Khởi công cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, khu vực nào hưởng lợi?

Written by  - Saturday, 16 November 2019

Trước thông tin cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến thi công sớm nhất trong Quý 1/2020, các khu vực có cao tốc đi qua đều âm thầm chuẩn bị cho một đợt mới kích cầu kinh tế. Phan Thiết, Mũi Né, Kê Gà, Lagi... với hàng loạt dự án lớn đã sẵn sàng bứt phá.

Khởi công cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, khu vực nào hưởng lợi?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chạy đua tiến độ

Năm 2015, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (dài 55,7km) thông xe rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn 4 giờ, từ đó kích thích lượng du khách đến Bình Thuận tăng vọt, gần như gấp đôi sau mỗi năm.

Năm 2019, Bình Thuận nhanh chóng vượt mặt các thị trường kỳ cựu để trở thành điểm đến sôi động nhất của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhờ thông tin cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sắp khởi công.

Hiện nay, toàn bộ thủ tục pháp lý và chuẩn bị cho cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đều đã được hoàn thành. Tại buổi làm việc với Bộ GTVT vào cuối tháng 9, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận cho biết từ tháng 1/2020 sẽ áp giá bồi thường đồng loạt, đồng thời hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sẵn sàng thi công.

Theo thông tin từ nhà thầu dự án, vốn giải phóng mặt bằng là 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thiện giải phóng mặt bằng, dự kiến sớm nhất có thể vào Quý 1/2020 sẽ tiến hành thi công. Thời gian thi công trong 36 tháng, đến cuối 2023 sẽ hoàn thiện và đi vào sử dụng.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 14.356 tỷ đồng, dài khoảng 99km, quy hoạch 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h. Điểm đầu của tuyến cao tốc nằm trên tuyến đường từ Quốc lộ 1A, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) và điểm cuối kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để tạo ra mạch nối thông suốt từ TP.HCM đến thẳng Bình Thuận.

Ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, các thủ tục pháp lý và nguồn vốn bố trí cho sân bay Phan Thiết cũng đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến dự án sẽ được chính thức khởi công vào cuối Quý 1/2020. Trong khi đó, khu Nam Bình Thuận cũng đang được hưởng lợi trực tiếp từ dự án sân bay Quốc tế Long Thành, dự kiến sẽ khởi công trễ nhất trong năm 2021.

Tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng

Sau khi hoàn thành và chính thức đi vào vận hành cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận trung bình chỉ từ 1,5 - 2 giờ. Đây là cự ly lý tưởng để hình thành xu hướng sở hữu ngôi nhà thứ hai cạnh biển đang được ưa chuộng.

Đón đầu xu thế, hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng đang được khởi động rầm rộ tại Bình Thuận, liên tục lập mặt bằng giá mới. Nhiều khu vực ven biển từ năm 2017 đến nay tăng trung bình hơn 57% mỗi năm, thậm chí có nơi tăng hơn 100%. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá vẫn còn rất lớn khi giá BĐS vẫn còn thấp hơn nhiều so với thị trường Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng. Đơn cử, tại Khánh Hòa giá đất mặt tiền biển rơi vào khoảng 450 - 530 triệu đồng/m2 thì Bình Thuận mới chỉ khoảng 80 - 100 triệu đồng/m2. Riêng đối với phân khúc căn hộ mặt tiền biển, ghi nhận tại Đà Nẵng giá giao dịch đã 55 - 118 triệu đồng/m2 thì tại Bình Thuận, khoảng giá chỉ từ 30 - 45 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, không chỉ Phan Thiết, Mũi Né sôi động, nhiều khu vực "ngủ quên" khác cũng bừng tỉnh giấc và gia nhập cuộc đua như Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Lagi,... Đặc biệt, khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đưa vào hoạt động, thời gian từ TP.HCM đến Kê Gà, Lagi rút ngắn chỉ còn xấp xỉ 1,5 giờ, gần hơn cả Phan Thiết. Bên cạnh đó, với tiềm năng du lịch còn nguyên sơ, khả năng lột xác của Kê Gà, Lagi là rất lớn.

Theo CafeF

 
 
 
 

전략적 파트너십