Giải mã chiếc thẻ tàu điện phổ dụng khắp nước Nhật: "Siêu sức mạnh" ẩn trong tấm nhựa

Written by  - Monday, 12 November 2018

photo 1 15419079050141252830074 crop 1541908422128411196603

Xuất phát với chức năng duy nhất ban đầu là thanh toán tiền vé tàu điện, thẻ SUICA nhanh chóng được đồng bộ với toàn bộ hệ thống mua sắm thuộc hầu hết các loại hình sản phẩm dịch vụ khác nhau, từ siêu thị thực phẩm, cửa hàng dược – mỹ phẩm cho tới các shop thời trang, quầy hàng lưu niệm tại sân bay…

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) hồi giữa năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực chỉ đạt 4,9%, thấp hơn nhiều so với một số nước lân cận, chẳng hạn Trung Quốc (26,1%), Thái Lan (59,7%) và Malaysia (89,0%) . Mặc dù, thương mại điện tử tại Việt Nam có mức phát triển thuộc top nhanh nhất trong khu vực, tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán online rất thấp.

Hiện nay cả Chính phủ, các ngân hàng thương mại và nhiều tổ chức tư nhân đang cùng nỗ lực để đạt mục tiêu đưa tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Trong khi đó, tại một số nước lân cận, việc thanh toán phi tiền mặt đã phát triển đến mức thần kỳ, đặc biệt nhất là Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, thẻ thanh toán, đặc biệt là các loại thẻ thông minh đã đạt tới mức phát triển rất cao và trở nên hết sức phổ biến vì sự tiện lợi của nó, trong số đó được biết đến nhiều nhất là thẻ SUICA, một loại thẻ thông minh ban đầu được phát triển để thanh toán vé tàu điện, nhưng nhanh chóng sau đó đã được tích hợp với các hệ thống siêu thị, nhà hàng, tạp hóa, trung tâm mua sắm và hầu hết những nơi có các hoạt động mua sắm khác ở nước này.

photo 1 1541907902618788473198

Tại Tokyo, hành khách đi tàu điện trả tiền vé theo khoảng cách giữa hai ga tàu mà họ di chuyển và việc thanh toán tiền vé tàu điện được thực hiện chủ yếu bằng các loại thẻ đô thị thông minh như SUICA. Khách hàng quẹt thẻ ngay tại cửa vào ga tàu để ghi nhận lên tàu và sau đó quẹt thẻ ngay tại cửa ra của ga tàu mà hành khách muốn xuống để thanh toán tiền vé tàu điện. Toàn bộ quá trình tính toán khoảng cách giữa hai ga tàu và trừ tiền trong thẻ diễn ra trong chưa tới 0,2 giây đồng hồ.

Xuất phát với chức năng duy nhất ban đầu là thanh toán tiền vé tàu điện, thẻ SUICA nhanh chóng được đồng bộ với toàn bộ hệ thống mua sắm thuộc hầu hết các loại hình sản phẩm dịch vụ khác nhau, từ siêu thị thực phẩm, cửa hàng dược – mỹ phẩm cho tới các shop thời trang và quầy hàng lưu niệm tại sân bay. Cơ sở thuận lợi cho sự mở rộng mạnh mẽ này đó là hầu như tất cả các ga tàu điện tại Nhật Bản đều kết nối trực tiếp tới các hệ thống mua sắm và trung tâm thương mại. Thay vì bố trí bãi gửi xe dưới các tầng hầm của trung tâm thương mại như tại Việt Nam, thì rất nhiều tầng hầm của các trung tâm thương mại ở Nhật Bản đều là ga tàu điện. Các quầy nạp tiền tự động cũng được bố trí tại mọi ga tàu điện.

photo 1 15419079050141252830074

Bởi thế, nhiều loại thẻ thông minh thông dụng tại Nhật Bản được phát hành bởi các công ty đường sắt tư nhân như JR East. Đến tháng 3/2013, đã có 25 loại thẻ thông minh với tính năng tương tự thẻ SUICA được phát hành bởi các công ty đường sắt, nhưng SUICA vẫn là loại phổ biến nhất. Các loại thẻ thông minh khác như ICOCA, Kitaca, Pasmo, TOICA,… đều tương tác và hợp tác với SUICA. Đến cuối năm 2013 đã có tới gần 90 triệu thẻ thông minh các loại được phát hành, trong khi dân số Nhật Bản khi đó vào khoảng 120 triệu người.

Theo CafeF

전략적 파트너십