TIN TỨC

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Ngọc Thảo

Giới chuyên gia nhận định khu vực phía Tây Hà Nội đang sở hữu nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm. Việc hình thành các tổ hợp dự án hiện đại, điển hình như Aeon Mall Hà Đông sẽ trở thành động lực to lớn để nâng tầm bất động sản khu vực này.

Bất động sản phía tây thủ đô gia tăng sức hấp dẫn trên thị trường

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khu vực phía Tây Hà Nội đang thay da đổi thịt

Những năm trước đây việc di chuyển về hướng Tây thủ đô thường gặp nhiều khó khăn vì các công trình xây dựng dang dở, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống giao thông chưa phát triển.

Nhưng đến nay thì câu chuyện đó đã khác hoàn toàn, đường sá thông thoáng, cơ sở hạ tầng đồng nhất. Với sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng, giờ đây, bất cứ ai đi trên những trục đường huyết mạch phía Tây Hà Nội đều có thể cảm nhận được tầm vóc của một khu vực phát triển năng động. Bất động sản phía Tây Hà Nội đã và đang có những tiền đề thuận lợi để phát triển và hứa hẹn sẽ tạo sức hút lớn trong tương lai nhờ sự đầu tư về hạ tầng và các dự án đại đô thị đang triển khai đồng bộ, đặc biệt siêu thị Aeon Mall Hà Đông đang chuẩn bị khai trương.

Ghi nhận từ sự nghiên cứu thị trường của CĐT GreenCons Việt Nam, GĐ Đầu tư ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay: "Nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang dần hình thành, góp phần nâng tầm khu vực, kết nối mạnh mẽ khu vực phía Tây với trung tâm thành phố như cao tốc Đại Lộ Thăng Long, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT...".

Việc di dời hàng loạt trụ sở các bộ, ngành về đây như Trung tâm hành chính Quốc gia, Sở Giao thông Vận Tải, Sở Tư pháp, Thanh tra Nhà nước thành phố Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông...khiến hàng loạt công chức nhà nước, cư dân trí thức có nhu cầu chuyển nơi sinh sống về khu vực phía Tây Hà Nội. 

Bên cạnh đó, sự phát triển đồng bộ của hạ tầng giao thông và các cơ sở y tế, giáo dục. Cụ thể, gần 1.000 điểm trường học, bệnh viện với nhiều tên tuổi như: Hệ thống trường liên cấp Vinschool, Trường THPTAmsterdam, Đại học Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Y học cổ truyền Dân tộc Quân đội, Trường ĐH Phenikaa, đặc biệt là công viên Hồ Cây Đàn mới khai trương đóng vai trò điều hòa không khí cho khu vực phía Tây Hà nội.

Bất động sản phía tây thủ đô gia tăng sức hấp dẫn trên thị trường - Ảnh 1.

AEON Mall Hà Đông – Một trong những dự án trọng điểm khu vực phía Tây thành phố

Qúa trình hoàn thiện các dự án trọng điểm như hệ thống đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, tuyến xe buýt nhanh BRT...đều được đặt ở phía Tây Hà Nội. Trục đường Đại Lộ Thăng Long, Lê Văn Lương kéo dài - Tố Hữu, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đường Trung Văn kết nối Mễ Trì - Mỹ Đình...tạo niềm tin đầu tư lớn cho thị trường. Đặc biệt, nhiều tuyến đường sắt đô thị tập trung ở khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực.

Theo TheLEADER

 

TheLEADERTháng 10 có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ như tăng giá thịt lợn, giá xăng, dầu, giá gas, học phí... tăng giá.

Theo Tổng cục thống kê, giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi làm giảm nguồn cung thịt lợn; điều chỉnh tăng giá xăng, dầu theo giá thế giới; tăng giá học phí nhằm tiệm cận với giá thị trường là những yếu tố chủ yếu làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2019 tăng 0,59% so với tháng trước.

 Hơn 90% nhóm hàng hóa nâng giá khiến CPI tháng 10 tăng 0,59%

Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 1,04% do giá lương thực và thực phẩm đều tăng mạnh. 

Trong đó, mặc dù giá gạo giảm 0,04% nhưng chỉ số giá lương thực vẫn tăng 0,05% do giá khoai tăng 2,56%; giá sắn tăng 2,87%.

Thực phẩm tăng 1,57% do giá thịt lợn tăng 7,85% (làm CPI chung tăng 0,33%); giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn tăng: giá thịt quay, giò chả tăng 2,6%, giá thịt hộp, chế biến khác tăng 0,3%. Ngoài ra giá thủy sản tươi sống tăng 0,1%; giá thủy sản chế biến tăng 0,54%.

Nhóm giao thông tăng 0,99% do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 1/10/2019 và điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 16/10/2019 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 2,22% (tác động làm CPI chung tăng 0,1%).

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,53% chủ yếu do giá gas trong nước điều chỉnh tăng vào thời điểm 1/10/2019 làm chỉ số giá gas tăng 7,62% (làm CPI chung tăng 0,09%).

Nhóm giáo dục tăng 0,19% (dịch vụ giáo dục tăng 0,21%) do một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%; đồ uống, thuốc lá và nhóm thuốc và dịch vụ y tế đều tăng 0,04%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%.

Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

 Hơn 90% nhóm hàng hóa nâng giá khiến CPI tháng 10 tăng 0,59% 1

CPI bình quân 10 tháng năm 2019 tăng 2,48% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng bình quân 10 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Lạm phát cơ bản tháng 10/2019 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 1,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2019 tăng 1,92% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Theo TheLEADER

TheLEADER - Các dự án được ưu tiên đầu tư tại Thái Bình thời gian tới gồm dự án đầu tư hạ tầng công cộng cảng biển để có thể tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn đến 50.000DWT và hoàn thiện dự án Trung tâm nhiệt điện Thái Bình.

Phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040

Khu kinh tế Thái Bình hướng tới là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành của Vùng duyên hải Bắc Bộ.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Khu kinh tế Thái Bình được quy hoạch trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo quy hoạch, Khu kinh tế Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên 30.583 ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển.

Đến năm 2040, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 21.000 ha; trong đó, đất khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp và cụm công nghiệp khoảng 8.020 ha; đất khu dân dụng đô thị khoảng 3.000 ha; đất khu du lịch, dịch vụ tập trung khoảng 3.110 ha. 

Dân số đến năm 2040 là 300 nghìn người, trong đó đô thị là 210 nghìn người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%.

Theo định hướng, Trung tâm điện lực Thái Bình gồm Trung tâm nhiệt điện Thái Bình có diện tích 253 ha và khu điện gió có quy hoạch khoảng 600 ha.

Các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong khu kinh tế có tổng diện tích 8.020 ha. Khu cảng biển Thái Bình với các khu bến, khoảng 500 ha. Các khu du lịch và dịch vụ tập trung có diện tích 3.110 ha.

Các ngành chủ đạo

Hệ thống hạ tầng kinh tế khu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp thân thiện với môi trường.

Các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp công nghệ cao; cơ khí chế tạo động cơ, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, các phương tiện vận tải, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; ngành thời trang, dệt nhuộm, vải cao cấp, may mặc xuất khẩu và nguyên phụ liệu; công nghiệp khai thác và chế biến khí, sản phẩm sau khí, điện; công nghiệp dịch vụ hậu cần cảng biển, công nghiệp hàng không; chế biến nông thủy hải sản, thực phẩm, đồ uống; thiết bị y tế, dược phẩm; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic; vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng khác.

Khu kinh tế tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; du lịch vui chơi giải trí cao cấp (golf, casino); kết hợp với du lịch tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan rừng ngập mặn và tìm hiểu, khám phá các sản phẩm hàng hóa lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của khu kinh tế; 

Đồng thời kết nối du lịch khu kinh tế với các hành trình du lịch nổi tiếng trong vùng bằng đường thủy, đường biển, đường hàng không (thủy phi cơ); hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hiện đại, đẳng cấp tại khu vực Cồn Đen, Cồn Thủ, Cồn Vành. 

Khu kinh tế sẽ quy hoạch và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, có năng suất chất lượng cao, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, quỹ đất của khu kinh tế; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Đô, Nam Thịnh, Nam Hưng; đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá và các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.

Định hướng phát triển hệ thống giao thông

Về đường hàng không, Khu kinh tế Thái Bình sử dụng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi - Hải Phòng.

Về đường biển, Cảng biển Thái Bình sẽ được đầu tư xây dựng để đủ năng lực tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn đến 50.000DWT (phía biển), 5.000DWT (phía trong song) đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Thái Bình.

Về đường thủy nội địa, tiến hành nạo vét luồng lạch các sông. Đồng thời xây mới các bến thuyền du lịch, phát triển hệ thống đường thủy kết nối các khu du lịch Cồn Đen, Cồn Thủ, Cồn Vành.

Về đường bộ, xây mới tuyến cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, quy mô 6 làn xe; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 39, quy mô 4 – 6 làn xe, quốc lộ 37B, quy mô 6 làn xe. Tiếp tục hoàn thiện tuyến đường ven biển lên quy mô 8 làn xe, lộ giới 90m.

Đồng thời xây mới tuyến Thái Bình – Hà Nam (ngoài ranh giới, ở về phía Bắc Khu kinh tế), quy mô 4 làn xe. Bổ sung tuyến Thái Bình – Nam Định, quy mô 4 làn xe.

Về đường sắt, tuyến đường sắt Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định sẽ được nghiên cứu sau năm 2025.

Các dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng đợt đầu gồm dự án đầu tư hạ tầng công cộng cảng biển (nạo vét luồng vào cảng, kè chắn sóng) để cảng biển Thái Bình đủ năng lực tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn đến 50.000DWT và hoàn thiện dự án Trung tâm nhiệt điện Thái Bình.

Ngoài ra sẽ tiếp tục triển khai dự án hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Thái Bình và Hàm Rồng lô 102 và 106 giai đoạn 1; hoàn thiện dự án Hệ thống phân phối khí thấp áp; triển khai tuyến cao tốc Hải Phòng – Thái Bình – Ninh Bình; các tuyến đường trục khu kinh tế.

Theo TheLEADER

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, xung đột thương mại Nhật - Hàn chưa có hồi kết.

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam hiện nay dựa vào ba động lực thúc đẩy chính là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, CPTPP và các FTA, kỹ thuật số và thương mại điện tử.

Tăng trưởng mạnh

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt 400 tỷ USD. Riêng về xuất khẩu, tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2019, tổng giá trị xuất khẩu cả nước đạt 204,94 tỷ USD, tăng 8% (số % tăng đều so với cùng kỳ năm 2018). 

Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng một phần do doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc tham gia FTA với cam kết cắt giảm thuế quan từ các đối tác cho hàng có xuất xứ Việt Nam đã giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần tại nhiều nước.

Minh chứng rõ nhất được Bộ Công Thương thống kê cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam có mức tăng trưởng tốt.

Chẳng hạn như xuất khẩu sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm tăng 10%, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 8,1%, sang ASEAN tăng 4,7%, sang Nga tăng 13,9%, sang New Zealand tăng 12,5%; xuất khẩu sang các thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tăng vượt bậc. 

Trong đó, xuất khẩu sang Canada 9 tháng đầu năm đạt 2,9 tỷ USD, tăng 30,9%. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mexico đạt 2,2 tỷ USD, tăng 27%... Riêng với da giày, với tác động từ các FTA, dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 21,5 tỷ USD, tăng 10%. 

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng có hiệu lực vào giữa năm 2020 sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng trên thị trường châu Âu và phát triển ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là gạo, đường, cà phê, các sản phẩm từ sữa.

Dự báo, xuất khẩu những tháng cuối năm 2019 sẽ tiếp tục tăng cao, bởi đây là thời kỳ cao điểm cho mua sắm trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới do thương chiến Mỹ - Trung vẫn diễn biến khó lường cộng với xung đột thương mại Nhật - Hàn đang gia tăng.

Không chỉ vậy, ở ngành hàng nông sản, các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khối EU đều gia tăng bảo hộ hàng hóa thông qua các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. 

Chỉ riêng với EVFTA, khi hàng Việt vào EU tăng mạnh thì hàng từ khối này cũng sẽ vào Việt Nam ngày càng nhiều. Ông Ywert Visser - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết, theo tính toán của EU, khi EVFTA có hiệu lực, thì đến năm 2035, hàng hóa của EU sang Việt Nam sẽ tăng khoảng 29% (khoảng 15 tỷ USD) nhưng hàng Việt Nam vào châu Âu chỉ tăng khoảng 18% (khoảng 8 tỷ USD).

Hiểu thị trường và người tiêu dùng

Xuất khẩu của Việt Nam hiện nay dựa vào ba động lực thúc đẩy chính là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, CPTPP và các FTA, kỹ thuật số và thương mại điện tử.

Ông Phạm Thiết Hòa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho rằng, có 5 vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm vững trong các FTA để tận dụng cơ hội và phòng tránh rủi ro trong xuất khẩu. Đó là lộ trình cắt giảm thuế, các rào cản phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, mua sắm công.

Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến xuất xứ hàng hóa. Doanh nghiệp phải đảm bảo xuất xứ hàng hóa; và các cơ quan chức năng phải có giải pháp bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, tránh bị lợi dụng xuất xứ hàng hóa, từ đó tránh được các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu.

Một trong những yếu tố quan trọng không kém là doanh nghiệp phải xác định được thị trường mục tiêu. Châu Á chiếm đến 60% dân số thế giới, là thị trường rất lớn cho thương mại điện tử, vì số lượng người dùng tương tác với điện thoại di động cao hơn nhiều các khu vực khác. Muốn khai phá những thị trường này, ngoài tận dụng "số hóa" còn phải am tường người tiêu dùng.

Các nghiên cứu cho thấy, trong khi người tiêu dùng châu Á bắt đầu coi trọng sự tiện lợi thì người châu Mỹ và châu Âu lại quan tâm đến sự an toàn và tốt cho sức khỏe. Mỹ và châu Âu là những thị trường lớn cho sản phẩm hữu cơ, trong đó Mỹ chiếm gần 50% thị phần.

Doanh nghiệp Việt còn phải đẩy mạnh khai thác thị trường mới song song với việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn vậy, doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật. Chẳng hạn như với nông sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cam kết và công khai minh bạch thông tin trên thị trường đồng thời với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm bằng cách thay đổi mẫu mã, chủng loại hàng hóa, quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, liên kết với nhà phân phối uy tín, có năng lực trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng kênh phân phối riêng. 

Theo Tạp Chí Tài Chính 

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp uy tín như CAPA, IATA, Airbus hay Boeing dựa trên số liệu về lượng hành khách, lượng máy bay để khẳng định hàng không Việt Nam đã và đang bùng nổ.

Hang khong Viet Nam tang truong nong? hinh anh 1

Theo Zing News 

Trong buổi gặp Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đại diện Facebook cho biết sẽ tiến hành sản xuất kính thực tế ảo tại Việt Nam.

Theo Cổng Thông tin Chính phủ, chiều ngày 4/11, ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã tiếp ông Silmon Miller, Phó chủ tịch phụ trách chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ông Benjamin Joe, Phó chủ tịch phụ trách thị trường Đông Nam Á của Facebook .

Trong buổi làm việc, đại diện Facebook cho biết mạng xã hội này sẽ thực hiện sản xuất một số sản phẩm phần cứng của họ tại Việt Nam, cụ thể là kính thực tế ảo Oculus Rift S. Một số sản phẩm khác cũng đang trong quá trình tìm kiếm đối tác thực hiện.

“Đây là bước tiến quan trọng trong cam kết đầu tư của Facebook tại thị trường Việt Nam và đa dạng hoá các cơ sở sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Silmon Miller nói tại cuộc gặp.

Việc Facebook chọn Việt Nam làm một trong những khu vực sản xuất phần cứng và đóng góp vào việc xây dựng hệ sinh thái số ở Việt Nam được Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao.

Kính thực tế ảo của Facebook sẽ được sản xuất tại Việt Nam - Ảnh 1.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và lãnh đạo Tập đoàn Facebook (ảnh: TTXVN).

Ông cho biết, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Facebook hoạt động và kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Bình cũng đề nghị Facebook phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với cơ quan chức năng của Việt Nam để gỡ bỏ các thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, xây dựng không gian mạng lành mạnh.

Facebook đang là mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam. Số liệu thống kê gần đây cho thấy mạng xã hội này có khoảng 60 triệu người dùng trong nước.

Theo Cafef

Bất động sản giải trí đã xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên xét cả quy mô và loại hình dường như vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Chính vì thế, năm 2019 đã chứng kiến hàng loạt đại gia BĐS tham gia cuộc chơi này, đặc biệt là ở những vùng đất mới.

Bất động sản du lịch giải trí: "Mỏ vàng" tỷ đô chưa được khai thác

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đi du lịch không chỉ còn là để ngắm cảnh đẹp mà du khách hiện nay còn có nhu cầu được thư giãn, vui chơi giải trí,… điều mà hầu hết các chủ đầu tư dự án còn đang bỏ ngỏ, dù thị trường này quy mô lên đến hàng chục tỷ đô la ở nhiều nước. Trong bối cảnh kinh tế mở, du lịch giải trí, ngành công nghiệp không khói đang được đánh giá là mũi nhọn đem lại lợi nhuận khổng lồ. Thuộc top đầu thế giới về tiềm năng du lịch, song ngành du lịch Việt Nam lại chưa thực sự bùng nổ như khu vực.

Theo Hiệp hội lữ hành Việt Nam, hàng năm có khoảng 10 triệu lượt khách Việt đi du lịch nước ngoài, chi tiêu khoảng 6 tỷ USD. Lượng tiền tính bằng tỷ USD mà người Việt tiêu dùng ở nước ngoài có một phần lý do bắt nguồn từ việc các khu du lịch, khu vui chơi - giải trí trong nước không có đủ sức hấp dẫn với người dân.

Tờ Nikkei dẫn báo cáo của Sanrio cho thấy, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày càng đông đảo. Đây là nhóm người sẵn sàng chi tiền nhiều cho các hoạt động giải trí. Ngoài ra, mỗi năm có 5 triệu người Việt Nam du lịch nước ngoài. Thế nhưng, Việt Nam lại chưa có những công viên giải trí hàng đầu thế giới như của Disneyland hay Universal Studios.

So với các nước trong khu vực, mảng bất động sản giải trí của Việt Nam vẫn đang thiếu. Ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, nguồn cung về bất động sản giải trí cũng chưa thực sự đa dạng. Hầu hết các khu vui chơi giải trí truyền thống như công viên, các khu vui chơi ngoài trời hay các trung tâm thương mại cũng chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân. Trong khi đó, nhu cầu về mua sắm, tiện ích và giải trí vẫn còn rất hạn chế.

Với sự tăng trưởng ấn tượng của ngành du lịch, bất động sản giải trí đang có rất nhiều lợi thế để phát triển. Với nguồn cầu ngày càng lớn trong khi nguồn cung đang rất hạn hẹp như hiện nay, bất động sản giải trí còn rất nhiều dư địa để các nhà đầu tư sinh lời.

Một năm trở lại đây, cuộc chơi bất động sản nghỉ dưỡng giải trí biển vẫn đang tiếp diễn trên thị trường, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng có hướng đi mới, tập trung nhiều hơn đến lĩnh vực nghỉ dưỡng, giải trí thể thao biển.

Đánh giá về phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, giải trí Giáo sư Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết đây là mỏ vàng còn chưa được nhà đầu tư khai thác hết. Hiện nay cần những nhà đầu tư đủ tâm, tầm và bản lĩnh để xây dựng và đưa những dự án tầm cỡ vào vận hành, nâng tầm du lịch Việt Nam

Đồng quan điểm với ông Võ, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này là rất lớn. Hiện nay đa phần các chủ dự án mới chỉ làm dự án đáp ứng nhu cầu đầu tiên là để ở, trong khi, một tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cần thêm 2 yếu tố khác là mua sắm (shoping) và vui chơi giải trí (entertainment) thì lại chưa làm được. 

Ở Việt Nam, nhiều chủ dự án chưa đủ tầm, chưa đủ sức chuyên nghiệp cũng như năng lực tài chính để đầu tư vào những tổ hợp giải trí tầm cỡ. Việt Nam chưa theo kịp được với thế giới nên cơ hội đầu tư là rất nhiều. Còn ở nhiều nước, xu hướng này đang chứng minh được sức hấp dẫn rất lớn, điển hình phải kể đến những nơi ăn chơi bậc nhất trên thế giới như Lasvegas (Mỹ), Genting (Malaysia), Lan Quế Phường (Hong Kong) hay Pattaya (Thái Lan)

Theo Cafef

Hàng loạt chủ đầu tư công bố dự án tại miền Tây trong năm 2019 nhằm tranh thủ quỹ đất còn lớn, tiềm năng dồi dào.

Đối với thị trường Bất động sản (BĐS), 2019 là năm mà thị trường BĐS chung của cả nước có xu hướng sụt giảm, thì ngược lại, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình đầu tư mới vào các dự án BĐS thời gian qua đang diễn ra hết sức sôi động.

Thị trường bất động sản đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay ra sao?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đây là một trong những đồng bằng lớn và màu mỡ nhất Đông Nam Á với điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi để phát triển không chỉ nông nghiệp mà còn giữ vai trò then chốt làm giàu mạnh về công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Trong những năm qua, ĐBSCL không ngừng vươn lên mạnh mẽ và phát triển, luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1.3 đến 1.5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực BĐSCL cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ. 

Tính chung trong giai đoạn 2017-2020, có đến 11 dự án đường bộ cao tốc đã và dự kiến hoàn thành với tổng chiều dài 654km từ Bắc đến Nam. Đây là những công trình trọng điểm góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành miền Tây và tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản vào khu vực này.

Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, sắp tới tập trung hoàn thành các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng đã được bố trí vốn. Ở đường bộ, các tuyến quốc lộ, cao tốc trục dọc, trục ngang sẽ xây dựng hoàn chỉnh để kết nối TP HCM với miền Tây, bao gồm: cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ; tuyến Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc; tuyến Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu... và nâng cấp các tuyến Quốc lộ 30, 53, 54, 57, 61.

Bộ Giao thông sẽ hoàn chỉnh tuyến vành đai 3, vành đai 4 tại TP HCM, kết nối thành phố với các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án phát triển hành lang đường thủy và logictics khu vực phía Nam bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới dự kiến sẽ khởi công năm 2020 và hoàn thành năm 2025.

Với đường hàng không, dự kiến nghiên cứu nâng cấp công suất sân bay quốc tế Phú Quốc, khuyến khích các hãng hàng không mở thêm đường bay mới kết nối sân bay Cần Thơ với các tỉnh thành khác.

Tại hội thảo "Định hướng cơ hội đầu tư" vừa được tổ chức mới đây, GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết năm 2019 thị trường có vẻ chững lại, số lượng dự án được ký ở các nơi rất ít, nên dự án nào được ký thì có tính pháp lý cao, hứa hẹn tương lai rất tốt. Số lượng dự án bị chậm lại vì nhiều lý do (pháp lý và chống tham nhũng nên tương lai BĐS sẽ có khả năng tăng giá vì nguồn cung bị hạn chế.

Gần đây, các nhà đầu tư BĐS có xu hướng đầu tư ra ngoài những vùng có khả năng thu hút khách du lịch tốt như Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh… để tìm đến những khu vực có tiềm năng nhưng chưa được đánh thức như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quy Nhơn, Phú Yên. Đặc biệt, ĐBSCL và Cần Thơ đã được Chính phủ quyết định thành lập Vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau; bên cạnh 2 trọng điểm kinh tế là Đồng tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Điều đó, hứa hẹn sự phát triển của Cần Thơ trong tương lai gần.

 "Đối với riêng ĐBSCL - vùng đất có nhiều tiềm năng du lịch, nông nghiệp, năng lượng tái tạo nhưng bấy lâu nay bị lãng quên, phát triển chậm. Nhưng, hiện nay, Chính phủ đang có những động thái đánh thức tiềm năng khu vực này bằng việc đầu tư hạ tầng, phát triển cầu, đường cao tốc nối từ TPHCM đến Cần Thơ, và kết nối ĐBSCL…Vì vậy, chủ đầu tư nào đi trước, đón đầu thì việc đầu tư sẽ thắng, sẽ tận dụng lợi ích từ đầu tư hạ tầng của Nhà nước" – ông Võ mạnh.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, lãnh đạo Tập đoàn KITA Group cho biết, trong 2 năm gần đây, do phát triển của sân bay quốc tế Cần Thơ, việc đầu tư hệ thống đường giao thông kết nối liên vùng từ Cần Thơ đi TPHCM và các tỉnh ĐBSCL mà thị trường Cần Thơ bùng nổ. Giá đất trung tâm Cần Thơ như Cái Răng, Ninh Kiều, quận Bình Thuỷ tăng 100-200 %. Cá biệt có khu dọc theo đường Đặng Văn Dầy, Võ Văn Kiệt, cũng như con đường huyết mạch nối Cần Thơ với các tỉnh Long Xuyên, giá đất đã tăng 300 %, và có những nơi còn tăng giá trong tương lai gần.

Cần Thơ là Tây Đô nhưng thị trường này còn mới nổi. Dân số Cần Thơ hiện tại có 1,7 triệu người, dân số ĐBSCL khoảng 20 triệu người. Cần Thơ là địa điểm du lịch của Việt Nam, năm 2018-2019 đón 7,5-8 triệu khách du lịch, tuy nhiên, con đường huyết mạch từ Tp.HCM về Cần Thơ chỉ là con đường độc đạo, do vậy, khi có cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thông xe sắp tới thì thị trường BĐS sẽ có những đột biến trong tương lai gần.

Đưa ra lời khuyên với các nhà đầu tư khi đổ tiền vào nhà đất tại ĐBSCL, ông Đỗ Viết Chiến – Tổng thư ký HH BĐS Việt Nam chia sẻ thực tế thị trường BĐS hiện nay, đối với việc đầu tư BĐS thì tìm hiểu tính pháp lý dự án rất quan trọng; sau đó xem xét dự án có phù hợp với quy hoạch hay không? hệ thống thông tin về thị trường cần tiếp cận với chính quyền địa phương để xác minh dự án. Nên muốn đầu tư, các khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn dự án uy tín trước khi xuống tiền.

Ông Giáp Văn Kiểm – CTHĐQT Công ty cổ phần AVLand Việt Nam cũng cho biết, trong thời điểm hiện tại, BĐS tại khu vực ĐBSCL với mức giá còn rẻ có thể coi là kênh đầu tư hiệu quả nhất cho khách hàng thông minh, đặc biệt là phân khúc đất nền và shophouse. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chọn dự án có pháp lý rõ ràng minh bạch cùng quỹ đất sạch.

Theo Cafef

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2019 đã đạt 3 triệu tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức bán lẻ hàng hoá và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Các loại hình như doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống; doanh thu du lịch lữ hành; doanh thu dịch vụ khác đều duy trì mức tăng trưởng khả quan.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù giá hàng hóa trong tháng có biến động tăng nhưng tình hình thị trường giữ ổn định, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm nên hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục tăng so với tháng trước.

Thị trường bán lẻ duy trì sự tăng trưởng khả quan

Tính chung 10 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước (11,8%), nhờ thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích thích tiêu dùng của người dân.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, tại thị trường châu Á, ngành bán lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao bởi thu nhập bình quân đầu người tăng, kinh tế vĩ mô phát triển và hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết hứa hẹn sẽ mang lại điểm sáng nhất định.

Hơn nữa, hệ thống bán lẻ trong nước đã hỗ trợ tích cực cho các sản phẩm, hàng hóa nhờ tác động từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chính vì vậy, tỷ lệ hàng Việt trong hệ thống phân phối, nhất là siêu thị được duy trì ở mức cao. Đơn cử, Coopmart từ 90 - 93%; Satra 90 - 95%; Vinmart 96%; Big C 90%... Tỷ lệ hàng Việt tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.

Thị trường đang là môi trường phát triển thuận lợi của các mô hình bán lẻ hiện đại, với thế mạnh tiện lợi và ngày càng tích hợp nhiều hơn các điểm mạnh của mô hình truyền thống. Cùng với đó, sự rời đi của nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã nhường miếng bánh thị phần cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước như Saigon Co.op mua lại chuỗi bán lẻ Auchan, VinCommerce (chủ đầu tư chuỗi Vinmart) mua lại hệ thống Shop & Go…cho thấy sức cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Savills, giai đoạn từ nay đến năm 2021, thị trường bán lẻ Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu giải trí tăng (10%/năm), cửa hàng tạp hóa hiện đại (9%/năm) và hàng may mặc (6%/năm).

Tuy nhiên, với xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ ngoại không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng tại thị trường hấp dẫn này cũng đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa trong việc giành lại thị phần.

Theo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nền sản xuất và tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tiếp cận những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp bứt phá, tận dụng các cơ hội nâng cao năng lực sản xuất.

Đáng lưu ý, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng của thị trường bán lẻ với lượng dân số lớn, trẻ và ưa thích kết nối. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, thu nhập gia tăng... là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán lẻ. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp bán lẻ tận dụng sự phát triển của công nghệ, đi tắt đón đầu, cạnh tranh thành công với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý trong bối cảnh mới, Bộ Công Thương tích cực triển khai Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp mạng lưới phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020. Mặt khác, Bộ Công Thương cũng định hướng cho doanh nghiệp hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh.

Đặc biệt, tới đây Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, hội chợ hàng Việt để cung cấp đầy đủ hàng hóa, tăng sức mua cho khu vực này, góp phần tăng trưởng thương mại nội địa.

Theo Tạp  Chí Tài Chính

 

Từ 2020-2030 nhập khẩu nhiên liệu sẽ tăng gấp 3 và 2050 sẽ tăng gấp 8 lần so với hiện nay, điều này cho thấy, có 3/4 tiêu thụ năng lượng của Việt Nam là từ năng lượng nhập khẩu.

Công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo.

Chiều 4/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam và Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch tổ chức công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 (EOR 2019).

Tại buổi công bố báo cáo, ông Jakob Stenby Lundsager, cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam-Đan Mạch cho rằng, Việt Nam nhập khẩu thuần than kể từ 2015 và xu hướng này càng ngày càng tăng.

Từ 2020-2030 nhập khẩu nhiên liệu sẽ tăng gấp 3 và 2050 sẽ tăng gấp 8 lần so với hiện nay. Điều này cho thấy, có 3/4 tiêu thụ năng lượng của Việt Nam là từ năng lượng nhập khẩu.

Do đó, ông Jakob Stenby Lundsager đề xuất, Việt Nam sớm nghiên cứu việc giảm nhu cầu sử dụng than trong tương lai và có hành động sớm trong tiêu thụ điện than. Việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, phát triển nhiệt điện khí có thể góp phần đảo ngược xu hướng tiêu thụ than hiện nay.

Ông Morten Baek, Quốc vụ khanh, Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch bày tỏ, theo Báo cáo triển vọng năng lượng, Việt Nam vẫn đang sử dụng điện năng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên không tái tạo, dễ gây ô nhiễm môi trường, phụ thuộc nguồn cung đó là than và thủy điện.

Vì vậy, việc phát triển năng lượng tái tạo là một cơ hội lớn, phù hợp xu thế giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Đây chính là “cánh cửa lớn” mở ra triển vọng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam khi nguồn năng lượng mặt trời, điện gió, sinh khối ở Việt Nam vô cùng phong phú và đầy tiềm năng.

Theo báo cáo EOR 2019, có 3 kịch bản với 3 hướng bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục tiêu giảm sản lượng tiêu thụ than, giảm phụ thuộc thủy điện, tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Để thực hiện được mục tiêu thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, phía Đan Mạch cũng có những khuyến nghị về chính sách đối với Việt Nam. Đó là, đảo ngược xu thế tiêu thụ than ở mức cao; tăng cường các phương tiện sử dụng năng lượng hiệu quả; hỗ trợ các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng quy mô lớn...

Các chuyên gia Đan Mạch cũng khuyến nghị, tiết kiệm năng lượng cần được ưu tiên hàng đầu trong Quy hoạch điện VIII; khung pháp lý ổn định, đơn giản, minh bạch và tăng cường tính cạnh tranh đối với các dự án năng lượng tái tạo có thể đạt được tỷ lệ 40% năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2030.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 là một trong những kết quả hợp tác nổi bật giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Môi trường Đan Mạch trong khuôn khổ của Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam-Đan Mạch giai đoạn 2 từ 2017-2020.

Chia sẻ tại buổi công bố báo cáo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển khá nhanh và tăng trưởng ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Song song với tăng trưởng kinh tế, năng lượng đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế tăng theo tương ứng. Nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 11% trong giai đoạn 2011-2018.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đánh giá, báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu về các kịch bản phát triển điện, năng lượng và các khuyến nghị chính sách đối với các vấn đề trọng tâm liên quan đến sự phát triển của hệ thống điện, hệ thống năng lượng Việt Nam trong dài hạn.

Đồng thời, cung cấp một số thông tin đầu vào phục vụ cho việc xây dựng Quy hoạch điện VIII cũng như Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam. Báo cáo được xây dựng với nguồn số liệu chất lượng tốt, sử dụng các mô hình cấp cao để tính toán các kịch bản phát triển điện nói riêng và năng lượng nói chung.

Bên cạnh đó, cung cấp các thông tin hữu ích về phát triển hệ thống điện và năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn; phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng bền vững gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng.

Từ năm 2013, Chính phủ Đan Mạch và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác dài hạn trong lĩnh vực năng lượng. Các dự án, chương trình hợp tác với Đan Mạch trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của Việt Nam về đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng theo hướng bền vững.

Năm 2017, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cục Năng lượng - Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch và chỉ đạo của Bộ Công Thương, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã xây dựng và công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2017.

Đây là báo cáo đầu tiên được xây dựng và công bố tại Việt Nam. Báo cáo này đã cho thấy hệ thống điện của Việt Nam có thể vận hành với tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo ở mức cao.

Cùng đó, đề xuất các kịch bản tham khảo khác nhau cho phát triển ngành năng lượng của Việt Nam cũng như xác định các cơ hội phát triển ngành điện...

Theo TTXVN

페이지 2 / 전체 35

전략적 파트너십