TIN TỨC

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Apple sẽ được miễn trừ thuế trên 10 loại linh kiện do Trung Quốc sản xuất.

Nikkei: Sản xuất iPhone có thể sang Việt Nam hoặc Ấn Độ, nhưng Mac Pro sẽ ở lại Mỹ

Apple sẽ tiếp tục sản xuất máy tính để bàn Mac Pro ở Hoa Kỳ, với việc sản xuất mẫu máy tính thế hệ mới nhất dự kiến ​​sẽ bắt đầu sớm, công ty này cho biết hôm 23/9. Thông báo được đưa ra sau khi chính phủ Hoa Kỳ đồng ý miễn thuế đối với một số bộ phận linh kiện điện tử do Trung Quốc sản xuất. 

"Là một phần trong cam kết tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, Apple hôm nay đã xác nhận rằng máy tính Mac Pro mới được thiết kế lại sẽ được sản xuất tại Austin, Texas," gã khổng lồ công nghệ Mỹ cho biết trong một bản tin mới. 

Máy tính tower-style mới nhất đã được công bố tại Hội nghị Nhà phát triển Toàn cầu hàng năm của Apple vào tháng 6. Mac Pro mới có giá khởi điểm 5.999 USD và sẽ có sẵn để đặt hàng vào mùa thu. Apple đã sản xuất Mac Pro tại cơ sở Austin, Texas từ năm 2013. Nhưng công ty này đã lên kế hoạch chuyển dịch vụ lắp ráp máy tính sang Trung Quốc vào đầu năm nay. 

Quyết định giữ hoạt động sản xuất Mac Pro tại Hoa Kỳ được đưa ra sau khi Apple được miễn thuế đối với 10 linh kiện do Trung Quốc sản xuất vào tuần trước. Các khoản miễn trừ thuế được đưa ra bởi các nhà quản lý thương mại Hoa Kỳ. Điều này sẽ cho phép công ty nhập khẩu một số bộ phận cần thiết cho máy tính mới mà không phải trả mức thuế 25% như Tổng thống Donald Trump công bố hồi tháng 5. 

Apple đã yêu cầu miễn trừ 15 loại linh kiện cho Mac Pro vào tháng 6. Nhưng Trump đã phản đối ý tưởng đó, tweet rằng "Apple sẽ không được miễn thuế, hay hỗ trợ cho các bộ phận Mac Pro được sản xuất tại Trung Quốc. Hãy sản xuất ở Hoa Kỳ đi, thì sẽ không có thuế quan!".

Đáp lại, CEO Tim Cook của Apple đã tái khẳng định ý định của công ty là tiếp tục sản xuất Mac Pro tại Hoa Kỳ: "Chúng tôi cảm ơn chính quyền vì sự hỗ trợ của họ đã cho phép cơ hội này", Cook nói hôm 23/9. Apple cho biết Mac Pro mới sẽ sử dụng linh kiện do Mỹ sản xuất nhiều gấp hai lần rưỡi so với các mẫu trước đây. Công ty cũng cho biết họ đang đi đúng hướng để thực hiện cam kết đầu tư 350 tỷ USD vào năm 2023. 

Năm ngoái, Apple đã công bố kế hoạch mở rộng các cơ sở ở Austin và hàng chục thành phố khác của Mỹ. Apple đã bị cuốn vào cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, với việc Trump liên tục hối thúc các công ty rời khỏi Trung Quốc và đưa nhiều việc làm hơn về Hoa Kỳ. 

Mac Pro là sản phẩm chính duy nhất của Apple được lắp ráp tại Hoa Kỳ, hầu hết các sản phẩm khác được lắp ráp tại Trung Quốc, bao gồm cả iPhone. Nhưng Dan Ives, giám đốc điều hành của Wedbush Securities, cho biết "chúng tôi tin rằng Apple đang ráo riết xem xét các lựa chọn thay thế trong chuỗi cung ứng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung này", với tiềm năng chuyển 5% đến 7% sản lượng iPhone sang Ấn Độ hay Việt Nam.

Theo CafeF

 

2 năm qua khoảng 53.000 tỷ đồng từ 264 dự án được chấp thuận đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn bất động sản lớn như Novaland, FLC, VinGroup,…Bình Thuận tiếp tục chứng kiến làn sóng đầu tư vào các dự án BĐS trong năm 2019.

Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về dải đất ven biển Phan Thiết – Mũi Né

Đó là con số vừa được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Bình Thuận năm 2019 vừa được tổ chức mới đây. Một điều dễ nhận thấy đó là làn sóng đầu tư vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô hàng tỷ USD đang từng bước được triển khai ở địa phương này.

Lợi thế của Bình Thuận là có bờ biển đẹp trải dài gần 200km với những địa danh đang thu hút mạnh khách du lịch như Phan Thiết, Mũi Né – nơi từng được ví là "thủ đô resort". Cùng với đó là việc đầu tư hạ tầng kết nối địa phương này với các trung tâm kinh tế khác cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện như sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết…

Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về dải đất ven biển Phan Thiết – Mũi Né - Ảnh 1.

Phan Thiết - Mũi Né có lợi thế về bãi biển đẹp

Đây là những yếu tố tạo đà cho những làn sóng đầu tư vào thị trường bất động sản Phan Thiết – Mũi Né trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước tìm đến dải đất ven biển này để phát triển các dự án tầm cỡ.

Trong đó, đáng chú ý là 2 dự án bất động sản của tập đoàn Novaland đang triển khai, đó là Nova Hill Mũi Né và Nova World Phan Thiết. Trong đó, NovaHills quy mô khoảng 40ha với tổng số trên 600 căn biệt thự, và các hạ tầng dịch vụ du lịch khác…Còn NovaWorld Phan Thiết quy mô lên tới 1.000ha trải dọc 7km đường bờ biển Phan Thiết, sẽ là quần thể khu nghỉ dưỡng giải trí, thể thao biển trung tâm thể thao phức hợp và cụm sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế khoảng 220ha; cụm công viên nước,công viên chủ đề 25ha; công viên bãi biển 16ha; khu phức hợp trung tâm thương mại - hội nghị - ẩm thực - giải trí cho gia đình...cùng hàng nghìn sản phẩm căn nhà thứ hai (second home).

Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về dải đất ven biển Phan Thiết – Mũi Né - Ảnh 2.

Ngày càng nhiều dự án BĐS du lịch đổ về Phan Thiết - Mũi Né bởi nơi đây có đường bờ biển đẹp

Hay như dự án Dự án Hamubay Phan Thiết có vốn đầu tư gần 1 tỷ USD được thiết kế với quy mô mang tầm quốc tế là tổ hợp vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ngay tại trung tâm thành phố Phan Thiết, với tổng diện tích gần 130 ha, do tập đoàn Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư...

Mới đây, một tập đoàn của Nga là Tập đoàn công nghệ cao Osnova trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng đã bày tỏ mong muốn đầu tư dự án Trung tâm công nghệ cao kết hợp sản xuất, nghỉ dưỡng và "thành phố thông minh" tại Bình Thuận hàng tỷ USD.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vừa qua, nhiều doanh nghiệp BĐS lớn cũng đã ký kết các hợp đồng quan trọng nhằm phát triển BĐS Bình Thuận lên tầm cao mới. Đáng chú ý là Tập đoàn Novaland ký kết với hàng loạt đối tác chiến lược gồm Tập đoàn Accor, PGA và IMG.

Tập đoàn Hải Phát – một đại gia BĐS phía Bắc cũng đã ký bản ghi nhớ với tỉnh Bình Thuận về việc đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn này dự kiến đầu tư khoảng 4.600 tỷ đồng vào dự án khu phức hợp nhà ở và dịch vụ du lịch biển Hòa Phú tại huyện Tuy Phong. Và liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Đông Á - công ty thành viên Tập đoàn Hải Phát và Công ty Cổ phần Đầu tư V-Max Việt Nam đăng ký đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng vào dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Hòa cũng ở huyện Tuy Phong.

Ngoài ra, Hải Phát cũng đang theo đuổi một số dự án khác ở Phan Thiết, Mũi Né như dự án đô thị biển tại Phú Hài trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Phan Thiết, với tổng diện tích 5ha; dự án trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến – Mũi Né với diện tích 198ha.

Sự ra đời của hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn ở Phan Thiết – Mũi Né như Summer Land, NovaWorld, NovaHills, Thanh Long Bay… đến từ các tập đoàn lớn như VinGroup, NovaLand, FLC, Hải Phát sẽ là động lực để Bình Thuận thu hút thêm nhiều dự án khác.

Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về dải đất ven biển Phan Thiết – Mũi Né - Ảnh 3.

Bất động sản nghỉ dưỡng đang phát triển rầm rộ ở Bình Thuận

Cũng tại Hội nghị này, tỉnh Bình Thuận xác định phát triển du lịch nghỉ dưỡng là một trong ba trụ cột kinh tế của địa phương. Nhiều dự án tiếp tục được kêu gọi đầu tư như: Khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi (mức đầu tư 500 triệu USD), Khu vui chơi giải trí tổng hợp trên đường Võ Nguyên Giáp (mức đầu tư 357 triệu USD) và Khu dân cư, đô thị, thương mại dịch vụ Thiện Nghiệp - Phú Long (mức đầu tư 1,2 tỷ USD). Đặc biệt là những dự án quy mô lớn như dự án điện gió ngoài khơi (tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD), dự án điện khí (mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD), Khu công nghiệp Tân Đức (mức đầu tư khoảng 500 triệu USD), hạ tầng dịch vụ logistics, cảng biển Vĩnh Tân…

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký ghi nhớ đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 450.000 tỷ đồng (tương đương hơn 19,2 tỷ USD). Trong đó, trao quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án với tổng số vốn đầu tư 21.800 tỷ đồng (khoảng 920 triệu USD), gồm: 5 dự án đô thị dịch vụ với số vốn hơn 15.800 tỷ đồng; 3 dự án công nghiệp với số vốn hơn 5.300 tỷ đồng; 2 dự án nông nghiệp với 456 tỷ đồng và 1 dự án y tế là Trung tâm điều trị tim mạch và Ung thư chất lượng cao với tổng vốn là 150 tỷ đồng.

Bên cạnh trao quyết định chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ký ghi nhớ đầu tư cho 11 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 435.000 tỷ đồng (tương đương 18,5 tỷ USD).

Theo CafeF

Càng về thời điểm cuối năm, một số khu vực đất nền miền trung khu vực giá còn rẻ như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị…. tiếp tục sốt nóng. Nhà đầu tư lớn từ các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang đổ dồn về.

Đất nền giá rẻ miền trung có phải là "miếng bánh ngon" cho nhà đầu tư cuối năm?

Từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường BĐS Thanh Hóa đang chứng kiến sự sôi động mạnh mẽ, đặc biệt là phân khúc đất nền. Nguyên nhân của chủ yếu của tình trạng này là do sóng đầu tư hạ tầng, mở rộng quy hoạch cũng như sự bùng nổ của ngành du lịch tại Sầm Sơn và Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, một yếu tố hết sức quan trọng là thị trường đang có sự tham gia của nhiều ông lớn bất động sản như: Vingroup, Eurowindow, Tập đoàn FLC, Sungroup,... khiến giao dịch tiếp tục giữ nhịp sôi động. Tận dụng cơ hội này, các chủ đầu tư địa phương cũng có động thái ra mắt nhiều dự án quy mô.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, từ nay đến cuối năm giá đất Thanh Hóa sẽ tiếp tục những chu kỳ tăng giá nhờ những chính sách thu hút đầu tư, du lịch và dịch vụ và sẽ có thêm nhiều khu vực được hưởng lợi tăng giá đất nền khi các ông lớn đồng loạt triển khai dự án. Đây là nguyên nhân khiến, càng gần về cuối năm, làn sóng nhà đầu tư đổ về Thanh Hóa ngày càng nhiều.

Nhận định về dư địa tăng giá của Thanh Hóa, anh Nguyễn Văn Vượng - Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh Thị trường Thanh Hoá Công ty cổ phần bất động sản Saco chia sẻ: "Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã kéo theo sự tăng giá nhanh của thị trường đất nền tỉnh này, tuy nhiên không "sốt nóng" như một số tỉnh khác. Kết hợp với việc hàng loạt dự án do các tập đoàn lớn đã và đang chuẩn bị khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ gián tiếp tác động đến giá của bất động sản trong tỉnh đặc biệt là các khu vực ven Thành phố Thanh Hoá, việc giá bất động sản ở các khu đô thị mới sốt nóng trong tương lai gần là điều gần như đã được báo trước".

Cùng với Thanh Hóa, theo quan sát nhiều vùng đất dọc miền Trung với tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được khai phá cũng đang là những khu vực hút mạnh nhà đầu tư đổ về. Có thể kể đến như Cửa Lò – Nghệ An, Đồng Hới – Quảng Bình, Quảng Trị…Tai những khu vực này, giá đất tăng chưa từng có, có những khu vực giá tăng gấp đôi chỉ trong vòng 6 tháng.

Tại Nghệ An, từ năm 2018 trở lại đây, đất nền ở các vùng như: Quán Bàu, Đông Vĩnh, Hưng Đông, khu vực Vinh Tân đường Lê Mao kéo dài; trục đường 72m Vinh – Cửa Lò (Nghi Đức, Nghi Ân, Nghi Phong) và vùng Cửa Lò, Cửa Hội có dấu hiệu "nóng" lên với mức giá tăng 150-200%. Cụ thể như vùng Cửa Lò, cách đây 2 năm, mức giá khoảng 15-20 triệu đồng/m2 (vùng kề sát biển), 10-13 triệu đồng/m2 (đất lối 2) nay đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Hay như ở Quán Bàu, trước đây giá đất nền chỉ có mức 6-6,5 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên 12-13 triệu đồng/m2 thậm chí có nơi tăng lên 17-18 triệu đồng/m3.

Tại Quảng Bình, khu vực quanh trung tâm TP. Đồng Hới, giá đất đã vượt ngưỡng 20 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Quanh khu vực xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, giá đất đã tăng khoảng gấp 5 lần, từ 2 - 4 triệu đồng/m2 đầu năm 2018, lên 10 - 15 triệu đồng/m2 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng được cấp chủ trương đầu tư tại đây. Đặc biệt, khu vực phía Bắc Đồng Hới (khu quy hoạch mở rộng TP. Đồng Hới về hướng Bắc và khu quy hoạch mở rộng phía Nam thị xã Hoàn Lão trong tương lai), giá đất đã tăng từ 7 triệu đồng/m2 năm 2018, lên mức 11 - 12 triệu đồng/m2.

Còn ở Quảng Trị, giá đất tại khu vực tây nam thuộc TP Đông Hà (Quảng Trị) từ đầu năm 2019 đến nay bỗng nhiên có dấu hiệu mạnh. Khu vực này là khu mới mở rộng của đô thị TP Đông Hà. Giá đất thời điểm bán đấu giá tại khu vực này hơn 2 năm trước vào khoảng 500-600 triệu đồng/nền. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá đất tại đây đã nhảy lên mức từ 800-900 triệu đồng/nền.

Có thể thấy, cơn sốt đất nền đã lan tới những tỉnh ven biển nghèo nhất cả nước. Theo lý giải của giới chuyên gia đây là điều tất yếu. Tại hầu hết những thị trường lớn như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh…hiện giá BĐS đã bị đẩy lên cao sau một thời gian phát triển nóng, dư địa tăng giá không còn. Hiện nay, nhiều vùng đất mới với tiềm năng du lịch lớn nhưng giá đất đang còn ở mức thấp, dư địa tăng giá còn mạnh đang có sức hấp dẫn cực lớn đối với nhà đầu tư.

Mặc dù vô cùng tiềm năng nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo nhà đầu tư cần tỉnh táo trong cơn sốt, nên chọn những dự án pháp lý rõ ràng, đã triển khai hạ tầng đầy đủ, tránh mua phải đất nông nghiệp, đất dịch vụ chưa chuyển đổi hoặc những dự án đất nền chưa rõ pháp lý.

Theo Trí Thức Trẻ

Cổ phiếu Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng gần 17% trong danh mục Magna New Frontiers Fund. Ngoài ra, quỹ còn nắm giữ hơn 2 triệu chứng chỉ quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý.

Quỹ ngoại quy mô nửa tỷ USD đẩy mạnh giải ngân vào Việt Nam, mua cả Cover Warrant và chứng chỉ quỹ VEIL Dragon Capital

Trong các quỹ ngoại đang hoạt động trên TTCK Việt Nam, bên cạnh những quỹ "ăn dầm ở dề", đầu tư phần lớn (hoặc toàn bộ) vào Việt Nam như Dragon Capital, VinaCapital, Pyn Elite Fund, VNM ETF, FTSE Vietnam ETF…còn có khá nhiều quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số phân hạng thị trường với một tỷ trọng nhất định.

Thời gian gần đây, việc Việt Nam được nâng tỷ trọng trong nhóm Frontier Markets và đang có cơ hội thăng hạng Emerging Markets đã khiến giới đầu tư chú ý nhiều hơn tới các quỹ dạng này. Một trong những quỹ đầu tư vào thị trường Frontier Markets có tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam cao có thể kể tới Magna New Frontiers Fund.

Theo tìm hiểu, Magna New Frontiers Fund là quỹ thành viên của Magna Umbrella Fund PLC, một công ty đầu tư tài chính có trụ sở tại Ireland và được Ngân hàng Trung ương Ireland ủy quyền đầu tư tài chính.

Magna New Frontiers Fund là quỹ chuyên đầu tư vào các thị trường Frontiers (cận biên) với chỉ số benchmark là MSCI Frontier Markets Index. Dù vậy, do là quỹ chủ động nên Magna New Frontiers Fund không hoàn toàn đầu tư theo đúng chuẩn benchmark mà có sự linh động phụ thuộc ý chí chủ quan của người quản lý quỹ. Trong phần giới thiệu, Magna New Frontiers Fund cho biết quỹ không phụ thuộc quá nhiều vào benchmark. Nếu cổ phiếu không đáp ứng đủ tiêu chí, quỹ sẽ không đầu tư, bất kể tỷ trọng là bao nhiêu trong rổ chỉ số.

Theo số liệu tại ngày 23/9, quy mô danh mục Magna New Frontiers Fund lên tới 413 triệu Euro (khoảng 454 triệu USD). Trong đó, các cổ phiếu Việt Nam chiếm tổng tỷ trọng khoảng 16,7% (khoảng 76 triệu USD), xếp thứ 2 trong danh mục sau Kuwait với 19,6%.

Quỹ ngoại quy mô nửa tỷ USD đẩy mạnh giải ngân vào Việt Nam, mua cả Cover Warrant và chứng chỉ quỹ VEIL Dragon Capital - Ảnh 1.

Cổ phiếu Việt Nam trong danh mục Magna New Frontiers Fund

Danh mục Magna New Frontiers Fund hiện có 10 cổ phiếu Việt Nam (trên tổng số 41 cổ phiếu của quỹ), trong đó PNJ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2,71%, xếp tiếp theo lần lượt là MWG (2,6%), VPB (2,55%), MBB (1,98%), FPT (1,51%), HPG (1,42%), GMD (1,09%), TCB (0,97%), HDB (0,94%) và VCI (0,91%).

Một điểm đáng chú ý, Magna New Frontiers Fund hiện nắm giữ xấp xỉ 2,19 triệu chứng chỉ quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL). Tại Việt Nam, VEIL là cái tên không xa lạ bởi đây là quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý với danh mục khoảng 1,5 tỷ USD đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam.

Tỷ trọng chứng chỉ quỹ VEIL trong danh mục Magna New Frontiers Fund lên tới 3,05%, lớn thứ 5 trong danh mục đầu tư của quỹ.

Như vậy, nếu tính cả VEIL thì tỷ trọng đầu tư của Magna New Frontiers Fund vào Việt Nam lên tới 19,75%, nhỉnh hơn đôi chút so với Kuwait (19,6%).

Tại kỳ review tháng 8 vừa qua, thị trường Việt Nam chiếm tỷ trọng 18,48% trong rổ MSCI Frontier Markets Index (chỉ số benchmark của Magna New Frontiers Fund), trong khi Kuwait chiếm tỷ trọng 31,48%. So với benchmark, có thể thấy thị trường Việt Nam đã được Magna New Frontiers Fund khá "ưu ái" khi nâng tỷ trọng lên xấp xỉ 20%.

Quỹ ngoại quy mô nửa tỷ USD đẩy mạnh giải ngân vào Việt Nam, mua cả Cover Warrant và chứng chỉ quỹ VEIL Dragon Capital - Ảnh 2.

Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index

Tham gia thị trường phái sinh Việt Nam

Bên cạnh việc đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, Magna New Frontiers Fund còn khá hào hứng với các công cụ phái sinh.

Số liệu tại ngày 23/9 cho thấy quỹ đang nắm giữ chứng quyền bảo đảm (Covered Warrant – CW) của một số công ty Việt Nam như chứng quyền FPT, MWG.

Theo Trí Thức Trẻ

Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư; VRDF 2019: Định hình con đường đi tới thịnh vượng; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 10 dự án; Đề xuất chính sách một giá cho điện mặt trời; Phê duyệt Quy hoạch chi tiết sân bay Côn Đảo… là những tin tức đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư

U.S. News & World Report vừa công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm nay, theo đó, Việt Nam xếp thứ 8 trong tốp 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm ngoái.

Để đưa ra bảng xếp hạng 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, U.S. News & World Report đã khảo sát hơn 21.000 người từ 80 quốc gia trên thế giới, trong đó, lấy ý kiến của khoảng 7.000 lãnh đạo công ty trên toàn cầu để đưa ra quyết định.

Bảng đánh giá dựa trên 8 tiêu chí, gồm tinh thần khởi nghiệp, sự ổn định kinh tế, chính sách thuế thuận lợi, sự sáng tạo, lao động có tay nghề, chuyên môn về công nghệ, sự năng động và vấn nạn tham nhũng.

Các tiêu chí này được xây dựng dựa trên một báo cáo vào năm 2011 của Ngân hàng Thế giới, trong đó nhấn mạnh 4 yếu tố để một quốc gia trở thành địa điểm đầu tư tốt: Con người, môi trường, các mối quan hệ và khung pháp lý, từ đó thúc đẩy cả cá nhân lẫn tổ chức đầu tư vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường tài chính, công nghệ hoặc các thương hiệu của nền kinh tế đó.

US News & World Report đánh giá rằng, những cải cách chính sách kinh tế đã giúp Việt Nam trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại hơn.

Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên hội nhập hơn khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Liên Hợp Quốc cũng như tham gia vào ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cùng các hiệp định thương mại lớn.

Đứng đầu danh sách xếp hạng của U.S. News & World Report là Uruguay, sau đó đến Saudi Arabia, Costa Rica, Luxembourg, Ấn Độ, Ba Lan, Qatar.

VRDF 2019: Định hình con đường đi tới thịnh vượng

Các thảo luận tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF), diễn ra ngày 19/9, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức tại Hà Nội, đã bước đầu giúp Việt Nam định hình được con đường phải đi, để tránh tụt hậu, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và đi tới thịnh vượng.

Một sự đồng thuận nhìn thấy rõ từ các diễn giả, các chuyên gia tham dự VRDF 2019, đó là Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội sau hơn 30 năm Đổi mới. Nhưng còn có một sự đồng thuận khác. Đó là Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ sự thay đổi nhanh chóng của thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang biến đổi từng ngày, từ sự giảm tốc của kinh tế thế giới, những tác động của biến đổi khí hậu và cả xu thế phi toàn cầu hóa đang lan rộng…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, trong bối cảnh hiện nay, chưa nói đến việc hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, riêng việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình đã là “một thách thức lớn” với Việt Nam.

Câu trả lời là buộc phải cải cách. “Dù Việt Nam có mọi tiềm năng để duy trì thành công sự phát triển của mình, vẫn cần có những cải cách táo bạo để đất nước có thể nắm bắt các cơ hội trong tương lai và quản lý các rủi ro của mình”, ông Ousmane Dione đã nhấn mạnh.

Những cải cách táo bạo đó chính là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng đầy đủ, hiện đại và hội nhập và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang dựa vào đổi mới sáng tạo. Đây cũng chính là hai chủ đề chính được thảo luận tại VRDF.

“Tại sao phải tiếp tục cải cách thể chế, dù điều này đã được nói đến trong 20 năm qua? Đó là vì thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn những khiếm khuyết. Hơn nữa, thể chế liên tục thay đổi, do vậy phải liên tục cải cách thể chế, nếu không muốn lùi lại phía sau”, ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, phải gắn cải cách thể chế kinh tế với cải cách thể chế chính trị, không thể tách rời được, thì mới có thể giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn thể chế của Việt Nam.

Còn đổi mới mô hình tăng trưởng sang dựa vào đổi mới sáng tạo là con đường đã được Việt Nam lựa chọn, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng tới toàn cầu. “Đổi mới sáng tạo là con đường đi tới thịnh vượng”, chia sẻ câu chuyện của Malaysia, ông K. Yogeevaran, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp trồng trọt và Hàng hóa Malaysia nói.

Đổi mới sáng tạo, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, được xác định là một đột phá chiến lược mới của Việt Nam khi xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 10 dự án

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2019 của 5 địa phương.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2019 giữa 10 dự án của 5 địa phương (Bắc Giang, Hà Nam, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau) đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 số tiền là 173,4 tỷ đồng.

Một trong các Dự án được điều chỉnh vốn nội bộ là Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu Dự án TP Cần Thơ (Trong ảnh: TP Cần Thơ)

Một trong các dự án được điều chỉnh vốn nội bộ là Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án TP Cần Thơ (Trong ảnh: TP Cần Thơ)

Các dự án được điều chỉnh tăng vốn bao gồm Dự án Phát triển bệnh viện tỉnh, vùng giai đoạn II Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam, Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án TP Cần Thơ, Dự án nâng cấp đô thị TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án TP Cà Mau.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan liên quan về tính chính xác của các thông tin, số liệu, danh mục và mức vốn điều chuyển của các dự án theo quy định.

UBND các tỉnh, thành phố căn cứ danh mục và kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2019 điều chỉnh ở trên thông báo cho các đơn vị danh mục và kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2019 điều chỉnh cho từng dự án theo quy định; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để kiểm tra tình hình thực hiện theo quy định; chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương giải ngân số vốn được điều chỉnh nêu trên đảm bảo hiệu quả đầu tư theo quy định.

Thừa Thiên Huế đề xuất Bộ GTVT điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Đường bộ ven biển đoạn đi qua địa bàn

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Đoàn công tác Bộ giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình quản lý và phát triển giao thông vận tải (GTVT) trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tiến độ thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020 (đoạn qua Thừa Thiên Huế dài 62,5 km) được tỉnh xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nên thời gian qua, địa phương đã tập trung thực hiện, chỉ đạo quyết liệt. Ban chỉ đạo công tác GPMB do Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại buổi làm việc

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại buổi làm việc

Để thực hiện dự án, khối lượng cần GPMB, tái định cư, di dời lăng mộ gồm 1.540 hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng; tổng diện tích đất phải thu hồi khoảng 430 ha; số hộ tái định cư (TĐC) 177 hộ; tổng số lăng mộ cần di dời 794 ngôi mộ và xây mới một khu nghĩa trang.

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu năm 2019 giải ngân 410/600 tỷ đồng tổng kinh phí phải thực hiện. Dự kiến kế hoạch GPMB, đối với đoạn không có tái định cư, di dời dân cư và mồ mả, đến 30/9/2019 bàn giao 15 km mặt bằng; đối với các đoạn bố trí tái định cư xen ghép, đến 30/10/2019 dự kiến di dời thêm 17 km và đến 30/11/2019 bàn giao thêm 13 km; đối với các đoạn tuyến phải di dời các hộ dân về khu tái định cư, đến 30/12/2019 bàn giao 10 km, phần còn lại bàn giao trong tháng 2/2020.

Theo Chủ tịch Phan Ngọc Thọ, hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn một số dự án giao thông trọng điểm, trong đó có dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49B; tuyến đường ven biển; mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài nâng tổng lượng khách 5 triệu người/năm. Tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất Bộ GTVT quan tâm bố trí kinh phí để hoàn thành giai đoạn 1 dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49B; bố trí vốn để đầu tư 9 km từ cầu Tư Hiền đến Quốc lộ 1A; bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện giai đoạn 2 dự án từ Thuận An - Tư Hiền - Quốc lộ 1A.

Đối với tuyến đường ven biển, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ đề xuất Bộ GTVT xem xét, tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Đường bộ ven biển Việt Nam đoạn qua Thừa Thiên Huế; đồng thời, ủy quyền cho tỉnh tổ chức lập quy hoạch điều chỉnh trình bộ GTVT thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thuận tiện cho việc quản lý đất đai, tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh

Đối với dự án mở rộng sân bay Phú Bài, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo nhà đầu tư sớm hoàn thành thủ tục khởi công công trình góp phần phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chỉ đạo các hãng hàng không tăng tuyến bay đi/đến Huế.

Đồng thời, ủng hộ chủ trương, báo cáo Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án Vận tải hàng không lữ hành Việt Nam do Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam thực hiện tại Cảng hàng không Phú Bài. Ngoài ra, tỉnh cũng đề xuất bố trí nguồn vốn để sớm khởi công cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương; nâng cấp, mở rộng đường Phạm Văn Đồng.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể hoan nghênh, biểu dương tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã tập trung, thực hiện quyết liệt các dự án giao thông đi qua địa bàn tỉnh. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, giao thông có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, nếu có một hệ thống giao thông tốt, thuận lợi với nhiều loại hình giao thông sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương.

Đối với cao tốc đoạn La Sơn - Túy Loan, qua trao đổi và làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, hiện nay dự án đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh tập trung chỉ đạo các địa phương có dự án đi qua tháo gỡ khó khăn, giúp hoàn thành tốt các công đoạn cuối cùng của dự án.

Đối với cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể mong lãnh đạo tỉnh quan tâm ủng hộ, chỉ đạo địa phương thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho dự án, bám sát kế hoạch, bám sát thực địa nhằm bảo đảm bàn giao sớm mặt bằng để không ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Về một số kiến nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT ghi nhận ý kiến đề xuất của địa phương; đồng thời giao Tổng cục đường bộ và các ban, đơn vị thuộc bộ nghiên cứu, lập báo cáo đề xuất Chính phủ, Quốc hội phân bổ nguồn vốn cho nhiệm kỳ tới, Bộ sẵn sàng cùng với địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện.

Quảng Ninh phê duyệt Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 829 tỷ đồng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định số 3851/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về Thủy sản tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rộng 169,5 ha này có chức năng chính là nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu về khoa học công nghệ và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản (trọng tâm là phát triển tôm), phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ ngành công nghiệp tôm cho khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.… Sản phẩm chủ lực là con giống thủy sản, công nghệ nuôi trồng thủy sản, công nghệ phụ trợ, đào tạo – tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản.

Một phần hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tại thời điểm đầu năm 2019.  Ảnh: Việt Hoa.

Một phần hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà tại thời điểm đầu năm 2019. Ảnh: Việt Hoa.

Mục tiêu của Đề án nhằm hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, hoặc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm như con giống, công nghệ nuôi thương phẩm, công nghệ phụ trợ.

Tất cả là để phục vụ việc phát triển đối tượng tôm nước lợ và các đối tượng thủy sản đặc thù khác có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, nhằm nhân rộng ra các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao trong, ngoài tỉnh. Qua đó, sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổng mức đầu tư của toàn dự án là 829 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 159 tỷ đồng, Công ty CP Thủy sản Việt Úc sẽ là nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng toàn bộ Khu với kinh phí 670 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng đồng thời là nhà đầu tư chiến lược, hạt nhân trong Khu và được quản lý diện tích 102,6 ha, chiếm 60,5% tổng diện tích toàn Khu.

Phần diện tích còn lại sẽ dành cho các nhà đầu tư thứ cấp khác. Các nhà đầu tư thứ cấp sau khi được thuê đất sẽ sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải, rác thải và trả phí theo quy định của Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong trường hợp chưa có nhà đầu tư thứ cấp thuê, thì phần diện tích đó sẽ do Công ty CP Thủy sản Việt Úc khai thác và sử dụng để phát huy hiệu quả sử dụng đất.

Dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2020, giai đoạn 2 từ năm 2021 – 2023 và giai đoạn 3 từ năm 2024 – 2025. Ngay trong thời gian triển khai giai đoạn 1 - 27/3/2019, Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc đã chính thức cho ra mẻ tôm giống thẻ chân trắng đầu tiên với 12 triệu con, đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ phục vụ người nuôi tôm trong tỉnh Quảng Ninh.

Hyundai Kefico khánh thành nhà máy số 2 và trung tâm nghiên cứu, phát triển

Sáng 19/9, Công ty TNHH Hyundai Kefico Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và khánh thành nhà máy số 2, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại khu công nghiệp Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử của Nhà máy số 2

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử của Nhà máy số 2

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương khẳng định mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng với định hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp, Công ty TNHH Hyundai Kefico Việt Nam luôn phát triển tốt, doanh thu tăng đều qua các năm. Hải Dương luôn xem Công ty TNHH Hyundai Kefico Việt Nam nói riêng và các nhà đầu tư Hàn Quốc nói chung là đối tác ưu tiên trong hợp tác đầu tư, phát triển. Bằng việc đưa nhà máy số 2 và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vào hoạt động, trong những năm tới, công ty sẽ góp phần tăng thu ngân sách, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tạo sức lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước, đóng góp tích cực vào sự phát kiển kinh tế - xã hội của Hải Dương.

Công ty TNHH Hyundai Kefico Việt Nam thuộc Tập đoàn Hyundai Motor của Hàn Quốc, chuyên sản xuất động cơ điện tử tự động, các hệ thống thân thiện với môi trường và các sản phẩm cảm biến thông minh. Dự án được UBND tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 19/9/2009 và đi vào hoạt động chính thức tháng 12/2010 với tổng vốn đầu tư ban đầu 30 triệu. Đầu năm 2018, công ty tăng vốn đầu tư thêm 120 triệu USD để xây nhà máy số 2 với 28 dây chuyền, sản xuất hơn 20 loại sản phẩm; Trung tâm nghiên cứu và phát triển với những trang thiết bị đặc biệt, công ty đã và đang chuẩn bị một hệ thống đồng bộ, thống nhất, hiện đại cho sự ra đời và phát triển của một số sản phẩm mới, từ khâu thiết kế - thử nghiệm đến sản xuất hàng loạt trong tương lai gần.

Sau 10 năm xây dựng và phát triển, hiện tổng vốn đầu tư đã tăng lên 250 triệu USD. Trong năm 2019, công ty phấn đấu doanh thu xuất khẩu đạt 350 triệu USD và những năm tới, công ty sẽ sản xuất 120 triệu linh kiện điện tử/năm.

Ông Cương đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương, chính quyền địa phương và Công ty CP Đại An tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ công ty trong quá trình đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Thời gian tới, công ty nghiên cứu tiếp tục mở rộng dự án, tăng vốn đầu tư; quan tâm đào tạo, nâng cao tay nghề và đời sống cho người lao động. Công ty cũng cần tuân thủ tốt các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các quy định của tỉnh.

Đề xuất chính sách một giá cho điện mặt trời

Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) vừa hoàn thiện dự thảo về cơ chế khuyến khích điện mặt trời mới, thay thế Quyết định 11/2017 đã hết hiệu lực từ tháng 6.

Điểm thay đổi nổi bật nhất của bản dự thảo lần này so với bản dự thảo mà Bộ Công thương báo cáo Chính phủ hơn hai tháng trước là chính sách giá điện mặt trời (giá FIT) sẽ chỉ còn một mức cho tất cả các vùng bức xạ, thay vì kịch bản chia làm 4 vùng hoặc 2 vùng như đề xuất trước đây.

Bộ Công Thương đề xuất giá điện mặt trời mới sẽ thống nhất trên tất cả vùng, thay vì chia theo nhiều vùng bức xạ như trước đây.

Bộ Công Thương đề xuất giá điện mặt trời mới sẽ thống nhất trên tất cả vùng, thay vì chia theo nhiều vùng bức xạ như trước đây.

Theo dự thảo mới nhất này, biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: Dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 UScents/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 UScents/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 UScents/kWh.

Giá mua điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Giá mua điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá của đồng Việt Nam với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh). Tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán.

Trong dự thảo lần này, trường hợp của tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh).

Các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021 áp dụng biểu giá mua điện 1.620 đồng/kWh cho dự án điện mặt trời mặt đất; 1.758 đồng/kWh với dự án điện mặt trời nổi.

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết sân bay Côn Đảo

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Côn Đảo và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030.

Cảng hàng không Côn Đảo

Cảng hàng không Côn Đảo

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Côn Đảo theo đúng quy định, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018.

Bộ Xây dựng hướng dẫn, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan theo đúng Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích một số điều của Luật Quy hoạch và theo đúng quy định của pháp luật.

Tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cảng hàng không Côn Đảo được xác định là cảng hàng không nội địa, quy mô sử dụng đất dự kiến là 141 ha, được định hướng đến năm 2020 là cảng hàng không cấp 3C, đạt 0,5 triệu hành khách/năm; giai đoạn đến năm 2030 là cảng hàng không cấp 4C, đạt 2 triệu hành khách/năm.

Đề xuất cho Công ty CP cảng Hải Phòng đầu tư 6.946 tỷ đồng xây 2 bến cảng Lạch Huyện

Công ty CP Cảng Hải Phòng được đề xuất là nhà đầu tư Dự án đầu tư 2 bến container số 3, 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Khu bến cảng Lạch Huyện, Tp. Hải Phòng.

Dự án xây dựng 2 bến container số 3, 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có mục tiêu xây dựng 2 bến container số 3, 4 dài 750 m, tiếp nhận cỡ tàu container đến 100.000 DWT; xây dựng 1 bến sà lan tiếp nhận tàu, sà làn sức chứa 100 – 160 Teus.

Dự án xây dựng 2 bến container số 3, 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có mục tiêu xây dựng 2 bến container số 3, 4 dài 750 m,

tiếp nhận cỡ tàu container đến 100.000 DWT; xây dựng 1 bến sà lan tiếp nhận tàu, sà làn sức chứa 100 – 160 Teus.

Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng 2 bến container số 3, 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (tại Khu bến cảng Lạch Huyện, Tp. Hải Phòng) do Công ty CP Cảng Hải Phòng là nhà đầu tư.

Công trình này sẽ được thực hiện tại Khu bến cảng Lạch Huyện thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng.

Dự án có mục tiêu xây dựng 2 bến container số 3, 4 dài 750 m, tiếp nhận cỡ tàu container đến 100.000 DWT; xây dựng 1 bến sà lan tiếp nhận tàu, sà làn sức chứa 100 – 160 Teus; đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đồng bộ, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua 1 – 1,1 triệu Teus/năm. Việc thực hiện Dự án này nhằm phục vụ việc di dời Khu bến cảng Hoàng Diệu, đảm bảo phát huy truyền thống lịch sử của cảng Hải Phòng và phát triển trong tương lai có tính cạnh tranh lâu dài của Công ty CP Cảng Hải Phòng.

Tổng mức đầu tư Dự án khoảng 6.946 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của nhà đầu tư là 3.125,8 tỷ đồng (chiếm 45% tổng mức đầu tư), vốn vay thương mại là 3.820,4 tỷ đồng (chiếm 55% tổng mức đầu tư).

Nếu được thông qua, Dự án sẽ được khởi công xây dựng từ năm 2020 và hoàn thành vào năm 2025, trong đó bến số 3 sẽ được đưa vào khai thác từ năm 2022; thời gian hoàn vốn công trình là 70 năm.

Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP. Hải Phòng chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ Dự án và năng lực nhà đầu tư được lựa chọn đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm nhà đầu tư có đủ điều kiện được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ và các quy định của pháp luật về đầu tư và đất đai.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được giao chỉ đạo HĐTV Tổng công ty Hàng hải Việt Nam yêu cầu người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức thực hiện đầu tư theo đúng quy định của pháp luât, quản lý dự án; xây dựng phương án tài chính thực hiện dự án, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Trước đó, trong Đề án Di dời bến cảng Hoàng Diệu thuộc cảng biển Hải Phòng, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ưu tiên cho Công ty CP Cảng Hải Phòng đầu tư một số bến cảng mới tại Lạch Huyện, đảm nhận lượng hàng theo quy hoạch, bù đắp năng lực thông qua và đảm bảo nguồn thu khi bến cảng Chùa Vẽ chuyển đổi công năng. Trước mắt, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến số 3, 4 tại cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng do Công ty CP Cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư có quy mô 2 bến công ten nơ và tổng hợp, có thể tiếp nhận tàu có sức chở đến 8.000 TEU.

TP.HCM: Bắt đầu triển khai Dự án cầu Thủ Thiêm 4 trị giá hơn 5.200 tỷ đồng

UBND TP.HCM vừa công khai quyết định được ký hôm qua 17/9 về tuyển chọn "Phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4". Theo cơ quan chức năng, cuộc tuyển chọn này sẽ là cơ sở triển khai đầu tư xây dựng dự án ưu tiên cầu Thủ Thiêm 4 có vị trí kết nối hạ tầng quan trọng của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

UBND TP.HCM yêu cầu thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 phải tạo điểm nhấn cho khu vực

UBND TP.HCM yêu cầu thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 phải tạo điểm nhấn cho khu vực

Theo UBND TP.HCM, cầu Thủ Thiêm 4 được xác định là 1 trong các công trình hạ tầng giao thông quan trọng cần ưu tiên đầu tư. Bởi cầu không chỉ để từng bước hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung mà còn kết nối giao thông  Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Khu đô thị Nam Sài Gòn, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển khu vực.

Theo cơ quan chức năng, cầu Thủ Thiêm 4 có tổng chi phí đầu tư hơn 5.200 tỉ đồng với tổng chiều dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh không thông thuyền 80x10 m; vận tốc thiết kế 60 km/h.

Điểm bắt đầu của công trình cầu Thủ Thiêm 4 từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh, đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư, cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tuyển chọn thiết kế, UBND TP HCM đặt ra yêu cầu, cầu Thủ Thiêm 4 phải có kiến trúc mang tính biểu tượng, độc đáo, tạo điểm nhấn cho khu vực quận 2 và 7; phải chú trọng tính hình tượng, thẩm mĩ và tính khả thi cao trong xây dựng phù hợp vơi hình tượng kiến trúc Việt Nam.

UBND TP.HCM giao Sở Quy hoạch  Kiến trúc chủ trì việc tổ chức thi tuyển để làm cơ sở triển khai dự án.

Theo Báo Đầu Tư

 

Google và Apple là hai trong số các doanh nghiệp chú ý tới Việt Nam khi tìm kiếm địa điểm sản xuất mới trong bối cảnh thương chiến.

Bên ngoài một nhà máy điện thoại từng được sử dụng để sản xuất điện thoại Nokia ở tỉnh Bắc Ninh, một tấm biển tuyển dụng mới được treo với nội dung: tìm người làm việc chăm chỉ, năng động, trên 16 tuổi.

Theo báo cáo của Nikkei cho biết, nhà máy này, được mua bởi Foxconn Đài Loan, có thể sớm bắt đầu sản xuất điện thoại Google Pixel, vì Google cũng tìm kiếm một sự thay thế cho chuỗi sản xuất tại Trung Quốc.

Nếu khoản đầu tư thành hiện thực, đó sẽ là một cú hích lớn cho Bắc Ninh, nơi có nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của Samsung, và cho Việt Nam, vốn đang nổi lên như một trong những điểm đến an toàn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

“Với chính sách chào đón đầu tư nước ngoài, chúng tôi hoan nghênh Google đến Việt Nam”, ông Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Tỉnh Bắc Ninh cho biết. Theo ông, Google đã lựa chọn Bắc Ninh, tuy nhiên chưa có kế hoạch hoạt động chi tiết và địa điểm chính xác.

Financial Times cho biết, rất khó để biết được có bao nhiêu công ty đang có ý định dịch chuyển sang Việt Nam. Nguyên nhân là do những công ty này thường giữ kín các động thái để tránh làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với chính phủ và nhà cung cấp ở Trung Quốc.

Bắc Ninh là điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trước làn sóng dịch chuyển sản xuất. Ảnh: ft.com

Bắc Ninh là điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trước làn sóng dịch chuyển sản xuất. Ảnh: ft.com

Apple gần đây đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm AirPods tại Việt Nam. Amazon và Home Depot cũng đang tăng cường tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam gần đây, theo thông tin từ ông Vũ Ngọc Khiêm, giám đốc quốc gia của Global Sources, một công ty tư vấn, kết nối các nhà cung cấp toàn cầu với người mua.

Theo ông Quất, “Bắc Ninh đã thu hút 18,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây từ Samsung, Canon và Nokia”.

Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng khiến Bắc Ninh được lựa chọn. Tỉnh này cách Hà Nội 40 phút lái xe, cách sân bay Nội Bài - nơi Samsung xuất khẩu điện thoại đi khắp thế giới -  30 phút, hai giờ từ cảng Quảng Ninh, và cách biên giới Trung Quốc một giờ rưỡi.

Nhưng lực lượng lao động sản xuất của Việt Nam chỉ quy mô ngang với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Quy mô nhỏ hơn nghĩa là các nhà sản xuất khó tìm nguồn cung nguyên liệu, công nhân và quản lý địa phương.

Ông Stelvio Gugliemi, tổng giám đốc của ARDA, một công ty sản xuất đồ nội thất bên ngoài TP.HCM, cho biết kỹ năng của lao động trong nhà máy còn thấp và rất khó để thu hút lao động trình độ cao.  

Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam khó có thể thay thế Trung Quốc. Song dù chiến tranh thương mại có xảy ra hay không, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia chính mà các nhà sản xuất đã chọn để trở thành một phần của chiến lược Trung Quốc + 1.

"Không quốc gia nào có những lợi thế mà Trung Quốc có, không quốc gia nào ở Đông Nam Á có được điều đó. Tuy nhiên, Việt Nam có thể có được một vài lợi thế trong đó", ông Sitkoff nói.

Theo FT

Monday, 23 September 2019

Bất động sản Tây tiến

Bất động sản miền Tây đang trở thành điểm nóng mới của dòng vốn đầu tư.

Khá nhiều doanh nghiệp địa ốc không ngần ngại đặt chân đến các thị trường hạng 2 như Long An, Kiên Giang, Cần Thơ hay Cà Mau, trải rộng trên các phân khúc như khu đô thị, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, văn phòng, giáo dục, các dự án resort, khách sạn cao cấp. Tất cả đang tạo nên một làn sóng đầu tư mới khá sôi động và giảm tải phần nào áp lực cho thị trường TP.HCM.

Nhưng mỗi địa phương miền Tây lại phù hợp với vài dòng sản phẩm nhất định. Đơn cử như ở Long An, nhờ lợi thế tiếp giáp với TP.HCM, sở hữu nhiều dự án giao thông quan trọng (vành đai 4, cao tốc Bến Lức -  Long Thành), Long An đang được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt ở mảng khu công nghiệp.

Trong bảng xếp hạng các địa phương tiềm năng ở phía Nam của Công ty JLL Việt Nam, Long An xếp vị trí thứ 4, chỉ sau Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt ở mảng khu công nghiệp, Long An được xem là một lựa chọn mới bên cạnh 2 khu vực đầu tư công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai, thậm chí còn ghi nhận mức tăng trưởng giá thuê cao nhất trong quý II vừa qua (66% theo năm). Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ 2 trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100 USD/m2/chu kỳ thuê (hơn 2,3 triệu đồng).

Đi kèm với tiềm năng công nghiệp, một lượng lớn nhân lực đã và đang đổ về Long An, nhưng tỉnh vẫn chưa có nguồn cung căn hộ nào, trong khi phân khúc nhà liền thổ ghi nhận tổng cộng 3.352 căn với giá bán trung bình 1.368 USD/m2 (31,7 triệu đồng/m2). “Thị trường dân cư còn thiếu hụt hứa hẹn sẽ là lĩnh vực hấp dẫn cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội”, Công ty JLL Việt Nam nhận định. Bên cạnh Long An, một địa điểm khác đang nhận được nhiều dự án đầu tư là thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế vùng. Từ khi cây cầu dây văng thứ 2 bắc qua sông Hậu là Vàm Cống khánh thành, bất động sản Cần Thơ có dấu hiệu tăng nhiệt với một loạt dự án được chào bán. Đơn cử như Đất Xanh phát triển dự án Cần Thơ Residence có quy mô gần 32ha.Dự án có vị trí ngay Quốc lộ 80, nằm gần kề tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và liền kề với cầu Vàm Cống.

Một doanh nghiệp khác ở TP.HCM là DRKS tham gia phát triển dự án Eco Villas, Tập đoàn Kita Group đầu tư Khu Đô thị Stella Mega City có giá trị hơn 8.000 tỉ đồng, hay Thuduc House dành hơn 1.600 tỉ đồng cho dự án Khu Đô thị mới - khu 3 tại Cần Thơ.

Sự đổ bộ của nhiều thương hiệu danh tiếng góp phần gia tăng sức nóng của thị trường bất động sản khu vực. Theo ông Lê Phương Đông, Trưởng Văn phòng đại diện Hội Môi giới Bất động sản đồng bằng sông Cửu Long, điểm thuận lợi cho thị trường Cần Thơ là quỹ đất nền ở các dự án khu dân cư không còn và chỉ chờ các dự án mới đầu tư.

Giá bất động sản ở Cần Thơ vẫn còn thấp hơn so với các thành phố trực thuộc Trung ương. Sản phẩm bất động sản cũng thiếu sự đa dạng, còn thiếu các dự án chung cư, nhà ở xã hội, bất động sản nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp, shophouse... “Điều này cho thấy sẽ không có nhiều lựa chọn cho khách hàng lẫn nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường bất động sản, nhưng cũng đồng nghĩa với việc đây là dư địa có thể khai thác trong tương lai để có thể làm gia tăng thêm sức hút của thành phố với các nhà đầu tư từ nơi khác đến”, ông Đông chia sẻ.

Không kém cạnh 2 tên tuổi kể trên, thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) cũng trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 8 vừa qua, các nhà đầu tư đã đăng ký rót hàng ngàn tỉ đồng vào địa danh này với nhiều dự án có quy mô khủng.

Đó là dự án Khu Đô thị lấn biển Phú Cường Hoàng Gia trị giá 8.000 tỉ đồng của chủ đầu tư Phú Cường, Tập đoàn Thaco rót 80 triệu USD đầu tư khu phức hợp kèm khách sạn 5 sao tại Rạch Giá, hay CEO Group đầu tư Khu đô thị biển 83,5ha với giá trị hơn 2.600 tỉ đồng.

Bên cạnh các địa danh trên, sóng đầu tư vào miền Tây còn nhìn thấy ở các thị trường tiềm năng khác là Vĩnh Long, Cà Mau, An Giang, Bạc Liêu, thông qua sự tham gia của các thương hiệu khá nổi như TNR, Hưng Thịnh, Vingroup hay FLC sắp tới đây.

Có một số nguyên nhân giải thích cho sự chuyển mình của bất động sản miền Tây. Đó là nhờ đòn bẩy hạ tầng, quỹ đất trống còn dư dả, đi kèm với sự chững lại của thị trường TP.HCM khiến các doanh nghiệp phải săn tìm các vùng đất tiềm năng mới. Sau sự kiện cầu Vàm Cống đi vào vận hành, dự kiến đến năm 2020-2021, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ thông xe toàn tuyến. Đó còn là dự án đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, hay dự án nâng cấp Quốc lộ Nam Sông Hậu nối Cần Thơ với Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Một khi các dự án trọng điểm hoàn thành, thời gian luân chuyển giữa TP.HCM và các tỉnh miền Tây sẽ rút ngắn đáng kể, bổ sung động lực quan trọng cho vùng tăng tốc phát triển. Nhìn chung, do ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, đi kèm với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dòng sản phẩm nhà ở tầm trung, các khu đô thị hay du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn. Giá đất còn thấp so với TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng là chất xúc tác khiến các nhà đầu tư quan tâm thị trường nơi đây.

“Mỗi vùng miền đều có đặc trưng riêng, miền Tây phát triển sau nhưng lại là thị trường được Công ty phát triển tốt. Do đó, đây sẽ là thị trường trọng tâm của Đất Xanh trong năm nay”, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đất Xanh, nhận định trong Đại hội cổ đông 2019.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Trong 8 tháng qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,88 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản...

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay (29/8), từ đầu năm đến ngày 20/8/2019, có 2.406 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 91 tỷ USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,99 tỷ USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm 2019 đạt 13,1 tỷ USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, dẫn đầu trong thu hút FDI tại Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6,8 tỷ USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là ngành hoạt động kinh doanh bất động sản, các ngành còn lại đạt 1,47 tỷ USD, chiếm 16,1%.

Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,88 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 1,7 tỷ USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản 1,18 tỷ USD, chiếm 13%; Hồng Kông (Trung Quốc) 1,1 tỷ USD, chiếm 12,2%; Singapore 1,03 tỷ USD, chiếm 11,3%...

Quoc gia nao rot von nhieu nhat vao Viet Nam 8 thang qua?

Bên cạnh đó, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD và 23 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng đạt 439 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 96,7 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư và lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 88,6 triệu USD, chiếm 20,2% đồng thời lĩnh vực chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83,4 triệu USD, chiếm 19%.

Vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Australia là dẫn đầu với 178,9 triệu USD, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư. Tây Ban Nha đứng thứ hai với 59,8 triệu USD, chiếm 13,6% và Mỹ đứng kế tiếp với 49,3 triệu USD, chiếm 11,2%.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Chiến tranh thương mại cùng với lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei đã giúp kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam tăng cao.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đạt 33 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, điện thoại và linh kiện đang là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 8 tháng, chiếm 19,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, kết quả này chủ yếu do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Galaxy Note 10.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, xuất khẩu điện thoại và linh kiện luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ trọng này ngày càng được tăng cao trong thời gian gần đây. Những tác động từ chiến tranh thương mại cùng với lệnh cấm vận của Mỹ đối với Huawei, giúp Samsung có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các hãng điện thoại khác.

Theo phân tích của ông Hiển, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI, trong đó, Samsung chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong khi chuỗi sản xuất của Apple chủ yếu do Foxconn thực hiện tại Trung Quốc, sau đó mới xuất khẩu sang Mỹ và các nước trên thế giới, Samsung có chuỗi cung ứng đa dạng hơn, với phần lớn hoạt động sản xuất tại Hàn Quốc và Việt Nam. Chính vì vậy, Samsung đã được hưởng lợi  trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Cùng với đó, lệnh cấm sử dụng hệ điều hành Android và các ứng dụng của Google của Mỹ dành cho Huawei cũng sẽ tạo cơ hội lớn cho Samsung khi bớt được đối thủ.

Huong loi tu thuong chien, xuat khau dien thoai cua Viet Nam tang manh

Điện thoại và linh kiện đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của Việt Nam. Ảnh: Zing.vn

Theo PhoneArena, 6 tháng đầu năm 2019, bất chấp thị trường điện thoại di động toàn cầu bước vào giai đoạn bão hòa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản lượng điện thoại thông minh của Samsung tại Việt Nam năm 2019 vẫn tăng 5% so với năm trước.

Mới đây, Samsung thông báo sẽ cắt giảm một phần sản lượng điện thoại thông minh sản xuất tại Trung Quốc, thay vào đó, khối lượng sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên.  Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định điều này giúp cho việc xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong nửa cuối năm.

Công ty phân tích thị trường toàn cầu về công nghệ TrendForce dự báo, bất chấp nhu cầu tiêu thụ điện thoại thông minh toàn cầu suy giảm, sản lượng điện thoại thông minh của Samsung sản xuất ra năm 2019 vẫn tăng, đạt 300 triệu chiếc, tăng nhẹ so với con số 293 triệu chiếc của năm 2018.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Philippines hiện là đối tác thương mại đứng thứ 5 của Việt Nam trong ASEAN và là một trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam trong những năm gần đây.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa phối hợp với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Thương vụ Việt Nam tại Philippines và Hiệp hội Doanh nhân trẻ Hoa kiều Philippies tổ chức “Hội thảo giao thương doanh nghiệp Việt Nam-Philippines.” Trong sự kiện này có sự tham dự của hơn 200 cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Philippines. Trong đó, đoàn doanh nghiệp Philippines gồm 52 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nội thất, thiết kế, xây dựng, thiết bị phụ tùng ôtô, điện tử, bất động sản...

Ông Patrick Cua, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hoa Kiều Philippines, cho biết mục đích doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam nhằm giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Philippines về mặt hàng máy móc, thiết bị điện.

Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Philippines có thể giao thương trực tiếp các mặt hàng như máy móc, thiết bị điện, cáp điện, thiết bị chiếu sáng…

Thi truong Philippines: Nhieu co hoi moi cho doanh nghiep Viet Nam

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong những năm qua, thương mại Việt Nam và Philippines đã có những bước phát triển mạnh. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Philippines năm 2018 đạt trên 4,7 tỷ USD, tăng trên 18% so với năm 2017. 

Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,2 tỷ USD hàng hóa sang Philippines và nhiều sản phẩm của Việt Nam đã thâm nhập và dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường gần 110 triệu dân này với các sản phẩm như cà phê, thủy sản, dệt may, vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị...

Riêng 7 tháng năm 2019, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng trên 26% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 24,23% so với cùng kỳ năm 2018; kim ngạch nhập khẩu từ Philippines đạt gần 939 triệu USD, tăng 31,3%.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã được đón nhận và dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường gần 110 triệu dân này như càphê, thủy sản, dệt may, vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị…

Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này còn rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng thiết bị điện, dây và cáp điện.

Theo TTXVN

페이지 15 / 전체 35

전략적 파트너십