TIN TỨC

Phạm Thị Lê

Phạm Thị Lê

Theo ông Đặng Tùng Sơn - Phó tổng giám đốc CMC Telecom, doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng thay đổi, sử dụng điện toán đám mây như công cụ chiến lược để chuyển đổi hóa hoạt động.

Việt Nam - điểm nóng về ứng dụng điện toán đám mây

Sáng ngày 14/3/2019, CMC Telecom cùng các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ đã tham dự Hội nghị công nghệ Forbes Vietnam’s Tech Summit 2019 với chủ đề “Chân trời mới, khả năng mới” tại GEM Center, TP. HCM.

Thảo luận trong chủ đề “Kết nối chân trời mới”, các diễn giả đến từ Siemens, VNPT, CMC Telecom đều cùng nhìn nhận sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã, đang và sẽ có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thế giới. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung và đang là điểm nóng trong khu vực về ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp.

doanh nghiep viet can thay doi bang dien toan dam may

CMC Telecom trong phiên thảo luận “Kết nối chân trời mới” tại Tech summit 2019

Đứng ở vị trí đơn vị hạ tầng viễn thông, ông Đặng Tùng Sơn – Phó tổng giám đốc CMC Telecom cho rằng: “Việt Nam đang ở giai đoạn “early stage” - tức là giai đoạn doanh nghiệp mới đang sử dụng điện toán đám mây cho việc tiết kiệm ngân sách IT. Chúng ta cần phải tiến nhanh hơn đến giai đoạn khi mà doanh nghiệp cảm nhận thấy việc bắt buộc phải sử dụng, phát triển và sử dụng điện toán đám mây. Điện toán đám mây sẽ là công cụ chiến lược của các doanh nghiệp dẫn đầu và là công cụ nền tảng để thay đổi các hoạt động của doanh nghiệp.”

Cũng trong phần thảo luận, ông Đặng Tùng Sơn cũng cho rằng  trong nền kinh tế số, với chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, các doanh nghiệp lớn như VNPT, CMC cần đi đầu, xây dựng những hệ sinh thái mở để kết nối đối tác, khách hàng, các đơn vị thứ 3. Hệ sinh thái mở này sẽ dựa trên hạ tầng điện toán đám mây và phải đồng bộ với chuẩn mực quốc tế. Ông Sơn chia sẻ “CMC Telecom hiện đang là 1 trong 3 đơn vị đầu tiên trên thế giới đạt chứng chỉ MEF 3.0 – chứng chỉ khẳng định khả năng trong việc cung cấp dịch vụ kết nối Ethernet với chất lượng cao nhất trên thị trường, dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu”.

doanh nghiep viet can thay doi bang dien toan dam may 1

Ông Đặng Tùng Sơn – Phó Tổng giám đốc CMC Telecom – Một trong 3 đơn vị đầu tiên trên thế giới nhận chứng chỉ kết nối Ethernet chuẩn quốc tế MEF 3.0 

CMC Telecom là một trong 3 trụ cột của Tập đoàn công nghệ CMC hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Hiện tại có hơn 50% doanh nghiệp tập đoàn đa quốc gia nằm trong Top 100 Forbes đang là khách hàng và đối tác của CMC Telecom. Liên tiếp 2 năm 2017 và 2018, CMC Telecom được tạp chí IFM (International Finance Magazine) của Anh bình chọn là Nhà cung cấp Dịch vụ Viễn thông cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam.

Forbes Vietnam’s Tech Summit 2019 quy tụ 20 diễn giả hàng đầu là các nhà đầu tư mạo hiểm, doanh nhân công nghệ tầm cỡ của thế giới và đại diện cộng đồng khởi nghiệp năng động trong nước và hơn 1.000 khách tham dự. Phiên thảo luận “Kết nối chân trời mới” nằm trong khuôn khổ hội nghị, có sự tham gia của ông Phạm Thái Lai (Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Siemens Việt Nam), ông Nguyễn Thành Nam (Phó Chủ tịch Đại học FPT), ông Đặng Tùng Sơn (Phó Tổng giám đốc, CMC Telecom), ông Nguyễn Đức Kiên (Giám đốc chiến lược, VNPT)

Theo Vietnamnet

 

ckvni 1552453588561889156943 crop 15524535926391808072704

Tâm lý hưng phấn bùng nổ sáng nay và tiền đổ vào thị trường cuồn cuộn sau khi VN-Index vượt qua ngưỡng 1.000 điểm. Tuy nhiên nhóm cổ phiếu ngân hàng lại không thật sự mạnh đều, điểm số đang trông cậy phần lớn vào VHM.

Ngân hàng vẫn đang có VPB tăng 2,33%, TCB tăng 2,05%, STB tăng 1,57%, MBB tăng 0,67%, CTG tăng 2,49%, BID tăng 0,28%, HDB tăng 0,97%, TPB tăng 0,47%. Trong khi đó EIB tham chiếu, VCB giảm 0,46%.

Nhóm ngân hàng cơ bản là mạnh, nhưng sức tăng tốt nhất vẫn chỉ tập trung vào số dẫn dắt trừ BID và VCB. Tính về vốn hóa thì cũng chỉ có TCB thuộc Top 10 nên ảnh hưởng đến VN-Index không thật sự mạnh. Đặc biệt VCB lại giảm, BID tăng quá nhẹ khi cổ phiếu này còn lớn hơn cả TCB.

Dù vậy đà tăng của các mã ngân hàng cũng là nòng cốt của rổ VN30 sáng nay, các mã còn lại tăng rất ít hoặc quá ít ảnh hưởng. Điểm số đang được dẫn dắt bằng VHM là chính. Cổ phiếu này tăng 2,71%. Điểm số do VHM đem lại bằng tất cả nhóm ngân hàng cộng lại.

Các cổ phiếu lớn khác không mạnh: VIC chỉ tăng nhẹ 0,25%, VNM tăng 0,22%, MSN tăng 0,11%, GAS tăng 0,2%, SAB tham chiếu.

VN-Index chốt phiên sáng đang tăng 0,56% lên 1006,93 điểm với 141 mã tăng/127 mã giảm. Đỉnh cao nhất của chỉ số này là 1009,77 điểm. VN30-Index tăng 0,72% với 19 mã tăng/7 mã giảm.

Nguyên nhân khiến các chỉ số tăng không ấn tượng như phiên trước là do blue-chips mạnh không đều. Đại đa số điểm đến từ vài mã như VHM, VRE, TCB và CTG. Tuy nhiên độ rộng khá tốt cho thấy thị trường vẫn đang trong đà tăng lan tỏa, chỉ là mức độ tăng không lớn: Midcap chỉ tăng 0,07%, Smallcap tăng 0,21%.

HSX cũng không có giao dịch nóng nào đáng kể. DCL, FIT, DLG là các mã duy nhất đang tăng trần với thanh khoản chấp nhận được. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã không lợi dụng được đà đi lên chung của các chỉ số.

Sàn HNX là bất ngờ lớn. Duy nhất ACB đang tăng 2,27% gò lưng kéo chỉ số. Còn lại SHB giảm 1,23%, VCG giảm 0,69%, VGC giảm 0,46%. PVS tăng khá nhẹ 0,46% không tác động được nhiều. HNX30 chỉ tăng 0,06% do chỉ có 8 mã tăng/12 mã giảm. HNX-Index tăng 0,66% với 62 mã tăng/70 mã giảm.

Thị trường hôm nay đã có cơ hội bùng nổ thật sự và trong phiên VN-Index hoàn toàn biến động trên ngưỡng 1.000 điểm, thậm chí đỉnh cao còn sát 1.010 điểm. Tuy vậy càng về cuối phiên các trụ càng có vẻ chịu nhiều sức ép hơn. Lấy ví dụ VIC ban đầu tăng 1,18%, VHM tăng 4,01%, TCB tăng 2,08%, GAS tăng 1,47%, MSN tăng 1,13%... Tất cả sau đó đều thoái lui dần.

Điểm nổi bật của phiên sáng là thanh khoản cực cao. Hai sàn khớp tới 3.092,7 tỷ đồng, tăng 35% so với sáng hôm qua và lần đầu tiên sau 6 tháng, phiên sáng khớp lệnh mới vượt mức 3.000 tỷ đồng.

Các giao dịch lớn nhất có đóng góp của CTG, VHM, VRE, TCB và ACB. Đây là 5 mã khớp vượt 100 tỷ đồng sáng nay và đóng góp 22% giá trị thị trường. Thanh khoản ở rổ VN30 cũng tăng 69% so với sáng hôm qua, đạt 1.615,4 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ và cũng không đỡ giá nhiều vì tỷ trọng mua nhỏ so với thanh khoản chung. Trên HSX khối này giải ngân 310,5 tỷ đồng, bán ra 240,9 tỷ đồng. VN30 mua 191,8 tỷ đồng, bán 139,8 tỷ đồng. HNX giao dịch nhỏ.

Nhóm mua ròng tốt nhất là CTG, CII, VRE, BID, BWE, STB, HDB, VCB. Có thể thấy một số trong nhóm này tăng rất tốt, nhưng khối nội mới là đối tượng mua áp đảo như CTG, VRE. Phía bán ròng có VNM, HBC, HSG, DPM.

Theo VnEconomy

dji0001 9 15522713377821680509358 crop 1552271361378750078479

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa cho biết, năm 2019, tỉnh bán đấu giá 29 khu đất với tổng diện tích 213ha. Dự kiến, tổng số tiền thu được sau đấu giá là hơn 7.000 tỷ đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và bảng thuyết minh tóm tắt tình hình khai thác từng khu đất.

Căn cứ danh mục các khu đất công trong dự án quản lý khai thác quỹ đất công, danh mục dự kiến kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2019 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh đã lập danh mục các khu đất dự kiến triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo đất sạch, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết căn cứ vào danh mục các khu đất công trong dự án quản lý khai thác quỹ đất công, danh mục dự kiến kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2019 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Trung tâm Phát triển Quỹ đất lập danh mục các khu đất dự kiến triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo đất sạch, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho các năm tiếp theo.

Cụ thể, có 4 khu đất với tổng diện tích 691,4ha tại thành phố Vũng Tàu và huyện Đất Đỏ chưa có chủ trương của UBND tỉnh, nhưng có trong danh mục đất khai thác trong dự án quản lý khai thác quỹ đất công; có 2 khu đất với tổng diện tích 52,8ha, tại thành phố Vũng Tàu đã có chủ trương thực hiện khai thác của UBND tỉnh và có 4 khu đất với tổng diện tích 22,43ha đã có Quyết định giao Trung tâm Phát triển Qũy đất để tạo đất sạch đấu giá quyền sử dụng đất.

Danh sách này bao gồm: Khu Cụm 5 tại phường 11, thành phố Vũng Tàu có diện tích 2,76ha; Khu cảng Bà Rịa thu hồi Công ty Vinaconex, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa có diện tích 5,62ha; Khu đất thu hồi của công ty Thanh Long thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ có diện tích 11,62ha và Khu đất thu hồi của công ty Thương mại Sài Gòn tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ có diện tích 2,43ha.

Trung tâm Phát triển Qũy đất cũng đã xây dựng phương án bồi thường bồi thường, giải phóng mặt bằng và bảng thuyết minh tóm tắt tình hình khai thác từng khu đất.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Phát triển Quỹ đất xem xét, tính toán về phương án, kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cụ thể từng dự án; trên cơ sở đó cân đối số tiền đền bù báo cáo UBND tỉnh.

Theo Nhịp sống kinh tế

Dòng vốn FDI tăng mạnh được nhiều kỳ vọng sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp ngành hạ tầng Khu công nghiệp.

Từ đầu năm 2019, chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam Vn Index đã có mức tăng khoảng 9%; từ mức 913 điểm vào ngày 11/2, VN Index đã có thời điểm vượt mốc 1.000 điểm ngày 7/3 trước khi đóng cửa vùng 994 điểm.

Gây chú ý nhất trong những phiên giao dịch tích cực từ đầu năm là nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (KCN). Những cái tên nổi bật như VGC của Viglacera  đã tăng 25%, NTC của Nam Tân Uyên tăng đến 50%, KBC của Kinh Bắc tăng gần 18%, D2D tăng hơn 40%, LHG của KCN Long Hậu tăng 15%,…Thậm chí, tân binh SZC của Sonadezi Châu Đức cũng vừa có phiên tăng trần lên mức giá 12.400 đồng cuối phiên 7/3.

Thực tế, diễn biến của nhóm cổ phiếu bất động sản KCN phản ánh đúng kỳ vọng của các nhà đầu tư và dự báo của giới phân tích. Đã có nhiều nhận định cổ phiếu nhóm ngành này dự kiến sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực trong năm nay.

Đặc biệt là xu hướng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc qua Việt Nam đã tích luỹ từ 2016 – 2018 có chiều hướng gia tăng mạnh trong năm 2019 khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra từ năm ngoái.

fdi 2159446

Vốn FDI 2 tháng đầu năm 2019 tiếp tục tăng mạnh

Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng 2 năm 2019 của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, xu hướng FDI đổ bộ vào VN đang tiếp tục gia tăng. Tính đến ngày 20/2, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 2,58 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng là mức tăng cao nhất của 2 tháng đầu năm trong vòng 3 năm trở lại đây cả về giá trị và tốc độ tăng.

Xu hướng gia tăng đầu tư vào VN cũng được thể hiện qua số dự án cấp mới và đầu tư thêm. Cụ thể, đến 20/2, có 514 dự án được cấp giấy chứng nhận ĐKĐT với tổng vốn đăng ký cấp mới 2,44 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2018; 176 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 854,8 triệu USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo các chuyên gia, từ năm 2018, cùng với chủ trương của Chính phủ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, nhiều Hiệp định Thương mại song phương và đa phương (FTA) với những điều khoản mở rộng, tự do thương mại - kinh doanh đi vào đời sống.

Theo đó, đã có rất nhiều công ty từ Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sản xuất. Điều này được dự báo sẽ gia tăng nhu cầu về nhà xưởng, kho bãi và logistics, thúc đẩy phân khúc BĐS công nghiệp phát triển.

Theo phân tích của các chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC), Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn giữa diễn biến phức tạp của tranh chấp thương mại. Việt Nam sở hữu những lợi thế hấp dẫn, bao gồm vị trí chiến lược tại khu vực châu Á và đường biên giới đất liền với Trung Quốc – thuận lợi cho lưu thông đường bộ.

 
 

Hơn nữa, không có KCN nào nằm sâu trong đất liền và các cụm KCN chính được kết nối với cảng biển bởi hệ thống đường lớn, đường cao tốc đang được tăng cường đầu tư. Chi phí lao động trung bình tại Việt Nam ước tính thấp hơn 43% và 10% so với Thái Lan và Indonesia cũng là yếu tố thu hút FDI.

Theo MPI, hiện tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại Việt Nam ghi nhận khoảng 73%. Trong khi đó, CBRE cho biết tính đến cuối Q2/2018, hơn 90% đất thương phẩm tại Thái Lan đã đi vào khai thác. Thái Lan là nơi tập trung sản xuất ngành công nghiệp ô tô tại châu Á, trong khi Việt Nam được các tập đoàn công nghệ hàng đầu chọn lựa trong hơn 10 năm qua.

Samsung, LG và một số tập đoàn lớn khác, đã hiện diện hơn 10 năm tại Việt Nam, tạo nên nhu cầu thuê lớn tại phía bắc. Lực lượng lao động đồng bộ và sự thuận lợi tiếp cận các nhà cung ứng đã tạo ra nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất tại khu vực. Điều này khuyến khích nhà cung cấp đặt nhà máy sản xuất gần với khách hàng của họ.

VDSC cho rằng, KCN phía Bắc là điểm đến ưa thích của các tập đoàn, công ty công nghệ. Kinh Bắc và Viglacera sẽ tiếp tục hưởng lợi nhiều nhất, đặc biệt khi tranh chấp thương mại kéo dài và các tập đoàn công nghệ tiếp tục mở rộng sản xuất và mạng lưới nhà cung cấp. 

Tại đây, Kinh Bắc đang kỳ vọng cho thuê 843 ha đất thương phẩm còn lại, tập trung tại Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng. Viglacera hiện đang sở hữu khoảng 911 ha đất thương phẩm ở phía bắc.

Trong khi đó, khách thuê tại miền Nam đa dạng hơn, bao gồm cả ngành công nghiệp nặng và hóa chất. Tranh chấp thương mại gần đây cũng khuyến khích doanh nghiệp từ Đài Loan và Trung Quốc, phần lớn là SMEs, chuyển hoạt động sản xuất sang các KCN phía Nam. KCN Long Hậu và Nam Tân Uyên qua đó có thể hưởng lợi.

Dù vậy, các chuyên gia cũng lưu ý nhà đầu tư rằng, rủi ro có thể gặp phải là dòng vốn FDI chững lại khiến nhu cầu thuê KCN giảm. Bên cạnh đó, việc tốc độ tăng giá cổ phiếu quá nhanh so với đà tăng của lợi nhuận sẽ khiến cổ phiếu đứng trước nguy cơ điều chỉnh mạnh sau đó, nhà đầu tư nên lựa chọn mua khi giá cổ phiếu điều chỉnh về những mức giá hỗ trợ thay vì theo đuổi những mức giá cao.

Theo VTC 

Email và tin nhắn di động đã từng là những phương thức được sử dụng phổ biến nhất để giao tiếp trong công việc. Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của trước đây.

Hiện nay khi mà điện thoại thông minh và các ứng dụng nhắn tin trở nên phổ biến rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người Việt, cách thức chúng ta giao tiếp công việc với nhau cũng thay đổi theo.

Hiện nay, các ứng dụng nhắn tin là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất. Những phương thức được nhiều người sử dụng nhất lần lượt là: Zalo (79%), Email (63%), Facebook Messenger (61%) và Skype (31%). Facebook được sử dụng cho những mục đích giao tiếp đa dạng còn Zalo được ưa chuộng để giao tiếp với những người quen thân trong mạng lưới quan hệ của mỗi người, do đó, Zalo được sử dụng nhiều hơn để trao đổi với đồng nghiệp, đối tác.

11 1551760346

Ưu điểm của các ứng dụng nhắn tin là tốc độ và sự linh hoạt trong định dạng thông tin khi giao tiếp. Bên cạnh những định dạng thông tin truyền thống vẫn đang được sử dụng là tin nhắn dạng chữ (text message – 89%) và tin nhắn thoại (voice message – 86%), người Việt cũng sử dụng các định dạng khác để trao đổi công việc như định dạng hình ảnh (84%) và video (55%). Những định dạng khác nhau này đều được hỗ trợ bởi Zalo, Facebook Messenger cũng như các ứng dụng nhắn tin khác.

12 1551760370

Bên cạnh các ứng dụng nhắn tin, phương thức giao tiếp truyền thống là Email vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến trong công việc. Tuy vậy, một điều đáng chú ý là chỉ 1/3 số người đi làm được hỏi được cấp Email có tên miền công ty, còn lại 2/3 vẫn sử dụng các dịch vụ Email miễn phí như Gmail và Yahoo! Mail. Điều này có thể được lý giải bởi các lý do như chi phí phụ trội cho doanh nghiệp hoặc tần suất sử dụng Email của nhân viên không cao để được cấp Email tên miền công ty. Dù vì nguyên nhân gì, con số này có thể mang lại ấn tượng không tốt về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam.

13 1551760388

Tuy được dùng rộng rãi nhưng các ứng dụng nhắn tin vẫn bị giới hạn ở những trao đổi thông thường còn những thông tin nội bộ chính thống vẫn được trao đổi thông qua các phương thức truyền thống. Để nhận thông tin cập nhật nội bộ về sản phẩm, dịch vụ mới của công ty hay để báo cáo tình hình công việc, Email được sử dụng nhiều hơn hẳn các phương thức khác, tiếp sau Email là văn bản. Để xin nghỉ phép, 51% gọi điện, 41% sử dụng văn bản (đơn xin nghỉ phép) và 31% viết Email. Các phương thức truyền thống có điểm bất lợi là mất nhiều thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp hơn các ứng dụng công nghệ thống tin hiện đại. Ngoài ra, những phương thức này cũng không tận dụng được nguồn dữ liệu để đưa vào phân tích trên hệ thống.

14 1551760417

Tại Trung Quốc, các chương trình tích hợp với ứng dụng nhắn tin đã làm thay đổi cách thức giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong công việc. WeChat có những tích hợp cho phép người dùng có thể mua sắm, gửi/ nhận tin nhắn cá nhân cũng như tin nhắn công việc. Ở Việt Nam hiện nay, người tiêu dùng đã rất tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong đời sống, tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc và kinh doanh vẫn đang ở một độ trễ nhất định.

Với sự kết hợp của công nghệ hàng đầu và kiến thức chuyên gia trong ngành nghiên cứu thị trường, Asia Plus luôn theo dõi và cập nhật những xu hướng thị trường mới nhất để đồng hành với doanh nghiệp con đường phát triển thành công.

Theo Brand Vietnam

 

Vingroup đã chính thức khai trương Công ty VinTech tại Hàn Quốc với mức đầu tư 11 triệu USD.

Ngày 4/3/2019, Vingroup đã chính thức khai trương Công ty VinTech tại thành phố công nghiệp điện tử Daegu, Hàn Quốc với mức đầu tư 11 triệu USD. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của Công ty VinTech Hàn Quốc (VKR) là robot công nghiệp, giám sát điều khiển, màn hình tinh thể lỏng và công nghệ pin. 

Bên cạnh chức năng nghiên cứu, sản xuất, VKR sẽ kiểm định toàn bộ sản phẩm của VinTech thông qua 7 phòng đo kiểm quốc gia của Hàn Quốc. Đặc biệt, VKR cũng sẽ là nơi thu hút nguồn nhân lực, kỹ sư chất lượng cao cho VinTech nói riêng và Vingroup nói chung.

anh 1 1551751850838666308267 crop 1551752163578992600670

Ông Võ Quang Huệ (Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn Vingroup) cho biết: "Vingroup chọn Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên để đặt trụ sở trong Mạng lưới nghiên cứu VinTech toàn cầu vì Hàn Quốc là một trong những đất nước có "chỉ số sáng tạo" dẫn đầu thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi kỳ vọng, việc đầu tư và hợp tác tại Hàn Quốc sẽ giúp xây dựng, phát triển nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ chất lượng cao, hướng tới mục tiêu đưa Vingroup trở thành tập đoàn công nghệ đẳng cấp, có khả năng cạnh tranh quốc tế".

Để hiện thực hóa mục tiêu, VinTech tại Hàn Quốc đã ký kết hợp tác với Công ty AJINEXTEK (AXT) – đơn vị đang sở hữu hơn 100 bằng sáng chế thiết kế Chipset trong lĩnh vực Robot và tự động hóa tại Hàn Quốc. VinTech và AXT cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau nhằm thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực của hai bên.

anh 2 15517518513031179345046

Cũng trong khuôn khổ Lễ khai trương, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ VinTech, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Kinh doanh VinFast, Chính quyền thành phố Daegu, Khu kinh tế Tự do Daegu Gyeongbuk và Công ty AJINEXTEK đã ký biên bản ghi nhớ. Theo đó, VinFast sẽ hợp tác với thành phố Daegu và Khu kinh tế Tự do Daegu Gyeongbuk để cung cấp thông tin và hỗ trợ trong công tác hành chính. VinTech sẽ đóng góp trong việc thành lập trung tâm Nghiên cứu và Phát triển khu vực châu Á với các đối tác địa phương ở Daegu. Công ty AXT sẽ cho ra mắt một dòng robot điều khiển để thúc đẩy nền kinh tế địa phương và tạo nguồn việc làm.

Trước đó, Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ VinTech và Tỉnh Gyeongsangbuk (nơi có thành phố Daegu) cũng ký biên bản ghi nhớ cùng hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau để phát triển kinh tế khu vực và thúc đẩy kinh doanh. 

Dự kiến sau Hàn Quốc, Tập đoàn Vingroup sẽ tiếp tục triển khai xây dựng Mạng lưới nghiên cứu VinTech tại các quốc gia mạnh về sáng tạo công nghệ như Mỹ, Nhật Bản, Israel, Trung Quốc, Nga... Với việc xây dựng mạng lưới VinTech toàn cầu, Vingroup kỳ vọng sẽ tiếp cận được các công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao và các xu hướng công nghệ mới.

Trước đó tháng 7/2018, công ty con của Tập đoàn Vingroup là Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast đã hoàn tất việc mở văn phòng tại thành phố Frankfurt, CHLB Đức, đồng thời hoàn thiện những bước cuối cùng để mở văn phòng tại Thượng Hải, Trung Quốc và Seoul, Hàn Quốc. 

Theo Trí Thức Trẻ

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là xu thế toàn cầu không thể đảo ngược. Đây là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng hùng cường.

nguyen manh hung

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là xu thế toàn cầu không thể đảo ngược. Đây là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng hùng cường.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức đã diễn ra mới đây tại Hà Nội. Diễn đàn lần này, ngoài sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, học giả nổi tiếng còn có sự tham gia và chủ trì của các chính khách để tiếp nhận, chia sẻ và tìm tiếng nói chung giúp đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, bền vững và thịnh vượng trong tương lai.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là một quá trình nhiều thập kỷ. Là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, thế giới đang ở điểm gẫy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường.

Bộ trưởng cho rằng, kinh tế số là một quá trình tiến hoá lâu dài. Là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia. Ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí đột phá để thay đổi về chất công việc của mình. Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên.

“Ở Việt Nam, kinh tế số xuất hiện từ khi có máy tính, đặc biệt là khi có máy tính cá nhân, vào cuối những năm 80; bắt đầu mạnh mẽ là khi có Internet, vào cuối những năm 90; và phổ cập là khi mật độ điện thoại thông minh trên 50%, vào cuối những năm 2000; và được thúc đẩy mạnh mẽ là khi xuất hiện CMCN 4.0, vào cuối những năm 2010. Kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh, là do hạ tầng viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; là do dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; là do tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.

 
 

 

 

 

Người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, bây giờ là lúc cần có sự dẫn dắt của Chính phủ, cần có một Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Trong ASEAN thì Việt Nam đi chậm nhất về kinh tế số, Thái Lan đã đổi tên bộ Viễn thông - CNTT thành Bộ Kinh tế số, xã hội số được 3 năm. Thủ tướng Chính phủ đã chính thức giao Bộ TT-TT xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia và trình Thủ Tướng ban hành trong năm 2019. Đề án này chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào để đẩy nhanh quá trình số hoá, chuyển đổi số trên phạm vi cả nước và trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

 Bộ trưởng chỉ ra rằng, cách nhanh nhất để đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Ai sẽ làm việc này? Đó là các doanh nghiệp công nghệ số. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hoá nền kinh tế rất nhanh.

Công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ. Thí dụ, Uber đang thách thức taxi. Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Cho phép tài khoản viễn thông di động thanh toán mua hàng hoá sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân, nhưng lại thách thức ngân hàng. Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không. Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có giá trị nhiều.

Bởi vậy mà nhiều người nói, số hoá nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận những công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, gọi là X-Tech, như Fintech, EduTech, AgriTech... thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ. Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được. Nhưng phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác.

“Khi cuộc cách mạng số, CMCN 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Theo ICTNews

vincom 2 1 1551502361484279295430 crop 15515023674431925148694

Mô hình bán lẻ theo chuỗi ở Việt Nam có dư địa phát triển lớn cộng với rất nhiều ưu thế vượt trội đã khiến nhiều thương hiệu bán lẻ có tầm nhìn lao vào cuộc "chạy đua" phát triển theo mô hình này.

Sức hút lớn từ mô hình chuỗi bán lẻ hiện đại

Tháng 9/2016, thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới Zara đặt chân đến Việt Nam với việc chiếm trọn vị trí đẹp nhất tại Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Center Đồng Khởi (Q.1, TP.HCM), Zara thời điểm đó đã gây cơn sốt, khuấy động thị trường bán lẻ Việt với hàng dài đoàn người xếp hàng mua sắm. 

Không lâu sau đó, cửa hàng Zara thứ 2 ra đời tại Vincom Center Bà Triệu, chính thức bắt đầu mô hình kinh doanh bán lẻ theo chuỗi gắn cùng tên tuổi Vincom. Không riêng gì Zara, một loạt tên tuổi đình đám trên thị trường như H&M, GAP, Levi’s, Mango, The Body Shop, tiNiWorld, Starbucks…cũng đổ bộ vào Việt Nam và bắt tay với Vincom để nhanh chóng mở rộng hệ thống tại Việt Nam.

Mô hình bán lẻ theo chuỗi đã phát triển rất nhanh trong vài năm trở lại đây. Theo ước tính của một số chuyên gia, mô hình này đang tăng trưởng rất mạnh, khoảng 20-30%/năm trong vài năm gần đây.

Đại diện một thương hiệu bán lẻ lớn cho biết, buôn bán tập trung khiến cho việc tiếp cận khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, hệ sinh thái hoàn chỉnh của các TTTM (Trung tâm thương mại) điển hình là hệ thống Vincom đã khiến mô hình kinh doanh theo chuỗi phát triển mạnh mẽ. Việc mỗi TTTM là một điểm tích hợp "tất cả trong một" từ vui chơi, ẩm thực, nghỉ dưỡng, giải trí… giúp khách hàng không phải suy nghĩ, không phải di chuyển quá nhiều địa điểm chính là lợi thế số 1 của mô hình này.

Đặc biệt, uy tín và tầm vóc của các nhà cung cấp mặt bằng bán lẻ hiện đại cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh chuỗi. Với các thương hiệu đã định hình, có ảnh hưởng trên thị trường thì việc "phải xuất hiện" ở trung tâm thương mại nào đôi khi cũng là một cách để xác lập đẳng cấp. "Mối duyên" của những Zara, H&M…với hệ thống Vincom là một minh chứng cho thấy, danh tiếng của nhà cung cấp mặt bằng có vai trò quan trọng thế nào. Ngược lại, việc bắt tay với các thương hiệu quốc tế có sức ảnh hưởng hàng đầu của Vincom cũng đã khẳng định khả năng dẫn dắt, thúc đẩy thị trường bán lẻ hiện đại của họ.

Nhìn nhận về vai trò tiên phong và tạo động lực cho thị trường của hệ thống Vincom Retail trong hội thảo "Tương lai của bán lẻ Việt Nam", bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho biết: "Trong nhiều yếu tố đảm bảo sức cạnh tranh cho ngành bán lẻ thì vấn đề lựa chọn vị trí mặt bằng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, bên cạnh các yếu tố nguồn nhân lực, tài chính, chiến lược, kỹ năng, công nghệ… Nhiều nhà bán lẻ lựa chọn các Trung tâm thương mại, tổ hợp có tất cả điều kiện về công nghệ, môi trường… Và ở Việt Nam thì chỉ Vincom là địa điểm có thể hội tụ những điều kiện này".

thd0677 1551501944985109076751

Bà Đinh Thị Mỹ Loan

Sự "cộng sinh" tạo ra giá trị gia tăng

Nhưng Vincom không chỉ là lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu ngoại. Vai trò kết nối thúc đẩy thị trường của đại gia này được thể hiện rất rõ trong việc hỗ trợ và hợp tác với các thương hiệu Việt. Đặc biệt, nhiều nhà bán lẻ Việt sau nhiều năm đồng hành cùng Vincom đã bật lên cùng với sự phát triển của chuỗi Vincom.

"Chỉ trong 2 năm, từ 2015 tới 2017 tini World đã phát triển được 11 địa điểm tại Vincom khắp cả nước" - Ông Thomas Ngo - Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành thương hiệu tiNiWorld cho biết.

Không chỉ tiNiWorld, việc "bắt tay" cùng Vincom đã chắp thêm đôi cánh cho nhiều nhà bán lẻ Việt phát triển mạnh mẽ khi đồng hành cùng hệ thống "khủng" lên tới 66 trung tâm thương mại và hiện diện tại 38 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đây cũng là nhà cung cấp mặt bằng bán lẻ hiện đại đầu tiên tích cực đưa mô hình mua sắm hiện đại tới các tỉnh thành. Rất nhiều địa phương như Hà Nam, Quảng Bình, Tây Ninh, Huế…, thị trường khu vực địa bàn đã sôi động hẳn lên khi có sự xuất hiện của Vincom cùng các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu.

thd0927 1551502088614819205826

Ông Thomas Ngô

Nhờ hệ thống Vincom, các thương hiệu bán lẻ có thể tỏa đi khắp cả nước với tốc độ nhanh nhất với công sức và đầu tư tối giản nhất. Chưa kể các nhà bán lẻ nội địa còn được cộng hưởng những lợi thế khác về giá trị thương hiệu, tiêu chuẩn quản lý… từ chính uy tín của Vincom.

Trong khi Vincom luôn chủ động dẫn đầu và cập nhật các xu hướng mới nhất cũng như áp dụng tiêu chuẩn quản lý tiêu chuẩn quốc tế vào hệ thống của mình thì có thể thấy, bản thân các gian hàng cũng rất tích cực "làm mới" mình để tạo nên sức hấp dẫn riêng. Khi gian hàng tạo được giá trị riêng thì cùng với tiêu chuẩn, uy tín của đơn vị quản lý mặt bằng sẽ tạo nên giá trị "cộng hưởng" thu hút khách hàng.  

Các bài học có thể tham khảo từ Nike với thiết kế cửa hàng sáng tạo, người tiêu dùng có thể chơi game để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, Prada có robot ngay tại khu trải nghiệm sản phẩm để giới thiệu cho khách hàng, Gucci xây dựng cửa hàng như một thư viện để khách hàng chạm đến văn hóa đến thời trang…

Như vậy, câu chuyện giữa khách thuê mặt bằng và chủ đầu tư không phải là câu chuyện lợi ích tập trung về một phía. Bà Trần Thu Hiền, Phó Tổng giám đốc – Kinh doanh & Marketing chia sẻ cam kết "Vincom Retail cũng sẽ đồng hành chặt chẽ với các khách thuê thông qua chiến lược Marketing và công tác nghiên cứu thị trường, cập nhật xu hướng". 

Còn Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ cho rằng: "Chúng ta có thể kỳ vọng Vincom Retail sẽ cùng các đối tác bán lẻ chuỗi để có sự phối hợp cao trong việc tạo ra một môi trường mua sắm, giải trí và hấp dẫn liền mạch, mang đến những trải nghiệm mới mẻ và khác biệt cho người tiêu dùng trong nước và bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam".

Theo Nhịp sống kinh tế

photo1551090391869 1551090392048 crop 15510904051461500285182

Bộ Công Thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Dự thảo nêu rõ, việc đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời nối lưới được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.

Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng; tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường.

Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép; ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại.

Mô hình điện mặt trời mái nhà

Theo dự thảo, mô hình hộ tiêu thụ điện là mô hình điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với điểm đấu nối nằm giữa hệ thống đo đếm và hệ thống tiêu thụ. Hệ thống đo đếm sử dụng công tơ hai chiều. Mô hình hộ kinh doanh bán điện là mô hình điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với với điểm đấu nối nằm giữa hệ thống đo đếm và lưới điện của bên mua điện.

 

Về giá mua điện và Hợp đồng mua bán điện mẫu dự án điện mặt trời mái nhà: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời mái nhà trong điều kiện lưới điện cho phép.

Đối với mô hình hộ tiêu thụ và mô hình hộ kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện thanh toán lượng điện năng từ dự án trên mái nhà phát lên lưới điện với giá mua bán điện như tại Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời trên mái nhà tại Phụ lục 2. Giá mua điện này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của đồng đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh) theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối cùng của năm trước để tính tiền điện thanh toán cho năm tiếp theo. Các bên có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí.

Đối với mô hình mua bán điện trung gian, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện không thuộc EVN có trách nhiệm phối hợp với EVN ghi số điện bán từ dự án điện mặt trời lên lưới thông qua công tơ hai chiều. EVN thực hiện thanh toán điện trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức đầu tư và bán điện mặt trời.

Bộ Công Thương ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời mái nhà có thỏa thuận mua bán điện với EVN. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà tối đa là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau thời hạn hợp đồng, hai bên có thể gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo Chinhphu.vn

photo1550795615487 1550795616016 crop 15507956935711270781326

Ðại diện Bộ Xây dựng và các chuyên gia cho rằng, nhà ở xã hội (NƠXH) đang triển khai gặp phải nhiều khó khăn, từ chính sách xây dựng cho đến tâm lý của người dân muốn sở hữu nhà ở hơn là thuê.

Tâm lý sở hữu nhà làm khó người nghèo

Phát biểu tại Hội thảo đầu kỳ Dự án “Xây dựng chính sách tổng thể NƠXH tại Việt Nam giai đoạn 2021-2030”, diễn ra ngày 21/2 do Bộ Xây dựng phối hợp cùng Viện Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc tổ chức, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, đến thời điểm này, phát triển NƠXH mới chỉ đạt khoảng 33% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 cần có 12,5 triệu m2NƠXH. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhưng kết quả phát triển NƠXH vẫn còn nhiều hạn chế.

“Nguyên nhân là nguồn vốn đầu tư phát triển NƠXH còn hạn chế, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với việc phát triển NƠXH, nhất là việc bố trí đủ quỹ đất để phát triển NƠXH”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chỉ rõ.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Sinh, một số cơ chế chính sách chưa phù hợp thực tế thì các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chưa mặn mà trong việc đầu tư các dự án NƠXH. Mức thu nhập của người dân còn thấp nhưng vẫn giữ tâm lý muốn mua để có sở hữu chứ không thích thuê nhà ở.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho rằng, giá nhà ở các thành phố lớn vẫn quá cao so với thu nhập bình quân của người dân khiến người có thu nhập trung bình và những người trẻ tuổi còn nhiều hạn chế. Vì về lâu dài, người dân cần thay đổi quan điểm sở hữu nhà ở sang có chỗ ở (thuê nhà). Đây cũng là xu hướng chung trên thế giới và đang dần phổ biến tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, nhìn nhận, Chính phủ và TPHCM có nhiều cơ chế, chính sách để phát triển quỹ NƠXH nhưng kết quả thực hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lớn về nhà ở. Việc phát triển NƠXH còn nhiều hạn chế trong quá trình triển khai.

Cụ thể, ngoài loại hình NƠXH chưa đa dạng, các loại căn hộ có diện tích nhỏ từ 25 đến 30m2với giá bán 300 - 400 triệu đồng/căn và NƠXH cho thuê, thuê mua còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nguồn vốn dài hạn để hỗ trợ chủ đầu tư vay xây dựng NƠXH, cũng như hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách NƠXH vay mua nhà chưa ổn định.

“Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án NƠXH thuộc sở hữu nhà nước rất khó khăn, kéo dài, khiến tiến độ thực hiện dự án rất chậm, thậm chí không thực hiện được. Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô trên 10ha, tuy đã xác định 20% quỹ đất xây dựng NƠXH nhưng một số chủ đầu tư ì ạch trong bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật nên chưa có quỹ đất để triển khai NƠXH”, ông Danh nói.

Tăng cung nhà để bình ổn thị trường

Tại hội thảo, ông Kim Namjung, chuyên gia về NƠXH đến từ Hàn Quốc chia sẻ, từ những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống NƠXH bằng cách đầu tư vốn vào công ty nhà ở; đồng thời thiết lập cách thức tổ chức hiệu quả về phát triển nhà ở diện tích nhỏ để điều tiết cho các gia đình có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ bình ổn thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp bằng cách tăng cường nguồn cung nhà, siết chặt hoạt động đầu cơ bất động sản... Nhờ các biện pháp này, hiện nay đa số người dân Hàn Quốc đã có cơ hội được sở hữu nhà ở với mức giá phải chăng.

Ngoài ra, ông Kim cho rằng, tại Hàn Quốc nhà ở được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Trong đó, nhà cho thuê được xây dựng theo mô hình công trình công cộng sẽ có nhà tài trợ là chính quyền địa phương, trung ương hoặc Quỹ nhà ở quốc gia. Giá thuê của những căn hộ này dưới mức thị trường với thời hạn thuê từ 5 năm cho đến 50 năm.

Ngoài ra, nhóm nhà ở cho thuê nhưng là công trình tư nhân, được xây dựng từ quỹ tư nhân, có giá thuê không ổn định và thường thời hạn chỉ 5 năm. Một nhóm nữa là nhà cho thuê được mua với thời hạn từ 5 đến 10 năm, sử dụng vốn tư nhân. Với các loại hình này, Hàn Quốc đều có chính sách bảo vệ người thuê, mua lại nhà cho thuê mà chủ sở hữu mất khả năng thanh toán, thu hồi tiền ký gửi cho thuê.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2018 đã có 198 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành, với quy mô xây dựng hơn 81.700 căn, tương đương khoảng 4.085.000 m2. Hiện tại có 226 dự án đang được triển khai với quy mô xây dựng khoảng 182.200 căn, tương đương khoảng 9.110.000m2. 

Theo Tiền Phong

페이지 2 / 전체 21

전략적 파트너십