tư vào Bình Thuận của các doanh nghiệp BĐS lớn, theo sau đó là các sàn giao dịch bất động sản, nhà đầu tư khiến vùng đất Bình Thuận ngày càng sôi động, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2019 - 2020.
Theo CafeF
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch tiếp tục tạo cú huých cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam phát triển.
Việt Nam vẫn là điểm đến tuyệt vời
Theo ghi nhận từ CBRE, ngành khách sạn Việt Nam năm 2019 dù có suy giảm về tốc độ tăng trưởng, chỉ còn duy trì ở mức 10,8%, so với mức trên 20% của năm 2018, nhưng đây vẫn là một con số ấn tượng so với các quốc gia trong khu vực và toàn châu Á.
Thị trường khách sạn Việt Nam cũng ghi nhận sự bùng nổ nguồn cung từ năm 2015 đến nay. Trong đó, phân khúc khách sạn 5 sao có mức độ tăng cung lớn nhất. Cụ thể, từ 2015 - 2019, số phòng khách sạn 5 sao tăng hơn gấp 2 lần, từ 24.212 phòng lên 52.213 phòng. Phân khúc 4 sao cũng duy trì mức tăng trưởng tốt, đạt từ 27.379 lên 39.023 phòng.
Nếu so sánh sẽ thấy nguồn cung của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - hai thị trường khá lớn tại Việt Nam nhưng con số này còn khá nhỏ bé nếu so với một số thị trường điển hình như Băng Cốc (Thái Lan). Điều đó cho thấy triển vọng và tiềm năng của phân khúc này còn rất lớn.
Theo ông Gautam Bhandari, Phó giám đốc phát triển khu vực, Marriott APAC, Việt Nam đang được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, ngày càng có nhiều hơn các nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam để khai thác quỹ đất. Trong 1 - 2 năm tới, các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy vào thị trường.
Ông Gautam Bhandari cho hay: “Về lâu về dài, trong khoảng hơn 10 năm tới, thị trường sẽ ngày càng trưởng thành, đạt được độ chín và duy trì tăng trưởng. Đây cũng là bước tiến chung, không chỉ của Việt Nam mà cả các quốc gia khác trong khu vực, như Malaysia, Indonesia, thái Lan… Thị trường Việt Nam vẫn sẽ rất tiềm năng cả với khách nội và khách ngoại”.
Đánh giá tiềm năng thị trường trong tương lai, ông Christian Low, Giám đốc chiến lược Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, SB Architect cho hay: “Việt Nam vẫn là điểm đến tuyệt vời, so với tiềm năng thực tế thì mức độ khai thác vẫn chưa nhiều và còn triển vọng ở tương lai. Nhu cầu thị trường du lịch thế giới đếnViệt Nam là vẫn có, quan trọng là các đơn vị phát triển phải đưa ra được những sản phẩm độc đáo”.
Theo bà Nguyễn Thuỷ, Giám đốc Kinh doanh Silk Path Hotels & Resort thì trong 10 năm tới, lượng khách du lịch nội địa sẽ vẫn là điểm nhấn và duy trì tăng trưởng.
“Nếu 10 năm trước, các gia đình phấn đấu đi du lịch 1 - 2 năm/lần, thì nay đã khác hẳn. Có nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Y duy trì mức độ đi du lịch 1 lần/2 tháng. Đây là khách hàng chính và sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường du lịch trong nước. Họ bỏ tiền để mua trải nghiệm chứ không phải mua sản phẩm đơn thuần. Do đó, các nhà điều hành, chủ đầu tư cần có những điều chỉnh về sản phẩm, tiếp thị theo phong cách, lối sống của nhóm khách hàng này”, bà Thủy nhấn mạnh.
Những xu hướng tiếp theo trong năm 2020
Đánh giá về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng giai đoạn vừa qua, ông Nguyễn Trọng Thức, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, CBRE Việt Nam cho hay, từ năm 2015 đến nay cùng với sự tăng trưởng của khách quốc tế đến Việt Nam, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã có những bước tiến đáng kể về cả nguồn cung và nguồn cầu.
Về nguồn cung, những thành phố như Nha Trang, Phú Quốc đã có rất nhiều dự án mới, được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp hơn.
Nguồn cầu cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung, cũng kéo theo sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư rót vốn vào các các sản phẩm bất động sản như condotel, villa cũng bởi họ nhìn thấy được các yếu tố khách du lịch gia tăng, tiềm năng du lịch của các vùng này cũng như kết quả kinh doanh và lợi nhuận mà họ mong muốn.
Tuy nhiên, cũng kể từ năm 2018, các thành phố Nha Trang, Đà Nẵng đã có một cuộc khủng hoảng về pháp lý, có một số dự án được cấp phép nhanh hơn so với quy định của nhà nước. Do đó, sau khi thanh tra, kiểm tra thì việc cấp phép các dự án đã hoãn lại. Một số chủ đầu tư dự án mới đã cẩn thận tìm hiểu kĩ hơn, cũng như quá trình cấp phép xây dựng của các cấp quản lý đã chặt chẽ hơn. Do đó, nguồn cung từ cuối năm 2018 đã có chững lại. Lúc này, người đầu tư vào sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã trở nên hiểu biết hơn, họ đã tìm hiểu chi tiết về chủ đầu tư và dự án và họ cũng có các đòi hỏi khắt khe hơn về các dự án mới.
Từ những điều này cho thấy, chủ đầu tư của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai cũng phải đầu tư dự án chỉn chu và bài bản hơn, làm sao tạo được sự khác biệt trong vô vàn các dự án mới.
Dự báo trong tương lai, ông Thức đánh giá rất tốt về hai xu thế. Thứ nhất là xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể, sau khi một số doanh nghiệp thành công với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều doanh nghiệp bất động sản khác chuyên về nhà ở cũng “chuyển lái” sang triển khai các dự án nghĩ dưỡng.
Ông Thức cho hay, ngoài tăng trường kinh tế, tăng trưởng sản xuất nói chung thì tăng trưởng du lịch là một trong những yếu tố tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam hiện nay và trong thời gian vừa qua. Thể hiện rõ khi năm 2018, tốc độ khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục 15,5 triệu lượt, tăng 20%. Trong tỷ trọng khách quốc tế đến Đông Nam Á, Việt Nam cũng chiếm số lượng lớn và đang tăng rất tốt.
Các chủ đầu tư cũng nắm bắt được điều này và đang đón đầu xu thế để tìm hướng phát triển mới cho doanh nghiệp của mình. Hơn nữa, các quỹ đất ven Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng dễ kiếm hơn các quỹ đất tại các thành phố khác.
Theo ông Thức, bất động sản nghỉ dưỡng vùng núi cũng là xu hướng của năm tới. Ngoài miền Bắc khí hậu có mùa lạnh, thời gian tắm biển ít hơn miền Nam nhưng cũng có lợi thế nhiều miền núi như Sapa, Hoà Bình, Tam Đảo, khí hậu mát mẻ, nhiều nét văn hoá đặc sắc. Cùng với đó, khoảng cách đi từ Hà Nội tới các vùng này cũng đã được cải thiện, nhiều tuyến cao tốc được xây dựng, thời gian di chuyển được rút ngắn.
Tuy nhiên, ông Thức cũng cảnh báo tại các vùng này, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cần có tính toán cẩn thận. Bởi khách du lịch tìm tới những vùng này để tránh không khí ồn ào của Hà Nội do đó nếu phát triển nhà cao tầng, bán condotel ở đây cũng không phải là điều kiện thích hợp.
Nói về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, ông Thức nhận định: “Với hai xu hướng này, cơ hội cho doanh nghiệp là việc tìm kiếm quỹ đất mới dễ hơn, nguồn cung cạnh tranh ít hơn, đỡ bị áp lực, có lợi hơn cho các chủ đầu tư dám mạo hiểm. Nguồn cung ít hơn cũng đòi hỏi chất lượng dự án tốt hơn và những chủ đầu tư nào đầu tư dự án chỉn chu có đơn vị quản lý chuyên nghiệp, dự án có vị trí đẹp đương nhiên sẽ hút khách. Thách thức đi liền với đó là lượng khách đến các khu vực này cũng ít hơn, hạ tầng chưa đầy đủ, chưa có sân bay quốc tế. Do đó, mặc dù có tiềm năng nhưng không thể đầu tư ào ạt. Nhất là các chủ đầu tư nhỏ chưa có tiềm lực, nếu theo chân ông lớn vào các vùng này thì khách hàng sẽ không hưởng ứng”.
Theo Tạp Chí Tài Chính
Theo TTXVN
Sự phát triển của du lịch khiến thị trường khách sạn và khu nghỉ mát Việt Nam trở nên hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư trong khu vực.
Ảnh: thuongtruong.vn
Lượng khách du lịch ngày càng tăng của Việt Nam và nền kinh tế tăng trưởng khiến cho thị trường khách sạn và khu nghỉ mát hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong khu vực quan tâm đến Việt Nam và biến nơi đây thành một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất ở châu Á Thái Bình Dương.
Sự phát triển của du lịch đã Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, vào đầu tháng 7, Tập đoàn điều hành khách sạn lớn của Thái Lan Centara Hotels & Resorts cho biết, công ty sẽ mở rộng đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu mở ít nhất 20 khách sạn trong 5 năm tới. Chia sẻ lý do chọn thị trường Việt Nam, ông Thirayuth Chirathivat - Giám đốc điều hành công ty này cho biết, nhờ vào sự bùng nổ khách du lịch ở thị trường châu Á, chính sách thị thực linh hoạt và cơ sở hạ tầng giao thông cải thiện, Việt Nam đang có những bước đi đúng đắn nhằm hiện thực hóa mục tiêu đón lượng du khách kỷ lục vào năm 2019.
Không chỉ Centara Hotels & Resorts mà rất nhiều các doanh nghiệp, chủ đầu tư trong nước cũng đầu tư cho lĩnh vực khách sạn ở Việt Nam, trong đó 3 thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng được đánh giá là tập trung đông đảo nhất.
Nguồn cung khách sạn mới và hiện có tại TP.HCM. Ảnh: JLL
Tại TP.HCM, 1.114 phòng đã được thêm vào nguồn cung khách sạn hiện tại của TP.HCM, tính đến tháng 9 năm 2019, nâng tổng nguồn cung lên khoảng 20.200 phòng. Vào 2020, nguồn cung mới được dự đoán sẽ chậm lại do chính phủ siết chặt quá trình phê duyệt dự án. Đến cuối năm 2021, nguồn cung toàn thành phố dự kiến sẽ đạt 22,000 phòng, trong đó 55.4% sẽ nằm ở phân khúc cao cấp.
Về hiệu suất giao dịch, tính đến tháng 8/2019, hiệu suất giao dịch khách sạn vẫn tốt với sự tăng trưởng tích cực là 5.8%, giá bán phòng trung bình hàng ngày (ADR) đạt 118USD. Mức doanh thu trên số phòng hiện có (RevPAR) đạt 81 USD, tăng 0,7%. Tỷ lệ lấp đầy đạt 68,8%, giảm 4,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Với nguồn cung tuơng lai năm 2020 được dự đoán sẽ hạn chế, hiệu suất toàn ngành được dự kiến sẽ tăng trưởng tích cực trong ngắn hạn và trung hạn.
Trong giai đoạn 2019 - 2021, nguồn cung khách sạn cao cấp sẽ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ảnh: JLL
Trong khi đó, tại khu vực Hà Nội, ngành khách sạn hưởng lợi từ lượng khách quốc tế tăng trưởng. Tính đến tháng 8/2019, chỉ số RevPAR cho thấy sự tăng trưởng đáng kể là 8.4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý IV/2019, sẽ có 1.008 phòng sẽ được thêm vào nguồn cung khách sạn Hà Nội, nâng tổng nguồn cung lên 18,699 phòng. Trong đó, 97% nguồn cung mới nằm ở phân khúc trung và cao cấp. Đến năm 2021, Hà Nội sẽ có hơn 20,400 phòng, với 59,8% trong số đó nằm trong phân khúc cao cấp.
Với nỗ lực chủ động quảng bá du lịch, thị trường mục tiêu mới (ví dụ: Bắc Mỹ và Úc) và sự tăng trưởng tốt của nguồn cung khách sạn, Hà Nội được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng về lượng khách du lịch và hiệu suất giao dịch khách sạn ổn định trong ba năm tới.
Tính đến tháng 8/2019, giá bán phòng trung bình hàng ngày đạt 116 USD, tăng 2,9%. Mức doanh thu trên số phòng hiện có đạt 94 USD, tăng 8.4%. Tỷ lệ lấp đầy tăng 5.3pp, tăng trưởng 81.2% so với cùng kỳ.
Tại thị trường Đà Nẵng, nguồn cung khách sạn trong tương lai, giai đoạn 2019-2021, dự kiến sẽ bổ sung khoảng 9.379 phòng vào nguồn cung hiện tại, trong đó 81,8% dự kiến sẽ nằm trong phân khúc cao và trung cấp. Tuy nhiên, khoảng 38% nguồn cung sắp tới sẽ được quản lý bởi các nhà vận hành khách sạn quốc tế.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, thành phố giao cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ địa giới hành chính thành phố Hà Nội, các đô thị theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 3.344,6km2. Bao gồm: 1 đô thị trung tâm thành phố Hà Nội và 5 đô thị vệ tinh: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc; 3 đô thị sinh thái: Thị trấn Quốc Oai, thị trấn Phúc Thọ, thị trấn Chúc Sơn; 11 thị trấn huyện lỵ của các huyện.
Mục tiêu của đề cương nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; các chương trình, kế hoạch của Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội về phát triển Thủ đô (đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050).
Tạo công cụ quản lý và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn Hà Nội, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh tại mỗi vùng lãnh thổ, gắn với các quy hoạch ngành, lĩnh vực; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực đô thị phù hợp với Chương trình phát triển đô thị quốc gia, khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương cho từng giai đoạn 5 năm.
Đồng thời, đề xuất các chương trình, kế hoạch cụ thể (tương thích với tiềm năng và nguồn lực, có trọng tâm, trọng điểm và sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng) bảo đảm đồng bộ về hạ tầng đô thị, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới; xác định lộ trình, các bước tiến hành xây dựng đô thị bảo đảm tính khả thi và phát triển bền vững; thống nhất các số liệu liên quan đến đô thị hóa, chủ trương, lộ trình thực hiện một số đề án đầu tư, đề án xây dựng huyện lên quận của 5 địa bàn: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng.
Theo CafeF
Việc đầu tư hạ tầng của địa phương cùng với xu hướng “dạt” ra các tỉnh lân cận TP.HCM khiến thị trường bất động sản Đồng Nai nóng lên từng ngày.
Ảnh: Reatimes.vn
Đồng Nai tính làm đường 6.600 tỷ nối sân bay Long Thành với TP.HCM
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương liên quan về công tác nghiên cứu, duyệt quy hoạch dự án xây dựng tuyến đường liên vùng 4.
Theo đó, đường liên vùng 4 sẽ kết nối từ đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn quận 9, TP.HCM đến quốc lộ 51 qua địa bàn huyện Long Thành, Đồng Nai, thông ra ngã tư Dầu Giây - Long Thành, quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769.
Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.600 tỷ đồng. Giai đoạn ban đầu tuyến đường dài khoảng 45km và có chiều rộng mặt đường 40m. Trên địa phận Đồng Nai, tuyến đường sẽ đi qua thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành.
Đường liên vùng 4 khi hoàn thành sẽ giải quyết nhu cầu giao thông từ Đồng Nai đi TP.HCM và phục vụ cho cảng Hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai.
Cùng với đó, trong báo cáo khả thi của dự án sân bay Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất xây mới 3 tuyến đường bộ và 2 tuyến đường sắt mới để kết nối các địa phương lân cận với sân bay Long Thành.
Trong đó, tuyến số 1 dài 3,8km kết nối trục chính đầu phía Tây sân bay Long Thành với quốc lộ 51. Tuyến số 2 dài 3,5km sẽ kết nối tuyến số 1 với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến số 3 dài 8,5km kết nối trục chính đầu phía Đông sân bay Long Thành với đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Mặt bằng vị trí xác định đường liên vùng 4. Ảnh: Plo.vn
Cùng với đó là 2 tuyến đường sắt kết nối với sân bay Long Thành là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành được thiết kế chạy vào đường trục trung tâm của sân bay Long Thành.
Dòng tiền đổ về bất động sản Đồng Nai
Sự phát triển của hạ tầng sẽ kéo theo dòng vốn đầu tư. Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, hạ tầng đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM được đẩy lên một cấp độ mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý như thành phố Biên Hoà, huyện Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai)…
Số liệu từ một số đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy trong một vài tháng trở lại đây, làn sóng tản về các thị trường tỉnh giúp giá bất động sản các khu vực ven TP.HCM tăng lên trong năm 2019. Do đó, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Đồng Nai ở mức cao, riêng tìm kiếm nhà đất tăng 18%.
Theo bà Trang Bùi - Giám đốc Nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam, trong những năm gần đây, việc đầu tư hạ tầng của địa phương cũng như xu hướng “dạt” ra các tỉnh lân cận TP.HCM để phát triển dự án đang khiến thị trường bất động sản tại Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trở nên sôi động hơn. Trong đó, Đồng Nai đang trở thành điểm hấp dẫn nhà đầu tư khi có cảng hàng không quốc tế Long Thành sắp khởi công.
Theo báo cáo của JLL, tính đến quý II/2019, Đồng Nai hiện có 2,424 căn hộ và 4.235 căn nhà liền thổ. Những cải thiện đáng kể của cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy giá bán căn hộ trung bình lên đến 1,150 USD/m2. Hiện giá bán căn hộ ở Đồng Nai cao nhất nhì khu vực miền Nam, đứng sau TP.HCM. Giá nhà liền thổ trung bình đạt 1,273USD/m2 đất.
Thị trường bán lẻ cũng ghi nhận sự sôi động từ các trung tâm mua sắm tại Biên Hòa với tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ toàn tỉnh đạt 121,850m2, giá thuê trung bình đạt 16,5USD/m2/tháng.
Đối với thị trường văn phòng, Đồng Nai đang cạnh tranh trực tiếp với Bình Dương với lượng nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh, toàn tỉnh có 49,500m2 sàn văn phòng với giá thuê trung bình đạt 10USD/m2/tháng.
Cùng với đó, nhu cầu dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam của các công ty đa quốc gia là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp Đồng Nai. Theo báo cáo Q2/2019 của JLL, nhu cầu thuê tăng mạnh đã đẩy giá thuê đất công nghiệp tại Đồng Nai lên mặt bằng giá mới với 90USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tại Hội thảo thị trường khách sạn và bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng tổ chức mới đây, ông Robert Micintosh, Giám đốc điều hành CBRE Hotel châu Á – Thái Bình Dương, cho biết ngành khách sạn Việt Nam năm 2019 mặc dù có suy giảm về tốc độ tăng trưởng, chỉ còn duy trì ở mức 10,8%, so với mức trên 20% của năm 2018, nhưng vẫn là một con số ấn tượng so với các quốc gia trong khu vực và toàn châu Á.
Không lo nguồn cung chững
Thị trường khách sạn Việt Nam cũng ghi nhận sự bùng nổ nguồn cung từ năm 2015 đến nay. Trong đó, phân khúc khách sạn 5 sao có mức độ tăng cung lớn nhất, đặc biệt là ở Đà Nẵng
Cụ thể, từ năm 2015 – 2019, số phòng khách sạn 5 sao tăng hơn gấp 2 lần, từ 24.212 phòng lên 52.213 phòng. Phân khúc 4 sao cũng duy trì mức tăng trưởng tốt, tăng từ 27.379 phòng lên 39.023 phòng.
Ông Nguyễn Trọng Thức, Quản lý cấp cao CBRE Hotel Việt Nam, cho rằng sở dĩ thị trường BĐS nghỉ dưỡng phát triển là do từ năm 2015 đến nay, một số khu vực như Nha Trang, Phú Quốc có rất nhiều dự án của các tập đoàn BĐS lớn được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Các tập đoàn đã góp phần để khách du lịch biết đến những địa danh này nhiều hơn.
Từ sự phát triển của nguồn cung đã kéo theo sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Khi đầu tư vào các sản phẩm BĐS như condotel, villa cũng bởi các yếu tố khách du lịch tăng. Khách hàng mua BĐS tại Nha Trang, Khánh Hòa, Phú Quốc cũng tin tiềm năng du lịch của các vùng này sẽ mang lại kết quả kinh doanh và lợi nhuận mà họ mong muốn.
Tuy nhiên, kể từ năm 2018, các Tp. Nha Trang, Đà Nẵng đã có một cuộc khủng hoảng về pháp lý, một số dự án được cấp phép khá nhanh so với quy định của Nhà nước nên sau khi thanh tra, kiểm tra thì việc cấp phép này đã bị hoãn lại. Một số nhà đầu tư dự án mới đã cẩn thận hơn, tìm hiểu kỹ hơn, cũng như quá trình cấp phép chặt chẽ hơn.
Trước đó, nhiều chuyên gia BĐS phân tích sự chững lại của nguồn cung chỉ là tạm thời, khi pháp lý cho BĐS nghỉ dưỡng chưa rõ ràng; các cơ quan chức năng rà soát lại các dự án và Ngân hàng Nhà nước cũng đang siết lại dòng tiền đổ vào BĐS.
“Đây là thời gian để các chủ đầu tư định hướng lại các dòng sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới, vì tiềm năng du lịch vẫn chưa được khai thác hết”, một chuyên gia nhận định.
Thị trường BĐS nghĩ dưỡng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và ngày đạt được độ chín trong 10 năm tới
Tiềm năng lớn
Theo ông Nguyễn Trọng Thức, ngoài tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng sản xuất nói chung thì tăng trưởng du lịch là một trong những yếu tố tăng trưởng ấn tượng hiện nay của Việt Nam. Năm 2018, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao, chiếm tỷ trọng trong khách quốc tế đến Đông Nam Á.
Các nhà đầu tư BĐS nắm bắt được và đang đón đầu xu thế này để phát triển doanh nghiệp. Ngoài việc phát triển các dự án ở trung tâm hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM, các tập đoàn BĐS cũng đang tìm kiếm các quỹ đất tại khu vực có tiềm năng du lịch biển như Ninh Thuận, Bình Thuận, Quy Nhơn, Tuy Hòa…
Ở miền Bắc, các nhà phát triển BĐS còn đang săn lùng quỹ đất ở vùng có núi, có hồ như Sapa, Hòa Bình, Tam Đảo, Đại Lải, Thanh Hóa… Nguyên nhân là tại những khu vực này, việc tìm quỹ đất dễ hơn, nguồn cung cạnh tranh ít hơn, đỡ bị áp lực, có lợi hơn cho các chủ đầu tư dám mạo hiểm.
Theo ông Gautam Bhandari, Phó giám đốc phát triển khu vực Marriott APAC, tương lai trong khoảng hơn 10 năm tới, thị trường BĐS ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đạt được độ chín và duy trì tăng trưởng.
“Đây cũng là bước tiến chung, không chỉ của Việt Nam mà cả các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… Thị trường Việt Nam vẫn sẽ rất tiềm năng cả với khách nội và khách ngoại”, ông Gautam Bhandari nhấn mạnh.
Bà Thủy Nguyễn, Giám đốc Kinh doanh Silk Path Hotels & Resort cũng khẳng định với sự phát triển của Việt Nam, trong đó Chính phủ chủ trương lấy du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì trong 10 năm tới, lượng khác du lịch nội địa sẽ vẫn là điểm nhấn và duy trì tăng trưởng.
“Nếu 10 năm trước, các gia đình phấn đấu đi du lịch 1 – 2 năm/lần, thì nay đã khác hẳn. Có nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Y duy trì mức độ đi du lịch 1 lần/2 tháng. Đây là khách hàng chính và sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường du lịch trong nước. Họ bỏ tiền để mua trải nghiệm chứ không phải mua sản phẩm đơn thuần. Do đó, các nhà điều hành, chủ đầu tư cần có những điều chỉnh về sản phẩm, tiếp thị theo phong cách, lối sống của nhóm khách hàng này”, bà Thủy Nguyễn lưu ý.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của CBRE, một điểm quan trọng khác là để phát triển thị trường BĐS nghỉ dưỡng không chỉ cần xây dựng sản phẩm tốt mà song song cần phát triển cả hạ tầng giao thông mới có thể thu hút được đầu tư và nguồn cầu.
Theo Tạp Chí Tài Chính